Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THANH HẰNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠNG THỨC
PHÂN BĨN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CHÈ
TRUNG DU BÚP TÍM TẠI PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Đình Chính

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Đào Thanh Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cơ giáo giảng dạy, hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ quan, các đồng
nghiệp và gia đình. Tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- TS. Vũ Đình Chính – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Ban giám đốc, Ban đào tạo, tập thể giáo viên của khoa Nông học -Học viện
Nông nghiệp Việt Nam
- Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
- Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Đào Thanh Hằng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2


1.4.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Giới thiệu giống chè trung du búp tím................................................................ 3

2.2.

Cơ sở khoa học của bón phân cho chè................................................................ 4

2.3.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè..................................................... 5

2.3.1.

Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ chè ................................................................... 5

2.3.2.

Đặc điểm sinh trưởng thân, cành và búp chè ...................................................... 6


2.4.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè và vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng ...... 6

2.4.1.

Nhu cầu dinh dưỡng ........................................................................................... 6

2.4.2.

Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng .......................................................... 7

2.5.

Một số kết quả nghiên cứu phân bón cho chè trên thế giới và Việt Nam........... 8

2.5.1.

Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới ............................................. 8

2.5.2.

Một số kết quả nghiên cứu phân bón ở Việt Nam ............................................ 14

2.6.

Tình hình sử dụng phân bón cho chè tại vùng triển khai thí nghiệm ............... 20

2.7.


Một số nghiên cứu về sâu hại trên thế giới và Việt Nam ................................. 20

2.7.1.

Nghiên cứu sâu hại trên thế giới ....................................................................... 20

iii


2.7.2.

Nghiên cứu sâu hại ở Việt Nam........................................................................ 21

2.8.

Một số nhận xét rút ra từ tổng quan.................................................................. 22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.3.

Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 24


3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 24

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24

3.5.1.

Thiết kế thí nghiệm ........................................................................................... 24

3.5.2.

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.5.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định ........................................... 27

3.5.4.


Phương pháp theo dõi ....................................................................................... 31

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 32
4.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón n,p,k đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng giống chè trung du búp tím ........................................ 32

4.1.1.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành
giống chè Trung Du búp tím............................................................................. 32

4.1.2.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến sinh trưởng lá ......................................... 33

4.1.3.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến tốc độ sinh trưởng búp chè ..................... 35

4.1.4.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất ........................................................................................................... 36

4.1.5.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng nguyên liệu búp .................... 39


4.1.6.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến mật độ sâu hại chính............................... 41

4.1.7.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến thành phần sinh hóa chè thành phẩm ..... 43

4.1.8.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến điểm thử nếm cảm quan ......................... 45

4.1.9.

Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của tỷ lệ bón N,P,K cho chè Trung Du
búp tím .............................................................................................................. 48

4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu
tương đến năng suất, chất lượng giống chè trung du búp tím ...................... 49

iv


4.2.1.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng thân cành........................................................................... 49


4.2.2.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến sinh
trưởng lá chè ..................................................................................................... 52

4.2.3.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến tốc độ
sinh trưởng búp chè .......................................................................................... 53

4.2.4.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến một số
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................................... 54

4.2.5.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến chất
lượng nguyên liệu búp ...................................................................................... 57

4.2.6.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến mật độ
sâu hại chính ..................................................................................................... 59

4.2.7.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến thành
phần sinh hóa chè thành phẩm .......................................................................... 60


4.2.9.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến điểm
thử nếm nếm cảm quan ..................................................................................... 63

4.2.10. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế việc liều lượng bón bổ sung MgSO4 và
đậu tương đến chè Trung Du búp tím ............................................................... 65
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 67
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 67

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 67

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68
Phụ lục .......................................................................................................................... 73

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

cs


Cộng sự

CT

Công thức

Đ/C

Đối chứng

CHT

Chất hòa tan

KHKT

Khoa học kĩ thuật

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
thân cành ................................................................................................... 32


Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến sinh trưởng lá .................................. 34

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng tỷ lệ bón N,P,K đến một số yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất ............................................................................................... 37

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng nguyên liệu búp ............ 39

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến mật độ sâu hại chính........................ 41

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng tỷ lệ bón N,P,K đến một số chỉ tiêu sinh hóa chè thành phẩm..... 43

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến chất lượng chè xanh ........................ 47

Bảng 4.8.

Hiệu quả kinh tế của các công thức bón tỷ lệ N,P,K khác nhau................ 48


Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng thân cành ........................................................ 50

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4 và đậu tương đến
sinh trưởng lá chè ...................................................................................... 52
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến
một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................ 55
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng bónbổ sung MgSO4 và đậu tương đến
chất lượng nguyên liệu búp ....................................................................... 57
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến
mật độ sâu hại chính .................................................................................. 59
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4và đậu tương đến
một số chỉ tiêu sinh hóa chè thành phẩm .................................................. 61
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến
điểm thử nếm nếm cảm quan..................................................................... 64
Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế của bón bổ sung MgSO4 và đậu tương........................... 66

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ bón N,P,K đến tốc độ sinh trưởng búp chè vụ hè……..36
Hình 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón bổ sung MgSO4 và đậu tương đến tốc độ sinh
trưởng búp chè vụ hè ...................................................................................... 54

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Thanh Hằng
Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím tại Phú Thọ.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K và việc bón MgSO4, đậu tương
bổ sung đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống chè Trung Du búp tím
sản xuất chè xanh.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K đến sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím.

-Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 và đậu tương bổ sung đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím.
Vật liệu nghiên cứu:
- Phân đạm Urê Hà Bắc (46% N).
- Phân KCl (60% K2O).
- Phân super lân Lâm Thao (17% P2O5).
- Phân MgSO4
- Đậu tương ngâm
- Phân chuồng hoai mục (từ phân Trâu, phân Bị).
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí với 4 cơng thức, với 3 lần

nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ
(RCBD). Diện tích ơ thí nghiệm 50 m2, tổng diện tích tồn thí nghiệm là 1.200 m2.
Kết quả chính và thảo luận
1. Các cơng thức bón phân khống có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng của giống chè Trung Du búp tím. Cơng thức 3 (bón N = 40
kg/tấn sản phẩm với tỷ lệ 3:1:2) cho các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây: 88,43 cm,
chiều rộng tán: 95,17 cm, độ dày tán: 18,52cm và đường kính gốc: 6,35 cm) đạt lớn
nhất, cao hơn so với đối chứng.

ix


Năng suất búp công thức 3 đạt cao nhất 6,26 tấn/ha,thấp nhất là công thức đối
chứng chỉ đạt 5,86 tấn/ha.
Đánh giá chất lượng cơng thức 3 có hàm lượng tanin thấp nhất (26,52%), một số
chỉ tiêu khác đạt cao nhất. Thử nếm cảm quan, cơng thức 3 có điểm thử nếm đạt cao
nhất (16,52 điểm). Lợi nhuận kinh tế của công thức 3 đạt 48.963.000đ/ha cao nhất, thấp
nhất là công thức đối chứng.
2. Bón bổ sung hàm lượng MgSO4 và đậu tương có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng của giống chè Trung Du búp tím. Cơng thức 4 (bón
N = 40 kg/tấn sản phẩm tỷ lệ 3:1:2) + 75 kg MgSO4/ha + 1000 kg đậu tương ngâm/ha) có
các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất (chiều cao cây: 89,53 cm, rộng tán: 98,06 cm, dày tán:
18,63cm và đường kính gốc: 5,78 cm).
Cơng thức 4 cho năng suất cao nhất đạt 6,87 tấn/ha, thấp nhất là công thức đối
chứng chỉ đạt 5,91 tấn/ha.
Hàm lượng tanin ở công thức 4 là thấp nhất (26,96%), một số chỉ tiêu khác có xu
hướng ngược. Kết quả thử nếm cảm quan, cơng thức 4 có tổng điểm cao nhất (16,86
điểm), thấp nhất là công thức đối chứng chỉ đạt 16,10 điểm. Lợi nhuận kinh tế của công
thức 4 đạt 51.038.000 đồng/ha đạt 51,9% tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí cao hơn cơng
thức đối chứng.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hang Dao Thanh
Thesis title: Studying the effect of the fertilizer treatments on the growth, the
development, the productivity, the quality of Trung Du tea varieties (has purple bub) in
Phu Tho.
Major: Crop Science

Code: 60.62.01.10

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objective
Determining the changes of the growth, the development, the quantity and the quality of
Trung du variety (which has purple bub) that affected by N:P:K ratio and add MgSO4,
soybean.
Materials and Methods
Reaserch content:

- Influence of the N:P:K ratio on the growth, the development, the quantity and
the quality of Trung du variety (which has purple bub).

-Influence of the add of MgSO4 and soybean on the growth, the development,
the quantity and the quality of Trung du variety (which has purple bub).
Material
- Ha Bac Urea fertilizer (46% N).
- KCl fertilizer (60% K2O).
- Lam Thao superphosphate fertilizer (17% P2O5).

- MgSO4 fertilizer
- Soybean in water
- Cattle manure (from feces of buffalo and cow)
Methods: We conducted with 4 treatments, each of treatment contained 3
replication.The experiment was arranged in randomized complete block design
(RCBD). Experiment plot area was 50m2, the total area for experiment was 1200m2.
Main findings and conclusions
All of treatments use mineral fertilizers which effects to the growing, the
development, the productivity and the quality of “ purple bub” Trung du variety. In the
treatment 3 (N = 40 kg/ton of product with NPK ratio is 3:1:2), they have indicators
highly more than the control treatment (the height of tea tree is 88,43cm, the halo width
is 95,17cm, the halo thickness is 18,52cm and the stem diameter is 6,35cm).

xi


The highest productivity is 6.26 tons/ha of treatment 3, but the control’s
productivity is lowest, is 5.86 tons/ha.
The lowest tanin content (26,52%) in treatment 3, but some biochemical
indicators are highest. From the sensory evaluation, treatment 3 has highest score
(16,52). Profits earned in the formula 3 (48.963.000vnd / ha) was the highest compared
with the others.
2. The adding of MgSO4 and soybean which effects to the growing, the
development, the productivity and the quality of “ purple bub” Trung du variety.The
treatment 4 (N = 40 kg/ton of product with NPK ratio is 3:1:2) + 75 kg MgSO4/ha +
1000 kg soybean in water/ha ), this treatment has highest value (the height of tea tree is
89,53 cm, the halo width is 98,06 cm, the halo thickness is 18,63 cm and the stem
diameter 5,78 cm).
The treatment 4 has the highest productivity, 6.87 tons/ha. The control treatment
has the lowest productivity, 5.91 tons/ha.

In treatment 4, the tanin content is lowest (26,96%), other indicators is highest.
From the sensory evaluation, treatment 4 has highest score (16,86), however, the
treatment 1 has lowest score (16,10). Profits earned in the formula 4 (51.038.000vnd /
ha) was the highest compared with the control treatment.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia sinensis (L) O kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển trong điều
kiện khí hậu nóng ẩm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, có hiệu
quả kinh tế cao. Sản phẩm từ cây chè đang được sử dụng rộng rãi trên khắp
thế giới dưới nhiều công dụng khác nhau phổ biến nhất là đồ uống ngồi ra
chè cịn được sử dụng để làm đồ ăn, làm đẹp và còn là nguồn dược liệu quý
hiếm đang được nhà nước quan tâm bảo tồn, phát triển trong đó tiêu biểu là
giống chè Trung Du búp tím.
Việt Nam có lịch sử trồng chè lâu đời nhưng cây chè mới chỉ được trồng
và phát triển với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay. Với đặc điểm là loại cây
công nghiệp lâu năm, dễ trồng, dễ chăm sóc với nhiệm kỳ kinh tế dài 30 - 40
năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đất dốc của Việt Nam. Sản phẩm
chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành nông nghiệp ở các tỉnh Trung
Du miền núi. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định góp phần quan trọng
trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp.
Năng suất và chất lượng của búp chè chủ yếu phụ thuộc đặc tính di truyền
của giống, bên cạnh đó các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rõ rệt đến chất
lượng búp chè. Với các điều kiện tự nhiên như: Đất đai, khí hậu, giống chè, chế
độ bón phân hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng nguyên liệu.
Việc bón tổng hợp 3 nguyên tố N, P, K sẽ mang lại hiệu quả cao hơn việc chỉ bón

đơn lẻ 1 nguyên tố nào đó. Bón phân đầy đủ, cân đối có ý nghĩa to lớn để tạo năng
suất, chất lượng và duy trì tuổi thọ lâu bền của nương chè.Tác dụng của phân bón
khơng những làm tăng sản lượng nguyên liệu chè mà còn nâng cao được chất
lượng ngun liệu chè. Nếu bón phân khơng cân đối như bón đơn độc nitơ mà
thiếu kali và phospho sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chè thành
phẩm. Ngồi các loại phân đa lượng, thì phân vi lượng cũng ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng búp chè, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt tính của hệ men.
Giống chè Trung Du là giống thuộc loại hình thân gỗ, chất lượng búp
khá và khả năng chống chịu tốt. Giống Trung Du búp tím là giống chè được
chọn từ quần thể Trung Du, có khả năng thích ứng với điều kiện bất thuận và có
khả năng chịu các lồi sâu bệnh hại. Đặc biệt giống chè Trung Du búp tím vừa
được sử dụng làm khai thác nguyên liệu chế biến chè vừa được sử dụng tách

1


chiết các hợp chất anthocyan phục vụ cho dinh dưỡng và dược thảo, đây là giống
bản địa do đó cũng rất cần nghiên cứu chọn lọc để bảo tồn và phát triển góp phần
phát triển nơng nghiệp bền vững ở Việt Nam. Nhưng những nghiên cứu về chè
Trung Du búp tím cịn rất ít đặc biệt là nghiên cứu về bón phân. Trong đó vấn đề sử
dụng Mg và đậu tương cho chè đã được một số nước quan tâm với mục đích sản
xuất như Đài Loan, Trung Quốc rất có hiệu quả. Nhưng kết quả nghiên cứu ở Việt
Nam cịn hạn chế. Để góp phần giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành làm đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cơng thức phân bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím tại Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ bón N, P, K và việc bón MgSO4, đậu
tương bổ sung đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống chè Trung
Du búp búp tím sản xuất chè xanh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm cấp nguyên liệuvà chất lượng chè xanh
thành phẩm giống chè Trung Du búp tím tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về việc sử dụng một số cơng thức phân bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím để sản xuất chè
xanh tại Phú Thọ.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định được cơng thức phân bón hợp lý có tác dụng làm tăng sinh trưởng,
năng suất và chất lượng giống chè Trung Du búp tím tại Phú Thọ.
- Kết quả của đề tài sẽ được khuyến cáo cho bà con nông dân trồng chè tại
địa phương và các vùng lân cận thực hiện, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè.

2


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU GIỐNG CHÈ TRUNG DU BÚP TÍM
Giống chè Trung Du thuộc thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis
Var. Macrophilla), chiếm diện tích lớn trong cơ cấu giống tại vùng trung du và
đồi núi thấp. Tại các địa phương giống Trung Du được gọi tên với các tên khác
nhau như Trung Du Phú Thọ, Tân Cương, Gay, Hc Mơn hoặc gọi theo màu
màu sắc lá như Trung Du xanh, Trung Du vàng, Trung Du tím…
Giống chè Trung Du từ lâu đã được coi là giống chè bản địa của cây chè
Việt Nam. Theo các kết quả nghiên cứu chè Trung Du được di thực từ Vân Nam

(Trung Quốc) vào Việt Nam từ rất lâu, đã thích nghi và phù hợp với điều kiện đất
đai thổ nhưỡng vùng Trung Du, được mặc nhiên mang tên chè Trung Du. Cây
chè Trung Du gắn liền với tập quán sinh sống của người nông dân vùng Trung
Du miền núi phía Bắc. Những vùng chè Trung Du nổi tiếng như Thanh Ba – Phú
Thọ, Tân Cương – Thái Nguyên,…
Trong quần thể chè Trung Du do trước đây được trồng bằng hạt vì vậy
quần thể chè phân ly về hình thái khác nhau: Loại búp trắng, loại búp xanh và
loại búp tím. Những năm 90 của thế kỉ trước tại Phú Thọ và Thái Nguyên đã có
đề tài tiến hành điều tra chọn lọc và phân dạng cây theo màu sắc của búp.
Đặc điểm giống chè Trung Du búp tím thuộc loại hình thân gỗ nhỡ, có thân
chính rõ rệt, chiều cao phân cành thấp. Giống chè Trung Du búp tím có lá to
trung bình, chiều dài lá từ 12 cm - 14 cm, chiều rộng lá 5 cm - 7 cm. Khối lượng
của búp là 0,7 gam - 0,78 gam/búp. Do trồng bằng hạt, không được chọn lọc nên
quần thể cây trồng khơng đồng đều, năng suất thấp (bình quân chỉ đạt 5 tấn – 6
tấn/ha). Chất lượng búp thuộc loại khá, thích hợp để chế biến chè xanh, chè đen.
Theo Đỗ Văn Ngọc (2012), chè Trung Du búp tím có từ lâu đời ở vùng
Trung Du miền núi phía Bắc tập trung chủ yếu là Phú Thọ và Thái Ngun.
Qua phân tích các chỉ tiêu sinh hóa, chất lượng nguyên liệu, chế biến mẫu và
thử nếm cảm quan cho thấy đây là một giống chè quý. Ở Việt Nam, chưa có
một nghiên cứu quy mơ, chính thức nào về chè búp tím nhưng theo phân tích
của Viện nghiên cứu Chè Kenya cho thấy chè búp tím có chất lượng rất cao,
chè thành phẩm có giá bán cao hơn chè bình thường. Trong chè búp tím có
nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống chè khác, có thể tách chiết các
chất chống oxy hóa trong chè búp tím làm chất bảo quản thực phẩm và làm
thuốc bồi bổ sức khỏe.

3


Tác giả Đỗ Văn Ngọc (2012), cho biết giống chè Trung Du búp tím quý

hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc
biệt cao cấp không chỉ dùng làm nước uống mà cịn có tác dụng trong y học
phịng chữa một số bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư.
Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nơng
lâm nghiệp miền núi phía Bắc từ năm 2004 đến nay, cây chè Trung Du búp tím
khơng chỉ có giá trị sản xuất hàng hóa với sản phẩm chè Trung Du búp tím chất
lượng cao mà cịn có giá trị về nguồn gen, phục vụ hữu ích cho cơng tác nghiên
cứu chọn tạo giống chè mới, lưu giữ nguồn giống bản địa. Cây chè Trung Du búp
tím có vai trị quan trọng trong thu nhập kinh tế nông hộ, năng suất chè hàng năm
khoảng 10 tấn búp tươi/ha, giá bán chè búp tươi 15.000 đồng/kg đến 20.000
đồng/kg. Người trồng chè tại Thái Nguyên, Phú Thọ coi thu nhập từ cây chè
Trung Du nói chung và chè Trung Du búp tím nói riêng là nguồn thu chính. Cùng
với lợi thế về điều kiện khí hậu và địa hình, giá trị từ cây chè Trung Du búp tím
ln ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn các mặt hàng nông nghiệp khác.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BĨN PHÂN CHO CHÈ
Cây chè nói riêng và cây trồng nói chung hàng năm ln địi hỏi một
lượng chất dinh dưỡng để nuôi cây, tái tạo phần vật chất mất đi do thu hoạch
hoặc do sự già cỗi của cơ thể. Vốn cây chè là một cây sản phẩm thu hoạch là búp
và lá non vì vậy hàng năm cây cần có một lượng dinh dưỡng nhất định để bù lại
khối lượng đã thu hoạch.
Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh
trưởng và phát triển ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm
ngừng sinh trưởng song vẫn yêu cầu một lượng dinh duỡng nhất định, vì thế việc
cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn phải tiến hành thuờng xuyên trong năm
(Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000).
Cây chè có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt
dinh duỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nương chè cho
năng suất cao, chất luợng tốt và có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế
độ phân bón hợp lý cho chè (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000).

Bón phân có thể đẩy mạnh sinh trưởng của cây chè tăng năng suất và cải
thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Việc bón phân hữu cơ có ảnh hưởng
tích cực đến các hợp chất hóa học có lợi trong sản phẩm chè. Bón phân cân đối,

4


đúng tỉ lệ, liều lượng làm năng suất chè tăng 14% - 20%, với hệ số lãi là 2,8 - 3,9
lần. Bón phân đúng cịn làm tăng hàm lượng tanin thêm 2,0% - 6,5%, chất hoà
tan tăng 1,5% - 3,5%, hương vị chè được cải thiện.
Các nguyên tố magie và kali có vai trị quan trọng trong việc tạo nên chất
lượng chè. Bón bổ sung magie và kali có tác dụng cải thiện vị ngon của sản
phẩm, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với hàm lượng magie trong nguyên liệu
búp. Hàng năm, một lượng dinh dưỡng đáng kể bị nước mưa rửa trôi do vậy cần
phải bổ sung lượng thiếu hụt cho phù hợp để cây chè sinh trưởng phát triển tốt.
Với mục đích bón bổ sung phân magie và đậu tương làm thay đổi diệp lục
tố, làm tăng phẩm chất chè nguyên liệu góp phần nâng cao chất lượng chè thành
phẩm, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay. Đó là cơ sở
khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật bón phân hợp lý của các giống chè được tiến
hành nghiên cứu để từ đó có thể nâng cao năng suất chất lượng giống chè phù
hợp với địa phương.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CHÈ
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của bộ rễ chè
Bộ rễ thực vật nói chung và cây chè nói riêng là cơ quan dinh dưỡng của
cây dưới đất, nó có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cây, giữ chặt cây vào đất, hút nước
và các chất dinh dưỡng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Trong nhiều
trường hợp rễ còn làm chức năng dự trữ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác nhau
cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây (Lê Đình Giang, 1998).
Sự phát triển của bộ rễ, lá có quan hệ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau.
Theo tài liệu ở Trung Quốc, về mùa đông khi cành lá ngừng sinh trưởng thì bộ rễ

phát triển, mùa xuân khi búp chè sinh trưởng mạnh, thì bộ rễ phát triển chậm lại,
tiếp tục như vậy khi bộ rễ phát triển chậm thì lá và búp sẽ sinh trưởng nhanh và
ngược lại. Tóm lại, q trình phát triển bộ rễ có 4 – 5 đỉnh cao trong 1 năm, sinh
trưởng lúc nhanh lúc chậm, xen kẽ với sự phát triển của bộ lá, lúc chậm lúc
nhanh. Mặt khác sự phát triển của bộ rễ chè theo chiều sâu và chiều ngang phụ
thuộc vào giống, tuổi chè, chất đất, chế độ canh tác và bón phân,... Bên cạnh đó,
phương thức trồng chè cũng ảnh hưởng lớn đến sự phân bố hệ rễ chè, các biện
pháp canh tác như bón phân, tưới nước, tủ đất,... có khả năng điều tiết chế độ
nước, nhiệt, dinh dưỡng trong đất, nên cũng tác động đến độ sâu và chiều ngang
hệ rễ (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000).

5


2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng thân, cành và búp chè
Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè, nếu cây chè có bộ khung
tán khỏe, các cành phân bố hợp lý là tiền đề cho năng suất cao. Vì vậy, trong
thực tế sản xuất cần nắm những đặc điểm sinh trưởng của cành chè áp dụng các
biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý góp phần tạo cơ sở cho việc tăng sản lượng
thu hoạch.
Búp chè là giai đoạn non của một cành chè. Búp chè được hình thành từ
các mầm sinh dưỡng, gồm có tơm (phần lá non trên đỉnh chưa xòe) và 2 hoặc 3 lá
non. Quá trình sinh trưởng của búp chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài lẫn bên
trong, khối lượng búp thay đổi tùy giống. Vườn chè bón nhiều phân, búp sẽ lớn
hơn vườn chè thiếu phân. Ngồi giống và phân bón, thì khối lượng búp chè cịn
phụ thuộc vào một số yếu tố kỹ thuật canh tác khác như đốn, hái và điều kiện địa
lý nơi trồng trọt (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo, 2006).
2.4.NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY CHÈ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
2.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng

Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến chua ít, độ dày tầng đất
càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển tốt và tuổi thọ của cây chè càng kéo
dài. So với các cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi đất cằn
cỗi, nghèo dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập. Tuy nhiên muốn cây chè cho năng
suất cao, chất lượng tốt có nhiệm kì kinh tế dài thì cần phải bón phân đầy đủ sao
cho đất trồng chè cần đạt những yêu cầu :
pHKCl từ 4,0 – 6,0
Đất có độ phì tốt
Độ sâu, tầng đất từ 60 – 100cm
Độ ẩm cao, lượng mưa hàng năm trên 1.500 mm và phân bố tương đối đều
từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11.
Mối quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp, phẩm
chất do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến
năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở
trong đất thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
Phân bón có vai trị quan trọng đối với sinh trưởng và năng suất chè.
Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều cho

6


thấy: Hiệu quả của phân bón cho chè chiếm từ 50% – 60% tổng hiệu quả của các
biện pháp nông học đối với năng suất chè.
2.4.2. Vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng
- Đạm (N): Trong chè tập trung ở các bộ phận còn non như: Búp và lá
non, N tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Bón đủ N lá chè có
màu xanh quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng tốt cho nhiều búp, búp to. Thiếu N
chồi mọc ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Nếu quá nhiều N thì hàm lượng
tanin và cafein giảm, hàm lượng ancolit tăng, chè có vị đắng. Nguồn cung cấp N
cho đất là do quá trình khống hóa chất hữu cơ và mùn trong đất, do hoạt động

cố định đạm của các loại vi sinh vật đặc biệt là do con người bón vào đất…
- Lân (P2O5): Trong búp non của chè có 1,5% P2O5. Lân tham gia vào
thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic, lân có vai trị quan trọng trong
việc tích lũy năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây chè,
nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét, chống hạn cho chè. Thiếu
lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu hai bên gân chính, búp nhỏ, năng suất thấp.
- Kali (K2O): Kali trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân cành
và các bộ phận đang sinh trưởng. Nó tham gia vào q trình trao đổi chất cho
cây, làm tăng hoạt động của các men, làm tăng tích lũy gluxit và axit amin, tăng
khả năng giữ nước của tế bào, tăng năng suất, chất lượng chè, làm tăng khả
năng chống chịu cho chè. Hàm lượng K2O trong đất phụ thuộc vào đá mẹ, điều
kiện phong hóa đá, hình thành đất, chế độ canh tác và bón phân.
- Magiê (Mg): Cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa hydratcacbon và
axit nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân, đường trong cây, giúp cây cứng
chắc, phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè thành phẩm. Thiếu
magie cây xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần
chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, giảm năng suất.
- Phân hữu cơ có vai trị rất quan trọng, khơng những cung cấp đầy đủ
chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho
đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng hoạt động của các vi sinh vật trong đất,...
Nhưng thực trạng hiện nay việc sử dụng phân hữu cơ cho chè còn gặp nhiều khó
khăn, do phải cạnh tranh nguồn hữu cơ với các cây trồng khác, đồi chè thường xa
nhà, cây chè vào giai đoạn kinh doanh đã khép tán nên việc vận chuyển và bón
phân thường gặp khó khăn. Những giải pháp để tăng cường hữu cơ cho chè là
làm phân tự chế bằng cách đào hố ủ ngay tại vườn chè, trồng cây xanh, cây họ

7


đậu để lấy thân lá ép xanh cho chè, ép xanh cành, lá già sau khi đốn chè, ngoài ra

việc bón phân cho chè phải được chú ý ngay từ khi bón lót trước khi trồng.
2.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN CHO CHÈ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.5.1. Một số kết quả nghiên cứu phân bón trên thế giới
Cây chè bình thường sinh trưởng u cầu có một môi trường sinh thái tốt, cung
cấp các chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có được năng
suất cao và chất lượng chè, bón phân là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Quan hệ giữa đất đến năng suất, chất lượng chè rất phức tạp. Chất lượng chè
do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Điều kiện dinh dưỡng
ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng chè, do vậy ngồi việc sử dụng
nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp
có hiệu quả.
2.5.1.1. Phân bón hữu cơ
Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trị rất quan trọng, khơng những cung
cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà nó cịn cải thiện lý tính của đất như
làm tăng độ tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của
đất, làm cho tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất.
Từ năm 1992 – 1997, Quỹ Kellogg đã thử nghiệm phân bón hữu cơ được
bổ sung thêm một số lồi vi sinh vật có ích thuộc 2 chi: Bacillus, Pseudomonas
có khả năng phân giải lân tại 2 vùng trồng chè trọng điểm của Srilanka và nhận
thấy rằng năng suất chè tăng 9% – 14% so với đối chứng có bón phân hữu cơ và
tăng 17% so với đối chứng không sử dụng 2 loại phân bón này.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Enwall (2005), ngoài tác dụng làm gia
tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây. Phân hữu cơ có thể cải
thiện sự đa dạng sinh học, khả năng sản xuất lâu dài của đất và là nơi lưu giữ
phần lớn lượng carbon dioxide thừa. Dinh dưỡng hữu cơ làm tăng sự màu mỡ
của đất, cung cấp dinh dưỡng cho nấm mycorrhiza (giúp các loại cây hấp thu
dinh dưỡng), có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu, năng lượng và phân
bón, nhưng khơng làm giảm sản lượng thu hoạch.
Theo Xu and Li (2006), cho rằng khi sử dụng phân bón chuyên dùng và

phân hữu cơ sinh học có hiệu quả thúc đẩy tăng số lượng chồi nảy mầm của cây
chè, số lá non mới và khối lượng 100g/búp, nâng cao sản lượng chè. So với sử

8


dụng 45% phân bón phức hợp vơ cơ, sử dụng phân gà, phân bón chuyên dùng
cây chè sản lượng đã tăng lần lượt là 8,4% và 20,3%; còn sử dụng phân hữu cơ
sinh học sản lượng đã tăng lần lượt là 1,7% và 12,8%, đặc biệt hàm lượng nội
chất trong lá chè nhiều và chất lượng chè chế biến tốt hơn.
Zhang et al. (2000),cho rằng bón phân hữu cơ kết hợp với phân vơ cơ có
thể thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng khả năng sản xuất và chất lượng chè
Ơ long với tỷ lệ bón kết hợp tốt nhất là 3N: 1P: 3K: 3 phân hữu cơ hoặc 2N: 2P:
2K: 3 phân hữu cơ. Hiệu quả của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh
trưởng của cây chè là khác nhau trong đó P là nguyên tố chủ yếu làm tăng đường
kính của cây chè con. N giữ vai trò quan trọng nhất đến năng suất của cây chè
kinh doanh, sau đó đến K.
Ở Đài Loan, biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây chè, người ta chú ý đến
bón phân hữu cơ +1.000 – 1.500 kg đậu tương + 500 - 1.000 kg bột cá/ha cho sản
xuất nguyên liệu chè Ô long.
Các giống chè khác nhau đều yêu cầu một chế độ bón phân khác nhau, đặc
biệt là chế độ bón phân hữu cơ cho cây chè đạt được năng suất cao và chất lượng
tốt. Năm 2010, nhà nghiên cứu Trung Quốc khi nghiên cứu về hiệu quả của phân
hữu cơ trên cây chè kết quả cho thấy khu vực sản xuất chè Mao Tiêm – Tín
Dương, vườn chè khơng sử dụng phân bón hợp lý dẫn đến đất bị chai cứng lại, độ
màu mỡ của đất giảm, đặc biệt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè Mao
Tiêm – Tín Dương. Điều đó chứng tỏ rằng sử dùng phân hữu cơ khơng chỉ có khả
năng cải tạo đất mà cịn có khả năng nâng cao năng suất và chất lượng chè.
Theo Zhao et al. (2005), tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cho thấy tình
hình sử dụng phế phụ phẩm nơng nghiệp ủ thành phân bón hữu cơ trong sản xuất

nơng nghiệp đã tăng dần. Khoảng 77% nông dân sử dụng 60% sản phẩm phụ của
cây trồng vụ trước cho các cây trồng vụ sau, 18% hộ nông dân sử dụng 90% sản
phẩm phụ cho cây trồng vụ sau.
Tác giả Ono and Watanabe (1994), khun nơng dân trồng chè của mình
nên tận dụng nguồn phế phụ phẩm nơng nghiệp làm phân bón hữu cơ cho cây
chè để tăng hàm lượng mùn trong đất.
Lý tính đất trồng chè có vai trị đặc biệt quan trọng trong canh tác chè trên
đất dốc. Quá trình rửa trơi, đi lại chăm sóc đã làm cho đất chặt cứng, không thuận

9


lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển.Vì vậy, bón phân hữu cơ là biện pháp
giúp cải tạo lý tính đất, làm tăng khả năng giữ nước và lưu thông chất dinh
dưỡng của đất chè được coi là quan trọng hơn cải thiện hóa tính.
2.5.1.2. Phân bón đa lượng (NPK)
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trò của các nguyên
tố dinh dưỡng cho cây chè và kỹ thuật bón phân.
Kết quả nghiên cứu của Zhang (2008), phân bón là nền tảng vật chất cơ bản
của việc nâng cao năng suất và chất lượng chè. Phân bón có tác dụng quan trọng
đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè. Mặt khác, bón phân có tương quan
mật thiết với sản lượng và chất lượng chè, phân đạm nâng cao sản lượng, có hiệu
quả nâng cao hàm lượng caffeine và hàm lượng axit amin. Trong khi phối hợp
lân, kali, đã nâng cao hàm lượng tea polyphenol, caffeine và protein, vừa có khả
năng thúc đẩy nâng cao chất lượng lá chè, cải thiện chất lượng chè.
Ở Trung Quốc, nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải cung cấp N: 37,5
kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố
dinh dưỡng tham gia vào quá trình sinh trưởng cây chè đã được các tác giả
Bonheure et al. (1992) công bố 5 nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn: Đạm (N) từ 1,69 –
5,95%; lân (P) từ 0,09 – 0,61%; kali (K) từ 0,02 – 2,64%; canxi (Ca) từ 0,06 –

2,42%; magie (Mg) từ 0,07 – 1,40%; các nguyên tố khác chiếm số lượng ít từ 8
– 3.700 ppm và sắp xếp theo thứ tự giảm dần là lưu huỳnh (S), clo (Cl), nhôm
(Al), mangan (Mn), natri (Na), kẽm (Zn), đồng (Cu), Bo (B) và sắt (Fe).
(Bonheure et al., 1992).
Theo Qamar et al. (2011), khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến
sinh trưởng, phát triển của cây chè trưởng thành đã cắt tỉa tán bằng và tán mâm
xôi, cho thấy công thức đối chứng (khơng bón phân), NPK: 125-125-75, 187,5125-75, 225-125-75, 312,5-125-75 và 375-125-75 kg/ha. Tất cả P và K đã được
áp dụng cùng một mức bón, trong khi N ở dưới dạng của amonisulfat. Kết quả
cho thấy cắt tỉa tán bằng là có ý nghĩa và tốt nhất. Phân đạm ở mức 375 kg đã
làm năng suất lá tươi tăng đáng kể (từ 6,796 đến 8,797 kg/ha), năng suất chè (từ
1.352 đến 1.760 kg/ha) và chiều dài búp (từ 35 cm đến 71 cm) cao hơn so với đối
chứng. Trong trường hợp kết hợp, 375 kg N với cắt tỉa tán bằng thì năng suất lá
tươi là cao nhất (9.286,66 kg/ha) và năng suất chè đen (1.875 kg/ha) với chiều
búp dài 70,33 cm so với cắt tỉa tán mâm xôi (giá trị lần lượt là 8.307,33 kg lá
tươi, 1.661,33 kg chè đen và chiều dài búp là 72,33 cm).

10


Saharia and Bezbaruah (1984), đưa ra kỹ thuật bón phân chủ yếu dựa vào
sản lượng thu hoạch chè hàng năm: Vùng Bắc Ấn Độ bón phân cho chè con theo
tỷ lệ bón NPK là 10:5:10 và mức bón theo cây là 15, 25, 40 và 70 (g/cây) tương
đương với các tuổi 1, 2, 3 và 4; cịn bón phân cho chè kinh doanh theo tỷ lệ bón
NPK là 10:2:4 hoặc 12:4:8 và mức bón 100 – 200 kg N/ha tùy thuộc vào đất, tuổi
và sản lượng chè; vùng Nam Ấn Độ bón phân cho chè con theo tỷ lệ bón NPK
1:2:2 và mức bón 90 kg N/ha; cịn bón phân cho chè kinh doanh dựa vào sản
lượng để bón, họ chia ra 3 mức sản lượng dưới 2.000, từ 2.000 – 3.000 và trên
3.000 (kg khô/ha) tương ứng các mức bón là 10, 5, 4 (kg N/100kg chè), hàng
năm có phun sulphat kẽm 11 kg/ha lên lá.
Mặt khác, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức đạm (N) khác

nhau đối với năng suất và chất lượng chè cũng được nhiều tác giả nghiên cứu.
Các mức N khác nhau ảnh hưởng rõ đến năng suất và chất lượng chè, một tỷ
lệ N hợp lý sẽ nâng cao được năng suất và cải thiện được chất lượng. Năng
suất chè sẽ tăng chậm khi sử dụng liều lượng đạm bón trên 360 kg/ha. Ở cùng
một nền đất giống nhau, khi sử dụng N đầu tiên năng suất chè tăng, sau đó
giảm, giữa năng suất và N có mối quan hệ parabol. Khi đánh giá về chất lượng
cho thấy mức N thích hợp có thể cải thiện hàm lượng axit amin tự do,
caffeine, nước và chlorophyll trong lá chè, trong khi hàm lượng polyphenol
giảm dần (Su et al.,2011).
Theo Lin et al. (1991),bón phân thúc đẩy sự sinh trưởng, tăng năng suất
và cải thiện chất lượng nguyên liệu chè búp tươi. Hàm lượng axit amin,
polyphenol, catechin, đường tổng số có trong nguyên liệu chè búp tươi thích hợp,
chất lượng chè Olong thành phẩm tốt nhất đạt được khi cung cấp các loại phân
đạm, lân, kali,…với liều lượng và tỷ lệ hợp lý. Hiệu quả của việc bón kali đến
chất lượng sản phẩm chè Olong rõ hơn so với bón đạm và lân. Do vậy, việc bón
tăng tỷ lệ phân kali trong hỗn hợp phân bón đạm - lân - kali cho vườn chè sản
xuất nguyên liệu chế biến chè Olong là việc làm quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của Su and Li (2005) cho rằng sử dụng phân kali thì
năng suất chè tăng từ 8,3 – 16,7% so với không sử dụng phân kali, đồng thời cải
thiện chất lượng chè và tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu sinh hóa chất lượng
búp chè. Tác giả Zheng et al. (2012) cho rằng sự thiếu hụt P đã làm giảm chất
lượng điểm thử nếm và hóa sinh của chè xanh. Khi phân tích lá chè và đất trồng
chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: Ở cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O5) trong lá

11


là 0,27 - 0,28%, trong búp là 0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân
tương ứng là 0,33 - 0,39% và 0,82 - 0,86%. Nếu trong đất hàm lượng P2O5 là 30

– 32 mg/100g thì đất thiếu nhiều lân.
2.5.1.3. Phân bón trung lượng
Sử dụng hàm lượng phân bón magie và lưu huỳnh ở khu vực trồng chè
khi đánh giá thành phần hương thơm trong sản phẩm chè như nerolidol, ethyl
alcohol, vinyl cool, linalool... trong đó, hàm lượng nerolidol tăng rất nhiều ở
công thức sử dụng phân magie cao hơn so với đối chứng 23%, nerolidol là
vật chất hóa học quan trọng của hương chè, ảnh hưởng có tính quyết định đối
với hình thành hương; Hàm lượng nerolidol cao, thì chè Ơlong tuyệt hảo
(Zhang, 2008).
Ruan et al. (1997), khi bón bổ sung kali và magie, năng suất chè búp tươi
tăng đáng kể, tỷ lệ tăng đạt 9 - 38% sau 2 năm thử nghiệm. Hàm lượng axit amin
tự do và cafein trong nguyên liệu chè tươi cũng tăng. Hàm lượng polyphenol
trong nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón kali tăng nhưng trong nguyên liệu búp
thu từ vườn chè bón magie giảm rõ ràng. Tỷ lệ polyphenol/axit amin tự do trong
nguyên liệu lấy từ vườn chè bón cả kali và magie đều giảm, điều này có lợi cho
chất lượng chè thành phẩm. Một số hợp chất thơm quan trọng (nerolidol…) đều
tăng. Điều này cho thấy, việc bón bổ sung kali và magie có tác dụng cải thiện đặc
tính hương thơm của sản phẩm chè. Chất lượng sản phẩm chè thương phẩm có
mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng magie trong nguyên liệu búp. Bón bổ
sung kali và magie sẽ là một biện pháp nơng học có hiệu quả, thúc đẩy khả năng
sinh trưởng trong kiện đất thiếu kali và magie dễ tiêu.
Tác giả Huang and He (2005), cho rằng cơng thức khi bón bổ sung phân
magie sulphat và kali sulphat có hiệu quả tốt nhất đối với sinh trưởng của cây chè
so với công thức chỉ sử dụng phân nitơ, phơt pho, vì vậy đã thúc đẩy sinh trưởng
cây chè, tăng số lượng lá, tỷ lệ này tăng lần lượt là 6,23% và 11,1%; tỷ lệ diện
tích lá chè tăng 11,17%; mật độ búp, khối lượng búp 100g tăng lần lượt là
28,88% và 21,43%; năng suất búp chè tươi tăng 14,27%.
Theo Zhang (2011), ảnh hưởng của phân kali và phân magie đối với hàm
lượng axit amin trong chè xanh, cho rằng chè xanh có hàm lượng axit amin cao
thì chè xanh có chất lượng tốt. Khi bón phân đạm hợp lý, kết hợp sử dụng hợp lý

phân bón kali và magie để có hiệu quả cân bằng trong việc cung cấp dinh dưỡng
cho cây chè, cải thiện đáng kể hàm lượng axit amin trong chè, cuối cùng là nâng

12


×