Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Chuyển biến trong đời sống kinh tế văn hoá của cộng đồng cư dân thị trấn hoà bình (tương dương nghệ an) từ năm 1989 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.55 KB, 112 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Vi Thị thu hồng

chuyển biến trong đời sống
kinh tế - văn hóa của cộng đồng c dân
thị trấn hòa bình (Tơng dơng - nghệ an)
từ năm 1989 đến năm 2010

Luận văn thạc sÜ khoa häc lÞch sư


2

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Vi Thị thu hồng

chuyển biến trong đời sống
kinh tế - văn hóa của cộng đồng c dân
thị trấn hòa bình (Tơng dơng - nghệ an)
từ năm 1989 đến năm 2010

Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam
MÃ số: 60.22.54


luận văn thạc sĩ khoa học lÞch sư

Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS. TS. NGun quang hång


4

Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới thầy giáo - PGS. TS. Nguyễn Quang Hồng, người đã rất nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tương Dương, Đảng
bộ, UNBD Thị trấn Hịa Bình cùng các bậc cao niên trên địa bàn thị trấn Hịa
Bình đã cung cấp cho tơi những tư liệu hết sức q báu để tơi hồn thành luận
văn này.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến những người
thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã ln động viên,
khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi xin được gởi tặng cơng trình nghiên cứu này như một món quà ý
nghĩa nhất tới người cha thương yêu của tôi, Đại tá Vi Văn Tuyến, người đã
dấu những cơn đau của căn bệnh ung thư quái ác để ln mỉm cười động viên,
khích lệ tơi, tạo động lực cho tơi hồn thành luận văn này.
Vinh, tháng 12 năm 2010.
Tác giả
Vi Thị Thu Hồng



MỤC LỤC
Trang
Vi Thị Thu Hồng...............................................................................................
MỞ ĐẦU

9

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................10
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................14
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................14
6. Bố cục của luận văn.................................................................................15
Chương 3. Chuyển biến trong đời sống văn hố của cộng đồng cư dân
thị trấn Hịa Bình từ năm 1989 đến năm 2010............................
NỘI DUNG 16
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HỊA BÌNH - TƯƠNG DƯƠNG
TRƯỚC NĂM 1989....................................................................
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên..........................................................17
1.1.1. Địa hình.......................................................................................17
1.1.2. Đất đai.........................................................................................18
1.1.3. Khí hậu, thời tiết........................................................................19
Cũng như một số huyện miền núi phía Tây Nghệ An, khí hậu
thời tiết ở Tương Dương nói chung, thị trấn Hịa Bình nói riêng
thường diễn biến phức tạp, thay đổi trong từng ngày, từng tháng.
Cách đây khoảng nửa thế kỷ, đây là vùng rừng thiêng, nước độc,
lam sơn chướng khí, dân cư thưa thớt. Các loại dịch bệnh như: sốt
rét, vàng da, vàng mắt, v. v... trở thành nỗi ám ảnh của cư dân sống

ở đây cũng như người miền xuôi........................................................19
1.2. Vài nét về điều kiện xã hội..............................................................22
1.2.1. Dân cư..........................................................................................22
1.2.2. Cơ sở hạ tầng..............................................................................29
1.2.3. Vài nét khái qt về kinh tế Hịa Bình trước năm 1989.........31
1.2.3. Vài nét về truyền thống văn hóa của cư dân Hịa Bình..........37
Tiểu kết:............................................................................................43


7
CHUYỂN

BIẾN

TRONG

ĐỜI

SỐNG

KINH

TẾ

CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THỊ TRẤN HỊA BÌNH
TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2010...............................................
2.1. Chuyển biến trong nông nghiệp........................................................46
2.1.1. Ngành trồng trọt..........................................................................46
2.1.2. Ngành chăn nuôi.........................................................................50
2.2. Chuyển biến trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...................52

2.3. Chuyển biến trong thương mại, dịch vụ, du lịch.............................54
2.3.1. Thương mại, dịch vụ..................................................................54
2.3.2. Du lịch..........................................................................................57
2.4. Các ngành kinh tế khác......................................................................59
2.4.1. Ngư nghiệp..................................................................................59
2.4.2. Xây dựng cơ bản.........................................................................62
CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN THỊ TRẤN HỊA BÌNH
TỪ NĂM 1989 ĐẾN 2010..........................................................
3.1. Những chuyển biến trong văn hóa giáo dục.........................................69
3.2. Những chuyển biến trong đời sống vật chất...................................72
3.2.1. Ăn..................................................................................................72
3.2.2. Mặc..............................................................................................76
3.2.3. Ở...................................................................................................78
3.2.4. Chuyển biến trong sinh hoạt thường ngày ...............................82
3.3. Những chuyển biến trong đời sống tinh thần..................................83
3.3.1. Đời sống tơn giáo, tín ngưỡng...................................................83
3.3.2. Phong tục, tập quán.....................................................................86
Tiểu kết:............................................................................................94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND:

Uỷ ban nhân dân

HĐND:


Hội đồng nhân dân

HS:

Học sinh

THPT :

Trung học phổ thông

THCS :

Trung học cơ sở


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về khoa học
Ngày 17/5/1961, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 65 - CP, quyết
định chia huyện Tương Dương thuộc Nghệ An thành 2 huyện , lấy tên là Kỳ
Sơn và Tương Dương. Từ đó đến nay mỗi huyện có bước phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội... khác nhau. Huyện Tương Dương với diện tích tự
nhiên là 280.636,41 ha và dân số là 72.341 người đã đạt nhiều thành tựu trong
kinh tế, văn hóa, giáo dục.
- Với lợi thế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một
huyện miền núi, thị trấn Hịa Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế,
văn hóa, giáo dục... Nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế,

vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân ở thị trấn Hịa Bình là góp phần
thiết thực vào việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi của đồng bào các huyện
miền núi từ nửa sau thế kỷ XX đến nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
- Trong quá trình hơn 2 thập kỷ qua, thị trấn Hịa Bình vừa phát triển cả
về phạm vi cư trú, cấu trúc hạ tầng, thành phần dân cư, trình độ dân trí... Đề
tài là cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về đời sống kinh
tế, vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư ở Thị trấn Hịa Bình từ ngày
thành lập đến nay. Do đó đề tài có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
- Đề tài chỉ rõ những đặc điểm chung và riêng trong quá trình phát triển
của thị trấn Hịa Bình so với một số thị trấn khác ở miền núi Nghệ An. Đây là
một trong những đóng góp quan trọng của đề tài. Vì vậy, đề tài còn mở ra một
số hướng nghiên cứu mới về q trình đơ thị hố ở vùng miền núi phía Tây
Nghệ An.


10
1.2. Về thực tiễn
- Đề tài đi sâu nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư thị trấn Hịa Bình, do đó sẽ là một
nguồn tư liệu quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn và giảng
dạy lịch sử địa phương.
- Đề tài góp phần tập hợp tư liệu, cung cấp cho nhân dân trong thị trấn,
trong huyện một nguồn tư liệu cần thiết, xác đáng về thị trấn Hịa Bình để các
nhà khoa học, các nhà chính trị, kinh tế, văn hóa... nghiên cứu, so sánh, đối
chiếu và mở rộng phạm vi nghiên cứu.
- Thông qua việc nghiên cứu, đưa ra một số đề xuất để các cấp chính
quyền có thể tham khảo khi xây dựng, phát triển thị trấn Hịa Bình trước mắt
và lâu dài.
- Là một người con của miền núi xứ Nghệ, sinh ra và lớn lên trên mảnh

đất Hịa Bình, tơi chọn đề tài: "Chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội
của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình (Tương Dương - Nghệ An) từ năm
1989 đến năm 2010" làm luận văn thạc sĩ để thể hiện tấm lòng với quê
hương, sự tri ân với vùng đất chôn rau cắt rốn, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ
bé vào sự phồn thịnh của thị trấn trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là lị sở của một huyện miền núi, nơi cộng cư của các dân tộc Kinh,
Thái, Khơmú, H'mơng, nằm khiêm nhường bên dịng sơng Lam, thị trấn Hịa
Bình cịn rất ít người biết đến, và những đề tài nghiên cứu hay viết về mảnh
đất này cũng rất ít.
Trong những tác phẩm sử học của Quốc sử quán triều Nguyễn như
"Khâm định Việt sử thông giám cương mục", "Đại Nam nhất thống chí", "Đại
Nam thực lục chính biên", tên gọi Tương Dương đã được nhắc đến với tư
cách là một đơn vị hành chính của chính quyền nhà Nguyễn.


11
Sang thời Pháp thuộc, tác giả L.Albert với cuốn "Người Mường ở Cửa
Rào" mặc dù với mục đích tìm hiểu dân tộc ít người để cai trị nhưng cũng đã
chỉ ra những nét khái quát về điều kiện địa lý, tự nhiên của phủ Tương Dương
và đời sống của dân tộc Thái ở Cửa Rào - Tương Dương.
Sau năm 1954, khi miền Bắc hồn tồn được giải phóng, để khẳng định
lại đóng góp to lớn của các dân tộc cũng như các vùng, miền vào sự nghiệp
cách mạng chung cả nước, nhiều tác phẩm sử học đã ra đời, trong đó có
cuốn:" Đất nước Việt Nam qua các thời kỳ" của Đào Duy Anh và "Lịch sử
Nghệ Tĩnh" của nhiều tác giả... Trong hai tác phẩm này, đóng góp của cư dân
Hịa Bình nói riêng, huyện Tương Dương nói chung được trình bày một cách
khái lược, hịa lẫn vào dịng chảy chung của lịch sử toàn tỉnh và toàn dân tộc.
Đến tác phẩm "Việt Nam - Những thay đổi địa danh và địa giới các đơn
vị hành chính 1945 - 1997" của Nguyễn Quang Ân, Hịa Bình đã được biết

đến là huyện lị của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nhưng cũng chỉ được
đề cập đến những nét khái quát nhất, sơ lược nhất.
Năm 2003, tác phẩm "Địa chí huyện Tương Dương" của PGS. Ninh
Viết Giao được xuất bản. Đây là tài liệu thành văn đầu tiên nói đến một cách
tương đối cụ thể về sự thành lập của thị trấn Hịa Bình, cũng như khái qt
qua một vài nét về diện tích, dân số và các đơn vị hành chính của thị trấn.
Gần đây, trên trang Web của Uỷ ban nhân dân huyện Tương Dương
cũng đã có một số bài viết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn
nói riêng và của huyện nói chung. Nhưng những bài viết đó cũng hoặc mang
tính khái qt hoá hoặc chỉ dừng lại ở một số lĩnh vặc nhất định, chưa tạo nên
được một cái nhìn tổng thể về sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội, của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình.
Như vậy, có thể nói, nghiên cứu về văn hóa làng, đặc biệt là các làng có
truyền thống khoa bảng, cách mạng là một đề tài không mới nhưng lại rất ít


12
các cơng trình nghiên cứu về văn hóa các bản, làng miền núi. Đặc biệt đối với
Hịa Bình, thị trấn một huyện miền núi có thời gian thành lập chưa lâu, thì lại
hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến. Một số
sách báo có nhắc đến tên Hịa Bình, Tương Dương thì cũng chỉ biết đến như
một địa chỉ, một đơn vị hành chính, mảng kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng
đồng cư dân thị trấn Hịa Bình vẫn là một mảnh đất trống, chưa được khai
thác đến. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Chuyển biến trong đời sống kinh tế,
văn hóa của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình (Tương Dương - Nghệ An) từ
năm 1989 đến năm 2010” dù cịn trong phạm vi hẹp và mang tính chất địa
phương nhưng hoàn toàn mới. Đề tài hy vọng sẽ góp thêm ít nhiều về mặt
khoa học và thực tiễn để tìm hiểu về sự chuyển biến của thị trấn Hịa Bình nói
riêng và vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung trong cơng cuộc
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tư liệu
Đề tài “Chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng cư
dân thị trấn Hịa Bình (Tương Dương - Nghệ An) từ năm 1989 đến năm2010”
được nghiên cứu dựa trên những nguồn tài liệu sau:
3.1.1. Sách tham khảo
+ Những tác phẩm của Quốc sử quán triều Nguyễn như "Đại Nam nhất
thống chí" - Tập II, "Đại Nam thực lục chí biên", tập 36 và tác phẩm "Nghệ
An ký" của Bùi Dương Lịch... giúp xác định địa giới hành chính cũng như các
thành phần dân cư của phủ Tương Dương dưới triều Nguyễn.
+ Cuốn "Việt Nam - Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính
1945 - 1997" của Nguyễn Quang Ân, tác phẩm "Lịch sử Nghệ Tĩnh" xác định
rõ địa giới hành chính của huyện Tương Dương thời hiện đại cũng như đóng
góp của nhân dân huyện Tương Dương vào lịch sử chung của tỉnh Nghệ An.


13
+ Một số tác phẩm như "Người Mường ở Cửa Rào" của L.Albert, "Các
dân tộc ít người ở Việt Nam" của viện dân tộc học, "Các dân tộc thiểu số ở
Nghệ An" của Nguyễn Đình Lộc... góp thêm những tư liệu để tìm hiểu đời
sống của các dân tộc cư trú trên địa bàn thị trấn.
3.1.2. Nguồn tư liệu từ các bản báo cáo, thống kê
-Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị trấn qua các nhiệm kỳ lưu tại văn phịng
Đảng bộ Thị trấn.
- Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - chính trị - xã hội qua các năm của
UBND Thị trấn Hịa Bình, lưu tại Văn phịng UBND Thị trấn.
- Báo cáo tổng kết của HĐND, UBND huyện Tương Dương qua các
năm do HĐND, UBND huyện cung cấp.
- Các số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện Tương Dương.
- Các số liệu do phòng Giáo dục huyện cung cấp.

- Số liệu cơ bản kinh tế - xã hội 1995 - 1999 do UBND huyện Tương
Dương cung cấp.
3.1.3. Tư liệu điền dã
- Nguồn tư liệu thông qua việc khảo sát thực tế các khối trong thị trấn:
Hòa Bình, Hịa Tây, Hịa Trung, Hịa Nam, Hịa Đơng.
- Nguồn tư liệu do các cụ cao niên trong thị trấn cung cấp: Cụ Vi Văn
Tuyến - Khối Hòa Bắc, Cụ Vi Văn Tới - Khối Hòa Bắc, Cụ Phan Văn Q Khối Hịa Tân, Cụ Nơng Như Quế - Khối Hòa Tân, Cụ Kha Văn Quynh khối Hòa Tây.v.v...
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những yêu cầu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử
dụng phương pháp luận sử học Macxit từ lúc sưu tầm, chỉnh lý tài liệu cho
đến quá trình biên soạn đề tài, kết hợp phương pháp sử học với phương pháp
lơgíc, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu để xử lý tài liệu, để đánh giá


14
và phân tích sự kiện. Ngồi ra chúng tơi cịn tiến hành điền dã, điều tra xã hội
học địa bàn thị trấn để có tư liệu hồn thiện đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế,
văn hóa của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình, huyện Tương Dương (Nghệ
An) từ 1989 - 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1.Phạm vi không gian: Địa bàn thị trấn Hịa Bình (Tương Dương Nghệ An).
4.2.2. Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu về sự chuyển biến trong
đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình từ năm
1989 đến năm 2010.
5. Đóng góp của đề tài
- Với việc đi sâu nghiên cứu về những chuyển biến trong đời sống kinh
tế, vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân thị trấn Hịa Bình, đề tài sẽ là
nguồn tư liệu quan trọng cho việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương

ở các cấp học nhằm giáo dục cho học sinh tình yêu và niềm tự hào đối với quê
hương, ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Đề tài là cơng trình nghiên cứu đầu tiên, khá toàn diện về những
chuyển biến trong đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của cộng đồng cư
dân ở thị trấn Hịa Bình, thị trấn một huyện miền núi. Vì vậy, kết quả của đề
tài khơng những là tài liệu quan trọng giúp các cấp chính quyền tham khảo
khi xây dựng và phát triển thị trấn Hòa Bình trước mắt và lâu dài mà cịn góp
phần thiết thực vào việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi của đồng bào các
huyện miền núi trong công cuộc đổi mới của đất nước.
- Với việc chỉ ra những đặc điểm chung và riêng trong quá trình phát
triển của thị trấn Hịa Bình so với một số thị trấn khác ở miền núi phía Tây


15
Nghệ An, đề tài góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới về q trình đơ
thị hố, cơng nghiệp hố ở miền núi Nghệ An.
- Đề tài cịn là cơng trình tập hợp tư liệu để tiện cho cơng tác nghiên
cứu, so sánh của những cơng trình nghiên cứu sau.
- Ngồi ra, đề tài cịn chỉ rõ những mặt tích cực trong đời sống kinh tế,
đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân ở Thị trấn Hịa Bình, đồng thời chỉ ra
những tồn tại, khiếm khuyết khi xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa...Vì vậy
đề tài sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp các nhà lãnh đạo huyện, thị
trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, ổn định và bền vững cho
thị trấn Hịa Bình.

6. Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Khái qt về vùng đất Hịa Bình - Tương Dương trước
năm 1989


Chương 2. Chuyển biến trong đời sống kinh tế của cộng đồng cư dân
thị trấn Hịa Bình từ năm 1989 đến năm 2010.
Chương 3. Chuyển biến trong đời sống văn hố của cộng đồng cư
dân thị trấn Hịa Bình từ năm 1989 đến năm 2010.


16

NỘI DUNG
Chương 1

KHÁI QT VỀ VÙNG ĐẤT HỊA BÌNH - TƯƠNG DƯƠNG
TRƯỚC NĂM 1989
Thị trấn Hịa Bình - huyện Tương Dương được thành lập ngày
22/7/1989, theo Quyết định số 92 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trước đây, địa bàn của thị trấn Hịa Bình có tên là Piêng Bản, vì tại
Hịa Bình có khe Bản nằm ở phía Tây Nam. Khe Bản từ Pù Cỏ Cường chảy ra
sông Lam. Hồi đó, tại Piêng Bản cư dân thưa thớt, độ 15 - 20 hộ. Cái tên Hịa
Bình có từ bao giờ? Ai đặt ra nó? Lí do nào mà đặt ra nó? Nhiều người cho
rằng từ 1954, sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hịa Bình lập lại trên nửa đất
nước ta, với niềm vui Hịa Bình, người ta đã gọi vùng đất Piêng Bản là Hịa
Bình. Từ năm 1960, khi Tương Dương thành lập Hợp tác xã nông nghiệp,
Piêng Bản nằm trong hợp tác xã Thạch Tiến của xã Thạch Giám, nhưng rồi
Hợp tác xã này giải tán. Đến bây giờ thì khơng mấy người nhớ cái tên Thạch
Tiến nữa mà chỉ nhớ tên Hịa Bình.
Hịa Bình trở thành huyện lị của huyện Tương Dương từ khi nào? Mới
đó mà không một văn bản nào của huyện hay của tỉnh còn trong kho lưu trữ.
Chỉ biết rằng, từ trước năm 1961, huyện lị của huyện Tương Dương đóng ở
Cửa Rào. Ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ ra quyết định số 65 - CP chia huyện

Tương Dương thành 2 huyện là Tương Dương và Kỳ Sơn. Ngay sau đó, Đại
hội Huyện Đảng bộ đã họp, nhận thấy địa thế, đất đai ở Cửa Rào chật chội,
ngoài một khoanh đất nhỏ ở bản Cửa Rào 2, xã Xá Lương, nơi đang là huyện
lị của huyện Tương Dương, cịn lại tồn bộ là núi đá chon von, khơng có
mảnh đất nào khác để xây dựng cơ quan, các đồng chí lãnh đạo huyện quyết
định chuyển lị sở về bản Hịa Bình, tức Piêng Bản, mặc dù Cửa Rào vẫn là đất
danh thắng.


17
Về bản Hịa Bình vào cuối năm 1961, đầu năm 1962 thì năm 1964, giặc
Mỹ gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Năm 1966, để chặn sự vận chuyển
của ta lên miền Tây, chúng đánh phá ác liệt tất cả các cầu, cống ở đường quốc
lộ số 7 (Đường quốc lộ số 7 chạy giữa lòng huyện lị Tương Dương - tức bản
Hịa Bình). Mặc dù địa bàn ở đây phần lớn là núi non, nhưng chúng đánh phá
dữ dội quá, lãnh đạo huyện Tương Dương mới quyết định sơ tán vào bản Khe
Chi, làm lán để ở và làm việc. Năm 1973, sau hiệp định Pari, giặc Mỹ thua to,
phải ngừng ném bom miền Bắc và rút quân về nước, các cơ quan trường học
bệnh viện của huyện lại chuyển về bản Hịa Bình.
Từ chỗ là một vùng đất thưa thớt, dần dần dân cư quây tụ ngày một
đơng, cùng nhau làm ăn sinh sống, biến Hịa Bình trở thành trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của tồn huyện. Năm 1989, chính phủ ra quyết định,
chính thức cơng nhận Hịa Bình là thị trấn, trung tâm kinh tế, chính trị, của
tồn huyện Tương Dương,
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa hình
Thị trấn Hịa Bình là trung tâm huyên Tương Dương, một huyện miền
núi cao, nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Nghệ An, nằm gọn trong ranh giới
hành chính xã Thạnh Giám (cũ), cách thành phố Vinh khoảng 200km, có
quốc lộ 7A chạy qua nối thị trấn với các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Con

Cuông ở phía Nam, Kỳ Sơn và nước bạn Lào ở phía Tây.
Theo số liệu thống kê đất đai, đến 01/01/2008 diện tích tự nhiên của thị
trấn Hịa Bình là 159,89ha. Thị trấn gồm 6 khối dân cư là: Khối Hòa Tây,
Hịa Bắc, Hịa Tân, Hịa Nam, Hịa Trung, Hịa Đơng.
Tương Dương là một huyện miền núi có địa hình rất hiểm trở, có nhiều
núi bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp. Toàn bộ Tương Dương
nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 650 - 750m so với mặt nước


18
biển. Dọc biên giới có một số ngọn núi cao trên 1000m, nằm trong dãy
Trường Sơn. Phía Tây Nam có nhiều dãy núi kéo theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, gần như song song với sơng Cả.
Địa hình Tương Dương được chia thành ba dạng:
- Dạng địa hình thung lũng bằng: phân bố rải rác ở một số nơi bãi bồi
dọc theo các con sông và một số khe suối. Địa hình dạng này chỉ chiếm
khoảng 0,02% diện tích tự nhiên của huyện.
- Dạng địa hình đồi chiếm khoảng 21% diện tích đất tự nhiên của
huyện, phân bố chủ yếu ở vùng dọc theo tuyến quốc lộc 7A và nằm ở triền
núi. Phần lớn là dạng đồi lượn sóng, có độ cao từ 300 - 700m.
- Dạng địa hình núi: chiếm khoảng 79% diện tích đất tự nhiên của huyện,
trong đó khoảng 59% núi thấp từ 750 - 1700m, 20% núi cao trên 1700m, có
đỉnh cao nhất là đỉnh Phun Hủn (núi Mào Gà) xã Nhôn Mai cao 2138m.
Như vậy, thị trấn Hịa Bình có dạng địa hình đồi núi, địa hình khá phức
tạp. Phần trung tâm thị trấn tương đối bằng phẳng, phần phía Nam, Tây Nam
thị trấn thì nhiều đồi núi (Pù Cỏ Cường, Pù Phá Bịa), phía Bắc và Đông Bắc
được bao bọc bởi sông Lam. Với dạng địa hình này, cộng thêm diện tích đất
tự nhiên khơng phải là rộng là điều phức tạp, khó khăn cho sản xuất nônglâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phát triển
kinh tế xã hội của thị trấn.
1.1.2. Đất đai

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng Nghệ An, Tương Dương có 14 loại
đất trên tổng số 32 loại đất toàn tỉnh. Thị trấn Hịa Bình gồm 4 loại đất:
- Đất phù sa: Loại đất này nằm ven bờ sơng Lam, được hình thành do
sự bồi đắp phù sa của sông Lam. Khác với phù sa của các huyện đồng bằng,
vùng này địa hình dốc, lũ lớn, nước rút nhanh, chỉ kịp lắng đọng những hạt
lớn, thành phần cơ giới thường thịt nhẹ hoặc cát pha. Vì vậy loại đất này chủ
yếu dùng trồng một số cây hoa màu như lạc, đậu, ngô, khoai…


19
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét (170 - 200m). Loại đất
này có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc thịt
nặng. Sức giữ nước và khả năng cung cấp nước tương đối tốt. Đây là loại đất
tương đối tốt về mặt lí tính cũng như hố tính, có nhiều khả năng mở rộng
diện tích phát triển nơng nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết (170-200m) tạo thành
các đồi thấp, thoải. Tầng đất trung bình đến mỏng, đất có màu vàng hoặc vàng
đỏ, lớp trên rửa trơi mạnh có màu xám hồng. Kết cấu đất rời rạc, thấm nước
nhanh, dễ bị bào mịn. Đất chua, ít mùn, khả năng trao đổi thấp, chất dinh
dưỡng nghèo.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá Macma axit (170 - 200m). Đất
có màu vàng đỏ đến vàng nâu, hầu hết có tầng đất mỏng, thường lẫn mảnh đá
vụn, đất nhẹ, cấu trúc hạt thơ. Đất được hình thành ở vùng địa hình tương đối
bằng phẳng, tầng đất dày, ẩm có thể khai thác trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả dài ngày hoặc trồng hoa màu lương thực.
Trên cơ sở đặc tính thổ những và thực trạng sử dụng đất ở thị trấn Hịa
Bình, tính đến ngày 01/01/2008, thị trấn Hịa Bình có tổng diện tích đất tự
nhiên 159,89 ha, trong đó:
- Đất nơng nghiệp: 68,62ha, chiếm 42,92% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 73,56ha, chiếm 40,01% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 17,71ha, chiếm 11,08% tổng diện tích tự nhiên.
1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Cũng như một số huyện miền núi phía Tây Nghệ An, khí hậu thời tiết
ở Tương Dương nói chung, thị trấn Hịa Bình nói riêng thường diễn biến phức
tạp, thay đổi trong từng ngày, từng tháng. Cách đây khoảng nửa thế kỷ, đây là
vùng rừng thiêng, nước độc, lam sơn chướng khí, dân cư thưa thớt. Các loại
dịch bệnh như: sốt rét, vàng da, vàng mắt, v. v... trở thành nỗi ám ảnh của cư
dân sống ở đây cũng như người miền xuôi.


20
Cũng như tồn bộ huyện Tương Dương, thị trấn Hịa Bình chịu ảnh
hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
* Về mùa mưa:
Mùa này ở Hịa Bình tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình vào ban
ngày thường là 300C, có khi đến 400C, bão tố và mưa lớn thường xuất hiện
vào mùa này. Tuy nhiên bão ở đây không mạnh. Những cơn bão hình thành từ
biển Đơng, đi vào xứ Nghệ, thổi qua các huyện miền xi, lên đến Tương
Dương sức gió đã giảm, chỉ cịn lại cái đi bão. Dù bão có mạnh đi nữa cùng
bị các dãy núi trùng điệp và cây rừng chặn lại, nên ở Tương Dương nói chung
và thị trấn Hịa Bình nói riêng chưa bao giờ có các cơn bão với sức gió mạnh
như ở đồng bằng. Do đó sự tàn phá của bão coi như khơng đáng kể.
Cái đáng kể ở đây là giông tố. Giông tố nổi lên thường có sấm sét dữ
dội. Do địa hình tương đối phức tạp nên hễ có giơng tố là có gió xốy (lốc),
hoặc mưa đá, gây nên những trận lũ ống, lũ quét dữ dội. Gần đây nhất là trận
lũ quét ngày 24/6/2010, phá huỷ nhiều hoa màu, ao cá, cuốn trôi nhiều tài sản
của các hộ dân ở hai khối Hòa Nam và Hòa Tây, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.

Cùng với giông tố, mùa này, thị trấn Hịa Bình cịn phải chịu một hiện
tượng khí hậu khắc nghiệt nữa. Đó là gió mùa Tây Nam khơ nóng, hay cịn gọi
là gió Lào. Gió Lào phát xuất từ Băng gan thuộc Ấn Độ Dương, vốn mang theo
hơi nước, song thổi qua một đoạn đường dài trên các lục địa Miên Lào vào mùa
hạ nên hầu hết hơi nước đều để lại ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. Vượt
Trường Sơn sang miền Bắc Trung Bộ Việt nam, loại gió này đã trở nên khơ
nóng dưới ánh nắng gay gắt của những ngày hè. Gió Lào thổi mạnh nhất từ
tháng 6 đến tháng 8 dương lịch. Có đợt gió kéo dài đến chục ngày trời làm khe


21
suối khô cạn, hoa màu, cây cối quắt héo… Dù ở miền rừng núi có nhiều cây
cối, song mỗi khi có gió Lào thổi, con người cũng bức bối, khó chịu.
* Về mùa khơ:
Mùa này thường có gió mùa Đơng Bắc. Đặc điểm của gió này thường
khơ và lạnh, song vì thổi qua Vịnh Bắc Bộ nên nhận được nhiều hơi nước,
nên đến khi vào đến đất liền, gặp phải các dãy núi phía Tây mà chủ yếu là dãy
núi Trường Sơn, gió mùa có mang hơi ẩm này lạnh đi, hình thành mây mưa.
Mưa trong những ngày có gió mùa Đơng Bắc có khi khá lớn và kéo dài, gây
khó khăn cho việc làm ăn, đi lại.
Những ngày mưa là vậy, cịn những ngày khơng mưa trời thường nhiều
mây, u ám, nếu khơng, về sáng cũng có sương mù dày đặc, 9, 10 giờ mới tan.
Đây cũng là điều kiện hết sức thuận lợi để sâu bọ phát sinh, làm ảnh hưởng
đến sản xuất đông xuân và xuân hè. Đó là chưa kể nhiều năm có sương muối
làm cây trồng bị hư hại.
* Về nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 23 - 25 0C, có 6 tháng nhiệt độ vượt quá
250C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trong tháng này khoảng
từ 39 - 410C. Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (khoảng 150 160 ngày), tháng lạnh nhất là tháng 1. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đo được tại
Hịa Bình là 1,70C (tháng 1/1974).

Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 27 - 29 0C, tháng
nóng nhất là tháng 7. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại Cửa Rào lên tới 42,7 0C
(tháng 5/1966). Do biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, rất thích
hợp để phát triển một số cây trồng đặc sản. Tổng tích ơn trung bình năm
khoảng 4.4000C rất thuận lợi đối với phát triển các loại cây trồng.
* Về độ ẩm:
Cũng như biến đổi nhiệt độ, thị trấn Hịa Bình chịu ảnh hưởng khơng
lớn của gió mùa Đơng Bắc và các hình thái mưa, vì thế hệ số khô hạn lớn hơn
và độ ẩm tương đối nhỏ hơn so với các vùng khác.


22
Độ ẩm tương đối hàng năm tại thị trấn Hòa Bình là 82%, gần như là
thấp nhất lưu vực sơng cả, nhất là các tháng mùa khô độ ẩm trung bình chỉ đạt
79 - 80%, thậm chí độ ẩm tương đối tối thấp chỉ đạt 20%.
Lượng bốc hơi nước mạnh vào tháng 5, 6, 7, 8. Tổng lượng bốc hơi
năm đo bằng ống Piche trên sông cả dao động từ 700 - 900mm, tại Hịa Bình
đạt 877mm.
Lượng mưa bình qn nhiều năm đạt 2000mm, mùa mưa thường bắt
đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu ở Tương Dương nói chung, ở Hịa Bình
nói riêng khá khắc nghiệt. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, và
đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thị trấn, ảnh hướng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân.
1.2. Vài nét về điều kiện xã hội
1.2.1. Dân cư
Tính đến ngày 31/12/2009, dân số của thị trấn Hịa Bình là 3281 người,
trong đó:
Nữ có:


1673 người

Đang độ tuổi lao động có:

1392 người

Dân tộc Thái có:

976 người

Dân tộc Khơmú có:

46 người

Các dân tộc khác có:

18 người

Cịn lại là người Kinh:

2141 người

Trước khi thành lập thị trấn, vùng đất Piêng Bản (tên gọi vùng đất Hịa
Bình ngày xưa) dân cư hết sức thưa thớt, chỉ độ 15 - 20 hộ. Cũng như những
vùng đất khác của Tương Dương, cư dân bản địa của thị trấn Hịa Bình là
người Thái, họ sống chủ yếu bằng nghề phát rẫy làm nương, định cư, du canh.
Song cùng với q trình hình thành thị trấn, chính sách phát triển miền núi


23

của Đảng và Nhà nước, một bộ phận lớn người Kinh từ miền xuôi và các tỉnh
khác đã đến vùng đất Hịa Bình. Ngồi một số người Kinh lên lẻ tẻ để khai
thác lâm sản như gỗ, nứa, mét..., để đánh cá, để buôn bán và làm một số nghề
khác như nghề rèn, nghề kim hồn rồi vì một lí do gì đó, lấy vợ sinh con, lâu
ngày rồi định cư ở Hịa Bình, số người Kinh đến Hịa Bình đáng kể là cán bộ,
viên chức. Đó là các giáo viên, bắt đầu từ các giáo viên trợ lực vào những
năm 1947, 1948, để làm cơng tác bình dân học vụ, rồi giáo viên cấp I (Tiểu
học), giáo viên cấp II (Trung học cơ sở), giáo viên cấp III (Trung học phổ
thông) lên dạy ở các trường trong thị trấn. Rồi cán bộ các ngành khác như cán
bộ nông nghiệp, công nhân giao thông, cán bộ thuỷ lợi, ngân hàng, thương
mại, cán bộ các ngành văn hóa, y tế, bưu điện.
Trong bấy nhiêu giáo viên các trường học, cán bộ các ngành là người
Kinh ở miền xi lên Hịa Bình, ở nơi khác đến công tác và nhân dân đến làm
ăn bn bán có người ở Hịa Bình một thời gian sau chuyển về xi hay nơi
khác, có người ở lại Hịa Bình, định cư ở Hịa Bình. Vì vậy, tính đến nay,
người Kinh ở Hịa Bình cũng có rất nhiều nguồn gốc, ở nhiều địa phương
khác nhau, ví dụ những người làm nghề thợ mộc chủ yếu là dân Nam Định,
Nam Hà, những người tiểu thương tiểu chủ, buôn bán nhỏ thì chủ yếu là dân
huyện Đơ Lương, Nam Đàn, dân vạn đị chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh
Chương, cịn cán bộ, cơng chức thì ở nhiều huyện khác nhau của miền xuôi
như Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc.
Số người Kinh định cư ở Hịa Bình ngày càng đơng, cho đến nay, từ
chỗ là dân góp, người Kinh đã trở thành thành phần cư dân chủ yếu của thị
trấn Hịa Bình. Và một số lượng lớn, lại có nhiều người có trình độ đại học,
cao đẳng, trung cấp,... người Kinh đã có vai trị hết sức to lớn trong việc xây
dựng và phát triển thị trấn Hịa Bình, làm thay đổi diện mạo của thị trấn trên
tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tất nhiên cũng có người Kinh lợi dụng


24

sự thật thà, chất phác của đồng bào, có người mang những tính xấu về mặt
này, mặt khác, nhưng đó chỉ là cá biệt. Đại đa số người Kinh lên cơng tác hay
làm ăn tại Thị trấn Hịa Bình đều đã chịu khó khăn, gian khổ, nơi trước kia là
rừng thiêng nước độc, nơi toàn đá núi, cây rừng với thú dữ, rắn độc... để
chung sức chung lòng với người bản địa, làm cho Hịa Bình ngày càng thốt
khỏi cái vịng đói nghèo, thốt khỏi vịng khép kín mà bấy lâu bị u bế trong
núi rừng, trong khuôn khổ chất hẹp, bởi đường đi lối lại khó khăn, bởi tư
tưởng chưa nghĩ đến làm giàu, đến kinh doanh buôn bán, đến đi đây đi đó...
để đưa Hịa Bình, một thị trấn miền núi nhưng đã mang nhiều dáng dấp của
một thị trấn miền xuôi, tiến gần lại với miền xuôi hơn.
Cùng với người Kinh, thành phần đa số khác trong cộng đồng cư dân
thị trấn Hịa Bình là người Thái. Đây cũng chính là cư dân bản địa của vùng
đất này.
Cũng như các huyện miền núi khác ở Nghệ An, người Thái ở Hịa Bình
gồm 3 nhóm.
- Nhóm Tày Mường, hay còn gọi là Tày Chiềng, Hàng Tổng, chủ yếu
là Thái trắng.
- Nhóm Tày Thanh, hay cịn gọi là Man Thanh, chủ yếu là Thái Đen.
- Nhóm Tày Mươì.
* Nhóm Tày Mường hay Tày Chiềng (Hàng Tổng)
Đây là nhóm quan trọng nhất và rõ ràng là cư trú sớm nhất so với các
nhóm Thái khác ở Nghệ An. Theo các cơng trình nghiên cứu, nhóm Tày
Mường đã lập làng bản ở vùng quốc lộ số 7 (tức Con Cuông và Tương
Dương) vào thế kỉ XIII, XIV. Bởi vì đầu thế kỷ XIV, hồng đế Trần Minh
Tơng đi đánh Ai lao, khi đem quân đến biên thuỳ mặt tây, đạo thần tù trưởng
là Cầm Quý, … đều tranh nhau đến triều yết.
Ở vùng Quỳ Châu cũ, nhóm Tày Mường đến lập nghiệp đầu tiên ở
Mường Tôn (Mường Chủ, sau gọi là Mường Nọc) thuộc huyện Quế Phong,



25
Kim Tiến (Châu Bình, Châu Tiến - Quỳ Châu) và Khủn Tinh (Châu Quang,
Châu Thái, Châu Ly, Châu Đình -Quỳ Hợp). Từ đó người Tày Chiềng lan
sang vùng Con Cng và hạ Tương Dương hiện nay, tức Mường Quạ (Môn
Sơn, Lục Dạ) và Mường Xiềng My (Nga Mi, Bình Chuẩn).
Theo thần phả đền Chín Gian ở Mường Nọc thì dịng dọ Sầm do hai
anh em là Cầm Lứ và Cầm Lan dẫn dắt dòng họ Thái từ Tây Bắc vào Nghệ
An, tính đến nửa đầu thế kỷ XIX đã qua 17 đời làm thế tập Tạo Mường kiêm
Chẩu hua (chủ phần hồn) vùng Quỳ Châu cũ. Từ nửa thế kỉ XIX, vào thời vua
Minh Mạng, năm 1834, triều đình Huế xuống chiếu đôỉ các mường Thái ở
miền Tây Nghệ An thành đơn vị hành chính của tồn quốc. Chế độ thổ quan,
tạo mường dần dần bị bãi bỏ mà thay vào đó là các tri phủ, tri huyện. Lúc này
dịng họ Lang lớn mạnh, một người trong dòng họ Lang được cử làm tri phủ,
dòng họ Sầm chỉ còn thế tập làm chẩu hua, chủ trì đền Chín Gian ở Mường
Nọc, trông coi phần hồn cho những cư dân Thái ở trong vùng. Đến cách mạng
Tháng Tám, chế độ chẩu hua cũng bị bãi bỏ. Như vậy, ít nhất vào cuối thế kỉ
XIII, người Thái đã có mặt ở Quỳ Châu, từ đó lan sang vùng Con Cng và
hạ Tương Dương, trong đó có vùng đất thị trấn Hịa Bình hiện nay.
* Nhóm Tày Mười
Nhóm này đến miền núi Nghệ An muộn hơn một chút. Nguồn gốc của
người Tày Mười ở Nghệ An là người Thái ở vùng Mường Muỗi (thuộc tỉnh
Lai Châu). Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục (tập I, NXB
Giáo dục, Hà Nội), khi Lê Lợi đánh quân Minh, chủ đất ở vùng Mường
Muỗi tại châu Ninh Viễn là Đèo Cát Hãn đã cùng Kha Lại chống lại. Để
trừng trị hành động, đó, sau khi lên ngơi, đích thân vua Lê Lợi cầm qn đi
đánh châu Ninh Viễn, thắng trận: Kha Lại chạy rồi chết, Đèo Cát Hãn lẩn
trốn. Nhà vua đặt đất Ninh Viễn thành châu Phục Lễ (nay là tỉnh Lai Châu),
rồi rút quân về.



×