Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.35 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Phòng giáo dục và đào tạo</b>
<b>huyện yên định</b> <b>đề thi Học sinh giỏi lớp 9 cấp huyệnnăm học 2012 - 2013</b>
<b>Môn thi: Ngữ văn</b>
<b>Thời gian: 150 phút (khơng kể thời gian giao đề)</b>
<b>Ngày thi: 26/02/2013</b>
(§Ị thi nµy gåm 01 trang).
<b>Câu 1(3,0 điểm)</b>
Chỉ rõ và phân tích giá trị các phép tu từ có trong đoạn thơ sau:
…”Nhóm bếp lửa ấp ưu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!…”
(Trích <i><b>Bếp lửa</b></i>– Bằng Việt – SGK Ngữ văn – Lớp 9 – Tập 1)
<b>Câu 2: (3,0 điểm) </b>
Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều (Truyện Kiều
-Nguyễn Du) với các yêu cầu sau :
a. Đoạn văn có từ 7 đến 10 câu
b. Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách qui nạp
<b>Câu 3(4,0 điểm).</b>
<i>“Tơi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì khơng thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng</i>
<i>giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có</i>
<i>đường. Người ta đi mãi thì thành đường thơi.”</i>
(Cố hương - Lỗ Tấn)
Trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn
văn trên.
<b>Câu 4 (10,0 điểm):</b>
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý
địa cầu sớng một mình, bớn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc
khoa học. Nhưng khi gặp ơng họa sĩ già anh vẫn khẳng định: <i>“Cháu sống thật hạnh</i>
<i>phúc”.</i>
( <i>Lặng lẽ Sa Pa</i> - Nguyễn Thành Long)
Ngoài biển khơi xa, trong đêm tới, có những con người vẫn háo hức ra đi
trong tiếng hát. Họ <i>“ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây</i>
<i>giăng”.</i>
( <i>Đoàn thuyền đánh cá</i> - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt
tình, âm thầm mang sức lao động của mình cớng hiến cho Tổ q́c.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động
mới?
Hết
<i>Họ và tên thí sinh: ...SBD: ...</i>
<b>PHỊNG GD&ĐT</b>
<b>N ĐỊNH</b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 </b>
<b>MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2012 - 2013</b>
<b>Câu 1(3,0 điểm)</b>
a, Xác định được các phép tu từ chủ yếu:
- Điệp từ: <i>Nhóm</i>
- Ẩn dụ: <i>bếp lửa </i>
- Hoán dụ: <i>khoai, sắn, nồi xôi gạo mới.</i>
* Lưu ý: Nếu học sinh chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25
điểm, học sinh chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25
điểm.)
b, phân tích được các phép tu từ:
- Điệp từ “<i>nhóm”:</i> nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công việc
nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu.
(1,0 điểm).
- Ẩn dụ <i>“Bếp lửa”:</i> Vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương, đức
hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đẫ nhóm lên trong lịng cháu.
(1,0 điểm).
- Hốn dụ <i>“khoai, sắn, nồi sơi gạo mới”:</i> gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản
dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (1,0 điểm).
<b>Câu 2. (3.0 điểm)</b>
Viết được đoạn văn theo yêu cầu :
<b>Nội dung : Cảm nghĩ về nhân vật Thuý Kiều – Thuý Kiều tượng trưng cho vẻ đẹp</b>
của con người về tài sắc, về trí tuệ thơng minh, về lịng hiếu thảo, trái tim nhân hậu,
ý thức vị tha; Thuý Kiều tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến
chịu nhiều bất cơng, oan trái...
<b>Hình thức : Sớ lượng câu khơng vượt q (ít q) sớ lượng cho phép; nội dung phải</b>
được trình bày theo cách qui nạp.
<b>Tiêu chuẩn cho điểm: Đạt yêu cầu nêu trên: 3,0 điểm (nội dung: 2,0 điểm , hình</b>
thức :1,0 điểm). Nếu khơng đạt đầy đủ các yêu cầu trên, tuỳ mức độ có thể trừ điểm
từ 0,25-1,5 điểm . (Về hình thức: quá (ít) sớ lượng câu từ 2 trở lên (trở x́ng) : trừ
0,25; nội dung trình bày khơng đúng theo cách qui nạp: trừ 0,5)
<b>Câu 3 (4,0 điểm).</b>
<b>1. Yêu cầu:</b>
Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa
của hình ảnh con đường trong đoạn văn:
Ý nghĩa của con đường:
1.2. Ý nghĩa biểu trưng (2,5 điểm): Con đường đến với mỗi người là con
đường số phận; con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Thơng qua
hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng
“một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sớng”. Ḿn làm
được điều đó, con người “hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tnh thần
phấn chấn, đồn kết phấn đấu, khơng ngừng tìm tịi và sáng tạo.”...
<b>Câu 4 (10,0 điểm ): </b>
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh nhận thức đúng yêu cầu của đề về kiểu bài, nội dung, giới hạn.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt
trong sáng, biểu cảm; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu
của đề. Cần chỉ ra và làm sáng tỏ những nét đẹp nổi bật của con người lao động mới
( người lao động sau Cách mạng tháng Tám) được thể hiện qua hai tác phẩm <i>Đoàn</i>
<i>thuyền đánh cá</i> (Huy cận), <i>Lặng lẽ Sa Pa </i>(Nguyễn Thành Long). Cụ thể cần đảm
bảo được các nội dung cơ bản sau:
<b>1. Mở bài: ( 1,0 điểm)</b>
Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm:
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
<b>2. Thân bài: ( 8,0 điểm)</b>
* Bới cảnh lịch sử và hồn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công
cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất
nước dấy lên khắp mọi nơi.
“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành
Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực
tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc
họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những
nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung
những phẩm chất cao đẹp.
<b>Luận điểm 1 ( 2,0 điểm): </b><i>Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử</i>
<i>thách.</i>
Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ
trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy
hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành
hình ảnh sáng đẹp.
<b>Luận điểm 2 (2,0 điểm): </b><i>Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy</i> <i>nhưng những người</i>
<i>lao đợng ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho</i>
<i>Tổ quốc.</i>
- Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
“ Ra đậu dăm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cơng việc. Anh hiểu
việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại
đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với
ơng họa sĩ).
<b>Ḷn điểm 3 (2,0 điểm): </b><i>Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy</i>
<i>lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian</i>
<i>khổ.</i>
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm xong người ngư dân đã thu về thành
quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ ći
bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì
một ngày mai “huy hồng”.
- Lí tưởng sớng của anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa là vì nhân dân, vì đất nước.
Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi
“thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà cịn có cả
thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ơng kĩ
sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm
hạnh phúc trong lao động cớng hiến.
<b>* Đánh giá (1,0 điểm): Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành</b>
phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình,
say mê cơng việc, sớng có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động
mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
<b>3. Kết bài (1,0 điểm)</b>
Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao
động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng.
<i>Lưu ý:</i> <i>Ngoài cách triển khai như trên, nếu học sinh làm bài chứng minh lần lượt</i>
<i>theo từng tác phẩm nhưng biết dùng lập luận tổng - phân - hợp ( khái quát rõ ve</i>
<i>đẹp nói chung của người lao đợng trong hai tác phẩm rồi mới chứng minh cụ thể,</i>
<i>sau đó tởng hợp, nâng cao) để vấn đề được sáng tỏ thì vẫn cho điểm cao. Nếu bài</i>
<i>viết lạc sang phân tích tràn lan, khơng bám sát các gợi mở ở đề bài thì dù viết hay</i>
<i>giám khảo khơng nên cho qúa 1/2 số điểm.</i>