Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai du thi thai binh voi bac ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.99 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bµi dù thi</b>



<b>“BÁC HỒ VỚI THÁI BÌNH THI BèNH LM THEO LI BC.</b>
<b>Họ và Tên: Nguyễn Thành Công</b>


<b>Chi bộ: Chi cục thuế</b>


<b>Cõu 1: Bn hóy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ</b>
tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần về thăm Thái Bình? Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa những
lần Người về thăm?


<i><b>Tr¶ lêi</b><b>:. Bác Hồ về thăm Thái Bình.</b></i>


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến phong trào cách mạng
của các địa phương, trong đó có Thái Bình. Trong suốt quá trình cách mạng , Thái
Bình vinh dự được năm lần đón Bác về thăm. Mỗi lần Bác về thăm là tiếp thêm
sức mạnh cho phong trào cách mạng của tỉnh. Biết ơn Bác, Đảng bộ và nhân dân
Thái Bình càng ra sức học tập và làm theo lời Bác.


1. Ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng, chính quyền dân
chủ nhân dân vừa mới thành lập, đứng trước mn vàn khó khăn, thử thách: 28 vạn
người chết đói, quân Tưởng kéo vào, quấy phá,… Đê Đìa (Hưng Nhân) và đê Mỹ
Lộc (Thư Trì) bị vỡ. 15 giờ, ngày 10-01-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hưng
Yên đến thăm Thái Bình. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Người
căn dặn; Phải đồn kết toàn dân, đoàn kết các thân hào, thân sỹ trước hết phải lo
giải quyết nạn đói cho nhân dân và nhanh chóng khắc phục đoạn đê mới bị vỡ. Sau
đó, Người đến thăm đoạn đê Đìa thuộc huyện Hưng Nhân. Trước đơng đảo đồng
bào Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên và nhắc nhở: nhiệm vụ trước mắt
là phải đắp lại đê và cứu đói.


2. Ngày 28-4-1946, biết tin nhân dân Thái Bình chỉ trong ba tháng đã khắc


phục được hậu quả hai quãng đê bị vỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Thái
Bình lần thứ hai. Cùng đi với Người có các ơng Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn
Hiến . Tại thị xã Thái Bình, Người đã gặp gỡ, nói chuyện với hơn 5 vạn cán bộ,
nhân dân trong tỉnh. Người khen ngợi thành tích sản xuất của nhân dân và kêu gọi
mọi người phải đồn kết, ra sức diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Sau đó,
Bác đến thăm quãng đê vỡ đã được hàn gắn. Người xem xét rất kỹ đoạn đê và nhắc
phải đảm bảo đầm đất kỹ hơn nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

giá cao những thành tích mà quân dân Thái Bình đã đạt được và nhắc nhở một số
điểm cần khắc phục như vấn đề tiết kiệm, chủ quan, tự mãn. Cuối cùng, Người kết
luận “Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi, người đơng, đất tốt, nước có sẵn
đồng bào và cán bộ phải cố gắng làm cho tỉnh nhà thành một tỉnh gương mẫu trong
miền Bắc”.


4. Được biết, Thái Bình có phong trào lấn biển khai hoang và tồn tỉnh đạt
thành tích cao trong sản xuất, ngày 26/3/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và
động viên phong trào. Từ máy bay trực thăng xuống Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ
các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các tầng lớp nhân dân ra đón. Đến thăm họp tác xã
Nam Cường, xã điển hình đi đầu trong cơng tác lấn biển, mở rộng diện tích đất
canh tác, Người khen ngợi thành tích ngăn biển, khai phá đất hoang và tặng huy
hiệu cho 4 cán bộ, xã viên có thành tích xuất sắc trong xã.


Người đến thăm Hội nghị phát động phong trào sản xuất trong nơng nghiệp
tồn tỉnh, gặp gỡ các đại biểu đang họp tại Đơng Lâm. Tại hội nghị, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khen ngợi nhân dân Thái Bình có nhiều cố gắng trong tăng vụ, vỡ hoang,
làm thủy lợi, phân bón. Thay mặt Trung ương, người giao trách nhiệm cho cán bộ,
đảng viên tỉnh Thái Bình phải xây dựng Thái Bình thành một trong những tỉnh khá
nhất về mọi mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tặng huy hiệu của người cho 14
chiến sỹ thi đua về lao động sản xuất trong tồn tỉnh. Sau đó, Hồ Chủ Tịch đi thăm
một số gia đình xã viên của xã Đơng Lâm, thăm một đơn vị bộ đội đóng quân tại


địa phương.


5. Chiều ngày 31-12-1966, trong hoàn cảnh thời chiến, Chủ tịch Hồ Chí
Minh về thăm Thái Bình lần thứ năm. Cùng đi với Bác có các đồng chí Tố Hữu và
Hồng Anh. Người làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh tại nơi sơ tán (Thơn
Đại Đồng xã Tân Hịa, huyện Thư Trì), nghỉ một đêm tại đây. Sáng 01-01-1967,
trong buổi nói chuyện với trên 100 cán bộ đại biểu đại diện cho bốn vạn đảng viên
và trên một triệu đồng bào cùng một số xã viên của hợp tác xã Tân Phong và Hiệp
Hịa. Người nói nhiều về sản xuất nông nghiệp, người nhắc nhở cán bộ và nhân
dân Thái Bình phải cố gắng hơn nữa, đặc biệt phải khắc phục một số tật xấu như
đánh vợ, chưa coi trong phụ nữ, không nên chủ quan, tự mãn. Cuối cùng, Người
kết luận: “ Thái Bình có tiến bộ nhiều, Bác mong các đồng chí và đồng bào đều cố
gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hòa trồng cây giỏi, khen đội Thủy Lợi Quang Trung làm thủy lợi giỏi. Bác gửi
Tỉnh ủy ba tấm ảnh có chữ ký của Người làm phần thưởng. Đầu năm 1969, cả Ban
Thường vụ Tỉnh ủy được vào thăm và chụp ảnh với Bác.


<b>Câu 2: Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ, chiến sỹ tỉnh Thái Bình,</b>
Bác Hồ từng căn dặn: “Thái Bình có nhiều tiến bộ, Bác mong các đồng chí và đồng
<i>bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi</i>
<i>mặt”. Bạn hãy cho biết câu nói trên Bác nói ở đâu? Vào thời gian nào? Nội dung, ý</i>
nghĩa của bài nói chuyện đó?


<i><b>Tr¶ lêi:</b><b> </b></i>TỒN VĂN BÀI NÓI CHUYỆN CỦA BÁC VỚI ĐỒNG BÀO VÀ CÁN BỘ
TỈNH THÁI BÌNH NGÀY 01-01-1967.


<i><b>(T</b>ại đình Phương Cáp, xã Hiệp Hịa, huyện Thư Trì (hay là huyện Vũ Thư)</i>
<i>vào ngày 1 tháng 1 năm 1967 khi người về thăm Thái Bình lần thứ năm).</i>



Hơm nay, Bác cùng với các đồng chí Tố Hữu và Hồng Anh, thay mặt
Trung ương Đảng và Chính phủ về thăm Thái Bình là tỉnh trong năm 1966 đã sản
xuất giỏi. Bây giờ có mấy câu chuyện nói với các cụ, các cơ, các chú.


Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân ta là sản xuất
giỏi, chiến đấu giỏi để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sản xuất và chiến đấu là hai
mặt trận quan hệ rất mật thiết với nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp là đội quân
hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến sỹ
sản xuất, cần phải cố gắng như chiến sỹ ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã
phải sản xuất tốt để bộ đội và nhân dân ta ăn no, đánh thắng. Vì vậy, nhiệm vụ của
các hợp tác xã nông nghiệp, của bà con xã viên, của cán bộ công tác ở nông thơn là
rất quan trọng.


Các chiến sỹ ở ngồi mặt trận phải có đầy đủ vũ khí, phải nắm vững chiến
thuật để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trên mặt trận sản xuất, cán bộ và xã viên
phải nắm vững kỹ thuật canh tác để thâm canh tăng năng suất. Muốn tăng năng
suất, trước hết phải làm tốt thủy lợi, phải nhiều phân bón. Phân bón thì có thứ phân
bón sẵn có, chỉ cần ta xúc lấy là được, như bùn, nước phù sa. Nhưng phân chuồng
là loại phân bón tốt nhất. Muốn có nhiều phân chuồng thì phải chăn ni tốt, nhất
là ni lợn. Có đủ nước, nhiều phân rồi, lại phải chọn giống tốt, phải phịng trừ sâu
bệnh thì mới thu hoạch được nhiều. Trong sản xuất có nhiều việc cần phải quan hệ
với nhau. Có làm tốt cả các biện pháp thì ruộng mới có năng suất cao, mùa màng
mới thắng lợi.


Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phải coi trọng cả lúa và hoa màu. Có
lúa lại phải có nhiều hoa màu thì lương thực mới dồi dào. Hoa màu dùng làm thức
ăn cho người, lại còn dễ chăn nuôi lợn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Một việc quan trọng nữa là phải trồng cây gây rừng. Trồng cây nào phải tốt
cây ấy. Trồng 100 cây mà sống cả, tốt cả thì hơn trồng 1000 cây mà chỉ sống được


90 cây. Việc trồng cây nên dựa vào các lực lượng các cụ phụ lão và các cháu nhi
đồng. Các cụ vừa có kinh nghiệm trồng cây, vừa cẩn thận, tỉ mỉ chăm sóc cây cối.
Các cháu nhỏ ở nơng thơn cần giúp các cụ giữ gìn cây tốt, khơng để trâu bị phá
hoại.


Muốn làm tốt những cơng việc sản xuất thì phải tổ chức và phân phối sức
lao động cho tốt. Sau này, kháng chiến thắng lợi, chúng ta sẽ có nhiều máy móc để
thay thế cho sức người và sức trâu bò. Nhưng bây giờ chúng ta cần rất nhiều sức
trâu bò. “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Phải chăm sóc trâu bị, khơng được để trâu bị
đói rét.


Muốn sử dụng tốt sức người vào công việc sản xuất, thì cần ra sức cải tiến
cơng cụ. Một người gánh khỏe cũng chỉ được 50 cân, nhưng một người kéo một
cái xe thì có thể chở được hơn vài tạ, tức là gấp mấy lần sức gánh.


Sức người có nhiều loại: Có thanh niên, có phụ nữ, có người trẻ, có người
già. Phải phân cơng cho hợp lý, người khỏe thì làm việc nặng, người yếu thì làm
việc nhẹ.


Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động phụ nữ. Phụ nữ là đội qn lao động rất
đơng. Phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt. Ví
dụ: Khi phụ nữ có kinh nguyệt thì chớ phân cơng họ đi làm ở chỗ ruộng sâu, nước
rét. Các hợp tác xã phải có những tổ giữ trẻ tốt đẻ phụ nữ có con mọn có chỗ gửi
các cháu để yên tâm lao động.


Một điều nữa. Bác cần nói là: Phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách
mạng là để tranh quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau. Lê nin dạy
chúng ta: Phụ nữ là một nửa của xã hội. Nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì xã
hội chưa được giải phóng cả. Phụ nữ tự mình phấn đấu giữ quyền bình đẳng với
đàn ơng. Đàn ơng phải kính trọng phụ nữ. Nhưng Bác nói vẫn có người đánh chửi


vợ. Đó là một điều đáng xấu hổ. Như thế thì cịn gì là tình nghĩa vợ chồng? như thế
là phạm pháp, là cực kỳ dã man. Chi bộ phải giáo dục đảng viên và nhân dân về
quyền bình đẳng giữa vợ chồng. Đoàn thể phụ nữ và thanh niên phải bảo ban nhau
cách cư xử hịa thuận trong gia đình. Bác mong rằng: từ nay về sau sẽ khơng cịn
thói xấu đánh chửi vợ nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đoàn kết chặt chẽ giữa xã viên với nhau, đoàn kết giữa ban quản trị xã viên
thực hành dân chủ, nghĩa là công việc đều phải bàn bạc với xã viên, cán bộ khơng
được quan liêu, mệnh lệnh.


- Tài chính phải cơng khai, tuyệt đối chống tham ơ, lãng phí.


Các hợp tác xã phải làm thế nào để các xã viên đều thấy rằng mình là người
chủ tập thể của hợp tác xã, có quyền bàn bạc và quyền quyết định những cơng việc
của hợp tác xã, có như thế thì xã viên sẽ đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi sản xuất và
hợp tác xã sẽ tiến bộ không ngừng.


Năm nay, Thái Bình được mùa khá. Nhưng chớ thấy được mùa mà chủ
quan, cụ thể là:


a. Phải cố gắng hơn nữa, không nên cho như thế là đủ rồi, phải làm cho năng
suất cao hơn nữa.


b. Phải tiết kiệm, không được lãng phí.


c. Thái Bình vốn là một tỉnh đất hẹp, người đông. Cho nên phải hết sức tăng
năng suất cây trồng, nhưng vẫn phải đi vỡ hoang thêm ruộng đất. Trong việc vỡ
hoang có xã Nam Cường, năm nọ Bác về thăm thì mới bắt đầu vỡ hoang. Bây giờ
Nam Cường chẳng những sản xuất đủ ăn mà cịn bán thóc làm nghĩa vụ cho nhà
nước. Như thế là rất tốt.



Ruộng đất khơn lắm, nó cũng biết suy tính đấy. Người chăm sóc nó chừng
nào thì nó trả ơn cho người chừng nấy. Về chuyện ruộng đất, có hai nhóm tranh
luận với nhau: Nhóm A thì cho đất tốt là người chăm sóc nó. Nhóm B cho là đất
tốt, đất xấu là do nó vốn có sẵn như vậy. Bác cho rằng nhóm A là đúng. Như hợp
tác xã Tân Phong chẳng hạn. Đất Tân Phong trước đây cũng không tốt mấy.
Nhưng Đảng bộ và bà con xã viên ở đó quyết tâm cải tạo đất. Bây giờ cả hợp tác
xã Tân Phong đạt hơn 7 tấn thóc/ ha. Đạt được như vậy cũng chưa phải là tột bậc,
còn có thể đạt được cao hơn nữa.


Bác nghe nói ở Thái Bình đang có phong trào báo cơng, bình cơng. Trong sự
nghiệp chống Mỹ cứu nước, ai có cơng thì báo cơng và đưa ra trước xã viên bình
cơng. Làm như thế là rất tốt, vì:


- Ai có cơng, ai khơng có cơng, bà con xã viên đều biết. Do đó thúc đẩy lẫn
nhau, cùng cố gắng lập cơng mới.


- Người có cơng gì tự báo cơng để tập thể bình bầu, như thế là thực hành
quyền dân chủ trong nhân dân, làm cho mọi người đều phấn khởi và cố gắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Về việc xây dựng Đảng ở Thái Bình, phát triển Đảng như vậy là khá.
Nhưng Đảng viên là phụ nữ hiện nay mới chỉ chiếm 17% tổng số đảng viên, như
thế là cịn ít, cịn hẹp hòi với phụ nữ. Trong lúc đề bạt cán bộ trẻ phải chú ý đến sự
đoàn kết giữa đảng viên cũ và đảng viên mới. Trong Đảng ta có nhiều đảng viên
già, nhiều đảng viên trẻ. Đảng viên nhiều tuổi thì từng trải. Đảng viên trẻ tuổi thì
hăng hái. Cho nên Đảng viên phải giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Công việc cách
mạng rất nhiều, không sợ thiếu việc. Phải chú ý đến phát triển Đảng vào thanh
niên. Khơng nên hẹp hịi. Nhưng việc phát triển đảng phải làm cẩn thận, khơng
được cẩu thả.



Cịn hai điều nữa, phải rất chú ý.


Một là: việc phịng khơng nhân dân phải làm tốt hơn nữa. Địch càng thua,
càng liều lĩnh. Chiến tranh có thể gay go hơn. Cho nên phải đào nhiều hầm hào để
bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.


Hai là, nhân dân phải ra sức bảo vệ tài sản của Nhà nước và của hợp tác xã
hơn nữa. Phải giáo dục nhân dân, làm cho mọi người rõ: Của nhà nước, của hợp
tác xã, tức là của mình, do đó mọi người phải ra sức giữ gìn, khơng để cho mất
mát, hao hụt.


Cuối cùng, Bác nhờ các cụ, các cô, các chú chuyển lời thăm hỏi tới toàn thể
bà con xã viên trong hợp tác xã, cơng nhân xí nghiệp, cán bộ trong cơ quan,các
đơn vị bộ đội và công an, quân dân trong tỉnh. Năm nọ, Bác về thăm, cán bộ và
đồng bào trong tỉnh đã hứa với Bác sẽ đưa phong trào tiến lên mạnh mẽ. Bây giờ,
Bác rất vui lịng thấy Thái Bình có tiến bộ nhiều. Bác mong các đồng chí và đồng
bào đều cố gắng hơn nữa để làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về
mọi mặt.


<b>Câu 3: Bạn hãy cho biết, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hợp tác xã đầu</b>
tiên nào của Thái Bình và cũng là hợp tác xã đầu tiên của cả nước đạt thành tích 5 tấn
thóc/ha? Ý nghĩa của sự kiện đó đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền
bắc, giải phóng Miền nam thống nhất đất nước và trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới hiện nay?


<i><b>Tr¶ lêi: </b><b>Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hợp tác xã đầu</b></i>


<i><b>tiên của Thái Bình và cũng là hợp tác xã đầu tiên của cả nước đạt thành tích 5</b></i>
<i><b>tấn tóc/ ha.</b></i>



- Hợp tác xã đầu tiên của Thái Bình và cũng là hợp tác xã đầu tiên của cả
nước đạt năng suất lúa cao nhất tồn miền Bắc với thành tích 5 tấn thóc/ ha là hợp
tác xã Tân Phong, xã Việt Hùng, huyện Thư Trì (nay là huyện Vũ Thư)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Thái Bình đạt 5 tấn thóc/ ha, ghi dấu mốc trong lịch sử là tỉnh đầu tiên đạt
năng suất lúa cao nhất trên toàn miền Bắc trong điều kiện đế quốc Mỹ mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc. Sự kiện này thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần tự
lực, tự cường của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ, chắc tay súng, vững tay cày, vừa chiến đấu, vừa sản xuất,…


- Tích cực đóng góp sức người, sức của, làm trịn nghĩa vụ hậu phương lớn
đối với tiền tuyến lớn, góp phần cùng nhân dân cả nước…


- Phát huy những thành tích đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; sự kiện Thái Bình
đạt 5 tấn thóc/ 1 ha năm 1965 vừa là bài học về huy động sức dân, đồng thời vừa là
động lực giúp Đảng bộ và nhân dân Thái Bình khơng ngừng phấn đấu, vượt qua
mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lịng quyết tâm đưa Thái Bình trở thành
một tỉnh nơng thơn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020…


<b>Câu 4: Thực hiện lời huấn thị của Bác, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân</b>
tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành tựu gì, đặc biệt trong công cuộc xây dựng nông
thôn mới? Là một người con của q hương, bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Thái
Bình trở thành Tỉnh “gương mẫu về mọi mặt”?


<i><b>Tr¶ lêi: </b><b> Thực hiện lời huấn thị của Bác, những năm qua, Đảng bộ và</b></i>


<i><b>nhân dân Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt trong cơng cuộc xây</b></i>
<i><b>dựng nơng thơn mới.</b></i>



- Thái Bình là vùng quê có truyền thống yêu nước và cách mạng; nhân dân
kiên cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu
chống giặc ngoại xâm.


- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thái Bình luôn là hậu phương
vững chắc của quân và dân đồng bằng Bắc bộ, chỉ huy sở tiền phương của chiến
khu Ba, mặt trận 5, … mặt khác, Thái Bình khơng chỉ đảm bảo đủ nhân lực, vật
lực cho kháng chiến tại địa phương mà còn huy động đáng kể sức người, sức của
cho chiến trường cả nước, bổ sung cho bộ đội chủ lực với quân số tương đương ba
đại đồn; huy động 10 triệu ngày cơng phục vụ chiến đấu, cung cấp cho Trung
ương và các tỉnh bạn hàng chục vạn tấn thóc. Chỉ riêng các khoản đóng góp quy ra
thóc (từ năm 1951 đến tháng 6-1954), Thái Bình đã đóng góp cho Nhà nước
63.600 tấn. Trên khắp các chiến trường, 9.922 người con thân yêu của quê hương
Thái Bình đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cao nhất sức người, sức của
cho tiền tuyến.


- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lao động khỏe, trẻ
được huy động gia nhập quân đội, đi thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến
và các yêu cầu khác của đất nước… Lao động còn lại ở địa phương 75% là nữ,
những người trung niên, cao tuổi và trẻ em,... trong hồn cảnh đó, Đảng bộ đã qn
triệt cho tồn Đảng, toàn dân trong tỉnh nhận thức rõ đặc điểm và thế mạnh của địa
phương, lấy nông nghiệp làm trọng tâm, sản xuất lương thực, thực phẩm là quan
trọng hàng đầu phấn đấu đưa năng suất lúa, tổng sản lượng lương thực của tỉnh
không ngừng tăng. Từ năm 1955 trở về trước, năng suất lúa của Thái Bình mới đạt
trên dưới 3 tấn/ ha, năm 1965 lên 4 tấn/ ha, năm 1966 đạt 5 tấn/ ha. với thành tích
trên, Thái Bình vinh dự được Bác về thăm lần thứ năm.



Trong hơn 40 năm qua, những tình cảm sâu nặng, lời chỉ bảo ân tình và
mong muốn của Bác đã khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Thái Bình, trở thành
động lực tinh thần to lớn, thôi thúc Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đoàn kết, thống
nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, hồn thành thắng lợi tồn
diện nhiệm vụ chính trị trong các giai đoạn cách mạng.


Thấm nhuần chân lý "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do", vì miền nam
ruột thịt, "thóc thừa cân, quân vượt mức" Đảng bộ và nhân dân đã huy động cao
nhất cho tiền tuyến, hàng chục vạn người con ưu tú đã lên đường tham gia và phục
vụ chiến đấu . Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ tham gia quân đội so với dân số cao nhất
miền Bắc. Trên quê hương ngày đêm bị bom Mỹ , nhân dân Thái Bình vẫn "Vững
tay cày, chắc tay súng", kiên cường bám đồng ruộng, nhà máy, công trường, thâm
canh, tăng vụ, đạt năng suất lúa 5 tấn thóc/ ha , chăm lo phát triển văn hóa, xã hội;
tổ chức tốt cơng tác phịng khơng, bảo vệ sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhà
nước, tập thể và nhân dân. Quân và dân Thái Bình đã anh dũng đánh trả 1064 trận
bằng không quân, hải quân của Mỹ; bắn rơi 44 máy bay, bắn bị thương 4 tàu
chiến.Trên khắp chiến trường cả nước, 48 nghìn người con quê hương đã hy sinh,
gần 30 nghìn người đã hiến dâng một phần xương máu, gần 50 nghìn gia đình có
cơng và rất nhiều người con Thái Bình đã ghi vào lịch sử những dấu son chói lọi
như Vũ Ngọc Nhạ, Tạ Quốc Luật, Bùi Quang Thận, Phạm Tuân,... Đảng bộ và
nhân dân Thái Bình tự hào vì có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp xây
dựng CNXH ở miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thay đổi bộ mặt nông thôn. Thực hiện 5 trọng tâm phát triển kinh tế theo tinh thần
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công
nghiệp, đẩy mạnh phát triển nghề và làng nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
ni , hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế biển, đưa nền
kinh tế của tỉnh thốt khỏi tình trạng trì trệ, duy trì tốc độ tăng trưởng khá.



- Những năm gần đây, mặc dù trong điều kiện khó khăn, tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của tỉnh đạt 12%/ năm. năm 2012 tổng GDP đạt 13.558 tỷ đồng
(giá cố định 1994), tăng 7,82% so với năm 2011; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy
sản tăng 3.63% công nghiệp xây dựng tăng 9.31%,dịch vụ tăng 10.5%. Cơ cấu
kinh tế; nông, lâm, thủy sản chiếm 38.2%, công nghiệp, xây dựng chiếm
32.5%,dịch vụ chiếm 29.3% GDP bình quân đầu người đạt 24,8 triệu đồng. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tăng cường, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, Năm học
2011-2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99.94%, có 56/68 (82%) học sinh
đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; 64% học sinh trúng tuyển vào các trường
Đại học, cao đẳng, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường học, cơ sở dạy nghề
được đầu tư xây dựng. Đến nay, tồn tỉnh có 65,8% trường học đạt chuẩn quốc gia,
tăng 34 trường so với năm học trước.


Các chương trình y tế mục tiêu, phòng chống dịch bệnh được thực hiện có
hiệu quả, khơng để dịch lớn xảy ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm
0,7% so với cùng kỳ năm trước; 50% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, cơ sở vật
chất, thiết bị kỹ thuật và nhân lực ngành y tế được tăng cường.


Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được duy trì.
Cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được chú trọng; năm 2012,chùa
Keo được cơng nhận di tích quốc gia đặc biệt, 26 di tích được cơng nhận di tích
lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng,
phong trào thể dục,thể thao quần chúng phát triển ngày càng sâu rộng; thể thao
thành tích cao có tiến bộ.


Việc làm, đời sống nhân dân khá ổn định, năm 2012 đã dạy nghề cho 33.200
người, giải quyết việc làm cho 32.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt
34%. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh,
Liệt sĩ, triển khai đề án thực hiện một số chính sách đối với người và gia đình có
cơng của tỉnh trong giai đoạn 2012-2015. Đến tháng 9-2012, đã hoàn thành xây


dựng, nâng cấp 776 nhà ở cho người có cơng với tổng kinh phí hỗ trợ 32.640 triệu
đồng. Tỷ lệ hộ nghèo là 8,12% giảm 1,04% so với năm trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

xuyên, hiệu quả, góp phần giải quyết kịp thời những tồn đọng, bức xúc và những
vụ việc phức tạp nảy sinh .


Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được một số kết
quả tích cực. Triển khai, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”


Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương
(khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt Nghị Quyết số 02- NQ/TU
ngày 28-4-2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nơng thơn mới,
trong q trình triển khai thực hiện, phong trào xây dựng nông thôn mới đã và
đang tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Thái Bình. 267/267 xã hồn thành quy
hoạch chi tiết giao thơng, thủy lợi nội đồng: 218 xã hồn thành quy hoạch chi tiết
khu trung tâm xã; 148 xã thực hiện dồn điền, đổi thửa đất nơng nghiệp. Tỉnh đã
hồn thành quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2011-2015. Các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ
tầng nơng thơn mới .


Ghi nhận những thành tích to lớn và đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng
chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng bộ, nhân dân,
lực lượng vũ trang Thái Bình vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương Độc lập hạng nhất, 6 huân
chương Quân công, 96 tập thể và 78 cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng lao động; 2210 bà mẹ được phong tặng
danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", hàng trăm tập thể và cá nhân được tặng
huân chương độc lập, Huân chương chiến công và Huân chương lao động.



<b> Câu 5: Bạn hãy viết về một tấm gương </b><i><b>người tốt, việc tốt</b></i> hoặc một tập thể tiêu
biểu ở địa phương, cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn huyện Quỳnh Phụ mà bạn biết trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?


<i><b>Tr¶ lêi: Thực hiện tốt việc học tập và làm theo lời Bác gắn với nhiệm vụ</b></i>
chuyên môn tại đơn vị.


§ạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

nhận thức vào hành động cụ thể, là phải làm gì trong bối cảnh dân tộc, thế giới có
nhiều điểm khác so với trước kia.


Với khát vọng và nỗ lực của Đảng, toàn dân, lớp lớp thanh thiếu niên ngày
nay cần có những trăn trở, suy nghỉ với mong muốn đóng góp ngày càng một thiết
thực, hiệu quả hơn đối với sự nghiệp chung của Tổ quốc. Ngày càng có nhiều tầng
lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới, có nhiều đóng góp trong cơng cuộc
xây dựng đất nước, đưa đất nước ta dần thích ứng với những điều kiện mà q
trình tồn cầu hóa đang đặt ra. Cũng chính q trình đó, những địi hỏi và kỳ vọng
từ xã hội đối với thế hệ trẻ cũng đang được đặt ra, điều đó cũng cho thấy thế hệ trẻ
cần tiếp tục xác định thêm những nhiệm vụ mới cho chính bản thân mình.


Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những
tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà
Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử
thách và vơ cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.



Với Bác, giành được độc lập dân tộc không thôi cũng chưa đủ. Trong tư duy
và hành động cách mạng của Bác, đích đến cao cả nhất là xóa bỏ hồn tồn tình
trạng bóc lột và áp bức giai cấp, thiết lập chế độ xã hội, một Nhà nước kiểu mới
mà ở đó, nhân dân là những chủ thể đích thực. Bác cũng từng nói: “Nếu nước độc
lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa
lý gì”. Độc lập dân tộc chỉ thực sự trọn vẹn khi mà “dân giàu, nước mạnh”, “mọi
người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do”, mà con đường duy nhất để đạt
được điều đó chính là đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Từ đó đặt ra các vấn đề
về xây dựng Đảng, chính quyền, đồn thể một lịng đồn kết.


Với con người, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là cái quan trọng nhất quyết
định tính cách, tức là nhân cách. Đức phải gắn với tài và tài phải có đức đảm bảo.
Theo Người, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó, cịn có tài mà khơng
có đức sẽ khơng làm được điều ích lợi cho đời, thậm chí cịn có hại, sinh ra những
thói xấu như kiêu căng, tự mãn, ích kỷ rồi thành hư hỏng, có khi phạm tội. Bởi thế,
Người địi hỏi có đức phải có tài và có tài phải có đức.


Văn hóa có cốt lõi của nó là ở đạo đức, thiện - ác, tốt - xấu, hay - dở đều có ở
con người và phần nhiều là kết quả của giáo dục. Tuỳ thuộc ở mơi trường, hồn
cảnh và giáo dục như thế nào mà con người có thể tốt hay xấu. Do đó, giáo dục
trước hết và chủ yếu là giáo dục đạo đức, sửa chữa, cải tạo cái xấu, vun trồng, tập
luyện cái tốt. Người xác định học để làm việc, làm người, học để phục vụ Tổ quốc,
phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp - dân tộc - nhân loại. Người đặc biệt chú trọng
tới các đức tính mà giáo dục các đức tính thì phải chăm lo từ bé, có sự chỉ dẫn tỷ
mỷ, chu đáo, nêu gương của các thầy giáo, cô giáo. Giáo dục nhà trường là trung
tâm để hình thành nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

và sự kỳ vọng vào tương tai của Trường: ngày càng đào tạo được nhiều nguồn
nhân lực có ích cho xã hội, cho đất nước Việt Nam.



Bản thân tôi tự rèn luyện phm cht t cỏch ca ngi nhân viên, lm trịn


nhiệm vụ được cấp trên phân cơng, sống cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư,
hịa nhã, thân ái với đồng nghiệp, hết lịng vì cơng việc. Tự rèn luyện trau dồi
phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, không ngừng rèn luyện chun mơn
nghiệp vụ để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


-Ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc bằng nhiều cách:


+ Tích cực trong lao động, học tập, cơng tác với tinh thần lao động nghiêm
túc, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, biết quý trọng công sức lao động và tài sản
tập thể, không xa hoa, lãng phí, khơng phơ trương hình thức.


+ Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn,
trung thực, bảo vệ người yếu, chân thành khơng chạy theo chủ nghĩa thành tích,
khơng che giấu khuyết điểm.


+ Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, lời nói khơng đi
đơi với việc làm hay nói nhiều mà làm ít, ln có ý thức giữ gìn sự đoàn kết trong
cơ quan.


- Ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện phê và tự phê bình theo tấm gương đạo đức của
Bác


+ Tôi ln tự đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên
tắc, pháp luật, không kéo bè, kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương.


+ Ln có ý thức xem trọng tự phê bình và phê bình; ln phê phán những
biểu hiện xuất phát từ động cơ cá nhân, có động viên đồng nghiệp và người thân


trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hóa.


<b>Tóm lại:</b>


Tự rèn luyện có vai trị rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai
cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình.
Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, khơng tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy
rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu. Tu dưỡng đạo
đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như
trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.


Đạo đức Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng và sự nghiệp của Người mãi mãi là
di sản tinh thần vô giá đối với các thế hệ người Việt Nam và dân tộc Việt Nam,
mãi mãi có mặt trong hành trang của chúng ta trên con đường đi tới thắng lợi của
đổi mới và CNXH.


Người viết


</div>

<!--links-->
Bài dự thi “Khởi nguồn ý tưởng” kế hoạch kinh doanh
  • 50
  • 1
  • 4
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×