Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất cây ổi lê đài loan tại hoa lư, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.98 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH CHIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM
VÀ KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY
ỔI LÊ ĐÀI LOAN TẠI HOA LƯ, NINH BÌNH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Mai Thơm

NHA XUẤT BẢN HỌC VIỆN NONG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Chiến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đinh.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn kính trọng
và sâu sắc tới TS. Nguyễn Mai Thơm đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều thời gian, cơng
sức và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân trọng tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND Huyện Hoa Lư, Phịng Nơng nghiệp và PTNT
Hoa Lư, UBND Xã Ninh Hịa gia đình ơng Hồng Văn Hn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Chiến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng.................................................................................................................................. vi
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu......................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2

1.4.1.

Những đóng góp mới:....................................................................................................... 2


1.4.2.

Ý nghĩa khoa học............................................................................................................... 2

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu............................................................................. 3

2.1.1.

Cây ổi và các yêu cầu sinh thái cơ bản......................................................................... 3

2.1.2.

Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng........................................................................ 6

2.1.3.

Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây ổi................................................... 8

2.1.4.

Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây ổi.................................................... 8

2.2.


Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu....................................................................... 10

2.2.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và Việt Nam.................................. 10

2.2.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây ổi trong và ngồi nước..........................15

2.2.3

Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây ổi trên thế giới và Việt Nam................19

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 27
3.1.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 27

3.2.

Thời gian nghiên cứu...................................................................................................... 27

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu................................................................................. 27

iii



3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 27

3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm..................................................................................... 27

3.5.2.

Các chỉ tiêu theo dõi:...................................................................................................... 29

3.4.3.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 32
4.1.

Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây ổi tại xã
Ninh Hòa, huyện Hoa Lư.............................................................................................. 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên xã Ninh Hịa, Hoa Lư, Ninh Bình............................................. 32


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội xã Ninh Hịa, Hoa Lư, Ninh Bình................................ 34

4.1.3

Tình hình chăm sóc, quản lý vườn ổi tại huyện Hoa Lư........................................ 35

4.1.4.

Tình hình tiêu thụ ổi và hiệu quả kinh tế trong sản xuất một số giống ổi tại địa
phương............................................................................................................................... 37

4.2

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, phát triển ổi lê Đài Loan .. 38

4.2.1.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến phát triển thân tán............................ 38

4.2.2.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến phát triển lộc và lá........................... 44

4.3.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
chất lượng của ổi lê Đài Loan....................................................................................... 49


4.3.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến thời gian ra hoa,
đậu quả của giống ổi lê Đài Loan................................................................................ 49

4.3.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến đặc điểm hình thái
quả và chất lượng quả của giống ổi lê Đài Loan...................................................... 53

4.3.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của giống ổi lê Đài Loan............................................. 58

4.4.

Ảnh hưởng của lượng đạm và kali bón đến tình hình sâu bệnh hại trên ổi lê Đài
Loan.................................................................................................................................... 62

4.5.

Tương quan một số đặc trưng, đặc tính sinh trưởng đến năng suất quả.............64

4.5.1.

Tương quan giữa năng suất quả với chiều cao cây.................................................. 65

4.5.2.


Tương quan giữa năng suất quả với đường kính tán............................................... 65

4.5.3.

Tương quan giữa năng suất quả với chiều dài lộc.................................................... 66

4.5.4.

Tương quan giữa năng suất với số lá/lộc................................................................... 67

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 69
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 69

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 70
Phụ lục................................................................................................................................................ 74

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Diện tích,

2017. ......
Bảng 2.2.

Các nước

Bảng 2.3.

Diện tích,

năm 2017
Bảng 4.1.

Kết quả p

Bảng 4.2.

Một số ch

Bảng 4.3.

Thực trạn

Bảng 4.4.

Hiệu quả


Bảng 4.5.

Ảnh hưởn

kính ........
Bảng 4.6.

Ảnh hưởn

Bảng 4.7.

Ảnh hưởn
thân cành

Bảng 4.8.

Ảnh hưởn

Bảng 4.9.

Ảnh hưởn

Bảng 4.10.

Ảnh hưởn

và lá .......
Bảng 4.11.

Ảnh hưởn


Bảng 4.12.

Ảnh hưởn

Bảng 4.13.

Ảnh hưởn

Bảng 4.14.

Ảnh hưởn

Bảng 4.15.

Ảnh hưởn

Bảng 4.16.

Ảnh hưởn

Bảng 4.17.

Ảnh hưởn

chất lượng
Bảng 4.18.

Ảnh hưởn
năng suất


Bảng 4.19.

Ảnh hưởn
năng suất

vi


Bảng 4.20. Ảnh hưởng tương tác liều lượng phân đạm và kali bón đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất............................................................................. 60
Bảng 4.21. Ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali bón đến tình hình nhiễm một số
loại sâu bệnh hại....................................................................................................... 63
Bảng 4.22. Phương trình tương quan và hệ số tương quan của một số đặc trưng, đặc
tính với năng suất quả/cây..................................................................................... 64

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến tăng trưởng thân
và cành cấp 1............................................................................................................ 43

Hình 4.2:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến tăng trưởng
chiều cao cây và đường kính tán.......................................................................... 43


Hình 4.3:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến chiều dài lộc .. 47

Hình 4.4:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến số lá trên lộc .. 48

Hình 4.5:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến thời gian thu
hoạch........................................................................................................................... 50

Hình 4.6:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến chất lượng quả 57

Hình 4.7:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến năng suất quả . 61

Hình 4.8:

Ảnh hưởng tương tác của liều lượng đạm và kali bón đến năng suất cá thể
cây............................................................................................................................... 61

Hình 4.9:

Tương quan giữa năng suất với chiều cao cây.................................................. 65


Hình 4.10: Tương quan giữa năng suất với đường kính tán............................................... 66
Hình 4.11: Tương quan giữa năng suất với chiều dài lộc.................................................... 66
Hình 4.12: Tương quan giữa năng suất với số lá/lộc............................................................ 67
Hình 4.13: Tương quan giữa năng suất và số lượng quả/cây............................................. 68

viii


Chữ viết tắt
BVTV
CC
cs
CV%
CT
ĐK
FAO
IPM
K
LSD0,05
N
NL
OĐL
STT
TB

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Minh Chiến

Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Đạm và Kali bón đến sinh
trưởng, năng suất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định hiệu quả của lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng ổi lê Đài Loan tại Hoa Lư, Ninh Bình
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
2010.

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn tồn.
Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel
-

Thí nghiệm được bố trí từ tháng 9/2018 đến 5/2019.

Kết quả chính và kết luận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Điều kiện đất đai, khí hậu xã Ninh Hịa, huyện Hoa Lư tương đối thuận lợi để
phát triển cây ổi lê Đài Loan. Tuy nhiên, trình độ kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ổi lê Đài
Loan của người dân chưa cao đặc biệt trong việc bón phân, cắt tỉa và bao quả.
-

Khi bón phân đạm với các liều lượng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của

giống ổi lê Đài Loan, cụ thể khi tăng liều lượng phân đạm (N) từ 0,3 – 0,6 kg N/cây thì đường
kính thân, cành cấp 1, chiều cao cây và đường kính tán cũng tăng theo mức phân bón đạm.


Trong 3 liều lượng bón phân kali cho giống ổi lê Đài Loan, liều lượng K3 (0,6 kg
K2O /cây) cho độ Brix cao nhất (8,5%), khối lượng trung bình quả cao nhất (323,9g/quả),
năng suất cá thể cao nhất (16,3 kg/cây) và năng suất thực thu cao nhất (14,6 tấn/ha). Công
thức N3K3 (0,6kg N/cây + 0,6 kg K2O /cây) cho số quả/cây cao nhất (54 quả/cây), khối
lượng trung bình quả cao nhất (328,1 g/quả), năng suất cá thể cao nhất (17,7 kg/cây).
Ruồi đục quả (Dacus dorsalis) là đối tượng gây hại nhiều nhất 22,9-28,5% tiếp
đến là bọ xít muỗi (Helopeltis theivora) với tỷ lệ hại từ 7,2 – 15,8%. Cần làm tốt công
tác vệ sinh vườn tỉa bỏ cành lá tạo thơng thống, loại bỏ nguồn trú ngụ, vật trung gian
lây truyền phát sinh, dùng bả pheromon để hạn chế ruồi đục quả và bọ xít muỗi gây hại.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Mınh Chıen
Thesis title: "Research on effects of Nitogen and Potasium rates to Taiwan Le guava
variety growth and yield in Hoalu district, Ninhbinh province"
Major:

Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Determining the effect of nitrogen and potassium intake on growth, yield and
quality of Taiwanese guava in Hoa Lu, Ninh Binh
Materials and Methods:
-


The experiment is arranged in a completely random block.
Data processing method according to IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel
2010

program.
-

Experiments are arranged from 9/2018 to 5/2019.

Main finding and conclusions:
Research results show that:
Conditions of soil and climate in Ninh Hoa commune, Hoa Lu district are
relatively convenient to develop the Taiwanese guava tree. However, the technical level
of cultivating and taking care of Le Taiwanese guava trees is not high, especially in
fertilizing, pruning and fruit wrapping.
When applying N fertilizer with different doses, it affects the growth of
Taiwanese pear guava, in particular when increasing nitrogen fertilizer (N) from 0,3 to
0,6 kgN/tree then diameter Grade 1 branches and plant height also increase with
nitrogen fertilizer level.
In 3 doses, K fertilizer for Taiwan pear guava, K3 dose (0,6 kg K 2O/tree) gives
the highest Brix level (8,5%), the highest average weight (323,9g)/fruit), highest
individual yield (16,3 kg/tree) and highest actual yield (14,6 tons/ha). Formula N3K3
(0,6kgN/tree + 0,6 kg K2O/tree) for the highest number of fruits / plants (54fruits/tree),
average weight highest fruit (328,1g/fruit), highest individual yield (17,7 kg / tree).
Dacus dorsali is the most harmful object 22,9-28,5% followed Helopeltis
theivora with the rate of 7,2 – 15,8%. It is necessary to clean the garden and prune off
leaves to make it clear, remove the source of residence, vectors to spread and use
pheromon baits to limit fruit flies and tea mosquito bugs.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ổi có tên khoa học là: Psidium guajava L., thuộc họ Myrtaceae, là một
loại quả bình dân, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt có nhiều loại vitamin
và khống chất, có thể ăn tươi, làm đồ hộp, mứt ổi, nước ổi…Quả non, búp ổi, vỏ
cây và rễ có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: tim mạch, bệnh cao huyết áp,
làm giảm nguy cơ ung thư,…
Hiện nay, ở miền Bắc nước ta, một số giống ăn tươi phổ biến là: Giống ổi
Thái Lan, ổi Đài Loan, ổi Bo, ổi Đông Dư. Ổi lê Đài Loan là loại cây được trồng
khá phổ biến. Cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ đậu quả và năng suất khá cao, quả
hình cầu ổn định, vỏ quả láng, thịt màu trắng, giòn, hương thơm và vị rất ngon.
Lõi quả có hạt cứng và số hạt/quả trung bình (tỷ lệ thịt quả < 74%).
Trên thực tế, có nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây
như: giống, đất đai, chăm sóc, tỉa cành,… trong đó phân bón cũng là một yếu tố
quan trọng nó có tác động mạnh đến sinh trưởng, chất lượng của quả, cũng như
thu nhập của người nông dân. Mỗi vùng với điều kiện sinh thái, đất đai, kinh tế
xã hội khác nhau thì việc bón phân cho ổi như thế nào để mang lại hiệu quả kinh
tế cao là điều mà các nhà khoa học và người nông dân rất quan tâm. Để giống
cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chịu được điều kiện ngoại cảnh
bất lợi thì cần phải có quy trình bón phân hợp lí.
Hoa Lư là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn hóa hàng ngàn năm.
Cùng với truyền thống lịch sử vẻ vang, với những danh thắng nổi tiếng như: Khu
di tích lịch sử cố đơ Hoa Lư, Khu du lịch Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,
Thung Nham… gắn liền với các lễ hội văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời như
Lễ hội cố đô Hoa Lư, Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội đền Trần… Hàng năm huyện
Hoa Lư thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan,
chiêm bái. Để đáp ứng nhu cầu trái cây phục vụ du khách, huyện Hoa Lư đang

mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, cây ổi lê Đài Loan là một trong
những loại cây ăn quả đang được bà con trồng nhiều nhất. Vì vậy, để giúp người
dân nâng cao được năng suất cũng như chất lượng quả ổi lê Đài Loan, chúng tôi
thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng Đạm và Kali bón đến
sinh trưởng, năng suất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Hoa Lư, Ninh Bình.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali bón đến sinh
trưởng, năng suất của cây ổi lê Đài Loan nhằm tìm ra liều lượng Đạm và Kali
bón thích hợp cho cây ổi lê Đài Loan tại Hoa Lư, Ninh Bình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Giống được sử dụng trong đề tài là giống ổi lê Đài Loan cây 3 năm tuổi.
- Thời gian thực hiện: Tháng 9/2018 đến tháng 05/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới:
Xác định hiệu quả của lượng đạm và kali bón đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng ổi lê Đài Loan tại Hoa Lư, Ninh Bình.
Kết quả của đề tài góp phần xây dựng hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng
cây ổi lê Đài Loan tại địa phương và các tỉnh có điều kiện tương tự.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống về cây ổi lê Đài Loan, xác định
được liều lượng bổ sung phân đạm và kali thích hợp với cây ổi lê Đài Loan trên
địa bàn huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
Bổ sung tài liệu tham khảo kỹ thuật trồng cây ổi lê Đài Loan phục vụ cho
công tác tập huấn khuyến nông, cũng như cho cơng tác chỉ đạo sản xuất mở rộng
diện tích trồng cây ổi lê Đài Loan tại địa phương.

1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao hiệu quả sử dụng của liều lượng đạm và kali bón đến sinh
trưởng, khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả ổi lê Đài Loan tại
Hoa Lư, Ninh Bình.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Cây ổi và các yêu cầu sinh thái cơ bản
2.1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây ổi (Psidium guajava) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Vùng
phát sinh của ổi được xác định ở khu vực giữa Mexico và Peru. Chính những
người Tây Ban Nha đã đưa cây ổi đến các đảo ở Thái Bình Dương và Philippin,
cịn người Bồ Đào Nha đã đưa cây ổi du nhập đến Ấn Độ, rồi sau đó phát triển
rộng khắp các vùng nhiệt đới khác. Đến nay, ổi được trồng ở trên 50 nước, khắp
các vùng nhiệt đới trên thế giới (Pall and Duarate., 2012).
Chi ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 lồi
cây bụi. Trong đó có nhiều lồi cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn
(Nakasone and Paull., 2001).
Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây ổi thường (Common guava) hay
cây ổi táo (Apple guava) là lồi cây có chất lượng quả ngon nhất trong chi ổi, có
nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và
Nam Mỹ).
Hiện nay, những vùng sản xuất ổi chủ đạo là: phía nam Châu Á, Hawaiian,
Cu Ba, Ấn Độ. Cây ổi được trồng ở Ấn Độ rất sớm từ những ngày đầu được đề
cử bởi Bruton người Ấn Độ ở thế kỷ 17 (Vũ Công Hậu, 1974).
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái
Cây ổi là cây ăn quả phổ biến, được trồng hầu như khắp các địa phương,

cả vùng đồng bằng lẫn miền núi. Một số đặc điểm hình thái của các giống ổi phổ
biến được mơ tả tóm tắt dưới đây:
+
Rễ: Cây ổi có bộ rễ cọc, bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi độ ẩm
đột ngột trong đất. Nếu trời khô hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát
triển một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 - 4 m. Nếu trời mưa nhiều, mực
nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất, do đó khơng bị ngạt.
+
Thân: Thân ổi phân nhiều cành, cao 3-6m, đường kính thân tối đa 30
cm. Những giống ổi mới có tán nhỏ và thân thấp hơn những giống địa phương.
Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cánh sớm. Theo Đỗ Huy Bích (2008) ổi có

3


thân cao khoảng 3-4m, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già
bong ra thành từng mảnh. Cành non có tiết diện hình vng, có lơng mềm, khi
già hình trụ, nhẵn.
+
Lá: Lá ổi thuộc dạng lá đơn, mọc đối, khơng có lá kèm. Phiến lá hình
bầu dục, đi lá thn trịn, đầu có lơng gai hoặc lõm, dài khoảng 11-16 cm, rộng
5-7 cm tùy từng giống, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên,
ở lá non có đường viền màu hồng tía kédo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lơng
chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới, 14-17 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh, hình
trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở trên mặt.
+
Hoa: Hoa ổi là hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2,3 hoa, ít khi ở
đầu cành mà thường ở nách lá. Hoa mẫu 5, lá bắc là lá thường, lá bắc có dạng
vẩy dài 3-4mm, màu xanh hơi nâu. Cuống hoa dài 1,4-2,6 cm, màu xanh. Đế hoa
hình chén dài 0,8-1,2 cm, màu xanh. Đài hoa dính thành ống nguyên, khi hoa nở

tách ra thành 4-5 thùy khơng đều, màu xanh ở mặt ngồi, mặt trong màu trắng,
tiền khai van. Cánh hoa 5, gần đều, rời, màu trắng mỏng, dễ rụng khi nở hoa,
phiến hình bầu dục khum ở đỉnh, dài 1,4-1.6 cm, rộng 0,6- 0,8cm, mặt ngồi có
nhiều lơng mịn, có 3-5 gân, móng nhỏ cong có lơng mịn màu vàng, tiền khai năm
điểm. Bộ nhị: nhiều rơi, khơng đều, đính thành nhiều vịng trên đế hoa, chỉ nhị
dạng sợi dẹt màu trắng, gốc màu vàng nhạt, dài 7-14 mm, có lơng; bao phấn màu
vàng 2 ơ, nứt dọc hướng trong, đính đáy; hạt phấn rời, nhỏ, hình tam giác tù ở
đầu dài 17-20 µm, màu vàng nâu có 3 lỗ. Lá nỗn 5, dính, bầu dưới 5 ơ, mỗi ơ
nhiều nỗn, đính nỗn trung trụ. Vịi nhụy 1, dạng sợi màu trắng hơi phình ở gốc,
có nhiều lơng mịn, dài 1-1,2 cm. Đầu nhụy 1, màu xanh dạng đĩa (Đỗ Huy Bích,
2008).
+
Quả: Quả hình trịn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-14 cm tùy theo
giống. Vỏ quả cịn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả
màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Trong ruột quả có nhiều
hạt được bao trong khối thịt xốp. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi
thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Khi quả chín dễ
bị chim, dơi, sóc đến ăn làm khuếch tán hạt giống.
+
Hạt: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong
khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng
100 ngày.

4


Chất lượng ổi được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau: Ít hạt, hạt mềm,
nhỏ, ở những giống đạt tỷ lệ hạt bằng 10-15% khối lượng quả, còn ở những
giống tốt, được chọn lọc, tỷ lệ này chỉ chiếm 2-4% thậm chí có giống gần như
khơng hạt, cùi dầy, quả to, khi chín có mùi thơm hấp dẫn (Đỗ Huy Bích, 2008).

2.1.1.3 Các yếu tố sinh thái cơ bản có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
của cây ổi
*

Đất trồng

Cây ổi thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng phát triển tốt nhất
trong điều kiện đất thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ, pH trong khoảng từ 5 - 7.
Cây ổi có thể chịu được độ mặn khá.
Đất phù sa rất thích hợp cho cây ổi sinh trưởng, phát triển và cây cho
năng suất, chất lượng tốt.
*

Lượng mưa

Cây ổi cần có độ ẩm trung bình trong khoảng rộng 1.000 – 2.000 mm,
nhưng cũng có thể chịu được hạn hán. Nhưng hạn hán và độ ẩm thấp trong thời
gian ra hoa có thể làm giảm khả năng đậu quả.
Cây ổi thích nghi với khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 –
4.000 mm phân bố tương đối đều thì khơng phải tưới. Bộ rễ của cây ổi thích nghi
tốt với sự thay đổi đột ngột của ẩm độ trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm
thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận
3 - 4 m và có thể hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao, cây ổi đâm nhiều rễ
ăn trở lại mặt đất do đó khơng bị ngạt. Thậm chí ngập hẳn vài ngày ổi cũng
khơng chết. Có thể lợi dụng đặc điểm này chủ động điều khiển mạch nước ngầm
bằng phương pháp tưới tiêu để cho rễ ăn nông ở lớp đất mặt nhiều màu mỡ.
*

Nhiệt độ


Cây ổi phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ ấm, độ ẩm phong
phú, độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, và khơng có sương giá
o

o

o

(Maggs, 1984). Nhiệt độ tối ưu là từ 23 C – 28 C, với nhiệt độ thấp hơn 23 C và
o

cao hơn 27 C trong thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm đáng kể khả năng đậu quả. Nhiệt
độ cao thời gian phát triển của quả ngắn hơn, nhiệt độ thấp thời gian phát triển
của quả dài hơn. Nhiệt độ thấp trong mùa đông và khô hanh sẽ làm cho lá rụng tự
nhiên, và hoa sẽ bắt đầu ra ngay sau khi thời tiết ấm áp cùng với lượng mưa thích
hợp sẽ kích thích quả hình thành và phát triển.

5


Theo Trần Thế Tục (2002), cây ổi thích hợp ở nhiệt độ bình quân năm
o

o

25 C - 27 C. Cây ổi khơng chịu được rét, so với cam thì ổi kém chịu rét hơn,
o

nhưng với đu đủ, chuối tiêu thì ổi hơn hẳn. Độ nhiệt -2 C cả cây lớn cũng chết.
Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng với nhiệt độ cao ở các sa mạc nếu có đủ nước.

o

Nhiệt độ thấp, ví dụ dưới 18 – 20 C quả bé, phát triển chậm, chất lượng kém.
*

Ánh sáng

Ổi là cây ưa sáng mạnh. Cây ổi cần ánh sáng chiếu quanh năm, đặc biệt là
thời kỳ hình thành và phân hóa mầm hoa. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ
phù hợp cho cây ổi sinh trưởng, phát triển. Ánh sáng đầy đủ giúp cho q trình
quang hợp và đồng hóa các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích lũy chất dinh dưỡng,
khả năng sinh trưởng và phân hóa mầm hoa cũng như ra hoa, đậu quả tốt.

2.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng
2.1.2.1. Các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có
đến hơn 60 nguyên tố có trong thành phần của cây. Tuy nhiên, chỉ có một số
nguyên tố nhất định là tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu, người
ta đã phát hiện ra có khoảng 17 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây. Đó
là: C, H, O, N, P, K, S, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Si. Khi có đủ các
nguyên tố thiết yếu và năng lượng ánh sáng, cây có thể tổng hợp các chất hữu cơ
cần thiết cho các hoạt động sinh lý, quá trình sinh trưởng phát triển của cây và
hoàn thành chu kỳ sống của mình (Nguyễn Như Hà, 2013).
Các ngun tố khống trong cây chính là các nguyên tố được cây hấp thu
từ đất gọi là các nguyên tố khoáng, trừ các nguyên tố có nguồn gốc từ CO 2 và
H2O (C, H và O). Hàm lượng của các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất
lớn, phụ thuộc vào loài cây, các bộ phận khác nhau, vào giai đoạn sinh trưởng,
-1

-14


chúng biến động từ 10 đến 10 % chất khô. Trong 17 nguyên tố dinh dưỡng
thiết yếu, có 14 nguyên tố cần cung cấp bằng phân bón, được chia làm 3 nhóm
theo nhu cầu về lượng: Nhóm phân bón đa lượng, gồm N, P, K, nhóm trung
lượng gồm Ca, Mg, S, Si và nhóm vi lượng gồm Fe, Mn, Cu, Zn, B, Cl, Mo,
trong đó 3 nguyên tố phân bón đa lượng (N, P, K) được gọi là các yếu tố dinh
dưỡng chính hay yếu tố phân bón chính (Nguyễn Như Hà, 2013).
2.1.2.2. Vai trị của phân bón đối với cây trồng
- Tăng năng suất cây trồng:

6


Cây trồng có thể sinh trưởng phát triển bình thường ngay cả khi khơng
được bón phân. Nhưng để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định thì nhất thiết
phải bón phân. Theo Tổ chức Nơng lương Thế giới (FAO), trong thập kỷ 70, có
50% sản lượng nơng nghiệp ở các nước đang phát triển là do sử dụng phân bón.
Ở Châu Á – Thái Bình Dương từ 1979 – 1989 sản lượng ngũ cốc tăng, ngoài các
nguyên nhân khác, 75% là do sử dụng phân bón. Phân bón làm tăng gấp 4 lần sản
lượng trong 50 năm qua và trở thành một trong các yếu tố cơ bản của sự tăng
mức sống ở các nước văn minh. Nhưng phân bón chỉ có tác dụng cho năng suất
cao khi bón một cách đầy đủ và hợp lý. Các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có
ảnh hưởng đến năng suất. Hiện nay, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng cây
trồng quốc tế, phân bón đóng góp khoảng 30 – 35% tổng sản lượng cây trồng.
- Cải tạo đất:
Phân hữu cơ cải thiện và ổn định kết cấu của đất: Làm cho đất tơi xốp,
thống khí, tăng độ ẩm cho đất,... Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất
như đạm, lân, kali, can xi, magiê, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh
trưởng, các vitamin,... cho cây trồng, làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ tiêu cho
đất, tăng cường giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi

lượng, các vitamin từ phân hữu cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc gia tăng
phẩm chất nông sản. Tăng cường hoạt động của vi sinh vật đất, là nguồn thực
phẩm cho các hoạt động của vi sinh vật đất như các q trình chuyển hóa, tuần
hồn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hóa, sự phân hủy các
tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,... Tích lũy thêm mùn, nâng cao độ phì đất.
Phân hóa học được bón với liều lượng thích hợp làm tăng cường hoạt
động của vi sinh vật, kể cả vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và tăng sự khống
hóa của các chất hữu cơ sẵn có trong đất, tăng hàm lượng mùn. Làm tăng độ phì
nhiêu của đất, giữ cho đất khỏi bị chua (đối với lân) vì các loại phân lân thường
chứa lượng can xi cao. Bón kali cũng có tác dụng cải tạo đất và tăng cường hiệu
quả K về sau.
- Tạo ra phẩm chất nông sản:
Phẩm chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối: Prơtít, đường,
bột, axít hữu cơ, các chất xơ và vitamin. Sự hình thành các chất hữu cơ này là kết
quả tác động của nhiều loại men điều khiển. Thành phần của các men này có
chứa một số kim loại như Fe, Mg, Co, Zn, Cu, Mo, Mn, K hoặc

7


hoạt động của các men này chịu ảnh hưởng của các kim loại trên. Mặt khác thành
phần của các chất hữu cơ chi phối phẩm chất nơng sản có chứa N, P và các yếu tố
khác. Cho nên sự cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng N, P, K, các yếu tố thứ yếu
S, Mg, Ca và các vi lượng chi phối phẩm chất nông sản (Nguyễn Văn Bộ, 2007).
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây ổi
Đạm chính là thành phần diệp lục trong lá cây trồng, cây quang hợp mạnh
hay yếu và tạo ra chất hữu cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng đạm tham gia cấu
tạo tế bào, tạo bộ khung tán của cây. Vai trò sinh học quan trọng nhất của đạm đó
là cấu tạo nên axít amin và protêin. Mà nguyên sinh chất, một phần sống của tế
bào là protêin. Protêin cũng là enzim, nên đạm có trong thành phần của chất có

hoạt tính sinh lý như ADN, ARN, chất kích thích sinh trưởng. Trong nguyên sinh
chất N chiếm khoảng 40% chất khơ cịn trong protêin chiếm khoảng 16%
(Nguyễn Văn Bộ, 2007).
Vai trị quan trọng khác đó là đạm cũng tham gia vào thành phần cấu trúc
của diệp lục, khi cây khơng có đạm, thì sẽ khơng có diệp lục, dẫn đến khơng có
q trình quang hợp, khơng có enzim. Vì vậy những phản ứng sinh học sẽ diễn ra
chậm và sẽ không cung cấp đủ các hoạt động sống bình thường cho tế bào. Nếu
khơng có protêin thì sẽ khơng có sự sống của tế bào. Đạm (N) tham gia vào thành
phần của phytocrom có nhiệm vụ điều chỉnh q trình sinh trưởng, phát triển của
cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy mầm, tính
hướng quang, vì vậy cây rất nhạy cảm đối với N, thiếu hay thừa N đều có hại.
Trong cây tỷ lệ đạm tích lũy trung bình từ 1 – 3% trọng lượng chất khô, đạm
trong cây tồn tại ở các dạng hữu cơ (axít amin, protêin, ancaloit, glucogit,...) và
+

-

+

-

vô cơ (NH4 , NO3 ). Dinh dưỡng đạm chủ yếu của cây trồng là NH 4 , NO3 từ
+

-

đất, hiện nay vấn đề cây hút đạm NH 4 hay NO3 nhiều hơn là vấn đề còn tranh
+

-


+

cãi, tuy nhiên đa số tác giả cho rằng cây hút NH 4 nhiều hơn NO3 , vì NH4 là 1
-

hợp chất đạm trực tiếp cần cho sự hình thành protit, cịn NO 3 phải trải qua quá
trình khử O2 mới tham gia được (Nguyễn Văn Bộ, 2007).
2.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây ổi
Mặc dù kali là một trong ba nguyên tố mà cây trồng nói chung và cây ổi
nói riêng cần nhiều nhất nhưng các nghiên cứu về kali cịn rất ít bởi kali

8


linh động. Kali không tham gia vào cấu tạo thành phần cấu trúc hay hợp chất của
thực vật, nhưng kali cần thiết trong hầu hết các tiến trình thiết yếu nhằm giữ
vững đời sống của cây trồng. Hoạt động quang hợp và hơ hấp xảy ra là do tiến
trình hoạt động của các men và enzym. Kali đóng vai trị then chốt trong sự hoạt
hoá hơn 60 enzym trong cây trồng. Nhờ có tính di động cao lên kali có chức năng
vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan tích luỹ như quả, hạt, thân, củ,...
do vậy làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, tăng độ lớn của hạt và giảm rụng
quả do thiếu dinh dưỡng. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu nhờ vậy tăng khả năng
hút nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí không giúp cây quang hợp được cả
trong điều kiện thiếu nước. Kali đóng vai trị quan trọng trong sự phân chia tế
bào. Do tác động đến quá trình quang hợp và hô hấp nên kali ảnh hưởng đến việc
trao đổi đạm và protit. Kali làm tăng lượng nước liên kết trong tế nào có tác dụng
điều hồ khơng khí cho sự xâm nhập CO 2 và thoát hơi nước nên khi đủ kali có
tác dụng chống lại điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, giá lạnh. Kali tăng cường
tạo thành bó mạch, độ dài, số lượng, bề dày của giác mơ nên chống được đổ ngã

(Nguyễn Văn Bộ, 2007).
Kali có tác dụng điều hồ mọi q trình trao đổi chất và các hoạt động
sinh lý, điều chỉnh đặc tính lý hố học của keo ngun sinh chất. Kali giúp q
trình quang hợp diễn ra bình thường, tăng cường sự vận chuyển hydrat cacbon từ
lá sang các bộ phận khác, giúp hoạt hoá các men và tăng khả năng tổng hợp
protêin. Thiếu kali việc vận chuyển và tích luỹ hydrat cacbon giảm, đạm khống
khơng chuyển thành đạm protit nên sản phẩm kém ngọt. Thiếu kali cây không thể
sử dụng nước và các dưỡng chất khác từ đất hay từ phân một cách hữu hiệu và ít
chống chịu các tác hại của mơi trường như khơ hạn, ngập nước, nhiều gió, nhiệt
độ thất thường. Thiếu kali lá cây thường bị cuốn cong rũ rượi, lá khơ dần từ ngồi
rìa dọc theo mép lá chạy và gân lá, cây chậm phát triển, năng suất thấp. Trong
cây tỷ lệ kali tích lũy trung bình từ 0,5 – 1,0% trọng lượng chất khơ, nhưng cũng
có trường hợp lên đến 3 – 5%, kali trong cây tồn tại ở dạng ion do đó phần lớn
kali trong dịch tế bào có thể chiết ra bằng nước và mưa có thể làm cây mất đi một
lượng kali đáng kể do bị tiết ra từ rễ cây. Các tế bào của cây rất dễ cho K thấm
qua, K được cây hút dễ dàng hơn các yếu tố khác, do dễ được hấp thu nên nhu
cầu về K của cây thường khó xác định (Nguyễn Văn Bộ, 2007).

9


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi trên thế giới
Cây ổi là loại cây thông thường song lại rất được tin dùng trong thời hiện
đại vì lợi ích sức khỏe của nó, làm cho nó trở thành một trong những loại trái cây
được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới hiện nay.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ổi trên thế giới
từ năm 2010 đến năm 2017


Nguồn: FAOSTAT (2019)

Theo FAO, số liệu diện tích trồng ổi trên thế giới đến năm 2016 là
5.571.981 ha. Năng suất và sản lượng cũng tăng theo các năm. Năng suất năm
2010 là 7,51 tấn/ha đến năm 2017 tăng lên 8,92 tấn/ha. Do đó tổng sản lượng
tăng từ 37.536.535 tấn (2010) lên 50.677.285 tấn (2017).
Cây ổi được trồng ở độ cao tới 5.000m trên mực nước biển và có khả năng
chịu được hầu hết các điều kiện khí hậu hầu như trên tồn cầu ngoại trừ khơng
khí nóng, khắc nghiệt trong giai đoạn ra hoa và đậu quả.
Cây ổi được sản suất ở các khu vực khác nhau từ khắp nơi trên thế giới,
nơi có khí hậu thuận lợi. Nó phát triển dễ dàng cùng với các đồn điền và thực
phẩm và điều này làm cho cây ổi trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nông dân từ
khắp nơi trên thế giới. Dưới đây là danh sách 10 nước sản xuất ổi hàng đầu thế
giới năm 2017.

10


Bảng 2.2. Các nước sản xuất ổi hàng đầu thế giới
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Nguồn: FAOSTAT (2019)

Ấn Độ là nước sản xuất ổi hàng đầu thế giới hiện nay. Đất nước có diện
tích sản xuất ổi vào khoảng 2.212.000 ha. Sản lượng ổi của Ấn Độ năm 2017 ước
tính là 19.506.000 tấn làm cho Ấn Độ trở thành nước sản xuất ổi lớn nhất thế
giới.
Trung Quốc nằm trong số các nhà sản xuất và xuất khẩu trái cây hàng đầu
thế giới. Cùng với các loại trái cây khác, nước này sản xuất trung bình 4.791.271
tấn ổi mỗi năm. Phần lớn sản phẩm được dành cho thị trường xuất khẩu.
Thái Lan là quốc gia có sản lượng ổi lớn thứ 3 trên thế giới. Nước này sản
xuất khoảng 3.824.279 tấn ổi hàng năm. Mặc dù xếp thứ 3 trên thế giới, tỷ lệ
trồng ổi ở Thái Lan đang giảm dần do nơng dân tìm kiếm các phương án canh tác
tốt hơn với lợi nhuận được đảm bảo. Người tiêu dùng chính của trái ổi Thái Lan
bao gồm Hongkong, Myanmar, Singaopore và Malaysia.
Indonesia chiếm vị trí thứ tư trong số các nước có sản lượng ổi hàng đầu thế
giới. Đất nước nằm dọc theo xích đạo một khu vực với các điều kiện khí hậu cần
thiết để hỗ trợ sự phát triển của cây ổi. Nước này hiện đang sản xuất 2.566.046 tấn ổi
mỗi năm nhằm vào các thị trường quốc tế khác nhau trên toàn cầu.

Lịch sử chỉ ra rằng cây ổi là một nguồn gốc của đất nước Mexico. Đất
nước đứng thứ năm thế giới với sản lượng hàng năm 1.958.491 tấn ổi. Với lợi

11


ích của các thỏa thuận thương mại với một số nền kinh tế mạnh nhất thế giới bao
gồm Mỹ, Mexico tìm thấy một thị trường sẵn sàng cho sản xuất ổi mà không hạn
chế và các yếu tố thuế không cần thiết để khuyến khích nơng dân thơng qua lợi
nhuận tốt.
Pakistan được ghi nhận với một lịch sử phong phú của sản xuất trái cây.

Đất nước này là một trong những nơi sản xuất hàng đầu các loại trái cây khác
nhau trong nhiều thế kỷ. Với một lịch sử phong phú về canh tác hoa quả,
Pakistan sản xuất 1.685.304 tấn ổi mỗi năm. Phần lớn thành công kinh tế của đất
nước là do nông nghiệp, nơi nông đã nắm bắt đầy đủ nguồn cung cấp cho thị
trường trong nước và quốc tế. Pakistan đứng thứ sáu trong số các nhà sản xuất ổi
lớn thế giới với diện tích rất lớn.
Brazil được đặt trong số các nước sản xuất rau quả hàng đầu trên toàn cầu.
Đất nước này đứng ở vị trí thứ 7 thế giới với sản lượng 1.547.606 tấn trái cây
được sản xuất hàng năm. Brazil có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự tăng trưởng
của quả ổi. Các loại trái cây sản xuất tại Brazil được tiêu thụ tại thị trường địa
phương.
Hàng triệu hộ gia đình ở Bangladesh phụ thuộc vào canh tác hoa quả. Ổi là
một trong những trái cây phổ biến nhất trong khu vực do thực hành canh tác dễ
dàng và sự sẵn có của thị trường. Đất nước hiện đang sản xuất hơn 1.517.691 tấn
trái ổi cho cả trong nước và quốc tế. Bangladesh đứng vị trí thứ tám trong các nhà
sản xuất ổi hàng đầu thế giới và đóng góp đáng kể trên thị trường.
Sông Nin là nguồn cung cấp phù sa cho những cánh đồng rộng lớn ở Ai
Cập. Người Ai Cập được cho là một trong những nhóm người đầu tiên hoạt động
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Điều này có được là do sự khéo léo trong việc
phát triển hệ thống thủy lợi của họ. Nền canh tác của người Ai Cập cho phép họ
trồng được những cây lương thực, đặc biệt là các loại ngũ cốc và các loại cây ăn
quả trong đó có cây ổi. Năm 2017, Ai Cập sản xuất khoảng 1.351.316 tấn ổi, đưa
Ai Cập trở thành nước sản xuất ổi thứ 9 thế giới.
Kinh tế Ma rốc phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. Ngành nông nghiệp
Ma rốc mang lại 19% GDP, sử dụng 40% lực lượng lao động. Năm 2017, Ma-rốc
sản xuất hơn 1.323.000 tấn ổi và đang xếp thứ 10 trong các nước có sản lượng ổi
lớn nhất thế giới.

12



2.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ổi ở Việt Nam


miền Bắc, ổi được trồng tập trung ở nhiều địa phương và đã đem lại thu

nhập không nhỏ cho người sản xuất tại các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình…

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng trồng ổi tại Việt Nam
từ năm 2007 đến năm 2017

Nguồn: FAOSTAT (2019)


Việt Nam, trái ổi vẫn được xem là loại quả bình dân. Tuy nhiên, trái ổi
được đánh giá cao do có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe của con
người. Nhưng ổi cũng chỉ được sử dụng dưới dạng ăn tươi, còn các sản phẩm từ
ổi cũng chưa được quan tâm nghiên cứu và đưa vào sản xuất lớn. Ngoài giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế, theo một số nghiên cứu cây ổi cịn có tác dụng
chống các loại rầy chổng cánh và rầy mềm…gây hại cho cây có múi. Viện
Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu và xây dựng thành cơng quy trình trồng cam
xen ổi để xua đuổi rầy chổng cánh là nguyên nhân gây bệnh greening trên cây
cam. Việc áp dụng quy trình này khơng những mang lại hiệu quả kinh tế cho
người nơng dân mà cịn giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất
cây cam, ổi tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Trong những loại quả không truyền thống, trái ổi càng được quan tâm phát
triển hơn nhiều vì ổi là loại trái cây vừa rẻ vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Mặt
khác do nhu cầu trong nước ngày càng cao, không chỉ cho ăn tươi mà các sản
phẩm được chế biến từ ổi như: nước ổi, mứt, kẹo ổi… ngày càng được tiêu thụ
nhiều.


13


×