Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày - tá tràng của bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mô hình thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY –
TÁ TRÀNG CỦA BÀI THUỐC “KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV”
TRÊN MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG LOÉT DẠ DÀY –
TÁ TRÀNG CỦA BÀI THUỐC “KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV”
TRÊN MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM
Chun ngành : Y học cổ truyền
Mã số : 8720115


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Phạm Quốc Bình
Hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
nhà trường, bệnh viện, các thầy cơ, gia đình và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám đốc và phòng Đào tạo sau đại học – Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học
tập và hoàn thành luận văn này.
Ban giám hiệu, cán bộ bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em thu thập số liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Em cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới tồn thể cán bộ nhân viên Viện
nghiên cứu – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều
kiện, chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn tại viện..
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS. TS. Phạm Quốc Bình – Chủ tịch hội đồng trường – Bí thư Đảng ủy
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, PGS. TS. Phạm Thị Vân Anh –
Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội là những người thầy đã dìu dắt,
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn cũng như trong học tập và trong
cuộc sống.
Cuối cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới bố mẹ,
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn bên cạnh, động viên tạo
mọi điều kiện cho con học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả

Nguyễn Thanh Trung



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thanh Trung, học viên cao học khóa 11 Học viện YDược học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Phạm Quốc Bình, PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh.
Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Người cam đoan


Nguyễn Thanh Trung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐNTT

: Bạch cầu đa nhân trung tính

INDO

: Indomethacin

HP

: Helicobacter pylori

NSAID

: Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid

KTHV

: Kiện tỳ chỉ thống HV

VDDMT

: Viêm dạ dày mạn tính

YHCT


: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3

1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG THEO YHHĐ . 3
1.1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng ........................................................................ 3
1.1.2. Định nghĩa, nguyên nhân và chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng ............ 4
1.1.3. Đặc điểm mô bệnh học .............................................................................. 7

1.2. VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG THEO YHCT ............................. 9
1.2.1. Đại cương .................................................................................................. 9
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh ............................................. 10
1.2.3. Các thể lâm sàng...................................................................................... 12

1.3. TỔNG QUAN BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU ........................................ 15
1.3.1. Nguồn gốc bài thuốc ................................................................................ 15
1.3.2. Các vị thuốc............................................................................................. 15
1.3.3. Nghiên cứu về bài thuốc .......................................................................... 20

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................. 20
1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................ 20

1.4.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 21

1.5. MỘT SỐ MƠ HÌNH VIÊM LT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TRÊN
THỰC NGHIỆM .......................................................................................... 22
1.5.1. Mơ hình gây lt do căng thẳng ............................................................... 22
1.5.2. Mơ hình gây tổn thương niêm mạc bằng NSAID ..................................... 23
1.5.3. Mơ hình gây lt bằng ethanol ................................................................. 23
1.5.4. Mơ hình gây lt bằng acid axetic ........................................................... 24
1.5.5. Mơ hình gây lt bàng cysteamin ............................................................ 24
1.5.6. Mơ hình gây lt bằng phương pháp thắt mơn vị ..................................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 26

2.1. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................... 26
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ................................................................................ 26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 27


2.2. DỤNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ....... 27
2.2.1. Thuốc, hóa chất ....................................................................................... 27
2.2.2. Dụng cụ, trang thiết bị ............................................................................. 28

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 29
2.3.2. Cỡ mẫu .................................................................................................... 29
2.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 29
2.3.4. Các chỉ số theo dõi, đánh giá trong nghiên cứu ........................................ 31

2.5. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................ 32
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................................. 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34


3.1. KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY –TÁ
TRÀNG CỦA “KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV” TRÊN MƠ HÌNH GÂY VIÊM
LT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG BẰNG INDOMETHACIN ........................ 34
3.1.1. Ảnh hưởng của “Kiện tỳ chỉ thống HV” lên đặc điểm tổn thương viêm loét
................................................................................................................. 34
3.1.2. Đặc điểm hình ảnh đại thể, vi thể dạ dày chuột ở mỗi lô .......................... 36

3.2. KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ
TRÀNG CỦA “KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV” TRÊN MƠ HÌNH GÂY VIÊM
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG BẰNG CYSTEAMIN ................................. 40
3.2.1. Ảnh hưởng của “Kiện tỳ chỉ thống HV” lên đặc điểm tổn thương viêm loét
................................................................................................................. 40
3.2.2. Hình ảnh đại thể, vi thể dạ dày chuột ở mỗi lô ......................................... 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 51

4.1. TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY –TÁ TRÀNG CỦA
“KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV” TRÊN MƠ HÌNH GÂY VIÊM LT DẠ
DÀY – TÁ TRÀNG BẰNG INDOMETHACIN .......................................... 52
4.1.1. Ảnh hưởng của “Kiện tỳ chỉ thống HV” lên đặc điểm tổn thương viêm loét
................................................................................................................. 53
4.1.2. Đặc điểm hình ảnh đại thể, vi thể dạ dày chuột ở mỗi lô .......................... 56


4.2. KHẢO SÁT TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ
TRÀNG CỦA “KIỆN TỲ CHỈ THỐNG HV” TRÊN MÔ HÌNH GÂY VIÊM
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG BẰNG CYSTEAMIN ................................. 57
4.2.1. Ảnh hưởng của “Kiện tỳ chỉ thống HV” lên đặc điểm tổn thương viêm loét
................................................................................................................. 58
4.2.2. Đặc điểm hình ảnh đại thể, vi thể dạ dày chuột loét dạ dày tá tràng trên thực

nghiệm ...................................................................................................... 62

4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ BÀI THUỐC .......................... 63
4.4. CÁC ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ....................................... 65
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Phân loại theo hệ thống OLGA. ..................................................... 9
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” ............................. 26
Bảng 2.2. Phân loại mức độ loét theo thang điểm của Reddy ....................... 31
Bảng 2.3. Phân loại mức độ loét theo Szelenyi và Thiemer (1978) ............... 32
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày - tá tràng trên thực nghiệm ..... 34
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của KTHV đến chỉ số loét .......................................... 35
Bảng 3.2. Khả năng ức chế loét trên thực nghiệm ........................................ 35
Bảng 3.3. Tỷ lệ chuột chết sau uống Cysteamin ........................................... 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chuột có viêm loét dạ dày - tá tràng trên thực nghiệm ..... 41
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của KTHV đến mức độ nặng của tổn thương loét .. 42
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Kiện tỳ chỉ thống HV đến số ổ loét trung bình .... 42
Bảng 3.5. Chỉ số lt của các lơ nghiên cứu ................................................. 43


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày ............................................................................. 3
Hình 1.2. Loét dạ dày – tá tràng ..................................................................... 5
Hình 2.1. Chuột cống trắng chủng Wistar ..................................................... 27

Hình 2.2. Kính hiển vi Szm 45 – B1 ............................................................. 28
Hình 2.3. Bộ dụng cụ phẫu tích .................................................................... 28
Hình 3.2. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột loét mức độ vừa .............. 36
Hình 3.3. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét nặng ................ 36
Hình 3.4. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét vừa .................. 37
Hình 3.5. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột loét nhẹ ........................... 37
Hình 3.6. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột có xâm nhập viêm ........... 38
Hình 3.7. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét vừa .................. 38
Hình 3.8. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét nặng ................ 38
Hình 3.9. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột có ít ổ lt vừa ................ 39
Hình 3.10. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét vừa ................ 39
Hình 3.11. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét nhẹ ................ 40
Hình 3.12. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột viêm loét vừa ................ 40
Hình 3.13. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột lô chứng sinh học .......... 44
Hình 3.14. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột loét nhẹ ......................... 44
Hình 3.15. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột loét vừa ......................... 45
Hình 3.16. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột loét nặng ....................... 45
Hình 3.17. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 46
Hình 3.18. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 46
Hình 3.19. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 47
Hình 3.20. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 47
Hình 3.21. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 48
Hình 3.22. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột ...................................... 49
Hình 3.23. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột lô KTHV liều cao.......... 49
Hình 3.24. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột lơ KTHV liều cao.......... 50
Hình 3.25. Hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột lô KTHV liều cao.......... 50


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở
Việt Nam và trên thế giới. Theo thống kê, hiện nay khoảng 10 – 15% dân
số trên thế giới 10% dân số ở châu Âu – Mỹ và 5,6% dân số ở Việt Nam
mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Hàng năm có khoảng 60% số người
mắc bệnh có đợt đau cần dùng thuốc. Tình trạng bệnh lý này có thể gây ra
các biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ
dày,… do đó cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ
lệ tái phát và ngăn ngừa biến chứng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là hậu quả của sự kích ứng niêm mạc bởi
các nhân tố ngoại sinh hoặc nội sinh như nhiễm độc, nhiễm khuẩn, miễn
dịch. Quan điểm hiện nay cho rằng cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng vẫn là do yếu tố tấn công vượt trội yếu tố bảo vệ. Có nhiều nguyên
nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng, trong đó các ngun nhân chính là lt
do Helicobacter pylori (H.P), loét do sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm
NSAID, corticoid và loét do stress. Vì vậy, với tình trạng lạm dụng thuốc
giảm đau chống viêm, sử dụng kháng sinh không hợp lý, sự gia tăng tỷ lệ
stress làm tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng tăng lên. Nghiên cứu tìm ra
thuốc mới điều trị an tồn, hiệu quả, kinh tế là vấn đề cấp thiết.
Mặc dù Y học hiện đại (YHHĐ) đã có những tiến bộ trong chẩn
đoán và điều trị, tuy nhiên viêm loét dạ dày - tá tràng vẫn là một vấn đề
sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh là mạn tính, dễ
tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm
như: xuất huyết tiêu hóa, thủng, hẹp mơn vị, ung thư... [5], [10]. Cần tìm
ra phương pháp hoặc thuốc điều trị hỗ trợ mới để nâng cao hiệu quả điều
trị, cũng như giảm các tác dụng không mong muốn.


2

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh danh của YHHĐ là tình trạng tổn

thương niêm mạc dạ dày, cịn trong y học cổ truyền (YHCT) là tình trạng rối
loạn công năng của các tạng phủ Can, Tỳ, Vị và thường mô tả bệnh này
trong các phạm trù “Vị quản thống”. Nguyên nhân gây chứng Vị quản thống
theo YHCT gồm 3 nhóm ngun nhân chính bao gồm nội nhân, ngoại nhân
và bất nội ngoại nhân [4], [9]. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng của
thuốc YHCT (đơn phương, bài thuốc cổ phương, hoặc nghiệm phương)
trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng trên thực nghiệm cũng như trên lâm
sàng. Điều này chứng tỏ được giá trị của thuốc YHCT trong điều trị viêm
loét dạ dày - tá tràng. Trong quá trình thực hành lâm sàng tại bệnh viện, tôi
nhận thấy: Bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” là bài thuốc nghiệm phương,
được sử dụng nhiều trên lâm sàng điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng cho tác
dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng và trên hình ảnh nội soi dạ dày.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào, đánh giá nào để khẳng định
tác dụng của bài thuốc. Để bước đầu khẳng định được tác dụng điều trị viêm
loét dạ dày - tá tràng do tăng yếu tố tấn công và giảm yếu tố bảo vệ trong cơ
chế bệnh sinh chủ yếu của viêm loét dạ dày tá tràng của bài thuốc chúng tôi
tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng chống loét dạ dày - tá tràng của
bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mơ hình thực nghiệm” với 2
mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng cuả bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mơ hình lt
dạ dày bằng indometacin trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng cuả bài thuốc “Kiện tỳ chỉ thống HV” trên mơ hình loét
tá tràng bằng cysteamin trên thực nghiệm.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG THEO

YHHĐ
1.1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng
Dạ dày là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa ở giữa thực quản và ruột
non, nằm ở các vùng thượng vị, rốn, hạ sườn trái của bụng. Hình thể, vị trí
của nó biến đổi bởi sự biến đổi của lượng thức ăn mà nó chứa và bởi các
tạng xung quanh. Dung tích của dạ dày khoảng 30 ml ở trẻ sơ sinh, 1000 ml
ở tuổi dậy thì và 1500 ml khi trưởng thành.
Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong bé và
lớn, hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể từ
trên xuống dưới là phần tâm vị, đáy vị, thân vị và phần mơn vị.

Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày
- Tâm vị: hay phần tâm vị là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị. Tâm vị
nằm ở bên trái đường giữa, sau sụn sườn VII, cách chỗ sụn sườn VII gắn với
xương ức 2,5 cm và ngang mức với đốt sống ngực XI. Bờ phải của thực
quản liên tiếp với bờ cong nhỏ, trong khi bờ trái liên tiếp với bờ cong lớn tại


4

một góc nhọn gọi là khuyết tâm vị.
- Các bờ cong: bờ cong nhỏ là bờ phải (bờ sau – trên) của dạ dày, từ tâm
vị đi xuống dưới rồi cong sang phải tới môn vị. Bờ cong lớn hướng về phía
trước – dưới và dài gấp năm lần bờ cong nhỏ, bắt đầu từ khuyết tâm vị, đầu
tiên chạy lên về phía sau – trên và sang trái viền quanh đáy vị như một vòm,
với nơi cao nhất của vòm ở ngang mức khoang gian sườn V trái, từ đây bờ
cong lớn cong xuống dưới và ra trước, hơi lồi sang trái, tới tận sụn sườn X,
sau đó hướng sang phải tới môn vị.
- Đáy vị: là phần dạ dày nằm ở trên và bên trái lỗ tâm vị, cách thực quản
bởi khuyết tâm vị.

- Thân vị: nằm dưới đáy vị, được ngăn cách với đáy vị bởi một mặt
phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị. Ở dưới, thân vị ngăn cách với phần môn vị
bởi mặt phẳng đi ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ và giới hạn trái của
chỗ phình vị hang mơn vị của bờ cong lớn.
- Môn vị: nằm ngang gồm hang môn vị, ống môn vị và môn vị [1], [5].
1.1.2. Định nghĩa, nguyên nhân và chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng
1.1.2.1. Định nghĩa
Viêm loét dạ dày - tá tràng là tên gọi chung cho hai bệnh lý khác nhau
của đường tiêu hóa:
Viêm dạ dày cấp và mạn tính: là tình trạng viêm xảy ra tại các tế bào
niêm mạc trên bề mặt dạ dày, trong đó:
- Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, thường
có tính chất tạm thời, có thể kèm theo xuất huyết niêm mạc.
- Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh tiến triển với những
biến đổi tế bào biểu mô và sự mất dần các tuyến ở thân vị, hang vị. Sự biến
đổi tế bào biểu mơ có thể dẫn tới dị sản ruột, loạn sản. Định nghĩa này không
loại trừ những trường hợp bệnh tiến triển qua những đợt tái phát xen kẽ với


5

những giai đoạn ổn định, hay kém hoạt động và hoạt động mạnh có nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính trong mô đệm mà trước đây thường dùng danh
từ viêm dạ dày bán cấp [14].
Loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt vượt quá lớp
cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày [2].

Hình 1.2. Loét dạ dày – tá tràng
1.1.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng, trong đó có ba

ngun nhân chính:
Helicobacter pylori (H.P): là ngun nhân chủ yếu gây viêm loét dạ
dày - tá tràng – tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. Tỷ lệ
nhiễm chung của người Việt Nam khoảng 70% [12], [26].
Các thuốc chống viêm, giảm đau NSAID và aspirin: bệnh nhân sử
dụng các thuốc này có thể bị ổ loét cấp tính và thường là đa ổ.
Stress: thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu, thở máy, chấn
thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ
lệ 50 – 100% [12].


6

1.1.2.3. Chẩn đoán
 Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày - tá tràng thường kín đáo,
có thể là khơng có triệu chứng hoặc có nhưng không đặc hiệu. Đau bụng
vùng thượng vị là triệu chứng gần như hằng định của bệnh này. Đau có thể
từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức
độ cấp – mạn mà tính chất đau có ít nhiều khác biệt.
Tùy vào vị trí tổn thương mà vị trí và hướng lan của tính chất đau có
thể khác nhau. Thường đau sau ăn trong khoảng vài chục phút đến vài giờ.
Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid cũng kém hơn so với viêm loét
tá tràng. Cũng có thể đau khơng liên quan đến bữa ăn [8].
- Có thể kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác
nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ chua, nơn ra máu hoặc đi ngoài phân đen trong
trường hợp viêm loét cấp tính có biến chứng xuất huyết tiêu hóa cao.
- Khám bụng: thường khơng có gì đặc biệt, đơi khi có thể thấy bụng
trướng hoặc hơi co cứng nhẹ [18].
 Cận lâm sàng

- Nội soi dạ dày: được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn
đốn xác định viêm lt. Ngồi ra, nội soi cịn cung cấp các thơng tin như vị
trí, số lượng, kích thước, tính chất ổ viêm lt: cấp tính hay mạn tính, nơng –
sâu, bờ đều hoặc khơng đều, đáy sạch hay có chất hoại tử và các tổn thương
kèm theo như viêm, trợt.
- Test xác định H.P: có nhiều phương pháp:
+ Urease test hoặc ni cấy làm từ mảnh sinh thiết.
+ Tìm kháng thể kháng H.P trong máu.
+ Test thở C13, C14.
+ Tìm kháng nguyên H.P trong phân.


7

- Các xét nghiệm dịch vị, chụp dạ dày có uống thuốc cản quang hiện
nay ít dùng và ít có giá trị chẩn đoán viêm loét dạ dày - tá tràng [12], [13].
1.1.3. Đặc điểm mơ bệnh học
Chẩn đốn viêm loét dạ dày - tá tràng chính xác nhất là dựa vào kết
quả mơ bệnh học. Có rất nhiều phân loại viêm dạ dày khác nhau đã được đề
xuất và ứng dụng từ trước đến nay như phân loại theo Kimura, Whitehead,
Sydney System, OLGA… mỗi cách phân loại có những ưu, nhược điểm
riêng. Điều này đã gây khơng ít khó khăn trong nghiên cứu, trong trao đổi
thông tin giữa những người làm nội soi, những nhà bệnh học tiêu hóa với
nhau.
1.1.3.1. Phân loại theo hệ thống Sydney
Phân loại này được Hội nghị tiêu hóa Thế giới tổ chức tại Sydney năm
1990, sửa đổi và bổ sung năm 1994, đến năm 2000 cải tiến với mục đích
thống nhất các phân loại viêm dạ dày đang sử dụng ở nhiều quốc gia. Hệ
thống này gồm hai phần: hệ thống phân loại dựa trên nội soi và hệ thống
phân loại mô bệnh học, trong đó hệ thống phân loại mơ bệnh học được chú

trọng hơn.
Phân loại theo Sydney cải tiến:
- Viêm mạn nông: hình ảnh thâm nhiễm các bào tương đơn nhân và bạch
cầu mono chủ yếu ở phần ba trên vùng khe của niêm mạc dạ dày, các tuyến
dạ dày phía dưới bình thường.
- Viêm mạn teo: là thương tổn có sự phối hợp biểu mô tuyến và các
tuyến. Tế bào viêm xâm nhập toàn bộ chiều dày niêm mạc làm giảm thể tích
và số lượng các tuyến.
- Mức độ viêm mạn tính: xác định mức độ viêm mạn dựa vào sự xâm
nhập tế bào đơn nhân (lympho, tương bào, mô bào).
+ Viêm mạn tính nhẹ: số lượng bạch cầu đơn nhân rải rác trong mô đệm.


8

+ Viêm mạn tính vừa: số lượng bạch cầu đơn nhân tương đối nhiều, phân
bố rộng, quan sát thấy ở các vi trường.
+ Viêm mạn tính nặng: rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung thành đám
trong mô đệm.
- Mức độ viêm hoạt động: dựa vào sự có mặt với mức độ khác nhau của
bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) trong biểu mô đệm, trong các khe
và trong các biểu mô phủ bề mặt, biểu mô tuyến.
+ Hoạt động nhẹ: khi BCĐNTT chỉ rải rác < 1/3 độ sâu của khe tuyến và
biểu mô phủ.
+ Hoạt động vừa: khi BCĐNTT khơng nhiều, phân bố ở mơ đệm, các
khe, có ở 1/3 đến 2/3 độ sâu của khe.
+ Hoạt động mạnh: khi BCĐNTT nhiều, phân bố ở trong mô đệm, trong
các khe, xâm nhập vào giữa các tế bào biểu mô hoặc tập trung thành các
đám, các ổ thâm nhiễm > 2/3 độ sâu của khe.
+ Không hoạt động: khi khơng có xâm nhập BCĐNTT.

- Dị sản ruột: là sự biến đổi một phần hay toàn bộ cấu trúc của biểu mô
niêm mạc dạ dày sang biểu mô niêm mạc ruột.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori:
+ Khơng nhiễm H.P: khơng tìm thấy H.P trên tất cả vi trường.
+ Nhiễm H.P mức độ ít: vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc thành từng nhóm
nhỏ, chiếm < 1/3 bề mặt niêm mạc được quan sát.
+ Nhiễm H.P mức độ vừa: khi vi khuẩn xâm nhập trên bề mặt và ở các
khe tuyến, chiếm từ 1/3 đến 2/3 bề mặt niêm mạc được quan sát.
+ Nhiễm H.P mức độ nhiều: khi có nhiều nhóm lớn vi khuẩn trên bề mặt và
ở các khe tuyến, chiếm > 2/3 bề mặt niêm mạc được quan sát [9], [10], [11].
- Loạn sản: là hình ảnh quá sản tế bào, thay đổi cấu trúc, hình dạng
nhân, chất nguyên sinh, thay đổi tỉ lệ nhân trên chất nguyên sinh [7].


9

- Ung thư: đa phần là ung thư biểu mô tuyến, về vi thể được chia thành
type ruột và type lan tỏa [7].

1.1.3.2. Phân loại theo hệ thống OLGA
Hệ thống OLGA chia VDDMT thành năm giai đoạn từ 0 – IV: không
teo (viêm nông), teo nhẹ, teo vừa và teo nặng theo cách cộng điểm đánh giá
mức độ viêm teo niêm mạc vùng hang vị và thân vị.
Bảng 1.1. Phân loại theo hệ thống OLGA [13].
Mức độ teo

Hang vị

Thân vị


Không teo

Teo nhẹ

Teo vừa

Teo nặng

Không teo

Độ 0

Độ I

Độ II

Độ II

Teo nhẹ

Độ I

Độ I

Độ II

Độ III

Teo vừa


Độ II

Độ II

Độ III

Độ IV

Teo nặng

Độ III

Độ III

Độ IV

Độ IV

Theo cách phân loại này, các nhà mơ bệnh học định nghĩa viêm teo
niêm mạc là tình trạng mất các tuyến thích hợp và dị sản ruột cũng có biểu
hiện mất các tuyến thích hợp, hai loại này được xếp vào nhóm teo niêm mạc
có đi kèm dị sản. Cách đánh giá này đã đạt được sự thống nhất cao hơn và
giúp cho tiên lượng nguy cơ ung thư dạ dày dễ dàng hơn trong thực hành
lâm sàng [12], [13].
1.2. VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Đại cương
YHCT khơng có bệnh danh viêm loét dạ dày - tá tràng, căn cứ vào các
triệu chứng lâm sàng, viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi của chứng
Vị quản thống.
Trong các sách y văn cổ đã mô tả rất kỹ về chứng bệnh này. Mô tả

sớm nhất về triệu chứng của Vị quản thống được tìm thấy trong Hồng đế


10

nội kinh, được gọi tên là Quyết tâm thống. Sách Nội kinh Linh khu, chương
quyết bệnh có đoạn mơ tả về chứng quyết tâm thống “chứng quyết tâm
thống bụng đau, đầy tức, nếu đau nhiều gọi là vị tâm thống”. Trương Trọng
Cảnh trong sách Kim quĩ yếu lược chia các bệnh ở vị làm các chứng bĩ
chứng, mãn chứng, thống chứng. Trong các y văn cổ, vị quản thống được
gọi tên là tâm thống. Tuy nhiên ngày nay, trên lâm sàng đây là hai chứng
bệnh khác nhau. Tâm thống bệnh nhân biểu hiện đau tức ngực, đau xuyên ra
đằng sau lưng, chân tay lạnh, bệnh nặng. Do đó biện chứng cần phân biệt hai
chứng bệnh này [20], [37], [38].
Vị quản thống chỉ chứng bệnh do vị lạc bị tổn thương, khí huyết
khơng điều hịa gây ra đau vùng vị quản, thường liên quan đến sự rối loạn
công năng của 3 tạng phủ vị, tỳ, can do các nguyên nhân khác nhau.
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng vị quản thống. Ngay từ rất sớm,
Nội kinh đã cho rằng chứng bệnh này có liên quan đến hàn tà, can khí và nội
nhiệt. Sách Tố vấn, chương Cử thống luận có viết: “Hàn khí xâm phạm tràng
vị làm huyết khơng lưu hành, mạch lạc co rút mà gây đau”, “Mộc uất mà
không được phát thì dễ bị vị quản thống”, “Người hay uống rượu thì dễ sinh
nhiệt miệng, nặng hơn thì vị quản thống”. Ngày nay, người ta chia thành bốn
nhóm nguyên nhân gây bệnh sau:
1.2.2.1. Ngoại tà phạm vị
Lục khí ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trở thành tác nhân gây bệnh
gọi là lục dâm, trong đó thường là hàn, thấp, nhiệt… Những yếu tố gây
bệnh này có thể đơn độc hoặc kết hợp với nhau, bệnh càng dễ phát nếu bản
thân người bệnh có sự suy giảm chức năng của tỳ, vị, kết hợp với phần

ngoại vệ bất cố nên lục dâm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Trong các loại
ngoại tà, hàn tà phạm vị là hay gặp nhất, thường thấy ở người tỳ vị hư hàn.
Ngồi ra, vào mùa hè thì cũng có thể gặp thử nhiệt hoặc thấp trọc phạm vị.


11

Ngoại tà phạm vị làm vị khí tổn thương, vị khí ứ trệ làm mất tính hồ giáng
dẫn tới vị quản thống. Hàn có tính ngưng kết, thường gây đau quặn, thử
nhiệt thường gây đau nóng rát, thấp trọc thường gây đầy tức [4], [20] [37].
1.2.2.2. Ẩm thực
Vị chủ thu nạp, khai khiếu ra miệng. Thức ăn, nước uống từ miệng,
qua thực quản, vào vị. Nếu ăn uống không điều độ, lúc đói q, lúc no q
hoặc thích uống rượu, ăn đồ béo mỡ, không đúng giờ giấc, hay dùng thuốc
khơng đúng... làm tổn thương tới vị khí. Vị mất tính hồ giáng dẫn tới vị
quản thống. Trên lâm sàng, bệnh nhân ăn đồ béo ngọt, hay uống rượu
thường gặp nhiều hơn cả. Những thói quen trên kéo dài gây thấp nhiệt hoặc
táo nhiệt nội sinh, ứ trệ ở vị mà hao tổn tân dịch, lâu ngày ảnh hưởng đến tỳ
[4], [19].
1.2.2.3. Tình chí
Tình chí u uất, cáu giận dễ gây nên việc sơ tiết của can khí bị rối loạn,
can khơng sơ thơng, hồnh nghịch gây can vị bất hồ, nếu kéo dài gây can
khí uất kết hóa hỏa, hỏa uất lâu ngày làm tổn thương phần âm, dẫn đến vị âm
hư khiến đau càng ngày càng tăng hoặc đau kéo dài. Nếu can khí uất lâu
ngày khơng khỏi, ảnh hưởng đến tỳ dương, gây trung khí khơng đầy đủ, nên
vận hóa vơ lực làm cho vị khơng thể hòa giáng được, gây tỳ vị hư hàn, đau
bụng ở thượng vị liên tục âm ỉ, đau tăng lên khi gặp lạnh, đầy bụng khó tiêu,
ăn kém, đại tiện phân nát [4], [37], [43].
1.2.2.4. Tỳ vị hư
Lao lực hoặc mất máu quá nhiều, hoặc bị bệnh trong thời gian dài sẽ

gây tổn thương tỳ vị. Cũng có trường hợp gặp người bệnh vốn có thể chất tỳ
vị hư. Tỳ vị hư thì mất kiện vận, thăng giáng khơng điều hịa làm khí cơ ứ
trệ gây ra vị thống. Tỳ vị dương hư, âm hàn nội sinh, vị lạc không được nuôi
dưỡng cũng gây ra chứng bệnh này. Nếu bệnh ở vị thời gian dài, âm hư
không tư dưỡng được vị cũng dẫn tới vị quản thống [4], [20].


12

Như vậy, vị quản thống có liên quan nhiều nhất đến vị, can, tỳ. Giai
đoạn đầu, bệnh ở vị, tiếp đến ảnh hưởng tới can, lâu ngày thì bệnh ở tỳ hoặc
tỳ vị đồng bệnh hoặc can tỳ đồng bệnh. Vị là dương thổ, tính thích nhu nhuận
mà ghét táo. Chức năng chủ thu nạp, làm nhừ thức ăn, lấy hịa giáng làm
thuận. Bệnh ở vị thì đầu tiên vị khí ứ trệ, vị thực tích, tiếp đó là can vị khí trệ
hay can khí uất kết phạm vị. Khí là sối của huyết, khí hành thì huyết hành,
khí trệ thì huyết ứ. Ngồi ra “khí hữu dư tất sinh hỏa”, khí trệ lâu ngày hóa
hỏa. Về hỏa chứng có thể gặp hỏa nhiệt tại vị hoặc can vị uất nhiệt. Hỏa làm
hao tổn tân dịch, hoặc sau khi xuất huyết, hoặc ứ huyết làm tân huyết khơng
sinh đều có thể gây ra âm dịch hư tổn. Bệnh ở vị thời gian dài sẽ ảnh hưởng
tới tỳ, tỳ mất vận hóa tiếp đó sẽ gây thăng giáng khơng điều hịa, trung khí hạ
hãm. Hoặc nếu tỳ vị dương hư làm âm hàn nội sinh, vị lạc không được nuôi
dưỡng. Như vậy nguyên nhân gây bệnh chỉ có 4 loại, nhưng cơ chế bệnh sinh
còn phải phân ra hư thực, hàn nhiệt, khí huyết… Tuy nhiên cơ chế gây bệnh
chính vẫn là “bất thông tắc thống” [19], [37], [38].
1.2.2.5. Tiên thiên bất túc
- Người bệnh khi sinh ra, thận dương đã không đủ, không nuôi dưỡng
được tỳ dương làm tỳ dương hư, gây vị khí ứ trệ và hư, gây bệnh tỳ vị hư
hàn.
- Bẩm sinh Tỳ Vị người bệnh đã hư nhược, trung khí khơng đầy đủ,
kèm theo bệnh tật lâu ngày hoặc do làm việc khó nhọc vất vả, hoặc dùng

thuốc hàn lương kéo dài hàn thấp nội sinh làm cho tỳ vị càng thêm thương
tổn mà sinh bệnh [37],[43].
1.2.3. Các thể lâm sàng
Trên lâm sàng thường chia chứng vị quản thống thành 2 thể lớn [4]:
- Can khí phạm vị (can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ).
- Tỳ vị hư hàn.


13

Trong đó, thể can khí phạm vị được chia thành 3 thể là: khí trệ, hỏa uất
và huyết ứ.
1.2.3.1. Thể khí trệ
- Triệu chứng: đau tức ở vị quản, ấn đau cự án, cảm giác căng chướng ở
hai bên mạng sườn, mỗi lần do ngun nhân tình chí làm bệnh nặng hơn,
thích thở dài, chán ăn, tinh thần u uất, mất ngủ, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi
đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền [4], [19], [20].
- Biện chứng: can chủ sơ tiết, thích điều đạt. Nếu tình chí khơng thoải
mái thì can khí uất kết, thăng giáng mất điều hịa, hồnh nghịch phạm vị mà
sinh đau. Sườn là vùng thuộc kinh can nên khi khí cơ khơng thơng lợi, can vị
khí nghịch gây đầy trướng mà ợ hơi. Nếu tình chí khơng hịa, can khí càng
uất, nên khi giận dữ triệu chứng tăng lên. Bệnh ở phần khí, thấp trọc khơng
nhiều nên rêu lưỡi trắng mỏng. Bệnh ở lý, ở tạng can và chủ về đau nên
mạch trầm huyền [19].
- Pháp điều trị: sơ can hịa vị, lý khí chỉ thống.
- Phương dược: Sài hồ sơ can thang.
1.2.3.2. Thể hỏa uất
- Triệu chứng: đau rát vùng thượng vị, đau nhiều kèm ợ hơi ợ chua,
miệng khơ đắng, khát nước thích uống nước mát, dễ cáu giận, chất lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác [4], [19].

- Biện chứng: can khí uất kết lâu ngày hóa nhiệt, nhiệt tà phạm vị nên vị
quản nóng rát, đau cự án. Can vị uất nhiệt, hoành nghịch lên gây phiền táo, ợ
hơi, ợ chua, cồn cào. Can đởm lại có quan hệ biểu, lý; can nhiệt hợp đởm
nên gây miệng khơ đắng, thích uống nước mát. Lưỡi đỏ, rêu vàng là hiện
tượng lý nhiệt, mạch huyền sác là chứng can vị uất nhiệt [1].
- Pháp điều trị: sơ can tiết nhiệt.
- Phương dược: Hóa can tiễn hợp với Tả kim hoàn
1.2.3.3. Thể huyết ứ


14

- Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án.
Gồm 2 loại: thực chứng và hư chứng.
+ Thực chứng: vị quản đau nhói, nôn ra máu, đại tiện phân đen, môi đỏ
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lực (bệnh thể cấp) phần nhiều là
do huyết ứ ngưng đọng ở vị, khí cơ khơng lợi gây ra.
+ Hư chứng: sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi
nhợt, chất lưỡi bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế
sáp (bệnh thể hoãn) [4], [19].
- Biện chứng: vị là phủ đa khí, đa huyết. Khí là sối của huyết, khí hành
thì huyết hành, khí trệ thì huyết ứ. Hoặc cũng có thể gặp sau khi thổ huyết
dẫn tới huyết ra khỏi đường kinh, ứ trệ ở vị khiến mạch lạc không thông mà
gây ra huyết ứ. Vì vậy mà đau chói như kim châm hoặc dao cắt, điểm đau cố
định, cự án. Huyết ứ không hết thì huyết mới khơng được sinh nên sắc mặt
xạm kém tươi nhuận, mơi tím xạm. Huyết ứ lưỡi ít được vinh nhuận nên
màu tím đen, có điểm ứ huyết, mạch sáp.
- Pháp điều trị:
 Thực chứng: thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.
 Hư chứng: bổ huyết chỉ huyết.

- Phương dược:
 Thực chứng: Thất tiếu tán hợp Đan sâm ẩm.
 Hư chứng: Hoàng thổ thang gia giảm [4], [19], [20].
1.2.3.4. Thể tỳ vị hư hàn
- Triệu chứng: đau âm ỉ thượng vị, lúc gặp lạnh đau tăng hoặc lúc đói
đau nhiều, gặp ấm hoặc sau khi ăn đỡ đau, đau thiện án, sắc mặt nhợt, người
mệt mỏi, tay chân lạnh, ăn ít, đại tiện phân nát có lúc táo, nơn ra nước trong,
chất lưỡi bệu nhợt, có hằn răng, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm tế vô lực
[4], [19].


×