Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bò thịt lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.17 KB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯỜNG

XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY
TRÌ VÀ TĂNG KHỐI LƯỢNG Ở BỊ THỊT LAI
Chun ngành:

Chăn ni

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS . Vũ Chí Cương
2. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.Vũ Chí Cương và PGS.TS Bùi Quang Tuấn
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn
Dinh Dưỡng, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục các bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị.......................................................................................................................... vii
Danh mục hình............................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis Abstract.............................................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục đích của đề tài...................................................................................................... 1

1.3.

Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................... 2


1.3.1.

Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 2
2.1.

Nhu cầu năng lượng cho bò thịt và các yếu tố ảnh hưởng..................3

2.1.1.

Nhu cầu năng lượng cho duy trì.......................................................................... 4

2.1.2.

Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng..................................................... 6

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho duy trì...............8

2.2.

Tình hình nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho bị thịt trong và

ngồi nước.................................................................................................................... 10

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................... 10

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................... 15

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 17
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 17

3.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................... 17

3.3.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 17

iii


3.4.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 17

3.4.1.


Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng của bị thịt

lai bằng thực nghiệm............................................................................................... 17
3.4.2.

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng của bị thịt

lai từ các thí nghiệm đã cơng bố kết quả...................................................... 26
Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................ 28
4.1.

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bị thịt lai..................... 28

4.1.1.

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bị thịt lai bằng

thực nghiệm.................................................................................................................. 28
4.1.2.

Hiệu chỉnh nhu cầu năng lượng cho duy trì của bị thịt lai................. 33

4.1.3.

Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bị thịt lai từ các

thí nghiệm đã cơng bố kết quả........................................................................... 37
4.2.

Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng của bò thịt lai 41


4.2.1.

Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng của bò thịt lai bằng

thực nghiệm.................................................................................................................. 41
4.2.2.

Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng của bò thịt lai từ

các thí nghiệm đã cơng bố kết quả.................................................................. 42
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 54
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 54

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 54

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 55
Phụ lục.............................................................................................................................................. 62

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


ADF

Xơ không tan trong mơi trường axít

Ash

Khống tổng số (tro)

CF

Xơ thơ

CHCP4

Thể tích khí methane sinh ra (lít)
Protein thơ

DE

Năng lương tiêu hóa

DM

Vật chất khơ

EE

Mỡ thơ


FHP

Lượng nhiệt sản xuất ra khi đói

GE

Năng lượng thơ

Hệ số km

Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì

HI

Năng lượng gia nhiệt của khẩu phần (thức ăn)

HP

Lượng nhiệt sản xuất ra

ME

Năng lượng trao đổi

MEg

năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng (Mj/kg tăng khối lượng)

MENm


Năng lượng trao đổi cho duy trì
Lượng nitơ bài tiết trong nước tiểu (g)

NDF

Xơ khơng tan trong mơi trường trung tính

NE

Năng lượng thuần

NEm

Năng lượng thuần cho duy trì

OM

Chất hữu cơ

P

Độ tin cậy

R2

Hệ số xác định

VCO2

Thể tích CO2 thải ra (lít)


VO2

Thể tích ơ xy tiêu thụ (lít)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phương trình dùng để tính NEm (MJ/d) trong bốn hệ thống dinh dưỡng #. 5
Bảng 2.2. Phương trình sử dụng để tính nhu cầu NE cho tăng trọng#...........7
Bảng 2.3. Nhu cầu ME cho duy trì của bò thịt từ 4 hệ thống dinh dưỡng và từ
các nghiên cứu của AFBI sử dụng số liệu từ buồng hơ hấp (Giả sử
khối lượng bị là 500kg và km = 0,71)......................................................... 11
Bảng 2.4. Nhu cầu ME cho duy trì ở bị thịt được cơng bố trên thế giới từ 1989 12
Bảng 2.5. Nhu cầu ME cho duy trì ở bị thịt sinh trưởng được cơng bố trên
thế giới từ 1989...................................................................................................... 13
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2................................................................................... 23
Bảng 3.2. Tóm tắt số liệu của 59 cá thể bị trong các thí nghiệm khác nhau
26

Bảng 4.1. Kết quả trao đổi đói ở sáu bị thí nghiệm................................................. 28
Bảng 4.2. Kết quả trao đổi đói bình qn ở bị thí nghiệm.................................. 29
Bảng 4.3. Kết quả tính nhu cầu năng lượng duy trì cho bị thịt lai trong thí
nghiệm hiệu chỉnh 2............................................................................................ 34
Bảng 4.4. Kết quả tính nhu cầu năng lượng duy trì cho bị thịt lai trong thí
nghiệm hiệu chỉnh 3............................................................................................ 36
Bảng 4.5. Kết quả tính nhu cầu năng lượng duy trì cho bị thịt lai từ số liệu vỗ
béo của 59 cá thể bò........................................................................................... 38
Bảng 4.6. Kết quả tính nhu cầu năng lượng duy trì cho bị thịt lai từ số liệu tổng

hợp tồn bộ các thí nghiệm............................................................................ 39

Bảng 4.7. Nhu cầu ME cho tăng khối lượng (Mj ME/kg tăng khối lượng)
thí nghiệm2............................................................................................................... 41
Bảng 4.8. Nhu cầu ME cho tăng khối lượng(Mj ME/kg tăng khối lượng)
thí nghiệm 3.............................................................................................................. 42
Bảng 4.9. Nhu cầu năng lượng ME cho tăng khối lượng của bị thịt lai tính từ số
liệu vỗ béo của 59 cá thể bò............................................................................ 43
Bảng 4.10. Nhu cầu năng lượng ME cho tăng khối lượng của bò thịt lai ở tất cả

các thí nghiệm ni dưỡng............................................................................. 44
Bảng 4.11. Tổng nhu cầu năng lượng trao đổi (cho duy trì + sản xuất) lý thuyết

và tổng nhu cầu năng lượng trao đổi (cho duy trì + sản xuất) từ
nghiên cứu này...................................................................................................... 45
Bảng 4.12. Quan hệ giữa tăng khối lượng thực tế và các tổng ME lý thuyết ăn
vào, tổng ME tính được trong nghiên cứu này
47
Bảng 4.13. Quan hệ giữa các tổng ME lý thuyết ăn vào và tổng ME tính được
trong nghiên cứu này.......................................................................................... 50

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1. Quan hệ giữa khối lượng bị đực và nhu cầu ME cho duy trì tính theo

4 hệ thống dinh dưỡng........................................................................................ 6
Đồ thị 2.2. Quan hệ giữa khối lượng bò đực và ME g – năng lượng trao đổi cho


tăng khối lượng (MJ/kg tăng khối lượng) tính từ 4 hệ thống dinh
dưỡng........................................................................................................................... 7
Đồ thị 2.3. Quan hệ giữa lượng ME ăn vào và cân bằng năng lượng ở bò thịt
.............................................................................................................................................................. 11

Đồ thị 4.1. Tăng khối lượng tính theo nhu cầu năng lượng của bị Brahman Thái

Lan

48

Đồ thị 4.2. Tăng khối lượng tính theo nhu cầu năng lượng của bò địa phương

Thái Lan..................................................................................................................... 48
Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng tính theo nhu cầu năng lượng của bò lai Thái Lan
.............................................................................................................................................................. 49

Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng tính theo nhu cầu năng lượng của bị thịt của
NRC,2000.................................................................................................................. 49
Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng tính theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi. .50
Đồ thị 4.6. Tổng ME lý thuyết tính theo nhu cầu năng lượng của bị Brahman

Thái Lan..................................................................................................................... 51
Đồ thị 4.7. Tổng ME lý thuyết tính theo nhu cầu năng lượng của bò địa phương

Thái Lan..................................................................................................................... 51
Đồ thị 4.8. Tổng ME lý thuyết tính theo nhu cầu năng lượng của bò lai Thái Lan 52

Đồ thị 4.9. Tổng ME lý thuyết tính theo nhu cầu năng lượng của bị thịt của

NRC, 2000................................................................................................................. 52

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.

Phịng khí hậu học và bố trí thí ngiệm ......................................................... 19

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Hường
Tên Luận văn: “Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng
khối lượng ở bị thịt lai”.
Ngành: Chăn ni

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bị
thịt lai bằng phương pháp đo tổng nhiệt sản xuất trong buồng hơ hấp và phân
tích kết quả của các thí nghiệm về ni dưỡng bị thịt lai đã được tiến hành.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có hai nội dung chính
- Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì của bị thịt lai.
- Xác định nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng của bò thịt lai.

Nguyên vật liệu
06 bò đực Lai Sind, khối lượng bình quân 145,54kg, 14-15 tháng tuổi được sử
dụng trong nghiên cứu và buồng hô hấp (Respiration chamber – Hãng Columbus – USA).

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 1: Để xác định nhu cầu năng lượng
duy trì cho bị thịt lai, chúng tơi sử dụng 6 bị đực Lai Sind, khối lượng bình qn
145,54kg, 14-15 tháng tuổi. Thí nghiệm được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1
là giai đoạn để xác định nhiệt sản xuất ra (HP - Heat production). Giai đoạn 2 là giai
đoạn để xác định nhu cầu cho duy trì hay nhiệt sản xuất lúc đói (Fasting heat
production – FHP). Ở giai đoạn 2, gia súc thí nghiệm được đo FHP liên tục trong thời
gian 2 ngày và giá trị trung bình của các lần đo này là nhu cầu cho duy trì của bị.
Phương pháp tiến hành đối với nội dung 2: nội dung này chúng tôi vẫn sử dụng
các số liệu ở nội dung 1 để phân tích và tính nhu cầu cho tăng khối lượng ở bị thịt lai.

Kết quả chính và kết luận
Nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bò thịt lai Việt
Nam như sau: MEm: 0,52 Mj/kgW0,75, NEm: 0,367 Mj/kgW0,75 và ME cho tăng
khối lượng: 27,487 Mj/kg tăng khối lượng.
viii


DESERTATION ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Huong
Thesis

title:

“Determination


of

energy

requirements

for

maintenance and growth of crossbred beef cattle”.
Major: Animal Science

Code: 60.62.01.05

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
Determination of energy requirements for maintenance and growth
of crossbred beef cattle using data from fasting heat production measured
in the respiration chamber and data obtained from previous feeding trials.
Materials and Methods
This disertation contained two main issues
- Determining the energy requirement for maintenance of crossbred beef cattle.

- Determining the energy requirement for body weight gain of
crossbred beef cattle. Materials
06 Lai Sind bulls with the average weight of 145,54kg, 14-15 months old and
respiration chamber (Columbus-USA Company) were used in this study. Data from
previous feeding experiments also were used for comparison and analysis.

Research methods
For determining the energy requirement for maintenance of crossbred beef cattle.

6 LaiSind bulls with the average weight of 145,54kg and 14-15 months old were
used. The experiment contained 2 stages: In the first stage, heat production (HP) was
determined, while in the second phase, fasting heat production or energy requirement
for maintenance was continuously measured for 2 days to calculate the average value.

For determining the energy requirement for body weight gain of
crossbred beef cattle, all data including data obtained in determining the energy
requirement for maintenance of crossbred beef cattle and data from a series of
previous feeding experiments were used for analysis and comparison.

Main findings and conclusions
Net energy and motabolizable energy requirements for maintenance of
crsossbred beef cattle of Vietnam were 0.367 Mj/kgW 0.75 and 0.52 Mj/kgW 0.75,
respectively. Motabolizable energy requirement for body weight gain of
crsossbred beef cattle of Vietnam was 27.487 Mj/kg weight gain.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mấy năm gần đây ngành chăn ni bị thịt là ngành được Chính phủ ta
đưa vào chương trình giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Dự án chăn ni
bị thịt được mở rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước. Nhờ sự quan tâm
đó của Chính phủ mà năm 2015, tổng đàn bị cả nước ước khoảng 5,3 triệu
con, trong đó tỷ lệ bò lai và lai chuyên thịt chiếm tương đối thấp, khoảng 3840% tùy theo vùng (Cục Chăn nuôi, 2015). Quyết tâm của Chính phủ trong
việc phát triển đàn bò thịt nước ta cả về số lượng và chất lượng được thể
hiện trong quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 01 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ. Theo đó đến năm 2020, đàn bò thịt cả nước đạt
khoảng 12,5 triệu con, trong đó tỷ lệ bị lai và lai chuyên thịt đạt trên 50%, sản

lượng thịt bò ước đạt 200.000 tấn, chiếm tỷ lệ 4% trong tổng sản lượng thịt
xẻ các loại. Cũng nhờ sự quan tâm đầu tư đó của chính phủ mà trong vài
năm trở lại đây, đàn bị thịt nước ta đã phát triển nhanh chóng.
Để chăn ni bị thịt phát triển một cách có hiệu quả thì trong chăn ni
thức ăn chiếm một vị trí rất quan trọng, chi phí thức ăn đóng vai trị quyết định
đến lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Bởi vậy, việc xác định nhu cầu năng lượng
cho duy trì và tăng khối lượng ở bò thịt lai là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn khẩu
phần ăn cho bò thịt nuôi trong điều kiện Việt Nam là rất cần thiết, cho phép
chúng ta xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối phù hợp với bị thịt, giúp người
chăn ni bị thịt nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ đó tiết kiệm được thức ăn, giảm
được chi phí ni dưỡng. Vì các lý do nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bị thịt Lai”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng khối lượng ở bị
thịt lai bằng phương pháp đo tổng nhiệt sản xuất trong buồng hô hấp và phân
tích kết quả của các thí nghiệm về ni dưỡng bị thịt lai đã được tiến hành.

1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu thu được của đề tài là cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng
tiêu chuẩn ăn của nhóm bị lai ni thịt tại Việt Nam.
1


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên kết quả thu được của đề tài các cơ sở chăn nuôi sẽ
đưa ra được chế độ ni dưỡng thích hợp cho nhóm bị lai nuôi thịt
để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BÒ THỊT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG
Số lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc được gọi bằng thuật
ngữ nhu cầu dinh dưỡng hay tiêu chuẩn ăn. Gia súc cần năng lượng để duy
trì trạng thái sinh lý sinh hóa của cơ thể và để sản xuất (thịt, sữa, nuôi thai).
Theo định nghĩa của Donald et al . (2002) thì nhu cầu năng lượng cho duy trì
của 1 gia súc là lượng năng lượng cần thiết để gia súc đó duy trì trạng thái
cơ thể ổn định, khơng sản xuất (không cho sữa, không tăng khối lượng,
không nuôi thai ...) và không đi lại hoặc làm bất cứ việc gì. Mặc dù chỉ là khái
niệm khoa học thuần túy Donald et al. (2002) và không chặt chẽ (Van Soest,
1994), khái niệm năng lượng duy trì vẫn được tất cả các hệ thống dinh
dưỡng hiện hành sử dụng để xác định tiêu chuẩn ăn cho gia súc, gia cầm.

Nhu cầu năng lượng cho sản xuất là lượng năng lượng cần thiết cho
các quá trình sản xuất thịt, sữa và nuôi thai của gia súc. Trong vài thập kỷ
qua, việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của bò được thực
hiện chủ yếu bởi một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia và do đó
tất cả các hệ thống dinh dưỡng hiện nay trên thế giới đều được xây dựng
từ các khu vực này. Đối với các khu vực còn lại trên thế giới, hầu hết đều
áp dụng những hệ thống dinh dưỡng trên để xây dựng khẩu phần ăn.
Tổng nhu cầu năng lượng của 1 gia súc hay 1 gia cầm chính là tổng các nhu
cầu cần cho duy trì và sản xuất của gia súc hay gia cầm đó. Ở bị nói chung, nhu cầu
năng lượng cho duy trì chiếm từ 34 đến 59 % tổng nhu cầu năng lượng Donald et al.
(2002) và nhu cầu này phụ thuộc rất nhiều vào loại hình sản xuất (Ferrel and Jenkins,
1987). Ví dụ như ở bị cái sinh sản hướng thịt, nhu cầu năng lượng cho duy trì chiếm

khoảng 70% tổng nhu cầu hàng ngày, trong khi giá trị này là 90% đối với bò đực
giống và dưới 40% đối với bò đang sinh trưởng. Điều này cho thấy, sự thành cơng
trong chăn ni bị, ở bất kỳ hệ thống chăn nuôi nào đều phụ thuộc rất lớn vào kiến
thức và sự hiểu biết về nhu cầu cho duy trì này.

Theo Donald et al. (2002), có 4 phương pháp có thể sử dụng để xác định

3


nhu cầu năng lượng cho duy trì ở gia súc nhai lại là: (1) Đo nhiệt lượng trực tiếp
(Animal Calorimetry); (2) Đo nhiệt lượng gián tiếp thông qua hô hấp (Indirect
calorimetry); (3) Đo năng lượng tích lũy bằng kỹ thuật cân bằng carbon-nitơ; và
(4) Đo năng lượng tích lũy bằng kỹ thuật giết mổ so sánh (Comparative Slaughter
Technique). Mỗi phương pháp tiến hành trên đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống dinh dưỡng đang được sử dụng
rộng rãi trên thế giới như AFRC (1993), NRC (1988, 2001), INRA (1989)...

đều dựa vào các thí nghiệm trong buồng hơ hấp (respiratory chamber) để xây
dựng hoặc chuẩn hóa các bảng nhu cầu năng lượng cho duy trì và sản xuất
của bị. Trong phương pháp này, lượng nhiệt sản sinh từ q trình trao đổi
đói (FHP-fasting heat production) của gia súc được đo bằng phương pháp đo
nhiệt lượng trong buồng hô hấp cộng với lượng nhiệt thải ra trong nước tiểu.
FHP được tất cả các hệ thống dinh dưỡng trên dùng làm cơ sở để xác định
nhu cầu năng lượng thuần (NE) cho duy trì của con vật (NE m). Do có khác
nhau giữa điều kiện thí nghiệm trong buồng hơ hấp và điều kiện ni dưỡng
bình thường, một số hệ thống dinh dưỡng (NRC, 1988; INRA, 1989) lấy giá trị
FHP cộng thêm 10% là nhu cầu cho duy trì, trong khi ở một số hệ thống khác
(Van Es, 1978) coi FHP chính là nhu cầu năng lượng cho duy trì.


2.1.1. Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Trong bốn hệ thống dinh dưỡng nhu cầu NE cho duy trì (NE m) ở bị đực,
đực thiến và bị cái đang ni con được tính trên khối lượng cơ thể gia súc. Các
phương trình của AFRC (1993) được đưa ra dựa trên kết quả các số liệu trao đổi
đói (fasting metabolism) ở bị thịt và bị cái cạn sữa cộng thêm chi phí năng
lượng cho các hoạt động để bù đắp phần năng lượng tiêu hao do đi lại.

Quan hệ phi tính kiểu đường cong chứng tỏ rằng NE m (MJ/kg

0,75)

giảm khi khối lượng tăng lên nghĩa là gia súc non cần nhiều năng lượng
cho duy trì cho 1 kg khối lượng cơ thể hơn gia súc trưởng thành. Ví dụ
một bị đực thiến hoặc một bị cái cho con bú có khối lượng 200, 400 và
600 kg, giá trị NEm tính được là: 0,356, 0,343 và 0,337 MJ/kg 0,75.
Hệ thống AFRC (1993) cũng phát hiện ra rằng bị đực có tốc độ trao đổi
chất cao hơn bị cái và bò đực thiến nên nhu cầu NE m (MJ/kg0,75 ) tính được trên
bị đực thiến và bị cái phải được cộng thêm 15 % khi tính nhu cầu này cho bò
đực, hệ thống của SCA (1990) đã phát hiện thấy ảnh hưởng của tuổi và loại gia
4


súc (đực và đực thiến, bò cái đang cho con bú...) đến nhu cầu NE m (MJ/kg0,75).
Một khác biệt duy nhất chỉ có ở SCA (1990) là NE m (MJ/kg0,75 ) tăng lên cùng với
tăng lượng thức ăn ăn vào. SCA (1990) cũng đưa thêm yếu tố giống vào nhu cầu
cho duy trì (1,2 cho bị Bos Indicus, 1,4 cho bò Bos Taurus) .

Tuy vậy, NEm (MJ/kg0,75) trong hai hệ thống (NRC, 2000; INRA, 1989) lại
chỉ có một giá trị cố định, khơng có hiệu chỉnh cho ảnh hưởng của tuổi, loại
gia súc hay giống. Hệ thống NRC (2000) lại hiệu chỉnh NE m (MJ/kg0,75) cho ảnh

hưởng của nhiệt độ ngoài trời đến tốc độ trao đổi chất (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Phương trình dùng để tính NEm (MJ/d)
trong bốn hệ thống dinh dưỡng #
Hệ thống
(a) Bò đực và đực thiến
AFRC (1993)
INRA (1989) ##
SCA (1990)
NRC (2000)
(b) Bị cái ni con
AFRC (1993)
INRA (1989)
SCA (1990)
NRC (2000)
#

A = Tuổi (năm; C = 1,0 cho con cái, đực thiến, 1,15 cho con đực; K = 1,2 cho Bos Indicus, 1,4

for Bos Taurus; M = 1 + 0,23* % DE từ sữa = 1 + 0,26 – Ba, B = 0,015cho cừu và 0,01 cho bê, a = tuần tuổi;
MEp = Số lượng ME của khẩu phần được sử dụng trực tiế cho mục đích sản xuất; Tp = Nhiệt độ mơi
trường.
##Cho

bị sing trưởng v vỗ béo; đối với gia súc có chửa : NEm (MJ/kg0,75) = 0,289 LW0,75.,LW: khối lượng.

Quan hệ giữa khối lượng của bị đực và MEm tính từ bốn hệ
thống dinh dưỡng ở đồ thị 2.1.

5



MEm (MJ/d)
Đồ thị 2.1. Quan hệ giữa khối lượng bò đực và nhu cầu ME cho duy trì tính
(MEm (MJ/day): Năng lượng cho duy trì (MJ/ngày); Liveweight: Khối lượng)
So với ba hệ thống khác, MEm tính từ AFRC (1993) cao hơn so với giá trị
này của INRA (1989) và NRC (2000) . Giá trị này cũng cao hơn giá trị của SCA
(1990) khi khối lượng của bò đực cao hơn 400 kg, mặc dù khi khối lượng bò đực
dưới 400 kg thì các giá trị MEm tính từ AFRC (1993) và SCA (1990) tương đương.
2.1.2. Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng
Hiện nay có nhiều cách tính nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng ở bò
tuy nhiên thường dùng các phương trình ước tính nhu cầu NE cho tăng khối
lượng của bò sinh trưởng ở bốn hệ thống được trình bày ở bảng 2.2. Trong các hệ
thống AFRC (1993), SCA (1990) và NRC (2000), NEg được tính từ khối lượng
cơ thể và tăng khối lượng. AFRC (1993) có hiệu chỉnh theo loại gia súc và độ
thành thục.
Nhìn chung trong AFRC (1993) nhu cầu năng lượng cho 1kg tăng khối
lượng cao nhất cho gia súc ở giai đoạn đầu thành thục, tiếp đó là gia súc đang
thành thục và cuối cùng là gia súc đã thành thục. Trong hệ thống AFRC (1993)
bò tơ cần nhiều năng lượng hơn bò thiến và bị đực để tăng 1kg khối lượng. Cách
tính NEg chính xác nhất là cách tiếp cận của INRA (1989), ở đây NEg được ước
tính từ số lượng protein và mỡ được tích lũy trong cơ thể. Tuy nhiên độ chính xác
cịn phụ thuộc vào việc ước tính chính xác protein và mỡ được tích lũy hàng ngày.
6


Bảng 2.2. Phương trình sử dụng để tính nhu cầu NE cho tăng trọng #
Hệ thống
AFRC (1993)
INRA (1989)

SCA (1990)
NRC (2000)
#

C = 0,70 đến 1,30 cho độ thành thục khác nhau (sớm, trung bình và muộn) của các loại gia

súc khác nhau (bò đực, bò thiến, bò tơ);R = Hiệu chỉnh cho tốc độ sinh trưởng hay tăng/giảm
khối lượng; P = Khối lượng/khối lượng tham khảo tiêu chuẩn

Quan hệ giữa khối lượng bị đực và MEg (Mj/kg tăng khối
lượng) tính từ 4 hệ thống được trình bày trong đồ thị 2.2.
80

MEg (MJ/kg)

70
60

50
40
30
20
10

0

Đồ thị 2.2. Quan hệ giữa khối lượng bò đực và ME g – năng lượng trao đổi cho
tăng khối lượng (MJ/kg tăng khối lượng) tính từ 4 hệ thống dinh dưỡng

Khi so sánh với các hệ thống khác ME g (Mj/kg tăng khối lượng) ở bò

đực thiến còn non tính từ AFRC (1993) cao hơn giá trị này của INRA
(1989) và NRC (2000), trong khi ME g cho bò đực thiến già hơn các tính
tốn từ AFRC (1993) cũng tương tự như giá trị này tính theo INRA (1989).
7


2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho duy trì
2.1.3.1. Thể trạng
Trong tất cả các hệ thống năng lượng được sử dụng gần đây, nhu cầu
năng lượng cho duy trì thường tính trên khối lượng cơ thể của gia súc.
Nghiên cứu của Noblet et al.(1998) báo cáo rằng cường độ trao đổi chất phụ
thuộc vào khối lượng nạc trong cơ thể (protein) nhiều hơn vào cơ thể nói
chung. Nghiên cứu của Pullar and Webster (1974) cũng đưa ra một kết quả
tương tự trong cùng một giống chuột. Mặt khác, với cùng một lượng thức ăn
ăn vào, tổng nhiệt lượng sinh ra (Mj/ngày) từ lượng mỡ và nạc ở chuột là
như nhau mặc dù lượng mỡ cơ thể khác nhau giữa các cá thể có cùng lượng
nạc như nhau Ramsey et al.(1998). Nghiên cứu về năng lượng trao đổi cho
duy trì ở chuột Zucker của Pullar and Webster (1977) đã cho thấy ME duy trì
đối với gia súc cho nạc cao hơn đối với gia súc cho mỡ.
Bò được vỗ béo khi điểm thể trạng dưới 2 hoặc trên 4,5 (Mulvanny,
1977), hoặc cho ăn hạn chế sẽ thay đổi điểm thể trạng. Trong khi FHP – sản
xuất nhiệt lúc đói (MJ/kg0,75) cao hơn đáng kể về mặt thống kê ở bị có điểm
thể trạng thấp so với bị có điểm thể trạng cao, bởi vì giá trị năng lượng cho
protein duy trì cao hơn so với mỡ. Theo Agnew and Yan (2000), nhiệt lượng
trao đổi đói (MJ/kg0,75) có mối tương quan chặt chẽ với điểm thể trạng (từ 1
đến 5) (R2 =0,83, n=28), điều này nói lên rằng nhiệt lượng trao đổi đói của gia
súc có điểm thể trạng 1 là 0,483 MJ/kg 0,75 và cứ tăng điểm thể trạng lên 1 đơn
vị thì nhiệt lượng trao đổi đói giảm đi 0,029 MJ/kg 0,75.
Những phát hiện trên ủng hộ quan điểm của Oldham and Emmans (1990),
phần lớn chi phí năng lượng cho duy trì các mơ là để duy trì các quá trình tổng

hợp, phân giải và thay thế phần mô của cơ thể xảy ra liên tục do sự thay thế liên
tục các mô bào. Quá trình này đặc biệt mạnh mẽ với protein, mặc dù rất biến
động nhưng là quá trình quan trọng thường xuyên diễn ra (Reed, 1989). Các mô
mỡ ở gia súc được cho ăn đều đặn mặc dù các tỷ lệ các axit béo nhất định bị
thay thế bắt buộc (Oldham and Emmans, 1990). Chi phí năng lượng để duy trì
protein của cơ thể cao hơn chi phí duy trì các mơ mỡ.

2.1.3.2. Hàm lượng xơ trong khẩu phần
Tất cả các hệ thống năng lượng hiện hành cho bò đều giả thiết rằng hàm
lượng xơ trong khẩu phần không ảnh hưởng đến năng lượng thuần cho duy trì.
8


Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng tăng hàm lượng xơ trong
khẩu phần có thể dẫn đến tăng tốc độ trao đổi chất cho duy trì. Bị ăn khẩu
phần xơ cao tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhằm đảm bảo đủ lượng các chất
dinh dưỡng ăn vào so với bò ăn khẩu phần xơ thấp Reynold et al.(1991), điều
này đã dẫn đến làm tăng kích thước đường tiêu hóa, tăng hoạt động nhai lại
và tăng khả năng sản sinh axit axetic ở dạ cỏ của gia súc. Tất cả các nhân tố
này đều làm tăng khối lượng đường tiêu hóa (Reynolds, 1996) và kết quả là
tăng tốc độ trao đổi chất cho duy trì. Gia súc ăn khẩu phần xơ cao còn làm
tăng hoạt động trao đổi chất ở các cơ quan nội tạng.
Tăng hàm lượng xơ khẩu phần cịn ảnh hưởng đến hệ số k m, vì hệ số km
được ước tính từ năng lượng ME trong hệ thống ME của Anh. Hàm lượng xơ
trong khẩu phần cao sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa năng lượng dẫn đến năng lượng
trao đổi giảm Beever et al. (1988) và làm tăng năng lượng thải ra từ khí methane
Yan et al. (1999). Ảnh hưởng của khẩu phần xơ đến tốc độ trao đổi chất cho duy
trì và hệ số km có thể là lý do giải thích rằng khẩu phần xơ cao đòi hỏi ME m cao
hơn so với khẩu phần xơ thấp. Điều này đã được minh chứng bằng một số
nghiên cứu trên bò thịt Beever et al. (1988); Reynolds et al. (1991).


2.1.3.3. Hoạt động chăn thả
Chăn thả là một trong những khâu quan trọng trong chăn nuôi bò thịt và
đây cũng là hoạt động khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Với cùng một
lượng thức ăn ăn vào, gia súc chăn thả tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với gia
súc nuôi nhốt. Theo Adam et al. (1984), để ăn 1 kg VCK thức ăn viên, cỏ khô hay
đồng thời cùng với chăn thả gia súc cần tiêu thụ năng lượng tương ứng là 0,23;
1,03 hay 3,42kJ/kg khối lượng sống. Sở dĩ bò chăn thả tiêu thụ năng lượng cao
hơn là vì bị chăn thả cần nhiều thời gian trong việc lựa chọn và đưa thức ăn vào
miệng. Trong điều kiện chăn thả quảng canh, năng lượng thuần cho duy trì tăng
khoảng 30 – 40% vì gia súc cần nhiều thời gian ăn và đi lại Langlands et al.
(1963). Ngồi ra, bị chăn thả đang trong thời kỳ vắt sữa đòi hỏi đi lại với khoảng
cách gấp hai lần. Theo ARC (1980), tiêu hao năng lượng cho việc di
chuyểnngang và dốc trong khoảng 1km là 2,0 hoặc 28kJ/kg khối lượng cơ thể.
NRC (1988) đã tăng 10% nhu cầu năng lượng cho duy trì ở bị chăn thả trên
đồng cỏ tốt và 20% ở bò chăn ở đồng cỏ chất lượng kém, vậy là năng lượng
thuần cho duy trì tăng từ 10 đến 20% đối với bò sữa chăn thả trên đồng cỏ, tùy
thuộc vào chất lượng cỏ trên bãi chăn thả. SCA (1990) gợi ý rằng năng lượng
9


thuần cho duy trì đối với bị sữa chăn thả tăng trong khoảng 10-20% ở điều
kiện chăn thả trên đồng cỏ có chất lượng tốt và lên tới 50% ở điều kiện chăn
thả trên đồng cỏ quá kém. Tuy nhiên, chi phí năng lượng cho các hoạt động
chăn thả khơng có trong hệ thống ME của Anh (AFRC,1993).

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BÒ THỊT
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong vài thập kỷ qua tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu năng

lượng cho bò thịt phát triển tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Autralia, do đó tất
cả các hệ thống dinh dưỡng hiện nay trên thế giới đều được xây dựng
từ các khu vực này. cụ thể có những nghiên cứu nổi bật sau:

Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nhu cầu ME m của bò
ở các nước nhiệt đới thấp hơn từ 16-17% so với nhu cầu này ở bị
ơn đới Lee et al. (2003); Odai et al. (2005).
Cũng theo Odai et al.(2005), nhu cầu ME m của bò Brahman, trâu, bò địa phương
Thái chỉ bằng 80,71 và 52 % nhu cầu này ở bò đen Nhật Bản và nhu cầu ME m của bò cạn
sữa lai HF chỉ bằng 84% nhu cầu này của bò cạn sữa HF thuần (Agriculture, Forestry and
Fisheries Reseach Council Secreteriat, 1999). NRC (1996) cũng cho rằng nhu cầu ME m
của các giống bò hướng sữa thường cao hơn so với bò hướng thịt. Bên cạnh những
nghiên cứu đó thì Viện sinh học, thực phẩm và nông nghiệp, Bắc Ailen (Agri-Food and
Biosciences Institute – AFBI) cũng có những cơng bố kết quả nghiên cứu về ước tính
nhu cầu năng lượng cho bị thịt

Nghiên cứu về trao đổi chất ở bò thịt (n = 136) đã được tiến hành tại
Viện sinh học, thực phẩm và nông nghiệp, Bắc Ailen (AFBI) trong 15 năm.
Một số số liệu đã được Dawson and Steen (1998), Gordon et al.(1999) sử dụng
để phát triển các mối quan hệ giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tích lũy. Gia
súc sử dụng ở đây ở các loại tuổi, khối lượng và giống khác nhau, chúng được cho
ăn hoặc là các loại cỏ như là loại thức ăn duy nhất trong khẩu (n = 56), hoặc khẩu
phần hỗn hợp cỏ và thức ăn tinh (n = 58) ở các mức cho ăn rất khác nhau.

Quan hệ hồi qui đường thẳng giữa ME ăn vào (MEI, Mj/kg 0,75) và
cân bằng năng lượng (EB, MJ/kg 0,75) cho cả bộ số liệu lớn được trình
bày ở bảng 2.3 và được mơ tả bằng phương trình dưới đây: Cân bằng
2

năng lượng (EB) = 0,574 (0,028) MEI - 0,366 (0,022); R = 0,76; P < 0,001.

10


Bảng 2.3. Nhu cầu ME cho duy trì của bị thịt từ 4 hệ thống dinh
dưỡng và từ các nghiên cứu của AFBI sử dụng số liệu từ buồng hô
hấp (Giả sử khối lượng bò là 500kg và km = 0,71)

AFRC (1993

SCA (1990)

INRA (1989

Energy balance (MJ/kg )0.75

NRC (2000

Đồ thị 2.3. Quan hệ giữa lượng ME ăn vào và cân bằng năng lượng ở bị thịt
Giá trị MEm tính được từ các nghiên cứu của Viện sinh học, thực phẩm và
nông nghiệp, Bắc Ailen (AFBI) là 0,63 Mj/kg 0,75.. Giá trị MEm của AFRC (1993),
SCA (1990), INRA (1989) và NRC (2000) là 0,48, 0,49, 0,52 và 0,45 Mj/kg 0,75, với
giả sử là khối lượng bò đực thiến là 500kg và k m là 0,71 cho khẩu phần điển
hình với ME/GE bằng 0,60 (Bảng 2.3). Các giá trị này chỉ tương ứng bằng 76,

78, 83 và 71% giá trị thu được trong các nghiên cứu của AFBI.
Bên cạnh các phương trình và số liệu do các ủy ban quốc gia công bố, số
liệu về nhu cầu năng lượng cho duy trì (NE m và MEm) của bị thịt cũng đã được
cơng bố rất nhiều. Ở đây chúng ta sẽ xem xét các số liệu có từ năm 1989.

11



Bảng 2.4. Nhu cầu ME cho duy trì ở bị
thịt được công bố trên thế giới từ 1989
Nguồn
Kỹ thuật sử dụng
Calegare và cs. (2007)
Nuôi dưỡng
Calegare và cs. (2007)
Nuôi dưỡng
Calegare và cs. (2007)
Nuôi dưỡng
Calegare và cs. (2007)
Nuôi dưỡng
Reynolds và Tyrrell (2000)

Buồng hô hấp
Laurenz và cs. (1991)
Laurenz và cs. (1991)

Nuôi dưỡng

Reid và cs. (1991)

Nuôi dưỡng

Reid và cs. (1991)

Giết mổ


Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Reid và cs. (1991)

Giết mổ

Montano-Bermudez và cs.

Giết mổ

(1990)
Montano-Bermudez và cs.


Nuôi dưỡng

(1990)
Montano-Bermudez và cs.

(1990)

Nuôi dưỡng

Montano-Bermudez và cs.

(1990)

Ni dưỡng

Montano-Bermudez và cs.

(1990)

Ni dưỡng

Montano-Bermudez và cs.

(1990)
Trung bình

Ni dưỡng

528


0,546

458

0,623

492

0,600
0,583

Ni dưỡng

12


Kết quả cho bò cái thịt và bò thịt sinh trưởng được trình bày ở bảng
2.4 và 2.5. Các kỹ thuật để có được các số liệu về nhu cầu năng lượng
cho duy trì bao gồm: Sản xuất nhiệt khi đói (fasting heat production), hồi
qui đường thẳng giữa năng lượng được giữ lại trong các sản phẩm (sữa,
thịt, tăng khối lượng) và ME ăn vào; và hồi qui đường thẳng giữa lượng
thức ăn ăn vào, nhiệt sản xuất ra với ME ăn vào. Các bộ số liệu cho hồi
qui đường thẳng được thu thập từ các thí nghiệm ni dưỡng, các thí
nghiệm giết mổ so sánh hoặc các thí nghiệm trong buồng hô hấp.

Bảng 2.5. Nhu cầu ME cho duy trì ở bị thịt sinh trưởng
được cơng bố trên thế giới từ 1989
Nguồn tài liệu


Kỹ thuật

NEm
MEm
(MJ/kg0,75) (MJ/kg0,75)

sử dụng

Chizzotti và cs. (2008)

Giết mổ

Chaokaur và cs. (2007)

Head hood

Chizzotti và cs. (2007)

Giết mổ

0,314

0,468
0,456

0,298

0,420

Nuôi


Paul và Patil (2007)
Derno và cs. (2005)

Buồng hô

Tedeschi và cs. (2002)
Tedeschi và cs. (2002)

hấp
Nuôi
dưỡng
Giết mổ
Giết mổ

Campeneer và cs. (2001)

Giết mổ

Kim và cs. (2004)

Gordon và cs. (1999)
Dawson và Steen (1998)

Nicolae và
Burlacu (1995)
Nicolae và
Burlacu (1995)
Hotovy và cs. (1991)
Montano-Bermudez

và cs. (1990)
Trung bình

0,493

dưỡng
0,536
0,520
0,323
0,323
0,507

Buồng hơ

0,469
0,492
0,704
0,620

hấp
Buồng hơ

0,614

hấp
Buồng hô

0,578

hấp

Buồng hô

0,610

hấp
Buồng hô

0,452

hấp
Nuôi
dưỡng

0,604
0,353

13

0,536


Giá trị MEm cho bò cái thịt ở bảng 2.4 dao động từ 0,444 đến 0,707,
trung bình: 0,583 (sd: 0,0605) MJ/kg 0,75. Những giá trị thấp: 0,444 Laurenz
et al. (1991) , 0,490 Montano-Bermudez et al.(1990) và 0,503 (Reynolds and
Tyrrell, 2000), gần với các giá trị của NRC (2000), AFRC (1993), SCA (1990)
và INRA (1989) (0,45, 0,47, 0,49 và 0,51 MJ/kg 0,75), khi giả sử rằng km là 0,72
và khối lượng là 500kg. Tuy nhiên, các giá trị ME m cao trong các nghiên
cứu của Reid và cộng sự (1991), Calegare et al.(2007) cao hơn 25% hoặc
hơn so với các giá trị được khuyến cáo trong các hệ thống dinh dưỡng.
Giá trị bình quân MEm: 0,583MJ/kg0,75 từ các tài liệu tham khảo trong

bảngcao hơn các giá trị khuyến cáo của NRC (2000), AFRC (1993), SCA
(1990) và INRA (1989 tương ứng 30, 24, 19 và 14.
Kết quả tương tự cũng thấy ở bảng 2.5 đối với bò thịt đang sinh trưởng.
Các giá trị ME m thu được chủ yếu trên bò đực, bò đực thiến, bò tơ từ bò thịt,
bò sữa là bò lai với số liệu chủ yếu từ bò thịt. Xem xét các số liệu tham khảo
khơng cho phép tìm kiếm đủ bằng chứng để ủng hộ các khuyến cáo của
AFRC (1993) và SCA (1989) cho rằng bò đực cần nhiều năng lượng cho duy
trì hơn bị đực thiến và bị tơ (1,15 lần ). Vì vậy, giá trị ME

m

được trình bày

trong bảng 2.5có được từ các loại bị thịt đang sinh trưởng gồm bò đực, bò
đực thiến, bò tơ. Giá trị ME m dao động lớn từ 0,420 đến 0,704, với giá trị trung
bình 0,536 (sd: 0,0816) MJ/kg 0,75, Giá trị trung bình này cao hơn 19, 14, 9 và
5% so với giá trị đề nghị của NRC (2000), AFRC (1993), SCA (1990) và INRA
(1989), khi giả sử km là 0,72 và khối lượng là 500kg,

Có rất ít thơng tin tham khảo về ảnh hưởng của gia súc, khẩu phần
và các yếu tố quản lý đến nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng ở bò
sinh trưởng, cho tiết sữa, mang thai. Hay nói cách khác, có ít các thông
tin về hiệu quả sử dụng ME cho các chức năng khác nhau (k m, kl, kg ,
etc,). Đây là một mảng trống lớn trong hiểu biết của chúng ta hiện nay.
Trên cơ sở các nghiên cứu của AFBI và kết quả phân tích tài liệu tham
khảo, hệ thống AFRC (1993) đã ước tính thấp nhu cầu duy trì cho cả bị cái thịt
đang ni con và bị sinh trưởng. Sử dụng hệ thống này sẽ cho kết quả ước tính
năng suất thấp hơn mong đợi. Ví dụ, một bị đực thiến 500kg ăn 100MJ

14



ME/ngày, AFRC (1993) sẽ cho tăng khối lượng 1,09kg/ngày, giá trị
này cao hơn khi sử dụng MEm từ kết quả của AFBI (0,73kg/ngày) hay
từ các tài liệu tham khảo khác (0,94kg/ngày). Như vậy, cần có một
nghiên cứu xem xét lại hệ thống này, việc này đã được áp dụng cho
bò sữa trong dự án Defra LINK (Feed into Milk) đã kết thúc.
Trên cơ sở các phân tích trên cũng thấy chúng ta vẫn còn thiếu nhiều
số liệu về ảnh hưởng của gia súc, khẩu phần, quản lý đến nhu cầu năng
lượng cho tăng khối lượng ở bò thịt đang sinh trưởng, nhu cầu năng lượng
cho tiết sữa hoặc mang thai của bị cái thịt ni con. Nói một cách khác hiệu
quả sử dụng ME cho các chức năng khác nhau (km, kl, kg, ...) vẫn còn thiếu
rất nhiều tài liệu Cottrill et al. (2010). Những chỗ hổng này trong tri thức của
chúng ta rõ ràng đã hạn chế phát triển các tiêu chuẩn đáng tin cậy để có thể
lập khẩu phần cho bò thịt tối ưu nhất Cottrill et al . (2010).

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay tình hình nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho bị ở Việt
Nam đã tiến hành trên bò sữa lai, nhưng chưa được tiến hành ở bò thịt.
Hầu hết các nghiên cứu về dinh dưỡng trên bò chỉ tập trung vào việc áp
dụng các tiêu chuẩn ăn khuyến cáo từ các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…
để xây dựng khẩu phần ăn cho bò dựa trên các nguồn thức ăn sẵn có tại địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả chăn ni (Vũ Chí Cương và cs., 2001; 2005).
Việc áp dụng các tiêu chuẩn ăn của nước ngoài vào điều kiện chăn ni của Việt
nam có thể dẫn đến việc cho ăn thừa hoặc thiếu năng lượng. Kết quả của Vũ Chí Cương
và cs. (2004) trên bị sữa nhằm so sánh 2 hệ thống dinh dưỡng (UFL và PDI của INRA,
1988 và NRC, 1996) cho thấy lô ăn theo tiêu chuẩn của Pozy và cs. (2002) cho năng suất
sữa và tăng khối lượng cao hơn hẳn lô ăn theo tiêu chuẩn của NRC. Sự khác nhau này
xảy ra ở tất cả các địa điểm thí nghiệm và trên tất cả các giống (F 1, F2 và HF thuần). Điều
này cho thấy cần phải thận trọng khi sử dụng tiêu chuẩn NRC để lập khẩu phần cho bị

sữa ni tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs. (2006) cho thấy việc áp
dụng các tiêu chuẩn ăn khác nhau cho dê đã dẫn đến các kết quả về tăng khối
lượng, tiết sữa vv… khác nhau. Từ phát hiện này có thể suy ra là chúng ta đang
15


×