Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần cao su đà nẵng DRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CAO THỊ THANH

HỒN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG (DRC)
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Cao Thị Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1


2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 2
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................ 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ........................................................... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ ...................................... 7
1.1.1. Khái niệm KTQT.............................................................................................. 7
1.1.2. Bản chất KTQT chi phí .................................................................................... 8
1.1.3. Kế tốn quản trị chi phí với chức năng của nhà quản lý ............................... 9
1.2.PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH
DOANH ............................................................................................................... 11
1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh .............11
1.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và các đối tượng tập hợp
chi phí .........................................................................................................................12
1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động
.....................................................................................................................................12
1.2.4. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định .........................13
1.3.NỘI DUNG KTQT CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
KINH DOANH .................................................................................................... 14
1.3.1. Lập dự tốn chi phí trong doanh nghiệp .......................................................14
1.3.2. Xác định giá thành ..........................................................................................17
1.3.3. Phân tích thơng tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định ........................18


1.3.4. Kiểm sốt chi phí ............................................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KTQT CHI PHÍ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG ........................................................................................... 30

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG ................ 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................30
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng ...................31
2.1.3. Đặc điểm tổ chức SXKD tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng ..............32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP cao Su Đà Nẵng .........37
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại Cơng ty .............................................................47
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG ................................................................................ 50
2.2.1. Thực trạng phân loại chi phí tại Cơng ty CP Cao su Đà Nẵng ..................50
2.2.2. Công tác lập định mức và dự tốn chi phí....................................................52
2.2.3. Cơng tác tập hợp chi phí và tính giá thành ...................................................61
2.2.4. Kiểm sốt chi phí ............................................................................................68
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KTQT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CP CAO SU
ĐÀ NẴNG............................................................................................................ 70
2.3.1 Ưu điểm ............................................................................................................70
2.3.2. Hạn chế ............................................................................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KTQT CHI PHÍ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
CAO SU ĐÀ NẴNG ........................................................................................... 74
3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HỒN THIỆN KTQT CHI PHÍ TẠI
CƠNG TY CP CAO SU ĐÀ NẴNG ................................................................... 74
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện...........................................................................74
3.1.2. u cầu của việc hồn thiện KTQT chi phí.................................................74
3.2. HỒN THIỆN KTQT CHI PHÍ TẠI CƠNG TY CP CAO SU ĐÀ NẴNG 76


3.2.1. Phân loại chi phí..............................................................................................76
3.2.2. Lập các báo cáo để kiểm sốt chi phí ...........................................................79
3.2.3. Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi phí sản xuất...........................................83
3.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................................87

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 88
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 90
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BH

Bán hàng

CCDC

Cơng cụ dụng cụ

CP

Chi phí


CVP

Chi phí- sản lượng- lợi nhuận

DN

Doanh nghiệp

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KTQT

Kế tốn quản trị

KTTC

Kế tốn tài chính

NVL

Ngun vật liệu

NVLTT

Ngun vật liệu trực tiếp

NCTT


Nhân công trực tiếp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

CP

Cổ phần

BTP

Bán thành phẩm

KH-VT

Kế hoạch vật tư



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Định mức chi phí NVLTT Sản phẩm Săm - Lốp xe

53

bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

đạp
Dự tốn chi phí NVLTT

56

Định mức chi phí NVLTT Sản phẩm Săm - Lốp xe Phụ lục
máy
Định mức chi phí NVLTT Sản phẩm Săm - Lốp ơ tơ

Phụ lục


Dự tốn tiền lương và các khoản trích theo lương

59

NCTT

2.6

Định mức tiền điện cho từng sản phẩm

59

2.7

Dự tốn tiền điện của sản phẩm

60

2.8

Dự tốn chi phí sản xuất chung

60

Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên

63

2.9


trực tiếp

2.10

Chi phí tiền điện thực tế

64

2.11

Chi phí sản xuất chung thực tế

65

2.12

Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

67

3.1

Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí

77

Báo cáo tình hình sử dụng NVL tại Xí nghiệp Săm -

81


3.2
3.3

lốp xe máy
Báo cáo cáo biến động chi phí NCTT

82


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Quy trình cơng nghệ sản xuất Bán thành phẩm

33

2.2

Quy trình chung sản xuất thành phẩm

35


2.3

Quy trình sản xuất Săm xe đạp, xe máy, ơ tơ

36

2.4

Quy trình sản xuất Lốp xe đạp, xe máy, ô tô

37

2.5

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

38

2.6

Tổ chức bộ máy kế toán

48


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và ảnh hưởng đến tất cả

các nước trên thế giới, Việt Nam không phải ngoại lệ. Để tồn tại trong nền
kinh tế khủng hoảng này đối với các doanh nghiệp luôn là bài toán nan giải.
Nhiều doanh nghiệp đã phải phá sản, lạm phát cao, thu nhập của người
dân gặp nhiều khó khăn do nạn thất nghiệp. Và hơn bao giờ hết khách hàng
ln do dự nhiều hơn với những chi phí mình bỏ ra vì đó là chi phí cơ hội.
Đối với bất kỳ một sản phẩm nào cũng vậy, khi khách hàng đặt mua họ cũng
xem xét so sánh giá và cịn quan trọng hơn khi họ có nhiều sự lựa chọn. Trên
thị trường hiện tại sản phẩm độc quyền không nhiều, các công ty phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm và thị trường tiêu
thụ
Đối với nhân viên trong công ty, việc đánh giá đúng năng lực và đóng
góp của bộ phận để có chế độ thù lao thích đáng ln là điều họ quan tâm, là
nền tảng tạo nên sự trung thành của nhân viên trong công ty. Ngày nay sự
trung thành của nhân viên cũng được xem xét.
Công ty CP Cao su Đà Nẵng là một trong 3 công ty lớn ở Việt Nam tham
gia sản xuất mặt hàng săm lốp để bán trên thị trường không những trong nước
mà cịn ở nước ngồi. Làm thế nào để tạo ra sản phẩm giá rẻ chất lượng cao,
luôn là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp. Muốn thực hiện được điều này
khơng ít những doanh nghiệp đã chọn cách ứng dụng những tiến bộ của khoa
học công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm giảm chi phí ngun vật liệu, năng lượng, nhân cơng. Nhưng bên cạnh
đó các cơng ty đã quan tâm đến việc quản trị chi phí nhằm quản lý chi phí tốt
hơn và giúp nhà quản trị có những thơng tin chính xác, kịp thời trong việc đưa


2

ra quyết định.
Quy trình sản xuất sản phẩm của cơng ty trải qua nhiều cơng đoạn với
quy trình cơng nghệ phức tạp tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng khác nhau, trên

cơ sở tiêu chuẩn hóa và khác biệt. Tuy nhiên, qua tìm hiểu việc tổ chức kế
tốn quản trị chi phí tại cơng ty CP Cao su Đà Nẵng cũng cịn một số hạn chế.
Trong q trình hoạt động của mình cơng ty CP Cao su Đà Nẵng khơng
ngừng hồn thiện hệ thống KTQT chi phí để cung cấp những thông tin cần
thiết cho cấp quản lý trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ những yếu tố trên, tơi đã chọn đề tài: “Hồn thiện kế tốn
quản trị chi phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng” làm đề tài nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác KTQT chi
phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Kết hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận về KTQT chi phí để từ đó đề
xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kế tốn
quản trị chi phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận ,
công tác thực hiện KTQT chi phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu và đề cập vấn đề
về KTQT chi phí thuộc Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp để khảo sát, phân tích đánh giá thực
trạng KTQT chi phí tại công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵn cụ thể như sau:
- Thu thập, đánh giá dữ liệu thứ cấp để có được những thơng tin ban đầu


3

về kế tốn quản trị chi phí tai cơng ty.
- Phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động của các dữ liệu

số liên quan
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và quan sát, ghi chép: Phỏng vấn trực
tiếp các tổ trưởng sản xuất, thủ kho, các trưởng phòng, cán bộ quản lý để biết
được việc xây dựng định mức, lập dự toán và kiểm soát theo định mức…
Thực hiện quan sát, ghi chép để biết được mối quan hệ giữa các các bộ phận,
cách thực hiện công việc của các nhân viên có liên quan.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung cơ bản của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về KTQT chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng KTQT chi phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Chương 3: Hoàn thiện KTQT chi phí tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong hệ thống thông tin kế tốn nói chung, kế tốn quản trị là một bộ
phận cấu thành không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh. Kế
toán quản trị với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các
cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất. Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển KTQT chi
phí được coi là cơng cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý
và cung cấp thơng tin về chi phí đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản
trị, song tại VN KTQT chi phí cịn là vấn đề rất mới mẻ, chưa được ứng dụng
một cách phổ biến. Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành
thơng tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị
trong doanh nghiệp”.


4

Ngày nay, vấn đề kế tốn quản trị ln được xem xét, kế tốn quản trị
chi phí là một mảng khơng thể thiếu khi nói về hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp. Nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu mãng này theo nhiều khía cạnh
với nhiều doanh nghiệp có hình thức sở hữu, quy mô, lĩnh vực họat động khác
nhau như: “Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong các
doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam” Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Mai Thơm
chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận tải. “Kế tốn quản trị chi phí và ứng
dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản VN TCKT” Trang web
http:// www.tapchiketoan.com cập nhật: 10/04/2009. “Tổ chức kế toán quản
trị chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây
trồng Việt Nam” luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Thắng năm 2011. “ Xây
dựng mơ hình kế tốn quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược
phẩm ở Việt Nam” Luận án tiến sĩ của Phạm Thị Thủy 2007 chuyên ngành
Kế toán, tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh
doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng; tác giả Nguyễn Thị Minh
Tâm (2010) “Hoàn thiện kế tốn quản trị chi phí tại Viễn thơng Quảng Ngãi”
Qua các nghiên cứu cho thấy vấn đề kế toán quản trị, kế tốn quản trị chi phí
đã được các tác giả nghiên cứu cụ thể.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả khái qt được thực trạng cơng
tác kế tốn quản trị, kế tốn quản trị chi phí tại các doanh nghiệp, tác giả cũng
đã đánh giá thực trạng và chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế trong việc
tổ chức cơng tác KTQT, KTQT chi phí của đơn vị và từ đó đưa ra các giải
pháp để tổ chức công tác KTQT hay đưa ra các giải pháp để hồn thiện cơng
tác KTQT, KTQT chi phí tại đơn vị theo phạm vi nghiên cứu của mỗi đề tài.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề kế toán quản trị chi phí đối với doanh
nghiệp sản xuất chỉ đề cập đến vấn đề kế tốn quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp sản xuất nói chung và chủ yếu đi vào đặc trưng của một số ngành và


5

đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện KTQT chi phí tại các doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy rằng, các luận văn trên chưa chú trọng nghiên cứu sâu
về KTQT chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tồn bộ chi phí phát sinh tại
doanh nghiệp sản xuất. Chính vì thế, việc ứng dụng kế tốn quản trị chi phí
sản xuất vào doanh nghiệp sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp kiểm sốt tốt chi
phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về KTQT chi phí nói chung
cũng có một số tác giả nghiên cứu về KTQT chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp như: Tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh (2010) đã nghiên cứu “Kế toán
quản trị chi phí sản xuất tại Tổng Cơng ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ” - Luận
văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học Đà Nẵng.
Trong luận văn này, qua việc phân tích thực trạng tác giả đã đưa ra các một số
giải pháp để hoàn thiện cơng tác KTQT chi phí sản xuất tại Cơng ty Cổ phần
dệt may Hòa Thọ, các giải pháp chủ yếu tập trung vào vấn đề tổ chức theo
dõi, phân loại chi phí, lập báo cáo phân tích chi phí sản xuất, lập dự toán linh
hoạt nhằm tăng cường kiểm sốt chi phí nội bộ, tổ chức chứng từ kế toán, tổ
chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế tốn, tổ chức hệ thống báo cáo KTQT
chi phí sản xuất, phân tích biến động chi phí để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng,
nâng cao tính hữu ích của thơng tin kế tốn phục vụ cho hoạt động quản trị
doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu đi vào đặc trưng của doanh nghiệp
sản xuất may mặc, nên đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác KTQT chi
phí sản xuất xuất phát từ đặc thù kinh doanh của đơn vị.
Tác giả Trần Mai Lâm Ái (2011) nghiên cứu “Hồn thiện Kế tốn quản
trị chi phí tại nhà máy bia Dung Quất thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng
Ngãi ”- Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kế toán, Đại học
Đà Nẵng. Trong luận văn này đã đánh giá được thực trạng cơng tác kế tốn


6


quản trị chi phí sản xuất tại doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp để hồn
thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất tại đơn vị như: phân loại chi phí sản
xuất theo cách ứng xử, lập dự toán linh hoạt, xác định lại đối tượng hạch tốn
chi phí sản xuất và hồn thiện phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung,
tổ chức cơng tác hạch tốn phục vụ cho cơng tác KTQT chi phí sản xuất và
lập các báo cáo chi phí để kiểm sốt chi phí sản xuất. Dù vậy, luận văn chỉ tập
trung vào nghiên cứu vấn đề KTQT chi phí sản xuất đặc trưng của cơng ty
thuộc ngành bia.
Như vậy, có thể thấy rằng trong các nghiên cứu trước đây tập trung
nghiên cứu kế tốn quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp của nhiều
ngành khác nhau như: ngành dệt, may, ngành in, chế biến thủy sản, doanh
nghiệp du lịch, bia...nhưng chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề kế
tốn quản trị chi phí sản xuất tại Cơng ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng. Chính vì
vậy, trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Hồn thiện kế
tốn quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng”.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Khái niệm KTQT

Trong các tài liệu về kế tốn quản trị đã có nhiều khái niệm khác nhau:
- Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ “KTQT là quá
trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thơng tin trong
q trình thực hiện các mục đích của tổ chức. KTQT là một bộ phận thống

nhất trong quá trình quản lý, và nhân viên KTQT là những đối tác chiến lược
quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”.
- Theo từ điển thuật ngữ kế toán của Mỹ “KTQT là một hệ thống kế toán
thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị trong quá
trình ra các quyết định liên quan đến hoạch định và kiểm soát các hoạt động
của tổ chức”.
- Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán quốc gia Mỹ (NAA) tháng
3/1981 “KTQT là q trình cung cấp thơng tin cho nhà quản lý doanh nghiệp
trong việc lập và thực hiện kế hoạch, trong việc kiểm soát và điều hành các
hoạt động của doanh nghiệp”.
- Theo Luật kế toán Việt Nam ngày 1 /6/2003: “Kế toán quản trị là việc
thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”.
Từ các khái niệm trên cho thấy những điểm chung về kế toán quản trị
như sau:
- Là một hệ thống kế tốn cung cấp các thơng tin định lượng.
- Đối tượng sử dụng thông tin là nhà quản trị bên trong doanh nghiệp.


8

- Thông tin KTQT phục vụ chủ yếu cho việc thực hiện tốt các chức năng
của nhà quản trị doanh nghiệp.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm chung về kế toán quản trị là:
Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những
thông tin định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà
quản trị trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt
động của đơn vị.
1.1.2. Bản chất KTQT chi phí


KTQT chi phí là một bộ phận của KTQT chuyên thực hiện việc xử lý và
cung cấp các thơng tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị
yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm
soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. KTQT chi phí nhấn
mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản trị từ cấp
cơ sở đến cấp cao. Chi phí bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi các nhân tố nội
tại thay đổi, KTQT chi phí phải nắm bắt những thơng tin đó kịp thời để nhà
quản trị đưa ra các giải pháp điều chỉnh hợp lý tại các thời điểm khác nhau.
Từ đó ta có thể rút ra nội dung của KTQT chi phí như sau:
- KTQT chi phí khơng chỉ thu thập và cung cấp thơng tin quá khứ mà
còn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin hiện tại, hướng về tương lai phục vụ
cho việc lập dự toán, làm căn cứ trong việc lựa chọn các quyết định về giá bán
sản phẩm, bán sản phẩm tại điểm phân chia hay tiếp tục chế biến bán thành
phẩm thành sản phẩm hoàn thành rồi mới bán, nên sản xuất hay mua ngoài các
chi tiết, … ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hợp lý.
- KTQT chi phí cung cấp các thơng tin về hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp và ngoài doanh nghiệp có liên quan. Những thơng tin có ý nghĩa với
bộ phận, điều hành, quản lý doanh nghiệp.


9

- KTQT chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi
phí, tổng mức chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng.
- Khi có sự biến động chi phí, trách nhiệm giải thích về những thay đổi
bất lợi thuộc bộ phận nào KTQT chi phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục
vụ cho q trình kiểm sốt, điều chỉnh của nhà quản lý.
1.1.3. Kế tốn quản trị chi phí với chức năng của nhà quản lý


Để có thể điều hành hoạt động doanh nghiệp thì các nhà quản lý phải
thực hiện chức năng quản trị của mình: Hoạch định, tổ chức, kiểm sốt, đánh
giá và ra quyết định. Cịn KTQT chi phí sử dụng các phuơng pháp riêng để
thiết kế tổng hợp phân tích và cuối cùng là cung cấp thơng tin về chi phsi
phục vụ chức năng quản trị của nhà quản lý.
Hoạch định là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các bước,
phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Để hoạch định và xây dựng
các kế hoạch, nhà quản trị phải dự đoán nhằm tiên liệu trước mục tiêu,
phương pháp, thủ tục trên cơ sở khoa học. Chức năng này chỉ có thể được
thực hiện tốt có hiệu quả, và có tính khả thi cao nếu nó được xây dựng trên cơ
sở các thông tin phù hợp, hợp lý do bộ phận kế toán quản trị cung cấp. Như
vậy kế toán quản trị phải cung cấp thông tin cần thiết để các nhà quản lý ra
các quyết định ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Chức năng tổ chức bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức và truyền đạt
thông tin về các kế hoạch đến những cá nhân có trách nhiệm trong tuyến quản
lý để thực hiện kế hoạch đó. Vì thế, nhà quản trị phải cần các thông tin khác
nhau do nhiều bộ phận cung cấp, trong đó kế tốn quản trị sẽ cung cấp thơng
tin chủ yếu liên quan đến kinh tế, tài chính. Kế tốn quản trị sẽ dự đốn nhiều
tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để nhà quản trị xem xét
đề ra các quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như điều hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu chung. Ví dụ: để định giá


10

sản phẩm mới, các nhà quản lý sẽ dựa vào thơng tin do kế tốn quản trị cung
cấp để đảm bảo rằng mối quan hệ giữa giá bán và chi phí hài hịa với chiến
lược marketing của đơn vị.
Sau khi đã triển khai thực hiện các kế hoạch, công việc kiểm tra, kiểm
sốt nhằm điều chỉnh và đánh giá có vị trí rất quan trọng. Với chức năng kiểm

sóat và đánh giá của quản trị, kế toán quản trị cung cấp các báo cáo họat
động, xem xét giữa kết quả thực tế với dự toán đặt ra và chỉ ra những vấn đề
còn tồn tại cần giải quyết hoặc các cơ hội cần khai thác. Thường trong quá
trình này người ta sử dụng phương pháp chi tiết, so sánh giữa kết quả thực
hiện với các số liệu kế hoạch , dự tốn; qua đó xem xét sai lệch giữa kết quả
đạt được do kế toán cung cấp theo các báo cáo với dự tốn đã lập nhằm đánh
giá tình hình thực hiện dự toán.
Với chức năng hỗ trợ cho việc ra quyết định, thơng tin kế tốn quản trị
là thơng tin chủ yếu để phân tích các khả năng khi giải quyết một vấn đề.
Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định địi hỏi nhà quản trị phải có phương
pháp lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án đặt ra. Ra quyết định tự thân nó
khơng là một chức năng riêng biệt mà trong quá trình thực hiện các chức năng
trên đều đòi hỏi phải ra quyết định. Do đó thơng tin kế tốn quản trị thường
phục vụ chủ yếu cho quá trình này. Đây là chức năng quan trọng và xuyên
suốt trong quản trị doanh nghiệp.
Với mối liên hệ trên giữa kế toán quản trị và hoạt động quản lý, thơng
tin kế tốn quản trị cung cấp cho các nhà quản trị phải thể hiện dưới dạng tóm
tắt. Với những thơng tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận được vần đề gì
đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạch
kinh doanh đúng đắn.


11

1.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KINH DOANH
Đối với các nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là thế nào để kiểm sốt được
chi phí. Việc nhận diện, hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là
điều mấu chốt để có thể quản lý chi phí, từ đó đưa ra những quyết định đúng

đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị.
Để phục vụ cho yêu cầu của nhà quản trị trong việc phân tích, đánh giá
chi phí, kiểm sốt và quản trị chi phí một cách tốt nhất, cần thiết phải phân
loại chi phí. Tuỳ theo đặc điểm của chi phí, mục đích và yêu cầu quản trị, chi
phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đay là những phân
loại cơ bản
1.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp & chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là chi phí của các loại nguyên liệu
cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Chi phí nhân cơng trực tiếp là tiền lương và các khoản trích theo lương
của lao động trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh
trong phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất. Các chi phí này liên quan gián tiếp
đến quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí ngồi sản xuất
Chi phí ngồi sản xuất là chi phí liên quan đến q trình tiêu thụ sản
phẩm & quản lý doanh nghiệp, bao gồm: chi phí bán hàng & chi phí quản lý
doanh nghiệp.


12

Chi phí bán hàng gồm các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản
lý hành chính và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động của tồn đơn vị

1.2.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và các đối

tượng tập hợp chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp gồm chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp là chi phí liên quan trực tiếp đến q trình sản xuất
sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng, thường được tập hợp trực tiếp vào
các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu
chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...) với mục đích phục vụ và quản trị chung,
thường được tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ cho các đối tượng theo những
tiêu thức thích hợp. Trong doanh nghiệp, các chi phí gián tiếp là chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng

hoạt động
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
- Biến phí: là chi phí mà tổng số có sự thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ
hoạt động. Biến phí tính cho một đơn vị của mức độ hoạt động thì khơng thay
đổi. Như vậy, biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động.
- Định phí: là chi phí mà tổng số khơng có sự thay đổi với mức độ hoạt
động. Định phí tính cho một đơn vị của mức độ hoạt động thì thay đổi tỷ lệ
nghịch với mức độ hoạt động.
- Chi phí hỗn hợp:
Chi phí hỗn hợp là những chi phí bao gồm định phí và biến phí. Phần


13

định phí trong chi phí hỗn hợp để duy trì mức độ hoạt động ở mức tối thiểu,

phần biến phí thay đổi theo sự thay đổi của mức độ hoạt động.
Nếu gọi:
a: Biến phí một đơn vị hoạt động;
b: Tổng định phí trong chi phí hỗn hợp;
x: Mức độ hoạt động;
y: Chi phí hỗn hợp.
Phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp: y = ax + b
Việc phân tích chi phí này được thực hiện bằng một trong các phương
pháp: phương pháp cực đại- cực tiểu; bình phương bé nhất; phương pháp đồ
thị phân tán; ngoài ra với các phần mềm phân tích thống kê như SPSS, phần
mềm xử lý bảng tính EXCEL, nhà quản lý có thể phân tích hồi qui rất thuận
lợi để xác định định phí, biến phí trong chi phí hỗn hợp.
1.2.4. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định

- Chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được
Chi phí kiểm sốt được là khoản chi phí gắn liền với cấp quản trị có
quyền ra quyết định chi phối nó. Chi phí khơng kiểm sốt được là khoản chi
phí mà ở cấp quản trị đó khơng có quyền ra quyết định chi phối.
- Chi phí chìm và chi phí chênh lệch
Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh trong quá khứ, do đó nó có mặt ở tất
cả các phương án hoặc hành động cần lựa chọn, khơng thích hợp cho q
trình lựa chọn phương án nên cần được loại bỏ trong quá trình ra quyết định.
Chi phí chênh lệch cịn gọi là chi phí khác biệt xuất hiện khi so sánh
nhiều phương án để lựa chọn. Đó là phần chi phí có ở phương án này mà
khơng có ở phương án khác hoặc là phần chênh lệch giá trị giữa các phương
án. Chi phí chênh lệch là một trong các căn cứ quan trọng (dạng thông tin thích
hợp) để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.


14


- Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là khoản lợi ích tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn phương
án (hoặc hành động) này thay cho phương án (hoặc hành động) khác. Chi phí
cơ hội cần được tính đến khi quyết định chọn phương án. Trong trường hợp
có nhiều phương án thì chi phí cơ hội được tính ở phương án tốt nhất sau
phương án đã chọn.
Tóm lại, để phục vụ tốt cho hoạt động quản lý yêu cầu cần phải hiểu biết
kỹ lưỡng về chi phí và được sử dụng một cách tích cực phổ biến nhất trong
KTQT đó là cách phân loại chi phí theo cách ứng xử. Xem xét chi phí theo
cách ứng xử giúp thấy rõ mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận.
Báo cáo thu nhập của DN được lập theo cách nhìn nhận chi phí như vậy trở
thành cơng cụ đắc lực cho người quản lý trong việc xem xét và phân tích các
vấn đề.
1.3. NỘI DUNG KTQT CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KINH DOANH
1.3.1. Lập dự tốn chi phí trong doanh nghiệp

Dự tốn là những tính tốn dự kiến một cách tồn diện và phối hợp, làm
căn cứ để huy động vốn kinh doanh của DN, được xác định bằng một hệ
thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định
trong tương lai. Dự tốn chi phí là phương tiện cung cấp thông tin cho các
chức năng hoạch định và kiểm sốt chi phí. Dự tốn chi phí được lập chính
xác và đầy đủ sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được hiệu quả. Thơng
qua dự tốn chi phí các nhà quản trị sẽ có kế hoạch về nguồn lực để đảm bảo
thực hiện các hoạt động, đồng thời lường trước những khó khăn có thể xảy ra
và có biện pháp phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhằm đảm bảo hoàn
thành mục tiêu của DN.



15

Dự tốn chi phí được lập căn cứ vào dự tốn doanh thu và định mức chi
phí. Do đó để lập được dự tốn chi phí chính xác thì DN phải xây dựng được
hệ thống định mức chi phí thật chi tiết và chính xác, chi tiết cho từng trung
tâm trách nhiệm và theo từng nội dung chi phí cụ thể.
Dự tốn chi phí có thể được xây dựng cho tồn DN và cho từng bộ phận.
Có thể tiến hành lập dự tốn chi phí ở các DN như sau:
- Dự tốn chi phí NVLTT
Làviệc dự kiến số lượng và giá trị nguyên liệu vật liệu sử dụng trong kỳ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ để dự tốn chi phí ngun liệu, vật liệu trực tiếp trong kỳ là: dự
kiến sản lượng sản phẩm sản xuất, định mức nguyên vật liệu tiêu hao cho một
đơn vị sản phẩm, đơn giá nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu mua vào
trong kỳ, lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ.
Bên cạnh dự tốn chi phí NVLTT cần phải lập dự tốn tiền mặt chi ra
cho việc mua nguyên vật liệu để làm cơ sở để lập dự toán tiền mặt.
- Dự toán chi phí NCTT
Dự tốn chi phí NCTT cũng căn cứ trên dự toán sản xuất, giúp doanh
nghiệp chủ động về lao động, khơng bị tình trạng thừa hoặc thiếu lao động,
đồng thời sử dụng lao động hiệu quả.
Nhu cầu lao động trực tiếp được tính trên căn cứ nhu cầu sản xuất, định
mức thời gian hao phí về lao động trực tiếp để hoàn thành một sản phẩm và
định mức giá của một giờ lao động trực tiếp để tiến hành lập dự tốn.
- Dự tốn chi phí SXC
Là dự kiến các chi phí quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh trong phạm
vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
+ Đối với phần biến phí: có thể căn cứ vào tổng thời gian lao động trực
tiếp hoặc số giờ máy chạy hoặc số lượng sản phẩm sản xuất dự kiến và đơn



16

giá chi phí sản xuất chung để xác định, cụ thể:
Tổng biến phí SXC
dự kiến

=

Mức độ hoạt động

Biến phí /1 đơn vị



mức độ hoạt động

+ Đối với phần định phí sản xuất chung: thường ít thay đổi so với thực
tế, nên khi lập dự toán, căn cứ vào số thực tế kỳ trước và những thay đổi định
phí dự kiến trong kỳ tới (nếu có) để dự tốn cho kỳ này.
Tổng định phí SXC
dự kiến

=

Định phí SXC thực tế
kỳ trước




Tỷ lệ tăng (giảm) định
phí SXC theo dự kiến

- Dự tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Là dự kiến các chi phí phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, cung cấp dịch vụ; chi phí có tính chất chung cho tồn doanh nghiệp.
Căn cứ để lập dự tốn chi phí bán hàng và chi phí QLDN là dự toán tiêu
thụ, dự toán sản xuất,…. Dự tốn có thể được lập từ nhiều dự tốn nhỏ hoặc
các dự tốn cá nhân do những người có trách nhiệm trong khâu bán hàng và
quản lý lập ra. Dự tốn được lập cho từng khoản mục, sau đó tổng hợp lại.
+ Đối với biến phí: căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá
biến phí của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và
tỷ suất biến phí bán hàng theo doanh thu (số tiền biến phí tính cho 100 hay
1.000 đ doanh thu bán hàng).
Tổng biến phí BH = Số lượng SP tiêu thụ  Biến phí/ 1SP tiêu thụ
Hoặc Tổng biến phí BH = Doanh thu BH  Tỷ suất biến phí BH.
+ Đối với định phí: căn cứ vào số thực tế kỳ trước và những thay đổi
định phí dự kiến trong kỳ tới (thay đổi do tính thời vụ, tổ chức các hoạt động
nghiên cứu, đào tạo, quảng cáo, khuyến mãi, đầu tư bổ sung,…).
Sau khi lập dự toán sản xuất kinh doanh, định kỳ nhân viên KTQT phải
đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán, để kịp thời phát hiện những hoạt
động khơng đúng như dự tốn, Xác định ngun nhân nhằm kiến nghị cho


17

quản lý biện pháp điều chỉnh thích hợp.
1.3.2. Xác định giá thành

* Tính giá thành theo phương pháp tồn bộ: Tính giá thành theo phương

pháp tồn bộ là phương pháp tính giá thành phẩm sẽ bao gồm chi phí
NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC
Phương pháp tính giá thành tồn bộ: bao gồm 2 hệ thống tính giá thành
sản phẩm là hệ thống tính giá thành theo cơng việc (áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng) và hệ thống tính giá thành theo q trình
sản xuất (áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản
xuất hàng loạt, các sản phẩm giống nhau cả về đặc tính, q trình sản xuất và
chi phí sản xuất) Theo phuong pháp này thì sau khi tập hợp chi phí phát sinh
trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí dở dang cuối kỳ kế tốn bắt đầu tính
giá thành sản phẩm.
Thực hiện phân loại chi phí ở công ty theo chức năng hoạt động đã đáp
ứng được việc tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, đồng thời cung cấp
thông tin cho lập báo cáo tài chính. Khi đó:
Giá thành
sản phẩm

=

Chi phí
Dở dang đầu kỳ

+

Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ

-

Chi phí
dở dang cuối kỳ


Tùy theo đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm của đơn vị mà có thể
chọn một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm sau: phương pháp
giản đơn, hệ số, tỷ lệ, phân bước,….
* Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp: bao gồm các chi phí sản
xuất biến đổi là chi phí NVLTT, chi phí NCTT và biến phí SXC.
Đối tượng tính giá thành là các cơng việc, các đơn đặt hàng, các bán
thành phẩm, các thành phẩm tại thời điểm hiện tại mà nhà quản trị yêu cầu
tính giá


×