Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

(Bài thảo luận) Nghiên cứu chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.61 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN
BỘ MƠN: QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Kim Thoa
Nhóm: 01
Lớp HP: HP 2054ENEC1311

HÀ NỘI – 2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TRONG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM....................................................2
1.1 Các khái niệm và vai trò của chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực.......2
1.1.1 Các khái niệm chung...............................................................................................2
1.1.2 Vai trị của chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực...............................3
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL XH :..............................................................4
1.3 Đặc điểm và hình thức phát triển NNL XH.................................................................4
1.3.1 Đặc điểm phát triển NNLXH...................................................................................4
1.3.2 Hình thức phát triển :................................................................................................5
1.4 Chính sách- cơng cụ chủ yếu phát triển nguồn nhân lực XH.......................................5
1.5 Các chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực..............................................5
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt
Nam ................................................................................................................................ 6
1.6.1 Các nhân tố bên trong..............................................................................................6


1.6.2 Các nhân tố bên ngoài.............................................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................................................8
2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay.................................8
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam..........................................................................12
2.2.1. Đặc điểm cơ cấu........................................................................................................12
2.2.2. Đặc điểm chất lượng..................................................................................................13
2.2.3. Đặc điểm số lượng....................................................................................................14
2.3 Thực trạng các chính sách đào tạo trong nguồn nhân lực tại Việt Nam......................14
2.3.1 Nhóm các chính sách phổ cập GD tiểu học,xoá mù chữ và tái mù chữ cho dân tộc
thiểu số,vùng cao,vùng sâu,vùng xa.................................................................................14
2.3.2 Nhóm các chính sách phát triển đào tạo nghề và giáo dục đại học.......................16


2.3.3 Các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đào tạo và quy mô đối tượng đào tạo Việt Nam.....
20
2.3.4 Nhóm các chính sách ưu đãi với giáo viên,CB QL GD.........................................23
Nguồn: giaoduc.net.vietnam................................................................................................25
2.3.5 Các chính sách về học phí, học bổng:...................................................................25
2.3.6 Các chính sách bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.........................................................32
2.4 Đánh giá chung về chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam..
..................................................................................................................................
34
2.4.1 Ưu điểm:................................................................................................................ 34
2.4.2 Hạn chế: ...............................................................................................................35
CHƯƠNG 3: MƠT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM..........................................37
3.1 Quan điểm chỉ đạo và nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong
thời gian tới......................................................................................................................37
3.2 Các giải pháp hồn thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt

Nam ..............................................................................................................................41
3.2.1 Nhóm các giải pháp hồn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam...........41
3.3 Một số kiến nghị với cơ quan Trung ương.................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................45


LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực xã hội là tài sản vơ hình, tài sản trí tuệ và là tài sản chiến lược của mỗi
quốc gia. Vì vậy, xây dựng thực hiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
vừa là hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức vừa là
hoạt động đầu tư sinh lợi vì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt sẽ đem lại những lợi
ích thiết thực như: nâng cao tính ổn định cho quốc gia; cải tiến chất lượng hiệu quả công
việc; giảm chi phí quản lý, giám sát : người lao động được đào tạo sẽ hiểu và gắn bó với
cơng việc nhờ vậy kinh tế, và nhiều mặt về an sinh xã hội, văn hóa, chính trị pháp luật
được cải thiện góp phần xây dựng lợi thế canh tranh quốc gia.
Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện chính sách đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực kết hợp với những kiến thức đã được học trong môn quản lí nguồn nhân
lực xã hội. Nhóm 1 đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chính sách đào tạo trong phát
triển nguồn nhân lực tại Việt Nam”
Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giàng viên Th.S Bùi Thị Kim Thoa- giáo viên
hướng dẫn và trực tiếp giảng dạy mơn quản lí nguồn lực xã hội cho chúng em- đã ln
nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn cung cấp nhiều tài liệu bổ ích trong q trình giảng dạy.
Một lần nữa, chúng em cảm ơn cơ. Vì kiến thức cịn hạn chế chúng em mong nhân được
sự góp ý từ cơ để bài thảo luận được hồn thiện hơn.

1


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO TRONG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM

1.1 Các khái niệm và vai trị của chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Các khái niệm chung
Chính sách là một hệ thống ngun tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt
được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện
như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua
trong một tổ chức.
Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là q trình học tập
để người lao động nắm vững hơn về cơng việc của mình, là những hoạt động học tập để
nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu
quả hơn.
Phát triển là các hoạt động học tập vươn ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của
người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai của tổ chức.
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định và chuyên môn
nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một số cơng việc nhất định.
Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt động nhằm giúp
người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ chính của mình
Nguồn nhân lực là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ chức, lĩnh
vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm
cả thể lực và trí lực. Thể lực chính là tình trạng sức khỏe, sức lực của người đó, phụ
thuộc vào thu nhập, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt, chế độ làm việc… Trí lực chính
là nguồn lực tiềm tàng trong mỗi người bao gồm trí thức, tài năng, năng khiếu của mỗi
con người.
Phát triển nguồn nhân lực xã hội là tổng thể các biện pháp nhằm gia tăng về số
lượng, chất lượng và đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu nguồn nhân
lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
2



1.1.2 Vai trị của chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực
Đối với doanh nghiệp
-

Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc

-

Nâng cao chất lượng thực hiện cơng việc

-

Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự
giám sát

-

Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

-

Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

-

Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp

-

Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp


Đối với người lao động
-

Tạo được sự gắn bó giữa người lao động với cơng ty

-

Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động

-

Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và cơng việc hiện tại cũng như tương lai.

-

Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.

-

Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong cơng việc của họ, là
cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực
1.2.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực
Phát triển số lượng nguồn nhân lực là gia tăng số lượng người trong độ tuổi lao động,
có khả năng lao động. Cách thức tăng số lượng NNL: tăng DS, tăng tỷ lệ người LĐ trong
DS, chăm sóc SK thể lực, đào tạo chuyên môn nghề nghiệ, phẩm chất nghề nghiệp.
Nâng cao chất lượng NNL: nâng cao trình độ kiến thứ, kĩ năng, phẩm chất nghề
nghiệp cách thức: chủ yếu qua đào tạo, tự đào tạo

Đảm bảo cơ cấu nguồn NL hợp lý, phù hợp nhu cầu sử dụng NNL trong nền KT. Cơ
cấu ngành nghề, chun mơn, bậc trình độ, vùng miền…cách thức: nhà nước phải có
chiến lược,quy hoạch,kế hoạch,chính sách NNL cho các ngành nghề,địa phương hình
thành nên cơ cấu NNL phù hợp với nhu cầu sử dụng.
3


1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển NNL XH :
Nhóm tiêu chí nâng cao thể lực : ( gồm các chỉ tiêu : tuổi thọ trung bình,chiều cao
trung bình thanh niên,tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi)
Nhóm chỉ tiêu nâng cao trí lực và kĩ năng LĐ gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ LĐ qua đào
tạo/tổng LĐ; tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề;số SV đại học,CĐ/1 vạn dân;số trường nghề đạt
chuẩn QT; số trường ĐH xuất sắc đat chuẩn QT;,số nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực
đột phá
Tiêu chí tài chính đầu tư cho phát triển LĐ: đầu tư để nâng cao thể lực,trí lực,kĩ năng
người LĐ.
1.3 Đặc điểm và hình thức phát triển NNL XH
1.3.1 Đặc điểm phát triển NNLXH
Thể lực : do áp dụng rộng rãi tiến bộ KH-KT,CN , LĐ phải làm việc căng
thẳng,liên tục,thời gian dài nên người LĐ phải có:
-

SK bền bỉ,dẻo dai,thể lực cường tráng, và các chỉ số nhân chủng học thích hợp.

-

Để đảm bảo thể lực NN,các TC/DN phải có chính sách đãi ngộ vật chất,tinh thần
tốt,chăm sóc y tế, TDTT,chế độ LV và nghỉ ngơi hợp lý.
Về trí lực: người LĐ trong giai đoạn CNH-HĐH phải có trình độ chun mơn, kĩ


thuật cao, trình độ cơng nghệ, CNTT, tự động hố, trí tuệ nhân tạo tốt trong phạm vi XH
cần chú trọng 3 nhóm người LĐ:
-

Đội ngũ LĐ trí tuệ có trình độ quản lý,chun mơn ,kĩ thuật tốt ,có khả năng quản
lý với phương pháp hiện đại, phát triển công nghệ hiện đại.

-

Đội ngũ kĩ sư có khả năng nắm bắt và sử dung CN hiện đại, các nhà QT KD giỏi

-

Đội ngũ CNKT được đào tạo bài bản,tay nghề cao,Lực lượng cán bộ đào tạo ở các
trường,DN có TĐ CM,PP sư phạm cao.
Về Phẩm chất nghề nghiệp.

Các phẩm chất cần có của người LĐ trong CNH-HĐH:
-

Có tác phong,lề lối LV cơng nghiệp
4


-

ý thức tổ chức ,kỉ luật tố,tự giác,chuyên nghiệp

-


Có ước mơ,hồi bão,say mê nghề nghiệp

-

Năng động,sáng tạo,có khả năng thích ứng với cơng việc cao.

1.3.2 Hình thức phát triển :
-

Phát triển hệ thống trường nghề,thực hiện XHH đào tạo

-

Phát triển các trường ĐH ,học viện nhất là các trường đạt trình độ QT,tăng cường
hợp tác QT trong đào tạo.

-

Phát triển y tế, TDTT và chăm sóc SK cộng đồng. XHH các hoạt động này.

1.4 Chính sách- cơng cụ chủ yếu phát triển nguồn nhân lực XH
Chính sách PT NNL xã hội: là tổng thể công cụ và biện pháp của nhà nước nhằm đảm
bảo số lượng, nâng cao chất lượng, tạo một cơ cấu LĐ hợp lý để đáp ứng nhu cầu nhân
lực cho sự phát triển kinh tế.
Các chính sách chủ yếu:
-

Chính sách dân số

-


C/s y tế, thể dục thể thao, chăm sóc SK

-

Chính sách giáo dục đào tạo

1.5 Các chính sách đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực
Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư
và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức. Mở rộng các hình thức tín dụng
ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên để học nghề, học đại
học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ. Chính sách
đầu tư cho giáo dục được lấy làm điều cốt lõi để phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.
Chính sách khuyến khích các cơ quan doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao. Chính sách bổ túc đối với những người đã có học hàm, học vị, kể cả người tốt
nghiệp đại học để bổ túc những kiến thức mới, cập nhật tri thức thế giới để nhân lực trình
độ cao khơng bị lạc hậu, tụt hậu. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao các
ngành nghiên cứu và phát triển, ngành cơng nghệ cao, ngành cơng nghệ mũi nhọn.
Một số chính sác đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực:
5


-

Chính sách phổ cập GD tiểu học,xố mù chữ và tái mù chữ cho dân tộc thiểu
số,vùng cao,vùng sâu,vùng xa.

-

C/S đào tạo nghề, nhân lực trình độ cao


-

C/S phát triển hệ thống cơ sở đào tạo

-

C/S ưu đãi với giáo viên,CB QL GD

-

C/S học phí,học bổng.

-

C/S bồi dưỡng,sử dụng nhân tài.

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Việt Nam
1.6.1 Các nhân tố bên trong
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ
chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnh hưởng
nhiều hay ít, đối với cơng tác đào tạo và phát triển thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh
mẽ. Nhân tố con người tác động đến đào tạo được chia ra làm hai nhân tố tác động đó là
con người lao động (lao động trực tiếp) và con người quản lý (cán bộ quản lý).
Trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. Chúng
ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ tổ chức hay
liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Nhưng các giảng viên
cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và đặc biệt phải am hiểu về tình hình của
doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương hướng đào tạo của tổ chức.

Một yếu tố khác cũng có sự ảnh hưởng đến đó là công tác đánh giá thực hiện công
việc. Nếu công tác đánh giá được tiến hành công bằng, đúng đắn với các chỉ tiêu chính
xác, sát với từng nhóm cơng việc thì giúp cho việc xác định các nội dung đào tạo, nhu
cầu đào tạo do yêu cầu công việc cũng như đối tượng đào tạo, loại hình đào tạo được
chính xác và đem lại hiệu quả hơn nhiều.
Công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động nếu được xây dựng chiến lược và thực
hiện tổ chức tuyển mộ, tuyển chọn một cách cụ thể, công bằng. Lập các kế hoạch về
nguồn lao động cho từng bộ phận từ đó tiến hành tuyển mộ và tuyển chọn. Qua đó, chất
6


lượng lao động mới tuyển vào từng bước được nâng cao giúp ích cho cơng tác đào tạo
mới được tiến hành thuận lợi, đơn giản hơn và giảm các chi phí đào tạo lại.
Nếu doanh nghiệp đưa ra các chính sách hỗ trợ đào tạo, các chủ trương nâng cao
nghiệp vụ, tính lương qua năng suất lao động, các cuộc thi đua người tốt việc tốt…Các
chính sách đưa ra càng cụ thể, rõ ràng và quan tâm đến người lao động nhất là trình độ
của người lao động thì càng tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cũng như đáp ứng được nhu cầu học tập, đào tạo của lao động.
Các nhân tố khác như triết lý quản lý, văn hoá doanh nghiệp và các chương trình
phúc lợi là yếu tố đem lại những lợi ích cho người lao động. Nếu một doanh nghiệp chú
trọng đến văn hố doanh nghiệp thì đời sống của người lao động được quan tâm nhiều
hơn, những mong muốn của họ cũng có thể được đáp ứng dễ dàng hơn do đó nó ảnh
hưởng đến cơng tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp cho người lao động của mình.
1.6.2 Các nhân tố bên ngồi
Mục tiêu, chiến lược phát triển của quốc gia quyết định hướng phát triển của quốc
gia, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của quốc gia và kỹ năng,
trình độ nguồn nhân lực cần có, sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số
lượng, quy mô, cơ cấu đào tạo, đối tượng đào tạo , ngân sách đào tạo,…
Các chính sách đào tạo và phát triển của các quốc gia trên thế giới khác từ đó để
có các chương trình đào tạo và phát triển mới, hấp dẫn cho người lao động thì sẽ không

chỉ thu hút những nhân tài từ trong nước mà cả các nhân lực quốc tế chất lượng cao.
Các nguồn lực của quốc gia như: tài chính, tài sản, uy tín của quốc gia trên
trường quốc tế,…sẽ quyết định hướng tầm quốc gia về công tác đào tạo và phát triển là
nhiều hay ít, có áp dụng những khoa học tiên tiến nhanh chóng hay khơng.
Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho
công tác đào tạo và phát triển được thực hiện một cách sn sẻ; nó cũng luôn là sự hấp
dẫn lớn đối với các nhà đầu tư mà đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không
phải là ngoại lệ. Hệ thống pháp luật về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được
xây dựng và hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác này cũng như các tổ
chức.
7


8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay

 Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, đạt
được nhiều thành tích với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn
tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mức Quốc hội đề ra từ 6,6% - 6,8%. Nhờ vậy
tạo điều kiện thuận lợi về tài chính cho cơng tác đào tạo và phát triển nhân lực quốc gia.
Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam những năm gần đây thường
ở mức xấp xỉ 20% tương đương 5% GDP. Để giảm bớt áp lực chi tiêu từ ngân sách nhà
nước, huy động được các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo,
Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt trong đào tạo đại
học thuộc các ngành kỹ thuật – công nghệ và dạy nghề.

Thực trạng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu
giai đoạn 2016-2020 của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đến năm 2020”
bình quân mỗi năm phải đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn trong tổng số 5,5
triệu lao động nông thôn học nghề, NSNN dự kiến hỗ trợ đào tạo khoảng 3,8 triệu người,
số còn lại do các địa phương huy động các nguồn kinh phí khác từ doanh nghiệp (DN), tổ
chức cá nhân và người học để tổ chức đào tạo... Hiện nay, nguồn NSNN gồm 3 nội dung:
Nguồn kinh phí thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn chương trình mục tiêu
quốc gia. Nguồn tài chính ngồi NSNN gồm: Học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ
dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn chuyển giao công nghệ, vốn đầu tư, tài trợ
của các tổ chức và cá nhân trong và ngồi nước. Trong đó phần lớn phụ thuộc vào ngân
sách nhà nước, học phí, cụ thể hiện như hình sau:

9


Các nguồn lực tại chính cho dạy nghề tại Việt Nam
8

14
Ngân sách nhà nước
Học phí
Thu sự nghiệp
Đầu tư tài trơ của các tổ chức, cá
nhân
18

60

Nguồn Tổng cục dạy nghề
Như vậy, điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện nên tạo cơ hội về việc làm, nhiều

ngành nghề mới ra đời kèm với nhu cầu đào tạo tăng, ngân sách cho đào tạo cũng tăng từ
đó Chính phủ đang chú trọng xây dựng chiến lực, chính sách kế hoạch hành động cụ thể
để đào tạo và phát triển nhân lực quốc gia. Chính phủ cần huy động vốn NNSNN để tăng
cường đầu tư đào tạo phát triển NNL.

 Tình hình chính trị - pháp luật
Sự ổn định chính trị đã giúp nhà nước đầu tư xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, thống nhất trên cả
nước, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà
trường cũng như trong quá trình sản xuất – kinh doanh của tất, chú trọng nâng cao tính
chuyên nghiệp và kỹ thuật thực hành.
Tính đến hết năm 2018, Nhà nước đã có 58 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
đào tạo tay nghề cao được ban hành, trong đó có 3 luật, 6 nghị quyết, 4 quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, 45 thông tư và 3 thông tư liên tịch được ban hành. Ngồi ra cịn có
45 văn bản chỉ đạo điều hành, bao gồm 5 nghị quyết của Chính phủ, 9 văn bản chỉ đạo

10


điều hành của Thủ tướng Chính phủ, 26 văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định tự do CPTPP; EVFTA.
Do đó tạo ra cả cơ hội và thách thức thách thức hiện nay đối với công tác đào tạo nâng
cao nguồn nhân lực chủ yếu đến từ quá trình hội nhập. Việc thành lập cộng đồng kinh tế
ASEAN cho phép chuyển dịch lao động trong nội khối được cở mở hơn, một mặt giúp
trao đổi, giao lưu học hỏi các chính sách đào tạo tiến bộ giữa các nước một mặt cũng
khiến cho Việt Nam có nguy cơ mất người tài do đãi ngộ kém, cạnh tranh gay gắt về
chính sách đào tạo và phát triển đãi ngộ nhân lực.
Như vậy, mơi trường chính trị pháp luật của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện
tạo ra các cơ hội cho việc xây dựng, triển khai các chính sách đào tạo tuy nhiên cũng có

một số thách thức từ việc hội nhập, và chuyển dịch NNL.

 Tình hình văn hóa – xã hội
Tỷ trọng dân số từ 15 – 64 của Việt Nam hiện nay vẫn chiếm đa số, khoảng 68%
tổng dân số, nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ nhanh nhất,
chiếm 7,7%. Điều này cho thấy, mặc dù Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng
tổ độ già hóa dân số đang tăng nhanh ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khi mà dân số ở trong
tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc. Đây là cơ hội tuyệt
vời cho phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phù hợp phát triển nguồn nhân lực,
đặc biệt là chính sách phát triển nguồn nhân lực cho thanh niên, tạo việc làm, đảm bảo
quyền bình đẳng giới.
Truyền thống hiếu học là nét đặc trung của NNL Việt Nam. Nước ta sau 5 năm kể
từ sâu Đại hội thi đua và Đại hội biểu dương gia đình hiếu học và dịng học khuyến học
tiêu biểu lân thứ 2, hiện có hơn 5 triệu gia đình hiếu học và hơn 50.000 dịng họ khuyến
học được chính quyền cấp giấy chứng nhận.
Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường cơng lập đối với giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo gặp rất nhiều khó
khăn do người dân vẫn chưa nhân thức đúng tầm quan trọng của học nghề. Vấn đề học
11


nghề và hướng nghiệp vẫn chưa vượt qua định kiến về khoa cử bằng cấp, danh vị xã hội,
do đó, nhu cầu về công nhân kỹ thuật rất lớn, nhưng số lượng tuyển sinh học nghề lại
thấp.
Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 2,740 USD/người, xếp hạng 7/11 ở Đơng
Nam Á theo danh nghĩa (ước tính 2019) hoặc 8,677 USD/người, xếp hạng 8/11 ở Đông
Nam Á theo sức mua (thống kê 2020). Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam những
năm gần đang tăng do đó chi tiêu cho giáo dục và phát triển của mỗi cá nhân cũng tăng.


Nguồn Brands Việt Nam
Như vậy, mơi trường văn hóa- xã hội ở Việt Nam ngày càng được cải thiện về thu
nhập, cơ cấu dẫn số tạo cơ hội để giáo dục đào tạo và phát triển nhân lực. Bên cạnh đó,
vẫn cịn những định kiến chọn nghề nghiệp nên ảnh hưởng đến cơ cấu đào tạo và số
lượng theo đào tạo nghề.

 Tình hình cơng nghệ
Giáo dục thơng minh hay Giáo dục 4.0 được xem là mơ hình phù hợp với xu
hướng phát triển thời đại hiện nay. Mơ hình này thúc đẩy hoạt động dạy và học diễn ra

12


mọi lúc, mọi nơi, giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo càng được diễn
ra thường xuyên hơn, tăng cả về quy mô.

Nguồn: The Econimicbst
Hiện nay, trong tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp thì khoa học cơng nghệ
càng được vận dụng triệt để nhất là trong các trường học tổ chức giảng dạy hay những
cuộc họp sẽ được tổ chức trực tuyển qua các phần mềm hỗ trợ như Trans, Zoom.
Như vậy, trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Việt Nam cần tăng
cường nhân lực chất lượng cao ở cả 3 nhóm: lãnh đạo quản lý, khoa học cơng nghệ và lao
động kỹ thuật. Việc công nghê ngày càng phát triển quy mô tạo ra nhiều phương thức
thực hiện và xây dựng chiến lược đào tạo đa dạng.
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm cơ cấu
Cơ cấu lực lương lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nơng thơn cũng có sự
chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yêu tập trung ở khu vực
nông thôn chiếm khoảng gần 70%. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn
ở mức cao. Cả nước ta hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nơng thơn có độ tuổi từ 15-30,

chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa
qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nơng thơn trong tìm
kiếm việc làm. Tính đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là hơn
13


72,04 triệu người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước), trong đó, tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động đạt 75,5%, với 54,4 triệu người. So với năm 2010 (tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động là 75%), lực lượng lao động tính đến năm 2017 tăng cả về tỷ lệ và số
lượng tuyệt đối.
Hiện nay, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông
Hồng (chiếm trên 22%), tiếp đến là khu vực Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung (trên
21%) và Đồng bằng sơng Cửu Long. Đây là các khu vực có diện tích đất rộng, tập trung
nhiều thành phố lớn, khu đô thị và nhiều khu công nghiệp, thuận lợi cho việc sản xuất
kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Những khu
vực chiếm tỷ lệ thấp, là những khu vực có diện tích đất hẹp, nhiều đồi núi, ít khu đơ thị
và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây.
2.2.2. Đặc điểm chất lượng
Chất lượng lao động Việt Nam đã trong những năm qua cũng đã từng bước nâng lên,
lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường
lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học – công
nghệ đảm nhận được hầu hế các vị trí cơng việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà
trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài
Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải tiến đáng kể theo hướng
tăng đều qua các năm và là quốc gia có độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo đánh giá
hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 5412 USD), tăng
346 USD so với năm 2017. Tính theo so sánh năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93%
so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng
4,35% năm của giai đoạn 2011 – 2015.

Tuy nhiên, chất lượng lao động Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động
trong độ tuổi đã qua đào tạo cịn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Khoảng cách giữa giáo dục nghề
nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô
14


hình, cơ cầu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành
đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.
2.2.3. Đặc điểm số lượng
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệu lao động, trong
đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người. Tỷ lệ lao động
tuổi 15 trở lên chiếm khoảng 55,15 triệu người. Tỷ lên lao động tuổi 15 trở lên có việc
làm năm 2018 ước tính là 54 triệu người, bao foon 20,9 triệu người đang làm việc ở khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 26,7%), khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4
triệu người (chiếm 26,7%), khu vực dịch vụ 18,7 triệu người (chiếm 34,7%)
2.3 Thực trạng các chính sách đào tạo trong nguồn nhân lực tại Việt Nam
2.3.1 Nhóm các chính sách phổ cập GD tiểu học,xố mù chữ và tái mù chữ cho dân
tộc thiểu số,vùng cao,vùng sâu,vùng xa.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào
tạo; đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các
nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bộ Chính trị
(khố VIII) đã ban hành Chỉ thị về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (số 61-CT/TW, ngày
28-12-2000).
Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững
chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành cơng một
trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020.
Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các
ngành, các đồn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi
nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Kiên trì thực hiện chủ

trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều
chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Mục tiêu tổng quát: nâng cao trình độ dân trí một cách tồn diện, mở rộng giáo
dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả
15


ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; cơ bản xóa
mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau
trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
Mục tiêu cụ thể: năm 2015, huy động 80% trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào học mẫu giáo;
phấn đấu cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Năm 2020, huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu
học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ. Tỉ lệ trẻ hồn thành
chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,8%; tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở bậc trung học cơ sở
dưới 1%; phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học
nghề, xóa mù chữ cho 1 triệu người từ 36 tuổi đến hết tuổi lao động.

 Kết quả thực hiện:
Năm 2010, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; công tác xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục thu được những kết quả quan trọng; cơ sở vật
chất được củng cố và phát triển; công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những tiến bộ
nhất định.
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy,
sau 20 năm, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tăng mạnh; phổ cập giáo dục
tiểu học được thực hiện trên cả nước và ở tất cả các vùng, miền; tình trạng học sinh trong

độ tuổi đi học không đến trường giảm mạnh; khoảng cách về giới trong giáo dục phổ
thông gần như được xóa bỏ. Năm 2019, tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là 98,0%;
THCS là 89,2%; THPT là 68,3%. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 95,8%,
tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực
thành thị và nông thôn dần được thu hẹp, với chênh lệch 4,0 điểm phần trăm, thấp hơn so
với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009. Đồng bằng sơng Hồng là vùng có tỷ
lệ biết chữ cao nhất (98,9%). Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết chữ thấp nhất
(89,9%), đây cũng là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn
16


cao nhất cả nước (10,1 điểm phần trăm), trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại
chỉ dưới 3,0 điểm phần trăm.
Trong giai đoạn 2013-2018, trung bình mỗi năm cả nước huy động được khoảng
30.000 người mù chữ từ 15-60 tuổi tham gia học các lớp xóa mù chữ (từ lớp 1 đến lớp 3);
huy động được 25.000 người đã được công nhận biết chữ (học hết lớp 3) và những người
đang học dở lớp 4, lớp 5 tham gia các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (từ lớp 4
đến lớp 5). Ngoài ra, tại các trung tâm học tập cộng đồng, mỗi năm có khoảng 18 triệu
lượt người tham gia vào các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng để duy
trì, củng cố kết quả xóa mù chữ.
Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao, 63/63 tỉnh,
thành phố đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó 14 tỉnh, thành phố
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ
sở được duy trì bền vững, 63/63 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong
đó một số tỉnh đạt chuẩn THCS mức độ 2 và 3. Việc dạy và học 8 thứ tiếng dân tộc thiểu
số (Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, M’Nông, Thái) tiếp tục được quan tâm
triển khai tại 23 tỉnh, thành phố có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ vẫn
tồn tại những hạn chế nhất định như: Sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, còn tồn tại
khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng dân tộc thiểu số;

nhận thức của người dân về cơng tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ còn hạn chế, chưa
thấy rõ được vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của cá nhân và sự phát
triển chung của cộng đồng; công tác điều tra cơ bản số người mù chữ hàng năm của các
địa phương chưa được coi trọng; việc vận động người dân tham gia lớp học xóa mù chữ
và duy trì sĩ số khơng được quan tâm đúng mức; đồng bào dân tộc thiểu số sau khi biết
chữ khơng có hoặc có ít cơ hội sử dụng tiếng Việt nên rất dễ tái mù chữ…
2.3.2 Nhóm các chính sách phát triển đào tạo nghề và giáo dục đại học
Trong tiến trình phát triển của xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao ln đóng
một vai trị hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực này là một bộ phận cấu thành nên nguồn
nhân lực xã hội. Họ làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chun mơn kĩ thuật bậc cao và
17


chun mơn kĩ thuật bậc trung, những vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển,
truyền bá và ứng dụng tri thức. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu mà Nghị quyết
29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (năm 2013) về đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT (viết tắt là Nghị quyết 29) đặt ra cho ngành GD-ĐT là phải tạo ra một đội
ngũ nhân lực chất lượng cao, đủ đức, đủ tài để phục vụ sự phát triển chung của đất nước.
Cụ thể: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người
học”.
Theo quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ
nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 2025 Số: 2469/QĐ-TTg mục tiêu nhằm : Phấn đấu đến năm 2020, phát triển được từ 3
đến 4 cơ sở giáo dục; đến năm 2025, phát triển được từ 5 đến 6 cơ sở giáo dục tại các
vùng kinh tế trọng điểm có cơ sở vật chất, nguồn nhân lực giải quyết được các nhiệm vụ
khoa học và cơng nghệ có tính liên ngành hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm; Tăng
cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các cơ sở giáo dục,
bảo đảm các cơ sở giáo dục đạt mức tăng bình quân số lượng công bố quốc tế 10%/năm,
số lượng sáng chế và giải pháp hữu ích được bảo hộ đạt trung bình 8 - 10%/năm; Thúc

đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất,
phấn đấu đến năm 2025 các cơ sở giáo dục được ưu tiên đầu tư có nguồn thu từ các hoạt
động khoa học và công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ đạt khoảng 10% so với tổng
nguồn thu.
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân
lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và
đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở
giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hố, thể dục thể thao; Góp vốn, mua cơng trái, hình
thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng đầu tư phát triển nhân lực nói chung và
18


đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng. Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ
sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh, sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ
người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Chính sách đầu tư cho giáo dục được lấy làm điều cốt lõi để phát triển nguồn
nhân lực trình độ cao. Năm 2015 Nhà nước đã đầu tư cho giáo dục là 224826 nghìn tỉ
đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Luật Giáo dục 2019 quy định
Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà
nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều
96). Chính sách khuyến khích các cơ quan doanh nghiệp đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
trình độ cao. Chính sách bổ túc đối với những người đã có học hàm, học vị, kể cả người
tốt nghiệp đại học để bổ túc những kiến thức mới, cập nhật tri thức thế giới để nhân lực
trình độ cao không bị lạc hậu, tụt hậu. Đề án 599 ưu tiên đào tạo trong các lĩnh vực khoa
học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, quản lý công, khoa
học xã hội và nhân văn, nhất là đối với các ngành nghề mà trong nước chưa có điều kiện
đào tạo, thuộc lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực có nhu cầu cao. Mục tiêu của đề án là đào tạo
khoảng 1.650 người có trình độ thạc sĩ, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đối tượng

giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH chiếm khoảng 60%; đối tượng thuộc các ngành quân
đội và công an chiếm khoảng 10% và đối tượng thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học
và công nghệ, các bộ, ngành, cơ quan khác của Nhà nước chiếm khoảng 30%. Ngoài ra,
đề án cịn đào tạo trình độ ĐH đối với học sinh đạt giải Olympic quốc tế, học sinh có
năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù theo nhu cầu nhân lực
trình độ cao với số lượng khoảng 150 người. Bên cạnh Đề án 599, Đề án 911 cũng được
đánh giá rất cao. Mục tiêu của Đề án 911 là đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên. Điều
kiện ứng tuyển của đề án này là: Khơng q 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển;
đăng ký ngành học phù hợp với ngành đã tốt nghiệp ĐH và thạc sĩ; có cơng văn cử đi dự
tuyển của trường nơi ứng viên công tác hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm
giảng viên sau khi tốt nghiệp. Ngồi ra phải có đủ trình độ ngoại ngữ theo quy định cấp
độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung tham khảo châu Âu.
Kết quả thực hiện:
19


Sau khi thực hiện quản lý nhà nước về GDNN (trừ các trường trung cấp, cao đẳng
đào tạo giáo viên) Bộ LĐTBXH đã triển khai rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại mạng lưới
cơ sở GDNN, đồng thời phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án tổ
chức lại mạng lưới cơ sở GDNN theo cơ quan chủ quản. Các đề án tập trung theo hướng
sáp nhập các trường trên cùng địa bàn, giải thể trường hoạt động không hiệu quả, sáp
nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng, sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo
dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, gắn hoạt động của các trung
tâm với các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn; đẩy mạnh tự chủ cho các trường gắn
với phát triển các trường tư thục để tạo ra cạnh tranh chất lượng dịch vụ GDNN. Đến
năm 2018, nhiều địa phương đã được ủy ban nhân dân và hội đồng nhân tỉnh thông qua
đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN như Quảng Ninh, Hà Nội, Long An, Cần Thơ,
Bà Rịa- Vũng Tàu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, Đắk Lắk, Quảng Ngãi,
Huế, Hải Dương, Phú Thọ... Nhiều địa phương đã triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở

GDNN, tuy nhiên khơng ít địa phương gặp khó khăn, bất cập phải tạm dừng chờ quy
hoạch của cấp trung ương. Số liệu thống kê cơ sở GDNN giai đoạn 2014 - 2018 (Hình
3.1) cho thấy: Năm 2018 cả nước có 1.948 cơ cở GDNN, giảm 28 cơ sở GDNN so với
năm 2017 (trong đó trường trung cấp và trung tâm GDNN giảm mạnh, cao đẳng tăng 2
trường). Trong 5 năm (2014 - 2018) tổng số cơ sở GDNN đã giảm 25 cơ sở và mức tăng
giảm không giống nhau (cao đẳng tăng 10 trường, trung cấp giảm 66 trường và trung tâm
GDNN tăng 21 trung tâm)
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao các ngành nghiên cứu và phát
triển, ngành công nghệ cao, ngành cơng nghệ mũi nhọn. Chương trình đào tạo bằng ngân
sách nhà nước (gọi tắt là chương trình 322) đã đào tạo được 1740 cán bộ từ đại học trở
nên ở nhiều nước có nền KH và CN tiên tiến. Thơng qua hoạt động của quỹ giáo dục VNHoa Kỳ (VEF) VN đã gửi đào tạo đươc hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ, phần lớn đào tạo liên
quan đến CNTT-TT, CNSH, tự động hóa và cơ điện tử, cơng nghệ nano. Dấu hiệu đáng
mừng là hiện đã nhen nhóm những mơ hình kết hợp tay ba giữa trường đại học- doanh
nghiệp- viện nghiên cứu được xem là khá thành công.
20


2.3.3 Các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đào tạo và quy mô đối tượng đào tạo Việt
Nam

 Các chính sách, luật , quyết định về phát triển cơ sở hạ tầng đào tạo và quy mô
đối tượng đào tạo Việt Nam
-

Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14 tại chương II quy định về hệ thống giáo dục quốc
dân gồm:

Hệ thống giáo dục quốc dân

Các cấp học và trình độ đào tạo


Giáo dục
mầm non

Giáo dục
phổ thông

Giáo dục thường xuyên

Giáo dục
đại học

Giáo dục
nghề nghiệp

Trong đó, chính sách của nhà nước tại quyết định số 37/2013/QĐ-TTg quy định về
việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020
như sau:
Tại điều 1, khoản 1 quy định về quan điểm quy hoạch:
Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa
và hiện đại hóa; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; thực hiện điều chỉnh
cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực
hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt
động thực tiễn. Tập trung đầu tư xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế, các trường trọng
điểm, các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các lĩnh vực then chốt; khuyến
khích phát triển các trường tư thục nhằm huy động ngày càng nhiều hơn nguồn lực xã hội
21


đầu tư cho giáo dục đại học, trên cơ sở bảo đảm chất lượng, công bằng xã hội, gắn với

phát triển nhân tài.
Tại điều 1, khoản 2 quy định về mục tiêu quy hoạch:
a) Đến năm 2020 đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân; khoảng 70% - 80% sinh viên đại
học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng và khoảng 30% - 20%
sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu;
b) Đến năm 2020 đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên đại học và cao đẳng/1 giảng viên;
số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên đại học khoảng 21% và số
giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên cao đẳng dự kiến đạt khoảng 4%;
c) Sau năm 2020 diện tích đất đai và diện tích xây dựng của các trường đạt chuẩn định
mức quy định về diện tích tính bình qn trên 1 sinh viên; hình thành các khu đại học
dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;
Bảng 1: Số lượng trường học và học sinh trong hệ thống giáo dục phổ thông (20142018)
Năm
MẦM NON

2014-2015

2015-2016

2016-2017

2017-2018

Trường

14.203

14,532

14.881


15.256

Học sinh
TIỂU HỌC

4.416.852

4,627,316

5.085.635

5.306.536

Trường

15.277

15.254

15.052

15.400

Học sinh
THCS

7.543.632

7.790.009


7.801.560

8.041.842

Trường

10.878

10.909

10.928

10.939

Học sinh
THPT

5.098.830

5.138.646

151.669

5.373.312

Trường

2.767


2.788

2,811

2.834

Học sinh

2.439.919

2.425.130

2.477.175

2.508.564

22

2018-2019

5.360.000

8.359.000

5.603.000

2.578.000



×