Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngô xuân trên đất lúa tại huyện văn chấn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.15 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA NGÔ XUÂN TRÊN ĐẤT LÚA
TẠI
HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số :

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Ái Nghĩa


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng


được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày......tháng....năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Cường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS Nguyễn Thị Ái Nghĩa đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phương pháp thí nghiệm và Thống kê sinh học – Khoa Nông Học – Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các phịng, hội chun mơn của huyện Văn Chấn:
Phịng Nơng nghiệp, phịng Thống kê, UBND các xã Thượng Bằng La, Suối Giàng và
Nậm Lành. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến những nông dân tại 3 xã nơi tôi
thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ tơi để hồn thành luận văn này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi để
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày......tháng....năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề............................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 1

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận nghiên cứu hệ thống ...................................................................... 3

2.2

Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới, tại việt nam và tại tỉnh n Bái.............. 10

2.2.1.

Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới.................................................................. 10

2.2.2.

Tình hình sản xuất ngơ tại Việt Nam ................................................................ 11

2.2.3.

Tình hình sản xuất ngơ tại tỉnh n Bái............................................................ 13

2.3.

Điều kiện sinh thái của cây ngô......................................................................... 16

2.3.1.


Yêu cầu về điều kiện khí hậu ............................................................................ 16

2.3.2.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô ...................................................................... 18

2.4.

Một số đặc điểm về canh tác đất 1 vụ lúa mùa của vùng trung du miền
núi phía Bắc ....................................................................................................... 20

2.5.

Những nghiên cứu về phân lân cho ngơ ............................................................ 22

2.5.1.

Vai trị của lân đối với cây trồng, tiêu thụ lân theo quốc gia và cây trồng ...........22

2.5.2.

Thành phần, đặc điểm một số loại phân lân trên thị trường Việt Nam ............. 25

2.5.3.

Những nghiên cứu về phân lân cho ngô trên thế giới và Việt Nam .................. 26

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.


Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 31

iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 31

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 31

3.4.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 32

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng – cơ cấu cây
trồng trên đất lúa 1 vụ huyện Văn Chấn – Yên Bái. ......................................... 32

3.4.2. Thí nghiệm so sánh một số giống ngô lai trong công thức ngô xuân
– lúa mùa. .............................................................................................. 32
3.4.3.

Thí nghiệm xác định lượng lân thích hợp cho canh tác ngô xuân..................... 32

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 32

3.5.1.

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân PRA
(Participatory Rapid Rural Appraisal)............................................................... 32

3.5.2.

Thí nghiệm so sánh một số giống ngô lai, xác định lượng lân cho ngô ............ 32

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái ................. 37

4.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 37

4.1.2.

Đặc điểm khí hậu............................................................................................... 37

4.1.3.


Đặc điểm địa hình và sơng ngòi ........................................................................ 40

4.1.4.

Đặc điểm dân số và lao động của huyện ........................................................... 40

4.1.5.

Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................... 42

4.1.6.

Thực trạng phát triển các ngành ........................................................................ 43

4.2.

Hiện trạng và cơ cấu cây trồng trên đất lúa 1 vụ huyện Văn Chấn – Yên
Bái ..................................................................................................................... 49

4.2.1.

Tình hình sử dụng đất ruộng 1 vụ của các hộ nông dân huyện Văn Chấn ........ 49

4.2.2.

Diện tích, năng suất giống lúa trên đất canh tác 1 vụ tại các xã điều tra .......... 49

4.3.

Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống ngơ lai trong công thức

ngô xuân – lúa mùa .......................................................................................... 55

4.3.1.

Thời gian sinh trưởng của các giống ngơ trong thí nghiệm vụ xn 2018
tại huyện Văn Chấn ........................................................................................... 56

4.3.2.

Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống ngơ thí nghiệm vụ xn
2018 tại huyện Văn Chấn .................................................................................. 58

4.3.3.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngơ trong thí nghiệm vụ
xn 2018 tại huyện Văn Chấn ......................................................................... 60

iv


4.3.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ngơ thí nghiệm
vụ xn 2018 tại Văn Chấn ............................................................................... 62

4.3.5.

Hiệu quả kinh tế của các giống ngơ thí nghiệm vụ xuân 2018 tại Văn
Chấn .................................................................................................................. 65


4.4.

Kết quả thí nghiệm xác định lượng lân thích hợp cho canh tác ngô xuân ........ 66

4.4.1.

Ảnh hưởng của lượng lân đến thời gian sinh trưởng của ngơ trong thí
nghiệm ............................................................................................................... 66

4.4.2.

Ảnh hưởng của lượng lân đến khả năng sinh trưởng phát triển của ngô
NK6101 vụ xuân 2018 tại Văn Chấn ................................................................ 67

4.4.3.

Ảnh hưởng của lượng lân đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại ngô
NK6101 vụ xuân 2018 tại Văn Chấn ................................................................ 68

4.4.3.

Ảnh hưởng của lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của ngô NK6101 vụ xuân 2018 tại Văn Chấn ........................................... 69

4.4.4.

Hiệu quả kinh tế của lượng lân đến canh tác ngô vụ xuân 2018 tại Văn
Chấn trên ........................................................................................................... 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 72

5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 72

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 74

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 73
Phụ lục ........................................................................................................................... 77

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCCC

Chiều cao cuối cùng

CD

Chiều dài bắp

CCĐB

Chiều cao đóng bắp


CCCT

Cơ cấu cây trồng

CIMMYT

Trung tâm cải tạo giống ngơ và lúa mì quốc tế

CT

Cơng thức

Cs

Cộng sự

CV

Hệ số biến động

DT

Diện tích

Đ/C

Đối chứng

Đv


Đơn vị

FAO

Tổ chức nơng lương liên hiệp quốc

Ha

Hecta

H/H

Số hạt/hàng

HH/bắp

Số hàng hạt/bắp

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTCT

Hệ thống canh tác

HTCTr

Hệ thống cây trồng


HTNN

Hệ thống nông nghiệp

HTTT

Hệ thống trồng trọt

KHKTNN

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000 hạt


Khối lượng nghìn hạt

SG

Sau gieo

TTKKNPBQG

Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản xuất ngơ, lúa mì, lúa nước thế giới, 1961- 2013 ................................... 11
Bảng 2.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 1975 – 2013 ................................... 12
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả sản xuất ngô tỉnh Yên Bái ............................................... 14
Bảng 2.4. Tình hình tiêu thụ phân lân của các quốc gia theo các loại cây trồng chính .... 24
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng phân lân đối với ngô đông qua các năm ......................... 30
Bảng 3.1. Thí nghiệm tiến hành 8 giống ngơ lai có thời gian sinh trưởng như sau ..... 31
Bảng 4.1. Cơ cấu dân số, lực lượng lao động huyện Văn Chấn 2016 .......................... 41
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất huyện Văn Chấn năm 2016...................................... 43
Bảng 4.3. Diện tích cây lương thực toàn huyện ........................................................... 44
Bảng 4.4. Sản lượng cây lương thực tồn huyện ......................................................... 45
Bảng 4.5. Diện tích sản xuất lúa tồn huyện Văn Chấn ............................................... 45
Bảng 4.6. Năng suất bình qn các vụ lúa tồn huyện ................................................. 46
Bảng 4.7. Tình hình phát triển chăn ni của huyện Văn Chấn................................... 47
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng đất ruộng 1 vụ của các hộ nông dân huyện Văn
Chấn ............................................................................................................. 49

Bảng 4.9. Diện tích và năng suất lúa ruộng 1 vụ tại các xã điều tra ............................ 50
Bảng 4.10. Hệ thống giống cây trồng và thời vụ............................................................ 51
Bảng 4.11. Diện tích và năng suất một số loại cây trồng vụ xuân trên đất lúa 1 vụ
tại các xã điều tra ......................................................................................... 52
Bảng 4.12. Mức đầu tư phân bón cho 1ha ngơ của người dân tại các xã điều tra ......... 53
Bảng 4.13. Khả năng đầu tư của người dân cho 1 ha cây trồng tăng vụ ........................ 54
Bảng 4.15. Hàm lượng dinh dưỡng trên đất lúa 1 vụ huyện Văn Chấn ......................... 56
Bảng 4.16. Thời gian sinh trưởng của các giống ngơ thí nghiệm .................................. 58
Bảng 4.17. Động thái tăng trưởng sinh trưởng phát triển của các giống ngơ thí nghiệm .......61
Bảng 4.18. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính của các giống ngơ thí
nghiệm.......................................................................................................... 61
Bảng 4.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống ngơ thí nghiệm ..... 63
Bảng 4.20. Hoạch toán kinh tế cho các giống ngơ thí nghiệm ....................................... 65
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của lượng lân đến thời gian sinh trưởng của giống ngô
NK6101 ........................................................................................................ 66

vii


Bảng 4.22. Ảnh hưởng của lượng lân đến sinh trưởng phát triển của ngô NK6101 ...... 67
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến khả năng chống chịu sâu bệnh ............. 68
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống ngô NK6101 ...................................................................... 69
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế tại các cơng thức thí nghiệm phân bón ............................. 71

viii


DANH MỤC HÌNH
Biêu đồ 4.1.


Nhiệt độ trung bình các tháng của huyện Văn Chấn trong các năm
2010 – 2015 ............................................................................................. 39

Biểu đồ 4.2.

Lượng mưa trung bình các tháng của huyện Văn Chấn trong các
năm 2010 – 2015 ..................................................................................... 40

Biểu đồ 4.3.

Độ ẩm trung bình các tháng huyện Văn Chân trong các năm 2010
– 2015 ...................................................................................................... 40

Biểu đồ 4.4.

Cơ cấu giống ngô huyện Văn Chấn ........................................................ 55

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Việt Cường
Tên luận văn: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của ngô xuân trên đất lúa tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô xuân trên đất lúa. Trên cơ sở kết quả điều tra
tiến hành thử nghiệm một số giống và phân bón để nâng cao hiệu quả sản xuất ngô xuân
tại huyện Văn Chấn.
Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng cơ cấu cây trồng trên
đất lúa 1 vụ huyện Văn Chấn – Yên Bái.
- Thí nghiệm so sánh một số giống ngơ lai trong cơng thức ngơ xn – lúa mùa.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) gồm 8 công thức tương ứng
với các giống: LVN885 (Đối chứng), LVN092, LVN17, CP501, NK4300, NK6101,
DK9955, B9698 trên nền phân bón (10 tấn phân chuồng + 150N + 90P2O5 + 90K2O)/ha.
- Thí nghiệm xác đinh lượng lân thích hợp cho ngơ xuân. Thí nghiệm được bố trí
theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) gồm 4 công thức: CT1 (Đối chứng): 80 kg P2O5;
CT2: 100 kg P2O5; CT3: 120 kg P2O5; CT4: 140 kg P2O5 nền (10 tấn phân chuồng +
150N + 90K2O) kg/ha.
Kết quả chính và kết luận
1. Kết quả điều tra cho thấy các nguyên nhân dẫn đến việc canh tác 1 vụ lúa mùa
và những hạn chế của cây trồng vụ xuân đặc biệt là cây ngô trên đất lúa 1 vụ huyện Văn
Chấn đó là:
- Điều kiện tự nhiên vào mùa khơ: Nhiệt độ tồn vùng rất thấp và lượng mưa ít
đã gây khó khăn đến sinh trưởng cho cây trồng trong vụ xuân trên đất lúa 1 vụ.
- Trình độ canh tác của người dân cịn thấp, khả năng đầu tư vào sản xuất chưa
cao và chưa đồng bộ giữa các vùng trong huyện cho cây trồng (ngô, đậu tương,...) vụ
xuân tăng vụ trên đất lúa 1 vụ.
- Cơ cấu giống cây trồng cho vụ xuân còn đơn điệu, người dân ở nhiều địa
phương còn sử dụng khá nhiều các giống cây trồng cũ chưa áp dụng một số giống mới
cho vụ xuân dẫn đến năng suất còn thấp, hiệu quả chưa cao.

x



2. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống ngơ lai cho thấy hai giống ngơ DK9955 và
NK6101 có thời gian sinh trưởng ngắn, sinh trưởng phát triển tốt có khả năng chống
chịu với một số sâu bệnh hại chính, cho năng suất cao đạt từ 69,39 tạ/ha – 73,27 tạ/ha
và cho lãi thuần từ 8,727 – 10,761 triệu đồng/ha.
3. Qua các kết quả thí nghiệm xác định lương lân cho ngô xuân cho thấy liều
lượng phân lân 140 kg P2O5/ha đã tác động đến khả năng sinh trưởng phát triển của
giống ngô NK6101 trong vụ xuân 2018 như rút ngắn thời gian sinh trưởng, khả năng
chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn so với đối chứng. Năng suất thực thu đạt 78,29 tạ/ha
cao hơn đối chứng 16,36 tạ/ha tăng 20,89%.

xi


THESIS ABSTRACT
Author's name: Nguyen Viet Cuong
Thesis title: Current status assessment and technical solutions to improve economic
efficiency of spring maize on rice field in Van Chan district, Yen Bai province.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
Evaluation of current status of maize production on rice field. Based on our
results, some varieties and fertilizers are tested to improve maize production in Van
Chan district.
Research Methods
- Assessment of natural and socio-economic conditions and the current status
of crop structure on one-season rice crop in Van Chan district - Yen Bai province.

- Experiment on comparison of some hybrid maize varieties in spring maize The experiment was arranged in full randomized block (RCB) consisting of 8 formulas:
LVN885 (Control), LVN092, LVN17, CP501, NK4300, NK6101, DK9955, B9698 on
fertilizer (10 tons + 150N + 90 P2O5 + 90K2O) / ha.
- Experiment to determine phosphorus content suitable for maize. The
experiment was arranged in full randomized block (RCB) with 4 formulas: CT1
(Control): 80 kg P2O5; CT2: 100 kg P2O5; CT3: 120 kg P2O5; CT4: 140 kg P2O5
substrates (10 tons manure + 150 N + 90 K2O) kg / ha.
Main findings and conclusions
1. Our results show that the causes leading to cultivation of one-season rice
crop and limitations of spring crop, especially maize in one-season rice crop in Van
Chan district are:
- Natural conditions in the dry season: Temperature and rainfall in the whole region
are very low, causing difficulties for the growth of spring crop in one-season rice crop.
- Cultivation skill of local people and investment in production are low among
regions in the district for crops (maize, soybean, etc.).
- Planting structure for spring crop is still monotonous, people in many
localities still use many old varieties and have not applied new varieties for spring
season, leading to low productivity and efficiency.

xii


2. Comparison of some hybrid maize varieties shows that two maize varieties
DK9955 and NK6101 have short growth time, good growth and resistance to some
major pests and diseases. Those varieties give high productivity from 69.39 quintals/ha 73.27 quintals per hectare and net profit from 8,727 - 10,761 VND/ha.
3. Based on the results of experiments to determine P fertilizer for maize, the
application of phosphate fertilizer of 140 kg P2O5/ha affects the growth and
development of maize variety NK6101 in the spring crop, growth time, pest and disease
resistance better than the control. Actual yield reaches 78.29 quintals/ha which is higher
than that of the control 16.36 quintals/ha (difference of 20.89%).


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn Chấn là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Yên Bái, nằm ở phía
Đơng bắc của dãy Hồng Liên Sơn. Văn Chấn hội tụ cả hai yếu tố tự nhiên - xã
hội gây mất ổn định đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân trong
vùng. Bên cạnh đó, việc dân số tiếp tục gia tăng đã dẫn đến nhu cầu về lương
thực, thực phẩm gia tăng theo tiếp tục là sức ép đối với đảm bảo an ninh lương
thực tại chỗ của huyện. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên đất, nước
bị suy thoái nghiêm trọng; hạn hán, lũ lụt, nhất là lũ quét xảy ra thường xuyên,
dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân và gây nhiều trở
ngại cho phát triển. Phát triển bền nông nghiệp bền vững nhờ khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất luôn là lựa chọn ưu tiên đối
với sản xuất. Do đó, việc khai thác hiệu quả quỹ tài nguyên đất, hạn chế tối đa tác
động xấu đến môi trường là yêu cầu số một.
Một trong những loại hình sử dụng đất được coi là sự sáng tạo của con
người, sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người đó là ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang có thể canh tác cây trồng ngắn ngày liên tục mà ít có tác động
xấu đến mơi trường. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hiệu quả ruộng bậc
thang ở Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn nói riêng cịn chưa xứng với tiềm
năng của nó. Với quỹ đất ruộng bậc thang khá lớn chưa được khai thác sử dụng
trong vụ xuân, việc xác định cây trồng phù hợp trong vụ xuân sẽ tạo ra một vụ
sản xuất quan trọng để nâng cao hiệu quả tài nguyên này là rất cần thiết.
Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một
số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngô xuân trên đất
lúa tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái” là vô cùng cấp thiết và đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng sản xuất ngô xuân trên đất lúa. Trên cơ sở kết quả
điều tra tiến hành thử nghiệm một số giống và phân bón để nâng cao hiệu quả sản
xuất ngơ xuân tại huyện Văn Chấn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiện trạng canh tác ngô xuân trên đất lúa 1 vụ huyện Văn Chấn, so sánh 8

1


giống ngơ lai, thí nghiệm xác định lượng bón lân cho ngơ trong vụ xn 2018.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có ý nghĩa
giúp các nhà quản lý tại địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng đất trồng lúa 1
vụ hiệu quả hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để huyện xây dựng kế
hoạch sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu
quả sử dụng đất lúa 1 vụ tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nhằm góp phần phát
triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
* Hệ thống nông nghiệp (HTNN)
- Theo Phạm Chí Thành và cs. (1993): Hệ thống nơng nghiệp là một phức
hợp của đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động, các nguồn lợi, các
đặc trưng khác trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý theo sở thích, khả năng,
kỹ thuật có thể. Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất, đặc

tính của các mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó,
điều tiết các mối tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật:
“Muốn chinh phục thiên nhiên phải tuân theo những quy luật của nó”.
Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013): Hệ thống nơng nghiệp là sự
biểu diện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một
xã hội thực hiện, để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua
lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái, mà môi trường tự nhiên là đại diện và
một hệ thống văn hóa xã hội qua các hoạt động, xuất phát từ thành quả kỹ thuật.
Như vậy hệ thống nơng nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại
giữa 3 hệ thống: Sinh học, xã hội và kinh tế.
* Hệ thống canh tác (HTCT)
Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các nghành
nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong mơi trường tự nhiên,
sinh học và kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của
hộ (Shaner and Philip, 1982).
Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt, là
hoạt động trồng trọt, chăn ni, tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với
nhau về cùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường (IRRI, 1980).
Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp của một số tổ hợp các tài nguyên
trong nông trại ở một môi trường nhất định. Bằng những phương pháp, công
nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp (IRRI, 1989).
Từ ba khái niệm trên cho chúng ta thấy khái niệm về HTCT chung nhất là:
HTCT là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,
tiêu thụ quản lý kinh tế được bố trí một cách hệ thống và ổn định phù hợp với

3


mục tiêu trong nông trại hay tiểu vùng nông nghiệp (dẫn theo Phạm Chí Thành
và cs., 1996).

* Hệ thống trồng trọt (HTTT)
- Theo Nguyễn Duy Tính (1995): HTTT là bộ phận chủ yếu của hệ thống
canh tác, là trung tâm của hệ thống nơng nghiệp. Nó quyết định sự hoạt động của
các hệ thống phụ khác nhau như chăn nuôi, chế biến....
Theo Phạm Chí Thành và cs. (1996): Hệ thống trồng trọt bao gồm: (i) Hệ
thống cây trồng; (ii) hệ thống công thức luân canh; (iii) hệ thống sử dụng phân
bón; (iv) hệ thống tưới tiêu; (v) hệ thống bảo vệ thực vật; (vi) hệ thống quản lí.
- Theo Phạm Tiến Dũng và Vũ Đình Tơn (2013): HTTT là một trong hai
hệ thống phụ chủ yếu của hệ thống canh tác. Những cây trồng nơng nghiệp có thể
có nhiều chức năng khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho con người, gia
súc và cây trồng khác, chống xói mịn đất, phục vụ mục đích giải trí (thảm cỏ,
hoa, cây cảnh và cây bụi) làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung chất hữu cơ từ
xác lá và rễ cây già hoạc từ nốt sần cây bộ đậu). Tuy nhiên, những HTTT chủ
yếu được xây dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người,
thức ăn gia súc, sợi cho nguyên liệu công nghiệp và một nhóm sản phẩm hỗn hợp
khác như thuốc lá, chất thơm và dược liệu.
* Hệ thống cây trồng (HTCTr)
Theo Đào Thế Tuấn (1984): Hệ thống cây trồng là thành phần các giống
và lồi cây, được bố trí trong không gian và thời gian của hệ sinh thái nông
nghiệp, nhằm tận dụng các nguồn lợi từ tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995): HTCTr là một hệ thống thống nhất trong
mối quan hệ tương tác giữa các lồi cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý
trong không gian và thời gian.
Ý nghĩa của hệ thống cây trồng: Là một nội dung và biện pháp cơ bản trong
hệ thống canh tác. Ngoài hệ thống cây trồng, hệ thống canh tác còn bao gồm: luân
canh, làm đất, bón phân, chăm sóc cây trồng, phịng trừ cỏ dại. Hệ thống cây trồng
quyết định nội dung của các biện pháp khác trong hệ thống canh tác.
Hệ thống cây trồng là một trong ba hệ thống phụ của hệ thống nông
nghiệp (hệ thống cây trồng, hệ thống chăn nuôi, hệ thống bảo quản và chế biến
sản phẩm). Là hệ thống quan trọng nhất, quyết định nhất.


4


Hệ thống cây trồng thể hiện phương hướng sản xuất của vùng. Hệ thống
cây trồng là cơ sở để xác định các biện pháp khác trong sản xuất nông nghiệp.
Xác định hệ thống cây trồng còn là nội dung của phân vùng sản xuất nơng nghiệp
của quốc gia có hiệu quả, cân đối và có kế hoạch.
Theo Phạm Văn Hiền và cs. (2009): Nói đến HTCTr đa canh là nói đến
trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác phối hợp, vườn hỗn
hợp... trong đó, hệ thống luân canh cây trồng có vai trị rất lớn, nó góp phần tăng
hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích cũng như khai thác tối đa điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Ngoài ra, đây là một trong những biện pháp sử dụng và
bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước một cách có hiệu quả.
Theo Trần Danh Thìn và cs. (2008): Một HTCTr được coi là hợp lý nếu đáp
ứng yêu cầu sau: (i) Đạt tổng sản lượng cao và ổn định qua các mùa vụ. Đây là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá HTCTr hợp lý; (ii) khai thác triệt để và có hiệu quả
điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại
do khí hậu và đất đai gây ra đối với cây trồng; lựa chọn giống và loại cây trồng để
bố trí cho phù hợp với khí hậu, đất đai, không những tận dụng được lợi thế mà cịn
có tác dụng hạn chế những trở ngại do đất đai và khí hậu gây ra; (iii) lợi dụng tốt
nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại của sâu bệnh và cỏ dại;
(iv) thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác; (v) khai thác triệt
để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có để phát triển bền vững; (vi)
phù hợp với nguồn lực nông hộ và được nông dân chấp nhận.
* Cơ cấu cây trồng (CCCT)
- Theo Đào Thế Tuấn (1984): Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, lồi
cây trồng có trong một vùng, ở một thời điểm nhất định, nó liên quan đến cơ cấu cây
trồng nơng nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông
nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng nhằm cung

cấp được nhiều nhất những sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu của con người...
Cơ cấu cây trồng là nội dung chính của hệ thống cây trồng, bố trí cây trồng
hợp lý là biện pháp kỹ thuật tổng hợp, nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái.
Một cơ cấu cây trồng hợp lý chỉ khi nó lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và
né các thiên tai, lợi dụng các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ
dại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ hàng hóa lớn, đảm bảo phát triển tốt chăn ni
và các ngành kinh tế hỗ trợ, sử dụng hợp lý lao động, vật tư, phương tiện.

5


Theo Đào Thế Tuấn (1978): Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về
mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời
điểm, có tính chất xác định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ
hữu cơ giữa các loài cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết
kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên, cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
* Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Mỗi loại cây trồng, vật ni chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện tự nhiên nhất định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu
là đất, nước, khí hậu. Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con
cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình sản xuất nơng nghiệp,
đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi.
- Đất đai: Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt,
chăn ni. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mơ, cơ
cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy, kinh nghiệm
dâm gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện
tích tự nhiên, trong khi số dân vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang
hóa cịn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nơng nghiệp rất khó

khăn, địi hỏi nhiều cơng sức và tiền của. Đó là chưa kể đến việc mất đất do
nhiều nguyên nhân như xói mịn, rửa trơi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử
dụng. Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý diện tích đất nơng nghiệp hiện
có và bảo vệ độ phì của đất.
- Khí hậu và nguồn nước: Có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu
cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp
ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt
đới, cận nhiệt đới, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu. Sự phân
mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các
điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch
bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng. Những tai biến thiên nhiên
như lũ lụt, hạn hán, bão...gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nơng nghiệp.
Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp bấp bênh, không ổn định.

6


- Sinh vật: Với các loài cây con đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở
để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi và tạo điều kiện cho phát
triển chăn ni. Vì vậy trong mỗi điều kiện sinh thái khác nhau có cơng nghệ và các
khoa học kỹ thuật khác nhau để tác động mới đem lại hiệu quả, không thể áp dụng
một cách máy móc cơng nghệ của vùng này đem cho vùng khác, ở đây cần có sự
sáng tạo của con người trong mỗi một điều kiện sinh thái nhất định.
Cơ cấu cây trồng là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau. Từng nhân tố
riêng lẻ ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống
có mối quan hệ qua lại và tác động đến cơ cấu cây trồng. Các nhân tố có thể bổ
sung lẫn nhau và cũng có thể tác động ngược chiều. Vai trò chủ quan là phải
đánh giá đúng phần đóng góp, hạn chế của mỗi nhân tố, nhằm phát huy những
nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố bất lợi.
Nhóm nhân tố thứ nhất gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, tài

nguyên nước, tài nguyên rừng, biển....
Nhóm thứ hai gồm: Thị trường, vốn các kế hoạch phân bổ, các chính sách
kinh tế, dân số và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơng nghệ.
Hầu hết các yếu tố đều có biến động, nhưng trong nhóm thứ nhất thường
có tính ổn định hơn, nhóm thứ hai có biến động lớn hơn. CCCT sẽ biến đổi chủ
yếu do tác động của nhóm nhân tố thứ hai, tất nhiên là trong quy luật quy định
của nhóm thứ nhất.
CCCT cịn là thành phần của một nội dung rộng lớn hơn, gọi là cơ cấu sản
xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp như trên đã nêu bao gồm nhiều ngành
sản xuất như: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản (Đào Thế Tuấn, 1978).
Theo Lê Duy Thước (1997): Chuyển đổi CCCT chính là phá vỡ thế độc
canh trong trồng trọt nói riêng và trong nơng nghiệp nói chung để hình thành một
CCCT mới phù hợp và có HQKT cao, dựa vào đặc tính sinh học của từng loại
cây trồng và điều kiện cụ thể của từng vùng.
Chuyển đổi CCCT phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống canh tác
truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá, phân tích đặc điểm của cây trồng tại khu
vực nghiên cứu mới tìm ra hạn chế, và lợi thế so sánh đề xuất cơ cấu cây trồng hợp
lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần căn cứ vào cơ sở sau:
+ Phải căn cứ vào yêu cầu của thị trường;

7


+ Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi vùng;
+ Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh
học của mỗi cây trồng, để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại
cảnh, nhằm giảm tối đa sức phá hoại của dịch bệnh, và các điều kiện thiên tai
khắc nghiệt xảy ra;
+ Chuyển đổi CCCT phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và

việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp;
+ Về mặt kinh tế: Việc chuyển đổi CCCT phải đảm bảo hiệu quả kinh tế,
sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Phương pháp xây dựng hệ thống cây trồng
Để xây dựng HTCTr hợp lý thì cần thiết phải tiến hành các bước sau:
* Chọn điểm: Điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng, với các loại đất và
quy mơ sản xuất điển hình. Điều này rất quan trọng, vì nó giúp cho việc áp dụng
các kết quả nghiên cứu về sau cho các vùng có điều kiện tương tự.
* Mô tả môi trường sản xuất: là phương pháp tiếp cận tốt với các yếu tố
môi trường sản xuất liên quan đến hệ thống cây trồng hiện tại, được Zandstra
(1981) đề xuất.
- Trước hết là các yếu tố khí hậu: Thu thập số liệu khí tượng như nhiệt độ,
chế độ bức xạ, chế độ mưa, điều kiện đất đai, chế độ nước, cấu trúc địa hình của
đất, độ phì và độ pH của đất.
- Hệ thống cây trồng hiện tại: Ghi chép các loại cây trồng chính trên từng
loại đất và các công thức luân canh, để tiện biểu diễn cây trồng trong các công
thức luân canh theo không gian và thời gian.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Các điều kiện về kinh tế xã hội cần được thu
thập, phân tích để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp.
* Xây dựng hệ thống cây trồng mới:
- Đề xuất các công thức luân canh mới: Sau khi phân tích những thơng tin
về tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, cùng với những kiến thức về cây trồng, cần
xác định những công thức luân canh phù hợp nhất. Xây dựng HTCTr hợp lý
chính là lựa chọn và sắp xếp các giống cây theo không gian và thời gian và hệ

8


thống các biện pháp kỹ thuật kèm theo, sao cho phù hợp nhất với mơi trường sản
xuất của nó.

- Thử nghiệm giống cây trồng mới: Thử nghiệm được thiết kế và tiến hành
bởi các cán bộ nghiên cứu, có sự thảo luận và kết hợp chặt chẽ với nông dân theo
3 hình thức:
+ Thử nghiệm do cán bộ quản lý và nông dân thực hiện.
+ Thử nghiệm do nông dân quản lý và nông dân thực hiện
+ Thử nghiệm do cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện.
* Thử nghiệm giống cây trồng mới: Đây là bước rất quan trọng, vì nó
quyết định đưa hệ thống cây trồng mới sản xuất trên diện rộng. Do đó, thử
nghiệm phải gắn liền với nông dân và được tiến hành bởi nông dân. Công thức
luân canh cây trồng được thực hiện trên cánh đồng của nông dân. Việc thử
nghiệm là hết sức quan trọng, để xác minh giả thiết được làm trong quá trình xây
dựng hệ thống cây trồng, những giả thiết đó là:
- Hệ thống cây trồng mới phù hợp về sinh học và môi trường của vùng,
cho năng suất cao và ổn định.
- Các nhu cầu của hệ thống cây trồng đó, về kinh tế hồn tồn được đáp ứng.
- Các giải pháp quản lý kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao, và thỏa mãn các
chỉ tiêu kinh tế được lựa chọn.
Để thực nghiệm HTCTr mới, cần phải xác định được các tiêu chí so sánh:
So sánh hệ thống cây trồng cũ và hệ thống cây trồng mới. Các chỉ tiêu được xác
định như: Năng suất cây trồng/ha, tổng chi phí trên 1 ha, thu nhập trên chi phí vật
tư hoặc lao động trên ha.
- Thiết kế thí nghiệm: các ô thử nghiệm công thức luân canh được bố trí
với diện tích lớn để cho phép phân tích chính xác chi phí, thu thập cho các cơng
thức ln canh.
- Thu thập số liệu thử nghiệm:
+ Khí hậu: Các số liệ khí tượng được lấy từ các trạm khí tượng gần nhất.
+ Đất đai: cấu trúc độ phì, kích thước ô, chế độ luân canh trước đây.
+ Cây trồng: loài cây trồng, giống, thời vụ, mật độ, chăm sóc, năng suất.
- Phân tích thử nghiệm: So sánh hiệu quả giữa công thức mới và công thức cũ.


9


- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế, được tiến hành bằng những
thử nghiệm do nông dân quản lý.
* Sản xuất thử: nhằm hoàn thiện toàn bộ quá trình sản xuất của hệ thống
cây trồng trước khi đưa vào đại trà. Thành công của việc đưa hệ thống cây trồng
mới vào trong sản xuất của nông dân, phụ thuộc vào cách mà chương trình sản
xuất được tổ chức.
2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGƠ TRÊN THẾ GIỚI, TẠI VIỆT NAM VÀ
TẠI TỈNH N BÁI
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Ngơ cùng với lúa mì và lúa nước là ba cây lương thực chính của lồi người
đã có sự tăng trưởng liên tục về năng suất và sản lượng trong suất gần 50 năm qua.
Đặc biệt trong khoảng thời gian gần đây, ngơ là cây trồng có tốc độ tăng cao nhất
về hai chỉ tiêu trên. Theo thống kê của FAOSTAT năm 2013, diện tích ngơ tồn
thế giới đạt 184,3 triệu ha, năng suất bình quân 55,2 tạ/ha và sản lượng 1.016,4
triệu tấn. Đây là năm có diện tích và sản lượng cao nhất từ trước tới nay. So với
năm 1961, năm 2013 diện tích của ngơ tăng 74,69%, lúa nước 44,54%, cịn lúa mì
chỉ tăng 6,95% và năng suất cũng tăng lên liên tục ngô tăng thêm 184,54% (từ
19,4 tạ/ha lên 55,2 tạ/ha), lúa nước là 138,50% (từ 18,7 lên 44,6 tạ/ha), lúa mì là
199,08% (từ 10,09 lên 32,6 tạ/ha). Dẫn đến sản lượng cả ba cây đều tăng rất cao,
ngô tăng lên 395,32%, lúa nước 245,64% và lúa mì tăng lên 220,68%.
Năm 2013 là năm có điều kiện thời tiết thuận lợi nên diện tích năng suất
và sản lượng của một số nước có diện tích trồng ngô lớn đều tăng ở mức rất cao.
Mỹ vẫn là cường quốc số một về ngô, năm 2013 diện tích đạt 35,47 triệu ha,
năng suất đạt 99,69 tạ/ha và tổng sản lượng là 353,69 triệu tấn (sản lượng tăng
trên 80,17 triệu tấn so với 2013, chiếm 34,82% sản lượng ngơ thế giới). Trung
Quốc là nước có diện tích và sản lượng ngô đứng thứ 2 thế giới, năm 2013 có
diện tích 35,27 triệu ha với năng suất trung bình 61,74 tấn/ha và sản lượng là

217,83 triệu tấn (chiếm 21,43% sản lượng ngơ thế giới). Một số nước có năng
suất ngô cao trên 10 tấn/ha trong nhưng năm qua gồm: Israel, Jordan, Qatar,
Kuwait, UAE,…Đặc biệt Israel đạt kỷ lục thế giới về năng suất, với 225,5 tạ/ha
vào năm 2013. Tuy nhiên, diện tích ngơ của nước này chỉ có 4.880 ha/năm
(FAOSTAT, 2014).

10


×