www.chuyenthaibinh.edu.vn Trang 1/6 - Mó thi 132
S GIO DC V O TO THI BèNH
TRNG THPT CHUYấN
THI KHO ST CHT LNG LN V (2011 - 2012)
MễN SINH HC
Thi gian lm bi : 90 phỳt
( thi gm 06 trang - 50 cõu trc nghim)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh :...............................................................................
Số báo danh :...............................................................................
Cõu 1: Cho 2 qun th A v B, xột locut gen mang hai alen M v m ang trng thỏi cõn bng
Hacdy-Vanbec. Bit tn s ca alen m trong qun th 1 l 0,2 v trong qun th 2 l 0,4. Nu cú 100
cỏ th mi qun th thỡ s khỏc nhau v s lng cỏ th d hp t gia hai qun th A v B l :
A. 8. B. 16. C. 12. D. 32.
Cõu 2: Mu ADN ca mt ngi bnh nhõn nh sau : A = 22%, G = 20%, T = 28%, X = 30%.
Khng nh no sau õy l ỳng nht ?
A. õy l phõn t ADN ca sinh vt nhõn s gõy bnh cho ngi.
B. Phõn t ADN ca ngi bnh ó b t bin A -> T v G -> X.
C. Phõn t ADN ca ngi bnh ny ang nhõn ụi.
D. õy khụng phi l ADN ca t bo ngi bnh.
Cõu 3: Lai con b cỏnh cng cỏi cú cỏnh mu nõu vi con c cú cỏnh mu xỏm c F
1
u cú cỏnh
mu xỏm. F
1
giao phi ngu nhiờn vi nhau thu c F
2
l : 35 con cỏi cú cỏnh mu nõu, 38 con cỏi
cú cỏnh mu xỏm, 78 con c cú cỏnh mu xỏm. Kt lun v kt qu trờn l :
A. loi b cỏnh cng ny thỡ XX l con c, XY l con cỏi. Gen qui nh mu cỏnh nm trờn
nhim sc th thng.
B. loi b cỏnh cng ny thỡ XX l con cỏi, XY l con c. Gen qui nh mu cỏnh nm trờn
nhim sc th X.
C. loi b cỏnh cng ny thỡ XX l con cỏi, XY l con c. Gen qui nh mu cỏnh nm trờn
nhim sc th thng.
D. loi b cỏnh cng ny thỡ XX l con c, XY l con cỏi. Gen qui nh mu cỏnh nm trờn
nhim sc th X.
Cõu 4: C quan thoỏi húa mc dự khụng cú chc nng gỡ nhng vn c duy trỡ qua rt nhiu th
h. Kt lun c rỳt ra cú th nht l :
A. Cỏc gen qui nh c quan thoỏi húa khụng chu s tỏc ng ca chn lc t nhiờn.
B. Cỏc gen qui nh c quan thoỏi húa vn cn thit cho sinh vt.
C. Cỏc gen qui nh c quan thoỏi húa c di truyn t t tiờn.
D. Cỏc gen qui nh c quan thoỏi húa l nhng gen tri.
Cõu 5: Cho bit cỏc cp alen qui nh cỏc tớnh trng chiu cao cõy khỏc nhau nm trờn cỏc cp nhim
sc th tng ng khỏc nhau v tng tỏc vi nhau theo kiu tỏc ng cng gp. Cho cõy cú kiu
gen AaBbCc t th phn thỡ xỏc sut 1 ht mc thnh cõy cú chiu cao cao nht l bao nhiờu ?
A. 0,046. B. 0,016. C. 0,028. D. 0,035.
Cõu 6: Nguyờn nhõn bờn trong gõy ra din th sinh thỏi l :
A. S cnh tranh trong loi thuc nhúm u th. B. S cnh tranh trong loi ch cht.
C. S cnh tranh gia cỏc nhúm loi u th. D. S cnh tranh trong loi c trng.
Cõu 7: Nhng cỏ th mang o on thng gim kh nng sinh sn do :
A. Trong gim phõn, trao i chộo khụng th xy ra gia nhim sc th thng v nhim sc th b
o on.
B. Trong gim phõn, nhim sc th b o on khụng th tip hp c vi nhim sc th bỡnh
thng.
C. Trong gim phõn, trao i chộo gia nhim sc th b o on v nhim sc th bỡnh thng
dn ti hỡnh thnh nhim sc th thiu hoc tha gen.
D. o on thng nh hng n chc nng ca gen v gõy vụ sinh.
Cõu 8: ngi, gen t bin ln trờn nhim sc th X d c phỏt hin hn so vi gen t bin ln
nm trờn nhim sc th thng vỡ :
www.chuyenthaibinh.edu.vn Trang 2/6 - Mã đề thi 132
A. Gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội.
B. Có hiện tượng bất hoạt nhiễm sắc thể X, tức chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới
hoạt động.
C. Tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y.
D. Phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y.
Câu 9: Ở ruồi giấm, trên nhiễm sắc thể thường : A - Cánh cong trội hoàn toàn so với a - Cánh bình
thường. Cho lai giữa ruồi đực Aa đã được chiếu xạ với ruồi cái bình thường thu được 292 đực cánh
cong, 286 cái cánh thường, không hề có đực cánh thường và cái cánh cong. Kết quả này có thể được
giải thích bằng giả thuyết sau :
A. Đoạn mang gen A chuyển sang nhiễm sắc thể Y.
B. Ruồi đực cánh thường và cái cánh cong đã chết hết.
C. Gen lặn a đột biến thành A do chiếu xạ.
D. Gen A đã hoán vị sang nhiễm sắc thể X.
Câu 10: Vì sao hệ động vật và thực vật ở chấu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống
nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
A. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện
trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.
B. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do
chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
C. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Berinh ngày nay.
D. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống
nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
Câu 11: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại thì cá thể thích nghi nhất là :
A. Một chim sẻ mái ấp nở thành công nhiều con non.
B. Một chim sẻ mái sống lâu hơn bình thường.
C. Một chim sẻ mái đẻ nhiều trứng.
D. Một chim sẻ mái giao phối với nhiều con trống.
Câu 12: Xét một locut có 4 alen A
1
, A
2
, A
3
và A
4
ở một sinh vật lưỡng bội. Số kiểu gen có thể có ở
locut này là …… Số kiểu gen trong số đó là dị hợp tử là …… :
A. 10 kiểu gen - 4 dị hợp tử. B. 8 kiểu gen - 6 dị hợp tử.
C. 16 kiểu gen - 8 dị hợp tử. D. 10 kiểu gen - 6 dị hợp tử.
Câu 13: Phương pháp để xác định được nguyên tắc nhân đôi của ADN là :
A. Khuếch đại gen trong ống nghiệm và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
B. Đếm số lượng các đoạn Okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Chiếu xạ rơn gen rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
D. Đánh dấu phóng xạ các nucleotit rồi theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 14: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là :
A. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái hẹp.
B. Độ đa dạng của quần xã cao và các loài có ổ sinh thái rộng.
C. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái hẹp.
D. Độ đa dạng của quần xã thấp và các loài có ổ sinh thái rộng.
Câu 15: Khẳng định không đúng về sự khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật nhân thật với sinh vật
nhân sơ là :
A. Mỗi mARN trưởng thành chỉ tổng hợp một loại chuỗi polypeptit.
B. Gồm hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và trưởng thành.
C. Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polypeptit.
D. Mỗi quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực tạo ra mARN, tARN và rARN đều có ARN
polimeraza riêng xúc tác.
Câu 16: Cho P là cây hoa đỏ, quả tròn lai với cây hoa trắng, quả dài được F
1
là : 610 cây hoa đỏ, quả
tròn : 615 cây hoa đỏ, quả dài : 608 cây hoa trắng, quả tròn : 613 cây hoa trắng, quả dài. Kết luận nào
là đúng nhất với kết quả lai trên ?
www.chuyenthaibinh.edu.vn Trang 3/6 - Mã đề thi 132
A. Hai gen qui định màu hoa và hình dạng quả nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, phân ly độc
lập trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Chưa đủ dữ kiện để có thể kết luận chính xác về việc các gen có nằm trên cùng một nhiễm sắc
thể hay trên hai nhiễm sắc thể khác nhau.
C. Hai gen qui định màu hoa và hình dạng quả nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, phân ly cùng
nhau trong quá trình phát sinh giao tử.
D. Hai gen qui định màu hoa và hình dạng quả nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, có xảy ra hoán vị
gen trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 17: Một cặp vợ chồng bình thường (đều có bố bị bệnh A) sinh con gái bị bệnh A. Xác suất để
cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái đầu bị bệnh A hai đứa con trai sau bình thường là :
A. 0,027%. B. 4,690%. C. 28,125%. D. 1,034%.
Câu 18: Nếu cho P là một cây dị hợp tử về hai cặp alen qui định hai tính trạng tự thụ phấn cho ra F
1
có 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai gen chiếm tỉ lệ là 4%. Vậy
kết luận đúng nhất được rút ra từ kết quả lai này là :
A. Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử. KG của P là dị hợp tử đồng
AB/ab.
B. Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái. KG của P là dị hợp tử
chéo Ab/aB.
C. Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử. KG của P là dị hợp tử chéo
Ab/aB.
D. Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực. KG của P là dị hợp tử
đồng AB/ab.
Câu 19: ARN có rất nhiều hình dạng khác nhau là do :
A. Trong tế bào có các loại khuôn tạo hình khác nhau.
B. Các ARN được cấu tạo từ một mạch.
C. Các ARN liên kết với nhiều loài protein khác nhau.
D. Các ARN có kích thước ngắn.
Câu 20: Trong một quần thể, xét 1 locut gen có 4 alen với tần số là : A
1
= 0,1, A
2
= 0,2, A
3
= 0,4 và
A
4
= 0,3. Nếu quần thể này đang cân bằng Hacdi-Vanbec đối với locut gen trên thì tần số A
2
A
3
là :
A. 0,40. B. 0,08. C. 0,16. D. 0,20.
Câu 21: Nhận định đúng về tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ :
A. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa lớn diễn ra trước tiến hóa nhỏ.
C. Cả hai diễn ra song song. D. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước tiến hóa lớn.
Câu 22: Một quần thể cà chua có thế hệ khởi đầu F
0
gồm 100% cây quả đỏ, trong đó có 90% cây có
kiểu gen Aa, còn lại có kiểu gen AA. Cho tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì cấu trúc di truyền của
quần thể ở thế hệ F
3
là :
A. 0,49375AA : 0,1125Aa : 0,39375aa. B. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
C. 0,44735AA : 0,1125Aa : 0,44735aa. D. 0,81AA : 0,18Aa : 0,10aa.
Câu 23: Trong 1 quần thể mà có tần số alen a từ thế hệ này sang thế hệ khác luôn tăng dần. Vậy
nguyên nhân chính có thể là do :
A. Môi trường thay đổi theo một hướng xác định.
B. Quần thể không được cách li với các quần thể khác.
C. Các cá thể trong quần thể không giao phối ngẫu nhiên với nhau.
D. Đột biến gen A thành a.
Câu 24: Cho biết trình tự các aa của chuỗi polypeptit bình thường là : Ser - Lys - Leu - Ala - Val –
Phe và của chuỗi polypeptit đột biến là : Ser - Lys - Leu. Nguyên nhân có thể gây đột biến chuỗi
polypeptit bình thường thành chuỗi polypeptit đột biến là :
A. Đột biến thêm 1 cặp nucleotit. B. Có thể là tất cả các loại đột biến điểm.
C. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit. D. Đột biến mất 1 cặp nucleotit.
Câu 25: Người ta có thể tạo ra các quả không hạt bằng cách :
A. Xử lí cây bằng hooc môn.
B. Tạo cây tam bội hoặc xử lí cây bằng hooc môn.
www.chuyenthaibinh.edu.vn Trang 4/6 - Mã đề thi 132
C. Tạo cây tam bội hoặc cây tứ bội.
D. Tạo cây tứ bội hoặc xử lí cây bằng hooc môn.
Câu 26: Ở người, cách phát hiện ra đột biến chuyển đoạn thường căn cứ vào :
A. Tỷ lệ tế bào sinh dục hữu thụ và bất thụ trong giảm phân.
B. Tỷ lệ các cá thể mang đột biến còn sống sót ở thế hệ con cháu.
C. Sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân.
D. Kiểu hình đột biến xuất hiện ở thế hệ con cháu.
Câu 27: Biết rằng các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau và trội hoàn toàn. Cho cây có kiểu gen AaBbCcDdEe tự thụ phấn thì xác suất
để 1 hạt mọc thành cây có kiểu hình A-bbC-D-ee là bao nhiêu ?
A. 0,046. B. 0,035. C. 0,105. D. 0,026.
Câu 28: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế ?
A. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen.
B. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng.
C. Nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng.
D. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
Câu 29: Tạo ra các dòng thuần chủng là :
A. Giúp loại bỏ một số gen lặn có hại ra khỏi giống.
B. Giúp tạo ra các dòng có biểu hiện siêu trội.
C. Giúp duy trì giống để tránh thoái hoá.
D. Giúp tạo ra các dòng chứa toàn gen trội.
Câu 30: Đột biến gen vẫn có thể xảy ra mặc dù gen không tiếp xúc với các tác nhân đột biến là vì …
và gây ra hậu quả là … :
A. Một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên
chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau - đột biến thay thế cặp nucleotit.
B. Một số nucleotit có thể tồn tại chủ yếu ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các
loại nucleotit khác nhau - đột biến thay thế cặp nucleotit.
C. Một số nucleotit có thể tồn tại chủ yếu ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các
loại nucleotit khác nhau - đột biến mất cặp nucleotit.
D. Một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên
chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau - đột biến mất cặp nucleotit.
Câu 31: Khẳng định đúng về alen lặn là :
A. Ảnh hưởng của alen lặn luôn là có hại hoặc không tốt bằng alen trội tương ứng.
B. Alen lặn chỉ biểu hiện khi chúng xuất hiện cùng alen trội.
C. Alen lặn tạo ra protein không chức năng hoặc không tạo ra protein.
D. Ảnh hưởng của alen lặn luôn bị che lấp.
Câu 32: Cho P : Ruồi giấm cái thuần chủng mắt tím, thân nâu lai với ruồi đực thuần chủng mắt đỏ,
thân đen được F
1
đều mắt đỏ, thân nâu. F
1
giao phối ngẫu nhiên với nhau được F
2
là 215 ruồi mắt đỏ,
thân nâu : 107 ruồi mắt tím, thân nâu : 108 ruồi mắt đỏ, thân đen. Kết luận đúng nhất với kết quả lai
trên là :
A. Hai gen qui định màu mắt và màu thân nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn
với nhau.
B. Hai gen qui định màu mắt và màu thân nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và không thể tính
được chính xác tần số hoán vị gen giữa hai gen này.
C. Hai gen qui định màu mắt và màu thân nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
D. Hai gen qui định màu mắt và màu thân nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và tần số hoán vị giữa
hai gen là 10%.
Câu 33: Trên các đảo Galapagos, Darwin quan sát thấy hai loài chim sẻ đất thành công trong việc
sống cùng nhau trên một đảo. Một loài có mỏ lớn, còn loài kia có mỏ nhỏ. Giải thích tốt nhất cho sự
chung sống thành công của 2 loài sẻ đất trên một đảo là do :
A. Một loài là nhập cư và chỉ sống một nửa năm trên đảo.
B. Chúng khai thác nguồn thức ăn khác nhau.
www.chuyenthaibinh.edu.vn Trang 5/6 - Mã đề thi 132
C. Chúng có thể giao phối, tạo nên con lai với mỏ cỡ trung bình.
D. Hai loài chỉ mới gặp nhau thông qua nhập cư từ các hòn đảo khác.
Câu 34: Trong cùng 1 khu vực địa lí có 4 loài thủy sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau là loài 1
sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài
khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 800 mét. Loài nào là loài hẹp nhiệt nhất ?
A. Loài 4. B. Loài 2. C. Loài 3. D. Loài 1.
Câu 35: Nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số sinh vật khác nhau là : A = 36
O
C, B = 78
O
C, C =
55
O
C, D = 83
O
C, E = 44
O
C và N là tổng số nucleotit. Tỉ lệ (A + T)/N ở các loài sinh vật nói trên được
xếp theo thứ tự tăng dần là :
A. A → B → C → D → E. B. A → E → C → B → D.
C. D → E → B → A → C. D. D → B → C → E → A.
Câu 36: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc kỉ thứ 3 của đại Tân sinh ?
A. Có những thời kì băng hà rất mạnh xen lẫn với những thời kì khí hậu ấm áp.
B. Bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt do có những thời kì băng hà rất mạnh.
C. Cây hạt kín phát triển rất nhanh do có những thời kì khí hậu ấm áp.
D. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì các dạng vượn người đã phân bố rộng.
Câu 37: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất ?
A. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. B. Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.
C. Cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn. D. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
Câu 38: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì :
A. Loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về mặt địa lí dẫn đến cách li sinh sản.
B. Các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li
sinh sản.
C. Loài đó dễ tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp.
D. Loài đó có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới
bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn.
Câu 39: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm là :
A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
Câu 40: Cách sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất làm giảm mạnh kích thước quần thể chuột
trong thành phố là :
A. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi.
B. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.
C. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được.
D. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.
Câu 41: Ở người, tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
do :
A. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
B. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
C. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
D. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng, mang các tính trạng đặc biệt.
Câu 42: Quần thể đặc trưng của quần xã sinh vật có các đặc điểm là :
A. Số lượng cá thể nhiều, thích nghi tốt với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng.
B. Kích thước lớn, phân bố rộng, ít gặp hoặc không gặp ở QX khác.
C. Gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh.
D. Gồm các cá thể sinh sản mạnh, không bị các loài khác chèn ép.
Câu 43: Tạo nguồn biến dị trong chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp
gây đột biến nhân tạo ở điểm là :
A. Áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
B. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến khi đối tượng là cây trồng.