Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học hy lạp thông qua hai đường lối đêmôcrit và platôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.41 KB, 32 trang )

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

PHẦN MỞ ĐẦU:
Lồi người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng, tác
nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại. Cuộc
đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người đã và
đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển. Triết học với vai trị một
hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại
và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về những quy luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy cũng khơng nằm ngồi cuộc đấu tranh
gay gắt ấy. Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện bằng cuộc đấu tranh giữa
các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn nhau của các chế độ xã hội thì
lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu bằng cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quá trình phát triển của triết học. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã
hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Thường thường chủ nghĩa duy vật
thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiến tiến, tiến bộ của xã hội , cịn chủ
nghĩa duy tâm (tuy khơng phải bao giờ cũng vậy) là thế giới quan của những lực
lượng suy tàn, phản động và bảo thủ trong xã hội. Chủ nghĩa duy vật khẳng định
tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có sau của ý thức, con người có
khả năng nhận thức được thế giới. Ngược lại chủ nghĩa duy tâm khẳng định tính
thứ nhất có trước của ý thức, phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với
thế giới. Dù sao bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều phải xuất phát từ các vấn
đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng tồn bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các
vấn đề đó. Cũng như sự phong phú của thế giới cuộc đấu tranh trong triết học
diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, cuộc đấu tranh này vừa là cuộc
1



Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một
bộ môn khoa học. Trên con đường đến với chân lý ấy những nhà triết học, những
trường phái triết học không những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn cịn phải
đấu tranh với chính mình. Trong tiểu luận này tôi sẽ làm sáng tỏ cuộc đấu tranh
của hai khuynh hướng triết học duy vật và duy tâm trong triết học Hy Lạp cổ đại.
Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng,
hợp xướng của triết học phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên của triết
học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này.
Lịch sử triết học Hy Lạp chủ yếu là lịch sử hình thành, phát triển và đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ở những cấp độ khác nhau thể hiện
thông qua cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đêmơcrít và đường lối duy
tâm của Platôn, đại diện cho hai tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc.

2


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của việc nhận thức về
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong
triết học Hy Lạp:
1.1. Khái niệm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm:
Triết học hiểu theo nghĩa chung nhất đó là mơn khoa học nghiên cứu
những quy luật chung nhất của thế giới. Triết học ra đời từ rất lâu đời qua một
quá trình lịch sử rất lâu dài.

Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là
vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự
nhiên và tinh thần.
Trong thế giới có vơ vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân
thành hai loại, một là hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện
tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Mặt thứ nhất nhằm xác định ngơi thứ, tính quyết định hay phụ thuộc trong
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức cái
nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?
Tùy theo cách giải quyết vấn đề này mà các học thuyết triết học chia thành
hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn
tại khách quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Ý thức là phản ánh thế
giới khách quan vào bộ óc con người.

3


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản:
Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại): đó là thế giới quan của giai cấp
chủ nô tiến bộ (chủ nô dân chủ); chủ nghĩa duy vật mộc mạc chất phác gắn với
phép biện chứng sơ khai, tự phát vì nó cịn đơn giản, sử dụng các ngơn ngữ đời
thường để diễn tả khao học; tri thức triết học xen lẫn tri thức của khoa học tự
nhiên; những quan điểm triết học là kết quả của sự trực giác cho nên nó có tính
chất phỏng đốn.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thời cận đại): đó là ngọn cờ lý luận của giai
cấp tư sản; chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là chủ nghĩa duy vật máy móc và siêu
hình vì họ quan niệm sự vật, hiện tượng tồn tại một cách cô lập; chủ nghĩa duy
vật thời kỳ này chỉ duy vật trong tự nhiên, duy tâm trong xã hội; chủ nghĩa duy
vật thời kỳ này gắn liền với những thành tựu của khoa học tự nhiên.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: đó là thế giới quan, phương pháp luận đại
diện cho xu thế phát triển của nhân loại; chủ nghĩa duy vật biện chứng thống nhất
được thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận; chủ nghĩa duy vật
thời kỳ này là chủ nghĩa duy vật triệt để vì nó thống nhấy được chủ nghĩa duy vật
cả trong tự nhiên và xã hội; chủ nghĩa duy vật thời kỳ này được xây dựng trên cơ
sở khái quát thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại và kế thừa từ tiến bộ trước
cũng như hoạt động thực tiễn của cộng sản; chủ nghĩa duy vật biện chứng thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa khoa học và cách mạng.
Chủ nghĩa duy tâm thừa nhận tinh thần, ý thức là cái có trước, cái quyết
định, vật chất là cái có sau, cái bị quyết định.
Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người,

4


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá
nhân, của chủ thể.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng theo họ đấy là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con
người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau

như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới…
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và
nguồn gốc nhận thức.
Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là lực lượng xã hội, các giai cấp
tiến bộ, cách mạng. Cịn nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với khoa học.
Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là mối liên hệ của nó với lực
lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ. Các lực lượng và giai cấp này dùng triết
học duy tâm để mê hoặc quần chúng, nhằm củng cố địa vị thống trị của mình.
Cịn nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm là sự tuyệt đối hóa một mặt của
quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật chất
khách quan.
Mặt thứ hai nghiên cứu khả năng nhận thức của con người về hiện thực
khách quan để trả lời câu hỏi, con người có hay khơng có khả năng nhận thức
được hiện thực hay không?
Chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới
khách quan. Chủ nghĩa duy tâm không phủ nhận khả năng nhận thức của con
người nhưng họ coi khả năng đó phụ thuộc vào chính bản thân ý thức(cảm giác
chủ quan thuần túy) hoặc lực lượng siêu nhiên (ý niệm, ý niệm tuyệt đối, linh
hồn).
5


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

1.2. Hồn cảnh ra đời và những đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại:
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại:
Người Hy Lạp ngày nay thường tự hào rằng đất nước của họ là cái nôi của
văn minh Châu Âu. Niềm tự hào này thật chính đáng. Lịch sử đã từng biết đến
một thời kỳ “Hy Lạp hóa” (334 TCN – 30 TCN) – thời kỳ mà sự truyền bá của

văn hóa Hy Lạp khơng dừng lại ở Châu Âu. Lịch sử cũng từng chứng kiến sự
sửng sốt, ngỡ ngàng của khơng ít người Châu Âu trong thời kỳ văn hóa Phục
Hưng, trước những thành tựu văn hóa của những người đồng hương của mình
trên bán đảo Bancăng vào khoảng hai nghìn năm trước đó. Thuở ấy “những
người khổng lồ” của thời đại Phục hưng đã tìm thấy ở nền văn hóa Hy Lạp cổ đại
khơng chỉ những cơng trình kiến trúc, điêu khắc tuyệt mỹ, những tác phẩm văn
học đồ sộ, mà cịn tìm thấy ở đó chủ nghĩa duy vật cổ đại và những tư tưởng nhân
văn làm cơ sở cho việc xây dựng một nền văn hóa mới, trong thời địa mới – thời
đại đấu tranh và chiến thắng của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến ở
Châu Âu.
Điều kiện địa lý , kinh tế của Hy Lạp:
Hy Lạp nằm trên bán đảo Bancăng ở nam Châu Âu, vươn minh ra Địa
Trung Hải, lãnh thổ của quốc gia chiếm hữu nô lệ Hy Lạp bao gồm cả vùng lục
địa, các đảo thuộc biển Êgiê và vùng Tây Tiểu Á. Hy Lạp có những đồng ruộng
mầu mỡ: Tetsxali, Áttich, Bêôxi, bán đảo Pêlôpônêdơ thuận tiện cho việc trồng
trọt lúa mỳ, nho, ô-liu. Địa Trung Hải đã khiến cho giao thông đường biển thuận
tiện từ Hy Lạp đến Tiểu Á, Bắc Phi. Như vậy, hoàn cảnh tự nhiên của Hi Lạp rất
thuận tiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, sản xuất và xuất khẩu
đồ gốm, vải vóc, rượu vang chế biến từ nho, dầu ô-lui. Nhờ đó mà Hy Lạp là
quốc gia công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Điều kiện kinh tế nhiều thành
6


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

phần công, nông, thương nghiệp của Hy Lạp sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự phân
hóa xã hội, đến thiết chế xã hội và đặc điểm của chế độ nô lệ các nước phương
Tây.
Quan hệ xã hội Hy Lạp:

Vào thế kỷ VIII TCN, công xã nguyên thủy tan ra, Hy Lạp bước vào xã hội
có giai cấp và nhà nước. Chủ nô là giai cấp áp bức, thống trị, bóc lột. Vì Hy Lạp
có nhiều thành phần kinh tế: công, nông, thương nghiệp nên trong giai cấp chủ nơ
Hy Lạp có nhiều tầng lớp tương ứng các thành phần kinh tế đó. Tầng lớp chủ nơ
nơng nghiệp xuất thân từ các quan chức của xã hội nguyên thủy nên gọi là quý
tộc thị tộc. Tầng lớp chủ nô công, thương, ngân hàng do sản xuất, buôn bán mà
giàu có nên được gọi là quý tộc mới. Chủ nơ nơng nghiệp có xu hướng chính trị
thiết lập nhà nước qn chủ. Chủ nơ cơng thương có xu hướng thiết lập nhà nước
cộng hòa. Như vậy, do đặc điểm xã họi mà ở Hy Lạp diễn ra cuộc đấu tranh giai
cấp để thiết lập thiết chế chính trị.
Giai cấp bình dân ở Hy Lạp là nơng dân và thị dân. Những người này là
công dân Hy Lạp, họ có tài sản riêng, song nghèo khổ và bị nhà nước chủ nơ áp
bức bóc lột. Xu hướng chính trị của họ là muốn thiết lập nền cộng hòa để bảo vệ
quyền lợi của mình. Trong cuộc đấu tranh để lựa chọn thiết chế chính trị, bình
dân và tầng lớp tri thức của họ là đồng minh của quý tộc mới và họ đã đóng một
vai trị rất quan trọng trên sân khấu chính trị Hy Lạp.
Giai cấp nơ lệ Hy Lạp chiếm đông đảo trong xã hội. Họ bị chủ nơ áp bức
bóc lột rất tàn khốc. Họ mang đặc tính chung của nơ lệ thế giới: khơng được
quyền làm người, giống như nô lệ các nước Phương Đông, nô lệ Hy Lạp cũng chỉ
được coi là tài sản biết nói của chủ nơ, họ buộc phải lao động cưỡng bức, khổ sai
không giờ giấc, không được hưởng một chút nào sản phẩm dư thừa của mình làm
7


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

ra. Họ bị chủ nô đối xử tàn tệ, dã man, giết, đánh đập, đem mua bán, đổi chác.
Đặc điểm riêng của chế độ nô lệ Hy Lạp được Các Mác coi là chế độ nô lệ điển
hình. Ở đây nơ lệ là lực lượng chính trong việc sản xuất ra của cải vật chất của xã

hội, là đối tượng chủ yếu để nhà nước và chủ nơ bóc lột. Trong mỗi điền trang
nơng nghiệp chủ nơ đã sử dụng hàng nghìn nơ lệ lao động; trong các xưởng thủ
cơng, trong các gia đình chủ nơ, quan lại, trong cung đình đều sử dụng nơ lệ. Nơ
lệ cịn bị xiềng xích vào các thuyền bn để chèo thuyền buôn bán, chèo các
thuyền chiến trong lực lượng hải qn trong chiến trận. Tóm lại, nơ lệ Hy Lạp lao
động khổ sai trên khắp các lĩnh vực của các ngành kinh tế.
Chính trị Hy Lạp:
Ở Hy Lạp, ngồi kinh tế nơng nghiệp cịn có kinh tế cơng thương nghiệp
phát triển. Tương ứng với nhiều thành phần kinh tế đó, trong giai cấp chủ nơ Hy
Lạp có nhiều tầng lớp: chủ nô nông nghiệp (quý tộc thị tộc), chủ nơ cơng thương
ngân hàng (q tộc mới). Xu hướng chính trị của chủ nô nông nghiệp là thiết lập
nền quân chủ, xu hướng chính trị của chủ nơ cơng, thương, ngân hàng là thiết lập
nền cộng hịa; bình dân, trí thức cũng muốn thiết lập nền cộng hòa nên họ ủng hộ
chủ nô công, thương, ngân hàng trong cuộc đấu tranh lựa chọn thiết chế nhà
nước. Vậy là ở Hy Lạp đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa một bên là chủ nơ cơng,
thương được bình dân ủng hộ với bên kia là quý tộc thị tộc để thiết lập cơng hịa
hay qn chủ. Trong cuộc đấu tranh đó, nơi nào mà chủ nơ cơng, thương và bình
dân thắng lợi triệt để thì thiết lập được nền cộng hịa dân chủ chủ nô như ở Aten,
nơi nào chủ nô công, thương và bình dân thắng lợi khơng triệt để thì thiết lập
được nền cộng hịa q tộc chủ nơ như ơ Xpác, La Mã.
ở Aten, cuộc đấu tranh chính trị kết thúc với sự thắng lợi triết để của chủ
nô cơng, thương và bình dân nên đã thiết lập được nền cộng hịa dân chủ chủ nơ.
8


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

Trong thiết chế này, đứng đầu nhà nước là quan chấp chính do Đại hội cơng dân
bầu ra. Đại hội công dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước có quyền

lập pháp, quyền quyết định các công việc quan trọng của đất nước, quyền bổ
nhiệm và bãi nhiệm các quan chức cao cấp, quyền giám sát các cơ quan và các
quan chức, quyền quyết định trao quyền hay tước quyền công dân cho người dân
Aten. Cơ quan thứ 2 là Hội đồng 500 (người) do 10 phân khu (đơn vị hành chính
lớn nhất) của Aten bầu ra, mỗi phân khu bầu ra 50 người lập thành Hội đồng 500
người, gọi tắt là Hội đồng 500. Hội đồng 500 có chức năng hành pháp, thay phiên
nhau trực giữa 2 kỳ của Đại hội công dân để giải quyết công việc nhà nước. Cơ
quan chỉ huy quân sự, vạch chính sách đối ngoại của nhà nước là hội đồng 10
tướng lĩnh do Đại hội công dân bầu ra, bao gồm các viên tư lệnh quan trọng. Cơ
quan cuối cùng nắm quyền tư pháp là tòa án Aten có 6000 thẩm phán do 10 phân
khu hành chính bầu lên, mỗi phân khu bầu 600 người. Nhà nước Aten là nhà
nước dân chủ nhất trong kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ. Những người được thừa
nhận là cơng dân (nam giới) đều có quyền tham gia Đại hội công dân, được bầu
củ, ứng cử các chức vụ của các cơ quan nhà nước. Nhà nước đặt ra thể lệ bỏ
phiếu thăm do dư luận. Một người nào đó bị 6000 phiếu ghi là có tư tưởng độc tài
sẽ bị trục xuất khỏi Aten trong khoảng 10 năm. Tuy nhiên nhà nước Aten vẫn là
nhà nước phục vụ cho giai cấp chủ nô. Nhà nước Aten được gọi là dân chủ nhất
trong kiểu nhà nước nơ lệ vì trong khi phục vụ cho giai cấp mình, nó đồng thời
phục vụ cho xã hội. Trong xã hội Aten, sự bất bình đẳng về kinh tế đã khiến cho
những cơng dân nghèo khơng có điều kiện để thực hiện quyền dân chủ, quyền giữ
các chức vụ, quyền giám sát các viên chức cao cấp và các cơ quan nhà nướ,
quyền tham gia Đại hội công dân, nô lệ vẫn không có quyền làm người.

9


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

Văn hóa Hy Lạp:

Chữ viết là thành tựu đầu tiên trong sáng tạo văn hóa của người Hy Lạp.
Nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp và nhu cầu cai trị của nhà nước.
Văn học – nghệ thuật Hy Lạp phong phú, nhiều thể loại, có tính nghệ thuật
cao. Truyện thần thoại Hy Lạp nói lên sự sáng tạo phi thường của nhân dân về
thế giới thần thánh nhưng rất gần gũi với cuộc sống hiện thực, ca ngợi sức mạnh
siêu nhiên của các anh hung, dũng sỹ chiến đấu tiêu diệt những quái vật hung ác,
mang lại bình yên, hạnh phúc cho con người. Nổi tiếng nhất là thể loại sử thi Hi
Lạp: trường ca Iliát và Ơđixê của Hơmerơ là bài ca hào hùng về chiến trận, về
tình yêu quê hương, tình yêu chung thủy của người Hi Lạp. Thể loại thơ tình
cũng sớm ra đời với những áng thơ tình nổi tiếng của nữ thi sỹ Sapô, người được
người Hi Lạp đương thời tôn vinh là nàng tiên thứ bảy. Kịch của Hi Lạp xuất
phát từ hội hóa trang với các tác giả nổi tiếng như Étsin, Xơphôclơ.
Hi Lạp là nơi ra đời nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa sau này
được La Mã kế thừa và phát huy. Thủ đô Aten rạng rõ với đền thờ Pactênông,
tượng Lực sĩ ném đĩa của Mirơng nói lên vẻ đẹp và sức mạnh của con người.
Hi Lạp thời cổ đại có nhiều nhà sử học tài ba: Hêrôđốt, người được coi là
cha đẻ của ngành sử học thế giới. Ông là người đầu tiên đã ghi lại các sự kiện
kinh tế, chính trị, xã hội của Hi Lạp và của các dân tộc khác. Sau Hêrơđốt cịn có
Tuyxiđit, Pluytac…
Triết học Hi Lạp ra đời sớm với hai phái duy vật và duy tâm. Các nhà triết
học duy vật nổi tiếng của Hi Lạp như: Talet, Anaximangdro, Heraclit, Êqiquya,
Đemocrit… Đối lập với các nhà duy vật, các nhà triết học duy tâm nổi tiếng như:
Xocrat, Platon, Arittot…
Hi Lạp có thể nói là mở đầu cho sự ra đời và phát triển của nền pháp luật
10


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn


phương tây. Luật pháp Aten thể hiện qua các sắc lệnh của các quan chấp chính.
Kỹ thuật lập pháp của pháp luật Hi Lạp rất cao chứng tỏ những nhà làm luật khi
đó có kiến thức rất uyên bác.
Người Hi Lạp cũng đạt trình độ cao về toán học. Nhà triết học kiêm nhà
toán học Talet đã tìm ra tỷ lệ thức, Pitago người nổi tiếng với Định lý tam giác
vng, Pitago cịn tìm ra số chẵn, số lẻ, số khơng chia hết. Nhà tốn học Ơcolit
với mơn hình học mang tên ơng đã đặt nền móng cho các mơn hình học sau này.
Nhà vật lý, nhà sáng chế thiên tài Acsimet đã tìm ra lực học, ngun tắc địn bảy,
thủy lực học. Ơng là người chế tạo ra máy bắn đá, gương thấu kính hội tụ để đốt
cháy chiến thuyền La Mã. Nhà thiên văn học Arixtac đã tìm ra hệ thống mặt trời.
Thành tựu thiên văn học của người Hi Lạp được các nhà khoa học La Mã về sau
kế tục và sáng tạo.
Người Hi Lạp đã đạt trình độ cao về dược học. Nhà dược học Hipocrat đã
nêu lên phương pháp và việc dùng thuốc chữa bệnh.
Nhìn chung, Hi Lạp đã đạt đến một trình độ văn hóa cao, rực rỡ, nhiều
thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.
Tất cả những tiền đề kinh tế, xã hội, khoa học, văn học, nghệ thuật nói trên
là những điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của triết học Hy Lạp cổ đại. Như Ăngghen nói, nếu khơng có chế độ nơ lệ, thì cũng khơng có nhà nước Hy Lạp, khơng
có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp.
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất
yếu. Đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. C.Mác viết: “Các
nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời
đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn
thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”.
11


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn


1.2.2. Những đặc điểm của triết học Hi Lạp cổ đại:
Đặc điểm thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại là thế giới quan, ý thức hệ của
giai cấp chủ nô thống trị, ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc nhằm duy trì
xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô.
Đặc điểm thứ hai, về nội dung cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại là cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa biện chứng và siêu
hình, giữa vơ thần và hữu thần… điển hình là cuộc đấu tranh giữa “Đường lối
Đêmôcrit” và “Đường lối Platôn”.
Đặc điểm thứ ba, đặc trưng của triết học Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc
mạc, chất phác và tính biện chứng sơ khai tự phát, đặc biệt với các học thuyết
triết học duy vật và biện chứng. Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn
đề triết học chứa đựng tất cả các mầm mống của thế giới quan sau này.

12


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

Chương 2: Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong triết học Hy Lạp thơng qua hai đường lối “Đường
lối Đêmơcrít” và “Đường lối Platôn”.
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Đêmơcrít và Platơn:
2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Đêmơcrít:
Đêmơcrít là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Đêmôcrit
sống từ năm 460 đến năm 370 TCN. Ông sinh ra ở Ápđe, một thành phố thương
mại lớn ở vùng Tơraxơ. Bố ông là một thương gia giàu có, cho phép ơng có nhiều
điều kiện thuận lợi để du học ở nhiêu nước trên thế giới. Cha ông đã để lại cho ba
em trai của mình phần lớn tài sản, mà Đêmôcrit chỉ lấy một phần nhỏ bằng tiền
mặt để du lịch.

Là học trò giỏi của Lơxip, Đêmơcrit đã phát triển, hồn thiện các học
thuyết ngun tử. Mặc dù nguyên tử khi này chưa được mô tả bằng một tính chất
cụ thể nào. Đêmơcrit được người đương thời coi là nhà bách khoa toàn thư đầu
tiên của thời cổ đại. Arítxtơt đã viết về ơng: “Ngồi Đêmơcrit ra, hầu như chưa
có ai nghiên cứu một cách cặn kẽ về một vấn đề gì, Đêmơcrit hầu như đã suy
nhgix đến tất cả mọi cái ”. Về sau, Nítse cũng đánh giá: “Trong tất cả các hệ
thống cổ đại, hệ thống của Đêmôcrit là lôgic hơn cả”. Thông qua các tài liệu gián
tiếp, có thể biết rằng Đêmơcrit viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau như: đạo đức, triết học, tâm lý, toán học, sinh học, vật lý, mỹ học, ngôn ngữ
và âm nhạc.
2.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp của Platôn:
Platôn sinh vào khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp
được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ
đại nhất mọi thời đại cùng với Xôcrát là thầy ông, là người mở đầu cho siêu hình
13


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

học phương Tây. Ơng là học trị nổi tiếng nhất của Xơcrát, là một trong bảy vị
hiền triết Hi Lạp cổ đại. Hêghen nhận định về ông như sau: “Nếu có ai đó là
người thầy đầu tiên của nhân loại thì người đó là Platơn và Arítxtơt”.
Cha của Platơn thuộc dịng dõi quốc vương ở Aten, mẹ cũng là con gái một
gia đình thơng thái q tộc, dịng dõi Salon. Platơn hồi trẻ khỏe mạnh, có vóc
người vạm vỡ (nên lúc đầu tên là Ariston, được gọi đổi là Platôn- theo tiếng Hy
Lạp nghĩa là to lớn, đẹp trai). Ông từng đoạt giải quán quân thể thao.
Sinh ra ở Aten, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình,
ơng tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học
mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Xơcrát .

Ơng đã từng bị bán làm nơ lệ và được giải thốt bởi một người bạn, sau đó,
ơng đã trở về Athen khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Viện hàn lâm - (tên lấy
theo khu vườn nơi ơng ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong
lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học.
Aristoteles đã theo học tại đây khi 20 tuổi và sau này lập ra một trường khác là
Lyceum.
Khi Xôcrát chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong
suốt phiên tịa xử thầy mình, ơng ngồi dự ở phịng xử án. Tồn bộ chuỗi biến cố
đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì
ơng đánh giá Xơcrát là người giỏi nhất, minh triết nhất và chính trực nhất trong
tất cả mọi người.
Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó
nhân vật chính ln ln là Xơcrát, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những
khái niệm căn bản về đạo đức và chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước
những câu hỏi của ông.
14


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

Khi thầy Xôcrát của Platôn bị chết bởi phán quyết của nền dân chủ Aten,
Platôn trở nên thù ghét quần chúng.Từ đó ơng chủ trương tiêu diệt tận gốc chế độ
dân chủ, thay vào đó là một chính thể do những nhà quý tộc sáng suốt điều hành.
Platơn có gắng tìm phương cách lựa chọn người khôn ngoan nhất để lãnh đạo
quốc gia. Ba lần ông được mời làm cố vẫn chính trị, nhưng cả ba lần lý tưởng của
ông không được chấp nhận. Platôn đành quay về mở trường học, gọi là Acadêmi.
Ơng tơn sùng toán học, đến mức cổng Académi treo biển: “chỉ dành cho những
người biết hình học ”.
Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức và

tái khẳng định những lời giáo huấn của Xôcrát bất chấp chúng đã bị kết án một
cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy u q của mình, cho mọi
người thấy ơng khơng phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh
giá nhất của họ.
2.2. Nội dung cuộc đấu tranh giữa “Đường lối Đêmơcrít” và “Đường lối
Platơn”.
2.2.1. Quan niệm về thế giới:
Đêmôcrit cho rằng khởi nguyên của thế giới khơng phải là một sự vật cụ
thể nào đó như các nhà tư tưởng trước đó quan niệm (Talet – nước, Pitago – con
số, Hêraclit – lửa…) mà là nguyên tử.
Thuyết nguyên tử đã được Lơxíp nêu lên từ trước. Nhưng phải đến
Đêmơcrít học thuyết đó mới trở lên chặt chẽ. Theo ông, vũ trụ được cấu thành từ
hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không.
Đối lập với cái “tồn tại” là cái “không tồn tại” hay cái “khoảng trống”.
Ơng hình dung rằng “khoảng trống là cái khơng xác định, cái vơ hình, bất động
vơ hạn. Khoảng trống khơng ảnh hưởng gì đến cái vật thể nằm trong nó, nhờ nó
15


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

mà các vật thể vận động được”. Phần vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa
đựng trong nó một sự trống rỗng nào để có thể cho phép phân chia nhỏ hơn nữa,
được gọi là nguyên tử.
Nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ bé nhất, không thể tiếp tục phân chia,
các nguyên tử đều bất biến, tồn tại vĩnh viễn và luôn vận động.
Nguyên tử tự thân vận động, kết hợp với nhau thành vật thể. Ngun tử có
vơ vàn hình dạng và sự đa dạng của nguyên tử làm nên sự đa dạng của các sự vật
trong thế giới.

Trong thế giới có vơ số các nguyên tử, các nguyên tử đồng nhất về chất,
chỉ khác nhau về hình thức và kích thước. Những tính chất khác như: âm thanh,
màu sắc, mùi vị… khơng phải là những đặc tính cố hữu, khơng phải là bản chất
của nguyên tử. Nguyên tử sắp xếp theo các trật tự khác nhau sẽ thành các vật
khác nhau, chẳng hạn như chữ cái sắp xếp để thành các từ như EM, ME, HÀN,
NHÀ… nguyên tử sắp xếp theo các tư thế khác nhau cũng thành các vật khác
nhau, chẳng hạn như chữ N, đúng thì là n, ngang là z; chữ M ở tư thế xuôi là m, ở
tư thế ngược là w…
Chân không là khoảng không rộng lớn trong đó các ngun tử vận động.
Với Đêmơcrít, chân khơng cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới
vận động được. Nếu tất cả là đặc sệt các ngun tử thì sẽ khơng có điều kiện cho
vận động. Khác với ngun tử có kích thước, hình dáng, chân khơng thì vơ hạn
và khơng có hình dáng.
Đêmơcrít đưa ra lý thuyết giả định về sự hình thành vũ trụ: vũ trụ ban đầu
toàn là nguyên tử, các nguyên tử vận động theo hình xốy ốc, trải qua q trình
vận động lâu dài các nguyên tử kết hợp lại với nhau tạo thành các đám mây
nguyên tử, các đám mây nguyên tử thu hút nguyên tử to và nặng vào trung tâm
16


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

đẩy nguyên tử nhỏ và nhẹ tạo thành hành tinh. Trong hành tinh, nguyên tử cùng
kích thước, hình thức kết hợp với nhau tạo thành đất, nước, lửa, khơng khí. Ơng
khẳng định: có vơ số thế giới không ngừng sinh ra và mất đi như vậy.
Đêmôcrit phỏng đoán động lực của vận động nguyên tử là tự thân.Mặc dù
vậy ơng vẫn chưa giải thích được một cách cụ thể hơn nguồn gốc của vận động.
Những phán đốn trên đây về ngun tử tuy cịn nhiều điểm hạn chế (hạt
vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được), nhưng nó đã khẳng định bản chất

của thế giới là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù Đêmơcrít
chưa giải thích được ngun nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động
với ngun tử, và nó cũng vơ cùng, vơ tận như nguyên tử. Đó là một đóng góp
hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy
vật.
Trái ngược với Đêmơcrít, Platon cho rằng: thế giới bao gồm thế giới ý
niệm và thế giới các sự vật cảm tính.
Thế giới ý niệm là thế giới của những khái niệm, tri thức, định luật, quy
luật… tồn tại trước sự vật cảm tính, tồn tại vĩnh viễn, bất biến và nó là nguồn gốc
của sự vật cảm tính. Các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. Ví dụ: ngơi
nhà, cái cây, con ngựa, nước là do ý niệm siêu tự nhiên về ngôi nhà, cái cây, con
ngựa, nước sinh ra.
Thế giới sự vật cảm tính là thế giới của các sự vật biến đổi không ngừng,
không ngừng sinh ra và chết đi, thế giới sự vật cảm tính hết sức phong phú, tồn
tại nhất thời, do thế giới ý niệm sinh ra.
Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ
thế giới các ý niệm như thế nào, Platơn đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở
ngoài cửa của một cái hang tối có một đồn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu
17


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

vào cửa hang làm cho bóng của đồn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên
vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này
chỉ là hình ảnh của đồn người, chứ khơng phải bản thân đồn người. Thế giới
các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà
thơi. Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platôn cho
rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Cịn sự vật chỉ

là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm.
Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật
cảm biết của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm. Khi chúng ta thấy
sự vật đẹp là vì trong chúng ta đã sẵn có ý niệm “đẹp” từ trước. Hoặc khi nhìn
các sự vật thấy bằng nhau là vì trong đầu ta đã có sẵn ý niệm về sự bằng nhau.
Trên cơ sở đó, Platơn đưa ra học thuyết ý niệm: bản thân thế giới ý niệm
tồn tại vĩnh viễn, số lượng ý niệm ít hơn so với số lượng vật chất; thế giới ý niệm
được tổ chức rất chặt chẽ theo thứ tự đẳng cấp; những ý niệm thấp nhất là những
ý niệm về sự vật cụ thể, những ý niệm cao nhất là những ý niệm về phức lợi, soi
sáng cho tất cả ý niệm khác, hoàn chỉnh nhất (thượng đế).
Để giải thích về thế giới vật chất được sinh ra từ “thế giới ý niệm” như thế
nào, Platon đã xác định 4 khái niệm cơ bản: tồn tại (tức thế giới ý niệm), không
tồn tại (tức thế giới vật chất), thế giới những sự vật cảm tính, con số (những quan
hệ tốn học). Platon giải thích: sự tồn tại của “thế giới ý niệm” thơng qua quan hệ
tốn học tác động vào vật chất tạo ra thế giới sự vật cảm tính. Như vậy, vật chất ở
đây được hiểu như là yếu tố trung gian của quá trình chuyển hóa từ “ý niệm”
thành “sự vật cảm tính”. “Tồn tại” là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí
tuệ siêu nhiên, có tính thứ nhất. Cịn “khơng tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ
hai so với cái tồn tại phi vật chất.
18


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

Mặt khác, Platon coi cái không tồn tại (vật chất) cũng có thực, nhưng sự
tồn tại thực của các sự vật cảm tính chỉ là biểu hiện tồn tại của ý niệm, xét đến
cùng vẫn do ý niệm quyết định. Điều này thể hiện rõ lập trường duy tâm khách
quan của Platon trong quan niệm về thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh cái vỏ duy tâm khách quan đó là những giá trị khoa

học do Platon mang lại. Đó là bước chuyển biến quan trọng về tư duy triết học từ
tư duy trực quan, ẩn dụ sang tư duy khái niệm, bởi vì chỉ có tư duy khái niệm
mới vạch ra bản chất của sự vật.
2.2.2. Quan niệm về nhận thức:
Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác
động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có nội
dung chân thật, nhưng khơng đầy đủ, khơng sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ
bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ
phản ánh được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản
ánh được nguyên tử và chân không. Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về
chất, bản thân chúng khơng có mùi vị, mầu sắc, âm thanh và không trông thấy
được. Bởi vậy, những cảm giác này chỉ là chủ quan của con người. Theo ông,
muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất
của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp,
so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới nhận thức lý tính. Do đó, Đêmơcrit chia
nhận thức con người thành hai dạng: nhận thức do các cơ quan cảm giác đem lại
(như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) và nhận thức nhờ lý tính.
Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác chỉ là loại nhận thức mờ tối, chưa đem
lại chân lý. Nó đem lại cho con người những hiểu biết riêng lẻ, bề ngồi, ai cũng
có thể nhận thứ được, vì thế nó là nhận thức “mờ tối”.
19


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

Cịn nhận thức lý tính là nhận thức thơng qua phán đốn logic và cho phép
đạt tới chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi ngun của thế giới là nguyên tử, tính đa
dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử. Đây là loại nhận
thức “chân lý” hay “sáng rõ”, đi sâu vào bản chất sự vật, phản ánh đúng đắn,

chân thực sự vật.
Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của
nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra. Tuy chưa
nhận thức được sự chuyển hố giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,
nhưng ơng đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý
tính. Song mặt hạn chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính
khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ
quan của con người. Hạn chế này đã mở đường cho những quan niệm duy tâm
cho rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự vật v.v. Từ chỗ
coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đêmơcrít đã có một cơng lao to lớn nữa
đối với triết học, đó là lơgíc học (Tác phẩm "Bàn về lơgíc học" (Canon); tác
phẩm này đã bị thất lạc, người ta chỉ biết về nó một cách gián tiếp qua lời của
Arixtốt, Platơn). Theo đó thì ơng đã nêu ra nhiều vấn đề về lơgíc học như định
nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương
pháp quy nạp có vị trí nổi bật. Arixtốt đã coi Đêmơcrít là tiền bối của mình về
lơgíc học, là người đầu tiên nghiên cứu lơgíc của khái niệm, lơgíc quy nạp.
Đêmơcrit cịn đề cao quyết định luận gần như định mệnh luận. Ơng cho
rằng khơng có gì xảy ra là khơng có ngun nhân tất yếu. Khơng hề có tính ngẫu
nhiên. Sự ngẫu nhiên chẳng qua do con người khoogn có khả năng giải thích
những quan hệ nhân quả tưởng tượng ra. Ngẫu nhiên chỉ là khái niệm dùng để

20


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn

che dấu sự ngu dốt của con người. Phủ nhận tính ngẫu nhiên là một trong những
nhược điểm của Đêmôcrit.
Trái lại, Platôn cho rằng nhận thức con người không phải là phản ánh các

sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh
hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Như vậy, có nghĩa là: tri thức có trước
các sự vật cảm biết mà khơng phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình
nhận thức các sự vật đó.
Platơn phân ra hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đứng đắn, tin cậy và tri
thức mờ nhạt. Tri thức hoàn toàn đúng đắng là tri thức ý niệm, tri thức của linh
hồn trước khi nhập vào thể xác và có được nhờ hồi tưởng. Cịn tri thức mờ nhạt là
tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó khơng có chân lý.
Phương pháp để có được tri thức đúng đắc là phương pháp biện chứng. Đó
là cách tạo nên các câu hỏi đối thoại giữa lồi người, cách đó khơi dậy những ý
kiến xác thực, khơi dậy sự hồi tưởng của linh hồn bất diệt đã quan sát thế giới ý
niệm trước khi đến trú ngụ ở thể xác con người. Phép biện chứng chính là nghệ
thuật so sánh và phân tích những khái niệm trong tranh luận.
Từ cách giải quyết duy tâm khách quan như trên về mặt thứ nhất vấn đề cơ
bản của triết học, khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, Platôn
cũng rơi vào quan niệm duy tâm, thần bí.
Theo ơng, đối tượng của nhận thức không phải là các sự vật cảm tính
khách quan bên ngồi, mà là thế giới ý niệm. Nhận thức cảm tính khơng phải là
nguồn gốc của tri thức; tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý
tính, được thể hiện ở các khái niệm. Bởi vì, mỗi sự vật đều có một ý niệm về nó;
sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật khơng bao giờ mất. Ví dụ cái nhà có
thể sụp đổ, hư nát, khơng cịn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm
21


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

nhà) thì khơng mất.
Bằng cách nào để có được nhận thức chân thực, đạt được chân lý? Bằng

cách hồi tưởng lại những gì linh hồn đã trải qua, nhưng khi nhập vào thể xác con
người nó đã bị lãng qn. Tóm lại, Platơn đã quy tồn bộ quá trình nhận thức
thành quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử, rất thần bí.
2.2.3. Quan niệm về con người:
Theo Đêmôcrit con người là sự kế hợp của thể xác và linh hồn.
Linh hồn của con người thực chất chỉ là tổng thể các nguyên tử. Nó là cơ
sở của mọi sinh khí và sức sống trong con người. Bản chất của linh hồn con
người được cấu tạo từ những chất tựa như trong cơ thể, có điều là trong thành
phần của nó có nhiều chất lửa hơn, điều đó giúp nó năng động hơn so với các vật
khác. Chính thơng qua hít thở mà linh hồn con người thường xuyên trao đổi các
nguyên tử của mình với mơi trường xung quanh, nơi có nhiều các ngun tử rất
cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của con người. Ông khẳng định: bản thân các sự
vật, con người, kể cả linh hồn đều được cấu tạo từ các nguyên tử và khoảng
không. Sự khác nhau giữa con vật và con người là ở chỗ trong cơ thể con người
có nhiều nhiệt lượng hơn và các chất cấu thành nó sạch sẽ hơn so với động vật.
Thế giới hữu sinh và thế giới vô sinh khác nhau ở chỗ có và khơng có linh
hồn. Linh hồn có chức năng trao đổi chất với mơi trường bên ngồi, điều đó được
thực hiện thông qua hiện tượng thở của con người. Đêmơcrit khẳng định rằng
linh hồn khơng bất tử, nó chết cùng thể xác. Ơng có hạn chế ở chỗ coi linh hồn
không phải là hiện tượng tinh thần, ý thức mà là hiện tượng vật chất.
Platon cũng cho rằng con người là sự kết hợp của linh hồn và thể xác. Tuy
nhiên, khác với Đêmocrit, Platon cho rằng: linh hồn con người do ý niệm sinh ra
22


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

nên nó tồn tại bất tử, khi con người chết chỉ chết về thể xác còn linh hồn vẫn tồn
tại. Mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó bay xuống trần gian nhập

vào thể xác con người khi con người được sinh ra. Nhập vào thể xác con người
thì nó qn hết mọi quá khứ khi đang còn ở giai đoạn ý niệm. Linh hồn bất tử,
linh hồn thoát ra trú ngụ vào thế giới ý niệm, khi thể xác mới hình thành linh hồn
nhập vào thể xác mới. Sự hình thành thể xác mới chuyển qua sự hồi tượng của ý
niệm.
Linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ, nó gồm 3 phần: lý tinh (trí tuệ),
cảm xúc và cảm tính. Trong đó, phần lý tính thì bất diệt, còn hai phần sau chết
cùng thể xác. Tương ứng với ba phần của linh hồn con người, Platon chia xã hội
ra làm 3 dạng người tùy thuộc theo bộ phận linh hồn nào của họ đóng vai trị chủ
đạo:
Thứ nhất: đó là những nhà triết học, những nhà thơng thái, đây là những
người mà lý tính đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động của họ. Họ luôn hướng tới
cảm thụ cái đẹp và trật tự các ý niệm, khát vọng vươn tới phúc lợi tối cao, tới sự
thật và cơng lý. Họ có thể đảm nhiệm được vai trị lãnh đạo, trị vì xã hội trogn
nhà nước lý tưởng.
Thứ hai: đó là những linh hồn làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nhà nước
lý tưởng. Linh hồn của họ tràn ngập cảm xúc gan dạ và dũng cảm, biết quy phục
các khát vọng cảm tính đối với lý tính, với nghĩa vụ.
Thứ ba: đó là những người thuộc tầng lớp nông dân, thợ thủ công. Họ là
những người về cơ bản không đi xa hơn những khát vọng cảm tính. Họ thường
khỏe mạnh, thích nghi với lao động chân tay vì ngay từ khi sinh ra họ đã gần gũi
với các sự vật cảm tính rồi.

23


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmơcrit và Platơn

2.2.4. Quan niệm về chính trị - xã hội:

Đêmôcrit đứng trên lập trường của giai cấp chủ nơ dân chủ, tích cực bảo vệ
nền dân chủ Aten, ln ln khẳng định rằng chế độ cộng hịa của chủ nô dân
chủ ưu việt hơn chế độ quân chủ của chủ nơ q tộc, thậm chí “cái nghèo trong
chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ”.
Song do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên Đêmôcrit chỉ đề cập đến dân chủ
của chủ nô, của công dân tự do. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, cần sử dụng
nô lệ như các bộ phận của thân thể. Người nơ lệ cần phải biết tn theo người
chủ.
Cịn Platôn, ông đối lập linh hồn với thể xác và hình dung linh hồn có ba
bộ phận là lý tính, ý chí và nhục dục. Lý tính là cơ sở của sự thơng thái, ý chí là
cơ sở của sự dũng cảm, nhục dục hay cảm tính là cơ sở cho mọi hoạt động bản
năng của con người. Nếu cả ba yếu tố này kết hợp hài hòa với nhau dưới sự chi
phối của lý tính sẽ tạo nên đức tính thứ tư là chính nghĩa. Đức tính này hướng
con người tới ý niệm tối cao là cái thiện. Chỉ có tầng lớp quý tộc và các nhà triết
học mới thể hiện được đức tính cao cả đó, cịn các tầng lớp bình dân cần có tính
khuất phục để chế ngự dục vọng chống lại nhà quý tộc chủ nô. Đặc biệt, nơ lệ là
“động vật biết nói” thì khơng có đời sống đạo đức.
Trong nhà nước lý tưởng của mình, Platơn phân ra ba lớp người, có mức
độ lý tính, ý chí và cảm tính khác nhau, làm các công việc khác nhau. Tầng lớp
người thấp nhất trong xã hội là nông dân, thợ thủ công và thương nhân làm các
công việc đồng ruộng, thủ công và buôn bán (tầng lớp này chủ yếu chỉ chỉ có
cảm tính). Tầng lớp thứ hai là vệ quân là công việc chiến tranh, vì có ý chí mạnh,
tính dũng cảm cao. Tầng lớp cao nhất là các nhà thông thái, các nhà triết học thì
làm chính trị, điều hành xã hội, họ là những người có lý tính phát triển.
24


Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học Hy Lạp
thông qua hai đường lối Đêmôcrit và Platôn


Nhưng phân chia được như thế chỉ có nhà nước lý tưởng. Cịn thực tế,
Platơn cho thấy ba hình thức nhà nước trong lịch sử và phê phán chúng, xem đó
là những hình thức xấu. Một là, nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên sự khát
vọng giàu có, ham danh vọng, cướp đoạt lẫn nhau. Hai là, nhà nước quân phiệt là
nhà nước của số ít những kẻ giàu có áp bức số đơng, nhà nước đối lập giữa giàu
và nghèo, nhà nước này tất phải có các tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ cũng là
nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu – nghèo trong nhà
nước dân chủ hết sức gay gắt.
Chỉ có nhà nước lý tưởng tồn tại và phát triển là dựa trên sự phát triển của
sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề. Việc giải quyết mâu
thuẫn giữa các nhu cầu xã hội cũng ổn thỏa.
Ở Platôn bộc lộ mâu thuẫn vơ phương giải thốt khi đưa ra các biện pháp
khắc phục những bế tắc xã hội. Theo Platơn, để hạn chế tình trạng phân chia giàu
nghèo cần xóa bỏ gia đình và sở hữu. Trẻ em sinh ra cần được đưa vào các cơ
quan giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khỏa mạnh rèn luyện và nuôi dưỡng
để trở thành về quân. Nhưng như vậy cũng có nghĩa là cần duy trì tình trạng bất
bình đẳng để cho có người làm vệ quân. Và từ trong số vệ quân ấy lựa chọn các
nhà triết học thông thái cầm quyền.
Tóm lại, hệ thống triết học duy tâm khách quan của Platơn khá hồn chỉnh
và nhất qn. Nó đối lập với hệ thống triết học duy vật của Đêmôcrit về mọi lĩnh
vực: bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, quan niệm chính trị - xã hội. Điều
này làm hình thành cuộc đấu tranh điển hình giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy vật trong lịch sử triết học.

25


×