Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN MINH

QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN YÊN DŨ NG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Minh



i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên từ các thầy cơ giáo, các ban ngành cùng tồn thể cán bộ nơi tôi chọn làm địa bàn
nghiên cứu, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, tồn thể q thầy cơ giáo khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hữu Ảnh đã dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành q trình nghiên
cứu đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể cán bộ các phịng, ban thuộc
phịng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục Thuế, Chi cục thống kê, Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tôi thực tế
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần
thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Minh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình và sơ đồ ............................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước ..........................4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................4

2.1.1.

Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước ......................................4

2.1.2.

Ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận) trong hệ thống ngân sách nhà
nước .............................................................................................................. 10

2.1.3.

Quản lý ngân sách Nhà nước cấ p huyện ......................................................... 17

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 30


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước mô ̣t số đơn vi ................................
30
̣

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang................................................................... 33

2.2.4.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan .............................................................. 33

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu........................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 35

3.1.1.

Vị trí địa lý huyện Yên Dũng ......................................................................... 35

iii


3.1.2


Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................... 39

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 42

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 42

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 44
4.1.

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................. 44

4.1.1.

Thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách nhà nước cấp huyện ..................... 44

4.1.2.


Tình hình chấp hành dự tốn ngân sách nhà nước cấp huyện Yên Dũng ......... 48

4.1.4.

Công tác quyết toán ngân sách ....................................................................... 62

4.1.5.

Thanh tra, kiểm tra, giám sát thu chi ngân sách .............................................. 65

4.2.

Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách của Yên Dũng Bắc Giang ...... 67

4.2.1.

Những kết quả đã đạt được ............................................................................ 67

4.2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 70

4.3.

Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước huyện
Yên Dũng trong thời gian tới ......................................................................... 77

4.3.1.

Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyê ̣n Yên

Dũng, tỉnh Bắc Giang .................................................................................... 77

4.3.2.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyê ̣n Yên Dũng giai đoạn
2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030............................................................ 79

4.3.3.

Một số giải pháp tăng cường quản lý NSNN cấp huyện của huyê ̣n Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang .................................................................................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 97
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 100

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQTH

Bình quân thực hiện

DNNN ĐP

Doanh nghiệp nhà nước địa phương


DNNN TƯ

Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

DN

Doanh nghiệp

ĐP

Địa phương

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế- Xã hội

KD

Kinh doanh

MT


Môi trường

NSNN

Ngân sách nhà nước

NS

Ngân sách

SX

Sản xuất

TW

Trung ương

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TTĐB

Thuế tiêu thụ đặc biệt

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


UBND

Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2017.......................................... 37
Bảng 3.2. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2014 – 2016 ................ 38
Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Yên Dũng qua 3 năm
2014 - 2016 ............................................................................................... 40
Bảng 3.4. Tình hình cơ sở hạ tầng nơng thôn huyện Yên Dũng năm 2017 ................. 41
Bảng 4.1. Dự toán thu ngân sách huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016 ................... 45
Bảng 4.2. Dự toán chi ngân sách huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016 ................... 47
Bảng 4.3. Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn Yên Dũng theo từng lĩnh vực
giai đoa ̣n 2014-2016 .................................................................................. 49
Bảng 4.4. Tổng hợp thu ngân sách tăng trưởng giai đoạn từ năm 2014-2016 ............. 53
Bảng 4.5. Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn Yên Dũng giai đoa ̣n 2014-2016 ............ 57
Bảng 4.6. Tổng hợp chi ngân sách huyê ̣n Yên Dũng giai đoa ̣n 2014-2016 ................. 59
Bảng 4.7. Cân đối quyết toán ngân sách địa phương từ năm 2014 đến năm 2016....... 63
Bảng 4.8. Công tác thanh tra huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016 ......................... 65
Bảng 4.9. Tình trạng nợ thuế năm 2016 của các đơn vị trên địa bàn huyê ̣n Yên
Dũng ......................................................................................................... 73
Bảng 4.10. Một số cơng trình chưa thanh tốn hết ....................................................... 74
Bảng 4.11. Tình trạng chi sai nội dung của một số đơn vị trên địa bàn Huyê ̣n ............. 74

vi



DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước .................................................................... 17
Sơ đồ 2.2. Bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện Yên Dũng.............................. 28
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Dũng ......................................................... 35

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Minh.
Tên luận văn: Quản lý thu chi ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện Yên Dũng
tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây, định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
quản lý thu chi ngân sách cấp huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường và các chính sách có
liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của huyện thu thập từ phịng Tài chính- Kế
hoạch huyện, chi cục thuế, chi cụ thống kê và thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo
cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí,...Luật ngân sách Nhà nước 2015; các Nghị định
hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước; báo cáo khảo sát, nghiên cứu kinh
nghiệm quản lý tài chính ngân sách.
Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh, đánh
giá bình qn.

3. Kết quả
Ngồi việc mơ tả tình hình chung của huyện Yên Dũng, luận văn đã đạt được
kết quả sau: Một là, đã làm rõ được thực trạng về thu chi NSNN trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang. Hai là, đã đánh giá được thực trạng và đưa ra được những ưu,
nhược điểm trong quản lý thu chi NSNN cấp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang như:
việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh kiểm tra... Tuy nhiên, việc lập
dự tốn cịn mang tính hình thức, thiếu chính xác; việc chi ngân sách cịn dàn trải, chưa
đúng định mức quy định; việc quyết toán báo cáo còn chậm và chưa đạt chất lượng
cao,... Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp để hồn thiện cơng tác quản
lý thu chi NSNN cấpi huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang như: nâng cao chất lượng cơng
tác lập dự tốn; hồn thiện cơng tác chấp hành dự toán; nâng cao chất lượng quyết toán
NSNN huyện; phối hợp với KBNN, phát huy tối đa chức năng kiểm soát thu chi NSNN
huyện; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính và đầu tư hiện đại hóa
cơng nghệ phục vụ cơng tác quản lý thu chi NSNN.

viii


4. Kết luận
- Q trình phân tích đã chỉ ra nguyên nhân hạn chế tồn tại dẫn đến công tác lập
dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh tra, kiểm tra đã được tiến hành theo
quy định nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Công tác lập dự tốn vẫn
chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương, do chưa lường trước được những nhiệm vụ
phát sinh trong năm, các văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị chưa
nắm bắt kịp...
- Cơng tác chấp hành dự tốn đạt được kết quả cao, tổng thu của năm 2015 tăng
0,93% so với năm 2014, năm 2016 tăng 13,18% so với năm 2015, trong đó thu tiền sử
dụng đất chiếm tỷ lệ cao nhất. Tình hình chi qua các năm có sự biến động năm 2016
tăng 14,1% so với năm 2015 trong đó chỉ tiêu chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường
xuyên, chi cho sự nghiệp giáo dục luôn chiếm tỷ trọng cao.

- Hàng năm cơng tác quyết tốn và thanh tra kiểm tra đã được thực hiện chặt
chẽ, trong năm 2014 tiến hành kiểm tra 02 cuộc, 2015 tiến hành kiểm tra 04 đợt và đã
xử lý thu hồi nộp ngân sách các khoản không đúng quy định 257 triệu đồng, năm 2016
tiến hành kiểm tra 06 cuộc.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách huyện Yên Dũng
giai đoạn 2016-2020 bao gồm: a, Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp
huyện; b, Nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước; c, Đổi mới công tác
quản lý thu chi ngân sách; d, Chú trọng cơng tác quyết tốn ngân sách nhà nước; e,
Tăng cường cơng tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN ...

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Minh
Thesis title: Management of State budget revenue and expenditure in Yen Dung District,
Bac Giang Province
Major: Business Management

Code: 8340101

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
1. Research Objective
Assessing the current status of State budget revenue and expenditure in Yen
Dung District, Bac Giang Province in recent years, in order to orienting and proposing
solutions to improve the management of State budget revenue and expenditure in Yen
Dung District, Bac Giang Province in the coming time.
2. Research Methods
Socio-economic, natural and environment conditions data and policies related to
socio-economic development of the District that are collected from the Finance - Planning

Division, Tax Department, Statistics Departmenta and reports, books, magazines...
Analytical method: Descriptive statistics method, Comparative statistics method.
3. Main results and conclusions
The thesis has achieved the following results: Firstly, the current status of State
budget revenue and expenditure in Yen Dung District, Bac Giang Province had been
clarified; Secondly, assessed the current situation and brought out the advantages and
disadvantages in State budget revenue and expenditure management such as: the estimation
is formal and inaccurate; the budget expenditures are scattered or not up to the set norms;
the report settlement is slow and not express the high quality, etc. Thirdly, the thesis had
proposed solutions to improve the management of State budget revenue and expenditure in
Yen Dung District, Bac Giang Province as follows: improve the the quality of estimation
task; complete the budget estimate implement; improve the quality of settlement task;
coordinate with the State Treasury to maximizing the function of controlling State budget
revenue and expenditure; improve the quality of financial officials and technological
investment to serving the State budget revenue and expenditure management.
4. Conclusions
- This thesis has pointed out the causes, and limits that led to the estimation, the
implementation, finalization and examination which have been carried out according to
the regulations but have not brought about the expected results. The estimation task was

x


still not close to the district actual situation, due to the unforeseen tasks arising in the
year, the guiding documents change regularly, so agencies can not catch up.
- The implementation achieved high results: The total revenue in 2015 increased
by 0,93% compared to 2014, in 2016 increased by 13,18% compared to 2015, of which
land use fees accounted for highest; the expenditure situation in 2016 increased by
14,1% compared to 2015, of which expenditure on capital construction, current
expenditure, expenditure on education cause a high proportion.

- Every year, the settement and inspection have been carried out closely, 02, 04,
06 times of inspection are carried out in 2014, 2015, 2016 respectively, and handled to
collect 257 million VND of remittances to the budget.
- Solutions to improve the management of State budget revenue and expenditure
in Yen Dung District, Bac Giang Province in the period 2016 - 2020 include: a.
Complete the budget management apparatus organization at district level; b. Improve
the quality of budget estimation; c. Renovate of budget revenue and expenditure
management; d. Focus on budget settlement; e. Strengthen the financial inspection and
control of state budget expenditure.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước
gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao
gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân (Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015).
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, việc giải quyết cân đối giữa thu- chi cũng
được xem là nhiệm vụ hàng đầu để quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Song việc
tăng trưởng kinh tế luôn luôn không đáp ứng kịp với yêu cầu chi tiêu của Chính
phủ cho đời sống xã hội, nên thường xảy ra tình trạng bội chi ngân sách ở nhiều
nước trên thế giới. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Việc lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán
ngân sách nhà nước hàng năm đã được thực hiện theo quy định của Luật NSNN.
Tuy vậy, trên thực tế các khâu này vẫn mang tính hình thức, áp đặt, chưa phản
ánh đúng thực trạng khách quan của từng địa phương, do đó ảnh hưởng khơng

nhỏ đến cơng tác quản lý NSNN. Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ (công chức,
viên chức) làm công tác tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng cịn
nhiều hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực quản lý, không đáp
ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm gần đây q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt
Nam nói chung và hu ̣n n Dũng - Bắ c Giang nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ
và thu được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung
của Bắ c Giang và của cả nước. Trong q trình đó huyện n Dũng, tỉnh Bắc
Giang đã có sự vươn lên nhất định.
Yên Dũng là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên
trên 19.100 ha, dân số trung bình 135.599 người, gồm 19 xã và 02 thị trấn.
Huyện có vị trí nằm sát thành phố Bắc Giang, nằm liền kề với khu tam giác kinh
tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh;
có 2 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1, Quốc lộ 17) và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299,
299B, đường Tây Yên Tử) chạy qua địa bàn huyện, ngoài ra cịn có hệ thống

1


giao thông đường thuỷ thuận lợi do huyện được bao bọc bởi 3 con sông (sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Đảng bộ huyện có truyền thống, đồn kết
thống nhất; nhân dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Yên Dũng được
xác định là một trong 4 huyện, thành phố trọng điểm của tỉnh Bắc Giang trong
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Tuy nhiên, với cơ
cấu kinh tế như những năm vừa qua cho thấy nền kinh tế Yên Dũng chưa phát
triển hài hịa do cịn có biểu hiện mất cân đối giữa khu vực sản xuất (công
nghiệp- xây dựng; nơng- lâm - nghiệp) và khu vực dịch vụ vì tốc độ tăng trưởng
của khu vực sản xuất tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của khu
vực dịch vụ. Các khu công nghiệp mở ra đã thu hút và tạo việc làm, thu nhập cho
người lao động trên địa bàn huyện cũng như các vùng lân cận. Đi đơi với đó là

tình hình an ninh, trật tự an tồn xã hội ở huyện có những diễn biến phức tạp; có
bất cập yếu kém trong cơng tác quản lý nhân lực, quản lý đất đai, tài chính ngân
sách, đầu tư xây dựng cơ bản.
Thực hiện dự toán ở huyện chưa trọng tâm, trọng điểm, nhiều nhiệm vụ
không đảm bảo kịp thời trong khi đó chính sách, chế độ thay đổi và bổ sung
nhiều. Trước tình hình đó việc tìm giải pháp hồn thiện quản lý thu chi ngân sách
nhà nước cấp huyện đang cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, ổn định kinh tế, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí, chủ động dành nguồn để chi cho công tác an sinh xã hội, chi cho
giáo dục, y tế, quốc phịng, an ninh và chính sách xã hội, nhiệm vụ khác tại địa
phương. Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Quản lý thu chi ngân sách Nhà
nước tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thu, chi NSNN
cấp huyện, phát hiện ra những bất cập cần xử lý; để từ đó đề xuất các quan điểm,
định hướng và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu, chi NSNN cấp
huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu chi ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng quản lý thu chi NSNN cấp huyện Yên Dũng, tỉnh

2


Bắc Giang trong những năm gần đây.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu chi ngân sách
cấp huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào công tác quản lý NSNN cấp huyện từ khâu lập dự toán,
quản lý thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, cho đến khâu kiểm tra giám sát
thu, chi ngân sách để tìm ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu, chi
NSNN cấp huyện.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một cách hệ thống các
hoạt động quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang
* Phạm vi thời gian số liệu sử dụng trong nghiên cứu đề tài:
Các dữ liệu, số liệu liên quan đến công tác quản lý ngân sách cấp huyện
Yên Dũng đuợc thu thập để đánh giá, phân tích trong giai đoạn 3 năm từ năm
2014 đến năm 2016.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 2017 đến 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước
a. Ngân sách nhà nước
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Luật
Ngân sách Nhà nước, 2015).
Thu NSNN là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động,

tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là quá trı̀nh phân phố i và sử du ̣ng quỹ NSNN
theo nguyên tắ c không hoàn toàn trả trưc̣ tiế p nhằ m trang trải cho chi phı́ bô ̣ máy
nhà nước và thư ̣c hiện các chức năng kinh tế - xã hô ̣i của nhà nước.
b. Quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một
hệ thống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, hướng đế n
mục tiêu cuối cùng mà chủ thể quản lý theo đuổi. Quản lý là hoạt động có mục đích
của chủ thể tn theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời
hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ liên kết với nhau từ kế hoạch – tổ chức thực
hiện – động viên phối hợp – điều chỉnh – kiểm tra.
Quản lý nói chung được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng công cụ và phương pháp thích hợp
nhằm đạt được những mục tiêu đã định.
Như vâ ̣y, quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN
thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ
quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu
đã định.(Phạm Văn Thịnh, 2011)

4


Quản lý thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các cơng cụ
chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngồi thuế
vào NSNN nhằm đảm bảo tính cơng bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh
phát triển. Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, do đó
địi hỏi sự quản lý chặt chẽ để bắt buộc chủ thể kinh tế phải tuân thủ thực hiện
theo pháp luật
Quản lý chi NSNN là quá trı̀nh phân phố i lại quỹ tiề n tê ̣ tâ ̣p trung mô ̣t

cách có hiê ̣u quả nhằ m thực hiê ̣n chức năng của nhà nước trên cơ sở sử du ̣ng hê ̣
thớ ng chính sách, pháp l ̣t.
Quản lý ngân sách phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình
ngân sách (từ lập dự tốn – chấp hành ngân sách – quyết toán ngân sách); phải
đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi ngân sách trong hệ
thống ngân sách các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của ngân sách; quản lý rành
mạch, công khai để mọi đối tượng biết trong suốt chu trình ngân sách và phải
được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách (gồm cả
cơ quan quản lý và các cơ quan, đối tượng thụ hưởng), tạo tiền đề cho mọi đối
tượng có thể nhìn nhận được hiệu quả các chương trình hành động của chính
quyền các cấp trên các cơ sở các chính sách tài chính quốc gia.
2.1.1.2. Nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách nhà nước
Theo quy định của Luật NSNN, quản lý ngân sách nói chung và ngân sách
địa phương nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN.
Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi của Nhà nước đều phải phản
ánh đầy đủ, rõ ràng trong dự toán NSNN để cơ quan lập pháp thông qua mà
không được phép bù trừ giữa các khoản thu, chi hay dành chuyên một khoản thu
nào đó để trang trải cho một khoản chi nhất định; mọi khoản chi phải được vào
sổ và quyết toán một cách rõ ràng. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn
mới phản ánh đúng mục đích, chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các
khoản thu, chi.
Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức Nhà nước lập và
sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của NSNN đều

5


phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội, HĐND các cấp phê chuẩn, nếu

không việc phê chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ khơng có cơ sở và căn cứ đầy
đủ, khơng có giá trị.
- Ngun tắc thống nhất trong quản lý NSNN
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng
cường sức mạnh vật chất của Nhà nước. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của
Nhà nước là thông qua các hoạt động thu, chi của NSNN. Nguyên tắc thống nhất
trong quản lý NSNN được thể hiện:
Mọi khoản thu, chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của
Luật NSNN, phải được đưa vào dự toán hàng năm và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Tất cả các khâu trong chu trình NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt
dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở trung ương là Quốc hội, ở địa
phương là HĐND.
Hoạt động NSNN địi hỏi phải có sự thống nhất với các hoạt động kinh tế,
hoạt động xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia là nền tảng
của hoạt động NSNN. Hoạt động NSNN phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội,
đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế xã hội.
- Nguyên tắc cân đối ngân sách
Cân đối NSNN ngồi sự cân bằng về thu, chi cịn là sự hài hòa, hợp lý
trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành, các cấp.
- Ngun tắc cơng khai hóa, minh bạch NSNN
Tính cơng khai hóa NSNN: Chính sách thu, chi NSNN gắn với chương
trình hoạt động của chính phủ phải được cụ thể hóa bằng số liệu. NSNN phải
được quản lý rành mạch, cơng khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan
tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình và phải
được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN.
Tính minh bạch bao gồm các nội dung sau:
+ Thứ nhất, sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm.
+ Thứ hai, tính sẵn có của thơng tin cho công chúng.


6


+ Thứ ba, chuẩn bị dự toán, thực hiện và báo cáo ngân sách công khai.
+ Thứ tư, bảo đảm tính nhất quán.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác.
Nguyên tắc này là cơ sở tạo tiền đề cho mỗi người dân có thể nhìn nhận
được chương trình hoạt động của Chính quyền địa phương và chương trình này
phải được phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phương.
Ngun tắc này địi hỏi NSNN được xây dựng rành mạch, có hệ thống;
các dự toán thu, chi phải được tính toán một cách chính xác và phải đưa vào kế
hoạch ngân sách; không được che đậy, bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi
NSNN, không được phép lập quỹ đen, ngân sách phụ.
- Nguyên tắc niên độ kế toán.
Nguyên tắc này yêu cầu dự toán ngân sách phải được cơ quan có thẩm
quyền quyết định cho từng năm và việc sử dụng kinh phí đã được duyệt cũng
giới hạn trong năm theo dự toán đã được duyệt. Mặc dù trên thực tế có một số
ngoại lệ cho phép được chuyển nguồn kinh phí từ năm trước sang năm sau hay
nhiều nước đã xây dựng kế hoạch chi tiêu trung hạn nhưng về cơ bản nguyên tắc
truyền thống này cho đến ngày nay vẫn được tôn trọng trong Luật NSNN. Bởi lẽ
trong khoảng thời gian không quá dài mới có thể tạo điều kiện cho các cơ quan
dân cử giám sát được các hoạt động ngân sách một cách hiệu quả.
2.1.1.3 Hệ thống tổ chức ngân sách Nhà nước
- Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ với nhau
trong việc tập trung và phân phối, sử dụng nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ
chi. Cấp ngân sách được hiểu là một bộ phận của hệ thống, có quyền chủ động
khai thác các khoản thu, sử dụng các khoản thu đáp ứng nhu cầu chi và đảm bảo
cân đối được ngân sách. Hệ thống ngân sách và cơ cấu của hệ thống ngân sách
chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của một Nhà
nước và việc phân chia lãnh thổ hành chính sơ đồ 2.1.

- Tổ chức hệ thống NSNN là việc xác lập các cấp NS, xác định nhiệm vụ
quyền hạn của các cấp chính quyền từ Trung ương (TƯ) đến Địa phương (ĐP)
trong điều hành ngân sách, tổ chức phân định thu, chi và xác định quan hệ giữa
các cấp ngân sách trong q trình: lập- chấp hành- quyết tốn ngân sách.

7


NSNN VIỆT NAM

Ngân sách TW

Các bộ, ngành trực thuộc
Trung ương

Ngân sách ĐP

Ngân sách tỉnh,
Thành phố

Ngân sách quận,
huyện

Ngân sách cấp
huyện

Ngân sách cấp xã

Sơ đồ 2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước
Hệ thống NSNN là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước.

Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là
chế độ xã hội của một nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. Thơng thường
ở các nước hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính. Ở
nước ta với mơ hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức
theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa
phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách
thành phố (hay tỉnh), ngân sách quận (huyện), ngân sách xã (phường).
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương”. Nhìn một cách tổng thể, quy định này cho thấy mơ hình về tổ chức hệ
thống NSNN gồm hai cấp là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm vụ
chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác định tổng khối lượng thu, chi
trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương. Luật NSNN 2015 đã trao quyền
quyết định cho cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh trong việc phân phối nguồn
thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Các bộ phận cấu thành
của ngân sách địa phương theo quy định của luật 2015: “Ngân sách địa phương

8


bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân”. Vì vậy ngân sách địa phương cũng gồm ngân sách tỉnh, ngân sách
huyện và ngân sách xã.
Như vậy, nói một cách đầy đủ, hệ thống NSNN ở Việt Nam gồm 2 cấp:
Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong đó ngân sách địa phương
gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo
nguyên tắc tập trung và dân chủ, thể hiện:
- Tính thống nhất: địi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp
thành một thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng

định mức chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách.
- Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập
trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới
chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên
nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình.
- Tính dân chủ: dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ
ngân sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được
quyền chi phối ngân sách cấp mình.
2.1.1.4. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý NS là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn
của chính quyền các cấp, các đơn vị dự tốn NS trong việc quản lý NS nhà nước
phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước
và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương được phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Việc phân cấp
nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù
hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn
thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính- ngân sách để quản lý tốt, có hiệu
quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp. Kết thúc mỗi kỳ ổn định
ngân sách, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp, theo
thẩm quyền quy định tại các Điều 15, 16 và 25 của Luật Ngân sách Nhà nước,
Quốc hội, Hội đồng nhân dân điều chỉnh mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân

9


cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu
giữa ngân sách các cấp.
Phân cấp quản lý NSNN không những tạo ra nguồn lực tài chính mang

tính độc lập tương đối để mỗi cấp chính quyền chủ động thực hiện các chức năng
nhiệm vụ của mình, mà cịn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư
địa phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương.
Nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài chính Nhà nước nằm ở việc
phân định chức năng, nhiệm vụ giữa trung ương với địa phương, giữa cấp trên và
cấp dưới về quản lý tài chính nhà nước- với nội hàm chủ yếu là NSNN. Về thực
chất, đó là việc giải quyết vấn đề về nguồn lực tài chính để thực hiện các nhu cầu
và nhiệm vụ chi tài chính của các cấp chính quyền, giải quyết mối quan hệ tài
chính giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, hoạc giữa các
cấp chính quyền tại mỗi địa phương. Nội dung phân cấp QLNN về tài chính,
ngân sách được thể hiện trên các bình diện chủ yếu sau: Xác định thẩm quyền
quyết định tài chính, ngân sách; xác định một số quyền quan trọng, chủ yếu, cụ
thể về tài chính, ngân sách; xác định thẩm quyền ban hành các chế độ tài chính;
phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi; xác định cơ chế tài trợ giữa trung ương và
địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới. (Nâng cao năng lực quản lý tài chính công
ở địa phương, Ban quản lý dự án, 2007).
2.1.2. Ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận) trong hệ thống ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thơng qua
việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác
động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Ngân sách Nhà nước gồm NS trung ương và ngân sách địa phương, ngân
sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng
nhân dân (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã). Ngân
sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện),
bao gồm ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn. Theo Bộ Tài Chính
thì Ngân sách huyện (quận) là quỹ tiền tệ tập trung của huyện (quận) được hình
thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chi trong phạm vi huyện (quận).
Ngân sách huyện là một cấp ngân sách của chính quyền huyện do UBND
huyện xây dựng, quản lý và sử dụng. Do HĐND cùng cấp quyết định và giám sát

quá trình tổ chức thực hiện.

10


2.1.2.2. Đặc điểm ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp chính quyền là nội dung
cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nước và đang trở thành chủ đè được quan tâm
hiện nay trong cải cách hoạt động của khu vực công ở đa số các nước trên thế giới.
Luật ngân sách của các nước đều có quy định cách thức phân chia nhiệm vụ, quyền
hạn về ngân sách giữa các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước.
- Để chính quyền cấp huyện chủ động thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của mình, mà cịn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa
phương tích cực khai thác các tiềm năng của mình để phát triển địa phương.
- Ngân sách huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa
ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân
bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện.
- Các hoạt động thu- chi của ngân sách huyện luôn gắn với chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền huyện theo luật định, đồng thời ln chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan chính quyền lực nhà nước ở cấp huyện. Chính vì vậy, các
chỉ tiêu thu- chi của ngân sách huyện ln mang tính pháp lý.
- Ngân sách huyện vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một đơn
vị dự tốn. Bởi vì ngân sách huyện thực hiện thu- chi của một cấp ngân sách và
là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên, đồng thời cấp bổ sung cho ngân
sách cấp xã.
Có thể nói việc phân cấp quản lý ngân sách và ngân sách huyện trở thành
một cấp ngân sách là cơ sở để từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngân
sách. Nó đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo mới, nền tài chính quốc
gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.


Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã phát huy được vẫn còn
những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm của các ban,
ngành, sự tâm huyết của các cá nhân phối hợp cùng giải quyết.
2.1.2.3. Vai trò ngân sách Nhà nước huyện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
địa phương
Ngân sách huyện có vai trị cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại
và hoạt động của chính quyền huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một

11


cơng cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do Ngân sách huyện là một cấp
Ngân sách trung gian ở giữa Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách cấp xã nên đôi khi
Ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trị của mình đối với kinh tế địa phương.
Do vậy để chính quyền huyện thực thi được hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế xã
hội mà nhà nước giao cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhà nước, kinh
tế địa phương trên các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp nông thôn tại địa bàn thì
cần có một Ngân sách huyện đủ mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là
một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vì thế cần làm tốt công tác phân cấp
quản lý Ngân sách huyện một cách hiệu quả để Ngân sách huyện thực sự là một
cấp Ngân sách mạnh tạo điều kiện chủ động cho chính quyền địa phương thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện vai trò nhà nước, bảo vệ an ninh
trật tự của huyện: Là một cấp chính quyền, huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ
thống các cơ quan, đồn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của nhà
nước. Để các cơ quan đó hoạt động được cần có một quỹ tài chính tập trung cho
nó, đó là ngân sách huyện. Với bộ máy công chức, viên đang làm việc hiện nay
hàng năm ngân sách nhà nước phải tốn một khoản khơng nhỏ. Để tránh lãng phí và

sai phạm thì địi hỏi mỗi cấp ngân sách, từ ngân sách cấp huyện với tư cách là
ngân sách của các đơn vị cơ sở cần quản lý chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế
độ, hạn mức làm cho bộ máy nhà nước hoạt động tốt nhất mà vẫn tiết kiệm và hiệu
quả. Trong các chức năng của nhà nước có chức năng đảm bảo an ninh quốc
phịng- trật tự có một vai trị đặc biệt quan trọng. Đây là cơng cụ quyền lực của nhà
nước, nó bảo vệ ý chí của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện an toàn để huyện phát
triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng này hoạt động thì ngân sách huyện cần
phải có kế hoạch cụ thể và chi tiết, có các khoản dự phịng hợp lý.
- Nó là cơng cụ thức đẩy, phát triển và ổn định kinh tế: Để thực hiện tốt
chiến lược kinh tế- tài chính thì ngân sách cấp huyện cần sử dụng các cơng cụ
sẵn có của mình để điều tiết, định hướng. Ngân sách là cơng cụ đắc lực. Sẽ
khơng có một cơ cấu kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Từ thực
tế địa phương mà huyện căn cứ thế mạnh của mình để định hướng, hình thành cơ
cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời huyện phải cung cấp kinh phí, vốn
đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động. Vì nguồn thu ngân sách chủ yếu từ các doanh nghiệp. Thuế là phương

12


tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế, huyện có thể sử dụng cơng cụ này
để điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- Ngân sách huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, bảo
đảm công bằng xã hội, gìn giữ mơi trường:
+ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế chạy theo lợi nhuận do đó sẽ có một
lượt các vấn đề xảy ra: tình trạng thất nghiệp, sự phân chênh lệch giàu nghèo tăng,
ô nhiễm mơi trường, chăm sóc người già và trẻ nhỏ,... là mặt trái của nền kinh tế
thị trường. Để làm tốt cơng tác an sinh xã hội thì ngay từ cấp huyện đã phải theo
dõi và nắm bắt từ cấp cơ sở (cấp xã) để có biện pháp kịp thời, giải quyết.
+ Song song với việc quan tâm đến đến đời sống vật chất thì ln phải

quan tâm đến đời sống tinh thần, văn hóa của người dân thơng qua các sân chơi
văn nghệ, giải trí lành mạnh và tiến bộ; các dịch vụ y tế, giáo dục được nâng cao
nhưng đồng thời giảm được chi phí cho người dân đểmọi người dân đều được
học hành và chăm sóc sức khỏe.
2.1.2.4. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện
- Ngân sách huyện (quận) sau đây goi là NSNN cấp huyện hoặc quận, thu
ngân sách huyện là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trị
quan trọng, quyết định đến việc chi ngân sách huyện. Thu ngân sách huyện gồm
các loại chính: Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách; các khoản thu
ngân sách huyện hưởng 100% (các khoản thuế theo quy định, phí, lệ phí, thu thanh
lý,...); thu bổ sung; thu kết dư ngân sách và thu chuyển nguồn ngân sách huyện.
Nguồn thu ngân sách cấp huyện bao gồm:
- Các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100%:
+ Các khoản thu từ thuế bao gồm: Thuế nhà đất, thuế tài nguyên (không
kể thuế tài ngun hoạt động dầu khí); Thuế mơn bài; Thuế chuyển quyền sử
dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Thu từ phí và lệ phí bao gồm: Lệ phí trước bạ; phần nộp ngân sách theo
quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí do các cơ quan đơn vị thuộc địa
phương tổ chức thu, không kể phí xăng dầu;
+ Các khoản thu ngồi thuế bao gồm: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất,
thuê mặt nước, không kể tiền thu thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí; tiền
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước; thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương; tiền thu hồi vốn

13


×