MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................3
I.Lý luận chung......................................................................................................3
1.Khái niệm.......................................................................................................3
2.Đặc điểm.........................................................................................................3
3.Phân loại.........................................................................................................3
II.Đánh giá các quy định của pháp luật..................................................................5
1.Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ......5
2. Ưu điểm của thủ tục.......................................................................................7
2.Hạn chế...........................................................................................................8
III.Giải pháp cải cách thủ tục hành chính..............................................................8
KẾT LUẬN.....................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................11
MỞ ĐẦU
Thủ tục hành chính là cơ sở và là điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải
quyết công việc của công dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đẩm quyền và lợi
ích hợp pháp của người và cơ quan có cơng việc cần giải quyết. Hiện nay thủ tục
hành chính do nhiều cơ quan nhà nước các cấp ban hành rườm rà, không rõ ràng,
thiếu tính thống nhất, khơng cơng khai và tùy tiện thay đổi. Thủ tục hành chính như
vậy gầy phiền hà và giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước gây trở
ngại cho giao lưu giữa nước ta đối với các nước ngồi. Vì vậy, vấn đề cải cách thủ
tục hành chính là một vấn đề quan trọng mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi
mới của nước ta. Để làm rõ vấn đề này, em sẽ phân tích và đánh giá về thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
2
NỘI DUNG
I.
Lý luận chung
1. Khái niệm
Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá
biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Hiện nay có nhiều
quan điểm về thế nào là thủ tục hành chính.
Quan điểm thứ nhất đươc đưa ra như sau: thủ tục hành chính là trình tự giải
quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính
Nhà nước
Quan điểm thứ hai lại cho rằng hủ tục hành chính là trình tự, cách thức để cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ và để cá nhân và tổ chức thực
hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước
Quan điểm thứ ba, Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự
thời gian, về không gian về cách thức giải quyết cơng việc của các cơ quan hành
chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.
2. Đặc điểm
Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các thủ tục các hoạt động
quản lý nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý
hành chính nhà nước.
Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quy
phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục.
Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt
3. Phân loại
3.1.
-
Căn cứ mục đích sử dụng
Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thủ tục này đơn giản nhưng lại vơ cùng đa dạng. Có nhiều thủ tục ban hành
văn bản quy phạm pháp luật như thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
3
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thủ tục ban hành văn bản quy phạm của bộ, cơ
quan ngang bộ, văn bản liên tịch,...
Thủ tục này thường có nhiều chủ thể tham gia và ít có các quy định về thời
hạn cho các hoạt động cụ thể trong đó.
-
Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể
Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể thường liên quan trực tiếp đến quyền,
nghĩa vụ của các cá nhâm tổ chức nên các thủ tục này phải có khả năng ngăn chặn
nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp. Sự nhanh chóng, kịp thời khi
thực hiện các thủ tục này có ý nghĩa đáng kể, chính xác của hoạt động quản lý, sự
thuận tiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhaam, tổ chức nên thủ tục
này thường có khoảng thời gian có giá trị bắt buộc đối cới các chủ thể của thủ tục.
3.2.
-
Căn cứ vào tính chất cơng việc được tiến hành theo thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính nội bộ
Là thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý thực hiện trong nội bộ cơ quan, hệ
thống cơ quan hay toàn bộ bộ máy nhà nước. Thủ tục hành chính nội bộ liên quan
chặt chẽ với vấn đề tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Có nhiều thủ tục hành chính nội bộ như thủ tục hành chính văn bản quy phạm pháp
luật, thủ tục thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan nhà nước, thủ tục tuyển dụng,...
-
Thủ tục hành chính liên hệ
Là thủ tục giải quyết các cơng việc cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi
ích của tổ chức, cá nhân. Chủ thể tham gia bao giờ cũng là cá nhân, tổ chức không
sử dụng quyền lực nhà nước. Việc xây dựng và thực hiện các thủ tục này phụ thuộc
vào quan niệm về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, về vai trò của Nhà nước
trong quản lý. Có nhiều thủ tục hành chính liên hệ như thủ tục cấp phép, thủ tục giải
quyết khiếu nại, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.
Như vậy thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng thuộc thủ
tục hành chính liên hệ.
4
II.
Đánh giá các quy định của pháp luật
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang
thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm
chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được
thực hiện bằng lời nói, cịi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định
của pháp luật.
Lập biên bản:
Xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản được áp dụng trong trường
hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000
đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính tại chỗ.
Phải lập biên bản nếu khơng thuộc trường hợp trên. Ngồi ra, các trường hợp
vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật,
nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính:
Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần
thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết của vụ việc
và phải được thể hiện bằng văn bản.
Xác định giá trị của tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xử phạt vi
phạm hành chính:
- Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm
căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang
giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác
định đó.
- Việc xác định giá trị dựa trên thứ tự ưu tiên sau:
5
+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai
nhập khẩu;
+ Giá theo thơng báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp khơng có
thơng báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm
hành chính;
+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng
hố thật hoặc hàng hố có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi
phát hiện vi phạm hành chính.
Nếu khơng thể xác định bằng các phương pháp trên thì có thể ra quyết định
tạm giữ tang vật và thành lập hội đồng định giá.
Ra quyết định xử phạt
Thời hạn ra quyết định xử phạt: thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà khơng thuộc
trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra
quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc
trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ
thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp
của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia
hạn không được quá 30 ngày.
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó
quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành
chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức
xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
6
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định
xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của
từng cá nhân, tổ chức.
- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết
định quy định ngày có hiệu lực khác.
- Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm,
người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính.
- Trong trường hợp chủ phương tiên vi phạm khơng có mặt tại nơi xảy ra vi
phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản
vi phạm hành chính đối với chủ phương tiên và ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính. Người điều khiển phương tiện giao thông ký vào biên bản xử phạt vi phạm
hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt
thay cho chủ phương tiện. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao
thông không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có
thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để đảm bảo việc xử phạt đối với
chủ phương tiện vi phạm.
2. Ưu điểm của thủ tục
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ đã có
ý nghĩa trong việc đảm bảo phát triển bền vững kinh tế- xã hội.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được đưa ra có tác dụng đảm bảo trật tự
an toàn xã hội. Trật tự, an toàn xã hội đảm bảo vững chắc là cơ sở, điều kiện để giữ
trật tự an toàn giao thơng đường bộ, củng cố phát huy tính pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Việc thực hiện thủ tục xử phạt hành chính góp phần vào quá trình phát triển
kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Bởi lẽ một hệ thống đường bộ
thơng suốt, an tồn, trật tự, thuận lợi là mục tiêu của nhà nước.
Trong thủ tục về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
quy định về hai loại thủ tục xử phạt là thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản,
7
nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác xử phạt, khi mà cơng tác xử phạt địi hỏi
phải nhanh chóng, kịp thời. Nếu thủ tục đơn giản tạo điều kiện xử lý vi phạm hành
chính nhanh gọn thì thủ tục lập biên bản đảm bảo việc xử phạt có cơ sở. Việc quy
định hai thủ tục xử phạt này tạo nên sự linh hoạt trong hoạt động xử phạt, vừa
nhanh chóng, vừa chính xác.
2. Hạn chế
Về cơ bản thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ được thực hiện tốt và phát huy tác dụng.
Tuy nhiên xuất hiện những điểm chưa thực sự phù hợp giữa những quy định
của pháp luật và tình hình thực tế, khiến cho cơng tác xử phạt cịn gặp nhiều khó
khăn.
Ngồi ra việc xử phạt gián tiếp thơng qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã được
lực lượng cảnh sát giao thơng thực hiện, song cịn gặp nhiều khó khăn do người vi
phạm có thể khơng phải là chủ phương tiện, hoặc phương tiện đã được chuyển
quyền sở hữu nhưng chưa sang tên đổi chủ.
Trình tự xử phạt hiện nay cịn rườm rà gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho
người dân và tạo điều kiện phát sinh tiêu cực.
III.
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, cần tiến hành rà sốt, bổ sung hồn thiện các quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Việc rà sốt các quy định của pháp luật nhằm phát hiện những điểm không còn
phù hợp với thực tế. Lực lượng cảnh sát giao thông cần tham mưu, đề xuất với lãnh
đạo Công an tỉnh, Bộ Công an trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫ
chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ làm công tác xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Từng bước bổ sung, hoàn thiện các quy định các quy định xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự an tồn giao thơng, đáp ứng u cầu xử phạt. Cần phải rút gọn
thủ tục hành chính khi tiến hanhd xử phạt, đảm bảo hiệu qảu nhanh chóng, kịp thời,
khơng gây phiền hà cho công tác xử phạt.
8
Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về trật tư, an tồn
giao thơng cần chú ý làm tốt công tác tổ chức, hướng dẫn nhân dân tham gia đóng
góp ý kiến vào dự thảo.
Thứ hai, cải cách thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
Cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác xử phạt vi phạm hành chính về trật
tự an tồn giao thơng đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông. Đây cũng là
nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng nền hành chính đáp ứng
địi hỏi, u cầu của xã hội, thúc đâye xã hội phát triển bền vững.
Kiên quyết loại bỏ những thủ tục khơng cần thiết trong quy trình xử phạt vi
phạm hành chính đồng thời xây dựng và hồn thiện quy trình xử phạt đơn giản, cụ
thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tham gia giao thông của
người dân. Cần xây dựng quy trình xử phạt phù hợp, khoa học. Thực hiện triệt để
hình thức phạt tại chỗ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt phiền hà cho cá nhân, tổ chức
vi phạm.
Thứ ba, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông.
Xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có
lương tâm, năng lực và trách nhiệm.
9
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên giúp thấy được những hạn chế của Luật, làm cho
hiệu lực pháp luật không được bảo đảm, trật tự, kỉ cương không được giữ vững. Do
vậy cần phải tiến hành cải cách thủ tục hành chính để hồn thiện thủ tục xử phạt,
nâng cao hiệu quả hơn. Hơn nữa việc cải cách đem lại thuận lợi cho việc cử phạt
cũng như tiết kiệm thời gian của cá nhâm tổ chức vi phạm. Góp phần đưa Luật vào
đời sống nhân dân, cải thiện cuộc sống của người dân.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, 2018.
2.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường bộ và đường sắt.
3.
Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 ban hành ngày 20/0/2012 được
Quốc Hội thông qua.
4.
Khoa Luật – Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Giáo trình luật hành
chính, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
5.
Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh.
11