Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BT lớn tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.33 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức, tình cảm và ý chí là ba yếu tố tâm lí cơ bản, quan trọng gắn với
đời sống mỗi con người, có vai trò quyết định đối với những suy nghĩ, phán quyết
cũng như hành động của cá nhân đó. Những yếu tố này lại có mối quan hệ mật
thiết với nhau và tác động qua lại một cách chặt chẽ. Để làm rõ mối quan hệ giữa
ba yếu tố tâm lí trên, em xin đi sâu vào phân tích đề tài: “Bằng tri thức tâm lí học
hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm – ý chí. Ý nghĩa thực tiễn
của mối quan hệ này”. Do trình độ kiến thức còn hạn hẹp nên bài làm của em còn
nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý sửa chữa của thầy cô để bài làm hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Các khái niệm
1. Nhận thức
Nhận thức là quá trình tâm lí phản ánh hiện thức khách quan và bản thân con
người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân.
Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý
tính. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bô
sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con
người.
- Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người,
trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp
tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác.
- Trí nhớ: quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất
hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động của mình. Phản ánh toàn


bộ kinh nghiệm của con người. Để lại dấu vết trong trí nhớ dưới dạng hình ảnh
nhất định, các hình ảnh này được gọi là biểu tượng.
- Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người
phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện


thực khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính gồm tư duy và tưởng tượng.

2. Tình cảm
Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ôn định của con người đối với hiện
thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến động cơ
và nhu cầu của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển cảm xúc trong
điều kiện xã hội.
Các đặc điểm đặc trưng của tình cảm:
- Tính nhận thức. Biểu hiện ở nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ
thể nhận thức rõ ràng, làm cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định.
- Tính xã hội. Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện
chức năng xã hội và hình thành trong môi trường xã hội.
- Tính khái quát. Biểu hiện ở chỗ tình cảm là thái độ của con người với cả một
loài các sự vật, hiện tượng chứ không phải với từng sự vật hiện tượng hay với từng
thuộc tính của sự vật hiện tượng.
- Tính ôn định. Thái độ ôn định của con người đối với hiện thực xung quanh
và với bản thân.
- Tính chân thực. Biểu hiện ở chỗ phản ánh chân thực, chính xác nội tâm thực
của con người, cho dù người ấy có cố tình che dấu bên ngoài.

3. Ý chí
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.


Ý chí xuất hiện trong hành động có khó khăn trở ngại, nghĩa là nếu chủ thể
hành động không cố gắng thì sẽ không đạt mục đích, không hoàn thành nhiệm vụ,
do đó họ phải nỗ lực, huy động sức mạnh của mình để vượt qua khó khăn.
Ý chí là một thuộc tính tâm lí cá nhân. Nó không được sinh ra mà hình thành,
tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn trong cuộc

sống. Do vậy không phải ai cũng là người có ý chí. Nói chung, những người ngay
từ nhỏ đã phải “thử sức”, “đương đầu” với khó khăn, tự mình giải quyết lấy công
việc của mình thì khi trưởng thành, họ thường là những người có ý chí cao, có bản
lĩnh, có nghị lực.

II. Mối quan hệ giữa nhận thức – tình cảm – ý chi
1. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
Nhận thức và tình cảm luôn có mối quan hệ hai chiều, chúng ràng buộc và quy
định lẫn nhau. Tình cảm luôn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và chi phối nhận thức,
kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của con người. Chẳng hạn như nhà bác học Alfred
Nobel vì lòng yêu hòa bình mà ông nhận thức được rằng việc chế tạo bom không
thể dành để phục vụ cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ông đã dành rất nhiều
tâm sức để nghiên cứu, chế tạo và cải tiến để bom có sức công phá lớn nhưng vẫn
đảm bảo an toàn với người sử dụng. Chính vì quan điểm này mà ông từng có thời
gian mâu thuẫn với chính cha đẻ của mình trong việc xem xét tính an toàn hay sức
công phá mới là quan trọng hơn.
Tuy nhiên, tình cảm có thể làm nhuộm màu, biến dạng, thậm chí biến đôi cả
sản phẩm của quá trình nhận thức. Tình cảm có thể làm cho kết quả của nhận thức
không hoàn toàn đúng với hiện thực khách quan. Đặc biệt trong tình yêu, khi rơi
vào trạng thái tâm lý đau khô, tuyệt vọng,... nhận thức của họ dễ bị sai lệch. Lúc
này tình cảm đã chi phối nhận thức một cách mạnh mẽ nên dễ khiến họ có những
hành động tiêu cực. Hoặc khi bạn đang ở trong trạng thái tức giận thì suy nghĩ


thường không tỉnh táo và sáng suốt, trong tình huống này ta thường nhìn nhận mọi
thứ xung quanh có phần sai lệch và thường dẫn đến tình trạng điển hình là “giận cá
chém thớt”.

2. Mối quan hệ giữa ý chí và tình cảm
Đây cũng là mối quan hệ chặt chẽ theo hai chiều. Ý chí và tình cảm đều là

động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Khi tình cảm cùng
chiều với ý chí thì nó làm tăng sức mạnh của ý chí. Khi tình cảm trái ngược với ý
chí và cản trở hành động thì chủ thể phải dùng ý chí để kìm chế tình cảm, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hành động.
Ý chí tác động tới tình cảm giúp cho con người xây dựng được những tình
cảm đúng đắn, bền chặt; làm cho con người trở nên mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn, dứt
khoát hơn. Không có những thái độ như ủy mị, yếu đuối, lừng khừng quan hệ cuộc
sống. Ví dụ: nhờ có ý chí A đã dám xông vào nguy hiểm để giúp đỡ bạn khi gặp
nguy hiểm.
Tình cảm tác động tới ý chí làm cho con người phải quyết tâm, cố gắng hơn
khi thực hiện một công việc nào đó. Tình cảm lành mạnh, cao đẹp sẽ làm cho ý chí
con người trở nên cứng rắn, quyết tâm hơn để vượt qua những khó khăn trở ngại
của cuộc sống. Ví dụ: vì thương mẹ vất vả B đã vừa đi học vừa làm thêm để giúp
đỡ mẹ phần nào trong cuộc sống gia đình.
Nhưng khi tình cảm và ý chí trái ngược nhau, tình cảm cản trở hành động thì
chủ thể phải dùng ý chí để kìm nén tình cảm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó
đối với hành động. Ví dụ: một kiểm sát viên khi buộc tội thì không thể để tình cảm
xem lẫn trong công việc, dù cho người đó có là bạn thân từ còn bé nhưng khi đã
trước tòa thì vẫn là người mang tội và chịu xử lý như bao công dân khác, đó là
công tư phân minh- phẩm chất cần có của một nhà làm luật, áp dụng luật.

3. Mối quan hệ giữa ý chí và nhận thức


Ý chí có mối liên hệ mật thiết với nhận thức. Con đường nhận thức, khám phá
thế giới ẩn chứa không ít khó khăn. Ý chí giúp con người huy động sức mạnh khắc
phục những khó khăn này để vươn đến những đỉnh cao trong nghiên cứu khoa học.
Nhận thức cũng tác động trở lại đối với ý chí, làm ý chí có nội dung, giúp con
người biết nỗ lực ý chí đúng lúc, đúng chỗ.
Tuy nhiên giữa nhận thức và ý chí không phải bao giờ cũng có sự thống nhất.

Trong cuộc sống có những người có nhận thức đúng, có quyết định sáng suốt
nhưng lại không đủ ý chí để thực hiện và, ngược lại, cũng có những người có ý chí
cao nhưng lại hướng ý chí đó vào những mục đích tầm thường, nhỏ mọn và không
đạt được những thành công lớn trong cuộc đời.

III. Liên hệ thực tiễn về mối quan hệ giữa tình cảm – nhận thức – ý
chi
1. Liên hệ về mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
Về vấn đề chấp hành Luật giao thông đường bộ cũng như các chính sách pháp
luật của Nhà nước cần có sự tác động qua lại giữa nhận thức và tình cảm trong tâm
lí con người. Nếu người dân nhận thức được một cách đúng đắn, chính xác về ý
nghĩa, vai trò của pháp luật trong đời sống thì tự bản thân họ sẽ có ý thức chấp
hành pháp luật một cách tự giác và nghiêm chỉnh hơn. Cũng từ đó, họ sẽ có tâm lí
thoải mái hơn với những người thi hành công vụ như cảnh sát giao thông và các
nhà làm luật, hạn chế hiện tượng phản ứng thái quá, bức xúc thậm chí chống đối lại
việc bị phạt vì vi phạm thực hiện các quy định như đội mũ bảo hiểm hay không
vượt đèn đỏ ( Nhận thức tác động đến tình cảm). Ngược lại, khi người dân đã nhận
thức đầy đủ về pháp luật thì sẽ thực hiện nghiêm túc, tự nâng cao nhận thức của
bản thân về tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đồng thời
tuyên truyền cho gia đình, người thân thực hiện tốt để đảm bảo an toàn cho bản
thân và người khác ( Tình cảm tác động lại nhận thức).


2. Liên hệ về mối quan hệ giữa ý chí và tình cảm
Chiều 30/4/2013, 8 học sinh ở xã Trung Sơn (Đô Lương, Nghệ An) rủ nhau ra
sông Lam tắm. Trong lúc vui đùa, 5 em bị nước cuốn trôi.
Đi ngang qua, thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, Nguyễn Văn
Nam, học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương 1, không chần chừ lập tức lao
xuống cứu ( Ý chí tác động tới tình cảm). Sau khi đưa 4 em vào bờ an toàn, thấy
còn Nguyễn Hữu Đô đang chấp chới, Nam dùng hết sức đẩy em vào bờ, còn mình

bị kiệt sức và nước cuốn trôi. Câu chuyện của em Nguyễn Văn Nam đã gây nên sự
xúc động và cảm phục sâu sắc đối với rất nhiều người. Không chỉ là một tấm
gương về lòng dũng cảm mà Nam còn là một người con hiếu thảo. Thương bố mẹ
làm ruộng vất vả nuôi 3 anh em ăn học, Nam mong ước đỗ đại học và cố gắng làm
thêm để giúp gia đình ( Tình cảm tác động đến ý chí). Tuy nhiên, khi giấc mơ vẫn
còn dang dở thì cậu học trò nghèo đã ra đi mãi mãi.

3. Liên hệ về mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí
Câu chuyện về nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký hẳn đã quen thuộc với mỗi chúng
ta. Sau một trận sốt bại liệt, hai cánh tay ông đã không còn cử động được nữa. Thế
nhưng thấy bạn bè được đi học, ông cũng nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Lúc
đầu, ông tập viết bằng miệng nhưng không được. Nhận thức được sự thiệt thòi của
bản thân so với bạn bè đồng trang lứa, không nản chí, Nguyễn Ngọc Ký học viết
chữ bằng đôi chân của mình với nhiều khó khăn và nước mắt. “ Nhiều lúc tôi đã
lấy hết sức quặp thật chặt bút chì, cố nắn nót từng nét một, thì cũng nhiều lúc tôi bị
chuột rút đến co quắp cả ngón chân.” ( Nhận thức tác động tới ý chí). Từ sự ý chí
quyết tâm cao độ đã làm tăng khả năng nỗ lực trí tuệ của ông trong việc nhận thức
tầm quan trọng của việc vươn lên chiến thắng khó khăn của bản thân và giá trị của
việc học ( Ý chí tác động lại nhận thức). Nhờ đó ông không chỉ được vào lớp một
mà suốt những năm phô thông, năm nào ông cũng là học sinh giỏi. Năm học 1962-


1963, ông đoạt giải năm trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ
trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng trai Nguyễn Ngọc Ký vào đại học và trở
thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự hai lần được Chủ tịch Hồ Chí
Minh thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

4. Ý nghĩa thực tiễn rút ra từ mối quan hệ ý chí- nhận thức- tình cảm
Mối quan hệ giữa nhận thức – ý chí – tình cảm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Thứ nhất, con người không ai là hoàn hảo, vì vậy mỗi người cần nhìn nhận

bản thân, kiểm soát ý chí, nhận thức, tình cảm để tránh phát sinh tiêu cực như trong
mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm.
Thứ hai, căn cứ mối quan hệ của ý chí- nhận thức- tình cảm, đề ra phương
hướng phát triển con người ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách, hành vi…
Thứ ba, căn cứ vai trò của mối quan hệ này, đưa vào trong các lĩnh vực: giáo
dục kĩ năng; khắc phục những mặt hạn chế trong việc truyền tải nội dung, ý chí đến
mọi người, như giáo dục pháp luật hay kiến thức lịch sử của học sinh hiên nay…
Thứ tư, đây là mối quan hệ căn bản trong mỗi con người, là căn cứ phân biệt
giữa người này và người kia. Con người khác nhau về thể xác, ý chí, nhận thức,
tình cảm thì không lý gì có 2 người giống nhau cả, điều này làm nên chất riêng,
tính cách riêng từng người, tạo thành một xã hội muôn hình, muôn vẻ.

KẾT LUẬN
Qua những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy được mối liên hệ giữa
nhận thức – tình cảm – ý chí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, pháp luật,... Những yếu tố này
góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân và giúp cá nhân hoạch
định cho bản thân những mục tiêu phấn đấu và phát triển lâu dài trong tương lai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội ,năm 2008
2. Tâm lý học đại cương Hướng dẫn trả lời lý thuyết, giải bài tập tình huống, trắc
nghiệm, Nxb. Chính trị- Hành chính, Hà Nội, 2008.
3. kilobooks.com
4. Giấc mơ đại học của nam sinh quên mình cứu bạn, 6/5/2013,
/>



×