Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích nguyên tắc thỏa thuận trong xác định biên giới quốc gia trên bộ liên hệ xác định biên giới trên bộ của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.15 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI 04:
Phân tích ngun tắc thỏa thuận trong xác định biên giới quốc gia trên
bộ. Liên hệ xác định biên giới trên bộ của Việt Nam

HỌ TÊN

: TRẦN THỊ HOA

MSSV

: 422108

LỚP

: N06-TL1

NHÓM

: 01

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................2
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3


NỘI DUNG..................................................................................................................3
I.Khái quát về biên giới trên bộ...............................................................................3
II.Nguyên tắc thỏa thuận trong việc xác định biên giới quốc gia trên bộ................4
III.Thực tiễn áp dụng trong quá trình phân định biên giới trên bộ của nước ta......4
1.Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam với Lào.....4
2.Thực tiến áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc....................................................................................................................5
3.Thực tiến áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam và Cam pu
chia.......................................................................................................................7
IV.Biện pháp hoàn chỉnh hệ thống biên giới trên bộ...............................................8
KẾT LUẬN.................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................10

2


MỞ ĐẦU
Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào.
Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các quốc gia
với nhau. Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia
láng giềng về đường biên giới, đặc biệt là các đường biên giới trên bộ. Vì vậy, vấn
đề hồn thiện đường biên giới trên bộ ln được các quốc gia hết sức quan tâm. Đối
với Việt Nam, chúng ta có cả đường biên giới trên bộ và trên biển. Vấn đề hoạch
định đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng luôn được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm đặc biệt trong những thập niên qua. Hiện nay, đường biên giới trên bộ
của nước ta đã tương đối hoàn thiện, phần lớn đã được phân giới, cắm mốc trên thực
địa.Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích nguyên tắc thỏa thuận trong xác
định biên giới quốc gia trên bộ. Liên hệ xác định biên giới trên bộ của Việt
Nam” để hiểu thêm về vấn đề này.
NỘI DUNG

I.

Khái quát về biên giới trên bộ
Biên giới trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo

trên sông, trên hồ biên giới, trên biển nội địa. Biên giới trên bộ thường được ấn định
bằng các Hiệp định biên giới giữa các quốc gia, chủ yếu là các Hiệp định song
phương và đa phương. Trong một số trường hợp biên giới quốc gia có thể được quy
định trong một số điều ước Quốc tế đặc biệt. Trên thực tế, cũng có thể có một số
nước tự đơn phương xác định đường biên giới của mình, nhưng việc đơn phương
hoạch định này có giá trị pháp lý hay khơng cịn phụ thuộc vào việc nó có được các
quốc gia láng giềng cơng nhận hay khơng, nếu các quốc gia hữu quan phản đối ,
đường biên giới này khơng có trị pháp lý.
Biên giới trên bộ được xác định bằng việc ký kết các ĐƯQT giữa hai nước hữu
quan hoặc bằng các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan
đồng ý nhờ giải quyết.
3


II.

Nguyên tắc thỏa thuận trong việc xác định biên giới quốc gia trên bộ.

Phân định biên giới quốc gia là một quá trình lâu dài, phúc tạp, là cả một q
trình hình thành và pháp triển. Tùy theo tính chất và hồn cảnh mà các quốc gia có
thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau để giải quyết vấn đề xác định biên giới
lãnh thổ. Nhưng tựu trung lại có 3 nguyên tắc cơ bản để xác định biên giới. Đó là:
nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ; nguyên tắc sử dụng
các đường danh giới đã có sẵn (Uti possidetis); nguyên tắc thỏa thuận.
Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xây dựng biên

giới quốc gia. Thực chất của việc xây dựng biên giới quốc gia là việc giới hạn chủ
quyền và quyền lực tối cao của Nhà nước đối với lãnh thổ của mình. Chính vì vậy,
khi xây dựng biên giới quốc gia, đặc biệt là biên giới quốc gia trên bộ và biên giới
quốc gia trên biển các quốc gia có chung biên giới phải thỏa thuận, thống nhất để
cùng nhau xác lập một biên giới ổn định, hịa bình vì lợi ích chung của các quốc gia.
Luật pháp Quốc tế không đặt ra các tiêu chuẩn về vạch biên giới, về hoạch định biên
giới quốc gia. Do vây, để xây dựng một biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác thì các
quốc gia phải thỏa thuận, thống nhất xây dựng biên giới, dựa trên nguyên tắc bình
đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.
III.

Thực tiễn áp dụng trong quá trình phân định biên giới trên bộ của
nước ta.

1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam với Lào
Sau khi giành được độc lập năm 1945, Việt Nam và Lào đã thừa nhận chuyển
ranh giới hành chính giữa các xứ bảo hộ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp trước
đây thành đường biên giới thực tế trước khi tiến hành đàm phán, xác định đường
biên giới cụ thể. Quá trình đàm phán được khởi động từ 28/6/1956 khi Hoàng thân
Suvan Phuma thăm Hà Nội. Tuy nhiên bị gián đoạn trong chiến tranh và được khởi
động lại sau năm 1975.

4


Quá trình đàm phán, xác định biên giới, hai bên đã thống nhất áp dụng nguyên
tắc Uti possidetis để giải quyết. Điều này thể hiện ở việc hai bên đã thỏa thuận lấy
bản đồ 1/100.000 (Bonne) của Sở Địa dư Đông Dương in năm 1945- thời điểm hai
nước tuyên bố độc lập làm căn cứ để hai nước xác định biên giới Việt Lào.
Trên thực tế có những đoạn biên giới khơng có bản đồ hoặc chưa được quy

định trên bản đồ của Pháp, do đó việc xác định biên giới theo nguyên tắc Uti
possidetis là chưa đủ. Hai nước Việt – Lào áp dụng nguyên tắc thỏa thuận trên cơ sở
phiên họp của hai Bộ Chính trị hai nước năm 1976, theo đó: Ở những nơi nào cả hai
bên đều thấy là cần thiết phải điều chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên
giới chưa được vẽ trên bản đồ của Pháp. Hai bên hoạch định biên giới trên cơ sở
hồn tồn nhất trí, tơn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt giữa hai
nước.
Kết quả với việc áp dụng sáng tạo linh hoạt nguyên tắc vào thực tế, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hoạch định biên giới. Biểu hiện bằng Hiệp ước hoạch định
biên giới quốc gia Việt Nam- Lào ngày 18/7/1977. Điều này mở đường cho việc
phân giới cắm mốc trên thực địa từ 26/7/1978 tới 24/8/1984.
Ngoại trừ một số điều chỉnh nhỏ được quy định tại Nghị định thư bổ sung Nghị
định thư về phân giới cắm mốc giữa Việt Nam - Lào ký 16/10/1987, về cơ bản hai
nước đã xây dựng được một đường biên giới được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới
chính quy thực địa. Tạo điều kiện xây dựng đuờng biên giới lâu dài, ổn định và hịa
bình giữa hai nuớc.
2. Thực tiến áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung
Quốc
Ngày 19/10/1993 Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước”. Thỏa thuận này đã
xác định các nguyên tắc cơ bản trong việc xác định và giải quyết vấn đề biên giới
giữa hai nước.

5


Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ: Theo thỏa thuận
ngày 19/10/1993 thì hai bên đồng ý căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký
giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26/6/1887 và Công ước bổ sung, công ước hoạch
định biên giới ngày 20/6/1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc

kèm theo đã được công ước và công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định;
đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam và
Trung Quốc.
Trên toàn bộ đường biên giới dài 1400 km, nhận thức của hai bên trùng nhau
đến 970 km, còn khoảng 480 km còn lại do khơng có văn bản hoặc văn bản và bản
đồ chưa rõ ràng nên nhận thức của hai bên có khác nhau. Do đó, nếu chỉ áp dụng
nguyên tắc kế thừa hai công ước 1887 và 1895 là chưa đủ để xác định đường biên
giới Việt – Trung một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ do đó 2 bên tiếp tục thực
hiện theo nguyên tắc thỏa thuận tiến hành đối chiếu, xác định hướng đi của đường
biên giới, khảo sát thực địa, suy tính mọi tình huống tồn tại trong khu vực với tinh
thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp
công bằng, hợp lý.
Sau hàng chục năm đàm phán với nhiều cấp khác nhau kéo dài từ năm 1993
đến năm 1999 hai bên đã giải quyết được các khu vực còn tranh chấp. kết quả đàm
phán đã xác định 2,6 km² thuộc hai khu vực (vì lý do kỹ thuật: vẽ chồng lấn lên
nhau; hai bên chưa vẽ tới) thuộc về Việt Nam, còn lại 2,4 km² của hai khu vực này
thuộc về Trung Quốc. Đối với 227 km² của khu vực có tranh chấp hoặc có nhận thức
khác nhau của hai bên được giải quyết như sau: 113 km² thuộc về Việt Nam, 114
km² thộc về Trung Quốc. Trong đó, đáng chú ý một số khu vực được coi là nhạy
cảm trên tuyến biên giới này cũng được giải quyết phù hợp với lợi ích của hai bên.
Ngày 30/12/1999. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung
Quốc được ký kết. Đây được coi là bước ngoạt lịch sử đồng thời là cơ sở cho việc
xác lập đường biên giới trên bộ và cũng là cơ sở để các bên thực hiện chủ quyền của
mình một cách hợp pháp, đầy đủ trên lãnh thổ quốc gia.

6


3.


Thực tiến áp dụng nguyên tắc phân định biên giới giữa Việt Nam và

Cam pu chia
Đường biên giới giữa Việt Nam và Cam Pu Chia đã hình thành từ lâu. Đến khi
thực dân Pháp xâm lược ba nước Đông Dương và thành lập “ Đơng Dương thuộc
Pháp” thì cả ba nước Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia đều là các xứ của Liên bang
Đông Dương. Sau khi giành được độc lập, các ranh giới hành chính của các xứ được
thực dân Pháp sử dụng trở thành đường biên giới lịch sử giữa ba nước.
Giống như Lào, Việt Nam chủ trương áp dụng nguyên tắc Uti possidetis. Tại
những nơi nào nguyên tắc trên không đưa ra được câu trả lời thì áp dụng nguyên tắc
thỏa thuận để phân định biên giới. Ngày 20/7/1983 hai nước ký hiệp ước về nguyên
tắc giải quyết các vấn đề biên giới “Trên đất liền, hai Bên coi đường biên giới hiện
tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông
Dương(SGI) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26
mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước ”
theo đó . Hai nước cơng nhận đường ranh giới hành chính do Pháp xác định trước
kia là biên giới lịch sử giữa hai quốc gia, đồng thời tơn trọng và tn thủ đường biên
giới đó.
Q trình xác định biên giới với Campuchia kéo dài do gặp nhiều khó khăn do
những thay đổi chính trị ở Camphuchia, do ảnh hưởng của các phán quyết quốc tế
và những bất đồng trong việc xác định biên giới ở một số địa điểm cụ thể. Trên thực
tế, để xác định đường biên giới Việt - Campuchia, hai bên còn áp dụng bổ sung
nhiều nguyên tắc khác để xác định đường biên giới phù họp với tình hình thực tế,
địa hình tự nhiên nơi đường biên giới chạy qua.
Trên cơ sở những nguyên tắc điều chỉnh đã được thỏa thuận bổ sung năm 2005.
Hai nước tiếp tục tiến hành việc hoạch định biên giới trên bộ và đã đạt được một số
thành quả nhất định: Năm 2008, hoàn thành việc hoạch định biên giới trên bản đồ.
Tháng 3 năm 2010, hai bên đã xác định được 80% vị trí mốc trên bản đồ và 40% vị

7



trí mốc trên thực địa. Hai nước khẳng định quyết tâm hồn thành tồn bộ cơng tác
cắm mốc vào cuối năm 2012.
IV.

Biện pháp hoàn chỉnh hệ thống biên giới trên bộ

Trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc đã nêu ở trên, phần lớn đường biên giới
trên bộ của Việt Nam với các nước láng giềng đã được phân định, cắm mốc trên
thực địa. Đối với đoạn biên giới Viêt – Trung, việc hoạch định, cắm mốc đã hoàn
thành. Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền và quản lý tốt khu vực biên giới Nhà nước ta
cần:
- Tăng cường công tác các cơng trình biên giới với sự phối hợp của tát cả
các lực lượng chức năng trên toàn tuyến biên giới phức tạp và nhạy cảm này.
- Cần phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc trong việc quản lý các cơng trình
biên giới, thống nhất về việc tự do đi lại của tàu thuyền tại khu vực cửa sông Bắc
Luân, hợp tác phát triển du lịch tai khu vực thác Bản Giốc.
- Đối với tuyến biên giới Việt – Lào, với khoảng cách trung bình giữa hai cột
mốc là 10 Km như hiện nay là quá xa, rất khó cho cơng tác quản lý biên giới. Vì
vậy, cần phải tăng dầy số cột mốc, đồng thời tôn tạo các cột mốc biên giới quốc gia
đã có. Phải tăng cường bổ sung thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất khác phục vụ
cho lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ canh gác, bảo vệ biên giới của mình.
- Đối với tuyến biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia, Nhà nước ta cần phối hợp
chặt chẽ với nước bạn để đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc trên thực địa. Tăng
cường các lực lượng, cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện để thực hiện việc phân
giới, cắm mốc cho những đoạn biên giới cịn chưa hồn thành việc cắm mốc. Đối
với những đoạn biên giới đã cắm mốc, phải tăng cường bảo vệ và tôn tạo các cơng
trình biên giới. Một khó khăn hiện nay diễn ra trên toàn tuyến biên giới trên bộ của
nước ta đó là lực lượng bộ đội biên phịng cịn q ít so với chiều dài của đường

biên, chúng ta cần phải tăng cường về số lượng cũng như trang thiết bị, nhu yếu
phẩm cần thiết đẻ đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc cho các cán bộ, chiến sĩ
làm công tác bảo vệ biên giới.
8


Tuy nhiên công tác quan trọng nhất cần phải tiến hành ngay đó là tăng cường
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân địa
phương vùng biên giới về vai trò, tầm quan trọng của đường biên giới. Đây là biện
pháp đầu tiên và cũng là quan trọng nhất phải thực hiện. Trong chính sách an ninh
quốc phòng, Nhà nước ta cần chú trọng đến vai trò của nhân dân trong vấn đề an
ninh biên giới bên cạnh các lực lượng chuyên trách như: bộ đội biên phịng, cơng
an, hải quan… thì nhân dân là lực lượng đơng đảo có khả năng nắm thơng tin, tạo
điều kiện giúp các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN
Phân định biên giới nói chung và biên giới trên bộ nói riêng là một vấn đề vô
cùng phức tạp, các quốc gia cần phải hiểu, tôn trong các nguyên tắc trong việc phân
định biên giới. Đồng cần có những biện pháp sau phân định nhằng củng cố kết quả
đã đạt được.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND.
2. Giáo trình cơng pháp quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Luật, Nxb
ĐHQGHN, năm 2013
3. Đường biên giới quốc gia trên đất liền trong luật pháp quốc tế và thực tiễn
biên giới của Việt Nam : khóa luận tốt nghiệp / Lưu Ngọc Tố Tâm ; Nguyễn
Thị Thuận hướng dẫn, Hà Nội, 1995

4. Nguyên tắc uti possidestic và thực tiễn áp dụng nguyên tắc trên thế giới và
ở Việt Nam- Luanvan.com.1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật
quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007;
5. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2001;
6. Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1979;
7. Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, ký ngày 19/10/1993;
8. Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký ngày 30/12/1999;
9. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký ngày
18/7/1977;
10.Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký
ngày 24/1/1986;

10


11.Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân CamPuChia, ký ngày
20/7/1983;
12.Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc
CamPuChia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giwosi quốc gia năm 1985,
ký ngày 10/10/2005;

11




×