Tải bản đầy đủ (.docx) (468 trang)

Test guyton dịch có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 468 trang )

Unit 1:
1. Glycocalyx là:
A) các chuỗi carbohydrate tích điện âm xuyên vào dịch bào tương, cấu thànhtừ các
glycolipid và glycoprotein thiết yếu
B)

lớp màng carbohydrat tích điện âm ở mặt ngồi tế bào

C)

lớp các điện tích âm ở Mặt bào tương của màng tế bào

D)

kho dữ trữ glycogen lớn ở các cơ “nhanh”

E)

một cơ chế liên kết tế bào-tế bào

 B) “Glycocalyx” của tế bào là một lớp áo carbohydrat tích điện âm lỏng lẻo bao
ngoài bề mặt tế bào. Các carbohydrate màng thường kết hợp với protein hoặc lipid

ở dạng glycoprotein hay glycolipid, và phần “glyco” của những phân tử này hầu
như ln xun ra ngồi tế bào.
2. ARN thơng tin (mARN)
A)

mang các thông tin di truyền tới tế bào chất

B)



mang các acid amin được kích hoạt tới ribosom

C)

là các phân tử ARN đơn chuỗi gồm 21-23 nucleotid có thể điều hòa phiên mã

D)

cấu tạo ribosom

 A) Các phân tử mARN là các chuỗi đơn ARN dài ở tế bào chất, được cấu tạo tử
hàng trăm tới hàng nghìn nucleotid ARN ở các chuỗi chưa ghép đôi. mARN mang
mã di truyền tới tế bào chất để quy định loại protein được hình thành. ARN vận
chuyển (tARN) vận chuyển các acid amin đã hoạt hóa tới ribosom. ARN ribosom,
cùng 75 protein khác nhau, cấu tạo nên ribosom. Tiểu ARN là các phân tử ARN
đơn chuỗi gồm 21-23 nucleotid điều hòa quá trình phiên mã và dịch mã gen.
3. Câu nào sau đây đúng với cả hai quá trình ẩm bào và thực bào?
A) Liên quan tới sự tham gia của các sợi actin
B) Xảy ra tự phát và không chọn lọc
C) Các túi nhập bào kết hợp cùng những ribosom tiết enzym thủy phân vào túi
D) Chỉ quan sát thấy ở đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính


E) Không cần ATP



A) Cả ẩm bào và thực bào đều có sự tham gia của biến đổi màng tế bào. Màng


tế bào lõm vào khi ẩm vào và nhô ra trong thực bào. Cả hai hiện tượng này đều cần
có sự tham gia của actin và các thành phần khung tế bào khác. Thực bào khơng tự
phát và có tính chọn lọc, được kích hoạt bởi các phản ứng receptor-phối thể đặc
hiệu.
4. So sánh hai loại tế bào ở cùng một người, việc mỗi loại tế bào biểu hiện các
protein khác nhau cho thấy
A)

khác biệt ADN nhân ở hai loại tế bào

B)

khác biệt số lượng gen đặc thù trong bộ gen ở hai loại tế bào

C)

Sự biểu hiện đặc trưng cho từng tế bào và sự bất hoạt của các gene cụ thể

D)

khác biệt số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào

E)

tuổi của các tế bào

 C) Sự đa dạng của các protein biểu hiện bởi mỗi tế bào phản ánh sự biểu hiện và

ức chế của gen đặc hiệu. Mỗi tế bào đều có cùng AND trong nhân và cùng số lượng
gen. Bởi vậy, sự khác biệt không phải kết quả của sự khác nhau về gen mà bởi sự

ức chế và/hoặc kích thích chọn lọc của các yếu tố điều chỉnh khác nhau của gen.
5. Tiểu ARN (miRNA)
A) được hình thành trong trong tế bào chất và ức chế quá trình dịch mã hay thúc
đẩy sự giáng hóa mARN trước khi được dịch mã
B) được hình thành trong nhân và được xử lý bởi enzym dicer (1 loại enzyme cắt
RNA mạch kép) trong tế bào chất
C)

là các mảnh ARN ngắn chuỗi kép (21-23 nucleotid) điều hòa biểu hiện gen

D)

ức chế phiên mã gen

 A) Tiểu ARN (miARN) được tạo nên trong tế bào chất từ tiền miARN và biến

đổi bởi enzym dicer tạo thành phức hợp RISC (RNA-induced silencing complex),
từ đó hình thành các miARN.Các miARN điều hòa biểu hiện gen bằng việc gắn
vào vùng liên kết trên ARN và ức chế dịch mã hoặc kích thích giáng hóa mARN
trước khi nó được dịch mã bởi ribosom.


Câu hỏi 6-8
A)

Nhân con (hạch nhân)

B)

Nhân


C)

Lưới nội chất trơn

D)

Lưới nội chất có hạt

E)

Bộ máy Golgi

F)

Thể nội bào (endosome)

G)

Peroxisome

H)

Tiêu thể (lysosome)

I)

Dịch bào tương

J)


Khung tế bào

K)

Glycocalyx

L)

Các vi ống

Lựa chọn các cấu trúc liên quan tới protein thiếu hay đột biến trong mỗi trường
hợp sau đây.
6. Các nghiên cứu trên bệnh nhi nam 5 tuổi cho thấy sự tích tụ các este cholesteryl
và trygicerid trong gan, lách, ruột; cũng như vơi hóa tuyến thượng thận hai bên.
Các nghiên cứu bổ sung chỉ ra rằng nguyên nhân là thiếu hụt hoạt động acid lipase
A.



6. H) Các acid lipase, cùng các acid hydrolase khác, nằm trong tiêu thể. Kết hợp
các túi nhập bào và tự phân với các tiêu thể khởi động quá trình nội bào cho phép
các tế bào tiêu hóa các mảnh tế bào và phần tử được nuốt vào từ ngoại bào, bao
gồm cả vi khuẩn. Trong môi trường acid thông thường của tiêu thể, acid lipase sử
dụng hydro để phân hủy lipid thành acid béo và glycerol. Các acid lipase khác bao
gồm các nuclease, protease, và các enzym thủy phân polysaccharid.
7. Sự phân cắt bất thường của mannose tồn dư sau dịch mã glycoprotein dẫn tới sự
hình thành bệnh tự miễn giống lupus ở chuột. Sự phân cắt bất thường này là do đột
biến enzym α-mannosidase II.



 E) Các protein màng được glycosyl hóa trong quá trình tổng hợp chúng tại

khoang của lưới nội chất có hạt. Tuy vậy, hầu hết các biến đổi sau dịch mã của các
chuỗi oligosaccharid diễn ra trong khi vận chuyển protein qua các lớp khn của
bộ máy Golgi, nơi có các enzym như α-mannosidase II.

8. Việc nhận thấy sự phân cắt bất thường mannose tồn dư sau dịch mã glycoprotein
gây ra bệnh tự miễn ở chuột cho thấy vai trò của cấu trúc này trong đáp ứng miễn
dịch sinh lý.

 K) Các chuỗi oligosaccharid – được thêm vào glycoprotein ở mặt màng của lưới

nội chất có hạt, và được biến đổi trong suốt quá trình vận chuyển qua bộ máy Golgi
– gắn vào mặt ngoài màng của tế bào. Lớp carbohydrat tích điện âm này
được gọi chung là glycocalyx. Nó tham gia vào các tương tác tế bào-tế bào, tế bàophối tử, và đáp ứng miễn dịch.
Câu hỏi 9-11
A)

Nhân con (hạch nhân)

B)

Nhân

C)

Lưới nội chất trơn

D)


Lưới nội chất có hạt

E)

Bộ máy Golgi

F)

Thể nội bào (endosome)

G)

Peroxisome

H)

Tiêu thể (lysosome)

I)

Dịch bào tương

J)

Khung tế bào

K)

Glycocalyx


L)

Các vi ống

Nối các vị trí trong tế bào nêu trên với mỗi bước của q trình tổng hợp và đóng
gói protein tương ứng dưới đây.


9. Khởi đầu dịch mã



I) Khởi đầu dịch mã, cả trong trường hợp tạo protein dịch bào tương, protein

gắn màng, hay protein tiết, đều diễn ra trong dịch bào tương và có sự tham gia một
phần của ribosom. Một protein tiết chỉ được nhận biết khi điểm N-kết thúc của
chuỗi polypeptid xuất hiện. Tại điểm này, ribosom gắn bào bề mặt dịch bào tương
của lưới nội chất có hạt. Dịch mã tiếp tục, và chuỗi polypeptid mới được đẩy vào
khuôn của lưới nội chất.
10. Ngưng tụ và đóng gói protein

 E) Các protein hình thành được ngưng tụ, phân loại và đóng gói vào các túi tiết
trong những phần tiêu hủy của bộ máy Golgi, còn được gọi là mạng Golgi mặt
trans. Tại đây protein tiết ra ngoài sẽ được tách riêng với những protein đến
khoang nội bào hay màng tế bào.
11. Phiên mã gen

 B) Các bước của quá trình phiên mã đều diễn ra trong nhân, khơng phụ thuộc


điểm đến cuối cùng của sản phẩm protein. Phân tử ARN thơng tin hình thành được
vận chuyển qua các lỗ màng nhân và được dịch mã để trở thành thành phần dịch
tương bào hay khoang của lưới nội chất hạt.
12. “Tính dư thừa” hay “tính thối hóa” của mã di truyền biểu hiện ở bước nào
dưới đây của quá trình tổng hợp protein?
A)

Nhân đôi AND

B)

Phiên mã

C)

Điều chỉnh sau phiên mã

D)

Dịch mã

E)

Glycosyl hóa protein

 D) Trong suốt q trình nhân đơi và phiên mã, phân tử acid nucleic mới là một

bản sau chính xác của phân tử ADN mẫu. Đây là kết quả của việc bắt cặp các base
từng chiếc một, đặc hiệu, và đoán trước được. Tuy nhiên, trong quá trình dịch mã,
mỗi acid amin ở chuỗi polypeptid mới lại được mã hóa theo “codon” – tức chuỗi

ba nucleotid liên tiếp. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một acid amin, nhưng phần lớn acid
amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau. Tính dư thừa là do 60 bộ ba
chỉ mã hóa khoảng 20 acid amin.


13. Enzym nào dưới đây không tham gia trực tiếp quá trình phiên mã?
A) Helicase
B) ARN polymerase
C)

Điểm (trình tự nu) kết thúc

D)

Các phân tử ARN “hoạt hóa”

E)

Điểm (trình tự nu) khởi đầu

 A) Helicase là một trong nhiều protein tham gia vào q trình nhân đơi AND.
Nó khơng tham gia phiên mã. ARN polymerase đính vào điểm khởi đầu và giúp
thêm các phân tử ARN “hoạt hóa” vào phân tử ARN đang hình thành dễ dàng hơn
cho tới khi polymerase đi tới điểm kết thúc của phân tử AND đang phiên mã.
14. Protein nào sau đây có khả năng là sản phẩm của gen tiền ung thư nhất?
A) Receptor yếu tố tăng trưởng
B) Protein khung tế bào
C)
D)


Kênh Na+
Ca++-ATPase

E)

Chuỗi nhẹ của myosin

 A) Một gen ung thư khơng chỉ bị kích hoạt bất thường mà còn đột biến làm cho
sản phẩm của nó khiến tế bào tăng trưởng khơng kiểm sốt. Một gen tiền ung thư
đơn giản là phiên bản “bình thường” của gen ung thư. Theo định nghĩa, các gen
tiền ung thư được chia thành nhiều dòng protein cùng tham gia kiểm sốt sự tăng
trưởng của tế bào. Những dịng này bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong số,
các yếu tố tăng trưởng và các receptor của chúng, các protein kinase, các yếu tố
phiên mã, và các protein điều hòa sự tăng trưởng nhanh.
15. Hiện tượng nào sau đây khơng xảy ra trong q trình ngun phân?
A) Các nhiễm sắc thể kết đặc
B)

Nhân đôi bộ gen

C)

Phân cắt màng nhân

D)

Các chromatid xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo

E)


Các chromatid tách thành hai bộ 46 nhiễm sắc thể “con”




B) Sự nhân đôi gen xảy ra trong pha S của chu kỳ tế bào và xảy ra trước nguyên
phân. Sự kết đặc nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ đầu nguyên phân. Sự phân cắt màng
nhân xảy ra ở cuối kỳ đầu, đầu kỳ giữa (prometaphase). Sự sắp xếp chromatid trên
mặt phẳng xích đạo và tách hai bộ nhiễm sắc thể con xảy ra ở kỳ cuối.

16. Đặc điểm nào sau đây của màng sinh học bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thành
phần cholesterol?
A)

Độ dày

B)

Tính “thấm” ion

C)

Tính linh động

D)

Tính glycosyl hóa

E)


Kỵ nước

 C) Thành phần cholesterol của màng quyết định mật độ bao bọc của các

phospholipid. Càng nhiều thành phần cholesterol, màng càng nhiều dịch và các
thành phần màng bao gồm các phân tử protein và bản thân phospholipid càng dễ di
động theo phương nằm ngang. Ở mức độ ít hơn, thành phần cholesterol cũng ảnh
hưởng tới tính thấm của màng với các phân tử tan trong nước.
17. Sự có mặt của yếu tố nào sau đây phân biệt tế bào nhân chuẩn (eukaryotic) với
các đơn bị sống thấp hơn?
A)

AND

B)
C)
D)
E)

ARN
Màng
Protein
Nhân

 E) Các acid nucleic và protein cùng nhau tạo nên các đơn vị cơ bản của sự sống
có khả năng nhân đơi, ví dụ ở virus. Màng và thậm chí cả các bào quan có thể xuất
hiện ở tế bào nhân sơ nhưng chỉ các tế bào nhân chuẩn mới có nhân.

18. Giả sử truyền một lượng lớn máu cho một bệnh nhân có các receptor nhận cảm
áp lực động mạch mất chức năng và huyết áp tăng từ 100 lên 150 mmHg. Trường

hợp khác, giả sử cùng một lượng máu được truyền vào cùng một bệnh nhân khi các
receptor nhận cảm áp lực hoạt động bình thường và huyết áp tăng từ 100 lên 125


mmHg. Mức điều hòa ngược đạt được gần đúng của các receptor nhận cảm áp lực
trên bệnh nhân này khi chúng hoạt động chức năng bình thường là?
A)

−1.0

B)

−2.0

C)

0.0

D)

+1.0

E)

+2.0

 A) Mức điều hịa ngược đạt được của hệ thống kiểm sốt được tính bằng giá trị
hiệu chỉnh chia cho số lượng điều chỉnh cịn lại của hệ thống. Trong ví dụ này,
huyết áp tăng từ 100 tới 150 mmHg khi các receptor nhận cảm áp lực mất chức
năng. Khi chúng hoạt động bình thường, áp lực chỉ tăng 25 mmHg. Như vậy, hệ

thống phản hồi (feedback) “hiệu chỉnh” -25mmHg, từ 150 về 125mmHg. Việc
huyết áp vẫn tăng +25mmHg được gọi là “lỗi”. Như vậy, ở ví dụ này, giá trị hiệu
chỉnh bằng

-25mmHg và lỗi cịn lại là +25mmHg. Vì thế, mức điều hòa ngược dạt được của
các receptor nhận cảm áp lực ở người này là -1, cho thấy đây là hệ thống kiểm sốt
phản hồi âm tính.
Unit 2
1. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất sự thay đổi thể tích tế bào xảy ra khi các hồng
cầu (Trước đó đạt cân bằng trong môi trường dịch NaCl 280 milli osmol) được đưa
vào môi trường dịch chứa 140 mM NaCl và 20 mM ure, một phân tử lớn nhưng có
thể thấm qua màng?
A)

Tế bào ban đầu co lại, sau đó nở to dần và vỡ

B)

Tế bào co nhỏ nhanh và dần trở về thể tích ban đầu của chúng

C)

Tế bào nở to và vỡ

D)

Tế bào nở to nhanh và dần trở về thể tích ban đầu của chúng

E)


Khơng có sự thay đổi thể tích

 B) Một dịch chứa 140 mM NaCl có độ thẩm thấu 280 mOsm, tương đương độ

thẩm thấu nội bào “bình thường”. Nếu hồng cầu được đặt vào dịch chỉ gồm 140
mM NaCl, sẽ khơng có thay đổi thể tích tế bào vì độ thẩm thấu cân bằng giữa trong


và ngồi tế bào. Tuy nhiên, sự có mặt 20 mM ure sẽ làm tăng độ thẩm thấu và
khiến môi trường ngoại bào ưu trương so với dịch nội bào. Nước ban đầu sẽ đi ra
ngồi tế bào, nhưng vì màng bào tương thấm ure nên ure sẽ đi vào tế bào để cân
bằng nồng độ giữa hai bên màng. Điều này dẫn tới nước quay lại tế vào và tế bào
trở về thể tích ban đầu.
2. Tính độ thẩm thấu của dịch chứa 12 mM NaCl, 4 mM KCl, và 2 mM CaCl2 theo
mOsm/L
A) 16
B) 26
C) 29
D) 32
E) 38
F) 42

 E) Dịch 1 mM sẽ có độ thẩm thấu 1 mOsm khi phân tử chất tan không phân ly. Tuy
nhiên, NaCl và KCl đều phân ly thành hai ion và CaCl2 phân ly thành 3 ion; nên 12
mM NaCl có độ thẩm thấu 24 mOsm, 4 mM KCl có độ thẩm thấu 8 mOsm, và 2 mM
CaCl2 có độ thẩm thấu 6 mOsm. Cộng lại ta có dung dịch 38 mOsm.

Câu hỏi 3-6

Nội bào (mM)

+

140 K
+
10 Na
11 Cl-

10-4 Ca++
Bảng trên cho nồng độ 4 ion qua màng của tế bào mẫu. Dựa vào bảng để trả lời 4
câu hỏi sau đây.

3. Điện thế khuếch tán Cl- qua màng tế bào này?
A) 0 mV


B)

122 mV

C)

−122 mV

D)

61 mV

E)

−61mV


 E) Điện thế khuếch tán Clo (E
phương trình Nernst:

Cl-

), một anion hóa trị 1, được tính dựa trên

ECl- (mV) – 61 x log (Ci/Co), với Ci là nồng độ nội bào (trong màng) và Co là nồng
độ ngoại bào (ngoài màng).
Trong trường hợp này, ECl- = 61 x log (11/110) = - 61 mV
4. Điện thế khuếch tán K+ qua màng tế bào này?
A) 0 mV
B) 122 mV
C)

−122 mV

D)

61 mV

E)

−61mV

 E) Điện thế khuếch tán Kali (E
phương trình Nernst:

), một cation hóa trị 1, được tính dựa trên


K+

EK+ (mV) = – 61 x log (Ci/Co). Ta có EK+ = – 61 x log (140/14) = - 61 mV
5. Nếu điện thế màng của tế bào này bằng 80 mV, lực tác động mạnh nhất lên ion
nào?
++

A)

Ca

B)

Cl-

C)
D)

K+
+
Na

 A) Về mặt định lượng, lực tác động lên ion là sự chênh mV giữa điện thế nghỉ của
màng (Vm) và điện thế khuếch tán ion đó (Eion). Ở tế bào này, EK = -61 mV, ECl = -61
++
mV, ENa = +61 mV, và ECa = 525 mV. Vì vậy, Ca là ion có độ chênh lệch


giữa điện thế khuếch tán và điện thế nghỉ lớn nhất. Việc này đồng nghĩa Ca

qua màng khi mở kênh qua một kênh mở nhất (trong ví dụ cụ thể này).

++

dễ

6. Nếu tế bào chỉ cho K+ đi qua, việc giảm nồng độ K+ ngoài màng từ 14 xuống 1.4
mM sẽ có tác động như thế nào?
A)

Khử cực 10 mV

B)

Ưu phân cực 10 mV

C)

Khử cực 122 mV

D)

Ưu phân cực 122 mV

E)

Khử cực 61 mV

F)


Ưu phân cực 61 mV

 F) Nếu một màng chỉ cho một ion duy nhất đi qua, V

m sẽ bằng điện thế khuếch tán
+
của ion đó. Ở tế bào này, EK = -61 mV. Nếu nồng độ K ngoài màng giảm 10 lần, EK =
61 x log (1.4/140) = -122 mV, tức ưu phân cực 61 mV.

7. Biểu đồ sau biểu thị mối quan hệ giữa độ dài-lực căng của một đơn vị cấu trúc
ngắn (sarcomere). (Dữ liệu của Gordon AM, Huxley AF, Julian FJ: Biểu đồ độ
dài-lực căng của cơ vân loài đơn xương sống. J Physiol 171:28P, 1964.) Vì sao
lực căng đạt cực đại ở khoảng giữa B và C?

Lực
căn
g
tăn
g
(%)

Chiều dài sarcomere (micromet)

A)

Các sợi actin xếp chồng lên nhau

B)

Các sợi myosin xếp chồng lên nhau


C)

Sợi myosin co ngắn cực đại

D)

Các đĩa Z của sarcomere tiếp giáp điểm tận của sợi myosin


E)

Các sợi actin và myosin chồng tối ưu lên nhau

F)

Các sợi actin và myosin chồng tối thiểu lên nhau

 E) Sự tăng lực căng ở một sarcomere đơn lẻ trực tiếp liên quan tới số cầu nối

myosin hoạt động gắn với các sợi actin. Sự chồng nau giữa myosin và actin tối ưu
ở độ dài sarcomere trong khoảng 2.0 tới 2.5 micromet, điều này tạo kết nối tối đa
giữa đầu myosin và sợi actin. Ở độ dài dưới 2.0 micromet, các sợi actin lấn vào dải
H, vị trí khơng có đầu myosin. Ở độ dài lớn hơn 2.5 micromet, các sợi actin bị kéo
tới phần cuối của sợi myosin, làm giảm số cầu nối có thể tạo ra.
8. Khuếch tán đơn thuần và khuếch tán được thuận hóa có chung đặc trưng nào sau
đây?
A) Bị chặn lại bởi các chất ức chế đặc hiệu
B)Không cần ATP
C) Cần protein mang

D)

Là các q trình động học bão hịa

E)

Vận chuyển chất tan ngược chiều gradient nồng độ

 B) Khơng như các hình thức vận chuyển bậc I và II, khuếch tán đơn thuần và

khuếch tán được thuận hóa khơng cần thêm năng lượng và, bởi vậy, có thể hoạt
động khi khơng có ATP. Chỉ khuếch tán được thuận hóa hình thành động học bão
hòa và liên quan tới protein mang. Theo định nghĩa, cả hai hình thức này khơng thể
đưa phân tử từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. Chất ức chế đặc hiệu
không ảnh hưởng tới khuếch tán đơn thuần vốn chỉ xảy ra ở lớp màng lipid kép
khơng có sự trợ giúp của protein
9.
Q trìnhkích thích-co cơ ở cơ vân bao gồm tất cả các hiện tượng sau đây,
NGOẠI TRỪ?
A)

Thủy phân ATP

B)

Ca

C)

Thay đổi cấu trúc receptor dihydropyridine


D)

Sự khử cực tại màng của hệ thống ống ngang (hệ thống ống T)

E)

Tăng độ dẫn với Na của màng sợi cơ

++

gắn vào calmodulin

+


 B) Q trình kích thích-co cơ ở cơ vân khởi đầu bởi sự khử cực của màng cơ

vân (sarcolemma). Sự khử cực này kích hoạt cơ chế mở tất cả-hoặc-không của các
kênh Na+ nhạy cảm với điện thế và điện thế hoạt động được dẫn truyền vào sâu
trong sợi cơ qua hệ thống ống T. Ở thể ba lưới bào tương-ống T, sự khử cực của
ống T gây ra thay đổi cấu trúc của receptor dihydropyridine và sau đó là của
++
receptor ryanodine ở lưới bào tương. Quá trình sau dẫn tới việc Ca được giải
phóng vào bào tương và gắn vào troponin C (không phải calomodulin) ở lá actin.
10. Một động tác co đơn thuần của cơ vân dễ bị khử bởi hành động nào sau đây
nhất?
A)

Đóng thụ thể acetylcholine nicotin sau synap


B)

Loại bỏ acetylcholine khỏi liên kết thần kinh-cơ

C)

Loại bỏ Ca++ khỏi đầu neuron vận động

D)

Loại bỏ Ca

E)

Thụ thể dihydropyridine trở về cấu trúc dạng nghỉ của nó

++

bào tương

 D) Sự co cơ vân được điều hòa chặt chẽ bởi nồng độ Ca

++

trong bào tương.
Chừng nào nồng độ Ca++ bào tương cịn cao, khơng hiện tượng nào trong số: loại
bỏ acetylcholine khỏi liên kết thần kinh cơ, loại bỏ Ca++ khỏi đầu trước synap,
đóng kênh receptor acetylcholine, hay cấu trúc receptor dihydropyridine trở về
trạng thái nghỉ gây ra ảnh hưởng lên trạng thái co của cơ.

11. Câu nào sau đây mơ tả chính xác nhất về sự co cơ trơn?
++

A)

Không phụ thuộc vào Ca

B)
C)

Không cần điện thế hoạt động
Cần nhiều năng lượng hơn cơ vân

D)

Tổng thời gian co cơ ngắn hơn cơ vân



B) Khác với cơ vân, cơ trơn có thể được kích thích co mà khơng cần hình thành
điện thế hoạt động. Ví dụ, cơ trơn co đáp ứng với bất kỳ kích thích nào gây tăng
nồng độ Ca++ nội bào. Bao gồm việc mở kênh Ca++, trì hỗn khử cực, và nhiều
yếu tố mơ và hormone tuần hồn nào gây giải phóng nguồn Ca++ nội bào.
Q trình co cơ trơn sử dụng ít năng lượng hơn và kéo dài hơn co cơ vân. Quá
trình này phụ thuộc rất nhiều vào Ca++.


12. Câu nào sau đây mô tả đúng nhất đặc tính có ở cơ trơn nội tạng nhưng khơng
thấy ở cơ vân?
A)


Co cơ phụ thuộc vào ATP

B)

Có động tác co đáp ứng khi căng cơ

C)

Khơng có các sợi actin

D.) Tỷ lệ cầu nối cao
E)

Lực co cơ tối đa thấp

 B) Một đặc trưng quan trọng của cơ trơn nội tạng là khả năng co đáp ứng với sự
căng cơ. Căng cơ gây khử cực và hình thành điện thế hoạt động. Những điện thế
hoạt động này, phối hợp với những điện thế sóng chậm thơng thường, tạo nên
những đáp ứng co nhịp nhàng. Cũng như cơ vân, sự co cơ trơn phụ thuộc vào cả
actin và ATP. Tuy nhiên, chu kỳ cầu nối ở cơ trơn chậm hơn đáng kể so với ở cơ
vân, điều này cho phép lực co tối đa đạt được cao hơn.
13. Điện thế nghỉ của sợi thần kinh bọc myelin chủ yếu phụ thuộc vào gradient
nồng độ của ion nào sau đây?
A)

Ca++

B)


Cl−

C)

HCO3−

D)

K+

E)

Na+

 D) Điện thế nghỉ ở bất kỳ tế bào nào cũng phụ thuộc vào gradient nồng độ của
các ion qua màng và các chất đồng vận của chúng (phương trình Goldman). Ở sợi
thần kinh myelin hóa, cũng như hầu hết mọi tế bào, màng nghỉ hầu như ln thấm
K+. Điện tích âm của màng thấy ở hầu hết mọi tế bào (kể cả các tế bào thần kinh)
là do nồng độ trong màng và độ thấm cao của K+.

14. Calmodulin có cấu trúc và chức năng tương tự nhất với protein nào sau đây?
A)

G-actin

B)

Myosin chuỗi nhẹ

C)


Tropomyosin


D) Troponin C

 D) Ở cơ trơn, việc gắn 4 ion Ca++ với protein calmodulin cho phép tương tác

giữa phức hợp Ca++-calmodulin với kinase myosin chuỗi nhẹ. Phản ứng này kích
hoạt kinase myosin chuỗi nhẹ, và cuối cùng dẫn tới co cơ. Ở cơ vân, dấu hiệu kích
hoạt Ca++ được nhận bởi troponin C. Cũng như calmodulin, mỗi phân tử troponin
C có thể gắn với 4 ion Ca++. Từ đó, cấu trúc protein troponin C thay đổi, dẫn tới
phân tử tropomyosin bị đẩy ra và bộc lộ vùng hoạt động của lá actin.
15. Đâu là kết quả của sự myelin hóa các sợi thần kinh lớn?
A) Giảm tốc độdẫn truyền xung thần kinh
B)

Điện thế hoạt động chỉ hình thành ở nút Ranvier

C)
D)

Tăng nhu cầu năng lượng để duy trì các gradient nồng độ
Tăng điện dung màng (điện dung đại diện cho khả năng dẫn điện của một chất)

E)

Tăng khuếch tán không chọn lọc các ion qua màng sợi trục

 B) Sự myelin hóa sợi trục các dây thần kinh lớn cho các kết quả sau: Nó giúp


cách ly màng sợi trục, giảm điện dung màng và vì vậy giảm sự rò rỉ các ion qua
màng. Các điện thế hoạt động ở những sợi trục được myelin hóa chỉ hình thành ở
những khoảng cách đều không bọc myelin được gọi là nút Ranvier. Những kênh
Na+ cổng điện thế tập trung tại những nút này. Sự sắp xếp này vừa làm tăng tốc độ
dẫn truyền xung thần kinh dọc sợi trục và giảm thiểu tối đa số điện tích qua màng
trong một xung, từ đó giảm thiểu lượng năng lượng cần cho bơm Na+, K+ ATPase lập lại gradient nồng độ Na+ và K+ tương ứng.
16. Trong một thí nghiệm minh họa cho sinh viên y khoa, một bác sỹ chuyên khoa
thần kinh sử dụng kích thích từ trường vào vỏ nảo để kích thích dây thần kinh trụ
của tình nguyện viên. Với kích thích cường độ thấp, điện thế hoạt động được ghi
nhận ở ngón tay trỏ. Khi tăng cường độ kích thích, điện thế hoạt động được ghi
nhận ở các sợi cơ ở cả ngón trỏ và cơ tam đầu. Nguyên lý cơ bản nào giải thích cho
đáp ứng phụ thuộc cường độ này?
A) Các neuron vận động lớn chi phốinhữngvùng vận động lớnyêu cầu kích thích
khử cực mạnh hơn
B)

Triệu hồi nhiều vùng vận động yêu cầu kích thích khử cực mạnh hơn

C)

Cơ tam đầu bịchi phối bởi nhiều neuron vận động hơn


D)

Các vùng vận động của cơ tam đầu nhỏ hơn các vùng chi phối của cơ ngón tay

E)


Các cơ ngón tay chỉ do thần kinh trụ chi phối

 A) Các sợi cơ liên quan tới kiểm soát vận động tinh tế nhìn chung được chi phối
với các neuron vận động nhỏ tương ứng với các vùng vận động nhỏ - bao gồm các
vùng chi phối các sợi cơ đơn. Những neuron này kích hoạt đáp ứng với các kích
thích khử cực nhỏ hơn so với các neuron vận động của cùng vận động lớn hơn. Vì
vậy, trong quá trình co cơ yếu, sự tăng co cơ có thể diễn ra theo từng bước nhỏ, cho
phép kiểm soát vận động tinh tế. Khái niệm này được gọi là nguyên lý kích thích.
17. Cơ trơn và cơ vân giống nhau ở?
A)

Khả năng co cơ khi khơng có điện thế hoạt động

B)

Co cơ phụ thuộc ion Ca++

C)

Sự có mặt của hệ thống ống T

D)

Vai trò của myosin kinase trong co cơ

E)

Sự sắp xếp chồng nhau của các sợi actin và myosin

 B) Điểm chung lớn nhất của quá trình co cơ trơn, cơ vân và cơ tim là vai trò


khởi động co cơ của Ca++. Các cơ tim và cơ vân có một số đặc trưng khác với cơ
trơn. Ví dụ, các protein co cơ của cơ tim và cơ vân nằm trong những đơn vị co cơ
riêng biệt. Cả hai loại cơ này đều có hệ thống ống T và cần điện thế hoạt động để
hình thành co cơ. Trong khi đó, cơ trơn có cấu trúc đơn giản hơn, chỉ hoạt động
dựa trên sự phosphoryl hóa myosin chuỗi nhẹ, và có thể co khi khơng có điện thế
hoạt động.
18. Ở mơt cơ bình thường, khỏe mạnh, điều gì sẽ xảy ra khi lan truyền một điện thế
hoạt động trên màng của một neuron vận động?
A)

Mở các kênh Ca++ cổng điện thế ở màng trước synap

B)

Kéo theo sự khử cực ở màng của hệ thống ống T

C)

Luôn gây ra co cơ

D)

Tăng nồng độ Ca

E)

Tất cả các ý trên đều đúng

++


nội bào ở đầu neuron vận động


 E) Kết nối thần kinh cơ có một thành phần được gọi là yếu tố bảo vệ với chức năng
đảm bảo mọi xung thần kinh đi tới đầu tận của neuron vận động sẽ tạo ra một

điện thế hoạt động ở màng cơ vân. Trên cơ khỏe mạnh, bình thường, điều này dẫn
tới đáp ứng co cơ. Độ nhậy với điện thế của các kênh Ca++ ở màng trước synap và
nồng độ Ca++ ngồi màng cao hình thành một dịng Ca++ đủ để kích thích sự tập
hợp các túi synap vào màng trước synap và giải phóng acetylcholin. Acetylcholine
được giải phóng trở nên dư thừa dẫn đến khử cực ở màng sau synap và tạo nên
điện thế hoạt động.
19. Trong co cơ vân có sự giảm chiều dài của:
A) Băng A của đơn vị co cơ
B)

Băng I của đơn vị co cơ

C)

Các lá cơ dày

D)

Các lá cơ mỏng

E)

Các đĩa Z của đơn vị co cơ




B) Độ dài vật lý của các lá actin và myosin không thay đổi trong quá trình co cơ.
Vì vậy, băng A, tạo bởi các lá myosin, cũng không thay đổi. Khoảng cách giữa các
đĩa Z giảm, nhưng bản thân đĩa Z không thay đổi. Chỉ có băng I ngắn lại khi cơ co.
20. Hình cắt ngang của sợi cơ vân qua vùng H đi qua thành phần nào sau đây?
A)

Actin và titin

B)

Actin, khơng có myosin

C)

Actin, myosin, và titin

D)

Myosin và actin

E)

Myosin, khơng có actin



E) Vùng H là khu vực trung tâm của đơn vị co cơ, bao gồm các băng nhẹ hơn


của cả 2 bên và đường M. Ở vùng này, các lá myosin là trung tâm của đường M, và
khơng có sự xếp chồng của các lá actin, Vì vậy, lát cắt ngang chỉ cho thấy hình ảnh
của myosin.
21. Cơn co tetani xảy ra là do tăng nồng độ nội bào của chất nào sau đây?
A)

ATP

B)

Ca++


C)

K+

D)

Na+

E)

Troponin

 B) Co cơ phụ thuộc vào sự tăng nồng độ Ca++ nội bào. Khi tần suất co tăng, các
đợt co tiếp theo thậm chí bắt đầu trước khi đợt co trước kết thúc. Như vậy, cường
độ của các cơn co riêng biệt được cộng dồn. Ở tần số co rất cao sẽ xảy ra cơn co
tetani. Dưới những điều kiện này, Ca++ nội bào tập trung và giữ mức co tối

đa trong giới hạn.

22. Tăng thân nhiệt ác tính là một rối loạn di truyền nguy cơ tử vong đặc trưng bởi
sự đáp ứng quá mức với thuốc mê dạng hít và dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng vọt, co
cứng cơ vân, và toan chuyển hóa lactic. Thay đổi cấp độ phân tử nào sau đây giải
thích cho những biểu hiện lâm sàng này?
A)

Giảm độ nhạy hiệu thế của receptor dihydropyridine

B)

Tăng hoạt động của Ca++-ATPase lưới nội bào chất tế bào cơ

C)

Tăng thời gian mở kênh receptor ryanodine

D)

Giảm mật độ các kênh Na+ nhạy cảm điện thế ở màng hệ thống ống T

 C) Chừng nào kênh receptor ryanodine ở lưới nội chất tế bào cơ còn mở, Ca++

sẽ tiếp tục đi vào bào tương cơ và kích thích co cơ. Sự co cơ kéo dài này sinh nhiệt,
gây co cứng cơ, và dẫn tới tình trạng toan hóa lactic. Ngược lại, các yếu tố ức chế
giải phóng Ca++ hay kích thích hấp thụ Ca++ vào lưới nội chất, hoặc ngăn cản sự
khử cực của màng hệ thống ống T hay dẫn truyền khử cực để giải phóng Ca++ sẽ
giúp giãn cơ.
23. Tập thể hình có thể làm tăng đáng kể khối cơ vân chủ yếu do?

A) Tập hợp các sarcomere giữa những tơ cơ liền kề
B) Phì đại các sợi cơ riêng biệt
C)

Tăng cấp máu cho cơ vân

D)

Tăng số lượng các neuron vận động

E)

Tăng số lượng các khớp thần kinh-cơ


 B) Co cơ tối đa lặp lại hoặc kéo dài dẫn tới tăng phối hợp sự tổng hợp các

protein co cơ và khối cơ nói chung. Sự tăng khối cơ, hay phì đại cơ, quan sát thấy
ở mức sợi cơ riêng biệt.
24. Cơ chế vận chuyển nào sau đây không bị giới hạn tỷ lệ bởi Vmax nội màng?
A) Khuếch tán tạo thuận qua protein mang
B) Vận chuyển chủ động sơ cấp qua protein mang
C)

Đồng vận chuyển cùng chiều thứ cấp

D)

Đồng vận chuyển ngược chiều thứ cấp


E)

Khuếch tán đơn giản qua kênh protein

 E) Khuếch tán tạo thuận và vận chuyển chủ động sơ cấp và thứ cấp đều cần

protein mang hoặc protein vận chuyển và cần thay đổi cấu hình. Tỷ lệ khuếch tán
đơn thuần liên quan tuyến tính với nồng độ dung dịch.
25. Giả sử mọi chất tan phân ly hoàn toàn, dung dịch nào sau đây ưu trương so với
1
mmol NaCl?
A)

1 mmol CaCl2

B)

1 mmol glucose

C)

1 mmol KCl

D)

1 mmol sucrose

E)

1.5 mmol glucose


 A) Thuật ngữ ưu trương chỉ một dung dịch có độ thẩm thấu cao hơn dung dịch

so sánh. Độ thẩm thấu của dung dịch 1 mmol NaCl là 2 mOsm/L. Độ thẩm thấu
của dung dịch 1 mmol glucose hay sucrose đều là 1 mOsm/L. Độ thẩm thấu của
dung dịch 1.5 mmol glucose là 1.5 mOsm/L. Các dung dịch này đều nhược trương
so với dung dịch 1 mmol NaCl. Độ thẩm thấu của dung dịch 1 mmol KCl là 2
mOsm/L. Dung dịch này đẳng trương với dung dịch 1 mmol NaCl. Chỉ có dung
dịch 1 mmol CaCl2 với độ thẩm thấu 3 mOsm/L là ưu trương so với dung dịch 1
mmol NaCl.
Câu hỏi 26 và 27


Biểu đồ cho thấy sự thay đổi điện thế màng trong quá trình hình thành điện thế
hoạt động ở sợi trục mực khổng lồ (đường kính khoảng 0.5mm, đóng vai trò trong
hệ thống đẩy nước phản lực ở mực).

Dựa vào đó trả lời hai câu hỏi sau.
26. Sự thay đổi điện thế màng giữa điểm B và D chủ yếu do?
A) Ức chế bơm Na+, K+-ATPase
B)

K+ đi vào tế bào

C)

K+ đi ra ngoài tế bào

D)


Na+ đi vào tế bào

E)

Na+ đi ra ngoài tế bào

 D) Ở điểm B ở điện thế hoạt động này, Vm đã đạt tới điện thế ngưỡng, và kích

hoạt mở các kênh Na+ cổng điện thế. Dòng Na+ đi vào dẫn tới pha khử cực nhanh
tự duy trì của điện thế hoạt động.
27. Sự thay đổi điện thế màng giữa điểm D và E chủ yếu do?
A) Ức chế bơm Na+, K+-ATPase
B)

K+ đi vào tế bào

C)

K+ đi ra ngoài tế bào

D)

Na+ đi vào tế bào

E)

Na+ đi ra ngoài tế bào


 C) Pha khử cực nhanh kết thúc ở điểm D bởi sự bất hoạt các kênh Na+ cổng


điện thế và mở các kênh K+ cổng điện thế. Sự mở các kênh K+ dẫn tới dòng K+ đi
từ bào tương vào dịch ngoại bào và gây khử cực ở màng tế bào.
28. Việc cơ trơn co muộn, thời gian co kéo dài và cần lực khởi động co lớn hơn so
với cơ vân là do?
A)

Cơ trơn có nhiều sợi myosin hơn

B)

Cơ trơn có nhu cầu năng lượng cao hơn

C)

Sự sắp xếp các lá myosin và actin

D)

Tỷ lệ quay vòng các cầu nối myosin ở cơ trơn chậm hơn

E)

Sự hấp thu Ca++ sau co cơ chậm hơn



D) Mức quay vòng các cầu nối ở cơ trơn chậm hơn đồng nghĩa với phần trăm
các cầu nối có thể hoạt động ở một thời điểm bất kỳ cao hơn. Càng có nhiều cầu
nối hoạt động, lực cần có để khởi động càng mạnh. Mặc dù tỷ lệ quay vịng chậm

có nghĩa sẽ mất thời gian hơn để đầu myosin gắn với lá actin, song cũng đồng
nghĩa với thời gian gắn dài hơn, và co cơ lâu hơn. Nhờ tỷ lệ quay vòng cầu nối
chậm, cơ trơn thực chất cần ít năng lượng hơn để duy trì co cơ so với cơ vân
29. Một loại thuốc đang được thử nghiệm như một liệu pháp điều trị hứa hẹn cho
bệnh hen. Các nghiên cứu tiền lâm sàng chỉ ra rằng loại thuốc này dẫn tới giãn các
tế bào cơ trơn khí quản lợn trong mơi trường nuôi cấy đã qua gây co bởi
acetylcholine. Cơ chế hoạt động nào nhiều khả năng gây ra hiệu ứng này?
A)

Giảm ái lực của troponin với Ca++

B)

Giảm độ thấm màng với K+

C)

Tăng độ thấm màng với Na+

D)

Ức chế bơm Ca++-ATPase lưới nội chất tế bào cơ

E)

Kích hoạt adenylate cyclase

 E) Sự kích hoạt adenylate hay guanylate cyclase đều gây giãn cơ trơn. Các

nucleotid vòng được sản xuất bởi các enzym này lần lượt kích hoạt các kinase phụ

thuộc cAMP và cGMP. Các kinase này phosphoryl hóa những enzym loại Ca++
khỏi bào tương, và vì vậy ức chế sự co cơ. Ngược lại, việc giảm độ thấm màng với
K+ hay tăng độ thấm với Na+ đều gây khử cực màng và co cơ. Tương tự, ức chế


Ca++-ATPase (một trong các enzym được kích hoạt bởi các kinase phụ thuộc
nucleotid vòng) ở lưới nội chất tế bào cơ cũng gây co cơ. Các cơ trơn không tiết
troponin.
Câu hỏi 30 và 31
Biểu đồ sau mô tả các đặc trưng của quá trình giật cơ đẳng trường của hai cơ vân A
– B đáp ứng với một kích thích khử cực.

Dựa vào đó trả lời hai câu hỏi sau.
30. Câu nào sau đây mô tả đống nhất về cơ B khi đối chiếu với cơ A?
A)

Thích hợp với co cơ nhanh

B)

Cấu tạo bởi các sợi cơ lớn hơn

C)

Ít ty thể hơn

D)

Được chi phối bởi các dây thần kinh nhỏ hơn


E)

Cần cấp máu ít hơn

 D) Cơ B được đặc trưng bởi cơ giật chậm (loại 1), cấu tạo hầu hết từ các sợi cơ

giật chậm. Những sợi này có kích thước nhỏ hơn và được chi phối bởi các dây thần
kinh nhỏ hơn. Chúng thường nhận lượng máu cấp nhiều hơn, nhiều ty thể hơn và số
lượng lớn myoglobin; từ đó hỗ trợ q trình phosphoryl oxy hóa mức độ cao.
31. Khoảng nghỉ giữa thời điểm cuối khử cực màng và khởi đầu co cơ ở cả hai cơ
A và B phản ánh thời gian cần thiết cho hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A)

Giải phóng ADP từ đầu myosin

B)

Tổng hợp ATP


C)

Tích lũy Ca++ trong chất tế bào cơ

D)

Trùng hợp G-actin và F-actin

E)


Đầu myosin hồn thiện một vịng cầu nối

 C) Co cơ được khởi động bởi tăng nồng độ Ca++ trong bào tương cơ. Khoảng

nghỉ giữa nhịp khử cực và khởi đầu co cơ, còn được gọi là “lag”, phản ánh thời
gian cần thiết để khử cực gây tăng nồng độ Ca++ bào tương cơ. Quá trình này liên
quan tới sự thay đổi cấu trúc của receptor nhận cảm điện thế (receptor
dihydropyridine) ở màng ống T; kéo theo thay đổi cấu trúc receptor ryanodine ở
lưới nội chất tế bào cơ, và giải phóng Ca++ từ lưới này.
Câu hỏi 32-34
Một phụ nữ 55 tuổi đi khám vì nhìn đơi, sụp mi, nhai nuốt khó, và yếu chi. Triệu
chứng tăng lên khi tập thể dục và xảy ra nhiều hơn về cuối ngày. Bác sỹ nghĩ nhiều
tới chẩn đoán nhược cơ và chỉ định test Tensilon, cho kết quả dương tính.
32. Tăng sức cơ trong quá trình thực hiện test Tensilon là do tăng?
A)

Lượng acetylcholine (ACh) giải phóng từ các sợi thần kinh vận động

B)

Nồng độ ACh ở các đĩa tận cơ

C)

Số lượng receptor Ach ở các đĩa tận cơ

D)

Sự tổng hợp nonepinephrine


 B) Nhược cơ là một bệnh tự miễn mà các kháng thể hủy hoại receptor ACh
nicotinic sau synap. Sự hủy hoạt này ngăn cản khởi động điện thế hoạt động ở
màng sau synap. Tensilon là một chất ức chế acetylcholinesterase có hồi phục làm
tăng nồng độ acetylcholine trong khớp thần kinh-cơ, từ đó tăng sức co cơ.
33. Giải thích nào sau đây có căn cứ nhất cho các triệu chứng được mô tả ở bệnh
nhân này?
A)

Phản ứng tự miễn

B)

Ngộ độc botulinum

C)

Giảm các kênh Ca++ cổng điện thế ở những neuron vận động nhất định

D)

Sự phát triển của các đơn vị vận động lớn sau bại liệt

E)

Quá gắng sức


 A) Nhược cơ là một bệnh tự miễn do sự xuất hiện của kháng thể với receptor

anti-acetylcholine trong huyết tương. Gắng sức quá mức có thể làm mỏi khớp, và

cả sự giảm mật độ kênh Ca++ nhạy cảm điện thế ở màng trước synap và ngộ độc
botulinum có thể gây yếu cơ. Tuy nhiên, những tác động này xảy ra trước synap và
bởi vậy không liên quan tới ức chế acetylcholinesterase. Mặc dù các đơn vị vận
động lớn hình thành để chi phối và kiểm soát vận động tinh tế của bệnh nhân trong
quá trình hồi phục sau bại liệt, chúng không ảnh hưởng tới sức cơ.
34. Thuốc nào sau đây làm cải thiện triệu chứng của bệnh nhân này?
A) Atropine
B) Kháng huyết thanh Botulinum
C) Cura
D) Halothane
E) Neostigmine

 E) Neostigmine là một chất ức chế acetylcholinesterase. Dùng thuốc này sẽ làm

tăng lượng ACh trong synap và khả năng gây phân cực tại màng sau và kích hoạt
điện thế hoạt động của chất này. Kháng huyết thanh độc tố botulinum chỉ có tác
dụng với độc tố botulinum. Các cura chặn receptor ACh hệ nicotinic và gây yếu cơ.
Atropine là một chất đối kháng ACh hệ muscarinic, và halothane là một khí gây
mê; cả hai chất này khơng tác dụng trên khớp thần kinh-cơ.
35. Các sơ đồ dưới đây mô tả hai thùng chứa, mỗi thùng gồm hai buồng ngăn A và
B chứa dung dịch Na+ và cách nhau bởi một màng thấm Na+. Sơ đồ bên trái biểu
thị sự phân bố của các ion Na+ ở trạng thái nghỉ khi khơng có điện thế tác động. Ở
trường hợp này, nồng độ của ion Na+ giữa hai buồng A và B bằng nhau ([Na]A =
[Na]B). Sơ đồ bên phải minh họa tác động của một dòng điện thế +60-millivolt lên
màng (buồng B so với buồng A). Cho nhiệt độ là 37°C, kết quả sự phân bố Na+
giữa hai buồng như thế nào?


A)


[Na]A = 10[Na]B

B)

[Na]A = 2[Na]B

C)

[Na]A = 60[Na]B

D)

[Na]B = 10[Na]A

E)

[Na]B = 60[Na]A

 D) Khi thêm một điện thế +60mV vào buồng B, các ion Na+ mang điện tích

dương sẽ đi từ buồng B sang buồng A tới khi lực khuếch tán theo gradient nồng độ
đủ để cản lực điện động. Sử dụng phương trình Nernst, một lực điện động 60 mV
sẽ được khử bởi gradient nồng độ Na+ gấp 10 lần. Vì vậy, ở trạng thái cân bằng
mới, nồng độ Na+ ở buồng A sẽ gấp 10 lần ở buồng B.
Câu hỏi 36-38
Sơ đồ sau đây biểu diễn mối quan hệ đẳng trường giữa độ căng cơ-chiều dài ở một
cơ vân điển hình nguyên vẹn.

Trả lời câu hỏi bằng các chữ cái tương ứng trong sơ đồ trên.
36. Sức căng cơ “hoạt động” hay sức căng cơ gây co cơ.



×