Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính, nhà đầu tư định chế và tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
----oOo----

PHẠM VIỆT TRINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH,
NHÀ ĐẦU TƯ ĐỊNH CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
----oOo----

PHẠM VIỆT TRINH

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH,
NHÀ ĐẦU TƯ ĐỊNH CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TH.S TRẦN MINH TÂM



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2021


i

ABSTRACT
The paper analyzes the effects of financial development and institutional investors on
economic growth. The research was conducted in 64 countries divided into 2 groups:
developing countries and developed countries. The research method used in the paper
is the threshold regression method with data collected from World Bank and Federal
Research Economic Data for the period 2007 - 2016. The results of the study prove
that there exists non-linear relationship between financial development and economic
growth. Specifically, financial development will synchronize with economic growth
for financial development values above the threshold. In addition, developing
countries will have lower threshold values than developed countries. Furthermore,
the study also shows the importance of institutional investors. The development of
institutional investors will help the capital in the market to be allocated more
appropriately and effectively, thereby promoting economic growth. The empirical
research results also prove that institutional investors' assets are correlated with
economic growth..
The begining of thesis is a brief introduction to the topic. Reasons for choosing
research topics. The research objective is to find a solution for the economy in realworld problems revolving around the above-mentioned objects. In the past, there
have been many studies on economic development, institutional investors, or
financial development and financial growth. Particularly, this essay will combine all
3 above concepts to consider and evaluate the impact of each other.
Economic growth is one of the important goals that all countries in the world are
aiming for. Economic growth depends on many factors from macro, micro to political
and cultural factors. The development of the financial system is also an important
factor affecting economic growth. The relationship between financial development

and economic growth has been studied in many previous documents. However, the
results of these papers are still controversial and the role of institutional investors in
the financial system has not been studied in depth.
In chapter 2, the author summarizes some previous studies on three main contents:
financial development, economic growth and institutional investors. In order to


ii

understand the origin, meaning and function of the above terms. From there, there is
a multidimensional perspective to evaluate the link between the three factors above.
Based on lessons learned from previously published studies presented in chapter 2,
chapter 3 will present specific information related to research models. Using and
processing together with studies suitable to the specific characteristics of each model
and collected research data to test research hypotheses initially set out in Chapter 1.
The data in the study are arranged according to the Panel data structure and are
unbalanced panel data. The author uses the variables of GDP growth per capita (%);
bank credit to the private sector (% GDP); domestic credit to the private sector (% of
GDP); initial income (calculated as% of GDP in 2010); inflation (calculated by CPI);
total investment (% GDP); Government spending (% GDP); total exports and imports
(% of GDP); population growth (%); total assets of insurance company (% GDP);
total assets of mutual funds (% GDP); Retirement fund assets (% GDP). Data is
collected from the World Bank (WorldBank) and Federal Reserve Economic Data
(FRED) with high reliability.
Based on the listed methods and running the model, analyze the data and evaluate the
model results. Chapter 4 will be the basis for giving answers to the questions in
Chapter 1. From there, making the conclusion of the whole research in Chapter 5.
Specifically, the author tested the correlation between the variables to consider the
relationship between the variables in the study. Looking at the correlation test results,
it can be seen that the correlation coefficient between the independent variables in the

model is not too large, except for the correlation between the DCPS variable and the
variables IC, MF, PF. Therefore, it is necessary to test the multicollinearity using the
VIF method. The paper measures financial development based on two variables, bank
credit to the private sector and domestic credit to the private sector combined with
the threshold regression method of 3 institutional investors. IC / MF / PF. The model
results show a non-linear relationship between financial development and economic
growth. However, the impact and statistical significance of each variable are
different. In addition, the threshold value between developing countries and
developed countries is also markedly different.


iii

The paper uses data from 64 countries around the world, including 33 developing
countries and 31 developed countries during the period 2007-2016 to study the impact
of financial development on growth. economic growth and emphasis on the influence
of institutional investors. Table data threshold regression method is used for the paper
to examine the relationship between financial development and economic growth.
The results of the study show that there exists a non-linear relationship between
financial development and economic growth. Specifically, financial development
will be synonymous with economic growth when financial development values are
above the threshold and inversely or not impacted when financial development values
are below the threshold. In addition, developing countries will have lower threshold
values for developed countries. In addition, the study also shows the importance of
institutional investors. The development of institutional investors will help the capital
in the market to be distributed more reasonably and effectively, thereby promoting
the development of the economy. In addition, institutional investors also help better
share risks in the market, typically the role of insurance companies. The empirical
research results also show that institutional investors 'assets are similar to economic
growth, with the exception of insurance companies' assets in developing countries.

According to the results of the study, financial development will play a very
important role in economic growth goals. A development finance system will help
the economy grow higher based on 3 foundations. First, financial development will
help increase the rate of savings, thereby promoting investment to increase. Second,
financial development with the participation of institutional investors will help the
saving capital to be invested more efficiently thanks to the advantages of size as well
as information. Third, reducing transaction costs will promote financial services to
develop, higher returns to investors, and attract participation in investment channels
for both individual investors and investors. institutional investor. In addition,
financial development will help share market risks through the development of
insurance companies and derivative markets. Therefore, investing in new
technologies will also be more encouraged because the risks are not too great.
Variables such as government spending, total capital, inflation, and trade openness


iv

will affect economic growth in many different directions, but there are some
limitations as follows:
- First, the study period is too short, only 10 years from 2007 to 2016 as sample data
limit.
- Second, the possibility of doing decimal data is still incomplete and only studying
3 types of institutional investors is not enough to represent, the feedback is made by
the influence of consultants. economic growth.
Given the limitations that the document encounters, the author proposes this resource
development guide will look like the following: First is an extensive sample study,
namely a time study and a numerical study of the country. Second, increase the
number of types of institutional investors as well as add test variables that are likely
to affect the relationship between financial development and economic growth.


Keyword: Financial growth, economic growth, institutional investor.


v

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung
thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung
do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa
luận.

Tác giả

Phạm Việt Trinh


vi

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy/cô giáo đang giảng dạy
tại khoa Tài Chính chương trình đào tạo Chất lượng cao, Đại học Ngân Hàng
TP.HCM. Dưới sự dạy dỗ, dẫn dắt của các thầy cô, em cảm thấy mình đã có được
một hành trang kiến thức lẫn kỹ năng đầy đủ để chuẩn bị bước vào một môi trường
mới. Đặc biệt hơn, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.S Trần Minh
Tâm, người đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn thầy đã định
hướng, hướng dẫn và giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt thời gian qua. Dưới sự hướng
dẫn của thầy, em đã hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp tương đối đầy đủ và
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót ngoài ý muốn. Mong thầy/cô thông cảm và bỏ qua cho em.
Em xin chân thành cảm ơn

Em, Phạm Việt Trinh.


vii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
CHƯƠNG 1

: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................... 1

1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................................3
1.5 Kết quả của bài nghiên cứu ...............................................................................3
1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu ....................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................. 5
2.1 Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................5
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính ................................................................5
2.1.2 Đo lường phát triển tài chính .....................................................................6
2.1.3 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế ................................................................7
2.2 Vai trò của các nhà đầu tư định chế ..................................................................9
2.2.1 Vai trò của công ty bảo hiểm. ..................................................................10
2.2.2 Vai trò của quỹ tương hỗ..........................................................................10
2.2.3 Vai trò của quỹ hưu trí. ............................................................................11
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. ........................................11

CHƯƠNG 3

: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 18

3.1 Mô tả dữ liệu ...................................................................................................18
3.2 Đo lường biến ..................................................................................................19


viii

3.2.1 Biến phụ thuộc .........................................................................................19
3.2.2 Biến nghiên cứu .......................................................................................19
3.2.3 Biến kiểm soát. .........................................................................................21
3.3 Mô hình nghiên cứu. .......................................................................................23
3.4 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................25
3.4.1 Các kiểm định mô hình. ...........................................................................25
3.4.2 Cách xác định ngưỡng..............................................................................25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ .................... 26
4.1 Thống kê mô tả................................................................................................26
4.2 Kết quả. ...........................................................................................................31
4.2.1 Kiểm định tương quan..............................................................................31
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến. ........................................................................33
4.2.3 Phân tích hồi quy......................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 38
5.1 Hàm ý chính sách. ...........................................................................................38
5.2 Hạn chế và hướng đi tiếp theo cho bài nghiên cứu. ........................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 44



ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây.
Bảng 3.1: Bảng phân loại các quốc gia.
Bảng 3.2: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả.
Bảng 4.2: Bảng thống kê mô tả sự chênh lệch giá trị trung bình và kiểm định t-test.
Bảng 4.3: Bảng ma trận tương quan.
Bảng 4.4: Bảng kiếm định đa cộng tuyến.
Bảng 4.5a: Bảng kết quả hồi quy dựa trên đo lường phát triển tài chính bằng CB.
Bảng 4.5b: Bảng kết quả hồi quy dựa trên đo lường phát triển tài chính bằng DCPS


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Gốc tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

GMM

General Method of Monments

Phương pháp ước lượng GMM

M1


Monetary aggregates 1

Cung tiền hẹp

M2

Monetary aggregates 2

Cung tiền mở rộng

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WDI

World Development Indicators Chỉ số phát triển thế giới


1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Mở đầu bài luận văn nghiên cứu về sự phát triển kinh tế, các nhà đầu tư định chế,
tăng trưởng tài chính là phần giới thiệu sơ lược về đề tài. Các lý do để lựa chọn đề tài
nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra được giải pháp cho nền kinh tế trong
thực tế đang diễn ra các vấn đề xoay quanh những đối tượng đã nếu trên. Trước đây
đã có rất nhiều bài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế, các nhà đầu tư định chế hoặc

phát triển tài chính và tăng trưởng tài chính. Riêng bài luận văn này sẽ kết hợp cả 3
khái niệm trên để xem xét đánh giá được sự tác động lẫn nhau.
1.1 Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia trên thế
giới đều hướng đến. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ vĩ mô, vi
mô cho đến các yếu tố như chính trị, văn hóa. Phát triển hệ thống tài chính cũng là
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu trước
đây. Tuy nhiên, kết quả của các bài nghiên cứu vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi và vai
trò của các nhà đầu tư định chế trong hệ thống tài chính vẫn chưa được nghiên cứu
chuyên sâu. Schumpeter và cộng sự (1911) là người đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng
của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Ông đã lập luận rằng một hệ thống
tài chính phát triển tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phân phối các nguồn lực bằng
cách chuyển từ lĩnh vực có năng suất thấp sang lĩnh vực có năng suất cao. Kuznets
(1955) cho rằng thị trường tài chính phát triển là hệ quả của tăng trưởng về kinh tế.
Đồng quan điểm với Kuznets, Lewis (1956) lập luận rằng thị trường tài chính phát
triển là kết quả của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng nhu cầu về
các dịch vụ tài chính, nhu cầu tiết kiệm và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển tài
chính. Trong bài nghiên cứu của mình vào năm 1969, Goldsmith đã chứng minh bằng
thực nghiệm mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế,
cụ thể là tăng trưởng GNP. Ông cũng là người đầu tiên chứng minh bằng nghiên cứu
thực nghiệm ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế.


2

Mặc dù có rất nhiều bài nghiên cứu ủng hộ kết quả mối quan hệ cùng chiều giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn còn một số nghiên cứu có kết quả
ngược lại. Kaminsky và Reinhart (1999) tranh luận rằng phát triển tài chính quá mức
có thể không giúp kinh tế tăng trưởng tốt hơn mà thậm chí còn bóp méo con đường

hướng tới sự phát triển bền vững. Các bài nghiên cứu của Cecchetti và cộng sự
(2012); Arcand và cộng sự (2015) cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, vai trò
của các nhà đầu tư định chế đối với tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được nghiên cứu
nhiều trong khi họ ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Vì vậy,
bài nghiên cứu này sẽ làm rõ vai trò của các nhà đầu tư định chế đối với tăng trưởng
kinh tế trong giai đoạn 2007-2016, xem xét liệu có sự khác biệt giữa các nước đang
phát triển và phát triển hay không.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển tài chính, nhà đầu tư
định chế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể sẽ trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thứ nhất, liệu phát triển tài chính có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mức độ
ảnh
hưởng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển có giống nhau hay không?
- Thứ hai, liệu các nhà đầu tư định chế có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mức
độ ảnh hưởng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển có giống nhau hay
không?
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, dựa trên các lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trước
đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc là tăng trưởng
GDP bình quân đầu người (GROWTH); biến kiểm soát là chi tiêu Chính phủ (GVE),
lạm phát (INFL), tổng vốn đầu tư (GCF), độ mở cửa thương mại (TRADE), tăng
trưởng dân số (PPT); biến nghiên cứu là tín dụng ngân hàng dành cho khu vực tư
nhân (CB), tín dụng trong nước dành cho khu vực tư nhân (DCPS), tổng tài sản của
các công ty bảo hiểm (IC), tổng tài sản của các quỹ tương hỗ (MF), tổng tài sản của
các quỹ hưu trí (PF).


3

Tiếp theo, tác giả sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp kinh tế lượng hồi quy xuyên

quốc gia (cross-country regressions and panel data techniques). Để giải quyết các vấn
đề như lỗi đo lường, quan hệ nhân quả và sai lệch biến bị bỏ qua, tác giả sử dụng kỹ
thuật hồi quy bảng động, với độ trễ của các biến nội sinh, tương tự như trong bài
nghiên cứu của Beck (2000); Rioja và Valev (2004).
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của phát triển tài chính, vai trò của các nhà đầu
tư định chế đối với tăng trưởng kinh tế của 64 quốc gia trong giai đoạn 2007-2016,
so sánh giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước đã phát triển.
1.5 Kết quả của bài nghiên cứu
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy phát triển tài chính có mối tương quan cùng
chiều với tăng trưởng kinh tế khi giá trị phát triển tài chính trên ngưỡng. Bên cạnh
đó, các quốc gia đang phát triển sẽ có ngưỡng thấp hơn các quốc gia phát triển. Ngoài
ra, bài nghiên cứu cũng muốn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các nhà đầu tư
định chế đối với tăng trưởng kinh tế.
1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nguyên cứu.
Chương 1 đưa ra một cái nhìn tổng quát về bài nghiên cứu, giúp người đọc hiểu rõ
được các vấn đề của bài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
Chương 2 sẽ đưa ra các cơ sở lý thuyết và tóm tắt các nghiên cứu đã được thực hiện
trước đây.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 sẽ trình bày về mẫu dữ liệu, nguồn dữ liệu, giới thiệu về các biến đồng thời
đưa ra mô hình cũng như phương pháp của bài nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả mơ hình


4


Chương 4 sẽ trình bày chi tiết về thống kê mô tả, các loại kiểm định cũng như kết quả
của bài nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận
Chương 5 sẽ tóm tắt lại mục tiêu và kết quả đạt được của bài nghiên cứu từ đó đưa ra
các hàm ý chính sách. Bên cạnh đó, phần này cũng sẽ trình bày về những hạn chế và
hướng phát triển cho bài nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN
CỨU TRƯỚC ĐÂY
Trong chương 2, tác giả tóm tắt một số nghiên cứu trước đây về ba nội dung chủ yếu:
phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và các nhà đầu tư định chế. Nhằm hiểu rõ về
nguồn gốc, ý nghĩa cũng như chức năng của các thuật ngữ trên. Từ đó có cách nhìn
đa chiều để đánh giá mối liên kết giữa ba nhân tố trên.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về phát triển tài chính
Phát triển tài chính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Vì vậy, tác giả xin
đưa ra những khái niệm phổ biến nhất của phát triển tài chính được sử dụng trong các
bài nghiên cứu về phát triển tài chính hiện nay:
Theo Hartmann (2007): Phát triển tài chính là quá trình cải thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động của các định chế tài chính trong hệ thống tài chính nhằm tăng tính hoàn
hảo của thị trường, giảm bất cân xứng thông tin làm cho các đối tượng trong nền kinh
tế có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính với chi phí giao dịch thấp hơn, tính
cạnh tranh giữa các định chế tài chính cao hơn.
Levine (2008) cho rằng: Phát triển tài chính là thực hiện tốt các chức năng của hệ
thống tài chính như đầu tư và phân bổ vốn, giảm chi phí cho việc đa dạng hóa danh
mục và thu hút tiết kiệm, tăng hiệu quả đầu tư. Phát triển tài chính sẽ giúp kích thích
tiết kiệm, tăng hiệu quả phân bổ vốn, khuyến khích chuyên môn hóa trong sản xuất,

phát triển tinh thần kinh doanh, áp dụng công nghệ mới và giúp tăng trưởng kinh tế.
Theo Chu Minh Hội (2013): Phát triển tài chính là sự phát triển của các hệ thống tín
dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại được phản ánh qua sự thu hẹp
và mở rộng các tiêu thức sau: quy mô tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân; khả năng
tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài chính khác của hộ gia đình/doanh nghiệp; sự
giảm/tăng can thiệp của nhà nước trong điều kiện dòng vốn tín dụng trên thị trường
tín dụng.
Theo Worldbank (2016): phát triển khu vực tài chính là khắc phục các “chi phí” phát
sinh trong hệ thớng tài chính. Q trình giảm chi phí thu thập thơng tin, thực thi hợp


6

đồng và thực hiện giao dịch này đã dẫn đến sự xuất hiện của các hợp đờng tài chính,
thị trường và trung gian. Các loại và sự kết hợp thông tin, thực thi và chi phí giao
dịch khác nhau cùng với các hệ thống pháp luật, quy định và thuế khác nhau đã thúc
đẩy các hợp đờng tài chính, thị trường và trung gian khác nhau giữa các quốc gia và
trong śt lịch sử.
2.1.2 Đo lường phát triển tài chính
Dựa trên cơ sở định nghĩa về phát triển tài chính có thể xây dựng nhiều chỉ số khác
nhau để đo lường phát triển tài chính. Theo World Bank, hiện nay có hơn 100 chỉ số
khác nhau được dùng để đo lường mức độ phát triển tài chính. Các chỉ số sẽ được
chia thành 4 nhóm khác nhau với các tiêu chí: Tiếp cận tài chính, độ sâu tài chính,
tính hiệu quả và tính ổn định.
Thứ nhất, tiếp cận tài chính là tiêu chí để phản ánh sự phát triển của các trung gian
tài chính. Các tiêu chí thường dùng để đo lường tiếp cận tài chính gồm có:
- Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại/số người trong độ tuổi trưởng thành.
- Tỷ lệ doanh nghiệp được cấp hạn mức tín dụng.
- Tỷ lệ cá nhân/hộ gia đình sử dụng các dịch vụ tài chính.
Thứ hai, độ sâu tài chính sẽ phản ánh quy mô của hệ thống tài chính so với quy mô

của nền kinh tế. Độ sâu tài chính thường được đo lường thông qua một số tiêu chí
như:
- Dư nợ tín dụng khu vực tư nhân trên GDP.
- Dư nợ huy động tiết kiệm trên GDP.
- Cung tiền M2 trên GDP.
Thứ ba, tính hiệu quả là khả năng đảm bảo khách hàng sẽ được hưởng lợi nhờ quá
trình tư vấn và quản lý dòng tiền của ngân hàng.
Cuối cùng, tính ổn định là đảm bảo hệ thống tài chính sẽ được diễn ra đều đặn, xuyên
suốt theo thời gian, ít hoặc không gặp phải các sự cố và qua đó tác động tính cực đến
nền kinh tế.
Theo Levine (2008), phát triển tài chính có thể được đo lường dựa trên quy mô và
mức độ của hệ thống tài chính.


7

- Theo quy mô: Sự phát triển của các định chế tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính, tốc
độ di chuyển vốn, tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân và khối lượng của các tài sản
tài chính.
- Theo mức độ: Tín dụng dành cho khu vực tư nhân trên tổng tín dụng; tín dụng khu
vực tư nhân trên GDP, vốn hóa của thị trường tài chính, quy mô của các định chế tài
chính so với nền kinh tế quốc gia và chỉ số tự do hóa khu vực tài chính, ngân hàng.
Liu và Woo (1994) sử dụng tỷ số giá trị tài sản dài hạn trên giá trị tài sản ngắn hạn
để đo lường mức độ phức tạp của tài chính. Cụ thể, cung tiền M1 được xem là công
cụ tài chính ngắn hạn và M2 được xem là công cụ tài chính dài hạn. Tỷ số cung tiền
dài hạn trên cung tiền ngắn hạn (M2/M1) đồng biến với mức độ phát triển tài chính
của mỗi quốc gia.
Theo World Bank, tỷ số tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng trên GDP hoặc tỷ số
tài sản của các định chế tài chính trên GDP cũng có thể được sử dụng làm thước đo
phát triển tài chính.

2.1.3 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng của một quốc gia hoặc sản lượng bình
quân đầu người của một nền kinh tế. Theo Soubbotina (2004), tăng trưởng kinh tế có
thể đến từ 2 nguồn là tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng
trưởng theo chiều rộng là nhờ sử dụng nhiều hơn các nguồn lực như vốn vật chất, vốn
con người, lao động,... Trong khi đó, tăng trưởng theo chiều sâu đạt được nhờ sử dụng
các nguồn lực một cách có hiệu quả hơn. Chúng ta có thể đo lường tăng trưởng kinh
tế bằng các chỉ tiêu cụ thể như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng sản phẩm quốc
dân (GNP); thu nhập bình quân đầu người.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là một năm). GDP thường được tính theo phương pháp
sau:
GDP = C + I + G + X – M.
Trong đó: C là tiêu dùng của hộ gia đình, I là chi đầu tư, G là chi tiêu Chính phủ, X
giá trị xuất khẩu và M là giá trị nhập khẩu.


8

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là một năm). GNP thường được tính bằng phương pháp sau:
GNP = GDP + IFFI – OFFI
Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội; IFFI là thu nhập của công dân trong nước
ở nước ngoài; OFFI là thu nhập của công dân nước ngoài ở trong nước.
Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách lấy GDP hoặc GNP chia cho tổng
dân số tương ứng.
Đã rất nhiều các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mô hình tăng trưởng kinh
tế như: lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển, mô hình tăng trưởng kinh tế theo trường

phái Keynes, mô hình tăng trưởng tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh. Vào thế
kỷ XVII, Adam Smith đưa ra mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa dựa trên tiết kiệm
và đầu tư. Ông cho rằng muốn phát triển kinh tế thì phải đầu tư nhiều hơn, dựa vào
việc cắt giảm tiêu dùng. Adam Smith với lý thuyết bàn tay vô hình đã ủng hộ cạnh
tranh tự do và giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ. Mô hình tăng trưởng cổ điển
của Harrod và Domar dựa trên một nền kinh tế đóng, yếu tố đầu vào chỉ có vốn. Mô
hình này nhấn mạnh mối quan hệ giữa tiết kiệm và sản lượng đầu ra (tăng trưởng
kinh tế). Theo mô hình này, muốn tăng trưởng kinh tế thì phải gia tăng tiết kiệm để
đi đầu tư và nhờ đó gia tăng sản lượng đầu ra. Tuy nhiên, mô hình của Harrod và
Domar cũng có một số hạn chế nhất định khi ấn định khối lượng vốn đầu tư cần thiết
cho tăng trưởng theo mục tiêu định trước. Do đó, mô hình này sẽ thiếu chính xác
trong khoảng thời gian dài, nhất là khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Phát triển mô hình
của Harrod và Domar, Cobb – Douglas đã cho ra mô hình tăng trưởng với hai yếu tố
đầu vào là lao động và vốn với nền kinh tế mở. Đồng thời, Cobb – Douglas cũng đưa
vào mô hình các hệ số co giãn của lao động và vốn. Mô hình Cobb – Douglas giúp ta
thấy được các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể
tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời để giúp nền kinh tế tăng trưởng
bền vững. Tiếp nối Cobb – Douglas, mô hình tân cổ điển của Solow (1966) ra đời với
sự có mặt của yếu tố công nghệ và được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh. Theo
Solow, chỉ các nhân tố bên ngoài như lao động, công nghệ mới có thể giúp tăng


9

trưởng kinh tế bền vững, không hề liên quan đến các nhân tố bên trong. Mô hình
Solow là bước tiến bộ lớn của lý thuyết và mô hình tân cổ điển. Tiếp nối mô hình
Solow, mô hình tăng trưởng nội sinh ra đời nhằm khắc phục những hạn chế của mô
hình tăng trưởng ngoại sinh. Và từ đó, rất nhiều các mô hình tăng trưởng nội sinh
khác ra đời nhằm chứng tỏ các nhân tố bên trong cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế như nghiên cứu của Romer (1990), Lucas (1988), Weil (1992) và Mankiw

(1995). Lucas (1988) đã cho thấy vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng
kinh tế bền vững trong mô hình tăng trưởng nội sinh của mình thông qua quá trình
tích lũy vốn và đổi mới công nghệ. Lucas chia nền kinh tế thành hai khu vực:
- Khu vực sản xuất hàng hóa: Bao gồm các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nhằm
cung cấp hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình và đầu tư vào vốn sản xuất.
- Khu vực giáo dục: Bao gồm các trường đại học, có thể tích lũy vốn tri thức thông
qua quá trình học tập và đào tạo. Lucas phân chia như vậy nhằm nhấn mạnh tầm quan
trọng của vốn vật chất và vốn tri thức đối với tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng vốn
con người có hiệu suất tăng dần theo quy mô và tăng trưởng sẽ dựa vào mức độ đầu
tư của từng loại vốn. Nhờ vào quá trình tích lũy vốn và thay đổi công nghệ thông qua
các dịch vụ tài chính như: huy động, phân bổ vốn, đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Trong bài nghiên cứu của mình, Acemoglu và cộng sự (2003) cho thấy thể chế kinh
tế cũng tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các nền kinh tế. Barro (1996) đã
chứng minh các yếu tố như tuổi thọ, học vấn của người dân, tỷ lệ sinh sản, chi tiêu
Chính phủ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng của các nền kinh
tế.
2.2 Vai trò của các nhà đầu tư định chế
Các nhà đầu tư trên thị trường được phân chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà
đầu tư định chế. Những nhà đầu tư định chế thường đưa ra quyết định phân bổ, đầu
tư đúng đắn hơn những nhà đầu tư cá nhân nhờ kinh nghiệm, trình độ của các chuyên
gia trong đó. Nhờ vậy, những nhà đầu tư định chế có thể thu hút nguồn vốn từ các


10

nhà đầu tư cá nhân trên thị trường, hình thức này được gọi là đầu tư gián tiếp thông
qua việc ủy thác.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 3 loại nhà đầu tư định chế đó là công ty
bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ để đại điện cho nhà đầu tư định chế và nghiên

cứu tác động của họ đến tăng trưởng kinh tế.
2.2.1 Vai trò của công ty bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm (Insurance Company) là định chế tài chính cung cấp nhiều loại
hình bảo hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, giúp họ chống lại rủi
ro tổn thất tài chính bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm được chia thành 2 loại: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân
thọ. Những cá nhân và doanh nghiệp trên thị trường muốn phòng ngừa rủi ro sẽ tham
gia bảo hiểm bằng cách đóng phí bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Nguồn vốn từ
phí bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm kinh doanh, đầu tư vào nhiều kênh khác
nhau như: gửi tiết kiệm ngân hàng, thị trường chứng khoán,... Hoạt động đầu tư của
các công ty bảo hiểm thường có xu hướng ngắn hạn và thận trọng nhằm đảm bảo việc
bồi thường nếu rủi ro xảy ra đối với các cá nhân, doanh nghiệp mua bảo hiểm.
2.2.2 Vai trò của quỹ tương hỗ.
Quỹ tương hỗ là một trung gian tài chính với các hoạt động đầu tư trên thị trường trái
phiếu, thị trường cổ phiếu, phái sinh hoặc các thị trường tiền tệ khác như thương
phiếu, tín phiếu, forex. Quỹ tương hỗ được chia thành 2 loại: quỹ tương hỗ đóng và
quỹ tương hỗ mở. Hầu hết các quỹ tương hỗ đều là quỹ mở. Quỹ mở sẽ huy động vốn
bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ. Nhà đầu tư cá nhân muốn ủy thác nguồn vốn của
mình cho quỹ sẽ mua chứng chỉ quỹ và họ có thể bán lại bất cứ lúc nào mình muốn.
Càng nhiều nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ thì quỹ sẽ càng lớn mạnh. Việc sỡ hữu
chứng chỉ quỹ là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ tiếp cận được với một danh mục được
đa dạng hóa và quản lý chuyên nghiệp. Các quỹ tương hỗ sẽ có mức độ rủi ro khác
nhau, tùy thuộc vào đặc tính và định hướng của quỹ. Do đó, dựa vào mức độ chấp
nhận rủi ro, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn loại quỹ tương hỗ phù hợp. Những quỹ tương
hỗ đầu tư trên thị trường trái phiếu sẽ cho mức thu nhập ổn định, ít rủi ro. Những quỹ


11

tương hỗ đầu tư vào cổ phiếu thường sẽ biến động trong ngắn hạn, rủi ro cao hơn –

đồng nghĩa với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cũng cao hơn.
2.2.3 Vai trò của quỹ hưu trí.
Quỹ hưu trí (Pension Fund) là trung gian tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện của
các cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ. Quỹ sẽ dùng số tiền này để đầu tư trên nhiều
kênh đầu tư khác nhau và chi trả cho người lao động khi họ đến độ tuổi về hưu. Do
thời gian chi trả dài hạn và tính chủ động cao nên các nhà quản lý quỹ hưu trí thường
thực hiện đầu tư vào các chứng khoán dài hạn, đa dạng hóa danh mục để tối thiểu hóa
rủi ro và có được một mức tỷ suất sinh lợi tối ưu.
2.3 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế là một đề tài nghiên cứu
đã được nghiên cứu rộng rãi. Nhiều kỹ thuật kinh tế lượng đã được áp dụng như: phân
tích riêng lẻ từng quốc gia, phân tích xuyên quốc gia, dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu
bảng, phân tích ngưỡng. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm vẫn còn gây rất nhiều tranh
cãi và chưa có được một kết luận chung nhất.
Schumpeter (1911) là người đầu tiên nghiên cứu về lý thuyết giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế. Schumpeter lập luận rằng một hệ thống tài chính tốt sẽ thúc
đẩy việc tăng trưởng, phân phối các nguồn lực tốt hơn bằng cách chuyển từ lĩnh vực
có năng suất thấp sang lĩnh vực có năng suất cao. Khác với Schumpeter (1911),
Kuznets (1955) cho rằng thị trường tài chính chỉ bắt đầu phát triển khi tăng trưởng
kinh tế đạt đến một giai đoạn nhất định và phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế bắt đầu
lớn. Lewis (1956) lập luận rằng phát triển tài chính là kết quả của sự tăng trưởng kinh
tế, sau đó phát triển tài chính quay lại thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu của
Gerley và Shaw (1967) cũng có kết quả tương tự. Beck và Levine (2000) cũng đồng
tính với quan điểm này. Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhu cầu về các dịch
vụ tài chính và nhờ đó các hệ thống tài chính sẽ phát triển hơn. Sau đó, phát triển tài
chính sẽ quay lại và tác động lên tăng trưởng kinh tế.
Patrick và cộng sự (1966) là người đầu tiên chứng minh được mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế bằng mô hình thực nghiệm. Các tác giả cho rằng



12

đầu tiên, tài chính phát triển bằng cách thu nhập thực bình quân đầu người được tăng
lên đến một mức nào đó. Khi thu nhập tăng lên, các nhu cầu về dịch vụ tài chính cá
nhân sẽ hình thành và gia tăng. Patrick giải thích đóng góp của phát triển tài chính
vào tăng trưởng kinh tế nhờ các hiệu ứng sau: (1) Thị trường tài chính cho phép tập
hợp nhiều nguồn tiết kiệm nhỏ thành một nguồn vốn lớn; (2) Người tiết kiệm có
quyền tham gia vào các thị trường, kênh tiết kiệm; (3) Phân bổ vốn hiệu quả hơn khi
tổng tiết kiệm/tổng tài sản tăng lên; (4) Các trung gian tài chính chuyển hướng tiết
kiệm của các cá nhân từ ngành tăng trưởng chậm sang các ngành tăng trưởng nhanh,
qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (5) Các trung gian tài chính sẽ hạn chế tình trạng
chênh lệch lãi suất, bất cân xứng thông tin; (6) Thị trường tài chính sẽ khuyến khích
chuyên môn hóa trong sản xuất, phát triển tinh thần kinh doanh và áp dụng công nghệ
mới. Các hiệu ứng này giải thích lý do tại sao phát triển tài chính lại ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế. Goldsmith (1969) cũng tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng GNP. Goldsmith cho rằng phát triển tài chính có tác
động kép đến tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, phát triển tài chính giúp nâng cao hiệu
quả tích lũy vốn. Thứ hai, trung gian tài chính có thể góp phần gia tăng tỷ lệ tiết kiệm
và qua đó tăng tỷ lệ đầu tư. Bên cạnh đó, Goldsmith cũng lập luận rằng tăng trưởng
kinh tế sẽ tác động ngược lại đến phát triển tài chính thông qua việc tạo ra các ưu đãi
cho nền kinh tế. MccKinnon và Shaw (1973) cho rằng phát triển tài chính tác động
đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu là nhờ vào việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và nhấn mạnh
về tầm ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Greenwood và
Jovanovic (1990) đã thiết lập mối quan hệ giữa nhân quả hai chiều giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy hai yếu tố này tác động qua lại lẫn
nhau. Tương tự, Blackburn and Huang (1998) cũng cho rằng phát triển tài chính giúp
tăng trưởng kinh tế cao hơn và tăng trưởng kinh tế cũng sẽ giúp hệ thống tài chính
phát triển tốt hơn.
Khác với trường phái nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của tiết kiệm đối với tăng trưởng
kinh tế, Bencivenga và Smith (1991) cho rằng kinh tế vẫn tăng trưởng ngay cả khi

tổng tiết kiệm giảm. Bencivenga và Smith giải thích kết quả này có được là do tác
động chi phối của phát triển tài chính đối với hiệu quả đầu tư. Panago và cộng sự


13

(1993) cho rằng có 3 cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: tăng tiết kiệm, tăng hiệu
quả đầu tư, giảm chi phí giao dịch. Trung gian tài chính có thể thông qua việc thu
thập thông tin, đầu tư vào các dự án thay thế để nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh
đó, các trung gian tài chính dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia kinh tế có thể đa
dạng hóa danh mục đầu tư, dễ dàng thoát khỏi các cú sốc từ bên ngoài. Vì vậy, tiết
kiệm nhờ có các hệ thống tài chính sẽ có được một tỷ suất sinh lợi tốt hơn, bền vững
hơn và qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các trung gian tài chính cũng có thể nâng
cao hiệu quả đầu tư bằng cách áp dụng, đầu tư các công nghệ mới và tiên tiến. Việc
áp dụng các công nghệ mới sẽ đem đến khá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, dưới sự phát
triển của tài chính thì các rủi ro có thể được chia sẻ một cách dễ dàng bởi các công ty
bảo hiểm, thị trường chứng khoán phái sinh. Nếu không có các định chế tài chính,
các nhà đầu tư cá nhân sẽ chống lại các cú sốc bằng cách đầu tư vào những tài sản,
công nghệ có tính thanh khoản cao, mặc dù điều này không mang lại sự hiệu quả và
không thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giảm chi phí giao dịch cũng là một cách để
phát triển tài chính. Giảm phí giao dịch sẽ giúp thị trường tài chính trở nên hấp dẫn
và dễ dàng tiếp cận hơn. Tỷ suất sinh lợi nhờ đó cũng cao hơn, thúc đẩy tiết kiệm
nhiều hơn. Do đó, bên cạnh tăng tỷ lệ tiết kiệm, còn nhiều cách khác thông qua phát
triển tài chính có thể giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Levine và cộng sự (1993) cũng đã chứng minh mối quan hệ đồng biến giữa từng chỉ
số phát triển tài chính đến các chỉ số tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa độ sâu tài
chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng các dịch vụ tài chính sẽ giúp
tăng tiết kiệm và hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn kết luận phát triển
tài chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu là nhờ quá trình tích lũy
vốn. Rajan và cộng sự (1998) cũng đã tìm thấy tác động của phát triển tài chính đến

tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia trong suốt giai đoạn những năm 1980-1990.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nước có hệ thống tài chính càng phát triển sẽ càng dễ dàng
tiếp cận các nguồn vốn rẻ bên ngoài. Thông qua lợi thế so sánh về hệ thống tài chính,
các ngành khác trong nước cũng sẽ được hưởng lợi nhờ việc tiếp cận nguồn vốn rẻ,
qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho tính cạnh tranh
không còn cao. Các công ty đa quốc gia, lâu đời với lợi thế của mình sẽ có chi phí sử


×