Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài 6. Công của lực điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.09 KB, 2 trang )

CƠNG CỦA LỰC ĐIỆN
I. Cơng của lực điện
1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều




F =qE


Lực F là lực không đổi..
2. Công của lực điện trong điện trường đều
AMN = qEd
Với d là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện.
Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, khơng
phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì
Cơng của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì khơng phụ thuộc vào hình dạng đường đi
mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế.
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường
1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường
Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh cơng của điện trường khi đặt
điện tích tại điểm đó.
2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q
Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường :
WM = AM = qVM
Thế năng này tỉ lệ thuận với q.
3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường
AMN = WM - WN
Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì cơng mà lực điện trường tác dụng lên


điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường

Bài tập vận dụng
Bài 1. Cho điện tích điểm q = +1.10-8 C dịch chuyển giữa hai điểm A và B cố định trong một điện trường
đều thì cơng của lực điện là A = 60 mJ. Nếu cho điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển từ A đến B thì cơng
của lực điện thực hiện là A’ bằng bao nhiêu?
Đ/s: A=24mJ
Bài 2. Khi một điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một
cơng A = 10 J. Khi nó dịch chuyển theo phương tạo với đường sức một góc 600 trên cùng một độ dài qng
đường thì nó nhận được công bằng bao nhiêu?
1 >>Truy cập trang để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh –
Sử - Địa -GDCD tốt nhất!


Đ/s:A = 5J
Bài 3. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ E=100V/m. Vận
tốc ban đầu của electron bằng 30km/s. Khối lượng của electron là m=9,1.10-31kg.
a) Hãy mô tả chuyển động của electron.
b) Tính quãng đường của electron đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi vận tốc của nó giảm xuống
bằng khơng.
Bài 4. Một electron bay từ bản tích điện âm sang bản tích điện dương được đặt song song với nhau. Điện
trường trong khoảng giữa hai bản là điện trường đều có cường độ E = 6.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản
là d = 5 cm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. Biết khối lượng của electron me = 9,1.10-31kg
a) Tính gia tốc của electron.
b) Tính thời gian bay của electron biết vận tốc ban đầu bằng 0.
c) Tính vận tốc tức thời của electron khi chạm bản dương.

2 >>Truy cập trang để học Tốn – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh –
Sử - Địa -GDCD tốt nhất!




×