Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp điềm thụy tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng KCN thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.77 KB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ XUÂN CẦU

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA
KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỀM THỤY TẠI BAN QUẢN LÝ
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCN THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành:
Mã số

Quản Trị Kinh Doanh

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Kim Thị Dung

60.34.01.02

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2017



Tác giả luận văn

Ngô Xuân Cầu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.

Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cơ giáo Khoa Kế
tốn và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo điều
kiện; Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cơ giáo, PGS.TS Kim Thị Dung Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh-Học viện Nông nghiệp Việt Nam là người đã
trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.

Qua đây, tơi cũng xin được cảm ơn tới các phịng ban của BQL các dự
án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập cũng như nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Ngô Xuân Cầu

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ.................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở Đầu............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung.............................................................................................................. 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.1.

Phạm vi nội dung.......................................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi không gian..................................................................................................... 3

1.4.3.

Phạm vi thời gian......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về QL vốn đầu tư XDCB................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 5

2.1.1

Một số khái niệm liên quan..................................................................................... 5


2.1.2.

Vai trò và nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB......................................... 7

2.1.3.

Phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB................................................................ 10

2.1.4.

Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB................................................................ 11

2.1.5.

Nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của Ban QLDA...........14

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB......28

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 31

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB ở một số địa phương trong nước
31


2.2.2.

Bài học về quản lý vốn đầu tư XDCB rút ra cho Ban QLDA KCN

Thái Nguyên.................................................................................................................. 39

iii


2.2.3.

Một số nghiên cứu có liên quan đến cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB
41

Phần 3. Đặc iểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu......................................... 42
3.1.

Đặc điểm KCN điềm thụy và ban qlda KCN Thái Nguyên.................... 42

3.1.1.

Đặc điểm vị trí địa lý khu cơng nghiệp Điềm Thụy.................................. 42

3.1.2.

Đặc điểm Ban QLDA KCN Thái Nguyên......................................................... 46

3.1.3.

Ban lãnh đạo Ban QLDA KCN Thái Nguyên................................................ 48


3.1.4.

Các tổ thuộc Ban QLDA KCN Thái Nguyên gồm có 04 tổ.................... 49

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.................................................................. 53

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu/thơng tin....................................................... 53

3.2.3.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 54

3.2.4.

Các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích................................................. 55

3.3.

Khung phân tích của đề tài................................................................................... 55

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 57

4.1.

Những quy định mang tính pháp lý trong quản lý vốn đầu tư XDCB
57

4.1.1.

Những quy định của Nhà nước.......................................................................... 57

4.1.2.

Quy định của tỉnh Thái Nguyên.......................................................................... 57

4.1.3.

Quy định của Ban QLDA KCN Thái Nguyên................................................ 58

4.2.

Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xdcb của KCN điềm thụy tại ban

QLDA KCN Thái Nguyên........................................................................................ 59
4.2.1.

Công tác lập kế hoạch, huy động nguồn vốn đầu tư XDCB...............59

4.2.2.

Quản lý tổ chức thực hiện thi cơng cơng trình......................................... 61


4.2.3.

Quản lý thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư XDCB................................... 75

4.2.4.

Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán VĐT XDCB.................................................... 86

4.3.

Đánh giá thực trạng quản lý vốn đẩu tư xdcb tại ban QLDA KCN Thái

Nguyên............................................................................................................................. 89
4.3.1.

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
89

4.3.2.

Những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.................. 90

4.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xdcb của kcn

điềm thụy tại ban qlda kcn Thái Nguyên...................................................... 91
4.4.1.

Cơ chế, chính sách về quản lý VĐT XDCB của Trung ương và địa phương 91


4.4.2.

Năng lực, trình độ cán bộ quản lý vốn........................................................... 92


iv


4.4.3.

Năng lực của tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC, lập dự tốn .................92

4.4.4.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn......................................................... 92

4.5.

Giải pháp quản lý vơn đầu tư XDCB tại ban QLDA KCN Thái Nguyên
94

4.5.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp....................................................................................... 94

4.5.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư


XDCB................................................................................................................................ 97
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 103
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị...................................................................................................................... 104

5.2.1.

Đối với Trung ương................................................................................................ 104

5.2.2.

Đối với tỉnh Thái Nguyên..................................................................................... 104

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 106

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ Viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BC KTKT


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

BVTC

Bản vẽ thi cơng

CT

Cơng trình

DT

Dự tốn

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH

Kế hoạch

KLHT

Khối lượng hoàn thành

KTXH

Kinh tế xã hội



Quyết định

QLCL

Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

QLNN


Quản lý Nhà nước

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Dự án mà Ban QLDA đã và đang thực hiện trong KCN Điềm Thụy
44

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra.................................................................................... 54
Bảng 4.1. Nguồn vốn đã huy động được của KCN Điềm Thụy......................60
Bảng 4.2. Các đơn vị trúng thầu thực hiện cơng trình trong KCN Điềm Thụy
62


Bảng 4.3. Cơng trình KCN Điềm Thụy có điều chỉnh, bổ sung dự tốn....67
Bảng 4.4. Kết quả cơng tác giải phóng mặt bằng KCN Điềm Thụy đạt được là68
Bảng 4.5. Tạm ứng cho các nhà thầu thi công trong KCN Điềm Thụy.......72
Bảng 4.6. Các cơng trình nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng trong KCN
Điềm Thụy.............................................................................................................. 74
Bảng 4.7. Kết quả thanh tốn vốn các cơng trình tại KCN Điềm Thụy trong
giai đoạn 2013 - 2016....................................................................................... 75
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả thanh tốn vốn các cơng trình tại KCN Điềm Thụy
80

Bảng 4.9. Điều tra về thời gian tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB....81
Bảng 4.10. Tổng hợp quyết toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư XDCB của
KCN Điềm Thụy trong giai đoạn 2013 – 2016..................................... 83
Bảng 4.11. Kết quả các cơng trình trong KCN Điềm Thụy thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán nhà nước từ năm 2013 – 2016............................................. 87


vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB......................................................... 12
Sơ đồ 2.2. Lựa chọn nhà thầu trong xây dựng......................................................... 17
Sơ đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Điềm Thụy .............................. 45
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy của Ban QLDA KCN Thái Nguyên......................... 48
Sơ đồ 3.3. Khung phân tích của đề tài........................................................................... 56

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Xn Cầu
Tên Luận văn: Quản lý vốn đầu tư XDCB của KCN Điềm Thụy tại Ban
quản lý các dự án đầu tư xây dựng KCN Thái Nguyên
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB;
- Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản của khu công nghiệp Điềm Thụy tại Ban QLDA KCN Thái
Nguyên trong những năm qua;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn

đầu tư XDCB tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống;
- Tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

b. Phương pháp thu thập tài liệu/ Thơng tin
c. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả ;
- Phương pháp thống kê so sánh.


Kết quả chính và kết luận
a. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của KCN Điềm Thụy
tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên
1. Công tác lập kế hoạch, huy động nguồn vốn đầu tư XDCB
2. Quản lý tổ chức thực hiện thi cơng cơng trình
3. Quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB
4. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB

b. Những giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn
đầu tư XDCB tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên.
1. Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch, huy động vốn đầu tư XDCB

ix


2. Tăng cường kiểm sốt cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư XDCB
3. Tăng cường cơng tác Kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn
4. Tăng cường cơng tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu
5. Thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng
6. Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí đầu tư dự án, tránh lãng phí thất thốt
7. u cầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng
8. Có chính sách hợp lý trong tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý vốn đầu tư XDCB.

x


THESIS ABSTRACT


Master candidate: Ngo Xuan Cau
Thesis title: Management basic construction investment of Diem Thuy industrial
zone at construction investment projects management Thai Nguyen industrial zone.

Major: Business administration

Code: 60.34.01.02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
(VNUA) Research Objectives
- To systematize of theoretical and practical basis about

management basic construction investment;
- To reflects and evaluates the reality management mission basic

construction investment of Diem Thuy industrial zone at construction
investment projects management Thai Nguyen industrial zone over the years;
- Propose major solutions to improve the management mission basic
construction investment of Diem Thuy industrial zone at construction investment
projects management Thai Nguyen industrial zone in the coming years.

Materials and Methods
a. Research approach method
- Approach to the system;
- Approach the research problem.

b. Data collection / information method
c. Analytical methods
- Descriptive statistics method;
- Comparative statistical method.


Main findings and conclusions
a. The reality management mission basic construction investment of
Diem Thuy industrial zone at construction investment projects
management Thai Nguyen industrial zone:
1. Planning, mobilize basic construction investment
2. Managing the organization of construction execution
3. Payment management, settlement basic construction investment

xi


4. Inspection, inspection and audit basic construction investment
b. Major solutions to perfect management mission basic construction investment
at construction investment projects management Thai Nguyen industrial zone:

1. Complete planning, mobilize basic construction investment
2. Enhance control over advance and payment basic construction investment
3. Enhance the inspection, inspection and audit work
4. Enhance the bidding for contractor selection
5. Perform the work of compensation and site clearance well.
6. Improve management efficiency of project investment costs, avoid wastefulness

loss
7. Require to speed up the construction progress
8. Have a reasonable policy in recruit training to improve the quality

of staff who manage capital construction investment.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở mỗi Quốc gia, để đánh giá được mức độ phát triển kinh tế-xã hội

của đất nước nói chung, một trong những lĩnh vực được thể hiện và có
vai trị quyết định tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội đồng thời
cũng là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự hợp tác, liên kết và khai thác thế
mạnh của từng lĩnh vực đó là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).
Có thể khẳng định rằng đầu tư XDCB là hoạt động quan trọng tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ
bản để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản là một hoạt động đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất
là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế
cịn chưa hồn chỉnh thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Thái
Nguyên đã luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, từ TW đến địa
phương trên tất cả các mặt, các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB). Số vốn đầu tư vào khu cơng nghiệp cho mỗi năm từ 400-500 tỷ đồng trong
đó phần lớn là Ngân sách nhà nước. Nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử
dụng đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn
đầu tư XDCB vào khu công nghiệp thời gian qua vẫn cịn những tồn tại, tình trạng
thất thốt, lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB vẫn thường xuyên xảy ra. Các
nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB vào khu cơng nghiệp
tỉnh cịn tồn tại là: việc quy hoạch, lập kế hoạch, bố trí vốn đầu tư XDCB cịn phân
tán, dàn trải...Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là rất lớn, thời gian đầu
tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư XDCB của Nhà nước. Vậy vấn đề
đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm quản lý có hiệu

quả vốn đầu tư XDCB vào khu công nghiệp tỉnh (nhất là đối với các dự án, khu công
nghiệp trọng điểm), góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập để sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn XDCB nói chung và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho
XDCB nói riêng.

Để thực hiện được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

1


của tỉnh Thái Nguyên, đòi hỏi phải tạo ra những bước đột phá quan trọng
trong chính sách phát triển cơng nghiệp. Việc hình thành khu cơng nghiệp
Điềm Thụy sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước,
góp phần thực hiện chiến lược phát triển cơng nghiệp trong tỉnh, thúc đẩy
các ngành kinh tế công - nơng nghiệp, dịch vụ, tạo ra khả năng khai thác
có hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực của địa phương.
Với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện phát triển công nghiệp trong các lĩnh vực
lắp ráp điện, điện tử, cơ khí, cơ khí chính xác, chế biến hàng tiêu dùng. Hàng xuất
khẩu, công nghiệp nhẹ (dệt may, da giầy…), vật liệu xây dựng…. Việc phát

triển Khu công nghiệp sẽ kéo theo sự phát triển các khu đô thị, thực
hiện chiến lược đơ thị hố, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
Việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là
nhu cầu bức thiết, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Đây chính là bước đột phá quan trọng
nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Thái
Nguyên, góp phần thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh, thúc
đẩy các ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ và du lịch, tạo ra khả năng khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên và nhân lực của địa phương.
Trước nhu cầu thực tế và định hướng phát triển trong lĩnh vực đầu tư phát

triển công nghiệp của tỉnh và địa phương, việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
khu công nghiệp Điềm Thụy là cần thiết và cấp bách, tạo tiền đề phát triển kinh
tế xã hội, phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.
Khu công nghiệp Điềm Thụy là khu công nghiệp tập trung của tỉnh Thái
Nguyên nằm trên địa bàn huyện Phổ Yên và Phú Bình, cách thành phố Thái
Nguyên về phía Nam 20km, cách thủ đơ Hà Nội 65km về phía Bắc. Khu cơng
nghiệp Điềm Thụy có tổng diện tích được quy hoạch là 350ha, trong đó phần cịn
lại có diện tích 180ha đang được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đang trong
quá trình thu hút các nhà đầu tư. Hiện tại, Khu cơng nghiệp Điềm Thụy phần diện
tích 180ha đã thu hút được trên 30 doanh nghiệp FDI vào đầu tư, trong đó có
nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều doanh
nghiệp khác đang trong q trình thi cơng xây dựng nhà xưởng chuẩn bị đi vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cơ sở hạ tầng
khu công nghiệp chưa hồn thiện, vì thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2


Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp Điềm Thụy tại Ban
quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên ”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của khu công nghiệp Điềm Thụy trong những năm qua, đề xuất
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho
Ban QLDA KCN Thái Nguyên trong những năm tới sao cho hiệu quả hơn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB;
- Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản của khu công nghiệp Điềm Thụy tại Ban QLDA
KCN Thái Nguyên trong những năm qua;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn

đầu tư XDCB tại Ban QLDA KCN Thái Nguyên trong những năm tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản của khu công nghiệp Điềm Thụy tại Ban quản lý
các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nội dung
Một là. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB.

Hai là. Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn của KCN Điềm Thụy,
phản ánh, đánh giá thực trạng này.
Ba là. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý
vốn đầu tư XDCB của KCN Điềm Thụy tại Ban quản lý các dự án đầu
tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu ở KCN Điềm Thụy huyện Phú Bình tỉnh Thái

3


Nguyên. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào khu công nghiệp Điềm Thụy do Ban quản
lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thái Nguyên làm chủ đầu tư.


1.4.3. Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng thông tin, số liệu liên quan từ năm 2014 đến năm
2016. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 06 năm 2016 - 2017.

4


PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QL VỐN ĐẦU TƯ XDCB
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về XDCB
Xây dựng cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát,
thiết kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động xây dựng
cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực sản xuất phục vụ nhất định.

Xây dựng cơ bản là quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc lĩnh vực sản xuất
vật chất cũng như phí vật chất bằng các hình thức xây dựng mới,
xây dựng lại, khôi phục và mở rộng chúng (Bùi Mạnh Hùng, 2004).
2.1.1.2. Khái niệm đầu tư XDCB
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành
xây dựng mới tài sản cố định, bao gồm các hoạt động đầu tư vào lĩnh
vực xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng, thi công xây
lắp công trình, sản xuất và cung ứng thiết bị vật tư xây dựng) nhằm
thực hiện xây dựng các cơng trình (Phạm Quỳnh Trang, 2003).
Đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn vào các hoạt động kinh tế xã hội để đạt mục
đích (mục tiêu) thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai.


Trong đầu tư XDCB việc bỏ vốn được xác định rõ và giới hạn trong phạm
vi tạo ra những sản phẩm cơng trình xây dựng. Đó là cơ sở vật chất

kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao
thông vận tải, hồ đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện,…
Trong hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố:
Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khác với đối tượng lao
động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…) các tư liệu lao
động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) là những
phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động, biến đổi nó thành mục đích của mình. Xét về mặt tổng thể thì khơng
một hoạt động đầu tư nào mà khơng cần phải có các TSCĐ, nó bao gồm toàn
bộ cơ sở kỹ thuật đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước và có thể được
điều chỉnh cho phù hợp với giá cả từng thời kỳ.

5


Xây dựng cơ bản chỉ là một khâu trong hoạt động đầu tư XDCB. XDCB là
các hoạt động cụ thể để tạo ra TSCĐ (như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp
đặt….). Kết quả của hoạt động XDCB là các TSCĐ, có một năng lực sản xuất và

phục vụ nhất định. Như vậy, XDCB là một quá trình đổi mới và tái
sản xuất mở rộng có kế hoạch về các TSCĐ của nền kinh tế quốc
dân trong các ngành sản xuất vật chất cũng như khơng sản xuất vật
chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho một quốc gia.
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình xây dựng
theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các TSCĐ và
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Đầu tư XDCB là một hoạt động kinh tế.


Quá trình xây dựng cơ bản là quá trình hoạt động để chuyển vốn
đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư.

2.1.1.3. Khái niệm về quản lý và quản lý vốn đầu tư
XDCB a, Khái niệm về quản lý
Theo Bách khoa tồn thư thì quản lý là chức năng và hoạt động của hệ
thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xã hội), bảo
đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo
đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó.
Quản lý theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra . Quản lý là một hoạt động có tính
chất phổ biến mọi nơi mọi lúc trong lĩnh vực, mọi cấp độ và liên quan đến mọi
người. Đó là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự
phân cơng và hợp tác làm một công việc để đạt được mục tiêu chung.
Theo nghĩa rộng: Quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Quản lý
là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người
khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả

Như vậy quản lý là sự áp dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
để điều khiển nguồn lực thực hiện các tiến trình để giải quyết vấn
đề (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang (2007).
b, Khái niệm về quản lý vốn đầu tư XDCB
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là quản lý phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an

6


ninh, an tồn xã hội và an tồn mơi trường, phù hợp với các quy
định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan

(Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang, 2007).
Như vậy, với những khái niệm đã làm rõ ở trên chúng ta có thể hiểu
việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chức năng và hoạt động của
hệ thống tổ chức nhằm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản một cách có
hiệu quả đảm bảo việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế phát triển.

2.1.2. Vai trò và nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB
2.1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, là
động lực để phát triển kinh tế, là chìa khố của sự tăng trưởng. Nếu
khơng có vốn đầu tư thì khơng có phát triển.
+ Vốn đầu tư XDCB là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực

tiếp tác động đến quá trình phát triển KT - XH, điều tiết vĩ mô, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như hạ tầng KT - XH, an ninh - quốc
phòng…mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không đầu tư;
các dự án đầu tư được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất đảm bảo cho
nền KT - XH phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn trên góc độ tồn bộ nền kinh tế của đất nước, đầu tư vừa tác động đến
tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. Về cầu, đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cầu. Đầu tư có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công
nghệ của đất nước. Đầu tư cịn có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, nếu muốn tốc độ phát
triển kinh tế tăng cao (9 - 10%) thì phải tăng cường vốn đầu tư nhằm tạo ra sự phát
triển ở khu cơng nghiệp và dịch vụ. Ngồi ra đầu tư cịn có tác động giải quyết
những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, xố đói giảm nghèo, phát
huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị… của những vùng có khả
năng phát triển nhanh để làm đầu tàu cho vùng khác. Đầu tư tác động đến tốc độ

tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy,
muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư ít nhất phải đạt từ 15 20% so với GDP tuỳ thuộc vào mỗi nước.

7


+ Vốn đầu tư XDCB có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế bởi vì nó
tạo ra các TSCĐ. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để sản xuất ra của cải vật chất,
đặc biệt là tạo cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội. Tất cả các ngành kinh
tế chỉ tăng nhanh khi có vốn đầu tư XDCB, đổi mới cơng nghệ, xây dựng mới để
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.Vốn đầu tư XDCB nhằm xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đầu tư XDCB sẽ tạo điều
kiện để phát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp. Đầu
tư XDCB sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất của giáo
dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, phát triển y tế, văn hố và các mặt xã hội
khác. Đầu tư XDCB góp phần thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo, tạo việc làm,
phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống ở các địa phương nghèo, vùng sâu
và vùng xa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo
ra những tác động tích cực cho vùng nghèo, người nghèo, hộ nghèo khai thác các
tiềm năng của vùng để vươn lên phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo. Từ đó đảm
bảo tỷ lệ cân đối vùng miền, ngành nghề, khu vực và phân bổ hợp lý sức sản xuất,
tận dụng lợi thế vùng.

+ Đầu tư XDCB của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN với xuất phát điểm thấp như nước ta hiện nay có một vai trị hết sức quan
trọng, bởi vì vốn dành cho đầu tư XDCB của Nhà nước chiếm một tỷ lệ lớn trong
tổng vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội. Đầu tư XDCB của Nhà nước góp phần
khắc phục những thất bại của thị trường, tạo cân bằng trong cơ cấu đầu tư, giải

quyết các vấn đề xã hội. Mặt khác đầu tư XDCB của Nhà nước được tập trung
vào những cơng trình quan trọng, sử dụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác động
mạnh đến đời sống KT - XH. Bên cạnh đó cũng cần phải thấy rằng đầu tư XDCB
của Nhà nước nếu không được quản lý một cách hợp lý sẽ gây ra thất thốt,
lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu tư XDCB từ các nguồn vốn khác.
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Nó quyết định quy mơ và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói chung
và sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay nói riêng.

2.1.2.2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư XDCB
Theo nguyên tắc, nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được nhà nước quản

8


lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi đầu tư. Do vậy nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được quản lý chặt chẽ.
1. Quản lý có kế hoạch: Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp kế hoạch vốn đầu của
tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh tế để dự báo, hướng dẫn các ngành,
lĩnh vực cần tập trung đầu tư; những cơ chế áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế
hoạch đầu tư phải xác định cụ thể danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các
dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng. Với các cơng
trình, dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển
do Quốc hội quyết định: Thủ tướng Chính phủ duyệt mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư
để bố trí kế hoạch cho các bộ, địa phương thực hiện.
Nhà nước quản lý chặt chẽ vốn đầu tư nhà nước trên cơ sở tính tốn tổng
mức thu, mức chi ngân sách xác định chi vào mục đích đầu tư xây dựng cơ bản.
Khối lượng vốn đầu tư thuộc nhà nước gồm: vốn trong nước, vốn nước ngoài,
được phân bổ cho các bộ, ngành theo mục tiêu cụ thể. Nguồn vốn này thuộc nguồn

vốn nhà nước được nhà nước trực tiếp chi phối theo kế hoạch vì vậy có khả năng
theo dõi, nắm bắt được từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện qua các bộ,
ngành, qua hệ thống ngành dọc thống kê, qua hệ thống cấp phát tài chính.

Do những khó khăn và phức tạp trong quản lý, sử dụng, nên việc
quản lý vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
2. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB: Phải tiết kiệm và có hiệu

quả bởi nguồn lực thì hữu hạn mà nhu cầu thì rất lớn. Trong điều
kiện Ngân sách cũng như mức độ tích luỹ của nền kinh tế cịn thấp
thì mỗi đồng vốn bỏ ra càng phải thực sự hiệu quả.
3. Quản lý công khai minh bạch: Nguồn vốn đầu tư XDCB là tài sản

của dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Do vậy, người dân có
quyền được biết Nhà nước đã chi tiêu thế nào để thuận lợi cho việc theo
dõi, giám sát. Công khai minh bạch ở đây là công khai việc phân bổ vốn
đầu tư hàng năm cho các dự án đầu tư; công khai về tổng mức đầu tư,
tổng dự toán được duyệt, kết quả lựa chọn nhà thầu, số liệu quyết toán,...
4. Đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất dân chủ: Vốn đầu tư XDCB
cần có sự tập trung ưu tiên cho các cơng trình trọng tâm, trọng điểm Quốc gia.
Theo nguyên tắc này, Nhà nước cần có thứ tự ưu tiên cho các dự án. Việc sắp

9


xếp thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào điều kiện cũng như mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ.
5. Đảm bảo phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và chức

năng sản xuất kinh doanh: Phân cấp quản lý về đầu tư xây dựng phù hợp

với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư. Phân định rõ trách nhiệm
và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, của chủ đầu tư, của tổ chức
tư vấn và nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

2.1.3. Phân cấp quản lý vốn đầu tư
XDCB Cấp Trung ương
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng
Quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án
nhóm A, B, C. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được ủy quyền hoặc
phân cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới.

Bộ Kế hoạch đầu tư đóng vai trị chủ trì trong lập kế hoạch đầu tư và
phân bổ vốn. Bộ Tài chính có trách nhiệm tham gia phối hợp và kiểm soát
thanh toán. Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước về đơn giá, định
mức, chi phí đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng cơng trình. Các cơ quan
Nhà nước khác như Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành khác có liên
quan có trách nhiệm thực hiện quản lý theo chức năng, quyền hạn, nhiệm
vụ được Chính phủ giao theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng gắn với
trách nhiệm của nguời quyết định đầu tư đối với một dự án đầu tư.

Cấp tỉnh
Căn cứ vào trình độ, năng lực quản lý và khối lượng vốn đầu
tư, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) quyết định phân
cấp chi đầu tư XDCB cho cấp dưới.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B,
C trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau
khi thông qua HĐND cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định
đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp. Tùy

theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy
định cụ thể cho UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định các dự án có
sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên theo tổng mức đầu tư.

10


×