Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.26 KB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ QUANG THÀNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Tác giả luận văn


Hà Quang Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện
đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Tác giả luận văn

Hà Quang Thành

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung........................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ................................. 3

1.4.1.

Về lý luận.................................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn................................................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp .....4
2.1.

Cơ sở lý luận............................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp................................................. 4

2.1.2.


Vai trị của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp................................................. 7

2.1.3.

Yêu cầu của Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp............................................. 9

2.1.4.

Nội dung công tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ................................ 10

2.1.5.

Công cụ và bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ............................... 14

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ....................15

2.2.

Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 17

2.2.1.

Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên thế giới ...................17

2.2.2.

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam............................................. 21


2.2.3.

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số tỉnh thành trong nước ..........23

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội huyện Mộc Châu.......................................................... 29

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội của huyện ...................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................... 42

3.2.1.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin số liệu................................................................ 43

3.2.2.

Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin............................................................ 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 44

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................. 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 46
4.1.

Thực trạng sử dụng và tình hình biến động đất nơng nghiệp tại huyện
Mộc Châu

46

4.1.1.

Tình hình giao đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu....................... 46


4.1.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Mộc Châu............................... 47

4.1.3.

Kết quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Mộc Châu.......................................... 50

4.2.

Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 52

4.2.1.

Công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên
địa bàn 52

4.2.2.

Đánh giá công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính ................................. 56

4.2.3.

Đánh giá Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ...60

4.2.4.

Đánh giá công tác tổ chức đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền


sử dụng đất
4.2.5.

63

Công tác đấu giá QSD đất thực hiện các quyết định của tỉnh nhằm tạo
nguồn thu cho ngân sách để đầu tư phát triển 69

4.2.6.

Công tác giải quyết các thủ tục hành chính về đất nơng nghiệp ......................72

4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp
trên đia bàn huyện Mộc Châu 74

4.3.1.

Về bộ máy tổ chức quản lý đất nơng nghiệp....................................................... 74

4.3.2.

Các cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương ........................................ 80

iv


4.3.3.


Năng lực trình độ của bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp .............81

4.3.4.

Hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức trong quá trình sử dụng

đất nông nghiệp
4.3.5.

Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước tại
huyện Mộc Châu

4.4.

82
82

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Mộc Châu tỉnh Sơn La 89
4.4.1.

Giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp

của chính quyền huyện Mộc Châu
4.4.2.

89

Giải pháp hồn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của


huyện Mộc Châu

91

4.4.3.

Giải pháp về tổ chức, cải cách thủ tục hành chính............................................. 94

4.4.4.

Giải pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đăng ký biến động đất
nông nghiệp, quản lý các giao dịch về quyền sử dụng đất

95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 97
5.1

Kết luận..................................................................................................................... 97

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 98

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 100

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

QLNN


Quản lý nhà nước

QLNNVĐNN

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

BHYT

Bảo hiểm Y tế

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Bảng biến động đất

Bảng 3.2.

Biến động dân số hu

Bảng 3.3.

Biến động lao động


2015-2017..............
Bảng 3.4.

Chuyển dịch cơ cấu

Bảng 3.5.

Hạ tầng kỹ thuật hu

Bảng 3.6.

Hiện trạng hạ tầng g

Bảng 4.1.

Kết quả giao đất nơ

Bảng 4.3.

Tình hình biến động

Bảng 4.4.

Kết quả sử dụng đất

Bảng 4.5.

Các văn bản pháp lu


Bảng 4.6.

Đánh giá chính sách

Bảng 4.7.

Kết quả cơng tác đo

Bảng 4.8.

Số liệu điều tra công

Bảng 4.9.

Số liệu điều tra quản

Bảng 4.10. Biểu tổng hợp cấp giấy CNQSD đất huyện Mộc Châu ...............................
Bảng 4.11. Khó khăn trong cơng tác cấp giấy chứng nhận QSD đất ............................
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nông dân về công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất

trên địa bàn ...........
Bảng 4.13. Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất năm 2015-2017 ...................................
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai .........................................
Bảng 4.15. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ quản lý cấp huyện, xã. .............

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Quang Thành

Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã ngành : 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Kết quả nghiên cứu chính:
Huyện Mộc Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La là một cao nguyên đá vôi
2

với độ cao trung bình từ hơn 1.000 m, có diện tích 1.071 km thuộc tỉnh Sơn La, cách Hà
Nội 175 km, cách Thành phố Sơn La hơn 100 km. Với khí hậu cao nguyên quanh năm
trong lành, mát mẻ và diện tích đất nơng nghiệp rộng lớn, người dân tại Mộc Châu vẫn
sống chủ yếu vào nông nghiệp (UBND huyện Mộc Châu, năm 2017). Trong mấy năm trở
lại đây huyện Mộc Châu đang từng bước phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống của người
dân ngày càng được nâng cao, hiệu quả sản xuất ngày một tăng lên đáng kể. Tuy nhiên,
vấn đề đất nông nghiệp cũng trở thành một trong những vấn đề cần giải quyết đúng đắn
kịp thời. Cơng tác quản lý về đất nơng nghiệp được chính quyền huyện Mộc Châu chú
trọng quan tâm. Tuy nhiên, tồn tại nhiều thiếu sót như: Việc chun mục đích trái phép đất
nơng nghiệp, sử dụng đất sai mục đích, hủy hoại đất … vẫn còn diễn ra. Xuất phát từ tình
hình thực tiễn trên nên tơi chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.

Với mục tiêu chung trên cở sở tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về
đất nơng nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống
hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. (2)
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. (3) Đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đối tượng nghiên cứu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, các
nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đề tài nghiên

viii


cứu hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La. Số liệu được thu thập từ năm 2014 đến 2016. Đề tài được thực hiện từ
tháng 5 năm 2017.
Nội dung nghiên cứu gồm: Thực trạng tình hình giao đất, sử dụng đất và kết
quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Thực trạng
công tác ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn. Đánh
giá công tác khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính; đánh giá cơng tác quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; đánh giá công tác tổ chức đăng ký giao đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác đấu giá QSD đất thực hiện các quyết
định của tỉnh nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư phát triển, cơng tác giải
quyết các thủ tục hành chính về đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Mộc Châu bao gồm: Bộ máy tổ chức quản lý đất nông nghiệp, các cơ chế,
chính sách của Nhà nước và địa phương, năng lực trình độ của bộ máy quản lý nhà
nước về đất nông nghiệp, hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức trong q
trình sử dụng đất nơng nghiệp, những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản
lý nhà nước tại huyện Mộc Châu.
Để đạt được mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của huyện, tăng cường
công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện phải thực hiện đồng bộ các giải

pháp sau: Thứ nhất là giải pháp hoàn thiện phương pháp quản lý nhà nước về đất nơng
nghiệp của chính quyền huyện Mộc Châu. Thứ hai là giải pháp về tổ chức, cải cách
thủ tục hành chính. Thứ ba là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký
biến động đất nông nghiệp, quản lý các giao dịch về quyền sử dụng đất.
Từ đó, đưa ra các khuyến nghị đối với nhà nước, khuyến nghị đối với các cấp
chính quyền trên địa bàn huyện Mộc Châu.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Ha Quang Thanh
Thesis’ title: Solutions to strengthen the State management of agricultural land in
Moc Chau district, Son La province
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

University: Vietnam National University of
Agriculture Main research results
Moc Chau district is a mountainous district of Son La province, a limestone
2

highland with the average height of over 1.000 m and the area of 1.071km belongs to
Son La province, 175 km away from Hanoi, 100km away from Son La city. With the
highland climate is fresh and cool all year round, the agricultural area is large, Moc
Chau people have lived mainly on agriculture (Moc Chau People’s Committee, 2017).
Over the last few years, Moc Chau district is developing in economics – social step by
step, improving people’s life, increasing significantly the production efficiency.
However, the agricultural land is a problem that need to solve properly and timely.

Management of agricultural land is concerned by Moc Chau local authorities although
still a lot of shortcomings, using unauthorized land, land use of improper propose,
land destruction are being occurred. Starting from the above theorical background I
chose topic of dissertation “Solutions to strengthen the State management of
agricultural land in Moc Chau district, Son La province”.
Basing on the general objective was to find out the current situation of State
management of agricultural land; to propose some solutions to strengthen State
management of agricultural land in Moc Chau district, Son La province. Specific
objective was to systematize the theoretical and practical background of State
management of agricultural land in the district; to determine the current situation of
State management of agricultural land; to propose some solutions to strengthen the
State management of agricultural land in Moc Chau district, Son La province.
Research object of State management of agricultural land related to many
levels, many majors. Research scope only focused on studying State management of
agricultural land in Moc Chau district, Son La province.
Research scope was to determine the current situation of State management of
agricultural land; the causes; to propose some solutions to strengthen the State
management of agricultural land in Moc Chau district, Son La province. Topic

x


researched some activities of State management of agricultural land in Moc Chau
district, Son La province. Data collected from 2014 to 2016. Topic researched from
May, 2017.
Research content included: the current situation of assigning land, land use and
the result of land use in Moc Chau district, Son La province. The current situation of
issuing the legal documents about agricultural land management in the district,
assessing the survey, build a cadastral map, assessing the planning management, plan
for agricultural land use, assessing the registration organization of assigned land,

issuing certificate of land use rights, auction for land use rights in order to create
revenue for provincial budget in investment, addressing the administrative procedures
about agricultural land in the district.
Analyzing the factors affecting management of agricultural land in Moc Chau
district included: the management apparatus of agricultural land, State‘s mechanisms
and policy, official’s qualifications, understanding and people’s awareness and
organizations in the process of agricultural land use, achieved results and limitations
in state management in Moc Chau district.
To achieve the objectives of developing economics in the district,
strengthening the State management of agricultural land in the district should
implement the comprehensive measures as follows: firstly, completing State
management of agricultural land in Moc Chau district; secondly, organizing and
improving administrative procedures; thirdly, applying information technology for
fluctuation of agricultural land, managing transactions of land use rights.
From that bases was to give out recommendations for state, recommendations
for local authorities in Moc Chau district.

xi


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở vật chất, tư liệu sản
xuất để con người tác động đến nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, là nền tảng
cho xã hội tồn tại và phát triển. Đất đai là nguồn tài nguyên không phải vô tận. Vì
vậy, chúng ta phải sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững và bảo vệ
nguồn tài nguyên quý giá này.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10, ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc

sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”. Việt
Nam là một đất nước đang phát triển và phần lớn người lao động trong ngành nơng
nghiệp thì tư liệu về đất nơng nghiệp đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
Đất nơng nghiệp là nguồn tài nguyên hữu hạn nhưng có khả năng tái tạo phụ
thuộc vào cách thức sử dụng của con người. Nếu con người chỉ biết khai thác triệt
để thì đất nông nghiệp sẽ bị xấu đi, bạc màu và hết dinh dưỡng. Ngược lại, nếu con
người biết cách sử dụng hợp lý và cải tạo đất tốt thì nguồn lực đất nơng nghiệp cho
sản xuất nơng nghiệp có thể sử dụng mãi mãi. Hiện nay, trong quá trính phát triển,
diện tích đất nơng nghiệp đã được chuyển mục đích sang nhiều loại đất khác và sự
gia tăng dân số dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp nước ta đang bị suy giảm.
Huyện Mộc Châu là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là một cao nguyên
2

đá vôi với độ cao trung bình từ hơn 1.000 m, có diện tích 1.071 km thuộc tỉnh
Sơn La, cách Hà Nội 175 km, cách Thành phố Sơn La hơn 100 km. Với khí hậu
cao nguyên quanh năm trong lành, mát mẻ và diện tích đất nơng nghiệp rộng lớn,
người dân tại Mộc Châu vẫn sống chủ yếu vào nông nghiệp (UBND huyện Mộc
Châu, 2017). Từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2050/QĐ-TTg
ngày 12/11/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia
Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn
2015 đến 2017 có nhiều dự án được cấp chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu
tư trên địa bàn huyện, các dự án triển khai thực hiện chủ yếu sử dụng là diện tích
đất nơng nghiệp. Tình trạng mua bán trái phép đất nông

1


nghiệp, việc chun mục đích trái phép đất nơng nghiệp, sử dụng đất sai mục đích,
hủy hoại đất … vẫn cịn diễn ra cho thấy vẫn cịn những thiếu sót, hạn chế trong

công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu. Xuất
phát từ tình hình thực tiễn trên nên tơi chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cở sở tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nơng
nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về

đất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp,

các nguyên nhân tồn tại, tập trung đáng giá thực trạng đối với 06 nội dung quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp (ban hành các văn bản Pháp luật quản lý đất nông
nghiệp; công tác Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính; cơng tác quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; đấu giá quyền sử dụng đất; Giải quyết thủ tục hành chính về đất nơng nghiệp).
Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

2


+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
+ Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2014 đến 2016. Đề tài được

thực hiện từ tháng 5 năm 2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản
lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên các khía cạnh: Khái niệm quản lý nhà nước về
đất nông nghiệp; Vai trị quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp; u cầu của Quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp; Nội dung công tác Quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp; Công cụ và bộ máy Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; Các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và vận dụng vào nghiên cứu quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung quản
lý nhà nước về đất nông nghiệp, về cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp ở một số địa phương ở Việt Nam như: Quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp tại Thành phố Hà Nội; Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp tại Thành phố
Hồ Chí Minh; Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Từ
những nội dung đó luận văn đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông

nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La như: những mặt hạn chế và
nguyên nhân những tồn tại, hạn chế; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu. Từ đó, đề xuất
những giải pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo quan niệm của Mac: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có
sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực
hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản
xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể
đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”
(Các Mác and Ph. Ăng ghen, 2002). Ở đây, Mac đã tiếp cận khái niệm quản lý từ
góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý chí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người
quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục
đích quản lý.
Theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên

đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào
còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng
như cách tiếp cận của người nghiên cứu (Nguyễn Thị Luyến, 2015).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý
nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội
và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo
hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo
nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

4


2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp
a. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản suất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật Đất đai 2013: Đất nông nghiệp
bao gồm: Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác); Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc
dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử
dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả
các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất
ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
b. Đặc điểm đất nơng nghiệp
- Có vị trí cố định: Chúng ta không thể di chuyển đất nông nghiệp theo ý


muốn, vị trí cố định của đất nơng nghiệp đã quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh
thái của nó. Vì vậy, mỗi mảnh đất có đặc điểm riêng về: tính chất đất, khả năng sử
dụng vào mục đích khác nhau, do đó chúng có giá trị riêng. Trong nơng nghiệp,
tính chất đất nơng nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định giống cây trồng vật
nuôi cho năng suất cao. Do vậy cần có quyết định sáng suốt trong quy hoạch, đầu
tư.
- Có hạn về diện tích: Đất đai do lịch sử tự nhiên hình thành, diện tích đất

gắn với diện tích của vỏ Trái đất nên có tính chất bất biến. Trong khi đó đất nơng
nghiệp cịn phụ thuộc vào địa hình và cấu tạo địa chất từng khu vực nên có hạn về
diện tích. Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về đất cho việc
đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa xây dựng nhà ở để đáp ứng với dân số
ngày càng tăng nên quỹ đất nông nghiệp ngày càng khan hiếm. Do tính hữu hạn về
diện tích đất nông nghiệp nên yêu cầu cấp thiết là phải tiết kiệm đất nông nghiệp
và sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.
- Tính chất khác nhau: Điều kiện địa hình và khí hậu tồn tại tính khác nhau

lớn về tự nhiên. Tính khác nhau của từng khu vực đất nông nghiệp ảnh hưởng đến
sản lượng và phẩm chất nông sản khác nhau.

5


- Tính lâu bền: Con người khơng thể làm tăng thêm diện tích của đất nhưng

có khả năng cải tạo đất, do đó đất nơng nghiệp có tính năng có thể sử dụng vĩnh
cửu. Trong điều kiện sử dụng và bảo vệ hợp lý độ phì nhiêu của đất nơng nghiệp
có thể nâng cao khơng ngừng, đất nơng nghiệp có thể quay vịng sử dụng. Tính lâu
bền của đất nơng nghiệp đề ra yêu ầu và khả năng khách quan sử dụng và bảo vệ

hợp lý nguồn tài nguyên đất nông nghiệp.
2.1.1.3. Khái niệm Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các quan hệ đất nông nghiệp là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế,
bao gồm: quan hệ về sở hữu đất nông nghiệp, quan hệ về sử dụng đất nông nghiệp,
quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có...Bộ luật Dân sự quy
định "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ". Quyền sử dụng đất được
thừa nhận là một loại tài sản dân sự đặc biệt thì quyền sở hữu đất nơng nghiệp thực
chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân sự đặc biệt (Luật Đất đai, 1993). Vì
vậy, khi nghiên cứu về quan hệ đất nơng nghiệp (có các quyền năng của sở hữu
nhà nước về đất nông nghiệp) bao gồm: quyền chiếm hữu đất nông nghiệp, quyền
sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt đất nông nghiệp. Các quyền năng này
được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý
và sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng
này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và
thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám
sát của Nhà nước.
Như vậy, Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của
Nhà nước. Đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nông nghiệp;
phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất từng vùng;
kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; điều tiết các
nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý (Nguyễn Thị Luyến, 2015).
Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp ở Việt Nam chính là quản lý quỹ đất
nông nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng.
Quá trình quản lý đất nơng nghiệp tại Việt Nam là q trình tác động một cách có
tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và sử dụng
pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể

6



quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển
của xã hội.
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp
Đối với bất cứ quốc gia nào thì đất đai là tài sản mà thiên nhiên ban tặng
cho cả cộng đồng dân cư, được chính người dân khai thác để hưởng lợi, sinh sống.
Đồng thời được Nhà nước thống nhất quản lý theo chuẩn mực chung là pháp luật.
Mỗi chủ thể đều có phần quyền định đoạt, trong đó Nhà nước giữ quyền định đoạt
cao nhất. Đó là quan niệm cần có về chế độ sở hữu tồn dân mà ta đang kiên trì.
Khi các cơ quan và đơn vị thuộc Nhà nước cũng là “người” sử đụng đất, là
đối tượng điều chỉnh của Luật (về quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân sử
dụng đất), bình đẳng với các đối tượng khác trước pháp luật. Như vậy, quản lý của
Nhà nước về đất nơng nghiệp có vai trò rất quan trọng được thể hiện qua:
- Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sẽ đảm bảo cho

việc sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả. Trong
xã hội có giai cấp bóc lột, đất nơng nghiệp chủ yếu nằm trong tay giai cấp thống trị
và giai cấp địa chủ. Do đó, quan hệ ruộng đất chủ yếu trong các chế độ xã hội này
là mối quan hệ giữa các ruộng đất và nông dân làm thuê, giữa giai cấp bóc lột và
người bị bóc lột. Trong XHCN, mối quan hệ chủ yếu về Đất nông nghiệp là mối
quan hệ giữa Nhà nước (chủ sở hữu) và các chủ sử dụng đất (các tổ chức kinh tế,
hộ gia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân). Nhà nước tạo mọi
điều kiện môi trường thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất phát huy khả năng
của mình để tăng giá trị canh tác trên 1 đơn vị diện tích. Do vậy, sự quản lý của
Nhà nước đối với quy hoạch sử dụng Đất nơng nghiệp có vai trị đảm bảo cho q
trình sử dụng loại đất này có hiệu quả dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế
của nó trong q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp.
- Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thông qua đánh giá, phân loại đất


giúp nhà nước nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất từ đó xây dựng chiến
lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp được sử dụng dưới
nhiều hình thức tổ chức khác nhau (nông hộ, trang trại, nông trường), sản xuất
nhiều loại nơng sản khác nhau. Trong khi đó, để đảm bảo phát triển một nền nơng
nghiệp hàng hóa theo hướng bền vững địi hỏi phải có một quy mơ sản xuất với
một diện tích đất phù hợp. Thực tế cho thấy rằng không phải mỗi một chủ sử

7


dụng đất đều có thể giải quyết được vấn đề có tính chiến lược, dài hạn, tính tổng
hợp, tính lịch sử-xã hội trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp gắn liền với đặc điểm của đất nơng nghiệp. Đó là tính giới hạn, tính cố
định, tính khơng thể thay thế. Trong khi đó, lịch sử sử dụng đất cho thấy sự chuyển
đổi ngày càng nhiều diện tích đất nơng nghiệp sang các mục đích sử dụng khác
như: mục đích đất ở dân cư, đất thương mại, du lịch, đất an ninh quốc phịng, đất
giao thơng thủy lợi… Áp lực sử dụng đất ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để duy trì
an ninh lương thực cho tồn quốc gia thì Đất nơng nghiệp phải được quy hoạch
trong một diện tích phù hợp. Ở nước ta, ngay sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, phương hướng và giải
pháp phát triển cho đất nước. Do đó, cụ thể sử dụng Đất nơng nghiệp có sự gia
tăng về hiệu quả đảm bảo thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng cao hơn.
Xét trên góc độ này cho thấy sự quản lý của nhà nước đối với công tác quy hoạch
sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo được tính chiến lược về xu hướng sử
dụng, đất xu hướng chuyển đổi mục đích để từ đó có biện pháp giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong quá trình phân bố sử dụng loại đất này một cách có hiệu hơn.
Hơn nữa, từng chủ thể có liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình canh tác như:
vấn đề xác định mùa vụ, tưới, tiêu, nhiều loại nông sản được chế biến, không
những theo mối liên hệ ranh giới hành chính địa phương mà cịn là mối liên hệ
vùng, khu vực, thậm chí mang tính quốc gia, nơng nghiệp có vai trị với cơng tác

quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết những vấn đề về hệ
thống hạ tầng kinh tế mối liên hệ giữa vùng, khu vực và quốc gia.
- Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thông qua việc ban hành các chính

sách, các quy định về sử dụng đất nông nghiệp tạo ra một hành lang pháp lý cho
việc sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tài sản quý giá của bất kỳ một
quốc gia nào. Giá trị của đất nông nghiệp ngày càng lớn trên thị trường cạnh tranh,
mối quan hệ đất nông nghiệp ngày càng phức tạp hơn. Con người đã nhìn nhận
thấy được tầm quan trọng của đất đai đối với đời sống của mình. Chính vì vậy, các
tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu kiện… trong các quan hệ đất nông nghiệp thường nổ
ra mạnh mẽ. Trong công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp, cán bộ, cơng
nhân viên chức có thể lợi dụng quyền hạn và trách nhiệm, công cụ nhà nước để vụ
lợi cho cá nhân, lợi ích của người này làm xâm hại quyền lợi, lợi ích của người
khác. Chế tài Nhà nước ban hành ra để điều chỉnh, tác động vào mối

8


quan hệ đất nông nghiệp, đảm bảo công bằng. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát
hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất nông nghiệp là rất cần thiết để phát hiện, xử
lý sớm các vi phạm.
- Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp giúp nhà nước phát hiện ra những

mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm.
Do vậy, quản lý Nhà nước đối với đất nơng nghiệp đóng vai trị rất quan
trọng đối với sự phát triển nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc dù
chính sách đất đai nói chung và Đất nơng nghiệp nói riêng những năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu; song, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để ngày càng đáp ứng tốt
những yêu cầu mới đặt ra.
2.1.3. Yêu cầu của Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1.3.1. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là tài nguyên của quốc gia,
là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, khơng thể có bất kỳ một cá nhân hay một
nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ
có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có tồn quyền
trong việc quyết định số phận pháp lý của đất nông nghiệp, thể hiện sự tập trung
quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực
đất nơng nghiệp nói riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 18, Hiến pháp 1992:
"Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo
đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật
Đất đai 2003: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu",
"Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền
điều tiết các nguồn lợi từ đất thơng qua các chính sách tài chính về đất đai”.
2.1.3.2. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất
nơng nghiệp, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Theo Luật dân sự thì quyền sở hữu đất nơng nghiệp bao gồm: quyền chiếm
hữu đất, quyền sử dụng đất, quyền định đoạt đất của chủ sở hữu đất. Quyền sử
dụng đất nông nghiệp là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất
nông nghiệp của chủ sở hữu đất hoặc chủ sử dụng đất khi được chủ sở hữu chuyển
giao quyền sử dụng. Quyền sở hữu đất nông nghiệp ở nước ta chỉ thuộc Nhà nước
còn quyền sử dụng đất nơng nghiệp vừa có ở Nhà nước, vừa có

9


ở trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất nông

nghiệp mà thực hiện quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc thu thuế, thu
tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất nơng nghiệp (Hiến pháp,
1980). Vì vậy, để sử dụng Đất nơng nghiệp có hiệu quả Nhà nước phải giao đất

cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù
hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của
Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất nông nghiệp 2003: "Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thơng qua hình thức giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định; quy
định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất".
2.1.3.3. Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý
đất nông nghiệp cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo
nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này
trong quản lý đất nông nghiệp được thể hiện bằng việc:
-

Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả

thi cao.
Quản lý và giám sát việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nơng nghiệp hợp lý.
-

Có như vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp mới phục vụ cho chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguồn đất nông nghiệp
nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra.
2.1.4. Nội dung cơng tác Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Theo Luật Đất đai năm 2013, có 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
được quy định cụ thể tại Điều 22:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,


lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.

10


- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thơng tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định

của pháp luật về đất và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất.
- Giải quyết tranh chấp về đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và

sử dụng đất.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất.


Tuy nhiên, những nội dung quản lý Nhà nước về đất nói chung và đất nơng
nghiệp nói riêng tại cấp huyện thì có các nhóm cơ bản như sau:
2.1.4.1. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, nội dung khảo
sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính là nội dung cơ bản, đầu tiên để thiết lập một hệ
thống thông tin về đất nông nghiệp. Chính vì vậy, cơng tác đo đạc, khảo sát và lập
bản đồ địa chính có vai trị hết sức quan trọng. Trước hết nó cho biết được diện
tích, hình thể và thực trạng quỹ đất cũng như về địa hình và sự phân bố của đất
nơng nghiệp. Sau khi đã có những thơng tin cơ bản về thửa đất thì những thơng tin
này được chuyển thể sang bản đồ và bản đồ địa chính là cơ sở, căn cứ đầu tiên để
thực hiện quản lý Nhà nước về đất nơng nghiệp.
Đối với đất nơng nghiệp, ngồi việc khảo sát, đo đạc là công việc đánh giá,
phân hạng đất. Công việc này trước hết là để biết được chất lượng của đất ra sao.
Đồng thời, để chia ra các hạng đất khác nhau, làm căn cứ tính thuế sử dụng đất đối
với các cá nhân, tổ chức có sử dụng đất canh tác. Tuy nhiên, trong lĩnh

11


vực này, hiện Nhà nước đang có nhiều những khuyến khích hỗ trợ nơng dân nhằm
xố đói giảm nghèo ở nơng thơn, có hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni
hợp lý để đẩy nhanh q trình CNH nơng thơn, đồng thời thúc đẩy việc khai hoang
phục hố đất và nâng cao hệ số sử dụng đất trong nông nghiệp. Vì vậy, thuế sử
dụng đất nơng nghiệp đang ngày càng được giảm dần và tiến tới xoá bỏ đối với
người nơng dân.
Tóm lại, đây là nội dung quan trọng, là cơ sở đầu tiên để Nhà nước tiến
hành quản lý chặt chẽ về đất nông nghiệp (Nguyễn Thị Luyến, 2015).
2.1.4.2. Lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất

Theo quy định tại Điều 35, Luật Đất đai năm 2013. Nguyên tắc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo: Phù hợp với chiến lược, quy hoạch
tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Được lập từ
tổng thể đến chi tiết; Quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất của cấp trên; Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã
hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp
xã; Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài ngun thiên nhiên
và bảo vệ mơi trường; Thích ứng với biến đổi khí hậu, dân chủ và cơng khai.
Kế hoạch sử dụng đất là sự cụ thể hoá của quy hoạch sử dụng đất. Nó đưa
ra những mục tiêu, biện pháp cụ thể cho tới từng năm để nhằm thực hiện được
phương hướng mà quy hoạch sử dụng đất đã đưa ra.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là những công cụ quan trọng để Nhà nước
thực hiện thống nhất quản lý về đất nông nghiệp. Đại diện của Nhà nước ở các địa
phương là những cơ quan chun mơn về địa chính ở các cấp có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn mình
quản lý. Vì vậy, Nhà nước vẫn có thể thực hiện được quyền định đoạt của mình đối
đất nơng nghiệp và nắm được sự chu chuyển của đất nông nghiệp thông qua kết
quả của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất, Nhà nước có cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

12


phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng cũng như phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội (Quốc hội, 2013).
2.1.4.3. Tổ chức việc đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất đều là những công cụ để quản lý chặt chẽ hơn về đất nông
nghiệp thông qua việc xây dựng và thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ về đất
nông nghiệp. Đồng thời, bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng
đất. Trước hết, đăng ký quyền sử dụng đất là cơ sở để hình thành nên hồ sơ địa
chính. Từ đây những thơng tin về đất nơng nghiệp được hình thành và là căn cứ để
Nhà nước quản lý chặt chẽ tồn bộ quỹ đất nơng nghiệp trong phạm vi lãnh thổ
đảm bảo quỹ đất nông nghiệp được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý. Đồng
thời, đây là căn cứ để đảm bảo chế độ sở hữu tồn dân về đất nơng nghiệp.
Đất nơng nghiệp của chúng ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý và đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử
dụng dưới các hình thức như giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền hàng năm hay cho thuê đất trả tiền thuê đất
cho cả thời kỳ. Vì Nhà nước thống nhất quản lý, cũng đồng thời đảm bảo cho đất
nông nghiệp được sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bền vững thì các cơ quan
chuyên mơn đại diện cho Nhà nước ở địa phương có trách nhiệm quản lý các hoạt
động trong lĩnh vực này. Đồng thời, việc quản lý tốt lĩnh vực này còn đảm bảo
được nguồn thu cho Nhà nước từ việc thu tiền sử dụng đất. Hiện nay, thủ tục của
việc giao đất, cho th đất đang được đơn giản hố thơng qua việc Nhà nước cho
phép đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các cơng trình có sử dụng đất.
2.1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp - đơn thư khiếu nại tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp luôn phản ánh một mối quan hệ xã hội phức tạp vì nó liên
quan đến lợi ích của con người. Vì thế mà các trường hợp tranh chấp, vi phạm
pháp luật đất nông nghiệp ngày càng xảy ra nhiều hơn và phức tạp hơn. Tranh
chấp, vi phạm pháp luật đất nông nghiệp luôn là một thực tế không thể tránh khỏi
trong đời sống xã hội ở mọi thời điểm lịch sử. Vì chúng tồn tại như một ngẫu
nhiên nên việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết vấn đề này là vô cùng cần thiết.
Đặc biệt là với tình hình hiện nay (khơng chỉ ở một địa phương nào mà

13



×