Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

do dung gia dinh be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.64 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ Tuần thứ 1 Thực hiện từ ngày 21/ 11/ - 25/11/2011 I/Mục đích yêu cầu: *PTNT: Trẻ biết được tên gọi,công dụng, và chất liệu của một số đồ dùng để ăn,để uống trong gia đình Trẻ nhận biết thành thạo các hình tròn-vuông-tam giác-chữ nhật *PTTM: Trẻ biết vẽ theo ý thích để tạo thành sản phẩm đẹp,sáng tạo. Hát và vận động các bài hát có trong chủ đề *PTNN: Trẻ nhận biết và tô được chữ cái u-ư Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và biết đọc thơ diễn cảm: “Cái bát xinh xinh” *PTVĐ: Phát triển các vận động cơ bản: Rèn luyện kỹ năng đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay *PTTC-XH: Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình sạch sẽ,biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. Hiếu thảo, lễ phép với ông, bà, ba, mẹ,nhường nhịn anh,chị em II/ Kế hoạch hoạt động tuần: Cô đón trẻ vào lớp Trò chuyện với trẻ ,cho trẻ chơi ở các góc gắn với chủ đề Trao đổi với PH về tình hình của cháu trong ngày Thể dục buổi sáng: Cô cùng tập với trẻ bài tập TD tháng 11 HĐ HĐ học có chủ đích. Hoạt động ngoài trời. Thứ hai *KPKH: -Cùng bé khám phá đồ dùng để ăn,để uống. Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu *TD: *LQVT: *TH: HĐÂN: -Đập và bắt “Các hình -Bé vẽ theo ý *Biễu diễn bóng cùng bé yêu” thích văn nghệ bé *LQVH: cuối chủ đề *LQCV: Thơ:Cái bát Bé tô chữ uxinh xinh ư Trò chơi dân gian: “ Lộn cầu vồng” “Mèo đuổi chuột” Hát: Cả nhà đều yêu. Cả nhà thương nhau. Ba ngọn nến lung linh Cho con. Xem tranh ảnh về đồ dùng trong gia đình Bé vẽ theo ý thích bắng phấn trên sân Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HĐ góc Phân vai. Học tập. Nghệ thuật. Thiên nhiên Sách. HĐ chăm sóc nuôi dưỡng. HĐ chiều. Nội dung Mẹ con. Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực hiện Trẻ biết thể hiện Búp bê, đồ dùng Cô giới thiệu trò vai chơi Biết nấu ăn chơi và tham gia đóng vai mẹ Sắp xếp góc chơi cùng trẻ con. Mẹ cho chơi Cô động viên trẻ con ăn,đưa con chơi đi học Đếm số người Trẻ biết đếm và Tranh ảnh về Trẻ tự chơi trong gia đình đặt số tương những người Cô theo dõi động ứng vào số thân trong gia viên trẻ chơi người trong gia đình, thẻ số từ đình 1- 6 Hát, đọc thơ, vẽ Trẻ hát, đọc thơ Bài hát, bài Trẻ tự chơi tranh có nội dung về thơ, về gia đình Cô động viên và gợi GĐ, vẽ tranh, Bút màu, giấy ý trẻ chơi vẽ chân dung về màu, bút chì những người thân trong GĐ Chăn sóc bồn Biết tưới nước Đồ chơi tưới Trẻ chơi hoa, cây cảnh nhặt lá úa cho cây, kéo, giỏ Cô hướng dẫn trẻ cây rác... chơi Bé xem tranh Trẻ biết cách Tranh ảnh và Trẻ chơi ảnh về gia đình, xem tranh ảnh, các trò chơi, Cô bao quát trẻ, làm album biết cắt dán hoạt động của khuyến khích trẻ hình làm album gia đình sáng tạo khi chơi Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể Chú ý đến giờ ăn, giấc ngủ của trẻ Chú ý cháu suy dinh dưỡng,cháu ăn chậm.Cô động viên cháu ăn ngon miệng,ăn hết khẩu phần,ngủ đủ giấc Cháu đi dép trong lớp,đảm bảo trẻ ngủ ấm,có màn Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình sạch sẽ,gọn gàng,ngăn nắp Đảm bảo vệ sinh trong và ngoài lớp học Cho trẻ chơi Kidsmart chiều 2, 4 ,6 Cho trẻ học chương trình nâng cao Làm quen chữ viết, Toán Cho trẻ làm vệ sinh lớp học chiều thứ 7 Văn nghệ,nêu gương cuối tuần Vệ sinh, trả trẻ. Tổ trưởng chuyên môn. Nguyễn Thị An Bình. Giáo viên lập kế hoạch. Nguyễn Thị An Bình.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC : PTNT (KPKH) ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ ĐỒ DÙNG ĂN UỐNG CÙNG BÉ Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011. I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết gọi tên đồ dùng để ăn,để uống.Biết công dụng và chất liệu của đồ dùng trong gia đình - Biết sử dụng đồ dùng phù hợp với công dụng và chất liệu - Trẻ biết so sánh,phân loại đồ dùng theo công dụng,chất liệu - Phát triển ngôn ngữ,phát triển các giác quan - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ,biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng,ngăn nắp II/ CHUẨN BỊ: - Một số đồ dùng để ăn,để uống trong gia đình có chất liệu khác nhau - Các slide trình chiếu các hình ảnh vè cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình - Bài hát “Nhà của tôi””Cả nhà thương nhau” *Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi III/ TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Cô cho trẻ hát “Nhà của tôi” Cô trò chuyện với trẻ: Bài hát nói vê điều gì? Trong nhà thường có đồ dùng gì? Bây giờ cô cháu mình cùng xem một số đồ dùng trong gia đình nhé *Hoạt động 2: Cô cho trẻ quan sát trên màn hình và gọi tên các đồ dùng đó. Gọi 4 đến 5 trẻ kể. Những đồ dùng trong gia đình có rất nhiều điều thú vị,cô và các con cùng khám phá nhé Cô hỏi trẻ: Con hãy kể một số đồ dùng để ăn trong gia đình con nào?(45 trẻ kể) - Khi trẻ kể tên đồ dùng để ăn cô kết hợp lấy đồ dùng để ăn đặt trên bàn cho trẻ quan sát -Cô cầm cái chén lên và hỏi:Đây là cái gì?dùng để làm gì? -Các con có biết cái chén này được làm bằng chất liệu gì không? -À đây là cái chén được làm bằng nhựa,ngoài cái chén này được làm bằng nhựa ra thì còn có loại chén được làm bằng thủy tinh,bằng sứ -Cô cho tre xem chén được làm bằng thủy tinh,bằng sứ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Trong 3 cái chén này ,cái nào dễ vỡ nhất,cái nào khó vỡ nhất?Vì sao? -Vậy khi sử dụng thì các con nên cẩn thận với đồ dùng được làm bằng thủy tinh,bằng sứ nhé -Tiếp tục cô cho trẻ quan sát bát,đĩa.... *Tương tự cô cho trẻ quan sát và nhận xét đồ dùng để uống,cho trẻ gọi tên đồ dùng,nhận xét ,phân biệt chất liệu... - Cô hỏi trẻ:Những đồ dùng này do ai làm ra? -Ai là người mua sắm những đồ dùng này trong gia đình để cho các con sử dụng? -Vậy khi sử dùng đồ dùng này con phải làm gì? +Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn,ai khéo hơn” Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc -Cô phổ biến luật chơi,cách chơi Cô chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để ăn và để uống, lần lược từng bạn ở 2 đội lên chọn một đồ dùng và đem về bỏ vào rổ của đội mình.Đội nào chọn nhiều hơn thì đội đó sẽ thắng +Đội nam:chọn đồ dùng để ăn +Đội nữ: chọn đồ dùng để uống +Trò chơi 2: “Đối mặt” Cô cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn,cô đứng ở giữa làm máy quay.Khi máy dừng trước mặt bạn nào,bạn đó phải chú ý lắng nghe cố nói và trả lời nhanh theo yêu cầu của cô.Nếu trả lời không đúng thì sẽ ra ngoài 1 lần chơi Ví dụ:Hãy kể cho cô đồ dùng để ăn Cô nói :Cái ca thì các con phải nói được đồ dùng để uống... Cô nhận xét,tuyên dương trẻ * Hoạt động 3: Kết thúc: cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. NHẬN XÉT: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(5)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTC ĐỀ TÀI: ĐẬP VÀ BẮT BÓNG CÙNG BÉ Thời gian thực hiện:Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay đúng kĩ thuật động tác.Khi bắt bóng không ôm bóng vào người Rèn luyện sự khéo léo,tính mạnh dạn khi đập và bắt bóng Giáo dục sự chú ý,tinh trật tự khi luyện tập II CHUẨN BỊ Sân tập bằng phẳng,rộng thoáng,sạch sẽ Gior đựng bóng 20 quả bóng *Phương pháp: Quan sát, thực hành, trò chơi III-TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Khởi động Cho trẻ đi chạy theo nhịp xắc xô. Đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi kiểng gót ... *Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung ĐT hô hấp: hít vào,thở ra ĐT tay: Đưa 2 tay lên cao,ra phía trước,sang 2 bên(kết hợp vẫy bàn tay,quay cỗ tay,kiễng chân) ĐT bụng lườn: Đứng lần lượt nghiêng người sang 2 bên ĐT chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang,đưa về phía sau  Vận động cơ bản: “Đập và bắt bóng cùng bé” Cô cầm quả bóng và hỏi:Trên tay cô đang cầm cái gì đây?Trẻ trả lời Với quả bóng này thì các con thích làm gì?trẻ trả lời theo ý thích của trẻ Cô giới thiệu: hôm nay cô sẽ dạy các con bài thể dục: “Đập và bắt bóng” Con nào biết Đập và bắt bóng Cô cho 1số trẻ thực hiện đập và bắt bóng thử cho cả lớp xem Cô nói: 1 số bạn cũng biết đập và bắt bóng nhưng các con thực hiện chưa đúng kĩ thuật động tác.Bây giờ các con chú ý xem cô làm mẫu nhé.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Cô làm mẫu: Từ 1 đến 2 lần Sau đó phân tích kỷ thuật Chuẩn bị: 2 tay cô cầm bóng Thực hành: khi có hiệu lệnh cô vừa đi cô kết hợp đập mạnh bóng xuống sàn,khi bóng nảy lên cô bắt bóng bằng 2 tay,bắt bóng không ôm bóng vào người.Sau đó đem bóng bỏ vào giỏ và đi về đứng ở cuối hàng Gọi trẻ lên làm mẫu Cho trẻ thực hành: Cô quan sát, theo giỏi, động viên trẻ thực hiện Cho trẻ thi đua luyện tập  Trò chơi: “Nhảy như bóng nảy” Cô nói rõ luật chơi-cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi *Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng và đỉ ra ngoài. NHẬN XÉT. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(7)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC : PTNN (LQCC) ĐỀ TÀI: BÉ TÔ CHỮ U-Ư Thời gian thực hiện:Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Trẻ nhận biết chữ u-ư và tô được chữ u-ư theo dấu chấm mờ trên đường kẻ ngang trong vở tập tô -Trẻ tô màu chữ u-ư rỗng và nối chữ u-ư với các từ có chứa chữ u-ư -Rèn luyện cho trẻ cách cầm bút,cách ngồi tô -Giáo dục trẻ tính cẩn thận chú ý khi tô chữ II. CHUẨN BỊ - Vở tập tô,tranh tô mẫu, bút màu - Bàn ghế cho trẻ ngồi - Bài hát *Phương pháp: Quan sát,làm mẫu, luyện tập III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: Cho trẻ hát “Mời bạn ăn” Cô hỏi trẻ: Bài hát khuyên chúng ta ăn uống như thế nào? *Hoạt động 2: Cô cho trẻ xem tranh vẽ quả bưởi,dưới tranh có từ quả bưởi Cho trẻ đọc từ “ quả bưởi” Cô hỏi: trong từ “ quả bưởi” có 2 chữ cái nào gần giống nhau mà hôm trước các con đã được học rồi? Trẻ trẻ lời Cô gắn thẻ chữ u-ư lên bảng Cô cho trẻ đọc lại chữ cái u-ư Vậy hôm nay các con có thích tập tô chữ u-ư không?  Dạy trẻ tô chữ u: - Cô tô mẫu và phân tích cách tô -Đặt bút trên giấy,đầu tiên cô tô nét hấc nhỏ và nét móc dưới,sau đó cô tô tiếp nét móc dưới sát nét ban đầu(cô tô mẫu 3-4 chữ cho trẻ xem) -Cô mời 1 trẻ lên tô mẫu -Cô hướng dẫn cách cầm bút -Cho cả lớp thực hành tô chữ u.Cô đi đến từng bàn quan sát dộng viên trẻ tô đẹp không lem ra ngoài *Cho trẻ dừng bút cô giới thiệu cách tô chữ ư -Tương tự như cách tô chữ u nhưng các con tô thêm 1 nét móc nhỏ trên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> đầu nét móc dưới thứ 2(cô tô mẫu cho trẻ xem3-4 chữ) -Cô cho trẻ thực hành tô chữ ư *Trưng bày bài tập tô của trẻ -Cô cho trẻ chọn bài tô đẹp và nhận xét -Cô nhận xét chung -Cô hỏi trẻ:Hôm nay các con tập tô chữ gì?trẻ trả lời -Cô cho những trẻ nào tô chưa xong thì vào góc chơi để tiếp tục hoàn thành bài tập tô của mình  Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương Cho trẻ hát và đi ra ngoài. NHẬN XÉT ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT (LQVT) ĐỀ TÀI: CÁC HÌNH BÉ YÊU Thời gian thực hiện:Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và phân biệt được các hình tròn-vuông-tam giác-chữ nhật - Biết sử dụng các hình thông qua các trò chơi - Rèn luyện và phát triển tư duy cho trẻ - Giaos dục trẻ ý thức tập thể,mạnh dạn,tự tin trong giờ học II.CHUẨN BỊ: - Các hình tròn-vuông-tam giác-chữ nhật có các màu khác nhau cho cô và trẻ. - 2 túi vải - Tranh cho trẻ chơi trò chơi * PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát – đàm thoại - luyện tập. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: - Cô cho cả lớp hát bài: “Khối hình em yêu” - Cô cho trẻ vừa đi vừa hát và chọn 1 hình bất kì cầm trên tay *Hoạt đông 2: - Cô nói: Trên tay bạn nào cũng có hình ,vậy các con hãy quan sát kĩ hình trên tay của mình nhé - Cô cháu mình cùng chơi trò chơi:”Tìm bạn “nào - Cô cho trẻ tìm bạn có hình giống nhau(trẻ tìm và chạy về đứng thành nhóm) - Cô đi đến từng nhóm và hỏi:Đây là hình gì?Đặc điểm của hình này như thế nào?Trẻ trả lời - Cô lần lượt hỏi từng nhóm.Sau đó cho trẻ đổi hình cho nhau và chơi lại.Nếu nhóm nào trẻ lời chưa chính xác thì cho nhóm bạn bổ sung *Cô cho trẻ cất hình và tập trung trước màn hình vi tính -Cô lần lượt cho xuất hiện các hình trên máy vi tính + Cho trẻ gọi tên hình + Nêu đặc điểm của từng hình + Cho trẻ so sánh điểm giống và khác nhau giữa hình:vuông-chữ nhật;vuông-tam giác;tròn-chữ nhật;chữ nhật -tam giác - Đọc đồng dao “ Dung dăng dung dẻ”chuyển đội hình chơi trò chơi * TC 1: “Bé nào nhanh hơn”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Cô chuẩn bị cho mỗi đội một túi vải,bên trong có đựng rất nhiều hình,lần lượt mỗi bạn trong đội chạy lên thò tay vào túi sờ và chọn hình theo yêu cầu của cô +Đội 1:chọn hình vuông +Đội 2 :chọn hình chữ nhật +Đội 3: chọn hình tròn Cô nói rõ luật chơi,cách chơi và cho trẻ chơi.Cô quan sát,động viên trẻ chơi * TC2: “Cùng bé làm xiếc” Cô phát cho mỗi cháu 1 cái khăn có dạng hình vuông,từ cái khăn này các con có thể tạo thành các hình theo ý thích của mình có được không - Cô yêu cầu tạo hình gì thì trẻ sẽ dùng khăn để xếp thành hình đó Cô theo dõi và động viên trẻ chơi  TC3: “Tay nào khéo hơn” -Cô chuẩn bị cho mỗi đội rất nhiều hình lớn-nhỏ,từng đội hãy hội ý và lên chọn hình để ghép thành bức tranh cho đội của mình Mỗi bạn khi chạy lên chỉ được chọn 1 hình để ghép Sau khi trẻ hoàn thành bức tranh ,cô cho mỗi đội giới thiệu về bức tranh của đội mình ghép,bức tranh này đã dùng những hình gì để ghép? -Cô nhận xét,tuyên dương kết quả của mỗi đội * Hoạt động 3: - Cô nhận xét tuyên dương cả lớp. - Cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”. NHẬN XÉT .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ......

<span class='text_page_counter'>(11)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNN (LQVH) ĐỀ TÀI: THƠ:CÁI BÁT XINH XINH Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 24 tháng 11 năm 2011 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:. - Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ và thể hiện được ngữ điệu,sắc thái của bài thơ - Trẻ biết sử dụng các động tác minh họa khi đọc thơ - Trẻ biết và hiểu được nội dung của bài thơ:Ba mẹ rất vất vả để làm ra cái bát,vì vậy bé rất nâng niu và giữ gìn cẩn thận - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Giaos dục trẻ biết yêu quí, và biết ơn các cô chú công nhân đã làm ra những đồ dùng để ăn,để uống..cho chúng ta sử dụng hằng ngày II/ CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ nội dung bài thơ - 1 cái bát được làm bằng sứ - Xắc xô * Phương pháp: Quan sát,đàm thoại,luyện tập III/ TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG  Hoạt động 1: - Cô cho cả lớp hát ,múa bài:”Mời bạn ăn” - Cô hỏi trẻ:các con vừa hát bài gì? - Khi ăn thì chúng ta cần dùng những đồ dùng gì?Trẻ kể - Cô cầm cái bát lên và hỏi:Đây là cái gì?con có biết cái bát này do ai làm ra không? * Hoạt động 2: - Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé - Cô đọc diễn cảm kết hợp làm điệu bộ minh họa cho trẻ nghe 1 lần - Bài thơ cô đọc có tên là: Cái bát xinh xinh - Bài thơ do tác giả: sáng tác - Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy vi tính - Cô cho trẻ xem tranh,trích dẫn,giảng giải: + Cô đọc câu thơ đầu(Mẹ cha....Bát Tràng)Nơi ba mẹ của bé làm việc là nhà máy Bát Tràng *Nhà máy Bát Tràng là nhà máy chuyên làm ra sản phẩm gốm sứ rất đẹp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Ba mẹ mang về cho bé cái bát rất đẹp:(Mang về cho bé ...nở xòe rung rinh) + Cái bát đẹp được làm ra như thế nào?(Từ hòn đất sét....thành cái bát hoa) *Đất sét là một loại đất dẻo,chuyên dùng để làm bát,dĩa,chén...cho chúng ta sử dụng hằng ngày +Em bé rất yêu quí và nâng niu giữ gìn cái bát đẹp(Nâng niu bé giữ...Bé cầm trên tay)  Đàm thoại: - Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? Bài thơ do ai sáng tác? - Ba mẹ của em bé làm việc ở đâu? - Ba mẹ mang về cho bé cái gì? - Cái bát đẹp như thế nào? - Cái bát được làm bằng chất liệu gì ?do ai làm ra - Em bé có yêu quí cái bát không?Vì sao? - Em bé giữ gìn cái bát như thế nào? - Ở nhà khi sử dụng các đồ dùng này thì các con phải làm gì?  Cô giáo dục trẻ: Các con phải biết yêu quí và biết ơn các cô chú công nhân đã làm ra những đồ dùng để ăn ,để uống cho các con sử dụng.Vì vậy khi dùng các con phải giữ gìn cẩn thận,sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp  Cô dạy trẻ đọc thơ: - Cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần,cô chú ý khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm kết hợp làm điệu bộ minh họa - Cho từng tổ thi đua đọc thơ - Mời từng nhóm đọc thơ - Cá nhân đọc thơ - Cô nhận xét trẻ  Hoạt động 3: - Cô nhận xét,tuyên dương trẻ - Cô cho trẻ chơi :”Trang trí cái bát” NHẬN XÉT: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM (TH) ĐỀ TÀI: BÉ VẼ THEO Ý THÍCH Thời gian thực hiện:Thứ 5 ngày 24 tháng 11 năm 2011 . Mục đích yêu cầu: - Hình thành cho trẻ sự ham thích, tích cực tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật. - Biết phối hợp màu sắc và nét vẽ khác nhau : nét xiêng,nét thẳng… để tạo thành bức tranh hoa theo ý thích của trẻ. - Biết cảm nhận cái đẹp và nói lên cảm nhận của trẻ về cái đẹp trong tác phẩm của mình và của bạn. - Biết trân trọng các tác phẩm của mình và của người khác. -Giaos dục trẻ biết yêu quí và giữ gìn đồ dùng trong gia đình II. Chuẩn bị: - Hình ảnh nghệ thuật và tranh vẽ về đồ dùng trong gia đình - Giấy, bút màu cho mỗi trẻ,… - Giá trưng bày tranh vẽ của trẻ. - Bài hát,bài thơ III. Tiến hành tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: - Cùng cô hát bài : “Nhà của tôi ” 2. Hoạt động 2: - Thế các con vừa hát bài hát nói gì nào? - Ngôi nhà là nơi mà các con sinh ra và lớn lên, thế con hãy kể một số đồ dùng trong gia đình của mình nào ? - Cô cho trẻ xem một số tranh nghệ thuật về một số đồ dùng trong gia đình - Cho trẻ quan sát và nhận xét về bức tranh. - Cô cho trẻ xem một số tranh vẽ của cô về một số đồ dùng trong gia đình đó. - Cho trẻ quan sát và nhận xét các tranh vẽ của cô : cô vẽ cái gì ,màu sắc như thế nào ? Cô tô màu như thế nào? - Cô nhắc lại sơ qua cách vẽ cho trẻ nhớ. -Cô hỏi trẻ:Vậy hôm nay con thích vẽ gì?Con vẽ như thế nào? - Mỗi bé chọn và sử dụng: màu sáp, giấy để tạo thành bức tranh mà cháu thích..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô nên gợi ý để trẻ sáng tạo trong việc lựa chọn chủ đề vẽ, sử dụng nguyên vật liệu và phối hợp màu sắc cho đẹp mắt. * Trưng bày sản phẩm: - Hết thời gian quy định, cô cho bé trưng bày tranh. - Cô và các bạn cùng đi tham quan tranh của mình và của bạn vẽ và gợi ý cho trẻ nói lên vẻ đẹp trong sản phẩm của mình. -Cô cho trẻ chọn tranh và nhận xét tranh -Cô nhận xét chung cả lớp - Giáo dục:Trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình sạch sẽ,biết sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp 3. Hoạt động 3: - Nhận xét –tuyên dương. - Đọc bài đồng dao : :” Đi cầu đi quán ”. * NHẬN XÉT : ........................................................................................................................ ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ....

<span class='text_page_counter'>(15)</span> KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH BÉ HOẠT ĐỘNG HỌC: PTTM ( GDAN) ĐỀ TÀI: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết hát và biễu diễn diễn cảm tất cả các bài hát có trong chủ đề. ,cảm nhận được giai điệu bài hát và hát đúng giai điệu bài hát . - Trẻ tham gia hứng thú vào giờ sinh hoạt. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và tham gia tích cực vào trò chơi - Giáo dục trẻ biết yêu quí và tự hào về gia đình của mình.Biết quí trọng và lễ phép với ông bà,ba mẹ II.CHUẨN BỊ: - Đĩa nhạc, vòng nhựa . * PHƯƠNG PHÁP: - Trò chuyện- dùng lời nói –trò chơi . III: TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: *Hoạt động 1: -Cô cho cả lớp chơi trò chơi:”Em bé” *Hoạt động 2: - Các con nhìn xem hôm nay lớp chúng ta có gì lạ không nào ? - Hôm nay cô cháu chúng ta sẽ cùng nhau hát múa về chủ đề: " Gia đình thân yêu"nhé ! - Gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của ba mẹ,ông bà.Bây giờ chúng ta cùng hát về gia đình thân yêu của chúng ta nào : " Ba ngọn nến lung linh" Tập thể lớp hát - Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm.Các bạn nữ sẽ thể hịên qua bài hát múa :”Cháu yêu bà " - Tốp ca nam sẽ hát cho chúng ta nghe bài:”Cả nhà thương nhau” - Ba mẹ là lá chắn che chở cho con suốt đời,không bao giờ con quên công ơn của ba mẹ.Sau đây bạn UYÊN THI sẽ hát bài:”Cho con”nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu - Bây giò, cả lớp chúng ta hãy cùng nhau đọc bài thơ "giữa vòng gió thơm " nhé ! - Bố là tất cả ,bố ơi,bố ơi.Đó là lời của 1 bạn nhỏ trong bài hát:”Bố là tất cả” sẽ do bạn:Quốc An,Minh Đức,Bảo ngọc,Bảo thi trình bày.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Để góp vui chương trình văn nghệ hôm nay cô sẽ gởi đến các con bài hát : " Ba mẹ là quê hương" - Tiếp theo chương trình các con hãy lắng nghe các bạn nam thể hiện bài hát " Nhong,nhong,nhong " cho các bạn nữ múa.nhé - Bạn Phương sẽ đọc cho chúng ta nghe bài " Đi cầu đi quán " - Để thay đổi không khí chúng ta sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi : " "Ai nhanh nhất " - Để khép lại chương trình văn nghệ hôm nay cô cháu chúng ta cùng nhau thể hiện bài hát múa : " Tổ ấm gia đình ".. NHẬN XÉT ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×