Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 127 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG
TRÊN SÔNG TẠI HUYỆN NAM SÁCH,
TỈNH HẢI DƯƠNG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Hồ Ngọc Ninh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. các kết quả nêu trong
luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Hồ Ngọc Ninh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch&Đầu tư, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thơn - Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức xã Nam Tân, xã Thái
Tân, xã Nam Hưng, UBND huyện Nam Sách và các hộ nuôi cá lồng trên sông đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ......................................................................................................................... iii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, đồ thị, hộp............................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng trên sông ................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5

2.1.1.


Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 5

2.1.2.

Quy trình ni cá lồng ...................................................................................... 7

2.1.3.

Vai trị của phát triển nuôi cá lồng ................................................................... 9

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông.................. 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nuôi cá lồng trên sông........................... 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 14

2.2.1.

Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở Việt Nam ............................................. 14

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng ở một số địa phương trong nước ......... 17


2.2.3.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 22

2.2.4.

Kinh nghiệm rút ra cho huyện Nam Sách trong phát triển nuôi cá lồng
trên sông. ........................................................................................................ 23

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 24

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 27

3.1.3.

Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nam Sách ............................ 32


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 34

3.2.2.

Chọn mẫu điều tra .......................................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 35

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 35

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 36

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 38
4.1.


Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ..................................................................................... 38

4.1.1.

Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông
trên địa bàn huyện Nam Sách......................................................................... 38

4.1.2.

Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách ........ 66

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn
huyện Nam Sách............................................................................................. 76

4.2.1.

Công tác tuyên truyền về phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn
huyện Nam Sách............................................................................................. 76

4.2.2.

Ảnh hưởng của điều kiện của hộ nuôi cá lồng ............................................... 78

4.2.3.

Trình độ và năng lực của cán bộ lãnh đạo huyện Nam Sách ......................... 83


4.2.4.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ................................................................. 84

4.2.5.

Chính sách của địa phương đối với phát triển nuôi cá lồng trên sông ........... 85

4.2.6.

Thị trường tiêu thụ cá lồng thương phẩm....................................................... 87

4.3.

Đề xuất định hướng và hoàn thiện giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá
lồng trên sông tại huyện nam sách tỉnh Hải Dương ....................................... 88

4.3.1.

Quan điểm và định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện
Nam Sách ....................................................................................................... 88

iv


4.3.2.

Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn
huyện Nam Sách............................................................................................. 89


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 99
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 99

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 100

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 102
Phụ lục ...................................................................................................................... 105

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

CC


Cơ cấu

CN – TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

KHKT

Khoa học kĩ thuật

NN

Nông nghiệp

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

TL

Tỷ lệ


TM – DV

Thương mại dịch vụ

TNMT

Tài nguyên môi trường

Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Sách năm 2014-2016 ............. 28

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách năm 2014-2016 ....... 31

Bảng 3.3.

Cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách qua 3 năm 2014 – 2016 ......................... 33

Bảng 3.4.

Số lượng mẫu điều tra................................................................................ 34

Bảng 3.5.

Số lượng hộ điều tra nuôi cá lồng huyện Nam Sách ................................. 35

Bảng 4.1.

Tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam
Sách qua 3 năm 2014 – 2016 ..................................................................... 40

Bảng 4.2.

Tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông tại 3 xã điều tra .......... 41

Bảng 4.3.


Thực trạng quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông của các hộ
điều tra ....................................................................................................... 44

Bảng 4.4.

Đánh giá của cán bộ và thương lái về khó khăn trong quy hoạch phát
triển ni cá lồng trên sơng ....................................................................... 44

Bảng 4.5.

Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn
huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014 – 2016.......................................... 45

Bảng 4.6.

Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi cá lồng trên sông
của các hộ điều tra ..................................................................................... 46

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ và hộ về khó khăn khi đầu tư cơ sở hạ tầng ni
cá lồng trên sông ........................................................................................ 47

Bảng 4.8.

Nguồn huy động vốn cho phát triển nuôi cá lồng trên sông của các
hộ điều tra .................................................................................................. 48

Bảng 4.9.


Số vốn trung bình 1 hộ điều tra ni cá lồng trên sơng ............................. 49

Bảng 4.10. Khó khăn trong huy động vốn cho phát triển nuôi cá lồng trên sông
của các hộ điều tra ..................................................................................... 50
Bảng 4.11. Thực trạng chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông ở
huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014 – 2016.......................................... 51
Bảng 4.12. Nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng
trên sông của các hộ điều tra ..................................................................... 53
Bảng 4.13. Thực trạng tham gia tập huấn nuôi cá lồng trên sông của các hộ
điều tra ....................................................................................................... 54

vii


Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ điều tra áp dụng một số tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá lồng
trên sông .................................................................................................... 54
Bảng 4.15. Khó khăn khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá lồng trên sông
của các hộ điều tra ..................................................................................... 55
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ và hộ về khó khăn trong chuyển giao khoa học
kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông.................................................................. 56
Bảng 4.17. Thực trạng nguồn cung cấp giống cá và hình thức thanh tốn của các
hộ điều tra .................................................................................................. 57
Bảng 4.18. Thực trạng về nguồn mua thức ăn và hình thức thanh tốn của các hộ
điều tra ....................................................................................................... 57
Bảng 4.19. Các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ cá lồng thương phẩm ở huyện
Nam Sách .................................................................................................. 59
Bảng 4.20. Nguồn cung cấp thông tin về cá lồng thương phẩm cho các thương
lái ở huyện Nam Sách ................................................................................ 59
Bảng 4.21. Thực trạng liên kết của các hộ nuôi cá lồng trên sông .............................. 60
Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ và hộ về khó khăn thực hiện các giải pháp phát

triển thị trường tiêu thụ cá lồng ................................................................. 61
Bảng 4.23. Tình hình kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tại các khu vực nuôi cá
lồng trên địa bàn huyện Nam Sách ............................................................ 63
Bảng 4.24. Thực trạng quản lý môi trường khu vực nuôi cá lồng của các hộ điều
tra ............................................................................................................... 64
Bảng 4.25. Đánh giá của cá bộ quản lý về tình hình mơi trường khu vực ni cá
lồng trên sông ở Nam Sách........................................................................ 65
Bảng 4.26. Kết quả phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Nam Sách trong
giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................................ 66
Bảng 4.27. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá diêu hồng của các hộ điều tra........... 68
Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả nuôi cá trắm của hộ điều tra ..................................... 69
Bảng 4.29. Kết quả và hiệu quả nuôi cá chép của các hộ điều tra ............................... 71
Bảng 4.30. Tình hình tiêu thụ cá thương phẩm tại các hộ nuôi cá lồng ...................... 73
Bảng 4.31. Đánh giá của các đối tượng điều tra về khó khăn trong tiêu thụ cá
thương phẩm .............................................................................................. 74

viii


Bảng 4.32. Số thương lái được điều tra theo hình thức thu mua cá lồng
thương phẩm ............................................................................................. 75
Bảng 4.33. Đánh giá của hộ nuôi cá lồng về nguồn cung cấp thông tin về kỹ
thuật nuôi cá lồng trên sông....................................................................... 77
Bảng 4.34. Thông tin chủ hộ nuôi cá lồng được điều tra ............................................. 80
Bảng 4.35. Tình hình lao động của các hộ nuôi cá lồng được điều tra ........................ 81
Bảng 4.36. Đặc điểm nguồn vốn nuôi cá lồng của các hộ được điều tra ..................... 82
Bảng 4.37. Trình độ của một số cán bộ huyện Nam Sách có liên quan đến phát
triển nuôi cá lồng trên sông ....................................................................... 84
Bảng 4.39. Thực trạng sử dụng sông nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Nam Sách ........... 85


ix


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, HỘP
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách ............................................... 24
Biểu đồ 4.1. Chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí của các nhóm hộ ni cá lồng trên sông .................. 82
Biểu đồ 4.2. Chỉ tiêu lợi nhuận/cơng lao động của các nhóm hộ ni cá lồng
trên sông........................................................................................................ 83
Hộp 4.1.

Ý kiến của cán bộ về quy hoạch trong phát triển nuôi cá lồng trên sông
tại huyện Nam Sách ..................................................................................... 45

Hộp 4.2.

Ý kiến của cán bộ về tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá
lồng trên sông ở huyện Nam Sách ............................................................... 47

Hộp 4.3.

Ý kiến của hộ về đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông ..................... 47

Hộp 4.4.

Ý kiến của cán bộ về thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu
thụ cá lồng .................................................................................................... 61

Hộp 4.5 Ý kiến của hộ nuôi cá lồng về thực hiện các giải pháp phát triển thị
trường nuôi cá lồng ...................................................................................... 61
Hộp 4.6.


Ý kiến của cán bộ về tình hình tiêu thụ cá lồng thương phẩm trên địa
bàn huyện Nam Sách .................................................................................... 75

Hộp 4.7.

Ý kiến của thương lại về khó khăn khi thu mua cá lồng thương phẩm
trên địa bàn huyện Nam Sách....................................................................... 76

Hộp 4.8.

Ý kiến của cán bộ được điều tra về tình hình tun truyền phát triển
ni cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách ................................................. 78

Hộp 4.9.

Ý kiến của hộ đươc điều tra về tình hình tuyên truyền phát triển nuôi
cá lồng trên sông .......................................................................................... 78

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt
Tên luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp.

Mã số: 60.62.01.15


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sơng ở huyện Nam Sách, đề xuất hồn thiện
các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng phát triển nuôi cá lồng và thực hiện các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên
sông huyện Nam Sách; Kết hợp phươg pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các
đối tượng liên quan như cán bộ chính quyền địa phương có liên quan (cấp huyện, xã),
khuyến nơng/ngư, các hộ nuôi cá lồng, thương lái trên địa bàn huyện Nam Sách nhằm thu
thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê và thống kê so
sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận:
Huyện Nam Sách đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển ni cá lồng
phát huy tối đa tiềm năng diện tích mặt nước sông trên địa bàn huyện, tránh ô nhiễm
môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn 2014 – 2016 huyện Nam
Sách đã đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ni cá
lồng trên sơng. Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi cá lồng trên sông đã
được huyện Nam Sách chú trọng. Huyện Nam Sách đã thường xuyên tổ chức kiểm tra,
quan trắc môi trường để kiểm tra môi trường quanh khu vực nuôi cá lồng. Các giải pháp
hỗ trợ về tiêu thụ chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức nên chưa thực
sự hỗ trợ người nuôi cá lồng.
Trong giai đoạn 2014 – 2016 tình hình ni cá lồng trên sơng ở huyện Nam Sách
đã mở rộng quy mô, số lượng hộ và số lượng lồng cá đã tăng lên. Qua điều tra kết quả
nuôi một số loại cá lồng trên sông cho thấy: đối với các diêu hồng có thời ni ngắn,

xi



mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là các hộ có quy mơ ni lớn. Đối với cá trắm,
thời gian sinh trưởng dài, có giá bán cao, hiệu quả kinh tế đạt được cao ở hộ có quy mô
nuôi lớn. Các hộ nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách đang huy động vốn từ các nhiều
nguồn như ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, người thân…
trong đó vốn đi vay chiếm tỷ lệ cao hơn. Về nguồn giống đầu vào các hộ mua từ trại các
giống và một số đơn vị tư nhân khác, số hộ từ sản xuất cá giống trên địa bàn huyện Nam
Sách cịn rất ít, số lượng cá giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ni cá lồng. Tình hình
tiêu thụ cá lồng ở huyện Nam Sách được các thương lái thu mua và chủ hộ phải mang đi
tiêu thụ, tuy nhiên cá lồng ở huyện Nam Sách chưa có thương hiệu trên thị trường, sản
phẩm bán trên thị trường rộng nhưng theo hình thức tự phát. Vấn đề môi trường ở khu
vực nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách hiện đang gặp ô nhiễm do nhiều nguyên nhân như
chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ nuôi cá lồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng
trên sông ở huyện Nam Sách trong thời gian qua gồm có cơng tác tun truyền phát
triển ni cá lồng trên sơng, đặc điểm của hộ ni cá lồng; trình độ của cán bộ lãnh đạo;
điều kiện tự nhiên; thị trường tiêu thụ cá lồng; chính sách của địa phương đối với phát
triển nuôi cá lồng.
Một số giải pháp phát triển ni cá lồng trên sơng được đề xuất hồn thiện trong
thời gian tới như sau: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền phát triển nuôi cá lồng
trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách; Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch
nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách; Tăng cường thu hút đầu tư và phát triển cơ
sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam
Sách; Đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao khoa học học kỹ thuật trong nuôi cá lồng trên
sông tại huyện Nam Sách; Đẩy mạnh công tác quản lý môi trường, dịch bệnh trong phát
triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách; Tăng cường hoạt động phát triển thị
trường tiêu thụ cá lồng thương phẩm ở huyện Nam Sách.

xii



THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Nguyet
Thesis title: Solutions for the development of cage fish farming in river of Nam Sach
District, Hai Duong Province.
Advisor: Dr. Ho Ngoc Ninh
Major field: Agricultural Economics.

Code: 60.62.01.15

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective of the study:
it aims to provide policy measures and recommendations to promote the
development of cage fish farming in river of Nam Sach District in the near future based
on the analysis and assessment of implementing solutions for developing cage fish
farming in river of the district.
Research methods:
This study utilized both secondary data and primary data. The secondary data
about current development of cage fish farming and the implementation of solutions for
developing cage fish farming in river of Nam Sach District was collected. Primary data
was collected from different stakeholders including local government officials at
commune and district levels, extension workers, cage fish farmers, and traders in Nam
Sach District. This study used descriptive statistics and comparative statistics methods
for data analysis in order to deeply understand current development of cage fish farming
and the implementation of solutions for developing cage fish farming in river of Nam
Sach District, Hai Duong Province.
Main findings and conclusions:
Nam Sach District has made certain plans for the development of cage fish culture
to utilize the potential of water surface area in the district, avoid environmental

pollution and acheive high economic efficiency. In the period 2014 - 2016, Nam Sach
District has invested in infrastructure to improve the quality of cage fish development in
river. The science and technology transfers on cage fish culture in river was paid
attention in Nam Sach district. Nam Sach district regularly inspects and monitors the the
environment surrounding cage fish farming areas. Consumption support
solutions/policies have not been properly paid attention by local authorities, so they
have not really supported cage fish farmers.

xiii


During the period 2014 - 2016, the cage fish farming in river of Nam Sach District
has expanded, the number of households and the number of cages has increased. The
survey results of some species of cage fish in river, it was found that for short-lived red
snapper, it has high economic efficiency, especially for large scale households. For carp,
long growing time, high selling price, high economic efficiency is achieved in
households with large scale. Cage fish farmers in Nam Sach District are mobilizing
capital from various sources such as social policy banks, commercial banks, credit
funds, relatives ... of which borrowing capital accounts for a higher proportion. In terms
of seed sources of inputs purchased from breeding farms and some other private
enterprises, the number of fingerlings production households in Nam Sach District is
very small and the number of fingerlings is not enough to meet the demand. The cage
fish products in Nam Sach District is purchased by local traders and the head of
household has to bring to market for selling it. However, cage fish products in Nam
Sach District has no brand in the market and sold in a spontaneous form. The
environmental problem in cage fish farming in Nam Sach District is currently polluted
due to various causes such as domestic, industrial, agricultural and fish waste.
The research results show that the factors affecting the development of cage fish
culture in rivers of Nam Sach District include propaganda on the development of cage
fish farming in river, characteristics of cage fish farmers; Qualification of leading

cadres; natural condition; Cage fish consumption market; Local policy for cage fish
culture development.
Some solutions for developing cage fish farming in river of Nam Sach District
are proposed in the coming time as follows: Raising the quality of propaganda for the
development of cage fish culture in river; Improving the quality of cage fish culture
planning in Nam Sach District; Attracting investment and developing infrastructure
for meeting the requirements of developing cage fish in river; Promote training and
transfers of science and technology in cage fish culture in Nam Sach District; Promote
environmental and disease management in the development of cage fish culture in
river; Strengthen the development of commercial cage fish consumption market in
Nam Sach district.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thủy sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đóng vai trị quan
trọng trong cung cấp thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Nhu cầu
thủy sản trên toàn cầu ngày càng tăng do sự phát triển của dân số thế giới trong
khi nguồn tài nguyên khai thác có giới hạn, vì vậy ngành ni trồng thủy sản
phát triển để bù đắp những thiếu hụt đó, làm giảm áp lực đối với thủy sản tự
nhiên và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nghề nuôi cá bằng lồng là một nghề nuôi trồng thuỷ sản mới được phát
triển mạnh trong một vài năm trở lại đây như ở các tỉnh Phú Thọ, Thái Ngun,
Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, các tỉnh Đồng
bằng Sơng Cửu Long (Bộ NN&PTNT, 2015). Với nhiều ưu điểm so với nuôi
trong ao như nước thường xuyên được thay đổi nên có thể nuôi cá ở mật độ cao;
môi trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá nên cá lớn
nhanh; hao hụt ít, hạn chế được dịch hại; chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi;

năng suất cao … Đặc biệt là do tận dụng môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt
cá thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng. Đây là một nghề mới mang lại hiệu
quả kinh tế cao mà tiết kiệm được rất nhiều diện tích mặt nước Hiện nay, quy
hoạch và phát triển nuôi cá lồng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam, từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ
lực. Ni cá lồng khơng chỉ đóng vai trị quan trọng đối với việc gia tăng sản
lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp
tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái. Trong xu thế hội nhập và
tồn cầu hóa như hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp
ứng được sở thích của người tiêu dùng là một u cầu có tính sống cịn của
nền kinh tế. Vì vậy phải nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp nói chung và
sản xuất ni cá lồng nói riêng, áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật,
tìm ra những giải pháp phát triển sản xuất bền vững để các sản phẩm thủy sản
có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước cũng như nước ngồi. Nhiều
chính sách lớn khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản đã ra đời, trong đó
có Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát nuôi cá lồng đến năm 2020, tầm

1


nhìn đến năm 2030, đó là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển nuôi
cá lồng tương lai.
Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương có hệ thống giao thơng rất thuận lợi: có
đường thuỷ của ba con sơng lớn là Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu. Đây là một
trong những huyện có phong trào ni cá lồng trên sông phát triển của tỉnh.
Theo số liệu điều tra năm 2016, tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam
Sách là 174 hộ, với 1.872 lồng nuôi, sản lượng cá lồng thương phẩm đạt
7.787,52 tấn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc ni cá

lồng trên sông của huyện trong những năm gần đây cịn gặp nhiều khó khăn
như: hoạt động ni cá lồng vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán thiếu quy hoạch đồng
bộ, sản phẩm hàng hố khơng tập trung; người chăn ni cịn thiếu các kiến
thức về quy trình chăm sóc và ni cá đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm nên
chưa tiếp cận được thị trường xuất khẩu, dịch bệnh có xu hướng tăng, việc sử
dụng thuốc phịng trị bệnh cá chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chưa theo
hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật... gây thiệt hại cho nông dân, đội ngũ cán bộ kỹ
thuật chuyên ngành thuỷ sản cịn thiếu và yếu. Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra
các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông đạt hiệu quả
cao và ổn định là cần thiết. Xuất phát từ những u cầu thực tiễn đó, tơi tiến
hành đề tài: "Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực
hiện các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, đề xuất
hồn thiện các giải pháp phát triển ni cá lồng trên địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp phát triển
nuôi cá lồng trên sông.
- Đánh giá thực trạng phát triển và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên
sông tại huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014-2016.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển và các giải pháp
phát triển nuôi cá lồng trên sông của huyện Nam Sách.

2


- Đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách,

tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách đang
diễn ra như thế nào? Kết quả và hiệu quả đạt được ra sao?
(2) Hiện nay, địa phương đang thực hiện những giải pháp gì nhằm phát
triển ni cá lồng trên sông? Kết quả thực hiện các giải pháp này như thế nào?
Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện các giải pháp này là gì?
(3) Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển nuôi cá
lồng trên sông huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương?.
(4) Cần phải làm gì để phát triển ni cá lồng trên sông huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương trong thời gian tới?.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển nuôi cá lồng và các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm các cán bộ chính quyền địa
phương có liên quan, khuyến nơng/ngư, các hộ ni cá lồng, thương lái.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng và các giải
pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông của huyện Nam Sách, từ đó đề xuất các
giải pháp phát triển ni cá lồng trên sông của huyện Nam Sách.
- Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ năm 2014 đến 2016.
Số liệu sơ cấp về thực trạng phát triển nuôi cá lồng của các hộ dân trong
huyện được thu thập năm 2016.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017.
- Phạm vi không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, tập

trung nghiên cứu ở 3 xã là xã Nam Tân, xã Nam Hưng và xã Thái Tân.

3


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng trên sông, đã
tổng kết một số kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng trên sông của một số địa
phương để làm cơ sở cho đề xuất kinh nghiệm và giải pháp cho huyện Nam Sách
trong phát triển nuôi cá lồng trên sông.
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến phát triển nuôi cá lồng trên
sơng ở huyện Nam Sách, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách trong
thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin quan trọng để
giúp các hộ nuôi cá lồng và các cơ quan quản lý trong việc ra quyết định và ban
hành các chính sách, giải pháp nhằm phát triển bền vững nuôi cá lồng trên sông
ở địa phương.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật,
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu
hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự
bản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với

nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện (Nguyễn Hữu Vui
và Nguyễn Ngọc Long, 2005).
Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông
nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền nơng nghiệp với
hồn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực,
sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nơng nghiệp
và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nơng nghiệp cịn bao hàm
cả kinh tế, xã hội, tổ chức thể chế và môi trường. Tăng trưởng là điều kiện cho sự
phát triển nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
2.1.1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả
các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi
trường nước ngọt, lợ, mặn. Nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canh tác các
loại cây trồng chính trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trên cạn. Thuật
ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật hay một hệ
thống ni trồng nào đó; một đối tượng nào đó; mơi trường mà nghề nuôi đang
được thực hiện; đặc điểm riêng của môi trường nuôi. Nuôi trồng thủy sản là sự
tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng,
phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng để
đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt
và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình ni nhằm nâng cao năng
suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Một số tác giả khái niệm nuôi thủy sản

5


đơn giản hơn đó là ni hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ
thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi) (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009).

Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong
vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương ni các lồi thuỷ sản
(nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích
cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là mơi trường nước có độ mặn thấp
hơn 0,5‰ (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản
trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là mơi
trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương ni các lồi thuỷ sản
mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển. Hình thức ni chủ yếu là
lồng bè hoặc ni trên bãi triều. Đối tượng ni chính là tơm, tơm hùm, cá biển
(cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương,
trai ngọc…(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản
Phát triển ni trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng
thuỷ sản ni trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản
xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ
phì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả
sản xuất thấp (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009).
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây
dựng cơ sở hạ tầng ni trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi. Như vậy
phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng
thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động
(Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009).
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác
nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất,

quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn

6


lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho ni trồng thuỷ sản. Do
đó khi đánh giá sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung xem xét kết
quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mơ diện tích ni trồng, sản lượng, giá
trị sản xuất, doanh thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng
các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (Nguyễn Thanh
Phương và cs., 2009).
Từ những quan niệm trên, tôi quan niệm rằng phát triển ni cá lồng địi hỏi
phải phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, chính là sự tăng trưởng về diện tích,
tăng về năng suất, tăng về sản lượng và phát triển mặt cơ cấu giống cá nuôi bằng
lồng, nâng cao chất lượng nuôi trồng, cải thiện chất lượng sản phẩm nuôi trồng
thủy sản và nâng cao hiệu quả ni trồng. Vì vậy, phát triển ni cá lồng phải
thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó cần phải tập trung chủ
yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý nuôi, phương thức khai
thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu
ra cho ni cá lồng.
2.1.2. Quy trình ni cá lồng
Theo tài liệu tập huấn khuyến nông (2014), nuôi cá lồng bao gồm các quy
trình sau:
2.1.2.1. Địa điểm đặt lồng
Ni cá lồng trên sơng phải có mực nước sâu trên 3m, lưu tốc dịng nước
khơng q 0,3 – 0,5 m/s; có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẩn bởi nước thải
sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp.
Môi trường nước phải đảm bảo PH từ 7,5 – 8,5; Oxy hịa tan >5mg/l. Ni
cá lồng trên sơng nên chọn các điểm khuất gió và có nước lưu thơng tốt, đáy lơng

phải cách đáy sơng ít nhất 1m. Khơng đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây, rong
cỏ làm cá dễ bị thiếu oxy.
Nếu hộ có nhiều lồng thì phải đặt cách nhau 3- 5m và đặt so le nhau để tăng
tốc độ dòng nước qua lồng.
2.1.2.2. Cấu tạo lồng
Lồng ni cá có thể tích từ 10 -15 m3, vật liệu làm khung lồng phải nhẵn để
không làm cá bị tổn thương, khoảng cách giữa các thanh đảm bảo để khơng làm
cản dịng nước, tăng khả năng lưu thông nước qua lồng và cho phép tất cả các
chất thải của cá thốt ra ngồi dễ dàng.

7


Mặt đáy lồng đóng ván khít để giữ thức ăn trong lồng cho đến khi cá ăn hết.
Mặt trên của lồng phải làm chắc chắn tránh cá thốt ra ngồi.
Lồng phải làm chắc chắn để tăng thời gian sử dụng, giữ cá khơng bị thất
thốt và đủ độ bền chắc để chịu sức nặng toàn bộ lượng cá trong lồng.
Lồng được giữ nổi bằng hệ thống phao hoặc thùng nhựa gắn cố định vào
khung lồng.
2.1.2.3. Cá giống và mật độ thả
- Cá giống thả ni có kích thước lớn, ít bị dịch bệnh, đồng thời ở giai đoạn
này cá có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt kích cỡ cả thương phẩm lớn.
Đối với cá trắm cỏ: kích cỡ cá giống 0,5 – 0,7 kg/con, mật động thả 20
con/m3.
Đối với cá diêu hồng: kích cỡ cá giống trên 25g/con; mật độ thả: 120 – 200
con/m3.
Đối với cá rơ phi: kích cõ 5-6 cm; trọng lượng 10 – 15 g/con; mật độ thả:
120 – 200 con/m3.
- Cá giống phải đồng đều về kích cỡ khơng dị hình và xây xát, cá phải có
kích cỡ lớn để khơng chui lọt vách lồng.

- Cá giống nên thả vào buổi sáng, trời mát, trước khi thả nên tắm cho cá
bằng nước muối 2-3% để phịng bệnh (tài liệu tập huấn khuyến nơng, 2014).
2.1.2.4. Cho ăn
Thức ăn là vật chất chứa chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn vào, tiêu hóa
và hấp thụ để duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất. Do đó để đối tượng
ni phát triển nhanh cần lựa chọn thức ăn phù hợp với đặc tỉnh của loài.
- Đối với cá trắm cỏ:
Thức ăn: đối với thức ăn tinh cho cá ăn 2 lần/ngày vào các giờ cố định với
lượng thức ăn từ 2-3% trọng lượng cá trong lồng và cho thức ăn vào khung cho ăn.
Thức ăn xanh (gồm là chuối, cỏ, lá ngô, rong...) với lượng 30% trọng lượng cá,
cho ăn 2 lần/ngày nên cho thức ăn vào lồng từ từ để tránh thất thốt ra ngồi.
- Đối với cá diêu hồng và cá rô phi:
Thức ăn dùng để nuôi đối tượng này là thức ăn chế biến, giai đoạn cá nhỏ
dưới 300g có thể cho cá ăn thức ăn tự chế với hàm lượng đạm 22 – 30% hoặc
thức ăn công nghiệp. Giai đoạn cá trên 300g nên cho thức ăn công nghiệp vì cá

8


yêu cầu dinh dưỡng cân bằng. Lượng thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng
cá ni tránh tình trạng dư thừa ảnh hưởng đền ô nhiễm môi trường cũng như
hiệu quả kinh tế.
Đối với thức ăn tự chế phải chế biến có độ kết dính cao, tránh thất thốt khi
cho cá ăn bằng cách cho ăn từ từ. Thành phần dinh dưỡng cân đối do các chuyên
gia dinh dưỡng thiết kế (tài liệu tập huấn khuyến nông, 2014).
2.1.2.5. Quản lý và chăm sóc
- Thường xuyên làm vệ sinh lồng, chùi rửa sạch sẽ đề phịng bệnh cho cá vì
rong tảo, sinh vật bám vào lồng làm phù sa lắng đọng ngăn cản dòng chảy của
nước qua lồng là nguyên nhân gây bênh cho cá.
- Khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che chắn làm giảm lưu tốc của

dòng nước qua lồng hoặc khi cá có hiện tượng thiếu oxy thì phải có biện pháp để
tăng lượng nước lưu thơng cho lồng.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, nhất là khi cho cá ăn
để xử lý kịp thời và ln áp dụng các biện pháp phịng bênh cho cá.
- Vào đầu và cuối mùa mưa lũ cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển
lồng về nơi an tồn (tài liệu tập huấn khuyến nơng, 2014).
2.1.2.6. Thu hoạch
- Tiến hành thu hoạch cá khi đạt kích cỡ thương phẩm, tùy thuộc vào kích
cỡ cá để tiền hàng thu tỉa cá thả bù hoăc thu hoạch tồn bộ: cá diêu hồng 500 –
600g/con; cá rơ phi trên 500g/con; cá trắm cỏ 4-5kg/con.
- Nên có kế hoạch thu trước khi mùa mưa lũ đến để giảm thiệt hại.
2.1.3. Vai trị của phát triển ni cá lồng
- Cung cấp thực phẩm cho nhân dân: sản phẩm của ngành thuỷ sản rất
phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được
nhu cầu dinh dưỡng cho dân cư. Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàu
đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi (Nguyễn Thanh Phương
và cs., 2009).
- Cung cấp thức ăn chăn ni, phân bón cho nông nghiệp: phát triển nuôi
cá lồng sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biến
thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chế
biến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn ni gia súc,
gia cầm. Ngồi chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực

9


phẩm thuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho
con người như: Vây cá nhám, bong bóng cá sư, bào ngư... (Nguyễn Quang Linh
và cs., 2006)
- Tạo việc làm cho người lao động: phát triển ni cá lồng góp phần nâng

cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Hầu hết các ngư dân
ven biển từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sản ven bờ
hiện nay đã vươn ra ngoài khơi, với công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêu kinh
doanh đã mang tính hàng hóa rõ rệt. Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân cư
vùng ven biển biết tận dụng lợi thế vùng nước lợ, nước mặn để phát triển. Nuôi
cá lồng trên sông mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp và sản
xuất khác. Sản xuất tập trung, chun mơn hố ni cá lồng vùng ven biển đã và
đang hình thành, xuất hiện nhiều mơ hình trang trại, doanh nghiệp ni cá lồng
có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập tạo cơng ăn việc làm cho người lao động
(Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009).
- Ni cá lồng đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của tồn ngành
nơng, lâm, ngư nghiệp nói chung: Ni cá lồng có khả năng tạo ra nhiều giá trị
gia tăng. Vì vậy phát triển mạnh ni cá lồng sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng của ngành nơng nghiệp. Trong những năm qua, tỷ trọng đóng góp của khu
vực nông, lâm, thuỷ sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng giảm dần và
chỉ cịn đóng góp trên dưới 10%. Nguyên nhân cơ bản là tỷ trọng của nông, lâm,
thuỷ sản trong GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 21,65% trong 9 tháng
năm 2003. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước. Trong khi tỷ trọng đóng góp của ngành nơng, lâm, thuỷ
sản giảm, thì tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của ngành thuỷ sản lại tăng lên,
từ 11,4% năm 2001 nên 13% năm 2003. Đó là kết quả của việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản theo xu hướng tiến bộ để khai thác
có hiệu quả thế mạnh mặt nước và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta (Nguyễn Thanh
Phương và cs., 2009).
- Tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: phát triển thủy sản cung cấp
nguyên liệu cho các ngành khác như công nghiệp, y dược, cơng nghiệp quốc phịng,
thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Sản phẩm thủy sản làm nguyên
liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh, nguyên liệu cho xí nghiệp dược phẩm, là dược
liệu quý, làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ; phát triển thủy sản tạo thị trường cho
cơng nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ…(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).


10


×