Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.75 KB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HƢƠNG GIANG

PHÁT TRIỂN THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN
MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Lê Hữu Ảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Hƣơng Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Hữu Ảnh, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các cán bộ tại Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn .
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hƣơng Giang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................ vii
Danh mục sơ đồ..............................................................................................................viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................ 2


Phần 2. Cơ sở lý luận về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt của
ngân hàng thƣơng mại.........................................................................................3
2.1.

Lý luận chung về thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thƣơng mại........................................................................3

2.1.1

Sự ra đời và khái niệm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng thƣơng mại..................................................................................................3

2.1.2

Đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng mại..........5

2.1.3

Vai trò của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng mại..............6

2.1.4

Các hình thức và phƣơng thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Ngân hàng thƣơng mại........................................................................................ 9

2.1.5.

Nội dung phát triển và tiêu chí đánh giá sự phát triển thanh tốn khơng
dùng tiền mặt......................................................................................................24


2.1.6.

Các nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt......................................................................................................28

iii


2.2.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan.............................................................31

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu............................ 34
3.1.

Khái quát về ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Bắc Ninh............................................................................................ 34

3.1.1.

Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến hoạt
động kinh doanh ngân hàng...............................................................................33

3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh......................................35

3.1.3.


Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh............................................................... 36

3.1.4

Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh........................................................38

3.1.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu

tƣ và Phát triển – Chi nhánh Bắc Ninh..............................................................38
3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................ 43

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................ 42

3.2.2.

Xử lý số liệu.......................................................................................................43

3.2.3.

Phƣơng pháp phân tích...................................................................................... 43


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................44
4.1.

Đánh giá thực trạng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.................44

4.1.1.

Thực trạng phát triển chung về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Ninh..................................................................................................44

4.1.2

Thực trạng phát triển đa dạng các hình thức thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Bắc Ninh..................................................................................................47

4.1.3.

Phát triển các dịch vụ hiện đại về thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
BIDV Bắc Ninh..................................................................................................50

iv


4.1.4

Nâng cao chất lƣợng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh..........................57


4.1.5

Đánh giá chung về tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.................64

4.2

Đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động

TTKDTM tại BIDV Bắc Ninh...........................................................................72
4.2.1.

Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh doanh tại BIDV Bắc Ninh.................72

4.2.2

Giải pháp phát triển TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh............................................................... 75

Phần 5. Kết luận.................................................................................................................82
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................83
Phụ lục................................................................................................................................................ 86

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

BIDV Bắc Ninh

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Chi nhánh Bắc Ninh

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trƣớc thuế

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần


NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

TTD

Thƣ tín dụng

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

vi

Việt Nam –



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2013 –
2015 .................................................................................................................
Bảng 3.2 Kết quả phát phiếu khảo sát .............................................................................
Bảng 4.1: Doanh số thanh toán tại BIDV Bắc Ninh ........................................................
Bảng 4.2: Xu hƣớng biến động của TTKDTM ................................................................
Bảng 4.3: Thực trạng phát triển đa dạng các hình thức TTKDTM tại BIDV Bắc
Ninh giai đoạn từ năm 2013-2015 ...................................................................
Bảng 4.4: Giá trị và cơ cấu giá trị TTKDTM tại BIDV Bắc Ninh giai đoạn từ
năm 2013-2015 ................................................................................................
Bảng 4.5: Cơ cấu phát triển các dịch vụ hiện đại TTKDTM tại BIDV Bắc Ninh
giai đoạn từ năm 2013-2015 ............................................................................
Bảng 4.6: Bảng phí internet banking của BIDV Bắc Ninh ..............................................
Bảng 4.7: Biểu phí dịch vụ chuyển tiền VND trong nƣớc qua kênh ngân hàng
trực tuyến VCB-IB@nking của Vietcombank ................................................
Bảng 4.8: Biểu phí dịch vụ Interrnet Banking ngân hàng TMCP Quân Đội ...................
Bảng 4.9: Phân bổ mẫu dựa trên đối tƣợng khách hàng theo tần suất, mức phí
khi thực hiện giao dich tại BIDV Bắc Ninh ....................................................
Bảng 4.10: Phân bổ mẫu dựa trên đối tƣợng khách hàng theo số tiền mà khách
hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền/ lần tại BIDV Bắc Ninh .......................
Bảng 4.11: Kết quả ý kiến của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tại
BIDV Bắc Ninh ...............................................................................................

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Thanh toán UNC cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán........................ 10
Sơ đồ 2.2: Thanh toán UNC khác tổ chức cung ứng dịch vụ.......................................... 11
Sơ đồ 2.3: Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu...................................................................... 12

Sơ đồ 2.4: Quy trình thanh tốn theo hình thức thƣ tín dụng..........................................13
Sơ đồ 2.5 Chu trình thanh tốn thẻ.................................................................................. 15
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ quy trình chuyển tiền............................................................................17
Sơ đồ 2.7: Quy trình thanh tốn bù trừ............................................................................18
Sơ đồ 2.8 : Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ........................................................ 20
Sơ đồ 2.9: Quy trình thanh tốn nhờ thu hối phiếu trơn..................................................21
Sơ đồ 2.10: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ.................................................................. 22
Sơ đồ 3.1: Mơ hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh............................................................37

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hƣơng Giang
Tên Luận văn: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các ngân
hàng thƣơng mại, đề tài luận văn nhằm phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bắc Ninh. Đánh giá thực trạng về tình hình phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại chi nhánh, từ đó đề xuất các giải pháp về phát triển thanh tốn khơng dùng
tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh




Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
và nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng trong giai đoạn 2013 - 2015. Số liệu thống kê của
các diễn đàn, thơng tin báo chí trên các website điện tử.
-

Số liệu sơ cấp trong khóa luận này tơi sử dụng phƣơng pháp điều tra khách

hàng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, gửi mail thông qua mẫu phiếu điều
tra đƣợc phát ra. Đây là thông tin quan trọng giúp cho việc tìm hiểu vấn đề thanh tốn
khơng dùng tiền mặt của ngân hàng có căn cứ thực tế.





Xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu thu về đƣợc bằng phần mềm Excel
Phƣơng pháp phân tích

Thống kê mơ tả: Mơ tả dữ liệu dựa trên dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt
(mơ tả các loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đối tƣợng sử dụng các hình thức
thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cá nhân hay tổ chức kinh tế...)
Thống kê so sánh: So sánh mức phí áp dụng đối với thanh tốn khơng dùng
tiền mặt của BIDV Bắc Ninh với các ngân hàng khác trên địa bàn.


ix


Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh cho thấy:
Thực trạng phát triển chung và những kết quả đạt đƣợc về TTKDTM tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
-

Phát triển đa dạng các hình thức TTKDTM, bên cạnh việc hồn thiện và phát

triển các hình thức TTKDTM truyền thống nhƣ thanh tốn qua séc, ủy nhiệm chi thì
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh cũng chú trọng
phát triển một số phƣơng tiện và dịch vụ thanh tốn hiện đại nhƣ thẻ, POS , ví điện tử,
thanh tốn hóa đơn, chuyển tiền quốc tế, mobile banking, internet banking.
-

Phát triển các dịch vụ hiện đại về TTKDTM. Các hình thức, phƣơng thức hiện

đại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thanh toán. TTKDTM chiếm tỷ trọng
tƣơng đối cao trong tổng doanh số thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh, điều này cũng nói lên phần nào TTKDTM đang
dần đƣợc sử dụng nhiều trong hoạt động thanh toán.
-

Nâng cao chất lƣợng TTKDTM bằng các biện pháp: i) Sử dụng linh hoạt các

loại phí dịch vụ trong TTKDTM; ii) Đánh giá chất lƣợng thanh toán qua sự hài lòng
của khách hàng khi sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh. Từ đó đƣa ra những đánh giá chung, những kết
quả, những khó khăn và tồn tại trong hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh gồm: i)
Hồn thiện các dịch vụ thanh tốn hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm thanh tốn khơng
dùng tiền mặt, phát triển các sản phẩm mới; ii) Phát triển cơng nghệ phục vụ hoạt động
thanh tốn; iii) Chính sách phí thanh tốn phù hợp, nâng cao chất lƣợng dịch vụ; iv)
Các giải pháp hỗ trợ khác.

x


THESIS ABSTRACT
1.

Author: Nguyen Huong Giang

2.
Topic: Developing payment without cash at Bank for Investment and
Development of Viet Nam Join Stock Commercial Bank – Bac Ninh Branch
3.

Major: Bussiness Administration

4.

Training Facility: Vietnam National University of Agriculture

5.


Research purposes:

Based on the theories about developing without cash in join stock commercial
banks, the thesis analyses the status of developing without cash activities at BIDV Bac
Ninh, evaluates it and proposes solutions to develope payment without cash at BIDV
Bac Ninh.
6.

Research method:
-

+

Collecting data method:

Secondary data is taken from financial statements, income summary

statements, the main tasks reports of BIDV Bac Ninh from 2013 to 2015. Statistic data
is taken from forums, newspapers, websites,…
+

Primary data in thesis is the result of my customer survey through

questionares, interview, email to customer. This is important information to study about
payment without cash in commercial banks. It also helps the thesis have practical
evidences.
- Processing data: summarizing, analyzing and processing data by excel
software
- Analysing method:

+
Descriptive statistic: description data based on abridge table data (description
many types of payment without cash, who use each type- personal or organization…)
+
Comparative statistic: compare the fee of payment without cash at BIDV Bac
Ninh to other banks in Bac Ninh province.
7.

Main finding and Conclusion:

Researching about status of developing payment without cash activities at BIDV
Bac Ninh shows that:
Status of general development and the results of payment without cash at
BIDV Bac Ninh.

xi


-

Diversifying the forms of payment without cash. It is necessary to develop

traditional types (cheque, standing order,…) and expand modern types such as ATM
card, POS, Electric wallet, Online receipt payment, international payment, mobile
banking, internetbanking,…
-

Focus on developing modern services about payment without cash. The

modern forms, new methods acount for high rate in payment structure of commercial

banks, and BIDV Bac Ninh is too.
-

Improving the quality of payment without cash services by: i) using service

fee flexibility in payment without cash; ii) evaluating payment quality through survey
clients. After that, the thesis shows the general conclusions, the result, the difficulties
and the disadvatages in payment without cash at BIDV Bac Ninh.
The main solutions to developing payment without cash activities at BIDV Bac
Ninh are: i) complete present services, diversify types of payment without cash, develop
new products; ii) develop information technology for payment; iii) give the suitable fee
policy, improve service quality; iv) and the other support solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phƣơng thức
thanh tốn khơng thể thiếu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con ngƣời sống
trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thƣơng mại, dịch vụ luôn
diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vƣợt qua cả giới hạn về không gian và thời gian. Từ đó,
có rất nhiều phƣơng thức thanh tốn nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra
đời (séc, thẻ, ủy nhiệm thu/chi…) và đƣợc gọi chung là phƣơng thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt (TTKDTM).
Ngày nay, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã trở thành phƣơng tiện thanh
tốn phổ biến và thiết yếu trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc phát triển. Sự phát
triển vƣợt bậc của nền kinh tế các nƣớc phát triển trong một thế kỷ qua đã minh
chứng cho những đóng góp to lớn của phƣơng tiện thanh tốn này trong việc góp
phần thúc đẩy quá trình luân chuyển, sử dụng vốn hiệu quả, thúc đẩy chu trình

sản xuất - phân phối - tiêu dùng, giảm bớt các chi phí xã hội cho việc in ấn, vận
chuyển, bảo quản, tiêu hủy… của tiền mặt, giúp chính phủ các nƣớc kiểm sốt
tình hình lạm phát, các vấn đề về tệ nạn và tạo công bằng xã hội. Vì vậy, trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc phát triển thanh tốn khơng dùng tiền
mặt càng trở lên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với các nƣớc đang phát
triển, nhất là với Việt Nam.
Nhận thức đƣợc vấn đề đó, chính phủ Việt Nam đã đƣa ra nhiều chính sách
nhằm phát triển hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tới hầu khắp các tầng
lớp dân cƣ. Tuy nhiên, một thực tế rằng, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các
giao dịch hàng ngày ở Việt Nam vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân của tình hình trên xuất phát trƣớc hết từ nhận thức “an toàn”
của ngƣời dân trong việc nắm giữ và thanh toán bằng tiền mặt. Thứ đến là cơ sở
vật chất và công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam cịn nhiều thiếu thốn.
Thứ ba là do các chính sách của nhà nƣớc chƣa thực sự thích hợp và đồng bộ
trong vấn đề này. Chính vì vậy, hiện nay việc tìm hiểu để tìm ra hƣớng đi đúng
cho sự phát triển trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt là rất cần thiết. Nó địi hỏi
phải có sự quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ, phải có cái nhìn sâu hơn và
rộng hơn.
1


Từ thực tiễn trong hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
(BIDV Bắc Ninh), và với mong muốn đƣợc tìm hiểu sâu hơn về phƣơng thức
thanh tốn này, đề tài đƣợc tơi chọn nghiên cứu là: “Phát triển thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại

BIDV Bắc Ninh, từ đó góp ý đề xuất giải pháp về phát triển thanh tốn khơng
dùng tiền mặt của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại các ngân hàng thƣơng mại.
Căn cứ vào các số liệu báo cáo của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh để phân tích, đánh giá tình hình phát triển dịch
vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Góp phần đề xuất các giải pháp về phát triển chất lƣợng dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Bắc Ninh.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hang TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Bắc Ninh.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu trong báo cáo đƣợc lấy trong 3 năm 2013-2015. Các giải pháp
đến năm 2020.
2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THANH TỐN KHƠNG
DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


2.1.1. Sự ra đời và khái niệm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân
hàng thƣơng mại



Sự ra đời

Trong thời kỳ nguyên thủy, mơ hình kinh tế là tự cung tự cấp nên nhu cầu
trao đổi chƣa phát sinh. Khi xã hội phát triển, con ngƣời nhận thấy họ không thể
sản xuất ra mọi thứ và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình, họ cần đến trao
đổi. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào và ở đâu, họ cũng trao đổi đƣợc thứ họ cần
do sự khác biệt về nhu cầu, sản phẩm trao đổi, vùng địa lý hay thời gian… Lúc
này, ngƣời ta nghĩ đến một hàng hóa mà nhiều ngƣời cần dùng – một vật ngang
giá chung để trao đổi – tiền tệ ra đời. Nhƣ vậy, tiền tệ xuất hiện đầu tiên với tƣ
cách là phƣơng tiện trao đổi và phát triển lên là phƣơng tiện thanh tốn.
Hình thức ban đầu của tiền là hóa tệ - một hàng hóa giữ vai trị làm vật trung
gian trao đổi - thƣờng là lông thú, da thú, vỏ ốc quý, chè, muối… Khi hàng hóa sản
xuất ra ngày một nhiều, nhu cầu trao đổi tăng lên cùng sự ra đời của phân công lao
động xã hội đã tạo tiền đề cho tiền kim loại (vàng, bạc) ra đời thay thế hóa tệ. Theo
thời gian, trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ
trao đổi ngày càng lớn, vƣợt qua phạm vi của một quốc gia. Trong khi đó, việc giao
dịch bằng tiền kim loại với số lƣợng lớn gặp nhiều khó khăn và khơng thuận tiện.
Cùng lúc này, những nghiệp vụ ban đầu của ngân hàng đã hình thành cho phép một
hình thức tiền tệ mới ƣu việt hơn tiền kim loại ra đời, đó là tiền giấy.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới phát triển ở mức cao hơn, khi khoa học
công nghệ đi vào mọi mặt của đời sống xã hội thì việc lƣu thơng bằng tiền mặt
xuất hiện nhiều hạn chế.
Trong lúc này, bắt đầu từ thế kỷ XIX, nhờ khoa học công nghệ phát triển

không ngừng, chức năng trung gian thanh toán của hệ thống ngân hàng ngày
càng đƣợc hoàn thiện đã tạo điều kiện cho sự ra đời một hình thức thanh tốn
mới - hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt dựa trên đồng tiền ghi sổ và phát
triển cao hơn là tiền điện tử.
3


Tiền ghi sổ và tiền điện tử là những loại tiền đƣợc tạo ra thông qua một loạt
các nghiệp vụ của mạng lƣới ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, chúng đảm bảo
đƣợc mức an tồn, khó làm giả mà tiền mặt không thực hiện đƣợc. Thông qua sự
kết nối thanh toán của hệ thống ngân hàng, một khối lƣợng tiền tệ khổng lồ
đƣợc thực hiện lƣu chuyển một cách nhanh chóng, an tồn và chính xác. Mặt
khác, chính phủ có thể kiểm soát đƣợc tiền ghi sổ và tiền điện tử thông qua hệ
thống ngân hàng thƣơng mại do những loại tiền này đƣợc sinh ra từ hệ thống
ngân hàng và sau khi lƣu thông chúng lại quay trở lại ngân hàng.
Nhƣ vậy, thanh tốn khơng dùng tiền mặt ra đời xuất phát từ yêu cầu phát
triển vƣợt bậc của nền kinh tế thế giới, trên cơ sở sự hoàn thiện hoạt động trung
gian thanh toán của hệ thống ngân hàng thƣơng mại và khoa học công nghệ.
Chúng khắc phục đƣợc nhiều khiếm khuyết của hình thức thanh tốn tiền mặt
nhƣ lạm phát, tiền giả, chi phí vận chuyển, in ấn… Do đó, hiện nay trên thế giới,
chính phủ các nƣớc đang tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển hình thức tiền
tệ này và hƣớng chúng trở thành hình thức thanh tốn sử dụng chủ yếu trong
tƣơng lai.



Khái niệm

Từ sự ra đời và cần thiết của hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
trong nền kinh tế, đã có các khái niệm liên quan đến hoạt động thanh tốn khơng

dùng tiền mặt trong ngân hàng thƣơng mại, giúp mọi ngƣời tiếp cận và hiểu về
hoạt động thanh toán khơng dùng tiền mặt đơn giản dễ dàng hơn:
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là hình thức thanh tốn trong đó khơng có
sự xuất hiện của tiền mặt, mà việc thanh tốn đƣợc thực hiện bằng cách trích từ
tài khoản này chuyển vào tài khoản khác của các chủ thể liên quan, thơng qua vai
trị trung gian của ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là hình thức thanh tốn qua ngân hàng, là
tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ đƣợc thực hiện bằng cách trích chuyển
từ tài khoản của ngƣời này sang tài khoản của ngƣời khác tại ngân hàng với sự
kiểm sốt của ngân hàng (Học viện Tài chính, 2010).
Trên đây là hai khái niệm đƣợc sử dụng chủ yếu trong các trƣờng đại học ở
nƣớc ta khi nói về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong ngân hàng
thƣơng mại. Và hiện nay cũng còn rất nhiều giáo trình và rất nhiều chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu tài chính đƣa ra các khái niệm khác nhau về hoạt động
thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
4


Thanh tốn khơng dùng tiền mặt đƣợc coi là phƣơng thức thanh tốn
mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Vì đặc trƣng của thanh tốn khơng dùng tiền
mặt là trong q trình thanh tốn khơng có sự xuất hiện của tiền mặt mà thanh
tốn bằng việc trích tiền từ tài khoản của ngƣời chi trả chuyển vào tài khoản tiền
gửi của ngƣời thụ hƣởng mở tại Ngân hàng hoặc bằng cách thanh tốn bù trừ lẫn
nhau thơng qua vai trị trung gian của Ngân hàng.
Do tính ƣu việt nhƣ vậy nên hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
khơng ngừng hồn thiện và ngày càng phát triển, khơng thể thiếu đƣợc trong nền
kinh tế thị trƣờng. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ra đời là một tất yếu khách
quan.
2.1.2. Đặc điểm của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng
mại

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một sản phẩm phát triển tất yếu cho nền
kinh tế hiện đại. Về cơ bản, thanh tốn khơng dùng tiền mặt có những đặc điểm
chung nhƣ sau:
+

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại

khơng có sự xuất hiện của đồng tiền hiện hữu mà chỉ là những đồng tiền ghi sổ những đồng tiền đƣợc hạch toán trên sổ sách chứng từ kế toán của hệ thống ngân
hàng thƣơng mại. Chủ yếu thơng qua việc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của
ngƣời phải trả sang tài khoản tiền gửi của ngƣời thụ hƣởng tại ngân hàng. Đây
là một đặc điểm quan trọng và cơ bản nhất của hoạt động thanh tốn khơng dùng
tiền mặt trong ngân hàng thƣơng mại.
+

Tồn tại sự vận động độc lập tƣơng đối giữ hàng hóa và tiền tệ trong thanh

tốn qua ngân hàng thƣơng mại. Có sự tồn tại độc lập tƣơng đối này là do trong
giao dịch thanh toán qua trung gian là ngân hàng, các chủ thể tham gia là ngƣời
trả tiền, ngƣời nhận tiền, và trung gian thanh tốn. Chính vì vậy nó chỉ có sự xác
nhận của ba bên trong giao dịch thanh toán là chủ yếu, khơng có sự xuất hiện của
hàng hóa.
+

Chứng từ sử dụng trong thanh tốn có thể là chứng từ giấy hoặc chứng từ

điện tử. Chứng từ giấy là chứng từ thanh toán đƣợc thể hiện trên giấy. Chứng từ
điện tử là chứng từ thanh toán đƣợc thể hiện bằng những dữ liệu thơng tin trên
vật mang tin (nhƣ thẻ thanh tốn, băng từ, đĩa từ, dữ liệu qua các chƣơng trình
thanh toán điện tử...).
5



+
Hoạt động thanh tốn chỉ có thể diễn ra khi có sự tham gia của trung gian
thanh tốn là hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Vì các chủ thể muốn tham gia
thanh toán đều phải mở tài khoản tại một ngân hàng. Do đó thanh tốn chỉ diễn ra
khi có sự tham gia của trung gian thanh toán là hệ thống ngân hàng thƣơng mại.
Với những đặc điểm trên hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt nếu
đƣợc tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy đƣợc tác dụng rất lớn cho việc phát
triển hệ thống thanh toán cũng nhƣ là kinh tế cho nƣớc ta. Trong tình hình kinh
tế mở cửa và phát triển với tốc độ nhanh nhƣ ngày nay thì thanh tốn khơng
dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc lƣu chuyển tiền tệ
và thanh toán giá trị của nền kinh tế.
2.1.3. Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng mại
Ngày nay trong xu hƣớng tồn cầu hóa nền kinh tế ngày càng phát triển,
thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã và đang phát huy tốt hơn các chức năng riêng
có. Thực hiện tốt vai trị đó trong hoạt động nền kinh tế, thanh tốn khơng dùng
tiền mặt đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân
các ngân hàng.
Thanh toán là cầu nối tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là
điều kiện quan trọng để đảm bảo sự tuần hồn bình thƣờng của quá trình chu
chuyển vốn trong nền kinh tế quốc dân.
Nhờ tốc độ thanh tốn nhanh chóng, an tồn và chính xác, thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ngày càng khẳng định vai trị to lớn của mình trong sự phát triển
của nền kinh tế thế giới bởi những đóng góp:


-

Đối với nền kinh tế


Đối với nền kinh tế, thanh tốn khơng dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng

đến việc tiết kiệm khối lƣợng tiền mặt trong lƣu thơng, từ đó giảm bớt những phí
tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lƣu thông tiền. Trƣớc hết
đó là tiết kiệm chi phí in tiền, sau đó là những chi phí cho việc kiểm đếm, chun
chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách mà vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là việc
chuyên chở và bảo quản tiền mặt. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở nƣớc ta đƣợc
tổ chức thành một hệ thống thống nhất. Trong hệ thống này ngân hàng là một trung
tâm thanh toán, mọi hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ đều đƣợc kết thúc bằng
thanh toán cho nên quan hệ thanh toán liên quan tới tất cả mọi hoạt động trong xã
hội, trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc tổ chức tốt cơng tác thanh tốn nói chung
và thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói riêng có một ý nghĩa và vai trị lớn trong nền
kinh tế. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt là hình thức sử dụng công

6


cụ tiền tệ tiến bộ nhất nó tạo ra tiền đề để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ra đời và phát
triển trên cơ sở của nền kinh tế thị trƣờng. Song chính nó lại trở thành nhân tố thúc
đẩy nền kinh tế hàng hố phát triển, do đó nó vừa đƣợc coi là “đứa con” sinh ra của
kinh tế thị trƣờng lại đƣợc xem nhƣ “bà đỡ” của nền kinh tế hàng hố, nó góp phần
đẩy nhanh tốc độ q trình tái sản xuất xã hội, nó là khâu đầu và cũng là khâu kết
thúc của q trình sản xuất, nó liên quan đến tồn bộ q trình lƣu thơng hàng hố,
tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội.

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm sốt
lạm phát. Thơng qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu...
ngân hàng trung ƣơng gián tiếp điều hồ khối lƣợng tiền tệ cung ứng góp phần

bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. Căn cứ vào việc thanh toán luân
chuyển tiền tệ mà hoạch định các chính sách cần thiết. Với ý nghĩa to lớn đó, ở
những quốc gia có nền kinh tế phát triển ngƣời dân sử dụng thanh tốn khơng
dùng tiền mặt nhƣ là một thói quen văn hố khơng thể thiếu đƣợc.
-

Khi ngân hàng tăng đƣợc tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng là lúc

ngân hàng thu hút đƣợc nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội vào ngân hàng. Trên cơ
sở nguồn vốn tăng thêm đó ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho
nền kinh tế. Nhƣ vậy thanh tốn khơng dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh
vịng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cƣờng nhu cầu vốn cho xã hội
Bên cạnh đó thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng tham gia góp phần chống
thất thu thuế. Khi khách hàng tham gia thanh tốn thơng qua ngân hàng thì tất cả các
khoản thu nhập hay chi phí đều đƣợc thực hiện trên tài khoản tại ngân hàng, do đó
việc tính thuế sẽ chính xác hơn so với khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.



Đối với ngân hàng

Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan. Khi tăng tỷ trọng
thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng sẽ thu hút đƣợc một lƣợng vốn nhàn
rỗi tạm thời của xã hội. Bởi thanh tốn khơng dùng tiền mặt đƣợc thực hiện
thơng qua việc khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng và tài khoản phải
ln có số dƣ để đảm bảo hiệu lực thanh toán. Trên cơ sở số dƣ tạm thời đó,
ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay, tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong khi đó, số dƣ trên tài khoản thanh tốn sẽ đƣợc ngân hàng trả lãi không kỳ
hạn, đem lại hiệu quả cho toàn xã hội.

7


Thanh tốn khơng dùng tiền mặt hạn chế nhiều rủi ro do nạn tiền giả hay
việc vận chuyển tiền mặt với một số lƣợng lớn từ nơi này đến nơi khác, nhất là
khi vận chuyển sang các quốc gia khác nhau. Ngày nay với sự giúp đỡ của khoa
học công nghệ, việc chuyển những khoản tiền lớn thông qua hệ thống ngân hàng
đã trở lên nhanh chóng và an tồn.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn giúp cho Ngân hàng Nhà nƣớc điều
tiết và kiểm soát lƣợng tiền đi vào lƣu thơng, từ đó có chính sách phù hợp để tác
động vào nền kinh tế. Đồng thời với vai trò là các trung gian tài chính cho việc
thanh tốn, các ngân hàng có thể thu thập đƣợc các thơng tin về doanh nghiệp và
sự dịch chuyển vốn trong nền kinh tế , tạo điều kiện cho việc thẩm định các dự
án đầu tƣ đƣợc tốt hơn.



Đối với chính phủ

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo điều kiện cho chính phủ kiểm sốt
đƣợc lƣu thơng tiền tệ và lạm phát. Khi thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát
triển, lƣợng tiền mặt trong lƣu thông giảm bớt. Tuy nhiên, nhờ khả năng “tạo
tiền” của hệ thống ngân hàng mà chính phủ vẫn đảm bảo đủ lƣợng tiền cần thiết
cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu… ngân hàng trung ƣơng gián tiếp điều hòa khối
lƣợng tiền tệ cung ứng, giúp chính phủ kiểm sốt đƣợc tình hình lạm phát.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt góp phần giúp chính phủ kiểm sốt các tệ
nạn xã hội nhƣ nạn tham nhũng, các hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Bởi các
tệ nạn này thƣờng ẩn danh dƣới hình thức thanh tốn bằng tiền mặt trao tay,
khiến cho việc điều tra kiểm sốt của chính phủ trở lên khó khăn, nhất là việc thu

thập bằng chứng.
Thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo sự công bằng xã hội, nhất là khi chính
phủ áp dụng các chính sách thuế thu nhập. Điều này sẽ đảm bảo công bằng cho
mọi ngƣời: ngƣời có thu nhập cao sẽ đóng nhiều thuế hơn và giúp tránh tình
trạng các cá nhân và doanh nghiệp trốn lậu thuế thu nhập, gây thất thu cho ngân
sách nhà nƣớc.



Đối với khách hàng

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng, giúp giảm thiểu các rủi ro cho khách hàng nhƣ nguy cơ bị trộm cƣớp, rủi
ro về kiểm đếm tiền giả, tiền kém chất lƣợng (rách, hỏng…) hay thiếu về mặt số
lƣợng trong thanh toán bằng tiền mặt.
8


Ngày nay, các hình thức thanh tốn qua ngân hàng rất đa dạng và phong
phú đã đáp ứng đƣợc nhu cầu nhanh chóng, an tồn, chính xác và thuận tiện của
khách hàng. Đồng thời, điều này cũng cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn
phù hợp với nhu cầu của mình.
Mặt khác, để thực hiện thanh tốn, khách hàng gửi tiền vào tài khoản tại ngân
hàng và đƣợc trả lãi dựa trên số dƣ tiền gửi, đƣợc rút thăm trúng thƣởng. Nhờ sự
chun mơn hóa của hệ thống ngân hàng mà chi phí quản lý tài sản tiền gửi của
khách đƣợc giảm thiểu đến mức thấp nhất mà vẫn mang lại hiệu quả xã hội cao.
Nhƣ vậy, thanh toán khơng dùng tiền mặt đóng một vai trị quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Do đó, để nền kinh tế phát triển ổn định
và bền vững thì khơng chỉ cần sự vào cuộc của các chính phủ, hệ thống ngân
hàng mà cần tồn xã hội ý thức thúc đẩy hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền

mặt không ngừng mở rộng và nâng cao quy mô cũng nhƣ chất lƣợng.
2.1.4. Các hình thức và phƣơng thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
tại Ngân hàng thƣơng mại
2.1.4.1. Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng
thƣơng mại
Theo nghị định 64/CP của Chính Phủ và quyết định 226/2002/QD-NHNN
của thống đốc NHNN thì có 5 hình thức đƣợc áp dụng trong thanh tốn tiền,
hàng hóa dịch vụ là:
- Hình thức thanh tốn bằng séc
- Hình thức thanh tốn bằng ủy nhiệm chi – Lệnh chi
- Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu – Nhờ thu
- Hình thức thanh tốn thƣ tín dụng
- Hình thức thanh tốn thẻ ngân hàng
Mỗi hình thức có nội dung kinh tế và cách thức thanh tốn khác nhau:



Séc

Theo cơng ƣớc quốc tế về Séc tại Giơnevơ năm 1931, séc đƣợc hiểu là lệnh trả
tiền vô điều kiện của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản của mình trả
cho ngƣời hƣởng (có tên trên séc hay ngƣời cầm séc) một số tiền nhất định.

Séc đƣợc sử dụng rộng rãi khơng chỉ trong nội địa mà cịn trên phạm vi
quốc tế trong thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và các chi trả phi mậu dịch khác.
Séc do ngân hàng phát hành, giao cho khách hàng sử dụng, trong thời hạn
hiệu lực sẽ quay trở lại ngân hàng để đƣợc thanh tốn.
Các nội dung chính của séc bao gồm: tiêu đề của séc, số tiền trên séc phải
ghi rõ ràng, trùng khớp cả bằng số và bằng chữ, phải có ký hiệu tiền tệ, địa điểm,
9



ngày tháng lập séc, tên tài khoản của ngƣời ký phát séc, chữ ký đúng mẫu đã
đăng ký với ngân hàng.
Theo các chuẩn mực khác nhau, séc đƣợc phân thành:
+
Theo tiêu chí chuyển nhƣợng: séc ghi tên, séc vơ danh, séc theo
lệnh…
+
Theo tính chất: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc gạch chéo chỉ dùng
chuyển khoản, séc xác nhận (séc bảo chi), séc du lịch…



Ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi là phƣơng tiện thanh toán mà ngƣời trả tiền lập lệnh thanh toán
theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi họ mở tài khoản yêu cầu
chuyển một số tiền nhất định từ tài khoản của mình trả cho ngƣời thụ hƣởng.

Ủy nhiệm chi do khách hàng lập và ký, ngân hàng sẽ căn cứ theo theo lệnh
đó để chuyển tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hƣởng.
Hình thức thanh tốn bằng UNC đƣợc khách hàng sử dụng phổ biến vì nó
là hình thức thanh tốn có quy trình thanh tốn đơn giản, hơn nữa nó cịn đƣợc
áp dụng trong hầu hết các nghiệp vụ thanh toán: thanh toán nội bộ, thanh toán bù
trừ... Phạm vi thanh tốn của nó cũng rất rộng: thanh toán cùng hệ thống, khác hệ
thống, cùng tỉnh, khác tỉnh.
Quy trình thanh tốn lệnh chi hay UNC (xem sơ đồ 2.1 và 2.2).

Trƣờng hợp 1: Ngƣời chi trả và ngƣời thụ hƣởng cùng mở

tài khoản tại một Ngân hàng
Ngƣời chi trả

Ngƣời thụ

(Ngƣời phát lệnh

hƣởng (Ngƣời

(4)

(2)
(3)

Tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán

Sơ đồ 2.1: Thanh toán UNC cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

10


1
- Ngƣời mua gửi lệnh chi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán
2

- Ngƣời bán giao hàng cho ngƣời mua

3

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi giấy báo nợ cho ngƣời
mua
4
bán

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn gửi giấy báo có cho ngƣời


Trƣờng hợp 2: Ngƣời chi trả và ngƣời thụ hƣởng mở tài
khoản tại hai ngân hàng khác nhau:
Ngƣời chi trả

(1)

hƣởng

(Ngƣời phát lệnh)

(3)

(2)

Tổ chức cung ứng

Ngƣời thụ

(5)
(4)

Tổ chức cung ứng


DVTT phục vụ

DVTT phục vụ

ngƣời chi trả

ngƣời thụ hƣởng

Sơ đồ 2.2: Thanh toán UNC khác tổ chức cung ứng dịch vụ
(1) Ngƣời thụ hƣởng giao hàng hoá, dịch vụ cho ngƣời mua
(2 ) Ngƣời chi trả gửi lệnh chi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
(3) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi giấy báo Nợ cho ngƣời
chi trả

(4) Chuyển tiền sang tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ
ngƣời
thụ hƣởng



(5)
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Có cho ngƣời thụ
hƣởng.

Ủy nhiệm thu

Ủy nhiệm thu là giấy ủy nhiệm do ngƣời hƣởng lập nhờ ngân hàng thu hộ
tiền của ngƣời mua hàng đối với khối lƣợng hàng hóa đã giao dịch hay dịch vụ
đã cung ứng. Thông thƣờng, ngân hàng thực hiện ủy nhiệm thu khi bên trả tiền



và bên nhận tiền có ký kết hợp đồng thanh toán theo phƣơng thức này (xem sơ
đồ 2.3).
11

(1)

Ngƣời bán

(Chi trả)

(Thụ hƣởng)
(4)

Ngƣời mua

(3)

(2)

Tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán

Sơ đồ 2.3: Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
(1) Ngƣời bán giao hàng cho ngƣời mua
(2) Ngƣời bán lập nhờ thu gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
(3) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Nợ cho ngƣời mua.
(4) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán gửi báo Có cho ngƣời bán




Thƣ tín dụng:

Thƣ tín dụng (TTD) là hình thức thanh tốn theo sự thoả thuận giữa hai bên
bán và mua trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả
phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng
đã ký.
Thƣ tín dụng thƣờng dùng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản
ở hai ngân hàng khác nhau, có thể cùng hoặc khác hệ thống (trƣờng hợp khác hệ
thống thì nơi ngân hàng bên bán đóng trụ sở phải có ngân hàng cùng hệ thống với
ngân hàng mở TTD và tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng bên bán). Mỗi
TTD chỉ đƣợc dùng để thanh toán cho một ngƣời thụ hƣởng. Thời hạn hiệu lực
của một TTD là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở TTD. Mức tiền
tối thiểu cuả một TTD là 10 triệu đồng. Nếu khơng sử dụng hết tiền thì trả lại tài
khoản đơn vị mở TTD, TTD không đƣợc thanh toán bằng tiền mặt.


×