Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện yên châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.55 KB, 160 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN VĂN HỒNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Sơn La, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Văn Hoàng

i




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga – Trưởng bộ mơn Phân tích định lượng –
người giáo viên đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí trong thường trực UBND huyện Yên
Châu, các cán bộ nhân viên, chun viên cơng tác tại các phịng ban chun mơn của
huyện như Chi cục Thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Mơi trường, phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn, kho lưu trữ...; cán bộ địa chính và hộ nơng dân các xã
Phiêng Khồi, xã Lóng Phiêng, xã Chiềng Pằn, xã Sặp Vạt đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi
hồn thành luận văn./.
Sơn La, ngày 8 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Văn Hoàng

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục hình.................................................................................................................ix
Danh mục biểu đồ............................................................................................................ix
Danh mục hộp..................................................................................................................ix
Danh mục sơ đồ................................................................................................................ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn......................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận........................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm................................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp..............................................10

2.1.3.


Yêu cầu của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp...........................................12

2.1.4.

Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp................................................13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp........22

2.2.

Cơ sở thực tiễn...................................................................................................25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới..............................25

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các địa phương trong
nước 35

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng trong nghiên cứu quản lý nhà nước về

đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 49

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................51
3.1.

Đặc điểm địa bàn............................................................................................... 51

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 51

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................. 54

3.2.

Phương pháp nghiên cứu...................................................................................58

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu............................................................... 58

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.............................................................60

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................60


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................62
4.1.

Biến động đất nông nghiệp và tình hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp

62

4.1.1.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Yên Châu................................. 62

4.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Yên Châu....66

4.2.

Thực trạng quản lý nhà nươc về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên
Châu 68

4.2.1.

Ban hành văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện pháp luật về đất nông
nghiệp 68

4.2.2.

Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính............................................................... 70


4.2.3.

Cơng tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp......................71

4.2.4.

Cơng tác giao đất, thu thồi, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp...........79

4.2.5.

Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp 86

4.2.5.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp 92

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 100

iv


4.4.


Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Yên Châu

4.5.

110

Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp 113

4.5.1.

Quan điểm và định hướng quản lý đất nông nghiệp của địa phương..............113

4.5.2.

Cơ sở xây dựng các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp

4.5.3.

114

Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu 116

Phần 5. Kết luận và kiên nghị........................................................................................124
5.1.


Kết luận............................................................................................................124

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 126

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 127
Phụ lục...........................................................................................................................130

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS
BQ
BVTV
CC
CN
CHDCND
ĐSXNN
ĐVT
GCN
GCNQSDĐ

Bất động sản
Bình qn

Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Cơng nghiệp
Cộng hịa dân chủ nhân dân
Đất sản xuất nơng nghiệp
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB
HĐND
HSĐC
KH
KHSDĐ
KPH
KT - XH
NLN
NN

QHSD
QLNN
QSH
TM - DV
TN&MT
TP
TT
TX
THCS
UBND
XHCN


Giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân
Hồ sơ địa chính
Kế hoạch
Kế hoạch sử dụng đất
Không phù hợp
Kinh tế xã hội
Nông lâm nghiệp
Nông nghiệp
Quyết định
Quy hoạch sử dụng
Quản lý nhà nước
Quyền sở hữu
Thương mại - dịch vụ
Tài nguyên và môi trường
Thành phố
Thị trấn
Thị xã
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình phát triể


Bảng 3.2.

Số phiếu điều tra

Bảng 4.1. Diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu giai đoạn 2015 –
2017 ............................................................................................................. 62
Bảng 4.2. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện giai

đoạn 2015 – 2017
Bảng 4.3.

Biến động đất nôn

Bảng 4.4.

Công tác phổ biến

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện
Yên Châu (2015 – 2017) .............................................................................
Bảng 4.6. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Yên Châu đến năm 2020 ......................
Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông

nghiệp trên địa bà
Bảng 4.8.

Đánh giá của cán

địa bàn huyện Yên
Bảng 4.9.


Kết quả giao đất n

Bảng 4.10. Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp huyện n Châu (2014
– 2017) ......................................................................................................... 81
Bảng 4.11. Đánh giá của người dân một số vấn đề tồn tại xung quanh công tác giao đất
và cho thuê đất .............................................................................................
Bảng 4.12. Đánh giá của người dân nguyên nhân các vi phạm về đất đai thường xẩy ra85
Bảng 4.13. Kết quả đăng kí quyển sử đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến
2017 .............................................................................................................
Bảng 4.14. Kết quả biến động về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2017 .............................................................................................................
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ địa phương về nguyên nhân tồn đọng trong việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp .......................................
Bảng 4.16. Khó khăn của người dân khi đăng kí quyền sử dụng đất ............................
Bảng 4.17. Kết quả thanh kiểm tra về quản lý đất nông nghiệp huyện Yên Châu giai
đoạn 2008 - 2017 .........................................................................................

vii


Bảng 4.18. Kết quả xử lý các vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Châu
giai đoạn 2008 - 2017.................................................................................. 95
Bảng 4.19. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo về đất nông nghiệp...............97
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ chuyên môn nguyên nhân các khiếu nại tố cáo của các
hộ bị thu hồi đất nông nghiệp...................................................................... 98
Bảng 4.21. Đánh giá của người dân về nguyên nhân các vi phạm về đất nông nghiệp 99
Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của chính sách tới cơng tác
quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp hiện nay..........................................100
Bảng 4.23. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp huyện Yên Châu

đến năm 2017.............................................................................................103
Bảng 4.24. Hiện trạng và nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý đất nông
nghiệp của huyện Yên Châu...................................................................... 105
Bảng 4.25. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên tới công tác quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu.........................................................106
Bảng 4.26. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra............................................................ 108
Bảng 4.27. Đánh giá của cán bộ về sự phối hợp giữa các ban ngành trong thực hiện
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện..........................109
Bảng 4.28. Phân tích SWOT......................................................................................... 115

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện n Châu, tỉnh Sơn La .................................. 51

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Tác động của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến sinh kế
và thu nhập của người dân


91

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Nội dung quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của chính quyền huyện 14

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp ở huyện Yên Châu.........67

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Văn Hồng
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh
Sơn La
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cở sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Với sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
Yên Châu thời gian qua đã tạo áp lực đối với vấn đề quản lý đất nông nghiệp của huyện.
Thực tế, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Yên Châu đang đối
mặt với những vấn đề phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng của một huyện miền núi.
Nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu,
tỉnh Sơn La” sẽ mang lại những bài học cả về lý thuyết và thực tiễn cho các huyện trong

tỉnh nói riêng và các huyện miền núi phía Tây Bắc Bộ nói chung.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp của huyện Yên
Châu trong thời gian qua, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở
đánh giá, phân tích đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý đất nông
nghiệp trên địa bàn.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện huyện Yên Châu tập trung vào 6 nội dung quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp thuộc thẩm quyền cấp huyện, trên cơ sở 15 nội dung về quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp ở các cấp quản lý theo quy định của Luật đất đai.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian qua; tác giả đã chỉ ra những những kết quả đã đạt
được bao gồm: Thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Về công
tác ban hành và triển khai luật pháp về đất đai, nghiên cứu cũng cho thấy huyện đã xây
dựng được bộ máy quản lý đến cấp cơ sở, triển khai phổ biến thực hiện pháp luật về đất
đai theo đúng quy định của nhà nước. Đã thực hiện tốt chính sách quản lý đất đai đến
từng xã, tuy nhiên một số chính sách cịn chưa phù hợp, bộ máy quản lý chưa phù hợp
chất lượng đội ngũ công chức còn hạn chế và sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà
nước chưa tốt là những vấn đề tồn tại.
Đối với cơng tác đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khó khăn
lớn nhất hiện nay của huyện là thời gian xử lý công việc còn kéo dài, và chưa quản lý
được các biến động về đất nơng nghiệp khiến cho việc đăng kí và cấp giấy gặp nhiều
chậm trễ. Đối với công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nhìn chung huyện đã

x


thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra của quy hoạch năm trước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số hạn chế trong công tác dự báo, chậm triển khai rà soát, ý thức chấp hành pháp luật
chưa cao là những hạn chế đối với công tác này. Về thanh kiểm tra các vi phạm đất nông
nghiệp, số lượng các vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng do tác động từ nhiều nguyên

nhân trong đó phát triển kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, huyện đã xác định được chính
xác các vi phạm và hình thức vi phạm trên tồn địa bàn. Tuy nhiên khâu xử lý vi phạm
cịn gặp nhiều khó khăn khiến cho số lượng vi phạm đã được xử lý chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
Thậm chí nhiều vi phạm diễn ra cách đây nhiều năm vẫn chưa được xử lý xong.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La nghiên cưu cũng đã chỉ ra và phân tích được một số yếu
tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, đó là hệ thống văn bản
chính sách pháp luật của Nhà nước, nguồn lực con người và kỹ thuật, các yếu tố tự nhiên,
hiểu biết và ý thức của người dân và các tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, sự phối hợp của
các ban ngành trong thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Yên Châu trong thời gian tới, đồng thời giải quyết có hiệu quả những vấn đề còn tồn tại
trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện, nghiên cứu đề xuất một số nhóm
giải pháp: Hồn thiện cơng cụ và phương pháp quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện; Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp; Hồn thiện tổ chức
thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Van Hoang
Thesis title: State management on agricultural land in Yen Chau district, Son La province

Filed: Agricultural Economics

Code : 8620115

Education Organization : Vietnam National University of Agriculture

Socio-economic development and economic structure changes in Yen Chau
district in the past has created pressure on the management of agricultural land in the
district. In reality, state management of agricultural land in Yen Chau faces complexities
that characterized by mountainous area. The study on "State management on
agricultural land in Yen Chau district, Son La province» is expected to provide
lessons in terms of both theoretical and practical aspects for mountainous districts
specifically and the North West as general. The objectives are to evaluate the current
situation of state management of agricultural land in Yen Chau district, achievements
and problems remained. Key recommendations are proposed accordingly to strengthen
the state management of agricultural land in Yen Chau district. Six main areas (out of 15
areas) in state management of agricultural land content are focused in this study, which
are decentralized to district government.
The results show that main achievements in state management of agricultural
land in Yen Chau district, Son La province are (i) strict compliance with approved land
use plan, (ii) on the issuance of the guiding documents and implementation of Land
Law: management body is organized from both district and communal levels. Land
management policy is well implemented at communal level. However, still some
inappropriate contents in land policy are found, also some problems in the structure of
land management agency, limited quality of staffs, and coordination among line
agencies in managing agricultural land.
In the registration and issuance of land –use certificate, the most difficult
problem in Yen Chau district is long-time of processing documents, mostly caused by
untimely management of changes in agricultural land use over time. In land use master
planning and plan, all criteria are generally achieved as compared to the previous year,
but some problems still found in forecasting tasks, untimely implementation and review,
limited motivation of stakeholders in complying with the Law. The inspection in
agricultural land use has shown that number of cases of violating seems increase over
time, which mostly resulted from the expansion of economic activities, and all of them
are identified well in the district. However, the sanctions of violation still face


xii


difficulties, resulting in small percentage of violation cases sanctioned. Some cases
prolong for years, not yet resolved.
The analysis of factors affecting the state management of agricultural land in Yen
Chau district, Son La province shows that there are both external and internal factors
affecting the performance: land policies, land Law, human resources, natural conditions,
knowledge, perception and attitude of land user (farmers, and institutions), the coordination
among line agencies in agricultural land management. In order to strengthen the state
management of agricultural land in Yen Chau district, Son La province, as well as solve
problems remained in state management of agricultural land, key recommendations are
proposed, including the revision and improvement of instruments and methods in managing
agricultural land, contents of state management on agricultural land, and implementation of
state management of agricultural land in the district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai tồn tại từ xa xưa, từ trước khi xuất hiện loài người, qua nhiều thiên
niên kỷ, con người sống và tồn tại vĩnh hằng cùng đất đai, đất đai gắn bó với con
người một cách chặt chẽ cả về mặt vật chất và tinh thần. Đất là nguồn tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phịng.
Trong nơng nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản
xuất nông nghiệp, là đối tượng lao động độc đáo, đồng thời cũng là môi trường
sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là một nhân tố quan trọng của môi trường

sống và trong nhiều trường hợp lại chi phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố
khác của mơi trường. Vì vậy, chiến lược sử dụng đất hợp lý là một phần của
chiến lược nông nghiệp sinh thái bền vững của tất cả các nước trên thế giới cũng
như của nước ta hiện nay.
Trong mỗi thời kỳ phát triển, các tư liệu sản xuất đóng góp những vai trị
khơng thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Tư liệu sản xuất có tốt thì việc phát triển
đất nước mới đảm bảo bền vững và có mức tăng trưởng cao. Đặc biệt đối với Việt
Nam, việc lựa chọn xây dựng mơ hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thì các tư liệu sản xuất càng có vị trí quan trọng và đặc thù hơn
nữa. Trong đó, đất nơng nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 được
sửa đổi bổ sung năm 2013, quy định cụ thể đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền quyết
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định hạn mức giao đất nông nghiệp,
hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở và hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; quy định thời hạn sử dụng; trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất thơng qua các hình thức giao đất, cho thuê đất và
công nhận quyền sử dụng đất; quyết định thu hồi đất để sử dụng vào các mục
đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng. Đồng thời, Nhà nước cũng là chủ thể trong việc quyết định trưng dụng đất
trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phịng, an ninh hoặc
trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai…

1


Không giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, đất nông
nghiệp được xem là tư liệu sản xuất quan trọng có tính sở hữu tồn dân, do nhà
nước đại diện thực hiện quyền sở hữu vì vậy, quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp hiện nay là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng và nhạy cảm

trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong nhiều năm qua, mặc dù chính sách,
pháp luật đất đai đã có nhiều đổi mới và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế,
ổn định xã hội của đất nước. Tuy vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói
chung và đất nơng nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém như:
Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch
chuyên ngành. Tính kết nối liên vùng, liên tỉnh và quản lý quy hoạch còn yếu.
Các quy định pháp luật về đất đai vẫn còn một số nội dung chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại
diện chủ sở hữu đất đai chưa được làm rõ. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất cũng chưa rõ và còn nhiều vướng mắc.
Thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất cịn bộc lộ những
yếu kém, khơng ổn định, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” thường
phổ biến. Tình trạng đầu cơ đất đai còn xảy ra, đẩy giá đất tăng cao đã có tác
động khơng nhỏ đến ổn định kinh tế vĩ mô. Hiện nay, nhu cầu nhà ở của các
trường hợp chính sách xã hội, cán bộ cơng chức, người có thu nhập thấp cịn
chưa được đáp ứng đầy đủ. Những yếu kém trong quản lý nhà nước về đất nông
nghiệp khiến cho nhiều đối tượng trong xã hội không được hưởng lợi, đồng thời
tạo ra những tiêu cực khơng đáng có.
Bên cạnh đó, cơng tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, chưa giải quyết hài hịa lợi ích của người có
đất bị thu hồi. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về
đất nơng nghiệp cịn diễn biến phức tạp, phải giải quyết qua nhiều cấp, kéo dài.
Nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành.
Nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng
phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và nâng cao khả năng quản lý của nhà nước
về đất nông nghiệp hiện nay là một yêu cầu hết sức bức thiết, nhằm giải quyết
những vấn đề khúc mắc của xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, tổ
chức, khắc phục tình trạng khiếu nai, khiếu kiện kéo dài, phát huy đầy đủ được
nguồn lực đất đai, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước.


2


Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển chung và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua của huyện Yên Châu
cho thấy áp lực đối với đất nông nghiệp của huyện ngày càng gia tăng. Thực tế
trong những năm vừa qua quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Yên
Châu đang đối mặt với những vấn đề phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng của
huyện miền núi mà nhiều huyện có điều kiện vị trí địa lý tương đồng thường gặp
phải. Do vậy, nếu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Yên Châu được
nghiên cứu, giải quyết tốt sẽ mang lại những bài học cả về lý thuyết và thực tiễn
cho các huyện trong tỉnh và các huyện thuộc phía Tây Bắc bộ tham khảo và học
tập. Do đó lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp của huyện Yên Châu trong
thời gian qua, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đánh
giá, phân tích đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường công tác quản lý đất
nông nghiệp trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp ở cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La;
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai trên


địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La;
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp hiện nay.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn

huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
- Đối tượng khảo sát: Các hộ dân bình thường, các hộ dân bị thu hồi đất,

các cán bộ cấp huyện, xã có liên quan tới công tác quản lý nhà nước về đất đai.

3


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước về

đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Với 15 nội dung
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại các cấp quản lý theo quy định của luật
đất đai, trong phạm vi nghiên cứu cấp huyện, nghiên cứu nhóm lại thành 6 nội
dung cơng việc phù hợp với thẩm quyền của cấp huyện.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh

Sơn La.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2015 đến 2017. Thời

gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Nghiên cứu luận giải và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý nhà nước về đất nông nghiệp thuộc thẩm quyền cấp huyện, làm rõ 6 nội
dung chính (trên cơ sở 15 nội dung về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các
cấp quản lý theo quy định của Luật đất đai) trong nghiên cứu quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp ở cấp huyện.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp trên địa
bàn huyện n Châu, phân tích những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp của
huyện thời gian qua. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác quản lý
nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu trong thời gian tới, trong đó tập trung
vào các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, khắc phục những
khó khăn làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác tác quản lý nhà nước
về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Châu.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống
đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trước khi có
Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực
hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao
động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. “Bất kỳ lao động
xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành trên quy mơ tương
đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt

động cá nhân và thực hiện những chức năng chung… Một nhạc công tự điều
khiển minh nhưng một dàn nhạc cần phải có nhạc trưởng”. Theo cách hiểu này
thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một
mục đích của người quản lý (ng Chu Lưu, 2005).
Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý, có quan niệm cho
rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều
khiển, chỉ huy (Học viện hành chính Quốc gia, 2000). Quan niệm chung nhất về
quản lý được nhiều người chấp nhận do điều khiển học đưa ra như sau: Quản lý
là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đón nhằm trật tự hóa và
hướng nó phát triển phù hợp với quy luật nhất định. Quan niệm này không những
phù hợp với hệ thống máy móc thiết bị, cơ thể sống, mà còn phù hợp với một tập
thể người, một tổ chức hay một cơ quan nhà nước (Hoàng Anh Đức, 1995).
Hiện theo góc độ hành động, quản lý là điều khiển và được phân thành 3
loại (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007). Các loại hình này giống nhau là đều do con
người điều khiển nhưng khác nhau về đối tượng quản lý.
Loại hình thứ nhất: là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không
phải con người, để bắt chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển. Loại hình này
được gọi là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý mơi trường… Ví dụ
như việc con người quản lý vật ni, cây trồng…
Loại hình thứ hai: Là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để
bắt chúng thực hiện ý đồ của người điều khiển. Loại hình này được gọi là quản lý

5


kỹ thuật. Ví dụ, con người điều khiển các loại máy móc…
Loại hình thứ ba: là việc con người điều khiển con người. Loại hình này
được gọi là quản lý xã hội (hay quản lý con người).
Quản lý xã hội được Mác coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ
tính chất xã hội hóa lao động. Hiện nay, khi nói đến quản lý, thường người ta chỉ

nghĩ đến quản lý xã hội. Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ nghiên cứu loại hình
quản lý thứ ba, tức quản lý xã hội (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Từ đó có thể đưa ra khái niệm quản lý theo nghĩa hẹp (tức là quản lý xã hội)
như sau: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích
đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).

Quản lý xã hội là một yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong đời
sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì vai trị của người quản lý càng lớn và
nội dung quản lý càng phức tạp.
2.1.1.2. Khái niệm về quản lý Nhà nước
Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội Nhà nước là chủ thể duy nhất
quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp luật (Nguyễn Khắc Thái Sơn,
2007). Cụ thể:
- Nhà nước quản lý toàn dân là Nhà nước quản lý toàn bộ những người

sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những người
không phải công dân.
- Nhà nước quản lý toàn diện là Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực của

đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh
thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có nghĩa là các cơ quan
quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động xã hội trên cơ sở pháp luật quy định.
- Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm công cụ

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm minh.
Vậy, quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự


pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước (Nguyễn Khắc
Thái Sơn, 2007).

6


Quản lý xã hội là thực hiện các chức năng tổ chức nhằm tạo những điều
kiện cần thiết để đạt những mục đích đề ra trong q trình hoạt động chung của
con người trong xã hội. Vì vậy, từ khi xuất hiện nhà nước, quản lý xã hội được
nhà nước đảm nhận. Nhưng, quản lý xã hội không chỉ do nhà nước với tư cách là
một tổ chức chính trị đặc biệt thực hiện, mà còn do tất cả các bộ phận khác cấu
thành hệ thống chính trị thực hiện như các chính đảng, tổ chức xã hội… ở góc độ
hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội, chủ thể quản lý xã hội cịn là gia đình, các tổ
chức tư nhân (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Quản lý nhà nước là các công việc của nhà nước, được thực hiện bởi tất cả
các cơ quan nhà nước; cũng có khi do nhân dân trực tiếp thực hiện bằng hình
thức bỏ phiếu hoặc do các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội thực hiện nếu được
nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất
là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà
nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của
Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.1.3. Khái niệm quản lý hành chính Nhà nước
Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực
thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của
đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Ủy ban nhân dân
các cấp. Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện
quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước
nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có cơng tác hành chính như chế độ
công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ

những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2
nội dung: Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật. Hai là quản lý hành chính nhà
nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế - xã hội để đưa
luật pháp vào đời sống xã hội (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, khơng có
quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào quá trình lập pháp và
tư pháp. Như vậy, tổ chức và hoạt động hành chính có phạm vi rộng hơn việc
thực thi quyền hành pháp.

7


Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật chức khơng phải bằng đạo lý.
Pháp luật là thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân
dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước; tuân theo pháp luật là chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi
quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật
nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các có quan
trong hệ thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Ủy ban
nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.1.4. Khái niệm đất nông nghiệp
* Khái niệm đất đai

Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993) đã đưa ra
khái niệm về đất đai như sau: Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo

nghĩa rộng “là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề
mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sơng, suối, đầm lầy,...). Các lớp
trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khống sản trong lịng đất, tập đồn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)” (Nguyễn Thị Luyến, 2015).
Như vậy, đất đai là khoảng khơng gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích nước, tài ngun nước ngầm và khóang sản trong lòng đất), theo chiều
nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn,thảm
thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
* Khái niệm đất nông nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật Đất đai 2013: Đất nông nghiệp
bao gồm Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng

8


đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất
sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt,
kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí
nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội,
2013).
2.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm:

quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các
sản phẩm do sử dụng đất mà có…
Điều 164, Bộ luật Dân sự quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật”. Từ khi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản
dân sự đặc biệt (1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu
một loại tài sản dân sự đặc biệt. Vì vậy khi nghiên cứu về quản lý đất đai, ta thấy
có các quyền năng của sở hữu nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất
đai, quyền sử dụng đất đai, quyền định đoạt đất đai. Các quyền năng này được
Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và
sử dụng đất đai. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà
thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước thành lập ra và thông qua
các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của
Nhà nước.
Như vậy, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động
của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu
của Nhà nước, đó là các hoạt động nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất nơng
nghiệp; phân phối lại quỹ đất nông nghiệp hợp lý theo đặc điểm tính chất đất
từng vùng; kiểm tra giám sát q trình quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp; điều
tiết các nguồn lợi từ đất nông nghiệp theo địa lý (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
Quản lý nhà nước về đất nơng nghiệp tại Việt Nam chính là quản lý quỹ
đất nông nghiệp và những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử
dụng. Quá trình quản lý đất nông nghiệp tại Việt Nam là quá trình tác động một
cách có tổ chức và định hướng bằng quyền lực nhà nước đến đất nông nghiệp và

9


sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của các chủ thể
quản lý đất và các đối tượng sử dụng đất nhằm duy trì tính ổn định và phát triển

của xã hội (Đỗ Thị Đức Hạnh, 2013).
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp
* Giúp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
Trong xã hội có giai cấp bóc lột, đất nơng nghiệp chủ yếu nằm trong tay giai
cấp thống trị và giai cấp địa chủ. Do đó, quan hệ ruộng đất chủ yếu trong các chế độ
xã hội này là mối quan hệ giữa các ruộng đất và nơng dân làm th, giữa giai cấp
bóc lột và người bị bóc lột. Trong xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ chủ yếu về Đất
nông nghiệp là mối quan hệ giữa Nhà nước (chủ sở hữu) và các chủ sử dụng đất (các
tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tư nhân). Nhà
nước tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất phát huy
khả năng của mình để tăng giá trị canh tác trên 1 đơn vị diện tích. Do vậy, sự quản lý
của Nhà nước đối với đất nơng nghiệp có vai trị đảm bảo cho q trình sử dụng loại
đất này có hiệu quả dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của nó trong q trình
phát triển sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).
* Giúp nhà nước nắm được tổng thể và cơ cấu từng loại đất từ đó xây dựng

chiến lược lâu dài về sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được sử dụng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau
(nơng hộ, trang trại, nơng trường) sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Trong
khi đó để đảm bảo phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa theo hướng bền
vững địi hỏi phải có một quy mơ sản xuất với một diện tích đất phù hợp. Thực tế
cho thấy không thể mỗi một chủ sử dụng đất có thể giải quyết được vấn đề có
tính chiến lược, dài hạn, tính tổng hợp, tính lịch sử-xã hội trong q trình sử dụng
đất nơng nghiệp. Đồng thời là cơ sở để nhà nước ban hành các chính sách nhằm
thúc đẩy việc quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả như: tăng cường xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố
lại lực lượng lao động, dân cư. Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đặc điểm của
đất nơng nghiệp đó là tính giới hạn, tính cố định, tính khơng thể thay thế trong
khi đó lịch sử sử dụng đất cho thấy sự chuyển đổi ngày càng nhiều diện tích đất
nơng nghiệp sang các mục đích sử dụng khác như mục đích đất ở dân cư, đất xây

dựng đơ thị, khu cơng nghiệp, đất an ninh quốc phịng, đất giao thông thủy lợi…
Áp lực sử dụng đất ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để duy trì an ninh lương thực
cho tồn quốc gia thì đất nơng nghiệp phải được quy hoạch trong một diện tích

10


phù hợp. Ở nước ta, ngay sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986) Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, phương hướng và giải pháp phát triển
cho đất nước. Do đó, cụ thể sử dụng đất nơng nghiệp có sự gia tăng về hiệu quả
đảm bảo thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày càng cao hơn. Xét trên góc độ
này cho thấy sự quản lý của nhà nước đối với công tác quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp nhằm đảm bảo được tính chiến lược về xu hướng sử dụng đất, xu
hướng chuyển đổi mục đích để từ đó có biện pháp giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong quá trình phân bố sử dụng loại đất này một cách có hiệu hơn. Sản xuất
nơng nghiệp có địa bàn phân bố rộng và trên nhiều loại địa hình khác nhau, do
vậy quá trình sản xuất nơng nghiệp chịu sự chi phối rất lớn của hệ thống các cơng
trình hạ tầng cơng cộng như giao thông, thủy lợi,… Hơn nữa từng chủ thể có liên
hệ mật thiết với nhau trong q trình canh tác như vấn đề xác định mùa vụ, tưới,
tiêu, BVTV, nhiều loại nông sản được chế biến không những theo mối liên hệ
ranh giới hành chính địa phương mà cịn là mối liên hệ vùng, khu vực, thậm chí
mang tính quốc gia, nơng nghiệp có vai trị với cơng tác quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp nhằm đảm bảo giải quyết những vấn đề về hệ thống hạ tầng kinh tế
mối liên hệ giữa vùng, khu vực và quốc gia (Nguyễn Ngọc Lưu, 2006).
* Tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tài sản quý giá của bất kỳ một quốc gia nào. Khi giá trị
của đất nông nghiệp ngày càng lớn trên thị trường cạnh tranh thì mối quan hệ đất
nông nghiệp ngày càng phức tạp hơn. Con người đã nhìn nhận thấy được tầm
quan trọng của đất đai đối với đời sống của mình. Chính vì vậy, các tranh chấp,
mâu thuẫn, khiếu kiện… trong các quan hệ đất nông nghiệp thường nổ ra mạnh

mẽ. Trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, cán bộ, công nhân viên
chức có thể lợi dụng quyền hạn và trách nhiệm, công cụ nhà nước để vụ lợi cho
cá nhân, lợi ích của người này làm xâm hại quyền lợi, lợi ích của người khác.
Chế tài Nhà nước ban hành ra để điều chỉnh, tác động vào mối quan hệ đất nông
nghiệp, đảm bảo công bằng. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi
phạm trong lĩnh vực đất nông nghiệp là rất cần thiết để phát hiện, xử lý sớm các
vi phạm (Nguyễn Thị Luyến, 2015).
* Giúp nhà nước phát hiện ra những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh

và giải quyết những sai phạm.
Đất nông nghiệp là tài nguyên hữu hạn nên cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
Thông qua việc giám sát, kiểm tra quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý sẽ

11


×