Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi amblyseius largonesis (muma) tại gia lâm, hà nội năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
NHỆN BẮT MỒI AMBLYSEIUS LARGOENSIS
(MUMA) (ACARI: PHYTOSEIIDAE) TẠI GIA
LÂM, HÀ NỘI
NĂM 2017-2018

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

8620112

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Đức Tùng


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo


vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tối được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Đức Tùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn

Đào Thùy Linh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu của đề tài...................................................................................................... 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài....................................................................................................... 2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 3

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở khoa học của đề tài ......................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................................... 4

2.2.

Những nghiên cứu ngoài nước.................................................................................. 6

2.2.1.


Nghiên cứu về nhện bắt mồi họ Phytoseiidae........................................................ 6

2.2.2.

Nghiên cứu về nhện bắt mồi Amblyseius largoensis Muma................................ 8

2.3.

Những nghiên cứu ở trong nước............................................................................. 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 21
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 21

3.3.

Vật liệu, đối tượng, dụng cụ nghiên cứu............................................................... 21

3.3.1.

Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 21

3.3.2.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 21


3.3.3.

Dụng cụ nghiên cứu.................................................................................................. 21

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 21

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 22

3.5.1

Phương pháp điều tra thành phần, mật độ của bọ trĩ và nhện bắt mồi .............22

3.5.2

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học nhện bắt mồi................................ 23

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 28
4.1.

Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ............................................. 28

4.2.


Diễn biến mật độ bọ trĩ và NBM trên cây dưa chuột tại Kim Sơn-Gia Lâm-Hà
Nội vụ Xuân Hè năm 2018...................................................................................... 33

4.3.

Đặc điểm sinh vật học của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis......................35

4.3.1.

Kích thước các pha phát dục nhện bắt mồi Amblyseius largoensis..................35

4.3.2.

Mô tả đặc điểm các pha phát dục của NBM Amblyseius largoensis................38

4.3.3. Thời gian phát dục các pha trước trưởng thành nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis................................................................................................................... 39
4.3.4.

Một số chỉ tiêu sinh sản của của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis............43

4.3.5.

Tỷ lệ cái ở thế hệ thứ 2 của của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis.............47

4.3.6.

Sức tăng quần thể của nhện bắt mồi nhện bắt mồi Amblyseius largoensis......49


4.3.7.

So sánh ảnh hưởng của 2 yếu tố thức ăn và nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh
vật học của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis................................................ 54

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 56
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 56

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 58
Phụ lục....................................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tẳt

Nghĩa Tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

NBM


Nhện bắt mồi

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Trưởng thành

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian phát dục trước trưởng thành và tỷ lệ sống sót của Amblyseius
largoensis ở các mức nhiệt độ khác nhau và trên các loại vật mồi khác
nhau

11

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sinh sản và tỷ lệ tăng tự nhiên của Amblyseius largoensis
ở các mức nhiệt độ khác nhau và trên các vật mồi khác nhau 14
Bảng 2.3. Vật mồi tự nhiên của Amblyseius largoensis................................................... 16
Bảng 4.1. Thành phần nhện bắt mồi bọ trĩ họ Phytoseiidae trên cây họ cà vụ 20172018 tại Gia Lâm – Hà Nội

28

Bảng 4.2. Thành phần nhện bắt mồi bọ trĩ họ Phytoseiidae trên cây họ bầu bí vụ
2017-2018 tại Gia Lâm – Hà Nội


30

Bảng 4.3. Mức độ phổ biến của một số loài nhện bắt mồi bọ trĩ họ Phytoseiidae trên
cây dưa chuột vụ 2017-2018 tại Gia Lâm – Hà Nội

30

Bảng 4.4. Diễn biến mật độ bọ trĩ Frankliniella occidentalis và nhện bắt mồi
Amblyseius largoensis trên ruộng dưa chuột vụ xuân hè 2018 tại Kim
Sơn, Gia Lâm, Hà Nội 34
Bảng 4.5. Chiều dài các pha phát dục nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella occidentalis

36

Bảng 4.6. Chiều rộng các pha phát dục nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella occidentalis

37

Bảng 4.7. Thời gian phát dục các pha trước trưởng thành nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis cái nuôi bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella
occidentalis

40

Bảng 4.8. Thời gian phát dục các pha trước trưởng thành nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis đực nuôi bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella
occidentalis


41

Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu về thời gian sinh sản của nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis nuôi bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella
occidentalis

43

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu về sức sinh sản và tỷ lệ cái thế hệ thứ 2 của nhện bắt mồi
Amblyseius largoensis nuôi bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ
Frankliniella occidentalis

vi

45


Bảng 4.11. Tỷ lệ cái ở thế hệ thứ 2 của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis khi nuôi
bằng phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ F.occidentalis.................................. 48
Bảng 4.12. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng nuôi bằng phấn hoa Typha latifolia ở nhiệt độ 20±1 ºC, ẩm độ 70% .. 49

Bảng 4.13. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng phấn hoa Typha latifolia ở nhiệt độ 25±1 ºC, ẩm độ 70%.................. 50
Bảng 4.14. Bảng sống (life – table) của của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng bọ trĩ Frankliniella occidentalis ở nhiệt độ 20±1 ºC, ẩm độ 70% 51
Bảng 4.15. Bảng sống (life – table) của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi
bằng bọ trĩ Frankliniella occidentalis ở nhiệt độ 25±1 ºC, ẩm độ 70% 52
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius

largoensis khi nuôi trên phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella
occidentalis........................................................................................................... 53
Bảng 4.17. Phân tích anova hai yếu tố nhằm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và thức
ăn đến thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần thể của nhện bắt
mồi Amblyseius largoensis................................................................................ 55

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mặt lưng (trái) và mặt bụng (phải) của nhện cái trưởng thành điển hình
của họ Phytoseiidae

7

Hình 2.2. Amblyseius largoensis (Muma) - a. mặt lưng; b. bề mặt tấm giữa trưởng
thành cái; c. kìm; d. Túi chưa tinh; e. chân IV; f. Kìm của nhện đực.

10

Hình 3.1. Hộp ni nguồn nhện bắt mồi A. largoensis................................................... 23
Hình 3.2. Lồng mica dùng ni cá thể nhện bắt mồi....................................................... 24
Hình 4.1. Ruộng cà tím tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội............................................ 28
Hình 4.2. Ruộng cà pháo ở xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội............................................. 29
Hình 4.3. Ruộng mướp ở xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội.................................................... 29
Hình 4.4. Nhện bắt mồi Paraphytoseius cracentis.......................................................... 31
Hình 4.5. Nhện bắt mồi Euseius ovalis.............................................................................. 31
Hình 4.6. Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis................................................................ 32
Hình 4.7. Nhện bắt mồi Proprioseiopsis lenis.................................................................. 32
Hình 4.8. Ruộng dưa chuột giai đoạn ra hoa tại xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội vụ

xuân hè năm 2018

33

Hình 4.9. Diễn biến mật độ bọ trĩ Frankliniella occidentalis và nhện bắt mồi
Amblyseius largoensis trên ruộng dưa chuột vụ xuân hè 2018 tại Kim
Sơn, Gia Lâm, Hà Nội 34
Hình 4.10. Ảnh các pha phát dục nhện bắt mồi Amblyseius largoensis......................... 39
Hình 4.11. Nhịp điệu sinh sản của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi bằng
phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ F.occidentalis ở nhiệt độ 20±1 ºC và
25±1 ºC, ẩm độ 70%

viii

46


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thùy Linh
Tên luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017-2018
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 8620112

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu:
Có được các dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp nhân
ni lồi nhện bắt mồi này đạt hiệu quả cao.

Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu:
Bọ trĩ Frankliniella occidentalis hại cây họ cà và bầu bí
Cây đậu cơ ve lùn Phaseolus vulgaris L. dùng nuôi bọ trĩ
Phấn hoa Typha latifolia

-

Đối tượng nghiên cứu:
Nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ trên cây rau họ cà và bầu bí
Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma)

-

Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra, xác định thành phần, mức độ phổ biến của nhện bắt mồi họ
Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại rau họ cà và bầu bí tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) và bọ
trĩ trên dưa chuột tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017-2018

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và sức tăng quần thể của nhện bắt mồi

-

A. largoensis ăn phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella occidentalis ở nhiệt
o

o

độ 20 C và 25 C

Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thành phần, mức độ phổ biến nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ
trên cây họ cà và cây họ bầu bí tại huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điều tra theo quy chuẩn

QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.
- Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ và nhện bắt mồi trên cây rau họ cà và họ bầu bí
theo quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT.

ix


- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và sức tăng quần thể nhện bắt mồi
Amblyseius largoensis theo phương pháp ni cá thể trong phịng thí nghiệm.

Kết quả chính và kết luận:
-

Qua điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn bọ trĩ họ Phytoseiidae tại một số điểm tại
Gia Lâm, Hà Nội đã phát hiện được 5 loài nhện bắt mồi (trên cây rau họ cà có 3
lồi và trên cây rau họ bầu bí có 4 lồi), trong đó lồi P. multidentatus là phổ biến
nhất, v và A. largoensis xuất hiện ít.

-

Kết quả điều tra trên cây dưa chuôt tại Gia Lâm, Hà Nội, bọ trĩ F. occidentalis và
nhện bắt mồi A. largoensis có sự tương quan về mật độ.

-

A. largoensis có kích thước các pha khi ni trên hai loại thức ăn và hai mức nhiệt

độ có sự sai khác rõ rệt. Nhện trưởng thành cái có kích thước lớn hơn nhện trưởng
thành đực.

-

Khi ăn bọ trĩ, nhiệt độ tăng từ 20 - 25ºC thì thời gian phát triển của con cái rút
ngắn từ 8,56 ngày xuống 5,80 ngày. Thời gian phát dục của nhện cái và nhện đực
của A. largoensis ở 25ºC ăn phấn hoa lần lượt là 3,92 và 3,86 ngày, ngắn hơn rõ rệt
khi chúng ăn bọ trĩ (5,80 ngày với nhện cái và 4,64 ngày với nhện đực).

-

Ở 25ºC số trứng đẻ hàng ngày và tổng số trứng đẻ của nhện cái A. largoensis ăn bọ
trĩ (lần lượt là 1,47 quả/nhện cái/ngày và 17,43 quả/nhện cái) cao hơn rõ rệt so với
số trứng đẻ hàng ngày (1,17 quả/nhện cái/ngày) và tổng số trứng đẻ (15,08
quả/nhện cái) của nhện cái ăn phấn hoa.

-

Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi A. largoensis khi ăn phấn hoa T. latifolia là
o

o

0,113 ở 20 C và 0,200 ở 25 C. Ở cùng điều kiện nhiệt độ, tỷ lệ tăng tự nhiên của
nhện bắt mồi khi ăn phấn hoa T. latifolia không khác biệt rõ rệt khi ăn bọ trĩ F.
occidentalis.
-

Kết quả trên cho thấy, loại thức ăn và nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự sinh

trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của nhện bắt mồi A. largoensis. Chúng có
tiềm năng sử dụng trong phòng trừ bọ trĩ F. occidentalis.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Thuy Linh
Thesis title: Study on biological and ecological characteristics of predatory mite
Amblyseius largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) in Gia Lam, Hanoi in 2017 – 2018.
Major: Plant Protection

Code: 8620112

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture Research purposes:
The purpose of this research is to investigate biological and ecological
characteristics of the predatory mite Amblyseius largoensis (Muma) (Acari:
Phytoseiidae) that is important information to create effective mass rearing of this
predatory mite.
Research Methods:
Materials:
-

Thrips (Frankliniella occidentalis).
Green bean (Phaseolus vulgaris) for rearing thrips.
Typha latifolia pollen.

Subjects:
- Phytoseiid predatory mite fed on thrips on Cucurbitaceae and Solanaceae

vegetables.
-

Predatory mite Amblyseius largoensis (Muma).

Research content:
-

Sampling to determine the composition, occurrence degree of Phytoseiid predatory

mite fed on thrips on Cucurbitaceae and Solanaceae vegetables in Gia Lam, Hanoi.
- Investigation density dynamic of Amblyseius largoensis and Frankliniella
occidentalis on cucumber in Gia Lam, Hanoi in 2017 – 2018
-

Study on the biological and ecological characteristics of Amblyseius largoensis
o

o

reared on Typha latifolia pollen and Frankliniella occidentalis at 20 C and 25 C.
Research Methods:
Sampling to determine the composition, occurrence degree of Phytoseiid
predatory mite fed on thrips on Cucurbitaceae and Solanaceae vegetables in Gia Lam,
Hanoi followed the method mentioned in QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT.
-

-

Monitored density of Amblyseius largoensis and Frankliniella occidentalis on


xi


cucumber according to QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT.
- Biological and ecological characteristics of Amblyseius largoensis were
determined individually under laboratory condition.

Main results and conclusions:
-

Through the survey component of phytoseiid mite fed on thrips in Gia Lam, Hanoi
has obtained 5 species of predatory mite (3 species on solanaceous crops and 4
species on cucurbits), on that P. multidentatus was the most dominant, A.
largoensis was the least prevalent.

-

In cucumber in Gia Lam, Hanoi, the density of the predatory mite A. largoensis
was correlation with the density of thrips F. occidentalis.

-

The food sources and temperatures significantly affected the size of the predatory
mite. The size of female A. largoensis was bigger than that of male.

-

When fed on thrips, the development times of immature stage of female A.
largoensis were 8.56 days and 5.80 days at 20 and 25ºC, respectively. At 25ºC, the

developmental times of immature stage of females and males fed on pollen (3.92
and 3.86 days, respectively) were significantly shorter than that of mite fed on
thrips (5.80 days for female and 4.64 days for male).

-

At 25ºC, the daily oviposition rate and the total number of eggs of A. largoensis
reared on F. occidentalis (1.47 eggs/female/day and 17.43 eggs/female,
respectively) were significantly higher than that of females reared on T. latifolia
(1.17 eggs/female/day and 15.08 eggs/female, respectively).

-

The intrinsic rate of natural increase of A. largoensis fed on T. latifolia pollen was
0.113 at 20ºC and 0.200 at 25ºC. At the same temperature, the intrinsic rate of natural
increase of A. largoensis fed on pollen was similar as the mites fed on thrips.

-

In conclusion, the development and reproduction of A. largoensis are affected by
the food sources (thrips or pollen) and temperatures. Predatory mite A. largoensis
was a potential enemy of F. occidentalis.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau là cây thực phẩm rất quan trọng, nó khơng những cung cấp dinh dưỡng
cho con người mà còn là thành phần quan trọng không thể thiếu được trong bữa ăn

hàng ngày. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng, ở nhiều nước, lượng rau chiếm tỷ
lệ 30-40% trong bữa ăn. Xã hội ngày càng phát triển thì việc dùng rau trong bữa ăn
hàng ngày càng tăng, các nước phát triển dùng rau nhiều hơn các nước đang phát
triển. Ngoài ra, rau còn là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, là mặt hàng
xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Rau rất đa dạng về chủng loại
như rau ăn quả, rau ăn củ, rau ăn lá…
Sản xuất rau ở nước ta hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ rau
xanh của người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và từng bước nâng
cao giá trị xuất khẩu rau của Việt Nam.
Tuy nhiên, có 2 yếu tố hạn chế chính và cản trở nhất của sản xuất rau hiện
nay là giải quyết đủ rau trái vụ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sản xuất rau ở Việt Nam, đa số với qui mô nhỏ, manh mún (từ 500 2

6000m /hộ). Thực hành sản xuất chủ yếu theo tập quán của từng địa phương đã
gây tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng (ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất), việc sử dụng ngày càng tăng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích
thích sinh trưởng và sử dụng phân hóa học ngày càng nhiều đã làm cho sản phẩm
nơng nghiệp nói chung và sản phẩm rau của nước ta khơng đảm bảo an tồn. Cùng
với q trình đó, nhu cầu sử dụng rau xanh của người dân ngày càng tăng, rau sạch
cung không đủ cầu.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngồi nước
thơng qua việc cung cấp các sản phẩm nơng sản, thực phẩm có chất lượng tốt,
khơng bị ơ nhiễm bởi hoá chất và vi sinh vật gây hại, ... đã trở thành vấn đề cấp
thiết tại Việt Nam trong những năm gần đây. Công tác tuyên truyền, khuyến cáo,
quản lý, tổ chức sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm cây trồng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong những năm gần đây, bọ trĩ đã trở thành loài sâu hại nghiêm trọng trên
nhiều loài cây trồng từ giai đoạn cây giống cho đến khi thu hoạch trên toàn thế

1



giới, đặc biệt là trên cây rau. Frankliniella sp. thường tập trung trên lá ngọn chích
hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn dưa quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng,
quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết. Biện pháp
phòng chống bọ trĩ phổ biến nhất hiện nay vẫn là sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật
(BVTV), tuy nhiên, biện pháp này lại làm phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng
ruộng, tiêu diệt thiên địch, tạo cơ hội để chúng bùng phát số lượng gây hại nghiêm
trọng. Do đó, chúng cịn được gọi là nhóm do con người tạo nên (man-made pest).
Hạn chế sử dụng thuốc BVTV ở mức thấp nhất là một trong những yêu cầu
của nông nghiệp sạch. Nghiên cứu khai thác lợi dụng thiên địch để phòng chống
sâu hại là một hướng quan trọng trong phát triển biện pháp sinh học. Trên thế giới,
có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thiên địch để phòng chống bọ trĩ hại cây. Một
số loài nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae đã được nghiên cứu ứng dụng tại nhiều
nước trên thế giới. Nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Acari: Phytoseiidae) là
một lồi thiên địch của bọ trĩ được tìm thấy phổ biến trên một số loại rau như như
dưa chuột, mướp, bầu bí,… tại vùng Đồng bằng Sơng Hồng. Tuy nhiên, ở nước ta
chưa có bất kỳ cơng bố nào về lồi nhện bắt mồi này.
Để có thể sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius largoensis trong đấu tranh sinh
học, việc xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái lồi nhện bắt mồi có ích này
nhằm nhân ni hàng loạt là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tơi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017-2018”
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Có được các dữ liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis (Muma) (Acari: Phytoseiidae) làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp
nhân ni lồi nhện bắt mồi này đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Điều tra, xác định thành phần, mức độ phổ biến của nhện bắt mồi họ

Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại rau họ cà và bầu bí tại Gia Lâm, Hà Nội.
-

Điều tra diễn biến mật độ nhện bắt mồi Amblyseius largoensis (Muma) và
bọ trĩ trên dưa chuột tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2017-2018
-

2


Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và sức tăng quần thể của nhện bắt
mồi A. largoensis ăn phấn hoa Typha latifolia và bọ trĩ Frankliniella occidentalis
-

o

o

ở nhiệt độ 20 C và 25 C.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả điều tra, nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thành phần
nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại cây rau họ cà và bầu bí ở vùng nghiên
cứu. Bổ sung những số liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái và sức tăng quần thể
nhện bắt mồi Amblyseius largoensis.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp người dân và các nhà nghiên cứu nhận biết được các loài nhện bắt mồi
họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại rau họ cà và bầu bí.
-


Làm nguồn tài liệu nghiên cứu cho sinh viên hệ đại học, cao đẳng ngành
nông nghiệp.
-

Các kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở xây dựng quy trình nhân ni
hàng loạt nhện bắt mồi Amblyseius largoensis.
-

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thu thập, xác định thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại
rau họ cà và bầu bí tại Gia Lâm, Hà Nội.
-

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái nhện bắt mồi Amblyseius
largoensis.
-

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Lập danh lục thành phần loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae ăn bọ trĩ hại rau
họ cà và bầu bí tại Gia Lâm, Hà Nội.
-

Thơng tin về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái của nhện bắt mồi

Amblyseius largoensis.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trong tự nhiên, cụ thể là trong một sinh quần, sự tập hợp của các loài thực
vật và động vật ở cạnh nhau chủ yếu là do quan hệ dinh dưỡng và chúng đều tham
gia vào chu trình tuần hồn vật chất sinh học ở đó. Tùy theo phương thức trao đổi
chất, chúng có thể thuộc 1 trong 3 pha lần lượt sau đây: Sản xuất – tiêu thụ - tái
sản xuất. Vì vậy, tự nhiên ln duy trì trạng thái cân bằng sinh học mà ở đó mỗi
thành viên trong sinh quần đều duy trì được một tương quan số lượng phù hợp với
nhu cầu phát triển, sinh tồn của lồi đó.
Nhóm cơn trùng nhỏ và nhện hại có vai trị ngày càng tăng trong sản xuất
nơng nghiệp (Hà Quang Hùng và cs., 2005), đặc biệt đối với các cây trồng được
thâm canh cao. Việc phòng chống các lồi dịch hại nhất là cơn trùng và nhện hại
bằng thuốc hóa học bảo vệ thực vật làm cho nhóm thiên địch của chúng giảm mật
độ đáng kể và dẫn đến dịch hại nói chung khơng bị kìm hãm cùng với sức tăng
quần thể cao, nhóm nhện hại và bọ trĩ dễ dàng bùng phát số lượng gây hại nghiêm
trọng trên cây trồng. Hơn nữa, việc sử dụng hóa chất BVTV cịn gây ơ nhiễm nơng
sản và mơi trường.
Trên thế giới, biện pháp phòng chống dịch hại cho các cây trồng thực phẩm
như rau chủ yếu và có hiệu quả nhất là dựa vào biện pháp sinh học, cụ thể là sử
dụng thiên địch. Ngày nay, có nhiều nghiên cứu đề cập đến sử dụng nhện bắt mồi
trong phòng trừ nhện hại cây (Hoàng Thị Kim Thoa, 2002). Với điều kiện khí hậu
ở Việt Nam cũng như các vùng Nam Á, các nhà khoa học đã ghi nhận sự có mặt
của một số loài thuộc họ Phytoseiidae cũng như vai trị của chúng trong việc tấn
cơng nhóm nhện và cơn trùng nhỏ hại cây trong tự nhiên.
Theo Sabelis and Helle (1985), NBM họ Phytoseiidae là họ nhện bắt mồi
được biết đến nhiều nhất và là tác nhân kiểm soát sinh học quan trọng nhất do khả
năng kiểm soát quần thể nhện, bọ trĩ, hiện diện rất phổ biến trên các vườn trồng
rau. Nguyễn Tuấn Đạt và Trần Thị Thiên An (2014) đã tìm được 7 lồi nhện bắt
mồi họ Phytoseiidae bao gồm Amblyseius spp. và Typhlodromus spp., trong đó lồi

A. longispinosus là loài phổ biến nhất trên cây họ bầu bí tại huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh.

4


Một số loài nhện bắt mồi đã được sử dụng rộng rãi trong các chương trình
kiểm sốt sinh học, các quy trình quản lý dịch hại tổng hợp. Nhiều đại diện của họ
này có nơi ở trùng với nơi ở của nhện nhỏ hại, có tính chun hóa cao, sức ăn nhện
mồi khá cao, hơn nữa chúng lại có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, tương đương hoặc cao
hơn nhện hại. Một số loài nhện bắt mồi gần đạt các tiêu chuẩn về một loài bắt mồi
lý tưởng sử dụng trong đấu tranh sinh học phòng chống nhện hại. Các lồi có tỷ lệ
tăng tự nhiên cao r > 0,25 ở 25ºC là Phytoseiulus macropilis Banks, Amlyseius
longispinosus, A. deleoni Muma & Denmark, A. chileensis Dosse, P. persimilis
Athias – Henriot, A. bibens Blommers, P. longipes Evans (Sabelis and Hellen,
1985).
Rất nhiều loài Phytoseiidae được nhân nuôi hàng loạt và là các tác nhân quan
trọng trong phịng chống nhện hại. Lồi Phytoseiulus persimilis Athias – Henriot là
một trong những loài nhện bắt mồi được sử dụng rộng rãi trong đấu tranh sinh học
phòng chống côn trùng và nhện hại hiện nay được phát hiện vào năm 1957. Hiện
tại, loài Phytoseilus persimilis và một số loài nhện bắt mồi khác thuộc họ
Phytoseiidae được nhân nuôi rộng rãi ở 15 nước trên thế giới với diện tích áp dụng
là 5000ha. Ni tại Trường Đại học Nơng nghiệp I Hà Nội, lồi Phytoseiulus
persimilis có tỷ lệ tăng tự nhiên rất cao (r > 0,3) và có sức ăn nhện đỏ hại cao,
hồn tồn có thể khống chế nhện hại (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994).
Trên thế giới, nhiều công ty sinh học như công ty Koppert ở Hà Lan đã sản
xuất hàng loạt nhện bắt mồi, ong ký sinh… cung cấp cho nông dân thả trên đồng
ruộng và nhà kính trồng dưa chuột, ớt ngọt, cà chua, dâu tây, đậu đỗ, bông, hoa
hồng... mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ nhện đỏ, rệp muội, bọ trĩ và bọ
phấn. Ở Việt Nam, hiện nay Công ty TNHH Dalat Hasfarm đã ứng dụng, sản xuất

và kinh doanh một số loại nhện bắt mồi họ Phytoseiidae như Amblyseius
cucumeris phòng nhện trắng, bọ trĩ; Amblyseius swirski phòng trừ trứng, con non
của bọ trĩ, bọ phấn, nhện.
Amblyseius largoensis (Muma) là loài nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae,
được phát hiện có liên quan với bọ trĩ ở một số vùng Đồng bằng Sông Hồng trong
những năm gần đây, tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào về chúng được
cơng bố tại Việt Nam. Trên thế giới, A. largoensis được sử dụng để phòng trừ nhện
đỏ hại cọ Raoiella indica Hirst (Acari: Tenuipalpidae) và nhện hại dừa Aceria
guerreronis Keifer (Acari: Eriophyidae) ở một số vùng như Ấn Độ; Florida, USA;
Puerto Rico, Columbia, Mexico và Cuba (Carrillo et al., 2012 và

5


Melo et al., 2015), đây là những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu tương
tự Việt Nam. Dựa trên những quan sát này, rõ ràng một nghiên cứu về đặc điểm
sinh học và sinh thái của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis là điều cần thiết.
Nhiệt độ và thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng
sinh sản của nhiều loài nhện bắt mồi được sử dụng trong biện pháp sinh học, cho nên
để hiểu rõ tác động của 2 yếu tố này đến lồi nhện bắt mồi, có thể sử dụng để đánh giá
tỷ lệ sinh sản và khả năng hình thành quần thể của các loài nhện bắt mồi. Tỷ lệ tăng tự
nhiên (rm) cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của loài trong điều
kiện phịng thí nghiệm, và nhiệt độ là yếu tố quyết định quan trọng đến tỷ lệ tăng tự
nhiên này. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), một lồi bắt mồi chỉ có thể trở
thành lồi có hiệu quả khi đáp ứng được yêu cầu: thời gian phát triển (vòng đời) ngắn
hơn thời gian phát triển của con mồi, có sức sinh sản cao, có mơi trường sống tương
đồng với mơi trường sống của con mồi. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về lồi nhện bắt mồi
Amblyseius largoensis, tơi tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thức ăn
đến sự sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của chúng để xác định A.
largoensis có phải là lồi bắt mồi lý tưởng hay khơng?


2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Nghiên cứu về nhện bắt mồi họ Phytoseiidae
Nhện bắt mồi là kẻ thù tự nhiên vô cùng quan trọng của nhóm nhện hại, bọ
trĩ, bọ phấn,...Nhện bắt mồi thuộc Bộ Ve bét gồm 3 họ chính là Phytoseiidae, họ
Stigmaeidae, họ Anystidae.
Họ Phytoseiidae là một trong những họ nhện bắt mồi quan trọng nhất của Bộ
Ve bét trong nông nghiệp (Huffaker et al., 1969; Sabelis and Helle, 1985;
McMurtry and Croft, 1997; Gerson et al., 2003). Họ Phytoseiidae có 4 giống với
trên 1200 lồi: giống Typhylodromus Scheuten với 275 lồi, Amblyseius Berlese có
800 lồi, Phytoseius Ribage có 400 lồi và Phytoseiulus Evans có 4 lồi. Các thành
viên họ Phytoseiidae rất nhỏ và sống tự do trên cạn, không thấy sống ký sinh.
Maheswary et al. (2015) đã xác định được có 9 loại nhện bắt mồi thuộc họ
Phytoseiidae ở ruộng cây rau: rau dền, cà tím, ớt, đậu bắp, đậu đũa, mướp đắng, dưa
chuột, mướp nhật, dưa hấu ở quận Thrissur, Kerala, Ấn Độ giai đoạn 2014-2015.
Trong đó, Neoseiulus longispinosus Evans là loài phổ biến nhất, các loài nhện bắt mồi
khác được ghi nhận trong nghiên cứu này là Amblyseius paraaerialis Muma,
Amblyseius largoensis Muma, Paraphytoseius orientalis Narayanan, Euseius

6


macrospatulatus Gupta, Euseius sp. nr. prasadi, Typhlodromips syzygii Gupta,
Phytoseius intermedius Evans và Scapulaseius sp.
Vòng đời của nhện bắt mồi họ Phytoseiidae có 5 giai đoạn phát triển: trứng,
nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2, nhện non tuổi 3 và trưởng thành. Nhện tuổi 1 có
3 đi chân trong khi nhện tuổi 2, tuổi 3 và trưởng thành có 4 đôi chân. Giai đoạn
trưởng thành, trưởng thành đực thường nhỏ hơn trưởng thành cái (Woolley, 1988).
Trưởng thành nhện bắt mồi họ Phytoseiidae có mặt lưng dài 200 - 600 μm.
Phần thân của trưởng thành cái hoặc mặt lưng hoặc khu vực phần cuối bụng có ít

hơn hoặc bằng tương ứng 38, 23 hoặc 10 cặp lơng cứng. Cấu tạo kìm của con đực
và con cái có nét riêng biệt, đặc trưng cho từng lồi.
Điểm đặc biệt về mặt hình thái của họ này là con cái có lỗ để chứa túi tinh và
lỗ sinh dục (đẻ trứng) riêng biệt nằm ngang ở phần đốt chân IV. Lỗ phóng tinh của
con đực nằm ở giữa đơi chân III và IV.

Hình 2.1. Mặt lưng (trái) và mặt bụng (phải) của nhện cái trưởng thành điển
hình của họ Phytoseiidae
Nguồn: Sabelis and Helle (1985)

Dựa vào điều kiện sống và phổ thức ăn, nhện bắt mồi họ Phytoseiidae được chia
thành 4 kiểu: kiểu I (nhện bắt mồi chuyên tính trên nhện đỏ giống Tetranychus), kiểu
II (nhện bắt mồi ăn nhện đỏ, đôi khi ăn các loài nhện khác), kiểu III (nhện bắt mồi đa
thực) và kiểu IV (nhện bắt mồi chỉ ăn phấn hoa/ nhện bắt mồi đa thực) (McMurtry et
al., 2013). Một số loài đặc biệt như Phytoseiulus persimilis Athias –

7


Henriot, Neoseiulus fallacis Garman, Neoseiulus Longispinosus Evans,
Phytoseiulus macropilis Banks, được biết đến là loài bắt mồi của họ nhện đỏ
Tetranychidae (Gerson et al., 2003; Moraes et al., 2004). Các loài nhện bắt mồi đa
thực có thể ăn nhiều họ khác nhau: họ Eriophyidae, họ Tarsonemidae và họ
Tydeidae, cịn có một số lồi cơn trùng nhỏ như bọ trĩ hoặc bọ phấn (Gerson and
Weintraub, 2012). Bên cạnh đó, một số lồi Phytoseiidae cũng ăn các loại vật chất
của cây trồng như dịch cây (Kreiter et al., 2002; Nomikou et al., 2003), phấn hoa
(Nomikou et al., 2001; Kutuk and Yigit, 2011; Goleva and Zebitz, 2013), và mật
(van Rijn and Tanigoshi, 1999).
2.2.2. Nghiên cứu về nhện bắt mồi Amblyseius largoensis Muma
2.2.2.1. Vị trí phân loại

Amblyseius largoensis được định danh lần đầu tiên vào năm 1955 tại Florida,
Mỹ bởi Martin H. Muma (Muma, 1955)
Tên gọi khác:
Amblyseius amtalaensis Gupta, 1977
Amblyseius sakalava Blommers, 1976
Giới: Động vật (Animalia)
Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
Lớp: Nhện (Arachnida)
Bộ: Ve bét (Mesostigmata)
Họ: Phytoseiidae
Giống: Amblyseius Berlese, 1904
Loài: Amblyseius largoensis (Muma, 1955)
2.2.2.2. Phân bố
Amblyseius largoensis lần đầu tiên được tìm thấy ở bang Florida, Mỹ vào
năm 1952 (Muma, 1955). Amblyseius largoensis xuất hiện ở các vùng nhiệt đới ở
nhiều nơi trên thế giới và có thể tìm thấy trên nhiều loại cây trồng như táo, cây rau,
cây có múi. Dựa trên các nghiên cứu của Amitai and Swirski (1981) và Schicha
(1981) sự phân bố của A. largoensis có thể được xác nhận bao gồm USA (Florida),
Australia, Philippines và các đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương. Đến năm 1995, A.
largoenis đã xuất hiện ở Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Israel, Iran,
Nhật Bản, New Zealand, Nam Phi, Kenya, Brazil, Costa Rica,

8


Guatemala, Hondurus, Jamaica, Mexico, Puerto Rico, Trinidad (Gupta, 1995). Đến
năm 2006, loài này được biết đến rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới: Angola,
Trung Quốc, Columbia, Quần đảo Cook, Cuba, Fiji, Pháp, Guyana, Hawaii,
Indonesia, Ivory Coast, Malaysia, Mozambique, New Caledonia, Papua New
Guinea, Reunion Island, Singapore, Tahiti, Turkey, US Samoa, Vanuatu, Venezuela

(Kreiter et al., 2006).
2.2.2.3. Đặc điểm hình thái
a. Trứng
Trứng hình oval, màu trắng nhạt và dài 10 -15µm. Ambyseius largoensis đẻ
trứng ở mặt dưới lá cây, chủ yếu ở các góc giữa gân chính và gân phụ.
b. Nhện non các tuổi
Nhện non tuổi 1 có màu trắng đến gần như trong suốt và chỉ có 3 đơi chân.
Nhện non tuổi 2 và tuổi 3 có kích thước lớn hơn so với tuổi 1, màu đậm hơn và có
4 đơi chân. Nhện non tuổi 3 có thể nhận thấy được sự khác nhau giữa kích thước
của nhện đực và nhện cái.
c. Trưởng thành
Theo Muma (1955), trưởng thành cái A. largoenis dài khoảng 0,33 –
0,37mm, trung bình 0,35mm, rộng khoảng 0,21- 0,24 mm, trung bình 0,22 mm,
sáng bóng, hình quả lê, cơ thể khơng phân biệt rõ ràng, có 4 đôi chân và 2 lông
đuôi dài. Trưởng thành đực nhỏ hơn trưởng thành cái với 0,28 mm chiều dài và
0,18 mm chiều rộng, hình oval.
Trưởng thành đực thường hoạt động nhiều hơn so với trưởng thành cái hay
nhện non các tuổi và chạy rất nhanh. Con đực thường vũ hóa sớm hơn so với con
cái và ghép đôi ngay sau khi con cái lột xác chuyển tuổi. Màu sắc cơ thể rất khác
nhau phụ thuộc vào màu sắc vật mồi mà chúng tiêu thụ, nhưng nhìn chung có màu
vàng đục đến đỏ. A. largoenis ăn phấn hoa ngô Zea mays L. có màu vàng đậm,
trong khi ăn tuổi non và nhộng Retithrips syriacus (Mayet) (Thysanoptera:
Thripidae) có màu đỏ đậm (Kamburov, 1971).
Giống như những loài Phytoseiidae khác, A. largoenis đặc trưng bởi những
đôi chân dài, với đôi chân trước hướng về phía trước, chân con đực dài hơn chân
của con cái (Muma, 1955).
Kìm có nhiều răng (ít nhất 8 răng). Chân IV với lông lớn rất dài trên đốt
chuyển II, đốt ống và đốt bàn chân, lông trên đốt chuyển II là dài nhất. Lưng có 17

9



cặp lơng cứng, trong đó có 9 cặp bên. Tấm trước có 3 cặp lơng. Tấm giữa dài và
rộng hơn so với tấm sinh dục, có 3 cặp lơng quanh hậu môn, 1 cặp lông của lỗ
trước hậu môn, 1 cặp của paraanal, 4 cặp lông xung quanh tấm giữa (Ehara, 1959).

Hình 2.2. Amblyseius largoensis (Muma) - a. mặt lưng; b. bề mặt tấm
giữa trưởng thành cái; c. kìm; d. Túi chưa tinh; e. chân IV; f. Kìm
của nhện đực.
Nguồn: Chant and McMurtry (2004)

2.2.2.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái học
a. Sự phát triển
Cũng như tất cả các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, Ambyseius largoensis
có 5 giai đoạn phát triển: trứng, nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2, nhện non tuổi 3
và trưởng thành. Loại thức ăn và điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển và khả năng sống sót của A. largoensis.
Thời gian phát triển trước trưởng thành của Ambyseius largoensis khá thay đổi,
dao động từ 4,0 ngày khi ăn Aceria guerreronis Keifer (Acari: Eriophyidae) tại
26±1°C, RH 65-70%, (Galvão et al., 2007) và 13,5 ngày khi ăn Nipaecocus nipae
(Maskell) (Hemiptera: Psudococcidae) tại 26,5±1ºC, 70±5% (Carrillo et al., 2010). A.
largoensis ăn vật mồi sống thông thường phát triển nhanh hơn so với khi ăn trên phấn
hoa hay dịch. Chẳng hạn, thời gian trước trưởng thành của nhện bắt mồi khi ăn

10


Eutetranychus orientalis (Klein) (Acarina: Tetranychidae), Raoiella indica (Acari:
Tetranychidae) hoặc Tetranychus gloveri (Acari: Tetranychidae) ngắn hơn khi ăn
trên phấn hoa sồi tươi Quercus virginiana hoặc dịch rệp muội Toxoptera aurantii

(Hemiptera: Aphididae) (Kamburov, 1971; Carrillo et al., 2010). Tỷ lệ sống sót
trước trưởng thành của A. largoensis khi nuôi trên 4 loại phấn hoa khác nhau: phấn
hoa sồi tươi Quercus virginiana, phấn hoa thầu dầu Ricinus communis, phấn hoa
cỏ đuôi mèo Typha domingensis và phấn hoa chà là Phoenix roebelenii đạt 92,9 –
100%. Giai đoạn nhện non tuổi 1 không bị ảnh hưởng bởi loại hay sự có mặt của
thức ăn, tuy nhiên khả năng sống sót của nhện non tuổi 1 cao hơn đáng kể khi có
thức ăn so với khi khơng có thức ăn. Khi khơng có thức ăn, nhện non tuổi 2, tuổi 3
không thể lột xác chuyển tuổi, khi có mặt thức ăn, thời gian phát triển của chúng
lại bị chi phối bởi loại thức ăn (Carrillo et al., 2010).
Nhiệt độ là yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sống sót của
A. largoensis. Theo kết quả nghiên cứu của Yue and Tsai (1996) khi nuôi trên phấn
hoa sồi tươi Quercus virginiana, thời gian phát triển của tất cả các giai đoạn trước
trưởng thành giảm từ 17 ngày đến 5 ngày khi nhiệt độ tăng từ 15 – 35ºC. Khoảng
98% trứng của A. largoensis nở ở nhiệt độ từ 15 – 30ºC, nhưng ở 35ºC, tỷ lệ trứng
nở giảm mạnh còn 75,3%. Tỷ lệ sống sót của nhện non tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 cao
(94,4 – 100%) ở nhiệt độ 20, 25, 30 và 35ºC và thấp nhất (90,6%) ở 15ºC.
Bảng 2.1. Thời gian phát dục trước trưởng thành và tỷ lệ sống sót của
Amblyseius largoensis ở các mức nhiệt độ khác nhau và trên các loại vật mồi
khác nhau

Vật mồi
Acari: Eriophyidae
Aceria guerreronis Keifer
Aceria guerreronis + phấn
hoa thầu dầu
communis L. + mật ong
Acari: Tarsonemidae
Polyphagotarsonemus
latus (Banks)
Acari: Tenuipalpidae

Brevipalpus
(Geijskes)


×