Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404 trên đất an dương hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.45 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI BÌNH ĐƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DẠNG
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA HAI GIỐNG LÚA HYT100 VÀ VT404
TRÊN ĐẤT AN DƯƠNG – HẢI PHÒNG
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Xuân Mai

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Bình Đơng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Xuân Mai đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Bùi Bình Đơng


ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ............................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis Abstract .............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học........................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài ............................................... 2

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam ................ 3

2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới ........................................ 3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam ......................................... 4
2.1.4. Tình hình sản xuất và sử dụng lúa lai tại của huyện An Dương. Cơ cấu các
giống lúa lai đang gieo trồng tại huyện An Dương – Hải Phòng vụ mùa
2014 và vụ xuân 2015 ..................................................................................... 16
2.2.

Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt
Nam ................................................................................................................ 17

2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới ...................... 17
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại Việt Nam ........................................... 19
2.3.

Đặc điểm, yêu cầu dinh dưỡng cho lúa lai ....................................................... 21

2.3.1. Vai trò của đạm và đặc điểm hấp thụ đạm của lúa lai....................................... 21
2.3.2. Vai trò của lân và đặc điểm hấp thụ lân của lúa lai .......................................... 22

2.3.3. Vai trò của kali và đặc điểm hấp thụ kali của lúa lai ........................................ 23
2.3.4. Các dạng phân bón cho lúa .............................................................................. 24

iii


2.3.5. Phân bón hỗn hợp NPK – một tiến bộ kỹ thuật mới ......................................... 25
2.3.6. Bón phân cân đối, hợp lý cho lúa..................................................................... 27
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.2.

Thời gian nghiên cứu....................................................................................... 30

3.3.

Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 31

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 31

3.5.1. Các thí nghiệm tại các mùa vụ ......................................................................... 31

3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 38
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 41
4.1.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng lúa lai và phân bón tại huyện An Dương
– Hải Phịng .................................................................................................... 41

4.2.

Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến thời gian sinh trưởng .................... 42

4.3.

Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến chiều cao cây ..................................... 44

4.4.

Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ... 46

4.5.

Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến số nhánh đẻ ........................................ 48

4.6.

Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến tốc độ đẻ nhánh và tỷ lệ
hình thành nhánh hữu hiệu .............................................................................. 50

4.7.


Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá................................ 51

4.8.

Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến tích lúy chất khơ ................ 54

4.9.

Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến sâu bệnh hại ....................... 56

4.10.

Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất ............................................................................................... 58

4.11.

Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất sinh vật học và
hệ số kinh tế .................................................................................................... 65

4.12.

Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 69
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 69

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 70

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 71
Phụ lục ........................................................................................................................ 74

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CTTN

Công thức thí nghiệm

CV(%)

Hệ số biến động

FAO

Tổ chức Nơng - Lương thế giới

Ha

Hecta


HSKT

Hệ số kinh tế

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh

KTT

Kết thúc trỗ

M1000

Khối lượng nghìn hạt

LAI

Chỉ số diện tích lá

LSD0,05

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý
nghĩa 0,05

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT


Năng suất thực thu

NSSVH

Năng suất sinh vật học

NXB

Nhà xuất bản

TSC

Tuần sau cấy

TGST

Thời gian sinh trưởng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích trồng lúa lai ở Việt Nam từ 1992-2006 (ha) .................................. 7
Bảng 2.2. Diện tích lúa lai ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam, năm
2000 và 2006............................................................................................... 8
Bảng 2.3. Năng suất và biến động năng suất lúa lai của Việt Nam (1992-2005) ........... 9
Bảng 2.4. So sánh năng suất lúa lai với năng suất lúa nói chung của Việt Nam.......... 10
Bảng 2.5. Tỷ trọng sản lượng lúa lai trong tổng sản lượng lúa của Việt Nam ............. 10
Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng lúa của Hải Phòng những năm gần đây .................. 15

Bảng 2.7. Lượng phân bón cho lúa ............................................................................ 20
Bảng 3.1. Lượng phân bón quy ra nguyên chất cho từng cơng thức Vụ xn 2015..........33
Bảng 3.2. Kế hoạch bón và lượng phân bón cho từng cơng thức vụ xn 2015 .......... 34
Bảng 3.3. Lượng phân bón quy ra nguyên chất cho từng công thức Vụ mùa 2015 .........36
Bảng 3.4. Kế hoạch bón và lượng phân bón cho từng cơng thức Vụ mùa 2015 .......... 37
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu nơng hố thổ nhưỡng đất thí nghiệm ................................ 40
Bảng 4.1. Cơ cấu các giống lúa và tình hình sử dụng phân bón tại địa điểm
nghiên cứu ................................................................................................ 41
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến các thời kỳ sinh trưởng
(ngày), vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 ....................................................... 43
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến chiều cao cây (cm), vụ
xuân 2015 và vụ mùa 2015 ........................................................................ 45
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây (cm/2 tuần) vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015.................................... 47
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến số nhánh đẻ, vụ xuân 2015
và vụ mùa 2015 ......................................................................................... 48
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến tốc độ đẻ nhánh
(nhánh/khóm/2 tuần) và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%), vụ xuân 2015 và
vụ mùa 2015 ............................................................................................. 50
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2
đất), vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 ........................................................... 52
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác đến tích luỹ chất khô của
giống HYT 100 và VT 404 ( gam/m2 )vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 ........ 55

vi


Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến sâu bệnh hại của 2
giống lúa HYT100 và VT404, vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015................... 57
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất và yếu

tố cấu thành năng suất giống lúa HYT100 và VT404, vụ xuân 2015 và
vụ mùa 2015 ............................................................................................. 60
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất sinh vật
học và hệ số kinh tế, vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015 .................................. 65
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức bón phân, vụ xuân 2015 và vụ
mùa 2015 .................................................................................................. 67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
HYT 100 vụ xuân 2015 ............................................................................. 53
Hình 4.2. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
VT 404 vụ xuân 2015 ................................................................................ 53
Hình 4.3. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
HYT 100 vụ mùa 2015 .............................................................................. 53
Hình 4.4. Ảnh hưởng của các dạng phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
VT 404 vụ mùa 2015................................................................................. 53
Hình 4.5. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của
giống lúa HYT100 vụ xuân 2015 ............................................................ 62
Hình 4.6. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của
giống lúa HYT100 vụ Mùa 2015 ........................................................... 62
Hình 4.7. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của
giống lúa VT404 vụ xuân 2015 ............................................................. 63
Hình 4.8. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất của
giống lúa VT404 vụ Mùa 2015 ............................................................... 63

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Bình Đơng
Tên Luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến sinh trưởng và
năng suất của 2 giống lúa HYT100 và VT404 trên đất An Dương – Hải Phòng.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định dạng phân bón thích hợp cho 2 giống lúa lai HYT100 và VT404 trên
đất An Dương – Hải Phòng.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, sâu bệnh hại, yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của 2 giống HYT100 và VT404 trên đất An Dương-Hải Phòng.
Đề tài được thực hiện qua 2 vụ, mỗi vụ gồm 2 thí nghiệm độc lập bố trí ngồi
đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, với 4 dạng phân bón gồm: Phân
đơn-công thức đối chứng (đạm ure, supe lân, kali clorua) (P1), NPK Con cò (18-9-5)
(P2), NPK Sinh-mix (14-8-6) (P3), NPK Đầu trâu (13-13-13) (P4) trên 2 giống lúa lai
HYT100 và VT404.
Kết quả chính và kết luận
Thời gian sinh trưởng của các cơng thức sử dụng các dạng phân bón NPK ngắn
hơn so với đối chứng 3-5 ngày ở 2 giống tại cả 2 mùa vụ thí nghiệm. Các dạng phân bón
khác nhau khơng ảnh hưởng đến chiều cao cây cuối cùng nhưng lại ảnh hưởng đến các
chỉ tiêu về số nhánh đẻ hữu hiệu, tỷ lệ hình thành nhánh hữu hiệu, chỉ số diện tích lá và
tích lũy chất khơ, yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống. Đồng thời, khi sử dụng các
dạng phân bón NPK tỷ lệ nhiễm các sâu bệnh hại thấp hơn so với đối chứng. Đạt năng
suất thực thu cao nhất khi sử dụng phân bón NPK Đầu trâu đối với giống HYT100,

NPK Sinh-mix đối với giống VT404. Đồng thời, 2 dạng phân bón này cũng cho hiệu
quả kinh tế cao nhất.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Bui Binh Dong
Thesis title: Study the effects of different types of fertilizer on growth and yield of
two hybrid rice HYT100 and VT404 in An Duong-Hai Phong land.
Major: Crop science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National Univetsity of Agriculter (VNUA)
Research Objectives: Determining the appropriate form of fertilizer for two hybrid rice
HYT100 and VT404 in An Duong- Hai Phong land.
Masterials anh Methods:
The study was conducted to estimate the effect of different types of fertilizer on
growth, physiological characteristics, pests, yield components and yield of two rice
varieties (HYT100 and VT404.
Therefore, a appropriate types of fertilizer could be determined for the two rice
varieties. The field experiment was designed in randomized complete blocks (RCB),
with three replications. Four fertilizer types were used, including: Single nutrient
mineral fertilizer (including urea, super phosphate, Potasium Chloride) (P1), NPK Con
Co (18-9-5) (P2), NPK Sinh-mix (14-8-6) (P3), NPK Dau Trau (13-13-13) (P4). The
study was carried out in both spring season and summer season 2015. Within each
season, two separate experiments (one for HYT 100 and one for VT404) were
simultaneously conducted.

Main findings and conclusions:
The results showed that all composed nutrient mineral fertilizer (NPK)
treatments in the experiments reduced 3-5 days of growth duration of the two rice
varieties compared to the control while plant height was not affected. The different
types of fertilizer had a significant impact on number of panicle, panicle rate, the
physiological characteristics such as leaf area index and dry matter of two rice varieties.
The highest yield for HYT100 in treatment of NPK Dau Trau, while the highest yield of
VT404 in treatment of NPK Sinh - mix. Also, the highest economic efficiency was
observed in treatment of NPK Dau Trau for HYT100 and in treatment of NPK Sinh-mix
for VT404.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa ( Oryza sativa L ) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế
giới: lúa mì, lúa gạo, ngô. Khoảng 40% dân số trên thế giới coi lúa gạo là nguồn
lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày.
Như vậy có thể nói lúa gạo có ảnh hưởng đến đời sống ít nhất 65% dân số trên
thế giới. Ở Việt Nam, với hai trung tâm trồng lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long, không những cung cấp lương thực cho cả nước mà
hiện nay Việt Nam còn là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới, đóng góp một nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự phát triển của khoa học cơng nghệ nói chung, khoa học cơng
nghệ trong nơng nghiệp ngày càng có nhiều những thành tựu đáng kể nhằm phát
triển mạnh nền nông nghiệp. Kĩ thuật thâm canh cây lúa được quan tâm nghiên
cứu nhằm nâng cao giá trị sản xuất thu được trên một đơn vị diện tích, đáp ứng
phong trào xây dựng nơng thơn mới. Trong đó, việc phát triển các giống lúa lai
mới có năng suất, chất lượng cao và hình thành quy trình bón phân cho các giống

lúa đó đó là việc làm cần thiết. Phân bón và cách bón phân là một trong những kỹ
thuật quan trọng trong nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, nó khơng chỉ giúp ổn
định và nâng cao năng suất cây trồng mà còn tác động đến chất lượng của nơng
sản, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dạng phân bón khác nhau. Mỗi
loại phân bón chứa hàm lượng các nguyên tố đa lượng N-P-K khác nhau. Với tập
quán canh tác của nhiều người dân hiện nay, việc lạm dụng và sử dụng phân bón
khơng hợp lý gây lãng phí và tăng chi phí sản xuất. Vì vậy việc lựa chọn dạng
phân bón nào sao cho phù hợp với từng giống và từng loại đất để cây lúa cho
sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại và cho năng suất cao, ổn định là một vấn đề
rất đáng quan tâm.
An Dương – Hải Phòng là một huyện có phong trào xây dựng nơng thơn
mới khá mạnh. Trong đó, xây dựng hệ thống các giống lúa có năng suất cao và
chất lượng tốt phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương đang được chú
trọng. Song song với đó là đưa các kĩ thuật tiến bộ vào áp dụng và việc bón phân
hợp lý là một trong số đó.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên và tình hình điều tra thực tế tại địa

1


phương chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng
phân bón đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa HYT100 và VT404
trên đất An Dương – Hải Phòng”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Sử dụng các dạng phân bón NPK sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của 2
giống lúa HYT100 và VT404 so với bón phân đơn.
- Các dạng phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng
suất của 2 giống lúa HYT100 và VT404 ở cả 2 mùa vụ thí nghiệm.
- Tỷ lệ mắc các sâu bệnh hại thơng thường sẽ giảm khi sử dụng các dạng

phân bón NPK thay cho phân đơn.
- Cùng lượng phân bón nguyên chất nhưng khi sử dụng phân bón NPK
hiệu quả kinh tế mang lại sẽ cao hơn khi sử dụng phân đơn.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định dạng phân bón thích hợp cho 2 giống lúa HYT100 và VT404
trên đất An Dương – Hải Phòng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: 2 giống lúa lai HYT100 và VT404.
- Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân 2015 và vụ mùa 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP. Hải Phòng.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng phân bón đến một số chỉ
tiêu nơng sinh học của 2 giống lúa từ đó rút ra những kết quả làm tài liệu trong
công tác nghiên cứu và là cơ sở của phương pháp luận trong kỹ thuật thâm canh
lúa, đặc biệt là các giống lúa lai .
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài giúp người dân địa phương nâng cao kỹ thuật thâm
canh lúa, đặc biệt là thâm canh các giống lúa lai từ đó làm tăng năng suất, tăng
thu nhập trên đơn vị diện tích và mở rộng ra các vùng có điều kiện tương tự.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT LÚA LAI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới
Ưu thế lai là thuật ngữ để chỉ tính hơn hẳn của con lai F1 so với bố mẹ
chúng về các tính trạng hình thái, khả năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản,

khả năng chống chịu và thích nghi, năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính khác.
Năm 1926, Jones (nhà thực vật học người Mỹ) lần đầu tiên báo cáo về sự
xuất hiện ƯTL trên những tính trạng số lượng và năng suất lúa. Tiếp sau đó, có
nhiều cơng trình nghiên cứu xác nhận ƯTL về năng suất, các yếu tố cấu thành
năng suất (Anonynous, 1977; Li, 1977 and Lin and Yuan, 1980), về sự tích luỹ
chất khơ (Rao, 1965; Jenning, 1967 and Kim, 1985), về sự phát triển bộ rễ
(Anonymous, 1974), cường độ quang hợp, diện tích lá (Lin và Yuan, 1980;
Deng, 1980; Donal et al.,1971 and Wu et al., 1980)… Tuy nhiên, lúa là cây tự
thụ phấn điển hình, khả năng nhận phấn ngồi rất thấp, do đó khai thác ƯTL ở
lúa đặc biệt khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai F1. Nhiều nhà khoa học đã nghiên
cứu khá sớm nhằm tìm cách sản xuất hạt giống lúa lai điển hình là các nhà khoa
học Ấn Độ như Kadam (1937), Amand and Murti (1968), Ricsharia (1962) and
Swaminathan et al.,(1972), các nhà khoa học Nhật Bản như Shinjyo và Omura
(1966), các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) như Athwal
and Virmani (1972) và nhiều nhà khoa học ở các nước khác. Song họ chưa tìm ra
phương pháp thích hợp để sản xuất hạt lai nên họ đã không thành công (Nguyễn
Công Tạn, 2002).
Năm 1964, Yuan đã cùng đồng nghiệp phát hiện được cây lúa dại bất dục
trong loài lúa dại Oryza fatua spontanea tại đảo Hải Nam. Sau khi thu về nghiên
cứu, lai tạo họ đã chuyển được tính bất dục đực dạng hoang dại này vào lúa trồng
và tạo ra những vật liệu di truyền mới giúp cho việc khai thác ƯTL. Các vật liệu
di truyền này bao gồm: dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic
Male Sterility: CMS-dịng A) dịng duy trì tính bất dục đực (Maintiner-dịng B),
dịng phục hồi tính hữu dục (Restorer-dịng R). Sau 9 năm nghiên cứu, các nhà
khoa học Trung Quốc đã hồn thiện cơng nghệ nhân dịng bất dục đực, công
nghệ sản xuất hạt lai và đưa ra nhiều tổ hợp lai có năng suất cao đầu tiên như
Nam Ưu số 2, San Ưu số 2, Uỷ ưu số 6 (Nguyễn Công Tạn, 2002).

3



Bằng phương pháp đột biến Zhang Shubiao and Huang Ronghua et al.
(2002) Viện Di truyền và Chọn giống cây trồng Phúc Kiến - Trung Quốc đã
thành cơng chọn tạo dịng Peiai 64es1 với gen eui1(t) kiểm sốt tính trạng cổ
bơng dài và nhạy cảm với GA3. Sử dụng dòng này trong sản xuất hạt lai chỉ cần
phun một lượng rất thấp hoặc không cần phun GA3. Như vậy, việc tạo ra các đột
biến gen eui đã tăng tỷ lệ thụ phấn chéo, sản lượng dùng GA3 nên giá thành sản
xuất hạt lai F1 giảm hẳn (Nguyễn Thị Trâm, 2000 và Nguyễn Trí Hồn, 2002).
Chương trình nghiên cứu chọn các dịng TGMS được các nhà khoa học
Viện lúa IRRI khởi xướng từ năm 1990 và tập trung vào phát triển lúa lai cho
vùng nhiệt đới. Một số dòng TGMS như: IR68945S, IR68949S và IR71018S
mang gen tms2 từ dòng TGMS Japonica nhiệt đới NorinPL12 từ Nhật Bản,
(Maruyama et al., 1991) . Tuy nhiên, những dịng này khơng ổn định do điểm bất
dục cao. Sau đó với việc cải tiến chương trình chọn lọc, các khoa học IRRI đã
chọn lọc được các dòng TGMS mới như: IR73827-23S, IR68301S, IR7558931S, IR75589-41S có điểm nhiệt độ bất dục tới hạn thấp và ổn định trong điều
kiện nhiệt đới.
Nhiều quốc gia đã phát triển lúa lai cũng như thăm dò việc khai thác ở
mức độ thương phẩm như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ... Năm 1974, giới thiệu tổ
hợp lai cho ƯTL cao đồng thời qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai 3 dòng được
giới thiệu ra sản xuất vào năm 1975 (Nguyễn Thị Trâm, 2000 và Nguyễn Trí
Hồn, 2002).
Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai F1 để gieo cấy 140.000
ha. Từ đó diện tích rồng lúa lai tăng liên tục, đến năm 1994 diện tích trồng lúa lai
đã mở rộng 18.000.000 ha kéo theo năng suất lúa bình quân của cả nước tăng với
tốc độ cao. Năng suất bình quân của lúa lai là 6,9 tấn/ha, so với lúa thuần năng
suất bình quân chỉ đạt 5,4 tấn/ha, tăng hơn 1,5 tấn/ha trên tồn bộ diện tích. Qui
trình nhân dịng và sản xuất hạt lai ngày càng hồn thiện. Diện tích sản xuất hạt
lai F1 là 140.000 ha, năng suất giống lai F1 bình qn đạt 2,5 tấn/ha, năng suất
ruộng nhân dịng mẹ và ruộng sản suất F1 tăng lên tương đối nhanh chóng (
Nguyễn Thị Trâm, 2000).

2.1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Ở Việt Nam lúa là cây trồng chính, cung cấp lương thực và là ngành sản

4


xuất truyền thống trong nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất lúa đến năm 2010 của
Việt Nam là duy trì diện tích trồng lúa ở mức 3,96 triệu ha và sản lượng lúa đạt
40 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn so với năm 2003 (QĐ 150/2005/QĐ-TTG ngày
20/06/2005). Để tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích khơng nhiều và
cịn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái, do đó chủ yếu vẫn dựa vào tăng
năng suất. Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất thì giống là biện
pháp quan trọng và có hiệu quả nhất. Từ năm 1992, Việt Nam đã nhập nội nhiều
giống lúa tốt từ Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiếp thu những thành
tựu nghiên cứu và thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” tiến bộ kỹ thuật về
lúa lai thông qua hệ thống khuyến nông để mở rộng ra sản xuất. Lúa lai đã góp
phần tăng năng suất lúa, tăng thu nhập cho nông dân thông qua xuất khẩu gạo
trong hơn 10 năm qua. Trong tương lai sản xuất lúa gạo ở Việt Nam vẫn là ngành
sản xuất lớn trong nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố, phát triển bền
vững về năng suất, chất lượng và có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu lúa lai ở Việt Nam bắt đầu từ cuối những năm 1970 tại Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Từ năm 1983 Viện Lúa quốc tế (IRRI) và
Viện lúa ĐBSCL (CLRRI) đã hợp tác để phát triển công nghệ lúa lai ở các tỉnh
ĐBSCL. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng lúa lai tăng năng suất 18-45%
(Quách Ngọc Ân, 1998).
Diện tích lúa lai tăng lên nhanh chóng từ 20 ha năm 1990 lên 600.000 ha
vào năm 2003 với sự gia tăng năng suất từ 20 đến 30% so các giống cải tiến đang
sản xuất đại trà. Hiện nay, các tổ chức tham gia vào nghiên cứu lúa lai gồm
Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học
viên nông nghiệp Việt Nam), Viện Nghiên cứu Lúa gạo ĐBSCL, Viện di truyền

nông nghiệp. Các nhà khoa học Việt Nam đã lựa chọn và sản xuất các dòng bố,
mẹ với nguồn gen trong nước, chẳng hạn như các dòng 103S, T1s-96, T4S,
T23S, T70S, T100, AMS27S (Nguyễn Thị Trâm, 2000). Những dòng này được
sử dụng để sản xuất hạt giống F1 của Việt Nam như VL20, VL24, TH3-3, TH34, HYT83, HYT92.
Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được trồng thương mại hóa vào năm
1992, sản xuất trong một khu vực giới hạn dưới 200 ha.Với năng suất rất thấp
(trung bình là 302 kg/ha), tổng số lượng hạt giống F1 phát hành vào năm 1992
được ghi nhận vào khoảng 52 tấn . Hạt giống F1 của Việt Nam giảm nhẹ trong
năm 1992-1995, nhưng sau đó phục hồi và mở rộng một cách nhanh chóng sau

5


khi đạt 1.920 ha vào năm 2006. Năng suất hạt giống lúa lai Việt Nam được cải
thiện đáng kể, từ 302 kg/ha năm 1992 đã tăng lên 2,2 tấn / ha trong năm 2006
(gấp7 lần).Các khu vực sản xuất chính của hạt giống lúa lai Việt Nam là các tỉnh
phía Bắc như Thanh Hóa, Hải Phịng, Hà Nam, Nam Định. Năm 2005, diện tích
giống lúa lai Việt Nam đã tăng lên 820 ha, cung cấp 60% nhu cầu giống lúa lai
trong nước. Điều này cho thấy lúa lai Việt Nam có chất lượng, uy tín và được
nơng dân Việt Nam ưa chuộng. Phần còn lại được trồng các giống lúa lai Trung
Quốc. Sản lượng sản xuất hạt giống lúa lai ở Việt Nam chỉ đạt 200-680 kg/ha vào
năm 1992, nhưng công nghệ đã được cải thiện bởi nhiều năm nghiên cứu trong
nước sau đó. Năm 1996, hạt giống F1 đạt năng suất 2,1 tấn/ha đã thu được trên
một khu vực rộng lớn. Sản lượng sản xuất hạt giống F1với giống Boyou 64 cao
nhất là 3 tấn/ha. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa sản xuất hạt giống
và sự cần thiết phải nhanh chóng mở rộng diện tích canh tác. Việt Nam phụ thuộc
vào hạt giống nhập khẩu từ Trung Quốc và sự khan hiếm của hạt giống thích
nghi với khu vực phía Nam là hạn chế lớn để tăng cường sử dụng lúa lai ( Cục
trồng trọt – Bộ nơng nghiệp & PTNT, 2005 và Trương Đích, 2002).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã lai tạo ra Việt Lai 20 vào năm 2004

đã được công nhận là giống quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, có
nhiều giống lúa lai khác được ra đời như TH3-3, TH 3-4, TH3-5, TH7-2 và Việt
Lai 24, VL50, VL75, những giống lúa này cũng đã được công nhận là giống
quốc gia và đang được sản xuất trên diện tích hàng chục nghìn héc-ta là những
thành cơng ban đầu của công tác tự lai tạo và sản xuất hạt giống lúa lai tại Việt
Nam (Nguyễn Thị Trâm, 2000)
Việt Nam đã tự sản xuất được hạt giống lúa lai trong nước với quy mô
lớn, tuy nhiên không đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích lúa lai nhanh
chóng ở miền Bắc và miền Trung do đó phải chi ngoại tệ nhập khẩu hạt giống
lúa lai từ nước ngoài, chủ yếu là hạt giống lúa lai từ Trung Quốc. Trong năm
1998 Việt Nam đã nhập 4.106 tấn hạt giống lúa lai, năm 2006 nhập 13.316 tấn.
Như vậy lượng hạt giống lúa lai của Việt Nam chỉ đáp ứng được 18,54% nhu
cầu trong nước trong năm 2006 và tỷ lệ này còn tiếp tục giảm trong những năm
tới với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là sự cạnh tranh về chất lượng. Việt
Nam đã mở rộng diện tích trồng lúa lai từ 11.000 ha năm 1992 lên 600.000 ha
vào năm 2003 và 670.000 ha trong năm 2008 (Cục Trồng trọt – Bộ Nông
nghiệp & PTNT, 2005).

6


Bảng 2.1. Diện tích trồng lúa lai ở Việt Nam từ 1992-2006 (ha)
Năm

Tổng số

Vụ Đông xuân

Vụ Mùa


Tỷ lệ %

1992

11.094

1.156

9938

0,17

1993

34.648

17.025

17623

0,53

1994

60.100

45.400

14700


0,91

1995

73.500

39.600

33.900

1,09

1996

127.700

60.400

77.300

1,82

1997

187.800

110.800

77.000


2,65

1998

200.000

120.000

80.000

2,72

1999

233.000

127.000

106.000

3,04

2000

435.508

227.615

207.893


5,68

2001

480.000

300.000

180.000

6,41

2002

500.000

300.000

200.000

6,68

2003

600.000

350.000

250.000


8,06

2004

572.104

350.000

222.104

8,09

2005

601.944

350.000

251.944

8,21

2006

584.000

346.000

238.000


7,87

Nguồn: Cục Trồng trọt-BVTV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007)

Sau khi cấy thử lúa lai trong vụ mùa năm 1991 trên diện tích 100 ha, đến
vụ đơng xn 1991-1992 lúa lai đã đưa vào sử dụng đại trà và từng bước được
mở rộng ra 36 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau, bao gồm cả miền
núi, đồng bằng, Trung du Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả
đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay, diện tích lúa lai ở Việt Nam được phát
triển với tốc độ khá nhanh, từ 100 ha (1991) tăng lên 187800 ha năm 1997 và
572104 ha năm 2004, tăng trung bình 1 năm là 38,9 %. Năm 2004 so với năm
2003 diện tích gieo trồng lúa lai vụ mùa có giảm so với năm 2003 do lụt ở vụ
mùa của các tỉnh Duyên hải miền Trung. Năm 1991 lúa lai chỉ gieo trồng ở vụ
mùa . Những năm mới đưa vào sản xuất (1992) lúa lai thường gieo cấy chủ yếu

7


ở vụ mùa (tới 89,58% tổng diện tích lúa lai cả năm), gần đây (2004) thì diện
tích gieo trồng lúa lai ở vụ đông xuân nhiều hơn (61,18%), năm 2005 chỉ gieo
trồng ở vụ xuân (bảng 1). Sở dĩ như vậy là vì, điều kiện khí hậu thời tiết ở vụ
xuân ít bão, lụt thường thích hợp với các giống lúa lai (Nguyễn Trí Hồn, 1998
và Nguyễn Thị Trâm, 2001). Như vậy, sau hơn 10 năm phát triển, lúa lai đã
chiếm trên 6% diện tích gieo trồng lúa của cả nước ( Nguyễn Trí Hồn, 2002 và
Nguyễn Thị Trâm, 2000).
Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu trong sản xuất lúa lai với tỷ lệ 51,25% so
cả nước trong năm 2000. Tỷ lệ này đã giảm xuống còn 36 % vào năm 2006. Bắc
Trung Bộ đã trở thành khu vực với tỷ lệ cao nhất trong nước vào năm 2006.
Bảng 2.2. Diện tích lúa lai ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam,
năm 2000 và 2006

Năm 2000
Khu vực

Năm 2006

Diện tích

Tỷ lệ

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

(ha)

(%)

Miền núi phía Bắc

109500

25,21

135,000

22,93


Đồng bằng sơng Hồng

225400

51,25

214,000

22,93

Bắc Trung Bộ

99500

21,75

225.000

38.23

Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

7800

1,79

14.000

2,43


Tổng

442.200

100.00

588.000

100.00

Nguồn: Phòng số liệu thống kê Trồng trọt, Bộ NN & PTNT (2007)

Lúa lai có ưu thế về sinh trưởng, phát triển, cứng cây, chống đổ, chống rét
tốt, kháng bệnh đạo ôn và nhiễm khô vằn nhẹ, cho năng suất cao nên được nông
dân chấp nhận. Năng suất lúa lai vụ xuân cao hơn vụ mùa, vùng đột phá về năng
suất là miền núi và bắc Trung bộ; vùng thích nghi là đồng bằng sơng Hồng; vùng
có triển vọng là Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Mặt khác, ngồi nhập nội, nước
ta cịn chọn lọc và lai tạo ra những giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, có
khả năng bố trí trong các hệ thống luân canh khác nhau góp phần nâng cao hiệu
quả của hệ thống nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của lúa lai được khảng định bởi
tính vượt trội năng suất so với lúa thuần (bảng 2.3).

8


Bảng 2.3. Năng suất và biến động năng suất lúa lai của Việt Nam (1992-2005)
Năm

Năng suất (tấn/ha)


Tốc độ phát triển liên hồn (%)

Cả năm

Đơng xn

Mùa

Cả năm

Đơng xn

Mùa

1992

6,22

7,20

6,10

1993

6,57

7,02

6,50


108,52

97,50

106,56

1994

5,84

6,26

4,54

86,52

89,17

69,85

1995

6,14

6,35

5,91

105,14


101,44

130,18

1996

5,85

6,71

5,07

95,28

105,67

87,79

1997

6,35

6,56

6,14

108,55

97,76


121,10

1998

6,50

6,70

6,30

102,36

102,13

102,61

1999

6,47

6,50

6,43

99,54

97,01

102,06


2000

6,45

6,50

6,37

99,69

100,00

99,07

2001

6,44

6,60

6,30

99,84

101,54

98,90

2002


6,30

6,50

6,00

97,83

98,48

95,24

2003

6,30

6,45

6,00

100,00

99,23

100,00

2004

6,22


6,70

5,45

98,73

103,88

90,83

2005

6,50

6,50

104,50

97,01

TB

6,28

6,61

100,34

99,22


5,93

100,27

Nguồn: Phịng số liệu thống kê Trồng trọt, Bộ NN & PTNT (2007)

Số liệu bảng 2.4 cho thấy, năng suất lúa lai ở từng vụ, cũng như cả năm
cao hơn năng suất lúa bình quân rất nhiều, đặc biệt ở vụ mùa. Năng suất lúa lai
cao hơn năng suất lúa bình quân từ 15,8% (vụ xuân năm 2003) tới 98,99% (vụ
mùa 1995). Theo các chuyên gia nghiên cứu lúa lai của Việt Nam, ở một số tỉnh
năng suất lúa lai đều cao hơn lúa thuần từ 20 đến 40%, tại tỉnh Nam Định, lúa lai
dù gieo cấy trong vụ đông xuân hay vụ mùa thì năng suất vẫn vượt so với các
giống lúa thuần từ 20% trở lên (Nguyễn Trí Hồn, 2002). Khả năng thích ứng và
cho năng suất ở những vùng sinh thái khác nhau cũng khác nhau. Trên thực tế
các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên như Nghệ An, Quảng Trị, Khánh
Hồ, Bình Thuận, Gia Lai, Đắc Lắc lúa lai phát triển và cho năng suất khá cao.
Từ thực tế này mà Bộ NN & PTNT đã thay đổi định hướng phát triển lúa lai lúc
đầu là gieo cấy lúa lai từ khu 4 trở ra, nay Bộ khuyến cáo tỉnh nào thấy phát triển
lúa lai thuận lợi thì nên mở rộng. ( Báo cáo Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp &
PTNT, 2005).

9


Bảng 2.4. So sánh năng suất lúa lai với năng suất lúa nói chung
của Việt Nam
Năm
1995
2000

2001
2002
2003
2004

Lúa lai
Đơng
xn
6,35
6,50
6,60
6,50
6,45
6,70

Cả năm
6,14
6,45
6,44
6,30
6,30
6,22

Lúa nói chung
Mùa

Cả năm

Đơng xn


Mùa

5,91
6,37
6,30
6,00
6,00
5,45

3,69
4,24
4,29
4,59
4,64
4,82

4,43
5,17
5,06
5,51
5,57
5,73

2,97
3,53
3,73
3,92
3,96
4,06


Nguồn: Phịng số liệu thống kê Trồng trọt, Bộ NN & PTNT (2007)

Từ năm 1995 đến 2004 sản lượng lúa lai đều tăng, bình quân tăng 28,07%,
vụ xuân sản lượng tăng nhiều hơn so với vụ mùa. Mặc dù năng suất lúa lai có cao
hơn lúa thuần, nhưng do diện tích gieo trồng lúa lai cịn rất khiêm tốn (chỉ 6%)
mà tỷ trọng sản lượng lúa lai chiếm trong tổng sản lượng lúa nói chung mới trên
dưới 9% (bảng 2.4). Do năng suất lúa lai cao nên tỷ trọng sản lượng lúa lai trong
tổng sản lượng lúa ở vụ mùa cao hơn vụ xuân. Điều này chứng tỏ ưu thế cho
năng suất của lúa lai đã góp phần tăng sản lượng lúa nói chung và ở từng vụ nói
riêng. Ở miền Bắc một số giống lúa lai Trung Quốc như Shanyou 63, Shanyou
Gui 99, Shanyou Quang 12 và Boyou 64, đã được thực nghiệm ở vùng đồng
bằng sông Hồng đã cho năng suất từ 6,5 đến 8,5 tấn /ha/vụ, tăng, từ 18 đến 21%
so với các giống lúa thường
Bảng 2.5. Tỷ trọng sản lượng lúa lai trong tổng sản lượng lúa
của Việt Nam

1995

Sản lượng lúa lai (1000 tấn)
Đông
Cả năm
Mùa
xuân
451,30
251,40
200,40

2000

2809,00


1479,50

1324,30

8,64

9,50

15,89

2001

3091,20

1980,00

1134,00

9,63

12,80

13,65

2002

3150,00

1950,00


1200,00

9,14

11,66

14,05

2003

3780,00

2257,50

1500,00

10,93

13,42

17,97

2004

3556,00

2345,00

1211,00


9,91

13,73

14,26

Năm

% trong tổng sản lượng lúa
Đông
Cả năm
Mùa
xuân

Nguồn: Bộ NN & PTNT (2005) và Niên giám thống kê (2005)

10


Trong các vụ đông xuân, hầu hết các giống lúa lai có thể gieo trồng thích
hợp, an tồn và cho năng suất cao. Ở các vụ mùa sớm, hè thu, các giống lúa lai
đã được khẳng định thích hợp trong các vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc và duyên
hải Nam Trung bộ với ưu điểm thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày), năng
suất cao, ít bị nhiễm bệnh bạc lá, thích hợp trong cơ cấu xuân muộn - mùa sớm
- cây vụ đông như TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20,… (giống chọn tạo trong
nước); bồi tạp sơn thanh, bồi tạp 49, Q.ưu 1, Q.ưu 6… (giống nhập ngoại).
Điểm đáng chú ý, trà mùa trũng trên vàn thấp, trũng 2 vụ lúa, các tổ hợp lúa lai
3 dòng phản ứng ánh sáng như Bắc ưu 253, Bắc ưu 903, Bắc ưu 64 đã phát huy
được hiệu quả ở các tỉnh phía Bắc (năng suất cao gấp 2 lần so với các giống

mộc tuyền, bao thai,…). Hiện nay, một số tổ hợp lúa lai kháng bạc lá đang được
mở rộng vào sản xuất thay thế dần các tổ hợp lai cũ hay bị nhiễm bệnh bạc lá
(Phạm Đồng Quảng, 2005).
Nhờ cơ cấu lúa lai đa dạng, thích ứng được nhiều vùng sinh thái, nên năng
suất lúa lai ngày càng tăng cao. Thực tiễn nhiều năm cho thấy, năng suất lúa lai
cao hơn lúa thuần từ 10-12% trong cùng điều kiện canh tác. Năng suất lúa lai đạt
6,5 tấn/ha (lúa thuần là 5,27 tấn/ha). Nhiều diện tích lúa lai đạt 9-10 tấn/ha, có
nơi cao nhất đã đạt tới 11-14 tấn/ha. Nhìn chung, nhiều tỉnh có diện tích lúa lai
cao đều là những tỉnh có năng suất lúa tăng nhanh. 2 tỉnh Nghệ An và Thanh
Hóa, nhờ đưa mạnh lúa lai, năng suất lúa năm 2004 so với năm 1992 đã tăng gấp
2 lần, góp phần đưa bình qn lương thực/đầu người của Thanh Hóa đạt 420
kg/người và Nghệ An 360 kg/người, đã bảo đảm an ninh lương thực của địa
phương. Nam Định tuy có 4 huyện có điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất
luôn đạt thấp, nhưng nhờ đẩy mạnh gieo cấy lúa lai nên năng suất đã tăng trên 2
tấn/ha, đuổi gần kịp năng suất lúa của Thái Bình, tỉnh có trình độ thâm canh cao
nhất cả nước (Nguyễn Trí Hồn, 2002 ).
Sử dụng lúa lai tại Việt Nam những năm qua đã đem lại những kết quả
khả quan và có hướng ngày càng phát triển:
- Lúa lai góp phần cho an ninh lương thực ở Việt Nam: Theo kết quả điều
tra kinh tế xã hội của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn trong năm 2001,
hàng năm bình qn đầu người Việt Nam tiêu thụ 178 kg gạo. Trong năm 1992
số lượng gạo gia tăng do trồng lúa lai nuôi sống được 101.359 người/năm. Trong
năm 2006 nuôi sống được 2,9 triệu người. Trung bình thời kỳ 1992-2006 sự gia
tăng sản lượng lúa lai nuôi sống được 1,88 triệu người.

11


- Lúa lai thu hút được các nguồn lực của đất nước: Để phát triển lúa lai,
Chính phủ Việt Nam đã chi tiền nhập khẩu hạt giống và hổ trợ sản xuất

hạt giống, hỗ trợ giá hạt giống, kỹ thuật đào tạo, nghiên cứu và phát
triển .Trong giai đoạn 1998-2006, số lượng nhập khẩu hạt giống trung bình
được ghi nhận ở 11.172 tấn hàng năm, trị giá 14,5 triệu USD. Chi tiêu nhập
khẩu hạt giống lai hàng năm chiếm 1,55% tổng thu nhập từ xuất khẩu gạo.Việt
Nam đã dành tổng cộng 130,3 triệu USD nhập khẩu hạt giống lúa lai trong giai
đoạn 1998-2006.
- Về hiệu quả kinh tế, mỗi ha trồng lúa lai tăng thêm thu nhập 27,82 USD
trong vụ lúa xuân và 15,27 USD vụ mùa. Sự gia tăng thu nhập thấp là do chi phí
hạt giống lúa lai cao và giá lúa thương phẩm thấp hơn lúa thường.
Tuy nhiên sự phát triển lúa lai cũng có những khó khăn, trở ngại nhất định
và đây được coi là bài tốn đặt ra cần có những giải pháp tháo gỡ để phát triển
lúa lai bền vững: Thành công lớn của Trung Quốc về sản xuất lúa lai là do công
nghệ sản xuất hạt giống và hệ thống phân phối hạt giống có hiệu quả. Cây lúa lai
phát triển chậm ở Việt Nam chủ yếu là thiếu nguồn hạt giống lúa lai và chất
lượng gạo của lúa lai còn thấp (Nguyễn Viết Tồn, 1997). Những khó khăn chính
và hạn chế của việc trồng lúa lai ở Việt Nam là:
- Nguồn cung cấp hạt giống không ổn định: Với gần 80% hạt giống nhập
khẩu từ Trung Quốc, nông dân Việt Nam phụ thuộc vào hạt giống cung cấp từ
bên ngoài về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả. Nguồn cung hạt giống
khơng đáp ứng kịp nhu cầu do đó giá cả hạt giống nhập nội tăng cao do giống
trong nước như TH3-3, VL 20…không đủ cung cấp. Nhiều khi giá hạt giống
Trung Quốc tăng gấp đơi so với bình thường như trong vụ đông xuân 2005 và vụ
hè thu 2008.
- Nhiều cơng ty hạt giống thích nhập khẩu hạt giống thay vì sản xuất trong
nước bởi vì nó có nhiều lợi nhuận hơn và ít rủi ro.
- Năng lực hạn chế để mở rộng diện tích sản xuất hạt giống lai. Do thiếu
các nguyên liệu đầu dòng.
- Hạn chế kiến thức về sản xuất hạt giống lai cũng là một vấn đề. Bên
cạnh rủi ro gây ra bởi khí hậu khơng thuận lợi, nghèo các dịng bố mẹ đã dẫn đến
năng suất thấp (thậm chí khơng cho thu hoạch), chủ yếu là do kiến thức hạn chế

về kỹ thuật.

12


- Sự phụ thuộc của các hạt giống bố mẹ nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt
Nam không thể tự cung cấp những hạt giống bố mẹ cần thiết cho sản xuất. Chất
lượng hạt giống chưa đảm bảo.
- Chất lượng hạt giống trong nước chưa bảo đảm như trong năm 2008 có
46/219 mẫu kiểm tra hạt giống chưa đạt chất lượng, lỗi chủ yếu ở khâu gia công
tại ruộng giống và một số trường hợp các nguồn đầu dòng lai chưa tinh khiết.
- Kiểm tra chất lượng hạt giống nhập từ Trung Quốc năm 2006 cho thấy
có 84,9% lơ hàng đạt chất lượng, 74,4% đạt yêu cầu độ tinh khiết.
- Nông dân thích trồng giống nhập hơn giống trong nước. Tâm lý hàng
hố nhập khẩu tốt hơn so với hàng hóa trong nước chấp nhận trả tiền gấp đôi để
mua hạt giống từ Trung Quốc. Thực tế có nhiều cơng ty vụ lợi dùng giống Việt
Nam đóng mác nhãn Trung Quốc để bán cho nông dân với giá cao hơn (Quách
Ngọc Ân, 1999).
- Thiếu dòng bố, mẹ tốt và thiếu giống tốt cho vụ mùa. Việt Nam chỉ có
thể sản xuất các dòng bố mẹ cho sản xuất hạt giống F1 gần đây, nhưng chưa có
thể sản xuất số lượng cần thiết. Thiếu các dịng bố, mẹ góp phần vào phụ thuộc
vào hạt giống nhập khẩu.
- Các giống lúa Trung Quốc dễ nhiễm bệnh đạo ôn trong vụ hè nên lúa lai
hai dịng của Việt Nam có ưu thế hơn nhưng không đáp ứng đủ hạt giống.
Triển vọng lúa lai ở Việt Nam :
- Góp phần cho an ninh lương thực: Lúa lai đã góp phần vào sản lượng
lúa cao hơn, do đó góp phần vào an ninh lương thực tại Việt Nam, đặc biệt là ở
miền Bắc sản lượng gia tăng hơn 600.000 tấn mỗi năm. Sản lượng gia tăng này
nuôi được cho khoảng 1,88 triệu người (2,5% tổng dân số) mỗi năm. Nếu khơng
có cơng nghệ lúa lai, nó sẽ địi hỏi phải tăng khoảng 138.000 ha để có được sản

lượng gia tăng do lúa lai đem lại.
- Các mục tiêu phát triển: Với tình hình chậm phát triển lúa lai, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặc biệt chú tâm vào việc thúc đẩy sản xuất lúa
lai và duy trì khu vực dành cho lúa lai. Thủ tướng Chính phủ u cầu Bộ Tài
ngun và Mơi trường xem xét và báo cáo về tình trạng hiện tại của đất nông
nghiệp trong quốc gia, đặc biệt là đất lúa (Nghị định 391/QĐ-TTg tháng
4/2008) . Bên cạnh đó, Bộ NN & PTNT khuyến khích các doanh nghiệp/cơng ty

13


gia tăng diện tích nhân hạt giống lúa lai để tránh phải nhập khẩu một số lượng
lớn hạt giống. Cục TT-BVTV (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề xuất
tăng chi tiêu cao hơn 1,5-3 lần gia hạn dự án trong sản xuất lúa lai, tập trung vào
sản xuất hạt giống (Nguyễn Ngọc Đệ, 2006).
Tập trung vào lúa lai nên mở rộng đến khu vực phía Nam và miền Trung
Việt Nam, đặc biệt là ở phía nam Trung Bộ là nơi mà lai có lợi thế hơn. Đối với
các mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - để tự cung tự cấp
giống lai cho 70% diện tích lúa lai trong năm 2010-2015 nhiều nỗ lực nên được
thực hiện để mở rộng sản xuất hạt giống. Hỗ trợ tiếp tục của Chính phủ sẽ cần
thiết cho sự phát triển của lúa lai trong nước. Các vấn đề lớn vẫn cần phải được
giải quyết bao gồm: thiếu giống lúa lai chất lượng tốt, thiếu ngành công nghiệp
nhân giống lúa mạnh của Nhà nước và tư nhân, đào tạo nhân lực cho ngành sản
xuất lúa lai, trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất, sự đồng thuận của lãnh đạo các
cấp và nhân dân trong phát triển lúa lai (Báo cáo Cục trồng trọt – Bộ Nông
nghiệp & PTNT, 2005 và Nguyễn Trí Hồn, 2002).
2.1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng lúa lai tại Hải Phòng
Hải Phòng nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng - một trung tâm sản
xuất lúa lớn của cả nước. Sự phát triển cơng nghiệp hóa nên diện tích đất nơng
nghiệp của Hải Phòng ngày càng bị thu hẹp.

Số liệu bảng 6 cho thấy năm 2008 diện tích lúa là 82,4 nghìn ha, đến năm
2012 chỉ cịn 79,2 nghìn ha giảm 4,4%, đến năm 2014 diện tích lúa của Hải
Phịng cịn 77,1 nghìn ha. Tuy nhiên do thành phố đã có những chiến lược cụ thể
hóa phát triển và hồn thiện cả về giống, vật tư nông nghiệp nên sản lượng lúa lại
được nâng cao. Năng suất lúa được nâng lên một cách rõ rệt. Nếu năng suất lúa
năm 2008 là 57,3 tạ/ha, năm 2010 tăng lên 60,0 tạ/ha và đến năm 2014 năng suất
đạt 62,9 tạ/ha tăng 5,6 tạ/ha. Năm 2008 sản lượng lúa là 475,9 nghìn tấn, nhưng
năm 2012 mặc dù diện tích lúa giảm sản lượng lúa lại tăng lên 490,1 nghìn tấn,
năm 2014 sản lượng lúa là 484,7 nghìn tấn.

14


×