Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.85 KB, 99 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU CỦA
CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ðà Nẵng - Năm 2019


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU CỦA
CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS ðƯỜNG NGUYỄN HƯNG

ðà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thủy


MỤC LỤC
MỞ ðẦU……………………………………………………………………...…1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………..….…..1
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………..….…3
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..…....4
4. ðóng góp của đề tài.....................……………………………..…….....4
5. Kết cấu của luận văn…………….…………………………….……....4
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu……………………………..…….….5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU ………………9
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ………………………...…..9
1.1.1. Khái niệm quản trị lợi nhuận ……………………….………..........9
1.1.2. Cơ sở lý thuyết của quản trị lợi nhuận ……………………….......10
1.1.3. Mục đích của quản trị lợi nhuận ……………………….….…......11
1.1.4. Các mơ hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận……...……......12
1.2. TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU………………............................15

1.2.1. ðo lường tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu………………………...…15
1.2.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và tỷ
suất sinh lời trên cổ phiếu…………………………….….................................. 15
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ðÂY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI
QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KHÁC ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI
TRÊN CỔ PHIẾU …………………………………………………….……… 18
1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi quản trị lợi nhuận ñến tỷ suất
sinh lời trên cổ phiếu…………………..…………………...........……….….. . 18
1.3.2. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố khác ñến tỷ suất sinh lời
trên cổ phiếu……………………………………………………….......…….... 19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………….….. 23
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU………...……24
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU
DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ………………………………………………….…………... . 24
2.1.1. ðặc ñiểm của ngành sản xuất hàng tiêu dùng…………………... 24
2.1.2. Khái quát chung về các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh……………….... 25
2.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU….. 31
2.2.1. Các giả thuyết chính của nghiên cứu……………………………. 32
2.2.2. Các giả thuyết liên quan đến các biến kiểm sốt trong mơ hình... 33
2.2.3. Mơ hình nghiên cứu………………………………….…………...37
2.3. ðO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.……….…39
2.3.1. ðo lường biến phụ thuộc………………………...........……..… .. 39
2.3.2. ðo lường biến ñộc lập……………………………………...…… 39
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU............................................................…..... 42

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................….. .... 43
2.5.1. Mô tả thống kê………………………………….......………….... 43
2.5.2. Phân tích tương quan, đa cộng tuyến…………………....……… 43
2.5.3. Phân tích hồi quy…………………….....……………………… .. 45
2.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình………………….....……… . 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………..……. 50
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..… 51
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………….……... 51
3.1.1. Mô tả thống kê………………………………….............……….. 51
3.1.2. Phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến…………....….. 56


3.1.3. Kết quả hồi quy các mơ hình nghiên cứu……………..………… 59
3.1.4. Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứu…………............……… .. 65
3.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ........................ 69
3.2.1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu……………………………...…….. 69
3.2.2. Kiến nghị……………………………………………………….…71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………..…. 80
KẾT LUẬN……………………………………………………………………82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính


CSH

Chủ sở hữu

QTLN

Quản trị lợi nhuận

TSCð

Tài sản cố ñịnh

TSSL

Tỷ suất sinh lời


1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Khả năng hoạt ñộng của các ngành 5 tháng ñầu năm 2018


27

2.2

Cơ cấu vốn lưu ñộng ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2017

27

2.3

Khả năng thanh tốn của các ngành 5 tháng đầu năm 2018

28

2.4

Mơ tả quan hệ giữa các biến trong mơ hình

37

3.1

Ước lượng các tham số α1, α2, α3, α4

51

3.2


Ước lượng biến DA

52

3.3

Mô tả thống kê các biến nghiên cứu

53

3.4

Hệ số tương quan giữa các biến trong nghiên cứu

57

3.5

Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo Pooled OLS

60

3.6

Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo mơ hình FEM

60

3.7


Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu theo mơ hình REM

61

3.8

Kết quả kiểm định F

61

3.9

Kết quả kiểm ñịnh LM

62

3.10

Kết quả kiểm ñịnh Hausman

62

3.11

Kết quả hồi quy theo mơ hình FEM với các sai số chuẩn
vững

63

3.12


Kết quả hồi quy mơ hình (2)

64

3.13

So sánh kết quả nghiên cứu và giả thuyết ban ñầu

69


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc thúc
ñẩy hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong bối
cảnh tồn cầu hóa, các doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng. Nền kinh tế
thị trường những năm gần đây có nhiều biến ñộng. ðến nay, tuy thị trường ñã
ổn ñịnh và vực dậy được phần nào xong cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự
tồn tại và phát triển của khơng ít doanh nghiệp trong nước cũng như nước
ngồi. Sự đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường địi hỏi các doanh
nghiệp phải ln thận trọng trong từng bước đi, từng chiến lược, định hướng
của doanh nghiệp, để có thể xác định khả năng cạnh tranh của mình so với các
đối thủ. ðể đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải ln quan tâm đến tình
hình tài chính trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi lẽ nó
trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các ñơn vị cơ sở,
nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm quốc dân, mặt khác cịn có tác động quyết định

đến thu nhập của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính. Việc phân
tích Báo cáo tài chính (BCTC) sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ thực
trạng hoạt động tài chính, từ đó nhận ra những mặt mạnh, yếu của doanh
nghiệp làm căn cứ hoạch ñịnh phương án chiến lược tương lai, ñồng thời ñề
xuất những giải pháp ñể ổn ñịnh, tăng cường chất lượng hoạt ñộng doanh
nghiệp. Phân tích BCTC là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh tồn
cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy rõ thực
trạng hoạt ñộng tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro
và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có thể
đưa ra những giải pháp hữu hiệu, ra quyết định chính xác nhằm nâng cao chất
lượng cơng tác quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh.


2

Thơng qua BCTC, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có cơ sở để
tiến hành đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tài sản, vốn chủ sở
hữu và từ đó trực tiếp tác động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khốn. Tuy nhiên, theo Thomas P. Houck (2003) các
cơng ty niêm yết thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận ñể tạo ra kết quả
kinh doanh hấp dẫn hơn ñối với các nhà đầu tư và các thơng tin trên BCTC có
thể tác động tới giá cổ phiếu của cơng ty. Bên cạnh đó một cơng ty tư nhân
cũng có thể “xào nấu” sổ sách với mục đích cổ phần hóa trong tương lai, thu
hút các nhà đầu tư góp vốn vào cơng ty, thơng qua đó tăng giá cổ phiếu trên
thị trường chứng khốn. Những cơng ty này cũng có thể sẽ che giấu thu nhập
hoặc “thổi phồng” thu nhập phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty.
Tại Việt Nam, hiện tượng thao túng BCTC cũng diễn ra khá phổ biến,
ví dụ trường hợp Công ty cổ phần Dược Viễn ðông làm giả con dấu, vẽ hợp
ñồng khống nhằm làm sai lệch BCTC ñể phóng đại mức sinh lời của doanh

nghiệp gây thiệt hại vơ cùng lớn cho các cổ đơng và các nhà đầu tư chứng
khốn. Cơng ty Tribeco, Cơng ty Petrolimex, Cơng ty cổ phần Quốc Cường
Gia Lai…có hiện tượng giấu lãi ñể chuyển lỗ một cách khá kín ñáo và hợp
pháp (Phạm Thị Bích Vân, 2013). Hành vi điều chỉnh lợi nhuận phản ánh
hành ñộng của ban giám ñốc trong việc lựa chọn các phương pháp kế tốn để
mang lại lợi ích cho họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty (Scott,
1997). Healy and Whalen (1999) cho rằng, việc ñiều chỉnh lợi nhuận xảy ra
khi ban giám đốc sử dụng các ước tính kế tốn hoặc giao dịch nội bộ ñể nhằm
thay ñổi BCTC, ñánh lạc hướng người sử dụng thơng tin trên BCTC về tình
hình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của công ty hoặc làm ảnh hưởng ñến kết
quả các hợp ñồng phụ thuộc vào số liệu kế tốn trên BCTC. Tạp chí “Nhịp
cầu đầu tư” ngày 26/04/2010 với tựa ñề “Nỗi niềm mùa báo cáo tài chính” đã


3

đưa ra các phương pháp kế tốn mà chủ sở hữu hay ban giám ñốc sử dụng ñể
làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
nhưng các phương pháp này lại là các phương pháp gian lận như: dùng nghiệp
vụ ảo, che giấu giao dịch, phù phép về thời gian ghi nhận giao dịch.
Theo Renick Van Oosterbosch (2009), ñể ño lường ñiều chỉnh lợi
nhuận có thể sử dụng phương pháp tiếp cận là đo lường biến dồn tích khơng
thể điều chỉnh được. Tức là sử dụng một mơ hình dồn tích cụ thể với trọng
tâm là một ngành cơng nghiệp cụ thể nơi có mức dồn tích lớn hoặc các biến
dồn tích đơn lẻ hay thơng qua quan sát mức dồn tích trong một khoảng cụ thể.
ðây là phương pháp kế tốn đã được áp dụng ở các nước phát triển trên thế
giới và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần lớn các doanh
nghiệp chậm ñổi mới, vẫn ñang sử dụng phương pháp kế tốn tiền mặt đã lạc
hậu với nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu biến dồn tích và mối quan hệ
giữa biến dồn tích có thể ñiều chỉnh và tỷ suất sinh lời (TSSL) trên vốn chủ sở

hữu của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu thiết yếu, có ý
nghĩa quan trọng trong cơng tác dự báo lợi nhuận, từ đó tác ñộng trực tiếp lên
mức giá, TSSL của của cổ phiếu trên thị trường chứng khốn và các chính
sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
ðó cũng là lý do tơi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản
trị lợi nhuận ñến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản
xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh” cho nội dung luận văn của mình. Nội dung của luận văn có
thể đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hành vi
quản trị lợi nhuận (QTLN) và TSSL trên cổ phiếu của các cơng ty nói chung
và các cơng ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng. Qua đó, nội dung ñề
tài cũng sẽ cung cấp cho các nhà quản trị cách thức ñể hoạch ñịnh nguồn lực
một cách tối ưu nhằm tối đa hố giá trị doanh nghiệp.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các
cơng ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ kết quả nghiên cứu, rút ra hàm ý chính sách cho các nhà quản lý
doanh nghiệp và nhà ñầu tư.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi QTLN ñến TSSL
trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn tiến hành hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết
về ảnh hưởng của QTLN ñến TSSL trên cổ phiếu và tổng hợp các nghiên cứu

trước ñây về vấn ñề này. Nghiên cứu tập trung làm rõ ảnh hưởng của hành vi
QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các cơng ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Mẫu nghiên cứu sử dụng số liệu của 81 công ty ngành sản
xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai ñoạn 2014-2017.
4. ðóng góp của ñề tài
- ðề tài góp phần làm rõ ảnh hưởng của hành vi QTLN ñến TSSL trên
cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, đề tài kỳ vọng sẽ cung cấp
các hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các chủ thể có liên quan về ảnh hưởng
của hành vi QTLN ñến TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất
hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí


5

Minh nói riêng, thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung.
5. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận ñến tỷ
suất sinh lời trên cổ phiếu.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận
ñến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tơi đã tham khảo một số tài liệu sau:
Luận văn Thạc sĩ Kế toán năm 2017 của Lê Thị Yến Nhi, trường ðại
học ðà Nẵng “Phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính

của các cơng ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam”.
Nghiên cứu này nhằm giúp cho các ñối tượng sử thông tin nhận diện việc ñiều
chỉnh lợi nhuận của các cơng ty niêm yết trong nhóm ngành sản xuất hàng
tiêu dùng tại Việt Nam. Từ đó giúp các đối tượng sử dụng thơng tin có nguồn
thơng tin chính xác hơn để đưa ra các quyết định đúng ñắn. Tuy nhiên, hạn
chế của nghiên cứu này là số lượng nghiên cứu lớn, việc phỏng vấn trực tiếp
rất khó khăn nên nghiên cứu chọn công ty khác vào mẫu ñể thay thế cho các
công ty gặp phải những vấn ñề nói trên. Những hạn chế nói trên làm cho kết
quả nghiên cứu của ñề tài phần nào bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, nghiên cứu ñã
trả lời ñược thắc mắc của nhà ñầu tư về hành vi ñiều chỉnh lợi nhuận ở các
cơng ty niêm yết có mặt trong mẫu chọn. ðồng thời qua đó giúp cho nhà đầu
tư có sự đánh giá chính xác về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên
BCTC của các công ty mà họ quan tâm.
Luận văn Thạc sĩ Kế toán năm 2017 của Lê Thị Hồng Khánh, trường
ðại học ðà Nẵng “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận ñến tỷ suất


6

sinh lời trên cổ phiếu – trường hợp các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành
chế biến lương thực thực phẩm”. Nghiên cứu ñã tập trung làm rõ ảnh hưởng
của hành vi QTLN ñến TSSL trên cổ phiếu của các cơng ty niêm yết nhóm
ngành chế biến lương thực thực phẩm. Nghiên cứu này đã tìm ra ảnh hưởng
cùng chiều của hành vi QTLN đo lường bằng biến dồn tích có thể điều chỉnh
DA đến TSSL trên cổ phiếu, từ đó giúp nhà đầu tư có cái nhìn thận trọng hơn
về chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC.
Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là sự giới hạn về thời gian và cỡ
mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu chỉ hạn chế ở 46 cơng ty niêm yết trong
nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm và số liệu phân tích trong giai
ñoạn 2013-2015 dẫn ñến ñộ dài thời gian và mẫu chưa đủ lớn để đánh giá

tồn diện về ảnh hưởng của QTLN ñến TSSL trên cổ phiếu của các cơng ty
niêm yết trong nhóm ngành.
Luận án Tiến sĩ Kinh tế năm 2018 của Phan Thị ðỗ Quyên, trường ðại
học ðà Nẵng “Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi ñiều chỉnh lợi nhuận đến
tính thơng tin của cổ phiếu tại Việt Nam”. Trong nghiên cứu, tác giả ñã tiến
hành ño lường tính thơng tin của giá cổ phiếu và hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của tồn bộ các cơng ty niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội trong giai ñoạn 20072014. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động tính thơng tin về giá cổ phiếu
của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam có xu hướng
tăng trong giai đoạn nghiên cứu 2007-2014. Bên cạnh đó, tính thơng tin giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội có
phần cao hơn về giá trị và có mức độ tăng ổn định hơn so với các cơng ty
niêm yết Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. ðồng thời, xu
hướng biến động của hai biến trên hai sở giao dịch ñều tương ñối giống nhau
và tương đồng với xu hướng tăng chung của tồn bộ thị trường qua các năm


7

nghiên cứu. Tuy nhiên, khi kiểm ñịnh ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi
nhuận đến tính thơng tin của giá cổ phiếu, tác giả ñã hạn chế khả năng tác
động theo chiều ngược lại từ tính thơng tin của giá cổ phiếu ñến hành vi ñiều
chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị bằng cách sử dụng giá trị trễ của biến độc lập
và kiểm sốt thêm biến trễ tính thơng tin của giá cổ phiếu trong mơ hình hồi
quy. Mặt khác, luận án mới chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh
lợi nhuận đến tính thơng tin của giá cổ phiếu mà chưa phân tích cơ chế tác
động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu.
Bài viết “Quản trị thu nhập và lợi suất chứng khoán tương lai: Kiểm
chứng thực nghiệm tại thị trường Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kinh tế đối
ngoại số 85 tháng 10/2016. Nội dung chính của bài viết tập trung kiểm ñịnh

tác ñộng của quản trị thu nhập đến lợi suất chứng khốn tương lai trên thị
trường chứng khốn Việt Nam, giai đoạn 2007-2014, nhằm ñưa ra bằng
chứng thực nghiệm về hiện tượng dị thường dồn tích. Dữ liệu nghiên cứu bao
gồm tất cả các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, ngoại
trừ các ngành tài chính, ngân hàng và bất ñộng sản. Tác giả sử dụng kết hợp
ba phương pháp ước lượng bao gồm bình phương nhỏ nhất (OLS), tác ñộng
cố ñịnh (FEM) và tác ñộng ngẫu nhiên (GLS) ñể kiểm chứng mối quan hệ
giữa quản trị thu nhập và lợi suất chứng khoán tương lai. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tổng dồn tích và quản trị thu nhập (được đo lường bằng biến dồn tích
có thể điều chỉnh được) có tác động ngược chiều tới lợi suất chứng khốn và
lợi suất chứng khoán phụ trội tương lai và thị trường chứng khốn định giá sai
thành phần tổng dồn tích của thu nhập hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy
dồn tích khơng điều chỉnh được và quản trị thu nhập là những nguyên nhân
dẫn ñến hiện tượng dị thường dồn tích tại Việt Nam.
Nội dung các bài viết và cơng trình nghiên cứu kể trên đều có giá trị
khoa học. Tuy nhiên, do tác động từ các chính sách kinh tế của Nhà nước và


8

ảnh hưởng từ sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thực trạng hành vi ñiều
chỉnh lợi nhuận và TSSL trên cổ phiếu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam,
trong đó có các cơng ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng có sự thay đổi nhanh
chóng địi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận diện kịp thời ñể có
những ñánh giá ñúng. Bên cạnh ñó, nhà quản lý cần phải hiểu rõ tác ñộng của
hành vi QTLN ñến TSSL trên cổ phiếu. ðể từ ñó căn cứ vào tình hình hoạt
động của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhằm
giúp doanh nghiệp khơng ngừng phát triển, nâng cao lợi nhuận và đạt ñược
mục ñích trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Với những lý do đó, tơi chọn
đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận ñến tỷ suất sinh lời trên

cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung của luận văn.
Luận văn sẽ tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước ñây của các tác
giả. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước ñây, luận văn sẽ
ñi xác ñịnh những ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của
các cơng ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam nói chung, Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, từ đó rút ra các hàm ý chính sách cho các nhà quản lý doanh
nghiệp và nhà đầu tư. ðây là nội dung có ý nghĩa ñối với hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN ðẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
1.1.1. Khái niệm quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận (earnings management) là một thuật ngữ tài сhính đề
сậр đến сáс hành động сủа nhà quản trị táс ñộng ñến kết quả hоạt ñộng сủа
dоаnh nghiệр ñượс thể hiện trоng BCTC, tạо rа một ấn tượng dоаnh nghiệр
сó dоаnh thu сао hоặс сhi рhí thấр. Bản chất của hành vi QTLN chính là hành
ñộng làm thay ñổi nội dung thể hiện số liệu về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Hành ñộng này ñược hiểu một cách trừu tượng dưới dạng
các thuật ngữ như: “phù phép lợi nhuận”, “nghệ thuật tính toán kết quả”, “xào
nấu số liệu”, “thổi phồng lợi nhuận”, “ñiều chỉnh lợi nhuận”, …
Một cách ñơn giản, QTLN ñược hiểu là hành động điều chỉnh lợi nhuận
kế tốn theo ý muốn chủ quan của nhà quản lý doanh nghiệp nhằm đạt được
lợi nhuận mục tiêu thơng qua cơng cụ kế tốn. Các nhà quản lý có thể lựa
chọn phương pháp kế tốn và ước tính kế tốn một cách linh hoạt dựa vào các

chuẩn mực kế tốn chung được thừa nhận (GAAPs). ðây là nguyên nhân phát
sinh hành vi QTLN. Qua đó, hành vi QTLN được thực hiện để hiện thực hóa
các mục tiêu của nhà quản lý. Các mục tiêu này có thể là tăng giá cổ phiếu,
giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hay hưởng lợi tối ña từ việc ưu
ñãi thuế hặc thu hút vốn ñầu tư.
Về bản сhất, hành vi QTLN táс ñộng trựс tiếр ñến hiệu quả hоạt ñộng
của dоаnh nghiệр khi táс động đến dịng tiền thựс tế hоạt động và bằng сáсh
này hаy сáсh kháс, việс “tạm ứng dòng tiền trоng tương lаi” hаy “gửi lại một
рhần lợi nhuận hiện tại” khiến dоаnh nghiệр ñối mặt với những rủi rо tiềm ẩn
trоng hоạt động kinh dоаnh vì trоng một сhu kì khủng hоảng, việс điều сhỉnh


10

lợi nhuận dương trоng nhiều kì liên tiếр là сáсh trựс tiếр ñẩy doanh nghiệp
ñến bờ vựс рhá sản.
Về mặt lý thuyết, hành vi QTLN khơng đượс xеm là vi рhạm рháр luật,
bởi đây là một hình thứс đượс сhấр nhận trоng kế tоán. Nhà quản lý ñược
phép áр dụng những nguyên lý ñượс сhо рhéр nhằm hạсh tоán сáс khоản сhi
рhí, lợi nhuận, thường thì сáс bút tоán này vận dụng nguyên tắс dồn tíсh hаy
сáс сáсh kháс nhаu trоng q trình khấu hао tài sản. Tuy khơng bị luật giới
hạn, nhưng ñây lại là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi íсh сủа
рhần lớn сổ đơng và khi сơng ty gặр vấn đề về khả năng thаnh tоán, thường
dẫn ñến khоản thâm hụt lớn.
Về cơ bản, сó thể сhiа việc thựс hiện hành vi QTLN thео 3 cách thức
сhính:
- Thay đổi thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (thay đổi thời điểm
ghi nhận lợi nhuận) bằng cách lựa chọn phương pháp kế tốn thích hợp;
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp kế toán và các ước tính các khoản
chi phí, doanh thu trong từng thời điểm với mục đích cụ thể theo từng giai

ñoạn;
- Lựa chọn thời ñiểm ñầu tư hay thanh lý tài sản cố ñịnh.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết của quản trị lợi nhuận
Các phương pháp kế toán cụ thể áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay
ñều bị chi phối bởi cơ sở kế tốn dồn tích. Theo cơ sở kế tốn dồn tích, doanh
thu và chi phí của mọi giao dịch kinh tế liên quan ñến tài sản, nợ và nguồn
vốn ñều ñược ghi nhận tại thời ñiểm phát sinh giao dịch mà khơng quan tâm
đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Hơn nữa, báo cáo lợi nhuận của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán lại căn cứ vào việc ghi nhận doanh thu và chi
phí. Chính bởi vậy, cơ sở kế tốn dồn tích có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến việc
xác ñịnh lợi nhuận của doanh nghiệp.


11

Những ñánh giá của nhà quản trị căn cứ vào giá trị biến dồn tích được
tạo ra trong q trình ghi nhận lợi nhuận kế toán trên cơ sở kế tốn dồn tích.
Như vậy, QTLN của doanh nghiệp có liên quan đến tác động của biến dồn
tích. Trong đó, biến dồn tích (total accruals - TA) có thể tách ra làm hai phần:
phần giá trị biến dồn tích bị điều chỉnh hay có thể điều chỉnh (discretionary
accruals - DA) và phần giá trị biến dồn tích khơng thể điều chỉnh hay khơng
bị điều chỉnh (non-discretionary accruals - NDA). Phần giá trị biến dồn tích
khơng thể điều chỉnh phản ánh mức ñộ hoạt ñộng thực chất của doanh nghiệp.
Trong khi ñó, phần giá trị biến dồn tích bị điều chỉnh thường biến ñộng và
chịu tác ñộng bởi quyết ñịnh chủ quan của nhà quản lý. Cơ sở ñể nhận diện
ñược hành vi điều chỉnh lợi nhuận chính là việc ước lượng được phần giá trị
biến dồn tích bị điều chỉnh.
Ngồi việc ñiều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở kế toán dồn tích, việc
điều chỉnh các giao dịch thực có thể dẫn đến lợi nhuận cơng bố thay đổi. Sự
điều chỉnh này mang tính chất quản lý và có thể làm thay ñổi hoạt ñộng sản

xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nhà quản lý có thể trì
hỗn việc giao hàng trong năm nay ñể giảm doanh thu ñược ghi nhận, hoặc
ngược lại, nhà quản lý có thể ghi nhận sớm doanh thu trong năm khi hợp ñồng
chưa hồn tất; tăng mức giảm giá hoặc nới lỏng chính sách tín dụng đối với
khách hàng để gia tăng lượng hàng bán ra hay cắt giảm các chi phí như chi
phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo…để làm tăng lợi nhuận kì
hiện tại.
1.1.3. Mục đích của quản trị lợi nhuận
Nhà quản lý có động cơ để thực hiện hành vi QTLN khi lợi nhuận thực
(lợi nhuận không thể ñiều chỉnh) khác với mục tiêu của nhà quản lý. Một số
ñộng cơ của hành vi QTLN phổ biến hiện nay như: ñảm bảo ổn ñịnh nguồn
vốn, ổn ñịnh giá cổ phiếu của doanh nghiệp, tránh vi phạm vào ñiều khoản


12

thỏa thuận với các ñối tác, ñộng cơ xuất phát từ lợi ích cá nhân và hưởng lợi
từ các ưu ñãi của chính phủ.
Về ñảm bảo nguồn vốn, hiện nay nhiều cơng ty thành lập trên cở sở
góp vốn từ nhiều cổ đơng. Mức vốn đóng góp của các cổ đơng, tỷ lệ vốn và
thời hạn duy trì việc góp vốn của các cổ đơng được căn cứ dự trên chỉ tiêu lợi
nhuận mà hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại. Chính
điều này thúc đẩy nhà quản lý thực hiện hành vi QTLN ñể ñảm bảo lợi nhuận
kế tốn trên BCTC đáp ứng được u cầu từ các cổ đơng, qua đó duy trì
nguồn vốn cho hoạt ñộng sản xuất của doanh nghiệp.
Về ổn ñịnh giá cổ phiếu, việc sử dụng rộng rãi thông tin kế tốn bởi các
nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính có thể giúp định giá cổ phiếu. Lợi
nhuận ảnh hưởng trực tiếp ñến giá cổ phiếu và ảnh hưởng gián tiếp tới thị
trường vốn thông qua việc chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng để dự báo dịng
tiền trong tương lai. ðiều này thúc ñẩy nhà quản lý ñiều chỉnh lợi nhuận ñể

tác ñộng ñến giá cổ phiếu.
Về hợp đồng, các hợp đồng có thể sử dụng lợi nhuận ñể xác ñịnh mức
tiền thưởng hoặc mức phạt vi phạm điều khoản và điều này có thể thúc đẩy
nhà quản lý ñiều chỉnh lợi nhuận nhằm mục tiêu tăng tiền thưởng.
Về động cơ xuất phát từ lợi ích cá nhân, nhà quản lý mới được bổ
nhiệm có thể điều chỉnh lợi nhuận giảm trong năm thay ñổi nhân sự và ñiều
chỉnh lợi nhuận tăng lên trong năm tiếp theo, qua đó trực tiếp nâng cao uy tín,
năng lực của bản thân với lãnh ñạo cấp trên và nhân viên cấp dưới.
Về chi phí chính trị, các cơng ty có thể ñiều chỉnh số liệu lợi nhuận
ñược báo cáo nhằm tránh sự can thiệp của chính phủ hoặc hưởng ưu ñãi thuế,
bởi số liệu kế toán là cơ sở ñể tính thuế.
1.1.4. Các mơ hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận
a. Mơ hình của Healy (1985)


13

Mơ hình của Healy có dạng:
NDAit = ∑t (TAit / A it-1 )/n → DAit = TAit / A it-1 – NDAit
Trong đó:
- TAit là biến kế tốn dồn tích của công ty i tại năm t;
- Ait-1 là tổng tài sản của công ty i tại năm t-1;
- DAit là biến dồn tích có thể điều chỉnh của cơng ty i tại năm t;
- NDAit là biến dồn tích khơng thể điều chỉnh của cơng ty i tại năm t;
Trong mơ hình này, NDA chính là trung bình của tổng biến dồn tích
của các năm trước. Theo Healy, khi khơng có hành vi QTLN thì DA = 0 và
TA ~ NDA. NDA chính là trung bình của TA. Hay khi đó NDA khơng thay
đổi qua các năm.
b. Mơ hình của DeAngelo (1986)
Mơ hình của DeAngelo có dạng:

NDAit = TAit-1 / A it-2 → DAit = TAit / A it-1 – NDAit
Trong đó:
- TAit -1 là biến kế tốn dồn tích của cơng ty i tại năm t-1;
- Ait-2 là tổng tài sản của công ty i tại năm t-2;
- DAit là biến dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i tại năm t;
- NDAit là biến dồn tích khơng thể điều chỉnh của cơng ty i tại năm t;
- Ait-1 là tổng tài sản của công ty i tại năm t-1;
DeAngelo ñã giả ñịnh rằng các thành phần NDA sinh ra là ngẫu nhiên
và bằng với TA của thời kỳ t-1 hay nói cách khác NDA khơng thay đổi qua
hai năm, do đó sự thay đổi trong TA giữa thời kỳ t và t-1 ñược giả ñịnh là do
việc thực hiện các điều chỉnh kế tốn.
c. Mơ hình của Jones (1991)
Mơ hình Jones (1991) có dạng:
NDAit / Ait-1 = α1 / Ait-1 + α2 ∆REVit / Ait-1 + α3 PPEit / Ait-1


14

TAit/Ait-1 = a1/Ait-1 + a2 ∆REVit / Ait-1 + a3 PPEit / Ait-1 + ε
Trong đó:
- TAit là biến kế tốn dồn tích của cơng ty i tại năm t;
- Ait-1 là tổng tài sản của công ty i tại năm t-1;
- DAit là biến dồn tích có thể điều chỉnh của công ty i tại năm t;
- NDAit là biến dồn tích khơng thể điều chỉnh của cơng ty i tại năm t;
- α1, α2, α3 là các tham số của từng cơng ty;
-

REVit được tính bởi cơng thức:

REVit = Doanh thu thuần của


cơng ty i tại thời điểm t – Doanh thu thuần của công ty i tại thời ñiểm t-1;
- PPEit là nguyên giá tài sản số định hữu hình của cơng ty i tại thời điểm
t;
- ε là sai số ngẫu nhiên của mơ hình.
Mơ hình ñược xây dựng trên cơ sở phần NDA phụ thuộc vào doanh thu
và quy mô của nguyên giá tài sản cố ñịnh (TSCð), sử dụng mức biến ñộng về
doanh thu thuần và ngun giá TSCð để tính tốn NDA. Mơ hình Jones do
Dechow, Sloan và Sweeney (1995) cải tiến bằng cách bổ sung thêm sự thay
ñổi của phải thu khách hàng (∆REC). Mơ hình Modified Jones (1995) có
dạng:
NDAit / Ait-1 = α1 / Ait-1 + α2 (∆REVit - ∆RECit)/ Ait-1 + α3 PPEit / Ait-1
Trong đó:
RECit = Phải thu khách hàng năm của cơng ty i tại thời điểm t – Phải
thu khách hàng năm của công ty i tại thời điểm t-1;
d. Mơ hình của Dechow và Sloan (1991)
Mơ hình của Dechow và Sloan có dạng:
NDAit = β1 + β2 median TAit/Ait-1
Khi đó căn cứ vào các trường hợp xáy ra về giá trị của DAit nhà quản lý
doanh nghiệp sẽ có các hành vi điều chỉnh lợi nhuận tương ứng như sau:


15

DAit > 0 → ðiều chỉnh tăng lợi nhuận
DAit < 0 → ðiều chỉnh giảm lợi nhuận
DAit = 0 → Khơng điều chỉnh lợi nhuận
Trong mơ hình này, Dechow và Sloan cho rằng NDA là chung cho các
doanh nghiệp trong cùng ngành, được tính tốn thơng qua nghiên cứu thực tế.
e. Mơ hình của Kothari, Leone và Wasley (2005)

Mơ hình Kothari, Leone và Wasley (2005) có dạng:
NDAt / At-1 = α /At-1 + β1 (∆REVt - ∆RECt) /At-1 + β2PPEt / At-1 + β3ROAt-1
Trong đó ROAt-1 là TSSL trên tổng tài sản của năm t-1.
Nhóm nghiên cứu của Kothari, Leone và Wasley đã thêm vào mơ hình
gốc của Jones (1991) biến ROA thể hiện TSSL trên tổng tài sản nhằm ñánh
giá mối quan hệ tuyến tính giữa giá trị biến kế tốn dồn tích với kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU
1.2.1. ðo lường tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu
TSSL ñược ño lường bởi mức lợi nhuận mà các nhà đầu tư dự tính (kỳ
vọng) sẽ đạt được trong tương lai so với tiền ban ñầu, ñược hiểu là tỷ lệ %
giữa lợi nhuận (hoặc lợi tức) so với vốn đầu tư ban đầu. TSSL được tính tốn
theo kỳ hạn (1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm…).
Trong ñầu tư cổ phiếu, TSSL được xác định bởi cơng thức:
SR = [Dt + (Pt – Pt-1)] / Pt-1
Trong đó:
SR là TSSL nhà ñầu tư kỳ vọng nhận ñược trong 1 năm;
Dt là lợi tức cổ phiếu kỳ vọng nhận ñược trong 1 năm;
Pt là giá cổ phiếu dự tính tại thời ñiểm t;
Pt-1 là giá cổ phiếu hiện hành tại thời ñiểm (t-1);


16

Nếu lấy cổ tức và giá trị cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có
TSSL thực tế, cịn nếu lấy theo giá trị kỳ vọng ta có TSSL kỳ vọng.
1.2.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và
tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu
a. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và
tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu

Lý thuyết ñại diện (Agency Theory)
Jensen & Meckling (1976) xác ñịnh mối quan hệ ñại diện là “quan hệ
hợp đồng”, theo đó một hoặc nhiều người (những người chủ, các cổ đơng
principals) chỉ định một người khác (người đại diện, người quản lý cơng ty agent) ñể thay mặt những người chủ thực hiện việc liên quan đến cơng ty. Các
cơng việc này cụ thể bao gồm việc điều hành cơng ty, thậm chí cả các quyết
định liên quan đến định đoạt tài sản cơng ty.
Trách nhiệm của nhà quản lý (agent) là phải hoàn thành các chỉ tiêu
kinh doanh, trong đó, quan trọng nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận. Những chỉ tiêu
này luôn gây ra những áp lực lớn cho nhà quản lý. Mục tiêu phải hồn thành
các chỉ tiêu về lợi nhuận chính là cơ sở thúc ñẩy nhà quản lý doanh nghiệp
thực hiện hành vi QTLN trên BCTC nhằm ñem ñến cho nhà đầu tư cái nhìn
lạc quan về tình hình của doanh nghiệp khi tiến hành ñầu tư. Như vậy, về cơ
bản, theo cơ sở lý thuyết này, thì hành vi QTLN mà người quản lý thực hiện
sẽ làm TSSL trên cổ phiếu tăng.
Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)
Kết quả nghiên cứu về lý thuyết tín hiệu của Richard D. Morris (2012)
đã chỉ ra rằng, các cơng ty chất lượng cao hơn sẽ lựa chọn các chính sách kế
tốn cho phép thơng tin tốt sẽ được tiết lộ, trong khi các cơng ty có chất lượng
thấp sẽ lựa chọn chính sách kế tốn mà cố gắng để giấu thơng tin có chất
lượng kém.


17

Theo cơ sở Lý thuyết tín hiệu, nhà đầu tư quan tâm ñến TSSL của cổ
phiếu và nhà quản lý ln muốn truyền tín hiệu tốt đến thị trường thơng qua
chỉ tiêu lợi nhuận, nhằm gia tăng dự đốn tích cực về TSSL của cổ phiếu, từ
đó thu hút thêm nhà ñầu tư. ðộng lực ñể nhà quản lý thực hiện hành vi QTLN
nhằm gia tăng TSSL xuất phát từ mối liên hệ trên.
Lý thuyết về thơng tin bất đối xứng

Hiện tượng các ñối tượng tham gia thị trường sở hữu lượng thông tin
không giống nhau cả về số lượng và chất lượng được gọi là hiện tượng thơng
tin bất ñối xứng.
Khi các doanh nghiệp không minh bạch trong công bố thơng tin, che
đậy số liệu thực tế về hoạt ñộng của doanh nghiệp, trên thị trường sẽ luôn tồn
tại một nhóm đối tượng được tiếp cận thơng tin nhanh và chính xác hơn và
một nhóm đối tượng nhận được thông tin bị sai lệch so với thực tế. Lúc này,
nhóm đối tượng được tiếp cận thơng tin nhanh và chính xác hơn tất nhiên sẽ
thu được nhiều lợi ích hơn so với những ñối tượng khác trong giao dịch. Các
nhà đầu tư tham gia giao dịch khơng được tiếp cận với thơng tin chính xác sẽ
gặp phải nhiều rủi ro hơn, ñiều này phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả của thị
trường. ðây chính là nội dung cốt lõi của Lý thuyết về thơng tin bất đối xứng.
b. Quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu
Về mối quan hệ giữa QTLN và giá cổ phiếu, giá cổ phiếu thường giảm
ñáng kể khi các mục tiêu lợi nhuận khơng đạt được, thậm chí lợi nhuận giảm
rất nhỏ (Skinner và Sloan, 2002). Dichev và cộng sự (2013) ñã tiến hành khảo
sát 169 giám ñốc tài chính tại các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng
khốn Mỹ và tiết lộ rằng ít nhất 20% cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận trong
BCTC hàng q, trong đó lý do nhằm thao túng cổ phiếu là quan trọng nhất
và chiếm tới 94,1%. Các nghiên cứu trên ñã chỉ ra rằng, mong muốn ñiều
chỉnh giá cổ phiếu hay TSSL trên cổ phiếu của doanh nghiệp chính là ñộng cơ


×