Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tìm hiểu quan điểm giáo dục của khổng tử trong luận ngữ ý nghĩa của nó đối với công tác giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.22 KB, 60 trang )

Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

MỤC LỤC.
A. Phần mở đầu ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề mà đề tài quan tâm ...................................... 3
4. Mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài ..... 4
B. Nội dung ................................................................................................ 5
Chƣơng I: Sơ lƣợc về tác giả và tác phẩm ................................................. 5
I. Thời đại Xuân Thu và Khổng Tử ........................................................... 5
1. Tình hình kinh tế xã hội thời Xuân Thu .................................................. 5
2. Tiểu sử Khổng Tử ................................................................................... 7
II. Tác phẩm Luận ngữ ............................................................................... 9
1. Ghi chép và biên soạn Luận ngữ ............................................................. 9
2. Các bản Luận ngữ ................................................................................... 10
Chƣơng II: Những quan điểm cơ bản về giáo dục của Khổng Tử
trong Luận ngữ ........................................................................................... 14
I. Một số phạm trù đạo đức trong Luận ngữ ............................................... 14
1. Nhân – nghĩa ........................................................................................... 14
2. Lễ – nhạc ................................................................................................. 18
3. Hiếu - đễ .................................................................................................. 21
4. Tri – hành ................................................................................................ 22
5. Ngôn – hành ............................................................................................ 23
II. Một số vấn đề về quan điểm giáo dục của Khổng Tử ............................ 25
1. Đối tƣợng giáo dục .................................................................................. 25
2. Nhiệm vụ giáo dục ................................................................................. 25
3. Mục đích giáo dục .................................................................................. 26


4. Phƣơng pháp giáo dục ........................................................................... 32
************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

1


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
C. Kết luận .................................................................................................. 38
I. Nhìn nhận lại giá trị về quan điểm giáo dục của Khổng Tử .................. 38
II. Ý nghĩa của quan điểm giáo dục của Khổng Tử đối với công
tác giáo dục hiện nay .................................................................................. 43
III. Đánh giá chung ..................................................................................... 48
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 51

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

2



Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Vào thời đại Xuân Thu, xã hội đặc biệt hỗn loạn: tình trạng con giết
cha, tơi giết Vua, em giết anh…luôn diễn ra. Mối quan hệ giữa Vua chúa và
nhân dân cũng đổi khác, Vua thống trị và áp bức nhân dân, sống xa hoa trên
nỗi cực khổ của nhân dân. Phân hoá giai cấp ngày càng sâu sắc. Những cuộc
chiến khốc liệt vì ngơi vị và quyền vƣơng diễn ra liên miên. Đây là thời kỳ mà
cái cũ đã suy tàn cịn cái mới lại chƣa hình thành. Tất cả nhƣ bị cuốn vào vịng
hỗn loạn khơng trật tự, đạo đức bănh hoại đến mức Tề Cảnh Công phải than
với Khổng Tử rằng “ Vua không ra Vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha,
con không ra con”1
Trƣớc tình cảnh đó, Khổng Tử muốn vƣợt qua những định kiến của
con ngƣời để thi hành lễ, một quốc gia thi hành đạo lý là điều mà Khổng Tử
hằng mong đợi. Hơn nữa, Khổng Tử nhận thức đƣợc sứ mệnh lịch sử nên
trong ông đau đáu một nỗi khổ tâm về nhân sinh. Thời thế phồn thịnh thái
bình, văn võ quy củ là điều Khổng Tử hằng ôm ấp. Khổng Tử biết cơng việc
mình làm chẳng hợp thời thế mà vẫn làm. Ông đã đi chu du khắp thiên hạ với
hi vọng có thể phát triển hồi bão của mình. Những tƣ tƣởng về nhân sinh của
Khổng Tử trong một chừng mực nhất định gắn liền với chiều sâu của lịch sử,
góp phần tạo nên bản sắc cho văn hố Trung Quốc và phần nào đó cho nhân
loại. Đặc biệt những tƣ tƣởng giáo dục có ý nghĩa rất sâu sắc trong Luận ngữ
mà cho đến ngày nay vẫn tiếp tục có giá trị dẫn dắt các q trình giáo dục ở

phƣơng Đông.
1

Luận ngữ : Nhan Uyên 11.

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

3


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Tƣ tƣởng của Khổng Tử thể hiện rất rõ trong Luận ngữ mà đặc biệt là
những quan điểm giáo dục của ơng thì nó khơng chỉ khai sinh ở vùng Hoa Hạ
một trào lƣu mới mà nó còn ảnh hƣởng rất lớn đến chiều sâu lịch sử của các
triều đại phong kiến phƣơng Đơng và có những điều dƣờng nhƣ đã bị dân tộc
hoá và trở thành vốn văn hố của chính bản thân dân tộc đó. Chính vì vậy với
đề tài này tơi muốn ra sức tìm hiểu, nhìn nhận lại những giá trị tích cực, tiêu
cực và ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Luận ngữ là cả một hệ thống triết thuyết, một hệ tƣ tƣởng rộng lớn mà
khơng phải ai cũng có thể thấu hiểu đƣợc trong một sớm một chiều. Luận ngữ

giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về con ngƣời Khổng Tử , ơng có vẻ ơn hồ mà
trang nghiêm, oai vệ mà không bạo tợn. Khổng Tử luôn khuyên ngƣời ta coi
trọng “giáo” hơn “chính”, đặt giáo hố lên trên cơng tác chính trị. Khổng Tử
khun ngƣời làm chính trị phải sửa mình để xứng đáng với địa vị, dân tin cậy
thì quyền hành mới đƣợc vững và đất nƣớc mới không sụp đổ. Ngƣời trên cầm
quyền cai trị đất nƣớc, phải ln giữ mình cho ngay chính, làm việc gì cũng
phải giữ cái danh cho chính.
Vấn đề giáo dục của Khổng Tử cũng phản ánh rõ kinh nghiệm thực
tiễn dạy và học của ông, Khổng Tử không chỉ học cho mình mà ơng cịn đem
kiến thức ra dạy để đào tạo nhân tài. Phạm vi của “giáo” là mọi ngƣời, mọi
nhà hữu đạo, thiên hạ hữu đạo. Khổng Tử cũng chỉ rõ ông giáo dục con ngƣời
không phải để bon chen danh lợi và mƣu cầu quyền thế, “giáo” truớc tiên là để
“ cha cho đúng là cha, con cho đúng là con, anh cho đúng là anh, em cho đúng
là em, chồng cho đúng là chồng, vợ cho đúng là vợ”. Hơn nữa ông chủ trƣơng
************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

4


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
đào tạo ra những con ngƣời có đủ khả năng và đức độ để vực dậy cái xã hội
đang trên đà tuột dốc.

Với tất cả những ý nghĩa nhƣ trên, quan điểm giáo dục của Khổng Tử
có giá trị sất sâu sắc nhƣ triết gia Trung Quốc cận đại Phùng Hữu Lan nhận
xét: “Khổng Tử là ngƣời đã hồn thành “ đại giải phóng” trong lịch sử Trung
Quốc từ trƣớc đến nay chƣa hề có; là ngƣời đầu tiên mở trƣờng tƣ dạy hơn
3000 đệ tử trong lúc khó khăn, dùng những điển tích nhƣ Thƣ, Thi, Lễ,
Dịch,Nhạc, Xuân Thu dạy cho những ngƣời bình thƣờng, làm cho “ lục nghệ
mang tính quần chúng” ( Đàm đạo với Khổng Tử – NXB VH ).
Vì vậy việc tìm hiểu đề tài “Quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong
Luận ngữ - ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay” tơi muốn góp
phần nhỏ bé của mình đáp ứng địi hỏi việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy và
học tập hiện nay.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ TÀI QUAN TÂM:

Cho đến nay đã có nhiều cơng trình ngiên cứu về Khổng Tử cũng nhƣ
quan điểm của Khổng Tử dƣới góc độ của giáo dục. Luận ngữ là một bộ sách
có nội dung khá rộng, lại có nhiều học giả đã đánh giá dƣới nhiều góc độ
khác. ( Hồ Văn Phi - Đàm đạo với Khổng Tử, Nguyễn Hiến Lê - Luận ngữ ),
vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài luận văn bên cạnh những thuận lợi cơ
bản cịn có những hạn chế về tƣ liệu, tƣ tƣởng chỉ đạo… nhƣng cũng khơng
làm giảm nhiệt tình của tơi trong q trình ngiên cứu đề tài.
Tôi đã cố gắng hết sức nhƣng chắc chắn luận văn này khơng tránh khỏi
những sai sót và hạn chế đáng tiếc. Tôi mong muốn những suy nghĩ của mình
sẽ góp phần làm sáng tỏ đề tài “ Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử
************************************************************ 5
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên



Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
trong Luận ngữ. Ý nghĩa của nó đối với công tác giáo dục hiện nay”. Tôi rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn.
4. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ
TÀI:

4.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở phân tích những quan điểm về giáo dục của Khổng Tử ,
luận văn chỉ ra những mặt ƣu điểm, những vấn đề cịn hạn chế và ý nghĩa của
nó đối với cơng tác giáo dục nhằm góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất
lƣợng giảng dạy, học tập hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ:
Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
4.2.1. Làm rõ một số phạm trù đạo đức trong Luận ngữ .
4.2.2. Chỉ ra đƣợc quan điểm và phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ
nguyên tắc và phƣơng châm học tập.
4.2.3. Nhìn nhận lại giá trị của những quan điểm trên. ý nghĩa của nó
đối với cơng tác giáo dục hiện nay.

4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp
phân tích, tổng hợp, thu thập để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã đặt ra.

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê

Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

6


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

4.4. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm:
*/ A: Phần mở đầu ( Giới thuyết chung).
*/ B: Nội dung gồm 2 chƣơng:
Chƣơng I : Sơ lƣợc về tác giả và tác phẩm.
Chƣơng II : Những quan điểm cơ bản của Khổng Tử trong Luận
ngữ.
*/ C: Kết luận.
*/ Mục lục.

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


7


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

B. NỘI DUNG:
CHƢƠNG I: SƠ LƢỢC VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
I. THỜI ĐẠI XUÂN THU VÀ KHỔNG TỬ:
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THỜI XUÂN THU:

Nhà Chu trị vì vùng Hoa Hạ, đƣợc xem là trị vì cả thiên hạ và chia ra
hàng 100 nƣớc để phong cho những công thần và con cháu làm chƣ hầu.
Những nƣớc chƣ hầu này đều đƣợc tự chủ nhƣng hàng năm phải triều cống
thiên tử, mỗi khi có sự chinh phạt ở đâu thì phải tn theo mệnh lệnh thiên tử
xuất quân tòng chinh. Trung Quốc thời đó nằm qy quần trong vùng sơng
Hồng Hà, vào độ chừng 5 – 6 tỉnh ở phía Bắc Trung Quốc ngày nay. Khi nhà
Chu cịn thịnh thì trật tự đƣợc phân minh, nhƣng từ khi nhà Chu suy thì mệnh
lệnh thiên tử không ai theo. Chiến tranh liên miên, nhân dân loạn lạc. Những
chƣ hầu có thế mạnh đều ngoi lên để tranh chấp quyền thế và đất đai. Lúc này
quyền thế và bổng lộc của chƣ hầu không phải do vua ban mà thƣờng do
chiếm đoạt của nhân dân là chính. Giới chƣ hầu ngày càng coi thƣờng mệnh
lệnh vua Chu, gây sự đánh nhau, thi nhau xuất quân chinh phạt. Điều đó có thể
kết luận xã hội vùng Hoa Hạ thời Ân - Chu vô cùng loạn lạc. Thời điểm giao
thời Ân – Chu và cuối Chu là một giai đoạn khốc liệt của lịch sử. Nhà Ân khởi
phát đƣợc khơng lâu thì bị nhà Chu diệt, dẫn đến chỗ loạn sứ quân. Xét về
hình thức thì xem chừng xã hội vùng Hoa Hạ thống nhất song tình trạng cát cứ
kéo dài âm ỉ khiến xã hội hỗn loạn. Và cuối đời Chu thì xã hội bắt đầu chuyển

sang kết hợp giữa mơ hình CSNT và CHNL. Vì thế ngƣời ta cho rằng xã hội

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

8


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Hoa Hạ lúc này là một dạng phƣơng thức sản xuất Châu Á mà ngƣời ta gọi là
nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc.
Đến cuối thời Xuân Thu ngƣời Trung Quốc đã biết dùng đồ sắt. Họ đã
biết bỏ phân, làm hai mùa, đào kênh dẫn nƣớc, tháo nƣớc. Phƣơng pháp canh
tác tiến bộ, một số địa chủ mới giàu lên và tầng lớp thƣơng nhân xuất hiện.
Tầng lớp này có tiền dƣ dật rồi có nhu cầu học và Khổng Tử là ngƣời đầu tiên
mở trƣờng học tƣ. Thời Xn Thu có một số ít ngƣời chiếm đƣợc địa vị cao
nhƣ: Bách Lí Hề, Quản Trọng, Ninh Thích,… hoặc khá cao nhƣ các mơn sinh
của Khổng Tử : Tử Cống, Tử Lộ, Nhiễm Cầu…
Ngoài những thể chế, lễ nghi, tế tự… thời Chu đã cải thiện chữ viết,
dùng thẻ tre tiện hơn mai rùa và xƣơng thú vật để ghi những điều muốn nhớ,
vừa dễ khắc, vừa dễ sắp đặt, sau đó họ biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn để
viết lên thẻ tre hoặc lụa, mau hơn khắc nhiều. Nhờ vậy, nhà Chu và chƣ hầu
nào cũng có quan chép sử của triều đình.

Trong gần 370 năm thời Xuân Thu, chƣ hầu trở thành những lãnh
chúa, những “sứ quân” trong đó có những kẻ nổi lên thành bá. Cuối thời chiến
quốc chỉ còn lại bảy nƣớc: Tần, Hàn, Nguỵ, Triệu, Yên, Sở và Tề. Cuối cùng
Tần Doanh Chính đánh bại cả sáu nƣớc kia, thống nhất đất nƣớc, lập thành
nƣớc Tần rộng lớn. Triều đại nhà Chu đến đây là kết thúc.
Trong thời Xuân Thu loạn lạc nhƣ thế, đạo làm Vua thì mờ tối, con
ngƣời ham mê danh lợi, ít ai cịn nghĩ đến nhân nghĩa nữa. Xã hội biến loạn,
nhân dân khổ sở, kỷ cƣơng mục nát. Cho nên, Khổng Tử đã đem học thuyết
của mình ra để lập lại trật tự xã hội.
2. TIỂU SỬ KHỔNG TỬ:

************************************************************
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên

9


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Khổng Tử ( 551 – 479 TCN ), tự là Trọng Ni, ngƣời ấp Trâu, làng
Xƣơng Bình, nƣớc Lỗ ( nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đơng, Trung Quốc
). Ơng tổ ba đời là Khổng Phịng Thúc, nguyên là ngƣời nƣớc Tống, dòng dõi
quý tộc bị sa sút, sau dời sang nƣớc Lỗ. Cha Khổng Tử là Thúc Lƣơng Ngột
làm chức quan võ tại ấp Trâu, trƣớc lấy vợ họ Thi sinh đƣợc 9 ngƣời con gái,

sau lấy vợ lẽ, sinh đƣợc môt ngƣời con trai tên là Mạnh Bì. Ngồi 60 tuổi ơng
mới lấy Nhan thị ( Nhan Trung Tại ) và sinh ra Khổng Tử . Ônh chết năm
Khổng Tử lên 3 tuổi.
Năm 15 tuổi, Khổng Tử đã dốc lòng vào việc học. Năm 17 tuổi, ông
đƣợc đại phu nƣớc Lỗ là Mạnh Ly Tử rất quý trọng, khen là ngƣời hiếu lễ và
thông đạt. Cho nên sau khi Mạnh Ly Tử mất thì con của Mạnh Ly Tử là Ý Tử
và con của một ông quan đại phu nƣớc Lỗ Trọng Tôn Cồ là Nam Cung Quát
đã theo học lễ Khổng Tử. Năm 19 tuổi Khổng Tử thành gia thất, sinh đƣợc
ngƣời con trai đặt tên là Lý ( Bá Ngƣ ), Khi đó ơng làm chức uỷ lại coi việc
đong lƣờng thóc ở kho, rồi làm chức lại trông nom việc chăn nuôi dê. Không
bao lâu, Khổng Tử rời nƣớc Lỗ đi chu du 3 nƣớc Tề, Tống, Vệ. Nhƣng không
ở đâu đƣợc hoan nghênh, ông lại trở về nƣớc Lỗ. Vào năm 525 TCN, Khổng
Tử sang Lạc ấp, kinh đô nhà Chu, hỏi lễ Lão Tử và hỏi nhạc Tràng Hoành.
Năm 516 TCN, nƣớc Lỗ có loạn, Khổng Tử sang Tề. Vua Tề Cảnh Công
muốn trọng dụng ngài, định cấp cho ruộng đất tại Ni Khê nhƣng bị quan đại
phu là Án Anh ngăn trở. Năm sau, Khổng Tử trở về nƣớc Lỗ. Lúc này quan
đại phu Quý Bình Tử đã chết. Con là Quý Hoàn Tử nối nghiệp, chuyên quyền
làm nhiều điều trái đạo, Khổng Tử không chịu ra làm quan mà ở nhà dạy học.
Học trò đến theo học ông ngày một đông. Năm 500 TCN, Vua Lỗ Định Công
phong cho Khổng Tử làm quan tể tại Trung Đô ( nay là huyện Vân Thƣợng,
************************************************************ 10
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”

Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
tỉnh Sơn Đơng ). Năm đó ơng đã 51 tuổi. Một năm sau, ông đƣợc thăng làm
quan Tƣ không rồi lại thăng làm quan Đại ti khấu, coi việc hình pháp. Với
chức Đại ti khấu, quyền tể tƣớng, Khổng Tử hạ lệnh giết đại phu Thiếu
Chính Mão là ngƣời đi đầu của pháp gia vì tội nguỵ biện gây rối. Sau 3 tháng
cầm quyền, nƣớc Lỗ thịnh trị, hình pháp khơng phải dùng, trai gái khơng dâm
loạn, ngƣời đi ngồi đƣờng thấy của rơi khơng nhặt. Sợ nƣớc Lỗ hùng cƣờng,
vua Tề dùng kế ly gián, sai đem 80 gái đẹp, giỏi múa hát sang dâng cho vua
Lỗ. Vua Lỗ nghe lời đại phu Quý Tôn Tử, mê tửu sắc, ham đàn hát, trễ nải
việc triều đình. Khổng Tử thấy vậy bèn từ chức, rời nƣớc Lỗ chu du thiên hạ (
năm 496 TCN ).
Đầu tiên, ông qua nƣớc Vệ. Không bao lâu ông qua nƣớc Trần. Khi
qua đất Khuông thuộc nƣớc Vệ, ông bị ngƣời Khuông vây hãm vì tƣởng lầm
ơng là Dƣơng Hổ, một kẻ tàn bạo ngƣợc đãi ngƣời Khuông. Từ Khuông, ông
đi qua đất Bồ, sau đó trở về Vệ. Sau nữa Khổng Tử lại sang nƣớc Tống, bị
quan tƣ mã Hồn Khơi mƣu sát, ông bèn đi Trịnh. Rồi đến Trần, ba năm sau
về Vệ. Vua Vệ Linh Công không dùng, ông lại về Trần, sang Sái, rồi lại trở
về Vệ.
Năm 484 TCN khi đã 68 tuổi, Khổng Tử trở về quê hƣơng mình là
nƣớc Lỗ. Sau 13 năm trời chu du, truyền bá học thuyết của mình khơng đƣợc
vua các nƣớc chƣ hầu trọng dụng, Khổng Tử chuyển qua mở trƣờng dạy học,
san định Thi, Thƣ, hiệu đính Lễ, Nhạc, giải thích Kinh Dịch, trƣớc tác Xn
Thu. Ơng mất vào tháng 4 năm thứ 16 đời Lỗ Ai Công, tức năm 479 TCN, thọ
72 tuổi.
II. TÁC PHẨM LUẬN NGỮ :
************************************************************ 11
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn


Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
1. GHI CHÉP VÀ BIÊN SOẠN LUẬN NGỮ :

Luận ngữ là bộ sách ngôn hành, ghi chép lại những lời ứng đáp giữa
Khổng Tử với các học trò hoặc ngƣời đƣơng thời. Sau mỗi lần ứng đáp, học
trò đều ghi nhớ, đến khi Khổng Tử qua đời các học trò cùng với những ngƣời
sƣu tầm biên soạn lại.
Việc ghi chép Luận ngữ ban đầu là xuất phát từ các học trò của Khổng
Tử. Chúng ta nhớ rằng sự bất tiện của công cụ viết sách đƣơng thời, khơng
biết có bao nhiêu cuộc nói chuyện khơng có ngƣời đƣơng thời ghi chép? Điều
này đã gây ra nhiều tranh cãi và rất khó xác định. Trong sách “Kinh điển
Thích Văn” dẫn ý cho rằng “Luận ngữ là do Trọng Ni , Tử Hạ… tuyển chọn”.
Hình Bính Chú sơ đời Tống thì cho rằng: “Trọng Ni nói đến hai chữ Tử Du và
Tử Hạ”2. Nhƣng e rằng lời nói của Trịnh Huyền và Hình Bính chỉ dựa vào sự
phỏng đốn. Nếu Luận ngữ có 3 ngƣời biên soạn thì khơng sao đủ đƣợc. Luận
ngữ có thuật lại: “ Ơng Hiến hỏi thế nào là xấu hổ?” Khổng Tử đáp: “Bang
hữu đạo, cốc, bang vô đạo, cốc, sĩ giã”3 – ( Lúc nƣớc nhà yên ổn thì làm quan
ăn lƣơng, rồi đến lúc nƣớc nhà loạn lạc cũng làm quan mà ăn lƣơng – nhƣ vậy
là xấu hổ ) Hoàng Khảm trong “Luận ngữ nghĩa” cho rằng: “Luận ngữ là do
70 học trò sau khi Khổng Tử qua đời cùng ghi chép và biên soạn”. Nhận định
này dễ chấp nhận hơn.
Sách Luận ngữ mà ngày nay chúng ta dùng có 20 thiên. Các đề mục
của mỗi thiên đƣợc tóm gọn trong 2 hoặc 3 chữ. Có hai cách hiểu về đề mục

của mỗi thiên. Thứ nhất là có thể do ngƣời dạy Luận ngữ và ngƣời học Luận
ngữ đặt tên gọi bằng cách dùng 2 hoặc 3 chữ đầu của mỗi thiên làm tiêu biểu.
2
3

Luận ngữ: Tiên Tấn 2.
Luận ngữ: Hiến Vấn 2.

************************************************************ 12
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Thứ hai là có thể do ngƣời viết sách đặt tên gọi để làm đề mục cho mỗi thiên.
Cả 20 thiên của Luận ngữ đều có ý nghĩa .
Luận ngữ đƣợc ghi chép đơn giản, rõ ràng và có ảnh hƣởng rất lớn đến
tƣ tƣởng của Nho gia. Luận ngữ là cuốn sách tốt nhất đầu tiên của Trung Quốc
ngôn ngữ trong các câu văn, đoạn văn ngắn gọn nhƣng lại tinh tế và hàm súc.
Luận ngữ có thể khơng hấp dẫn chúng ta ở lần đọc đầu tiên, muốn đọc và hiểu
Luận ngữ cần phải có thời gian suy nghĩ về những câu nói thâm thuý, sâu sắc
đó.
2. CÁC BẢN LUẬN NGỮ :


Đời nhà Hán lúc bấy giờ có 3 bộ sách Luận ngữ đƣợc lƣu hành. Hoàng
Khảm trong “ Luận ngữ nghĩa” sơ dẫn theo biệt lục của Lƣu Hƣớng đời nhà
Hán nói rằng: ngƣời nƣớc Lỗ giỏi việc học, vì vậy có “ Lỗ luận”. Ngƣời nƣớc
Tề giỏi vệc học, vì vậy có “ Tề luận”. Bức tƣờng họ Khổng thu nhập đƣợc
sách vở, vì vậy có “ Cổ luận”.
Hai mƣơi mốt thiên của “ Cổ luận” là đem thiên cuối “Nghiêu Viết”
thành “ Tử Trƣơng vấn ƣ Khổng Tử” làm thành một thiên riêng, đặt tên thiên
“ Tử Trƣơng”. Vì vậy, “ Cổ Luận” có hai thiên “Tử Trƣơng” mà các thiên kế
tiếp của “ Tề Luận” và “ Lỗ Luận” không giống nhau. “ Tề Luận” gồm 22
thiên mà trong đó 20 thiên câu đoạn phần lớn đều giống với “ Lỗ Luận”.
Riêng “ Ngoại An xƣơng hầu Trƣơng Vũ” bản thì chịu ảnh hƣởng của “ Lỗ
Luận”, lại giảng

“ Tề Thuyết” nên đặt tên là “ Trƣơng Hầu luận”. “Bao

hàm”, “ Chu Thị”, có chƣơng, có câu riêng. “ Cổ Luận” có lời giảng của
Khổng An Quốc, về sau lại có lời giáo huấn của Mã Dung. Cuối đời Hán,
Trịnh Huyền lại lấy “ Lỗ Luận” làm thành chƣơng khảo cứu “ Tề Luận”, “ Cổ
************************************************************ 13
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

Luận” và chú thích kỹ. Riêng “Ngoại Vƣơng Túc”, “Chu Sinh Liệt” đều làm
nghĩa thuyết. Hà Anh đời Nguỵ tập hợp các sách trên lại. Nội dung của 3 bộ
sách Luận ngữ này rất rộng, đề cập đến các mặt đạo đức, chính trị, văn hố,
giáo dục, nghệ thuật, mỹ học… đó là những bản Luận ngữ đƣợc lƣu hành đến
ngày nay.
Luận ngữ đã trải qua một thời gian dài với sự lƣu truyền của lịch sử
nhƣng có những tƣ tƣởng đến bây giờ vẫn cịn giá trị. Con ngƣời thời nào
cũng có thể lấy những điều giáo huấn trong Luận ngữ làm cơ sở trong việc
khôi phục lại trật tự xã hội, trong học vấn và việc rèn luyện kỹ năng làm ngƣời
của mình. Vì thể, mỗi khi đối diện với Luận ngữ chúng ta luôn có tình cảm tơn
kính. Khổng Tử ln cho rằng: sống vì nhân loại thì sẽ đƣợc tiếp xúc với con
ngƣời, vì con ngƣời mà cố gắng. Đây là trách nhiệm cá nhân không thể trốn
tránh đƣợc.
Luận ngữ bao gồm 20 thiên, nhƣng ngoài thiên X ( Hƣơng Đảng )
chép về lối sống, cách cƣ xử hàng ngày của Khổng Tử ở triều đình, làng xóm
và ở nhà là tƣơng đối nhất trí cịn 19 thiên kia khơng thiên về một chủ đề nào
cả

( về con ngƣời, lễ, hiếu, về việc học, hành vi của Khổng Tử , tâm sự của

ông, ý chí của mơn sinh….). Có nhiều thiên lại xen dăm ba bài về ngơn hành
của mơn sinh nữa. Vì vậy mà ngƣời xƣa đã phải lấy vài chữ đầu ở mỗi thiên
làm nhan đề cho thiên nhƣ Học Nhi, Ung Dã, Tử Hãn…

Thiên I

Học: Nhi

Thiên II


Vi Chính
:

************************************************************ 14
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Thiên III

Bát :Dật

Thiên IV

Lí Nhân
:

Thiên V

Cơng
: dã tràng

Thiên VI


Ung :Dã

Thiên VII

Thuật
: Nhi

Thiên VIII

Thái: Bá

Thiên IX

Tử Hãn
:

Thiên X

Hƣơng
: Đảng

Thiên XI

Tiên: Tiến

Thiên XII

Nhan: Uyên


Thiên XIII

Tử Lộ
:

Thiên XIV

Hiến: Vấn

Thiên XV

Vệ Linh
:
Cơng

Thiên XVI

Q :Thị

Thiên XVII

Dƣơng
: Hố

Thiên XVIII

Vi Tử
:

Thiên XIX


Tử Trƣơng
:

Thiên XX

Nghiêu
: Viết

Tuy khơng có sự đồng nhất về các thiên nhƣng về nội dung cơ bản của các
bản Luận ngữ đề cập đến những vấn đề sau:
*/ Quan điểm về thiên mệnh ( đạo đức ).
*/ Quan điểm về luân lý đạo đức và nhận thức ( Nhân – Lễ – Hiếu –
Dũng – Tín – Tu thân – Nhạc – Trí – Việc học ).
*/ Quan điểm về chính trị xã hội, học thuyết chính danh ( Quân tử –
Tiểu nhân ).

************************************************************ 15
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Luận ngữ vói những câu nói đơn giản, đạo lý bình thƣờng, rất thích

hợp với mức độ hiểu biết và nhận thức của con ngƣời. Trong đó, Luận ngữ
đặc biệt đề cao vấn đề giáo dục nhân cách con ngƣời, bởi vì những ngƣời có
nhân cách tốt sẽ góp phần đƣa đất nƣớc ngày càng đi lên vững vàng.

************************************************************ 16
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************

CHƢƠNG II: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ GIÁO
DỤC CỦA KHỔNG TỬ TRONG LUẬN NGỮ:
I. MỘT SỐ PHẠM TRÙ ĐẠO ĐỨC TRONG LUẬN NGỮ :
Trung Quốc là quốc gia có nền triết học phát triển sớm nhất ở phƣơng
Đông. Trải qua những thời kỳ đầy biến động của lịch sử có những quan điểm
vẫn đƣợc các tập đồn phong kiến kế thừa. Nói đến vấn đề đạo đức thì khơng
thể khơng nhắc đến Khổng Tử . Ơng đã đề ra các giáo lý, các giá trị tinh thần
bằng các phạm trù đạo đức : nhân nghĩa, lễ nhạc, hiếu đễ, ngôn hành, tri
hành… Những phạm trù này đƣợc Khổng Tử quy định chặt chẽ và cụ thể. Đó
là cốt lõi của tƣ tƣởng triết học đạo đức Nho giáo, chúng chi phối mọi suy
nghĩ và hành động của con ngƣời .
1. NHÂN NGHĨA:


*/ Nhân:
Khổng Tử xem nhân là gốc của đạo làm ngƣời, là nền tảng của lâu đài
đạo đức. Đối với Khổng Tử, nhân với thánh gần nhƣ một, đã thánh là nhân,
đã nhân là thánh. Trở nên thánh là khó bao nhiêu thì thực sự là nhân cũng khó
bấy nhiêu.
Nhân vừa là tu thân vừa là ái nhân, trong Luận ngữ ta thấy Khổng Tử
và các học trị của ơng xem chữ nhân nhƣ là một tiêu chuẩn cao nhất trong đaọ
lý làm ngƣời. Con ngƣời làm điều gì cũng phải dựa vào nhân mà thi hành.
Nhân đƣợc hiểu là yêu ngƣời, yêu mình, ngƣời đạt đến đạo Nhân là ngƣời có
đạo đức tốt. Phƣơng pháp thực hành điều nhân đƣợc khái quát thành hai chữ:
“ trung thứ”. Nhân là trung, thứ là tức, là đạo đối với ngƣời nhƣng cũng là đạo
************************************************************ 17
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
đối với mình, cái gì mình khơng muốn thì đừng bắt ngƣời khác phải làm. Con
ngƣời sống với nhau phải giữ lấy đạo Nhân: “Kỹ sở bất dục, vật thi ƣ nhân” 4 –
(điều mình khơng muốn thì đừng đem đối xử với ngƣời khác) hoặc “xảo
ngơn, lệnh sắc, tiễn hĩ nhân”5 – ( những kẻ lời nói khéo léo mặt mày trau
chuốt rất ít điều nhân). Theo Khổng Tử một ngƣời có đức nhân là ngƣời phải
có 5 đức tính tốt đẹp: khiêm cung, khoan hậu, chân thành, nhạy bén và ban ơn.
Khiêm nhƣờng, cung kính thì khơng bị lừa dối; khoan hậu thì đƣợc lịng trăm

họ; chân thành thì dễ đƣợc dùng; nhạy bén thì dễ thành công; ban ơn là chế
ngự đƣợc ngƣời khác.
Khổng Tử lại nói: “Quân tử dốc ƣ thân, tắc dân hƣng ƣ nhân” 6, ( bậc
quân tử ở ngôi trên nếu giữ trọn bề đối với cha mẹ, bà con thì ở dƣới dân
chúng sẽ cảm động mà phát khởi lịng nhân ái ). Một mặt Khổng Tử nói “dân
hƣng ƣ nhân” nhƣng mặt khác ông cảm thấy điều nhân mà ông đề xƣớng nhân
dân không hứng thú và không làm đƣợc nên ông lại than thở “quân tử nhi bất
nhân dã, hữu hĩ phù”7 – ( quân tử mà bất nhân là đã có rồi chăng cịn tiểu
nhân mà lại nhân thì chƣa từng có đâu ) - điều này rõ ràng phản ánh tính giai
cấp của Khổng Tử .
Khổng Tử đề xuất khẩu hiệu “ái nhân“ – yêu ngƣời vì có nhân mới có
ái, có ái mới có lòng thƣơng yêu ngƣời , thƣơng yêu vạn vật. Lòng nhân xuất
phát ở chỗ tự mình tự giác, khơng gƣợng ép, bởi có nhân nên con ngƣời sống
hợp quần với nhau, coi nhau nhƣ anh em một nhà, xem mọi vật trong vũ trụ là
nhất thể.
4

Luận ngũ: Vệ Linh Công 23.
Luận ngữ: Học Nhi 3.
6
luận ngữ: Thái Bá 3.
7
luận ngữ: Hiến vấn 7.
5

************************************************************ 18
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.

: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Nhƣ vậy, đức nhân bao gồm tinh tuý của tất cả các đức khác. Gắn với
đạo chung, đức nhân thể hiện trong mọi mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời.
Trong bất kỳ mối quan hệ nào, nếu có tình trạng sai hỏng về đức riêng thuộc
mối quan hệ ấy thì đồng thời cũng là một trạng thái với đức nhân. Chẳng hạn,
bạn hữu khơng có đức tín với nhau là trái đức nhân, khơng cung kính với bề
trên, không trung thực với ngƣời khác, không cƣơng trực... cũng là điều trái
với đức nhân. Trong lâu đài đạo đức, quan hệ đầu tiên của con ngƣời là quan
hệ với cha mẹ, anh em ruột thịt. Vì thế đức nhân biểu hiện đối với cha anh là
đức hiếu, đức đễ, là gốc của đức nhân. Vì vậy, bất hiếu, bất đễ là những sự vi
phạm đức nhân nặng nề nhất. Do những ý nghĩa nhƣ trên, ngƣời ta thƣờng nói
“ đức nhân tức là đức ngƣời đấy”8.
Trong khi chúng ta nhận thấy đức nhân là đỉnh cao của cái tháp đạo
đức Nho gia, thì mặt khác chúng ta cũng cần nhận thấy rằng đức nhân của
Nho gia là gần với con ngƣời, gần với bản chất tự nhiên của con ngƣời. Theo
ý nghĩa nhƣ vậy, Khổng Tử nói rằng: “Nhân có xa xơi gì đâu, ta muốn nhân
thế là nhân tới”9 – ( theo ông nhân tồn tại trong lịng mỗi con ngƣời, chỉ cần
nghĩ đến nó thì nó sẽ xích lại ), cịn trong lịng khơng nghĩ đến nhân, thì gần
nhân phỏng có ích gì.
*Nghĩa:
Theo Khổng Tử là thấy việc gì đúng thì làm khơng hề mƣu tính việc
lợi cho mình và cũng khơng cần biết hậu quả. Nói và làm việc gì mà thấy
thảnh thơi, thoải mái, hứng thú trong lƣơng tâm thì điều nói và việc làm đó là


8
9

Trung Dung.
Luận ngữ: Thuật Nhi 29.

************************************************************ 19
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
việc nghĩa, khơng nói điều ấy, khơng làm việc ấy thì bứt rứt trong lƣơng tâm,
nhƣ thế có điều nghĩa khơng nói, có việc nghĩa khơng làm. Nghĩa là sự thể
hiện điều nên nói, việc nên làm, là sự tự vấn lƣơng tâm của chính bản thân
mình

“ kiến nghĩa bất vi, vô dũng giã”10 – ( thấy nghĩa mà không làm,

không phải là dũng cảm ). Khổng Tử nhấn mạnh vai trị của chữ nghĩa, ơng
đặt hết tâm ý của mình để giáo huấn con ngƣời làm việc nghĩa. Khi Tử Lộ hỏi
“Ngƣời quân tử có trọng dũng không?” Khổng Tử đáp: “Ngƣời quân tử trọng
nghĩa hơn hết. Ngƣời quân tử chỉ dũng cảm mà không hợp nghĩa lý thì làm
loạn: kẻ tiểu nhân dũng cảm mà khơng hợp nghĩa lý thì làm trộm cƣớp” 11. Vì

vậy muốn có điều nghĩa thì cá nhân phải ln trau dồi đức hạnh, phải học hỏi
cho tinh thông đạo lý để đừng làm việc gì trái với lƣơng tâm của mình. Khổng
Tử cho rằng: nếu nhƣ tình cha con, Vua tơi, vợ chồng chƣa đủ mà cần sống có
trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau nữa, đó là nghĩa Vua tôi, nghĩa cha con,
nghĩa vợ chồng. Con ngƣời sống cần phải có quyết tâm để thực hiện điều
nghĩa: “Quân tử chi ƣ thiên hạ giã, vơ thích giã, vơ mịch giã, nghĩa chi dữ
tỷ”12 – ( bậc quân tử làm việc cho đời, khơng việc gì là khơng cố ý làm ).
Khổng Tử muốn khuyên ngƣời quân tử làm việc chính trị khơng nên thi hành
những chính sách độc đốn, khi thích thì làm, khi khơng thích thì bỏ. Làm
ngƣời biết nghĩa phải theo công lý mà thực hiện.
Vậy mọi đức khác của con ngƣời đều do nhân nghĩa sinh ra, cũng nhƣ
muôn vật trên trời dƣới đất đều do Âm dƣơng, Nhu cƣơng mà ra.
2. LỄ-NHẠC:

10

Luận ngữ: Vi Chính 24.
Luận ngữ: Dƣơng Hoá 22.
12
Luận ngữ: Lý Nhân 10.
11

************************************************************ 20
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên



Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
*Lễ:
Để đạt đƣợc đức nhân, Khổng tử chủ trƣơng dùng Lễ nhà Chu để duy
trì đẳng cấp trên dƣới, tơn ti. “Một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ quy
về nhân vậy”13. Khái quát quan điểm lễ của những ngƣời sáng lập Nho gia ta
thấy có hai mặt gắn bó với nhau: Một là, về tổ chức xã hội cuộc sống, Lễ thể
hiện ra ở nghi lễ, quy chế, kỷ cƣơng, trật tự tơn thì. Về sau, mặt này ngƣời ta
kết luận đó là lễ giáo phong kiến. Hai là đạo đức, khía cạnh đạo đức của Lễ
đƣợc thể hiện ở thái độ, ở ý thức, ở nếp sống giữ dìn, tơn trọng lễ nghi, kỷ
cƣơng và trật tự ấy. Ai làm trái với những điều quy định trên là khơng có đạo
đức. Theo Khổng Tử, Lễ quan hệ với nhân rất mật thiết. Nhân là chất, là nội
dung, Lễ là hình thức biểu hiện của Nhân. “Nhân là cái nền tơ lụa trắng tốt mà
trên đó ngƣời ta mới vẽ nên những bức tranh đẹp”14. Khổng Tử khuyên ngƣời
ta “chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm
điều trái lễ”15.
Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà Khổng Tử đòi hỏi con
ngƣời phải tuân theo. Trên cơ sở tâm lý học, Khổng Tử đề ra những biện pháp
giáo dục chữ Lễ có hiệu quả, ràng buộc con ngƣời lại với nhau. Khổng Tử
thƣờng lấy ngôn ngữ và hành động để biểu đạt ý nghĩa coi trọng lễ của mình.
Ơng dùng lễ để cốt tạo thành một thứ khơng khí lễ nghĩa, khiến ngƣời ta theo
đó để làm điều phải , điều lành mà tự nhiên vẫn không biết. Khổng Tử khuyên
con ngƣời nên dùng lễ để điều chỉnh hành vi của mình có chừng mực, để lúc
nào cũng hợp với đạo trung. Ơng nói: “Cung nhi vơ lễ, tắc lao, thận nhi vô lễ,
13

Luận ngữ: Nhan Uyên.
Luận ngữ: Bát Dật.

15
Luận ngữ: Nhan Uyên.
14

************************************************************ 21
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
tắc tỹ, dũng nhi vô lễ, tắc loạn, trực nhi vô lễ, tắc giảo”16 – ( cung kính q lễ
thành ra lao nhọc thân hình, cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan, dũng cảm quá
lễ thành ra loạn nghịch, ngay thẳng quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách).
Trong đới sống, lễ tiết là quy củ của con ngƣời, cho nên sống cần phải
cẩn thận, đừng nên khiếm khuyết cũng nhƣ thái quá, nếu không sẽ dẫn đến
những tật xấu, Khổng Tử nói, ngƣời có dũng trƣớc hết phải có lễ và ơng nhấn
mạnh: “ố dũng nhi vơ lễ giả”17 – ( ghét kẻ có sức dũng cảm mà chẳng biết lễ
phép ). Khổng Tử cho rằng: Nghi thức lễ nếu xa xỉ quá không bằng tiết kiệm
còn hơn. Tang lễ nếu nhƣ chú trọng nghi thức khơng bằng nội tâm thật sự
thƣơng xót. Do đó, Khổng Tử rất ca thán lễ nhạc. Theo ông ngƣời quân tử
phải nhất thiết phải từ chối mọi điều trái lễ: “phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi
lễ vật ngôn, phi lễ vật động”18 – ( sắc chi chẳng hợp lẽ thì mình đừng ngó,
tiếng chi chẳng hợp lễ thì đừng nghe, lời chi chẳng hợp lễ thì đừng nói, việc
chi chẳng hợp lễ thì đừng làm). Khổng Tử là ngƣời dung hồ nên khơng để

cho trái lễ bao giờ.
Sự giáo dục của lễ tinh vi và có hiệu quả, nó ngăn cấm đƣợc điều bậy
bạ lúc chƣa xảy ra, tránh xa điều tội lỗi. Ngƣời giàu sang biết lễ thì khơng dâm
tà ngƣời bần tiện biết lễ thì khơng làm bậy. Luận ngữ đã huy động dƣ luận của
toàn xã hội trong việc biết quý trọng con ngƣời có lễ và khinh gét ngƣời vơ lễ.
Mức độ sâu sắc của lễ còn ở chỗ lễ đi vào lƣơng tâm con ngƣời. Vi phạm điều
lễ trở thành điều đau khổ, đáng sỉ nhục, thậm chí thà chết chứ không bỏ lễ.
*/ Nhạc:
16

Luận ngữ: Thái Bá 2.
Luận ngữ: Dƣơng Hoá 23.
18
Luận ngữ: Nhan Uyên 1.
17

************************************************************ 22
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
Khổng Tử cho rằng dùng nhạc cũng nhƣ dùng lễ, phải biết giữ lấy đạo
trung. Nhạc để khiến ngƣời ta đồng vui, đồng thƣơng. Nhƣng vui hay khơng

vẫn lấy sự điều hồ làm chủ. Khổng Tử khun con ngƣời : “lạc nhi bất dâm,
ai nhi bất thƣơng”19 – ( khối lạc mà khơng dâm dật, ai cảm mà khơng bi
thƣơng). Khổng Tử dùng nhạc để điều hồ tính tình, dù vui thế nào vẫn khơng
đánh mất cái kính, buồn thế nào cũng khơng đánh mất cái hồ. Phải ln ln
giữ mình cho thích hợp với đạo trung.
Lễ và nhạc có cái chủ đích là sửa đổi tính tình cho ngay chính, bồi
dƣõng tình cảm cho thật hậu. Song lễ và nhạc mỗi thứ có tác dụng riêng. Lễ
cốt ở sự cung kính, giữ trật tự cho phân minh. Nhạc cốt ở điều hoà, hoà hợp
các giai cấp, ngƣời sang kẻ hèn, ngƣời lớn kẻ nhỏ chỉ dùng lễ thơi thì q cách
biệt mà dân khơng đồn kết, không vui. Tuy nhiên, lễ và nhạc chủ yếu ở tinh
thần của mình chứ khơng phải hình thức, mà ơng nhận thấy ngƣời cầm quyền
cai trị khơng hiểu điều đó nên ông phàn nàn “lễ vân, lễ vân, ngọc bạch vân hồ
tai? Nhạc vân, nhạc vân, chung, cổ vân hồ tai”20 – ( ngƣời ta bàn về lễ, ngƣời
ta luận về lễ đó là họ kể số ngọc quý và lụa tốt chứ gì? Ngƣời ta khen nhạc,
ngƣời ta gợi nhạc đó là họ nói chng trống rình rang chứ gì?) - Nghĩa là ngọc
lụa là đồ lễ, nhƣng có lễ mà khơng có kính thì lễ ra gì. Lời nói ấy thật là chứng
tỏ cái tơng chỉ của Khổng Tử về lễ nhạc. Từ đó, Khổng Tử cho ta thấy ý nghĩa
rất cao của lễ nhạc trong vấn đề tu dƣỡng đạo đức. Bởi vì ngƣời đời thƣờng
hay lấy ngọn làm gốc, kể phần phụ thuộc mà bỏ phần chính đáng, nhƣ trong
việc lễ họ quên phần kính, trong việc nhạc họ bỏ phần hoà. Vậy ta chứ nên
chuộng hình thể mà bỏ tinh thần.
19
20

Luận ngữ: Bát Dật 20.
Luận ngữ: Dƣơng Hoá 11.

************************************************************ 23
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn


Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
3. HIẾU - ĐỄ:

*/ Hiếu:
Hiếu là hiếu thảo với cha mẹ. Đễ là tơn kính anh chị và ngƣời lớn
tuổi. Hiếu đễ là cái gốc của đạo đức con ngƣời , cho nên có hiếu và để thì các
đức tốt khác cũng có đƣợc, khơng chỉ có trong gia đình mà cịn cả ngồi xã
hội. Hiếu thảo là tinh thể văn minh tinh thần của ngƣời Trung Quốc, là gốc
của mọi đức hạnh. Ngƣời xƣa nói: “Lấy hiếu thảo để cai trị thiên hạ”. Hiếu là
đức tính cao nhất mà vua, kẻ sĩ và ngƣời dân đều phải đề cao và thi hành.
Cứ lẽ thƣờng thì cha mẹ và anh em là những ngƣời thân thiết, tất nhiên
là ta phải kính yêu rồi, rồi đối với ngƣời ngồi phải có lịng từ ái, nếu ở với
cha mẹ mà không hiếu thảo, ở với anh em mà không kính thuận có nghĩa là
tình cảm của ta rất bạc, sẽ khơng thành ngƣời nhân đƣợc. Ngƣời có hiếu trƣớc
hết phải ni cha mẹ, ni thì phải kính, khơng kính thì khơng thể gọi là hiếu.
Ta ni cha mẹ thì cốt ở sự thành kính, dẫu phải ăn gạo xấu, uống nƣớc lã mà
làm cho cha mẹ vui vẻ, đó gọi là hiếu.
Trong đạo hiếu có hai điều nên chú ý là vô vi và vô cải. Vô vi là đề
cập đến cảnh thƣờng, thờ cha mẹ không trái lễ. Vơ cải là đề cập đến cảnh biến,
thì khơng thay đổi đƣợc đạo của cha mẹ. Hai điều ấy chủ ý là phục tùng, song
phục tùng theo đạo chứ không phục tùng một cách thụ động mà không biết
phân biệt phải trái. Khổng Tử chủ yếu lấy điều thuận làm chính trong khi thực

hiện đạo hiếu. Vì vậy “chớ nên trái ngƣợc” (Vô vi) là đầu mối của hiếu thảo
và đức hạnh. Khổng Tử nói: “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tùng, hựu kính,
bất vi, lao nhi bất oán”21 – ( làm con thờ cha mẹ, nếu thấy cha mẹ lầm lỗi thì
21

Luận ngữ: Lý Nhân 18.

************************************************************ 24
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


Đề tài: “Tìm hiểu quan điểm giáo dục của Khổng Tử trong “Luận
ngữ”
Ý nghĩa của nó đối với cơng tác giáo dục hiện nay”
***************************************************************
nên can ngăn một cách dịu ngọt, nếu cha mẹ khơng thuận theo lời khun thì
mình vẫn một lịng cung kính mà chẳng trái nghịch, nếu cha mẹ giận mà làm
cho cơng việc cực khổ thì chớ đem lịng ốn hờn ). Việc giữ cái danh tiết cha
mẹ đƣợc trong sạch là bổn phận của ngƣời con hiểu đƣợc đạo hiếu. Hiếu thảo
với cha mẹ không phải là đặc quyền của nhà giàu mà trên thực tế từ cửa nhà
nghèo ra đời những ngƣời con có hiếu.
Khổng Tử dạy: “Phụ tại, quan kỳ chí. Phụ một, quan kỳ hạnh. Tam
niên vô cải ƣ phụ chi đạo, khả vị hiếu hỹ”22 – (Lúc cha cịn thì phải xem cái
chí của cha, lúc cha mất nên xem việc làm của cha ). Việc cha đã làm mà có
nên thay đổi thì đợi hết ba năm tang chế rồi hãy thay đổi, để tỏ lịng thành
kính của ngƣời con có hiếu. Nghĩa hai chữ vơ cải là thế và có theo nghĩa ấy

mới hợp với đạo trung. Luận ngữ đặt vấn đề: có hiếu đễ thì có đƣợc các nết
khác. Hiếu đễ là cái gốc ngƣời quân tử phải nắm lấy, vì cái gốc đƣợc vững tốt
thì đạo lý từ đó mà sinh ra.
4. TRI – HÀNH (BIẾT – LÀM):

Khổng Tử luôn khuyên con ngƣời phải giữ cái tâm cho trung chính và
việc làm cho thành thực, để những hiểu biết và việc làm của mình hợp với
một. Khổng Tử nói với Nhan Uyên23: “Dụng chi, tắc hành, xã chi tắc tàng,
duy ngã dữ nhĩ hữu thị phù”24 – ( Nếu ngƣời ta dùng mình làm quan thì mình
đem đạo lý ra mà thi hành, khơng dùng thì mình ở ẩn với đạo lý, chỉ có ta và
ngƣời là ở ẩn vậy ) – ở đây, Khổng Tử muốn khen Nhan Uyên là ngƣời có tri
thức, nhân hậu và một lịng vì đạo. Cho nên Khổng Tử nói ra mấy lời trên để
22

Luận ngữ: Học Nhi 1.
Nhan Uyên là học trò đức hạnh của Khổng Tử.
24
Luận ngữ: Thuật Nhi 10.
23

************************************************************ 25
Giảng viên hướng dẫn: CN – Lê
Người làm luận văn

Em.
: Nguyễn Thị Kiều Miên


×