Tải bản đầy đủ (.docx) (151 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố hưng yên, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.69 KB, 151 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIẾT KHÁNH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Tồn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng chu đáo, tỉ mỉ của các quý thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình, cùng nhiều ý kiến đóng
góp quý báu một số cá nhân và tập thể để giúp tơi hồn thành bản luận văn này.

Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tồn – giáo
viên thỉnh giảng Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô
giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai - Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam giúp tơi hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân thành phố Hưng
n, phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Hưng Yên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều
kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Viết Khánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................
Mục lục ...........................................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................
Danh mục bảng ................................................................................................................
Trích yếu luận văn ..........................................................................................................
Thesis abstract ...................................................................................................................
Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................
1.2.

Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................

1.3.

Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................


Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................
2.1.

Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đ

2.1.1.

Một số khái niệm ..............................................................

2.1.2.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất ......

2.2.

Cơ sở đánh giá về tính khả thi và hiệu quả của quy hoạch

2.2.1.

Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng

2.2.2.

Bản chất và phân loại hiệu quả của quy hoạch sử dụng đ

2.3.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngo


2.3.1.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất tại một số n

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

2.4.

Một số nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch
đất tại Việt Nam ..............................................................

2.4.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng

2.4.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử d
địa phương ......................................................................

iii


2.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại tỉnh
Hưng Yên..................................................................................................................... 29
2.5.

Một số nhận xét rút ra từ những nghiên cứu tổng quan.......................30


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................31
3.1.

Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 31

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................. 31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 31

3.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hưng Yên....31
3.4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai..........................................31
3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố
Hưng Yên..................................................................................................................... 32
3.4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy
hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên...................................................... 32
3.5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................... 33
3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 33

3.5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp.................................................................... 33
3.5.4. Phương pháp so sánh, đánh giá....................................................................... 33
3.5.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ............................................................. 34
Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 35
4.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hưng Yên....35

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường....................35
4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................................. 39
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.............................................. 42
4.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai..........................................43

4.2.1. Tình hình quản lý sử dụng đất thành phố Hưng Yên..............................43
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Hưng Yên năm 2015.......................48
4.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất thành phố Hưng Yên giai đoạn 2011-2015. .50
4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố hưng yên
54

iv


4.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 – 2020 thành phố Hưng Yên.......54
4.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thành phố
Hưng Yên đến năm 2015....................................................................................... 57

4.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án, cơng trình theo phương án kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu 2011-2015.................................................................................. 63
4.3.4.

Đánh giá việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo kỳ kế hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2011-2015.............................................................................67
4.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016.............70
4.3.6. Đánh giá những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất................................................................73
4.3.7. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
kỳ tới.............................................................................................................................. 75
4.4.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy

hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên...................................................... 75
4.4.1. Giải pháp đối với việc lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất hàng năm.................................................................................................. 75
4.4.2.

Giải pháp nâng cao chất lượng của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng

đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm........................................................ 76
4.4.3. Giải pháp đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư dự kiến đưa vào kỳ
quy hoạch.................................................................................................................... 77
4.4.4. Giải pháp về bố trí nguồn lực và nguồn vốn...............................................77
4.4.5. Giải pháp quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch..................................... 78
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 80
5.1.


Kết luận......................................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị....................................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 83
Phụ lục......................................................................................................................................... 88

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC

: Báo cáo

BTNMT

: Bộ Tài ngun và Mơi trường

CHXHCNVN

: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


CNH

: Cơng nghiệp hóa

CN-TTCN

: Cơng nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp

CP

: Chính phủ

CSDL

: Cơ sở dữ liệu

CT

: Chỉ thị

ĐGHC

: Địa giới hành chính

HĐH

: Hiện đại hóa

KHSDĐ


: Kế hoạch sử dụng đất



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết



: Quyết định

QH

: Quốc hội

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

QH, KHSDĐ

: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

SDĐ

: Sử dụng đất


TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thành phố Hưng Yên..................50
Bảng 4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 thành phố Hưng Yên.......51
Bảng 4.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với các chỉ tiêu sử dụng đất thời
kỳ 2011-2020 thành phố Hưng Yên trước khi điều chỉnh địa giới
hành chính............................................................................................................. 54
Bảng 4.4. Phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với

các chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ

2011-2020 của 5 xã sát nhập mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên 55

Bảng 4.5. Phương án quy hoạch sử dụng đất gắn với các chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ
2011-2020 thành phố Hưng Yên sau khi điều chỉnh địa giới hành chính

..................................................................................................................................... 56

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai
đoạn 2011-2015 thành phố Hưng Yên.......................................................58

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2011-2015 thành phố Hưng Yên...............................................60
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các dự án, cơng trình cấp Quốc gia, cấp tỉnh giai đoạn
2011-2015 trên địa bàn thành phố Hưng Yên.........................................64
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các dự án, cơng trình cấp thành phố giai đoạn 20112015 trên địa bàn thành phố Hưng Yên.................................................... 65
Bảng 4.10.Tổng hợp tóm tắt số lượng cơng trình, dự án nằm ngồi phương án

kế hoạch giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn thành phố Hưng Yên 67
Bảng 4.11.Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 trên
địa bàn thành phố Hưng Yên.........................................................................68
Bảng 4.12. Kết quả thu hồi đất giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn thành phố Hưng Yên
.......................................................................................................................................................... 69

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất

năm 2016 thành phố Hưng Yên....................................................................70
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện các cơng trình, dự án từ 01/01/2016 đến 31/12/2016
.......................................................................................................................................................... 72


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Viết Khánh
Tên luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”

Ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05
năm kỳ đầu 2011 - 2015; tìm ra những yếu tố tích cực, những bất cập hạn chế
trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch;

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức
thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
- Phương pháp xử lý số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp so sánh, đánh giá;
- Phương pháp minh họa bằng bản đồ.

Kết quả chính và kết luận
Thành phố Hưng Yên là trung tâm hành chính, kinh tế - văn hoá xã hội và khoa
học kỹ thuật của tỉnh, là đơ thị lịch sử văn hố, trung tâm thương mại và là đầu mối
giao thông của tỉnh Hưng Yên và vùng đồng bằng sông Hồng. Trong những năm qua,
công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố đã được quan tâm với
mục tiêu phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Năm 2015, tổng diện tích
tự nhiên của thành phố là 7.386,10 ha; trong đó đất nơng nghiệp chiếm 53,66%, đất phi
nông nghiệp chiếm 44,87% và đất chưa sử dụng chiếm 1,46%.
Trong giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu trên
địa bàn thành phố Hưng Yên đã đạt được những kết quả nhất định, về cơ bản đã đáp ứng
những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung và thành phố Hưng Yên
nói riêng. Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã tạo sự ổn định về mặt pháp lý

trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ quan trọng để các cấp chính quyền tiến
hành giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng pháp luật, giúp

viii


các ngành có cơ sở pháp lý đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố, phân bố hợp lý dân cư,
lao động, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai,
tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo giữ vững an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội và phát
triển đồng bộ các ngành kinh tế, hiệu quả sử dụng đất được nâng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế
của thành phố có sự chuyển biến mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, nâng
cấp và dần hoàn thiện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn
tại trong chất lượng lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: một số chỉ tiêu trong kỳ
quy hoạch vừa qua nhưng thực hiện không đạt kế hoạch, đặc biệt là các chỉ tiêu của nhóm đất
phi nơng nghiệp, ngun nhân là do một số cơng trình, dự án trọng điểm còn thiếu vốn ngân
sách nên chưa được thực hiện trong kỳ vừa qua.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Viet Khanh
Thesis title: “Evaluation of the implementation plan for land use
planning to 2020 in Hung Yen City, Hung Yen Province”
Major: Land Managerment

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)


Research Objectives
Evaluation of the current status of implementation of land use
planning in Hung Yen city, Hung Yen province up to 2020 and five-year land
use plan 2011-2015; Found the positive factors, the limited inadequacies in
the implementation of the plan implementation;
Proposed some solutions to improve the effectiveness of the
implementation of land use planning in Hung Yen.
Materials and Methods
- Method of secondary data collection;
- Method of date processing;
- Method of gathering and analytisys;
- Methods of comparative, evaluation;
- Method of illustration by map.

Main findings and conclusions
Hung Yen city is an administrative, socio-cultural and technical center of the
province, a historical and cultural city, a trading center and a hub of traffic in Hung Yen
province and Song Hong plain area. Over the past years, the state management of land in
the city has been paid attention to serve the socio-economic development. By 2015, the
total natural area of the city is 7,386.10 hectares; Of which agricultural land occupies
53.66%, non-agricultural land accounted for 44.87% and unused land accounted for 1.46%.
In the period 2011-2015, the implementation of the first planning and land use
planning in Hung Yen City has achieved certain results, basically meeting the requirements
of economic development of Hung Yen. Hung Yen Province in general and Hung Yen City in
particular. The inplementation of plans for lan use planning has been the stablished legally
in the State administration on land, as a basis for allocation of land for transfer, conversion
of land use purpose in accordance with current legislation, to help industries

x



legal basis for development investment in the city, a reasonable distribution of population
migration, labor,transportation system development, irrifation, effective exploitation of land
resources, create favorable conditions to maintain security and ensure national defense
and social order and safety and development co the enomic sectors, land use efficiency is
improved, sustainable, economic structure of the city has a strong shift, infrastructure
systems residential investment is important, upgrading and perfecting gradually create
conditions for economic development. However, there are still some shortcomings in the
quality of planning and implementation of land use planning and implementation, some
indicators implemented in the last planning period did not meet the plan, especially the
implementation of group targets. Non-agricultural land, due to the lack of budget for some
projects and projects, has not been implemented in the past period.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền
kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các cấp ngày càng gia tăng
và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây áp lực lớn tới nguồn tài ngun
đất, chính vì vậy quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một nhiệm vụ hết
sức cần thiết và có vai trị đặc biệt quan trọng, giúp các ngành, các cấp
sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tránh
sự chồng chéo gây lãng phí, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội của địa phương trong giai đoạn trước mắt và xa hơn.

Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng

mục đích và có hiệu quả nhất. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá
nhân sử dụng ổn định, lâu dài” (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013).
Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định: Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai. Việc cho thuê đất, giao đất và chuyển mục đích sử
dụng đất phải phù hợp với QH, KHSDĐ. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và
Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ.
QH, KHSDĐ có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai các
cấp được khoa học, chủ động, sử dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng
mục đích và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc đánh giá tình hình thực hiện
QHSĐĐ qua các thời kỳ tại địa phương sẽ giúp chỉ ra những mặt tồn tại, hạn
chế, nguyên nhân của những tồn tại trong việc thực hiện các chỉ tiêu quy
hoạch đã được phê duyệt trong kỳ quy hoạch. Theo đó kịp thời điều chỉnh để
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa phương.
Tỉnh Hưng Yên đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020,
thành phố thủ phủ của tỉnh Hưng Yên đồng thời là trung tâm chính trị, phát triển
kinh tế - văn hố - xã hội, có quan hệ mật thiết với các trung tâm khác trong vùng

1


đồng bằng sông Hồng và vùng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chính vì
vậy mà cơng tác lập quy hoạch, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và
điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hưng Yên có
ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai công
tác đầu tư và quản lý xây dựng, quản lý sử dụng đất, hoạch định các chính
sách phát triển, thu hút đầu tư, quản lý đô thị và các khu dân cư trên địa
bàn thành phố. Tạo tiền đề thuận lợi phát triển đô thị bền vững, đáp ứng
được các nhu cầu sử dụng đất trước mắt cũng như lâu dài.


Xuất phát từ những hiểu biết về công tác quy hoạch sử dụng đất
và yêu cầu thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viên đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá
tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên”để thực hiện.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được thực trạng công tác thực hiện phương án quy hoạch
sử dụng đất thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011 - 2015; tìm ra những yếu tố tích cực, những
bất cập hạn chế trong q trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ

chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đầy đủ thực trạng các chỉ tiêu sử dụng đất theo các

nhóm đất đã được thực hiện của phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực

tế ở địa phương và coi đây như cơ sở khoa học để lập phương án điều
chỉnh kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020, khắc phục được
những tồn tại, khó khăn trong kỳ quy hoạch trước đây.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về khơng gian: Theo địa giới hành chính thành phố

Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016.

2



1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng của
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên
giai đoạn 2016 – 2020, góp phần thực hiện hiệu quả phương án điều chỉnh này.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
a. Khái niệm chung về quy hoạch
- Quy hoạch là sự chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động

tương lai nhằm đạt những mục tiêu nhất định.
- Quy hoạch là kế hoạch hóa trong khơng gian, thực hiện những

quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất định.
Quy hoạch mang tính hướng dẫn, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát
triển, kiểm sốt các hoạt động sử dụng nguồn lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi
trường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội (Nguyễn Nhật Tân và cs., 2009).

b. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Theo FAO: “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đất và
nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằm lựa
chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất là lựa

chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầu của con
người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên cho tương lai. Yêu
cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người và điều kiện thực tế sử
dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất” (FAO, 1993).

“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với
những tĩnh chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện
địa hình, địa chất, thủy văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hóa
tính,…), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích
khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch – đây là quá trình
nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần
lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử
dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ hức sử dụng đất như “tư

4


liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội nên quy
hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng
thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệm chuyên môn kỹ thuật

như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu,…;
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng

đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp
luật (Viện Điều tra Quy hoạch Đất đai, Tổng cục Địa chính, 1998).
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mơ,

tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của
hệ thống kế hoạch phát triển xã hội vè kinh tế quốc dân (Võ Tử Can, 2001).

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất:
- Xét trên quan điểm đất đai là địa điểm của một quá trình sản xuất, là tư
liệu sản xuất gắn với quy hoạch sản xuất về sở hữu và sử dụng, với lực lượng
sản xuất và tổ chức sản xuất xã hội thì quy hoạch sử dụng đất nằm trong phạm
trù kinh tế - xã hội ; có thể xác định khái niệm quy hoạch sử dụng đất là một hệ
thống các biện pháp của Nhà nước về quản lý và tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp
lý, hiệu quả thông qua việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng và định
hướng tổ chức sử dụng đất trong các cấp lãnh thổ, các ngành, tổ chức đơn vị và
người sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, thực hiện đường lối
kinh tế của Nhà nước trên cơ sở dự báo theo quan điểm sinh thái, bền vững.

- Xét trên quan điểm đất đai là tài nguyên quốc gia, một yếu tố cơ

bản của sản xuất xã hội, là nguồn lực quan trọng của sự phát triển kinh
tế - xã hội thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống đánh giá tiềm
năng đất đai, những loại hình sử dụng đất và những dữ kiện kinh tế –
xã hội nhằm lựa chọn các giải pháp sử dụng đất tối ưu, đáp ứng với
nhu cầu của con người trên cơ sở bảo vệ các nguồn tài nguyên lâu dài.
- Xét trên quan điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, đất

đai là tài sản quốc gia được sử dụng trong sự điều khiển và kiểm sốt
của Nhà nước thì quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp
bố trí và sử dụng đất, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia theo lãnh thổ các cấp và theo các ngành kinh tế - xã hội.

5



Từ các khía cạnh trên có thể rút ra khái niệm QHSDĐ như sau: “Quy hoạch sử
dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về
tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thơng qua việc phân phối và tái
phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cũng các tư
liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.” (Nguyễn Nhật Tân và cs., 2009).

2.1.1.2. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất
Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất được phân loại theo nhiều
cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức quy hoạch…) nhằm giải quyết
các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều chỉnh quan hệ đất đai hay tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.

Trong quá trình phát triển, hệ thống QHSDĐ thiết lập ranh giới rõ
ràng, làm cơ sở quan trọng để tổ chức phân bố hợp lý lực lượng sản
xuất. QHSDĐ là một hệ thống, được tiến hành ở các quy mô khác nhau,
từ vĩ mô đến vi mô. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều loại hệ thống, tùy
trường hợp cụ thể để áp dụng cho phù hợp. Ở Việt Nam, tại Điều 36 của
Luật Đất đai năm 2013 quy định về hệ thống QH, KHSDĐ gồm:
(i)

QH, KHSDĐ cấp quốc gia

(ii)

QH, KHSDĐ cấp tỉnh

(iii)


QH, KHSDĐ cấp huyện

(iv)

QH, KHSDĐ quốc phịng

(v)

QH, KHSDĐ an ninh

QHSDĐ đóng vai trị quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Luật Đất
đai năm 2013 quy định tiến hành QHSDĐ ở 3 cấp lãnh thổ gồm: cấp quốc gia,
cấp tỉnh và cấp huyện. Luật quy định lồng ghép nội dung của các vùng kinh tế
- xã hội vào QHSDĐ cấp quốc gia, QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm
tăng tính liên kết vùng, đồng bộ giữa các quy hoạch của các xã trên địa bàn
huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong cơng tác lập QH, KHSDĐ,
đồng thời rút ngắn thời gian lập QH, KHSDĐ. Việc lập QHSDĐ tiến hành theo
trình tự từ trên xuống dưới và sau đó bổ sung hồn chỉnh từ dưới lên, đây là
q trình có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ
mô và vi mô, giữa trung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể.

6


2.1.1.3. Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.
Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
- Tính lịch sử xã hội trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan

hệ giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với
người và nó thể hiện đồng thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất. Do vậy, quy
hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và
lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất.
Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội. Tính chất lịch sử
của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trị lịch sử của nó trong từng thời kỳ
xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích,
yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Đối với mục đích của quy hoạch sử dụng đất là

khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ...tài nguyên đất đai cho nhu cầu của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường
đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính).
+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học,
kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái... Với đặc điểm này quy hoạch sử
dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu
thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng,
phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo
cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.

- Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy
hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất
phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan
trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, q trình đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn... Quy hoạch dài hạn nhằm đáp
ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử


7


dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá
trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng
đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và
phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ khơng dự kiến được các hình thức và
nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Do khoảng thời gian dự báo là tương đối
dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định,
nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch
ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ
đạo vĩ mơ. Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.

- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính

chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải qn triệt các
chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước,
đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền
kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các
quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và mơi trường sinh thái.
- Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đốn trước,
theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong
những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp
hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát
triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay
đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất khơng cịn phù hợp thì việc chỉnh
sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần
thiết.Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).


2.1.1.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong một nước (khác
nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở
các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung của quy hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Điều tra, nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai (đặc biệt là đất chưa sử dụng);

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử
dụng đất trong kỳ quy hoạch (dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu

8


cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng
và chất lượng đất đai);
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh (điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, phân phối hợp lý nguồn
tài nguyên đất đai, xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra
các chỉ tiêu khống chế - chỉ tiêu khung để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng
đất - 3 nhóm đất chính theo quy định của Luật Đất đai năm 2013);

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các cơng trình, dự án;
- Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất

và bảo vệ môi trường;
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: phân phối hợp lý đất đai
cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất

phù hợp với cơ cấu kinh tế; khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục
đích; hình thành, phân bố hợp lý các tổ hợp khơng gian sử dụng đất nhằm đạt
hiệu quả tổng hịa giữa ba lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất.
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngồi lợi ích
chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục
bộ của minh. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy
hoạch sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.

Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành ba
cấp: quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện. Tùy thuộc và chức năng, nhiệm vụ của
mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Quy
hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của
cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch
của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô.

2.1.1.5. Nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất
Theo Luật Đất đai năm 2013 nguyên tắc lập QHSDĐ, cụ thể như sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH, KHSDĐ của cấp dưới phải phù
hợp với QH, KHSDĐ của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9


- QH, KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Dân chủ và công khai
- QH, KHSDĐ của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong

năm cuối của kỳ trước đó.
2.1.1.6. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác

Quy hoạch là một hệ thống gồm nhiều loại hình quy hoạch khác nhau.
Mỗi loại hình quy hoạch có vị trí, vai trị riêng biệt, khơng thể thay thế. Nhưng
các loại hình quy hoạch khơng độc lập mà có sự tác động qua lại. Ở mỗi quốc
gia, hệ thống quy hoạch được đánh giá là có chất lượng khi các loại hình quy
hoạch có sự thống nhất đồng bộ, kịp thời ở tất cả các cấp.
Quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều loại hình quy
hoạch khác. QHSDĐ là tổng hợp quy hoạch chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội. Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp,
QHSDĐ có tác dụng chỉ đạo vĩ mơ, khống chế và điều hòa cơ cấu sử dụng đất.
Giữa quy hoạch đơ thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm,
cục bộ và toàn bộ. Ngoài ra, quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển các
ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.

2.1.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐ là cơng tác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng
đất đai. Đây là công cụ hữu hiệu tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ
chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Ở Việt Nam, QHSDĐ được hiểu là hệ thống các
biện pháp của Nhà nước về tổ chức, quản lý nhằm sử dụng hiệu quả tối đa tài
nguyên đất trong mối tương quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gắn
với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bổ quỹ đất vào các
mục đích sử dụng đất ở nhiều phạm vi khác nhau. QHSDĐ mang tính dự báo, phải
thể hiện được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi được
phê duyệt, QHSDĐ trở thành công cụ quản lý Nhà nước về đất đai để các cấp, các

ngành quản lý, điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất phù hợp với yêu cầu của
từng giai đoạn phát triển, xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật
về quản lý và sử dụng đất đai.

10


2.2. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Bản chất và phân loại tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất
Về mặt bản chất, tính khả thi biểu thị khả năng thực hiện của
phương án quy hoạch sử dụng đất khi hội tụ đủ một số điều kiện hoặc
yếu tố nhất định cả về phương diện tính tốn, cũng như trong thực tiễn.
Như vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ về góc độ lý luận, tính khả thi của
phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ bao hàm “Tính khả thi lý thuyết”- được xác
định và tính tốn thơng qua các tiêu chí với những chỉ tiêu thích hợp ngay trong
quá trình xây dựng và thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất; “Tính khả thi
thực tế” chỉ có thể xác định dựa trên việc điều tra, đánh giá kết quả thực tế đã đạt
được khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong thực tiễn.

Khi triển khai thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong điều
kiện bình thường, sự khác biệt giữa “Tính khả thi lý thuyết’ và “Tính khả thi
thực tế” thường khơng đáng kể. Tuy nhiên, khơng ít trường hợp ln có
những vấn đề phát sinh trong q trình triển khai thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất do tác động của nhiều yếu tố khó đốn trước được như:
tính kịp thời về hiệu lực thực thi của phương án quy hoạch; nhận thức và tính
nghiêm minh trong thực thi quy hoạch của các nhà chức trách và người sử
dụng đất; các sự cố về khí hậu và thiên tai; những đột biến về mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội; khả năng về các nguồn lực; áp lực mới về các vấn đề xã
hội, thị trường, an ninh quốc phòng; tác động của nền kinh tế quốc tế...


Tính khả thi của phương án quy hoạch có thể được đánh giá và
luận chứng thơng qua 5 nhóm tiêu chí sau (Võ Tử Can, 2006):
(1) Khả thi về mặt pháp lý, có thể bao gồm các tiêu chí đánh giá

về: Căn cứ và cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất gồm
các chỉ tiêu: Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật;

Các quyết định, văn bản liên quan đến triển khai thực hiện dự án...
* Việc thực hiện các quy định thẩm định, phê duyệt phương án quy

hoạch sử dụng đất:
Thành phần hồ sơ và sản phẩm;

11


Trình tự pháp lý...
(2) Khả thi về phương diện khoa học - cơng nghệ, bao gồm:
* Cơ sở tính tốn và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất:

Tính khách quan của các yếu tố tác động đến việc sử dụng đất:
điều kiện tự nhiên, định hướng phát triển kinh tế - xã hội;
Sử dụng các định mức, tiêu chuẩn;
Xây dựng các dự báo theo quy luật phát triển khách quan; căn cứ theo mơ

hình mẫu...
* Phương pháp cơng nghệ được áp dụng để xử lý tài liệu, số liệu

và xây dựng tài liệu bản đồ...

(3) Khả thi về yêu cầu chun mơn - kỹ thuật, gồm các tiêu chí đánh giá về:

Mức độ đầy đủ các nội dung chuyên môn theo các bước thực hiện
quy hoạch và các nội dung cụ thể của phương án quy hoạch sử dụng đất...

Nguồn tư liệu và độ tin cậy của các thông tin phụ thuộc vào cách
thức thu thập, điều tra, xử lý và đánh giá;
Tính phù hợp, liên kết (từ trên xuống dưới) của các chỉ tiêu sử
dụng đất theo quy định trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất các cấp.
(4) Khả thi về các biện pháp cần thiết để phương án quy hoạch thực

hiện được. Theo kinh nghiệm, tiêu chí này có thể được đánh giá căn cứ
theo đặc điểm hoặc tính chất đầu tư của nhóm các biện pháp sau đây:
* Nhóm 1: Là các biện pháp về tổ chức lãnh thổ (cần đầu tư kinh phí) nhằm
tạo điều kiện không gian phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh và mục
đích sử dụng đất của doanh nghiệp và người sử dụng đất). Cụ thể bao gồm: các
biện pháp cần thiết khi thực hiện việc chu chuyển đất đai và chuyển đổi mục đích
sử dụng (khai hoang, phục hố, lấn biển, khơi phục mặt bằng sử dụng đất, cải tạo
cơ bản nhằm đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào
sử dụng...); xác định ranh giới và cơ cấu diện tích đất của các chủ sử dụng, cơ
cấu diện tích cây trồng; xác lập các chế độ sử dụng đất đặc biệt (sử dụng đất tiết
kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu)...;

* Nhóm 2: Bao gồm các biện pháp về xây dựng các hạng mục và thiết bị cơng
trình trên lãnh thổ (xác định theo đặc điểm của khu vực và định hướng phát triển của
doanh nghiệp và người sử dụng đất), cần lượng vốn đầu tư cơ bản khá lớn (gồm

12



×