Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã điện bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ
ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ

Đà Nẵng - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 8
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .................................................. 17
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ .............................................................................................................. 17
1.1.1. Nông thôn và Lao động nông thôn ................................................. 17
1.1.2. Đào tạo nghề và các hình thức đào tạo nghề .................................. 20
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ........... 24
1.1.4. Vai trị Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn26
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN..................................................................................... 29
1.2.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................................................. 30
1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

đào tạo nghề .................................................................................................... 31
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề ....................... 32
1.2.4. Xây dựng nội dung và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo nghề .......... 33
1.2.5. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển hoạt
động đào tạo nghề ........................................................................................... 37
1.2.6. Tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề ........... 39


1.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề ......................................... 40
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO
TẠO NGHỀ..................................................................................................... 40
1.3.1. Nhu cầu của thị trƣờng tác động đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo
nghề ................................................................................................................. 40
1.3.2. Tâm lý của xã hội với việc học nghề .............................................. 41
1.3.3. Đầu tƣ cho đào tạo nghề ................................................................. 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ....................................... 44
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN .............................. 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Điện Bàn .......................................... 44
2.1.2. Về kinh tế của thị xã Điện Bàn ....................................................... 44
2.1.3. Đặc điểm xã hội thị xã Điện Bàn .................................................... 48
2.1.4. Tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn
trong thời gian qua .......................................................................................... 49
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN .......................................... 55
2.2.1. Thực trạng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính
sách và kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................. 55

2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
đào tạo nghề trên địa bàn thị xã Điện Bàn ...................................................... 58
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đào tạo nghề ........................... 64
2.2.4. Thực trạng việc xây dựng nội dung và lựa chọn phƣơng pháp đào
tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Điện Bàn .......................................... 69


2.2.5. Thực trạng quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển hoạt
động đào tạo nghề ........................................................................................... 76
2.2.6. Tình hình tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề79
2.2.7. Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề ....... 81
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TRONG
THỜI GIAN QUA ........................................................................................... 84
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 84
2.3.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra nhằm năng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 89
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................... 90
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP .............................................. 90
3.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho Lao động
nông thôn ......................................................................................................... 90
3.1.2. Bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động đào tạo nghề tại thị xã Điện Bàn ............................................................ 92
3.1.3. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn .................................................... 93
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QLNN VỀ ĐTN TẠI THỊ XÃ ĐIỆN

BÀN................................................................................................................. 95
3.2.1. Tăng cƣờng quản lý việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch
chiến lƣợc, quy hoạch và chính sách về đào tạo nghề .................................... 95


3.2.2. Hồn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã ..................................................... 96
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề ...... 97
3.2.4. Tăng cƣờng thực hiện quy định các tiêu chuẩn, điều kiện đào tạo
nghề ............................................................................................................... 100
3.2.5. Tăng cƣờng quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển đào tạo
nghề ............................................................................................................... 102
3.2.6. Tăng cƣờng công tác kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề tại thị xã
Điện Bàn ........................................................................................................ 103
3.2.7. Tăng cƣờng công tác Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đào tạo nghề ..... 104
3.2.8. Một số giải pháp khác ................................................................... 105
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ......................................................... 107
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam .................................................. 107
3.3.2. Đối với UBND thị xã Điện Bàn .................................................... 107
3.3.3. Đối với các cơ sở dạy nghề ........................................................... 108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN


: Công nghiệp

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN-TM-DV

: Cơng nghiệp – Thƣơng mại – Dịch vụ

DV

: Dịch vụ

ĐTN

: Đào tạo nghề

LĐ-TB&XH

: Lao động Thƣơng binh và Xã hội

LĐNT

: Lao động nông thôn

NLĐ

: Nguồn lao động


NN

: Nông nghiệp

QLNN

: Quản lý nhà nƣớc

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.

Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2010 - 2017
Cơ cấu lao động phân theo ngành và lĩnh vực kinh tế
giai đoạn 2010 - 2017

Lao động đƣợc ĐTN theo các trình độ đào tạo
Tình hình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau
ĐTN

Trang

46

48
51
54

Thống kê mô tả các khảo sát về công tác xây dựng, tổ
2.5.

chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch ĐTN

57

cho LĐNT tại Điện Bàn
2.6.

Tổng hợp dự kiến nhu cầu đào tạo nghề qua từng năm

60

2.7.

Phân kỳ đầu tƣ


60

2.8.

2.9.

2.10.

2.11.

2.12.
2.13.

Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo nghề tại thị xã Điện Bàn
Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về đào tạo nghề tại thị xã Điện Bàn
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác tổ chức bộ máy
Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề tại thị xã Điện Bàn
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác tổ chức bộ máy
Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề tại thị xã Điện Bàn
Kết quả công tác tuyên truyền về ĐTN cho LĐNT tại
thị xã Điện Bàn
Số lao động đƣợc đào tạo theo các chƣơng trình, đề án

62

63

65


66

68
70


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.14.

Tổng số lao động đƣợc học nghề theo các ngành nghề

71

2.15.

Cơ cấu lao động đƣợc đào tạo theo nhóm nghề

73

Thống kê mơ tả các khảo sát về cơng tác xây dựng nội
2.16.


dung và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo nghề tại thị xã

74

Điện Bàn
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác xây dựng nội
2.17.

dung và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo nghề tại thị xã

74

Điện Bàn
2.18.

2.19.

2.20.

2.21.

2.22.

Bảng số lƣợng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề trên
địa bàn thị xã giai đoạn 2010 - 2017
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác quản lý và sử
dụng các nguồn lực để hỗ trợ phát triển QLNN về ĐTN
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác quản lý và sử
dụng các nguồn lực để hỗ trợ phát triển QLNN về ĐTN
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác tổ chức thực

hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác tổ chức thực
hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo nghề

76

78

78

80

80

Thống kê mô tả các khảo sát về công tác thanh tra, kiểm
2.23.

tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo

82

về đào tạo nghề
Thống kê mô tả các khảo sát về công tác thanh tra, kiểm
2.24.

tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo
về đào tạo nghề

82



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
2.1.

2.2.

Tên hình
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thị
xã Điện Bàn giai đoạn 2010 - 2017
Biểu đồ tổng số lao động đƣợc đào tạo theo nhóm
nghề giai đoạn 2013-2017

Trang

47

73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề là một trong những nhu cầu thiết thực đáp ứng kịp thời xu
hƣớng phát triển của xã hội. Ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo nghề sẽ có
nhiều cơ hội xin việc trong các môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thu nhập
cao và cải thiện kinh tế gia đình. Cùng với q trình CNH-HĐH nơng nghiệp
- nơng thơn, việc hình thành các khu, cụm cơng nghiệp, các vùng kinh tế một

mặt tạo ra nhiều ngành nghề mới nhƣng mặt khác do yêu cầu chất lƣợng
nguồn nhân lực khắc khe nên lao động nông thôn nếu chƣa qua đào tạo thì
khó có thể đáp ứng đƣợc. Vì vậy, để có nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì cần
thiết phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năng cung cấp cho xã
hội một nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và chất lƣợng.
Với u cầu đó Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”. Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, UBND tỉnh Quảng
Nam đã ban hành Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2010-2020”. Tại thị xã Điện Bàn, nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó thì
HĐND thị xã cũng đã ban hành nghị quyết 11/NQ-HĐND ngày 24/11/2015
về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Điện Bàn giai đoạn 20122015, tầm nhìn đến 2020”
Thị xã Điện Bàn là vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng
Nam, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Miền Trung.
Các khu, cụm công nghiệp tại thị xã đã và đang thu hút nhiều dự án quan
trọng. Do đó rất cần có nguồn nhân lực tăng về cả số lƣợng và chất lƣợng.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề và quản lý nhà nƣớc về đào tạo


2

nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã có những bƣớc
phát triển tốt, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa
phƣơng: việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch
về đào tạo nghề tại địa phƣơng đƣợc thực hiện tốt; bộ máy tổ chức về đào tạo
nghề đƣợc từng bƣớc kiện tồn; cơng tác kiểm định chất lƣợng đào tạo luôn
đƣợc quan tâm và hoạt động thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện một cách
nghiêm túc. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì công tác dạy nghề và
quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề còn những bất cập nhất định. Hiện nay cơ

quan quản lý nhà nƣớc tại thị xã nói chung và các trung tâm dạy nghề nói
riêng chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề; các
trung tâm dạy nghề hiện nay chỉ thực hiện việc đào tạo theo năng lực hiện có
chứ chƣa theo nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trƣờng. Việc gắn kết giữa
cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề, các trung tâm dạy nghề và ngƣời
lao động có nhu cầu đào tạo nghề là rất hạn chế.
Với những vấn đề thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam" để nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải pháp giải quyết những tồn
tại hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề trên địa bàn thị xã,
đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để điều chỉnh chính sách về đào tạo
nghề nói chung cho phù hợp với thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng quản
lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nƣớc về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn trong thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt
đƣợc, những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề tại thị
xã Điện Bàn, Giám đốc các cơ sở và trung tâm đào tạo nghề và ngƣời lao
động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà
nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn từ năm 2010 2017. Trong đó: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến năm 2017. Dữ liệu sơ cấp đƣợc tiến hành điều tra trong khoảng thời
gian tháng 10 năm 2018. Tầm xa của các giải pháp đến năm 2023.
- Về nội dung:
+ Những vấn đề cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn.


4

+ Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
+ Các giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng kết hợp với định tính để làm
phƣơng pháp nghiên cứu cho luận văn.

- Đối với phƣơng pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở việc tìm hiểu
các hành vi, các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu cần đƣợc đào tạo nghề của
ngƣời lao động, nhu cầu của doanh nghiệp và thị trƣờng, tác giả sẽ biết đƣợc
ngƣời lao động nơng thơn đang cần đƣợc đào tạo những gì; các doanh nghiệp,
thị trƣờng đang đặt ra những yêu cầu nào cho ngƣời lao động hay quan điểm
của các nhà quản lý đến việc phát triển công tác quản lý đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
- Đối với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, trên cơ sở việc thu thập
và xử lý các số liệu thứ cấp, sơ cấp luận văn sẽ đƣa ra cái nhìn khái qt hơn
về thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà
nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã trong thời gian đến.
- Tác giả sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang bao gồm các bƣớc cụ
thể nhƣ: xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu; tìm hiểu các khái niệm và các
nghiên cứu trƣớc đó; trên cơ sở đó tác giả tiến hành xây dựng đề cƣơng và
thiết kế bảng khảo sát. Từ đó, tác giải tiến hành thu thập dữ liệu; phân tích dữ
liệu cũng nhƣ đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp khảo sát nhằm phục vụ cho


5

việc lấy ý kiến đánh giá từ cán bộ quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, các doanh nghiệp và ngƣời lao động nông thôn. Thiết kế một
bảng câu hỏi mở để áp dụng phỏng vấn các đối tƣợng có liên quan.
Nội dung của bảng câu hỏi bao gồm 2 phần, đó là phần giới thiệu của
tác giả và phần trả lời câu hỏi dành cho các đối tƣợng khảo sát.
+ Phần giới thiệu của tác tác giả về đề tài nghiên cứu đƣợc thiết kế
nhằm đảm bảo thơng tin tin cậy và tính minh bạch của việc khảo sát.

+ Phần trả lời gồm các câu hỏi đóng đƣợc thiết kế riêng nhằm thu thập
thơng tin theo định hƣớng của tác giả. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác
giả đặt các câu hỏi khảo sát, tổ chức lấy ý kiến góp ý của một số đối tƣợng
liên quan. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp đó, tác giả hồn thiện bảng câu hỏi
về hình thức và nội dung trƣớc khi đƣa vào sử dụng chính thức.
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông qua phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn giấy, tác giả trực tiếp thu
thập dữ liệu, tài liệu có sẵn để nghiên cứu. Các tài liệu có thể sử dụng nhƣ:
- Các số liệu về đào tạo nghề (năm 2010 - 2017) từ niên giám thống kê
của Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàn.
- Các số liệu về kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn: GRDP; tổng giá
trị sản xuất; cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ; tổng số lao động; từ niên giám thống kê của Chi cục Thống kê
thị xã Điện Bàn.
- Các báo cáo hằng năm liên quan đến đào tạo nghề (từ năm 2010 2017) của UBND thị xã Điện Bàn, Phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội
thị xã Điện Bàn.
- Báo cáo của các trung tâm dạy nghề trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
- Các đề án, văn bản về đào tạo nghề do Trung ƣơng và địa phƣơng ban


6

hành.
- Và cuối cùng, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố tại các luận
văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả trong và ngồi nƣớc để phục
vụ cho q trình nghiên cứu.
4.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp:
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo
sát thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp. Từ những thông tin thu

thập đƣợc, tác giả sàng lọc và phân tích các dữ liệu. Cơng việc này nhằm mục
đích phục vụ cho việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
- Đối với phỏng vấn chuyên gia tác giả lựa chọn các đối tƣợng có liên
quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề. Cụ thể: tác giả tiến hành
phỏng vấn 03 cán bộ lãnh đạo tại Phòng LĐTB&XH thị xã Điện Bàn, 01 cán
bộ phụ trách công tác đào tạo nghề tại Phòng LĐTB&XH, 04 cán bộ lãnh đạo
tại Trƣờng dạy nghề Bắc Quảng Nam và Trƣờng trung cấp Quảng Đông.
- Đối với việc điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi tác giả chọn đối
tƣợng điều tra là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị
xã; các doanh nghiệp có sử dụng lao động trên địa bàn thị xã. Nội dung điều
tra tập trung các nhu cầu cần đƣợc đào tạo nghề; các nội dung quản lý nhà
nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tác giải sử dụng thang điểm
Likert (thƣớc đo từ “ở mức độ rất ít” cho đến “ở mức độ rất nhiều”) để phân
tích và diễn đạt dữ liệu.
+ Các bƣớc thực hiện:
Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Nghiên cứu cơ sở lý luận, các
bài luận văn đã đƣợc công bố trƣớc đây để tiến hành thiết kế bảng khảo sát,
sau đó xin ý kiến giáo viên hƣớng dẫn để hoàn thiện bảng khảo sát.
Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát. Thực hiện điều tra khảo sát cho


7

150 đối tƣợng lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát, dựa trên số liệu thu thập đƣợc, tác
giả tiến hành xử lý và phân tích thơng tin thu thập đƣợc bằng phần mềm
Excel, để từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

4.3.1. Sàng lọc dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Tác giả phân nhóm theo nội dung của đề tài
nghiên cứu nhằm chứng minh làm rõ những nội dung mà đề tài yêu cầu. Các
số liệu thứ cấp này đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tác giả tiến
hành kiểm tra các dữ liệu. Việc sàng lọc dữ liệu nhằm mục đích làm sạch số
liệu và mơ tả sơ bộ. Dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi khơng
phải lúc nào cũng dễ hiểu, đối tƣợng đƣợc phỏng vấn không phải lúc nào
cũng biết đƣa ra những câu trả lời cần thiết. Sau khi đƣợc mã hóa dƣới dạng
số, rất dễ dẫn đến tình trạng mã hóa sai hoặc thiếu dữ liệu. Chính vì thế, tác
giả cần thiết phải kiểm tra và rà soát lại tất cả các dữ liệu trƣớc khi sử dụng
cho việc phân tích của mình.
Tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra đƣợc từ khảo sát
thực tế (tiến hành phân loại, sắp xếp dữ liệu theo thứ tự ƣu tiên về độ quan
trọng, tính số liệu thống kê ban đầu, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị
trung bình) xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu và
theo phƣơng pháp khảo sát.
4.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp phân tích thống kê
nêu lên một cách tổng hợp bản chất của các hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện cụ thể. Do đó, có thể giúp ta thấy rõ bản chất, quy luật


8

phát triển của hiện tƣợng trong quá khứ, hiện tại và dự đoán đƣợc mức độ của
hiện tại trong tƣơng lai. Giúp ta có những nhận thức đúng đắn về hiện tƣợng
và tìm giải pháp thích hợp thúc đẩy hiện tƣợng phát triển theo hƣớng tốt nhất,
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện tại. Trong luận văn, các
dữ liệu thứ cấp, sơ cấp đƣợc thống kê, phân tích nhằm phục vụ việc xem xét
thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã

Điện Bàn trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các kiến nghị quản lý nhà nƣớc
về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Điện Bàn trong thời gian đến.
Trong phƣơng pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ nhƣ Excel để rút ngắn thời
gian xử lý số liệu nhằm mục đích cho kết quả nhanh chóng. Ngồi ra, tác giả
sử dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê nhƣ bảng biểu thống kê, đồ thị
thống kê, chỉ số.
Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích và so
sánh thực trạng đào tạo nghề và thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tại thị xã Điện Bàn qua các năm. Rút ra các kết luận
làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn trong thời gian đến.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu kỳ gốc để thấy sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu.
+ So sánh bằng số tƣơng đối: Dựa trên tỷ lệ (%) giữa chỉ tiêu kỳ phân
tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để biết mức độ hoàn thành.
5. Bố cục đề tài
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu
tham khảo thì nội dung chính của đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng, cụ thể
nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề.
Chƣơng này tập trung nêu các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý nhà


9

nƣớc; lý luận về đào tạo nghề, lao động nông thôn.
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
Chƣơng này chủ yếu phân tích thực trạng đào tạo nghề và công tác
quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã

Điện Bàn. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề tại thị xã Điện
Bàn, những kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân và hạn chế.
- Chƣơng 3: Những giải pháp quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại thị xã Điện Bàn.
Chƣơng 3 đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với chính quyền địa
phƣơng, cơ quan có thẩm quyền để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Điện Bàn.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng một số tài liệu sau:
- Đỗ Hoàng Toàn - Mai Văn Bƣu, giáo trình “Quản lý nhà nước về
kinh tế”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội (2001); Giáo trình này
cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về quản lý nhà nƣớc về kinh tế; quy
luật và nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về kinh tế; phƣơng pháp quản lý nhà
nƣớc về kinh tế; các chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế; thông tin và
quyết định trong quản lý nhà nƣớc về kinh tế; cũng nhƣ các vấn đề về bộ máy
quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Giáo trình cũng đã cung cấp những khái niệm cụ
thể để xây dựng cơ sở lý luận tạo tiền đề phân tích các vấn đề trong luận văn.
[5]
- Trần Khánh Đức, giáo trình “Giáo dục kỹ thuật-nghề nghiệp và phát
triển nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2002); Nội dung giáo
trình tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và giải pháp giáo dục kỹ thuật - nghề
nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó giúp tác giả có cái nhìn tổng


10

quan hơn về nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực; tạo cơ sở để phân tích
các vấn đề có liên quan đến đề tài. [16]
- Nguyễn Đức Tĩnh, sách chuyên khảo “Quản lý nhà nước về đầu tư
phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Dân Trí (2003); Cuốn

sách đã khái quát nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về đầu
tƣ phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trƣờng; Nêu lên thực trạng
quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Những nội
dung sách chuyên khảo này giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn về đào tạo nghề,
góp phần làm tăng ý nghĩa thực tiễn của luận văn. [34]
- Nguyễn Tiệp, giáo trình “Nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Lao độngXã hội (2005). Nội dung giáo trình tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về
nguồn nhân lực; những đặc điểm chủ yếu của nguồn nhân lực Việt Nam; Đào
tạo nguồn nhân lực; Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình CNH-HĐH;
Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong nền kinh tế thị trƣờng và Quản lý
nhà nƣớc về nguồn nhân lực. Giáo trình đã cung cấp những nội dung cơ bản
cần thiết giúp tác giả có cái nhìn sâu hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu. [33]
Bên cạnh những tài liệu trên, để thực hiện luận văn này tác giả đã tìm
hiểu một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nƣớc về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn. Các cơng trình này đều có hƣớng tiếp cận
khác nhau nhƣng mục tiêu cuối cùng là đều đƣa ra giải pháp về đào tạo nghề
và quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động. Các cơng trình cụ thể nhƣ:
- Nguyễn Văn Đại, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa -hiện đại hóa”, Luận án tiến
sĩ, Đại học kinh tế Quốc dân (2010). Luận án nhằm khái quát những vấn đề lý
luận cơ bản về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, trên cơ sở đó nêu lên
thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại vùng Đồng bằng sông


11

Hồng trong thời kỳ CNH-HĐH. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong đào tạo
nghề. Và đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ CNH-HĐH. [13]
- Nguyễn Thị Huệ “Việc làm cho lao động nông nghiệp trong q trình

xây dựng Nơng thơn mới ở thủ đơ Hà Nội”. Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2014). Luận án nêu tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến luận án. Thực tiễn về việc làm cho lao động nông
nghiệp trong q trình xây dựng Nơng thơn mới. Nêu cụ thể tình hình giải
quyết việc làm cho lao động nơng nghiệp trong q trình xây dựng Nơng thơn
mới ở Hà Nội. Và tác giả cũng đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình xây dựng Nơng thơn mới ở
thủ đơ Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến 2030. [19]
- Lƣu Thị Duyên, “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại
các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hịa Bình”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại
học Lao động Xã hội (2014). Luận văn nhằm hệ thống hóa một số lý luận cơ
bản về đào tạo nghề, chất lƣợng đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề, chỉ tiêu
đánh giá chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề và những nhân tố ảnh hƣởng
đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. Luận văn đã tập trung phân tích
cũng nhƣ đánh giá về thực trạng chất lƣợng và hiệu quả của đào tạo nghề tại
các cơ sở dạy nghề ở tỉnh Hịa Bình. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những
hạn chế và nguyên nhân. Đƣa ra giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả
ĐTN tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới. [12]
- Trần Thị Kim Qui, “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tại tỉnh
Bình Định”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
(2014). Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại tỉnh Bình Định. Nêu lên thực trạng cơng tác đào tạo nghề
cho lao động nơng thơn tỉnh Bình Định và đƣa ra giải pháp hoàn thiện về


12

công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Bình Định trong thời gian
tới. [24]
- Nguyễn Minh Thắng, “Hồn thiện cơng tác đào tạo nghề cho lao

động nơng thơn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng
Đại học Lao động Xã hội (2015). Luận văn nhằm hệ thống hóa những vấn đề
lý luận cơ bản về công tác đào tạo nghề cho LĐNT. Đánh giá thực trạng đào
tạo nghề cho LĐNT ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thời gian từ 2010 2014. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nghề cho
LĐNT huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. [31]
- Nguyễn Thị Hồng Vân, “Đào tạo nghề cho lao động huyện Thanh
Trì, thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Lao động Xã hội
(2015). Luận văn đƣa ra một số khái niệm về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề. Kinh nghiệm ĐTN ở một số
địa phƣơng ở thành phố Hà Nội. Nêu lên thực trạng đào tạo nghề cho NLĐ
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đồng thời kiến nghị giải pháp đẩy mạnh
đào tạo nghề cho ngƣời lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. [39]
- Phạm Thị Tuyến, “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện Hiệp
Hịa, tỉnh Bắc Giang”. Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Lao động Xã hội
(2015). Trong luận văn này, tác giả đã đánh giá một cách khách quan thực
trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn và đẩy mạnh đào tạo
nghề cho lao động nông thôn khu vực này. [36]
- Phùng Thị Thanh, “Quản lý nhà nước đối với Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ quản
lý kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2015). Luận
văn cũng nhằm khái quát các vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. Nêu lên thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đào


13

tạo nghề cho lao động nông thôn tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Và qua đó đề
xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội. [29]

- Trần Anh Tài, “Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh
nghiệp”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội, Kinh tế và kinh doanh
số 25/2009. Bài viết nhằm làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa nhà trƣờng và
xã hội, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo đại học ở nƣớc ta hiện
nay. Trên cơ sở phân tích những tồn tại, tác giả đã đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần làm cho chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học đáp ứng
đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng những tồn tại đó khơng thể chỉ nhìn từ phía nhà
trƣờng mà cịn quan trọng hơn phải nhìn từ phía các nhà sử dụng, từ phía xã
hội. [28]
- Bùi Đức Tùng, “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt
Nam”, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Trƣờng Đại học kinh tế Quốc
dân, Hà nội (2007). Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn
QLNN trong lĩnh vực dạy nghề. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về
dạy nghề ở cấp trung ƣơng trong thời gian từ 1998 đến 2007. Đƣa ra cái nhìn
tổng quan và đầy đủ về QLNN trong lĩnh vực dạy nghề, chỉ ra những mặt
mạnh, ƣu điểm, những bất cập, yếu kém trong lĩnh vực này. Đề xuất định
hƣớng và giải pháp chủ yếu tăng cƣờng và bảo đảm các điều kiện để phát
triển công tác dạy nghề trong thời gian tới. [35]
- Nguyễn Thị Xuân Đào, “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ Quản lý
công, Học viện hành chính quốc gia, Huế (2016). Luận văn đã khái quát cơ sở
lý luận quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở
đó đã đề ra các nhóm giải pháp QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông


14

thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Và đề ra quan điểm, định hƣớng và giải
pháp QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi. [14]
- Dƣơng Ngọc Thành, Nguyễn Minh Hiếu, “Thực trạng lao động và
việc làm nơng thơn Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ số
30/2014. Nghiên cứu nhằm mục đích đƣa ra nhận thức đúng đắn và sự vận
dụng có hiệu quả những vấn đề lao động và việc làm nơng thơn. Trên cơ sở
phân tích và tổng hợp tài liệu sử dụng trong nghiên cứu này nhằm đáp ứng
đƣợc mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở các nguồn số liệu thứ cấp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hƣởng đến lao động việc làm bao gồm:
số lao động và cơ cấu lao động, tiến bộ kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, đào
tạo nghề, chính sách giải quyết việc làm. [18]
- Nguyễn Thị Xuân Anh, “Tăng cường quản lý nhà nước đối với đào
tạo nghề ở tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học kinh tế
Quốc dân, Hà nội (2013). Luận văn nhằm khái quát các vấn đề lý luận về đào
tạo nghề và quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề. Qua đó nêu lên thực trạng
cơng tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề ở Nghệ An trong giai đoạn từ 2008
đến 2013. Từ thực trạng đó tác giả đã nêu lên các nhóm giải pháp tăng cƣờng
quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An. [1]
- Trần Thị Lệ Xuân, “Phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố
Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng (2014). Luận văn đề cập đến việc phát triển giáo dục đào
tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng là yếu tố quyết định để phát triển nguồn
nhân lực, phát huy nhân tố con ngƣời và phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn
đã nêu lên thực trạng phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
Và đƣa ra giải pháp phát triển đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
[40]


×