Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của các dòng giống lúa nếp và ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến dòng giống triển vọng tại thanh trì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.53 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THANH TÙNG

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT CỦA CÁC DÒNG/GIỐNG LÚA NẾP VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, PHÂN BĨN ĐẾN
DỊNG/GIỐNG TRIỂN VỌNG TẠI THANH TRÌ – HÀ
NỘI

Ngành:

Khoa Học Cây Trồng

Mã ngành:

8620110

Người hướng dẫn khoa học

1. PGS.TS. Lê Quốc Thanh
2. TS. Phạm Tuấn Anh


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thanh Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Quốc Thanh và TS. Phạm Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn,
dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo – Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Chuyển giao
công nghệ và Khuyến nông đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục hình và biểu đồ ..........................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2

1.4.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2

1.4.3.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Vai trò, giá trị của lúa nếp ................................................................................ 3

2.1.1.

Vai trò, giá trị của cây lúa nếp trên thế giới ...................................................... 3

2.1.2

Vai trò, giá trị của cây lúa nếp ở Việt Nam ...................................................... 4

2.2.


Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa nếp trong và ngoài nước....................... 5

2.2.1.

Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trên thế giới .................................................. 5

2.2.2.

Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trong nước .................................................... 6

2.3.

Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa .................................................... 10

2.3.1.

Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới ................................ 10

2.3.2.

Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây lúa và lúa nếp ở Việt Nam .......... 15

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................... 22
3.1.

Vật liệu và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 22

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 22


3.1.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 22

iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23

3.2.1.

Nội dung 1 ..................................................................................................... 23

3.2.2.

Nội dung 2 ..................................................................................................... 23

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23

3.3.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: ...................................................................... 23

3.3.2.


Các biện pháp kỹ thuật ..................................................................................... 27

3.3.3.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................................... 27

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 32
4.1.

Kết quả về các chỉ tiêu nông sinh học của 11 dòng /giống lúa nếp nghiên
cứu trong điều kiện vụ mùa 2016 ................................................................... 32

4.1.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các 11 dòng/giống lúa nếp vụ
mùa 2016 ....................................................................................................... 32

4.1.2.

Một số đặc điểm nơng sinh học, hình thái của 11 dòng/giống nếp vụ mùa
2016 .............................................................................................................. 33

4.1.3.

Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 11 giống nếp vụ
mùa 2016 ....................................................................................................... 35


4.1.4

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 dòng/giống lúa nếp
vụ mùa 2016 .................................................................................................. 38

4.1.5.

Đánh giá mùi thơm trên lá và nội nhũ của 11 dòng/giống lúa nếp vụ mùa
2016 .............................................................................................................. 39

4.2.

Kết quả về các chỉ tiêu nông sinh học của 11 dòng /giống lúa nếp nghiên
cứu trong điều kiện vụ xuân 2017 .................................................................. 40

4.2.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và một số đặc điểm nơng sinh
học của 11 dịng/giống lúa nếp vụ xuân 2017 ................................................. 40

4.2.2.

Một số đặc điểm nơng sinh học, hình thái của 11 dịng/giống lúa nếp vụ
xuân 2017 ...................................................................................................... 41

4.2.3. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 11 dịng/giống lúa
nếp vụ xuân 2017........................................................................................... 44
4.2.4.


Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 dòng/giống lúa nếp
vụ xuân 2017 ................................................................................................. 47

4.2.5.

Đánh giá mùi thơm trên lá và nội nhũ của 11 dòng/giống lúa nếp vụ xuân
2017 .............................................................................................................. 48

iv


4.3.

Kết quả về ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến giống lúa
nếp triển vọng ................................................................................................ 50

4.3.1.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017.................................................................. 50

4.3.2.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến đặc điểm nơng sinh
học và hình thái ............................................................................................. 52

4.3.3.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại trên đồng ruộng của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 .......................... 57


4.3.4.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 .............................. 58

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 65
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 66
Phụ lục 1: .................................................................................................................... 71

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các dòng/giống sử dụng ............................................................................ 22
Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các 11 dòng/giống lúa
nếp vụ mùa 2016 ....................................................................................... 32
Bảng 4.2. Một số đặc điểm nơng sinh học, hình thái của 11 dòng/giống nếp vụ
mùa 2016 .................................................................................................. 34
Bảng 4.3. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 11 giống nếp
vụ mùa 2016 ............................................................................................. 37
Bảng 4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 dòng/giống lúa

nếp vụ mùa 2016 ....................................................................................... 39
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá mùi thơm trên lá và nội nhũ của 11 dòng/giống lúa
nếp vụ mùa 2016 ....................................................................................... 40
Bảng 4.6. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và một số đặc điểm nơng sinh
học của 11 dịng/giống lúa nếp vụ xuân 2017 ............................................ 41
Bảng 4.7. Một số đặc điểm nông sinh học, hình thái của 11 dịng/giống lúa nếp
vụ xn 2017............................................................................................. 43
Bảng 4.8. Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính của 11
dịng/giống lúa nếp vụ xn 2017 .............................................................. 46
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 11 dòng/giống lúa
nếp vụ xuân 2017 ...................................................................................... 48
Bảng 4.10. Kết quả đánh giá mùi thơm trên lá và nội nhũ của 11 dòng/giống lúa
nếp vụ xuân 2017 ...................................................................................... 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến thời gian sinh
trưởng của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 .................................................. 51
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến đặc điểm nơng sinh học và hình
thái của dịng nếp N612 vụ Mùa 2017 ...................................................... 53
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến đặc điểm nơng sinh học và hình thái
của dịng nếp N612 vụ Mùa 2017 ............................................................. 53
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến đặc điểm nơng sinh
học và hình thái của dịng nếp N612 vụ Mùa 2017 ................................... 54
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại trên đồng ruộng của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017...................... 57

vi


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 ............................................. 59
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng

suất của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 ...................................................... 60
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của dòng nếp N612 vụ Mùa 2017 ................... 62

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ........................................................................... 24
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ........................................................................... 26
Hình 4.1. Chiều cao cây của 11 dịng/giống nếp vụ mùa 2016 ................................... 35
Hình 4.2. Chiều dài bơng của 11 dịng/giống nếp vụ mùa 2016 ................................. 35
Hình 4.3. Chiều dài lá đòng của 11 dòng/giống nếp vụ mùa 2016 ............................. 36
Hình 4.4. Chiều rộng lá địng của 11 dịng/giống nếp vụ mùa 2016 ........................... 36
Hình 4.5. Chiều cao cây của 11 dịng/giống nếp vụ xn 2017 .................................. 44
Hình 4.6. Chiều dài bơng của 11 dịng/giống nếp vụ xn 2017 ................................ 44
Hình 4.7. Chiều dài lá địng của 11 dịng/giống nếp vụ xn 2017 ............................ 45
Hình 4.8. Chiều rộng lá đòng của 11 dòng/giống nếp vụ xuân 2017 .......................... 45
Hình 4.9. Ảnh hưởng của lượng phân bón đến năng suất của dịng nếp N612 vụ
Mùa 2017 .................................................................................................. 60
Hình 4.10. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất của dịng nếp N612 vụ Mùa
2017 .......................................................................................................... 61
Hình 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu đối với giống lúa N612 vụ Mùa 2017 ...................... 63

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thanh Tùng

Tên Luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của các dòng/giống lúa nếp
và ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến dịng/giống triển vọng tại Thanh Trì – Hà Nội
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của một số dòng/giống lúa nếp triển vọng tại Thanh Trì – Hà Nội trong điều kiện vụ
Mùa năm 2016 và vụ Xuân năm 2017. Chọn ra dòng/giống lúa nếp triển vọng bổ sung
vào cơ cấu lúa nếp tại Hà Nội. Xác định được mật độ cấy và mức bón phân cho năng
suất và hiệu quả cao trong sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Thí nghiệm so sánh gồm 11 dòng/giống lúa nếp mới và 01 giống
đối chứng BM9603, các công thức được lặp lại 03 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy
đủ (RCB), với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện vào vụ Mùa năm 2016 và vụ Xuân
năm 2017. Cấy 1 dảnh và sử dụng phân bón giống nhau ở các cơng thức.
Nội dung 2: Thí nghiệm 2 nhân tố nghiên cứu xác định mật độ cấy và lượng
phân bón N-P-K tổng hợp cho giống lúa nếp triển vọng (gồm 4 mật độ cấy và 6 cơng
thức bón phân). Được bố trí theo kiểu chia ô lớn ô nhỏ (Split – plot), với 3 lần nhắc lại,
cấy 2 dảnh. Thời gian thực hiện vụ Mùa năm 2017.
Kết quả chính và kết luận
- Trong các dòng/giống nghiên cứu, N612 là giống lúa nếp triển vọng, đảm bảo
đầy đủ các điều kiện về nông sinh học, khả chống chịu sâu bệnh và năng suất để đưa
vào sản xuất đại trà.
- Mật độ cấy và lượng phân bón có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống N612. Mật độ cấy và lượng phân bón tăng, năng suất giống lúa
nếp N612 tăng, tuy nhiên cấy dày và bón thừa phân đạm làm năng suất giảm mạnh. Để
năng suất giống lúa N612 trong vụ Mùa đạt cao nhất nên cấy với mật độ 45 khóm/m2 và

bón phân với lượng bón/ha là 480 kg phân Đầu Trâu L1 và 70 kg phân Đầu Trâu L2 (92
kg N + 60,4 kg P2O5 + 36 kgK2O)/ha.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lê Thanh Tùng
Thesis title: growth and yield of sticky rice lines / varieties. Effects of density and
fertilizer on promising glutinous rice varieties in Thanh Tri - Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Study and evaluate the potential growth, development,
productivity and quality of some promising glutinous rice lines / cultivars in Thanh Tri Hanoi in the summer crop of 2016 and spring crop of 2017. Select promising glutinous
rice lines / varieties Add to sticky rice structure in Hanoi. Determination of fertilization
density and fertilizer level for high productivity and efficiency in production.
Materials and Methods
Content 1: Comparative experiments consisted of 11 lines / new glutinous rice
variety and 01 control variety BM9603, three recurrent formulations, RCB, with 3
replicates. Time to do in the season 2016 and spring in 2017. Transplant a flat and use
the same fertilizer in the formula.
Content 2: Experiment on two determinants of density and total fertilizer N-P-K
for promising glutinous rice varieties (4 transplanted density and 6 fertilization
formulas). Placed in Split - plot style, with 3 replicates, 2 transplants. Time to
implement the season 2017.
Main findings and conclusions
- In research lines / cultivars, the N612 is a promising sticky rice line that guarantees

sufficient agro-biological, pest and disease tolerance and yield for mass production.
- The density of fertilizer and the amount of fertilizer affect the composition and
productivity of the N612. The density of fertilizer and fertilizer increased, the productivity
of N612 sticky rice increased, but the thick culture and excess nitrogen fertilizer resulted in
a sharp decrease in productivity. The N612 rice yield in the season should be highest with
45 clumps per square meter and fertilizer application with 480 kg of fertilizer. Dau Trau L1
and 70 kg Dau Trau L2 (92 kg N + 60, 4 kg P2O5 + 36 kgK2O) / ha.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong số các cây trồng chủ yếu trên thế giới.
Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực phổ biến và quan trọng nhất đối với người dân
Châu Á. Việt Nam là một nước nông nghiệp trên 75% dân số sống phụ thuộc chủ yếu
vào nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Theo
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn, dự tính năm 2017 diện tích trồng lúa ở nước
ta là 7,7 triệu ha, với tổng sản lượng lúa đạt 45,7 triệu tấn. Như vậy, sản xuất lúa gạo
vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong nơng nghiệp. Theo hiệp hội lương thực Việt
Nam (VFA), những năm gần đây trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 8
triệu tấn gạo, thu khoảng 3,5 tỷ USD. Có được thành tích to lớn như vậy phải kể đến sự
đóng góp quan trọng của khoa học đó là các giống lúa mới, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển nơng nghiệp.
Từ xưa đến nay, từ miền núi đến miền xuôi, từ thành thị đến nơng thơn Việt Nam
vẫn cịn giữ nhiều nét văn hoá, phong tục, tập quán truyền thống và những hoạt động văn
hố truyền thống ấy ln ln gắn liền với những sản phẩm được chế biến từ lúa gạo nói
chung và gạo nếp nói riêng, như tập quán làm bánh chưng, bánh dày, bánh trôi, bánh chay,
bánh tét, bánh su xê... Ngồi ra, người ta cịn sử dụng gạo nếp để chế biến những món bánh
quà, quà ăn sáng như xôi (đậu xanh, đậu đen, ngô, lạc, xéo, đậu, gấc, dành...), cơm nếp,

bánh gai, bánh dẻo, bánh khúc, bánh nếp, bánh rán, bánh tro, bánh xèo, các loại kẹo, cốm,
với người dân vùng cao do thường làm nương xa nên họ sử dụng cơm nếp để ăn trưa, xôi
ống lứa .... Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được đảm bảo, đời sống tinh
thần được nâng cao, khi đó ngồi nhu cầu giải trí, du lịch... nhu cầu giải trí tâm linh: tham
quan, vãng cảnh đền chùa, lễ hội diễn ra ngày càng nhiều và nhu cầu về gạo nếp và các sản
phẩm làm từ gạo nếp ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Như vậy, có thể nói khơng
chỉ ngày lễ tết, hội hè, lễ cưới, lễ tang... mới cần sử dụng các sản phẩm chế biến từ gạo nếp
mà ngay cả ngày thường người dẫn cũng sử dụng các chế phẩm từ gạo nếp. Và các sản
phẩm được làm từ gạo nếp trở lên thiết yếu sử dụng hàng ngày của người dân.
Đời sống vật chất, tinh thần của con người càng ngày càng tăng, mặt khác nhu cầu
nguyên liệu của ngành nghề chế biến sản phẩm từ lúa gạo ngày một cần thiết, nên địi hỏi
sản xuất nơng nghiệp cần đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng ngày càng cao đã đặt
ra thách thức không nhỏ cho sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đưa các
giống lúa nếp có năng suất, chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống lúa, góp phần nâng
cao sản lượng và giá trị lúa gạo là cần thiết. Từ thực tế đó, chúng tơi thực hiện Đề tài: “Đặc
điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của các dòng/giống lúa nếp và ảnh hưởng của
mật độ, phân bón đến dịng/giống triển vọng tại Thanh Trì – Hà Nội”.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một
số dịng/giống lúa nếp tại Thanh Trì – Hà Nội trong điều kiện vụ Xuân năm 2017. Chọn
ra dòng/giống lúa nếp triển vọng bổ sung vào cơ cấu lúa nếp tại Hà Nội.
- Xác định được mật độ cấy và mức bón phân cho năng suất và hiệu quả cao
trong sản xuất.
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng của các dòng/giống lúa.
- Đánh giá đặc điểm sinh lý của các dòng/giống lúa.

- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cấy và lượng phân bón đến dịng/giống lúa nếp
triển vọng.
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Xác định có cơ sở khoa học các dòng lúa sinh trưởng phát triển, chống chịu sâu
bệnh tốt, cho năng suất cao và làm sáng tỏ vai trò của mật độ cấy lượng phân bón đối
với dịng/giống lúa có triển vọng trồng tại Hà Nội.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ lựa chọn được một vài dịng/giống lúa nếp có triển vọng
có năng suất và chất lượng tốt, đưa ra mật độ cấy và lượng phân bón phù hợp để bổ
sung vào cơ cấu giống lúa nếp tại Hà Nội.
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài sử dụng nguồn vật liệu là 11 dòng/giống lúa nếp được thu thập từ các
nguồn trong nước và nhập nội.
- Đề tài nghiên cứu về các đặc điểm nông, sinh học, tiềm năng cho năng suất,
chất lượng, tính chống chịu sâu, bệnh; khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của
11 dòng/giống lúa nếp.
- Đề tài nghiên cứu mật độ cấy và lượng phân bón tổng hợp N-P-K Đầu Trâu
L1, L2 cho dòng/giống triển vọng đạt năng suất cao.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VAI TRÒ, GIÁ TRỊ CỦA LÚA NẾP
2.1.1. Vai trò, giá trị của cây lúa nếp trên thế giới
Các giống lúa cổ truyền có một vị trí quan trọng trong đời sống, văn hóa của
con người. Từ xưa, lúa đặc sản đã được dùng làm lương thực và thực phẩm, đặc biệt

vào những ngày lễ hội, cưới hỏi. Một vài giống lúa thơm như Basmati hoặc Jasmine
có mùi thơm khá đặc thù, được dùng trong công nghệ chế biến làm ra những sản
phẩm đặc biệt có mùi thơm kiểu chocolate. Gạo màu khơng những được dùng trong
những ngày lễ hội lớn và trong công nghiệp chế biến thực phẩm mà nó cịn được
dùng làm các loại bánh và các loại mỳ sợi (Chaudhary and Tran, 2001).
Các giống lúa nếp có các màu sắc khác ở vỏ trấu và vỏ cám như màu đỏ,
tía hoặc đen thường có hàm lượng các chất hữu cơ đặc thù như chất kháng oxy
hóa anthocyanin, vitamin, các vi lượng có lợi cho sức khỏe của con người và có
thể ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm nên đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong
những năm gần đây. Anthocyanin là chất có khả năng kháng oxy hóa cao và có
hàm lượng cao trong lúa cẩm, hiện nay đang được nghiên cứu nhiều ở các nước
trồng lúa (Kristamtini et al., 2012).
Jahirul et al. (2016), phân tích chất lượng của 12 giống lúa nếp địa phương
cho thấy trong gạo xát có chất khô (86,8%), protein (6,3-8,3%), chất xơ (0,150,63%), chất béo (0,09-2,90%), carbohydrate (76,33-81,87%), năng lượng
chuyển hóa (2834,31-3017,27 Kcal/Kg), khống chất như natri (69,07-118,87
mg%), kali (0,38-3,41, Canxi (0,1-1,85mg%), Magiê (0,13-0,61mg%), Sắt
(0,0003-0,0005mg%), Phốt pho (0,52-2,33mg%).
Yếu tố quan trọng nhất và tạo nên thương hiệu cho Nếp cẩm bởi giá trị
dinh dưỡng của nó có chứa khoảng 70% tinh bột, với hàm lượng chất khống có
tỉ lệ đồng chứa 24ppm, kẽm 23,6ppm và sắt 16,2 ppm. Ngồi ra trong gạo Cẩm
chứa nhiều axít amin mà đặc biệt trong vỏ Nếp Cẩm có chứa lượng lớn axit amin
Anthocyanin có khả năng chống oxi hố, và các nhân tố có lợi cho sức khỏe,
chống viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra ăn gạo nếp
Cẩm kết hợp với một số thức ăn như rau xanh, hoa quả, thịt nạc sẽ có thể tăng sự
hấp thu sắt cho cơ thể (Hiroaki et al., 2014).

3


Các thành phần anthocyanin chính của hai giống nếp cẩm (Chakhao

Poireiton và Chakhao Amubi) được xác định bằng sử dụng máy HPLC. Bốn chất
anthocyanin chủ yếu là delphinidin 3-galactozyd, delphinidin 3-arabinoside,
Cyanidin 3-galactoside và cyanidin 3-glucoside được xác định trong giống
Chakhao Poireiton trong khi ba anthocyanins chính là Delphinidin 3-galactozyd,
delphinidin 3-arabinoside và Cyanidin 3-galactozyd được xác định trong giống
Chakhao Amubi. Trong cả hai giống, delphinidin 3-galactoside chiếm phần lớn
hơn. Tổng lượng anthocyanin của Chakhao Poireiton là 740mg/kg và Chakhao
Amubi là 692mg cyanidin 3-glucoside/kg. Hàm lượng phenolic trong 2 giống lần
lượt là 577 và 500mg/100g chất khô (Asem et al., 2015).
2.1.2 Vai trò, giá trị của cây lúa nếp ở Việt Nam
Lúa gạo cung cấp lượng calo nhiều nhất trong các loại cây ngũ cốc.
Những chỉ tiêu chính được dùng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của lúa gạo là:
hàm lượng protein, amylose, chất khoáng và độ bền thể gen; trong đó chỉ tiêu là:
hàm lượng protein và amylose được quan tâm hàng đầu. Amylose của tinh bột có
liên quan mật thiết đến đặc tính của cơm như: độ nở, độ cứng, độ bóng, độ mềm
và độ dẻo dính. Các giống lúa đặc sản Việt Nam có kích thước hạt và hình dạng
hạt nhỏ hơn so với các giống nhập nội và giống lúa mới. Các giống lúa đặc sản
miền Bắc nói chung có hạt nhỏ hơn và hương thơm hơn so với các giống dặc sản
miền Nam (Lê Doãn Diên và cs., 1996).
Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn các giống lúa tẻ (trung
bình đối với các giống lúa nếp khoảng 7,94%; biến động từ 7,25 - 8,56%). Ðiều
này được giải thích bởi khả năng sinh tổng hợp và tích lũy protein trong hạt gạo
nếp tốt hơn, dẫn đến hàm lượng protein trong gạo nếp cao hơn gạo tẻ. Nội nhũ
của các giống nếp chứa tinh bột chủ yếu ở dạng amylopectin có cấu tạo phân
nhánh, cịn tinh bột bình thường của gạo tẻ thì chủ yếu ở dạng amylose có cấu tạo
khơng phân nhánh. Chính sự khác biệt trong cấu trúc của tinh bột gạo nếp và gạo
tẻ đã gây ra sự khác nhau về sinh tổng hợp và tích lũy protein trong hai loại gạo
này (Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Vĩnh Thảo (2007).
Lúa nếp đã có giá trị về kinh tế và văn hóa đối với Việt Nam và một số
nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Lào, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…. Gạo

nếp có hương thơm, mềm được nhiều dân tộc ít người sử dụng làm lương thực
chính. Hơn nữa lúa nếp được chọn làm nguyên liệu để chế biến thành lễ vật dâng

4


cúng thần linh và tổ tiên của hầu hết các dân tộc ở Việt Nam trong ngày lễ, tế. Ở
nước ta lúa nếp được trồng chủ yếu để phục vụ nội tiêu trong gia đình và trao đổi
hàng hóa mang tính chất vùng miền, nhỏ lẻ. Gạo nếp dùng chế biến các loại sản
phẩm mang tính chất lễ vật như bánh chưng, bánh dầy, bánh tét, bánh rán, bánh
khảo, các loại xơi, cốm rượu. Vì vậy, các giống lúa nếp hiện nay càng được quan
tâm phát triển và trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị cao cho người
nơng dân (Nguyễn Văn Vương, 2013).
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÚA NẾP TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trên thế giới
Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tạo ra được hàng nghìn giống lúa
dạng cải tiến. Ngày nay, với việc đẩy mạnh nghiên cứu giống lúa ở các quốc gia,
các giống cải tiến đã được trồng với diện tích khoảng 65% diện tích lúa thế giới,
trong đó, có giống nếp IRI352 đang được trồng khá phổ biến ở một số vùng của
Việt Nam (Cục Trồng trọt, 2015).
Ở Campuchia có rất nhiều giống lúa nếp được gieo trồng chiếm 8% tổng
số các giống lúa gieo cấy. Các giống lúa nếp, lúa dẻo dính đều là các giống cảm
quang, trỗ bông vào đầu tháng 10, chất lượng ngon. Một số giống được gieo
trồng phổ biến ở nước này là: Damnoeub Kansengsoth và Damnoeub Krachakses
(Boualaphanh C. et al., 2011).
Lào là nước có sản lượng lúa nếp lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ở
Lào, ước tính 85% trong sản lượng lúa gạo là các loại lúa nếp vùng đất thấp, đất có
tưới ở miền Bắc có sản lượng lúa nếp cao hơn so với vùng cao. Chương trình thu
thập nguồn gen lúa ở quốc gia này bắt đầu từ năm 1945 đến đầu năm 1999, kết quả

đã thu thập được 12.555 mẫu giống lúa gieo trồng và 236 mẫu giống lúa dại, trong
đó giống lúa nếp chiếm 85,9% số mẫu thu thập được ( 87% ở vùng đất thấp và
84,6% ở vùng đất cao) mẫu giống thu thập được là lúa nếp. Ở vùng đất thấp (lưu
vực sơng Mê Kơng), khoảng 70% diện tích lúa được gieo trồng bởi các giống lúa
cải tiến, còn ở vùng đất cao thì những giống lúa cổ truyền vẫn được trồng phổ
biến. Năm 1993 diện tích gieo trồng lúa nếp cải tiến chiếm 10%, đến năm 1999
diện tích gieo trồng lúa nếp cải tiến lên tới 70%. Những giống lúa cổ truyền sẽ bị
thay thế một cách nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hịên tượng xói
mịn nguồn gen giống lúa nếp cổ truyền ở Lào. Từ năm 1993 đến nay, ở Lào có 8

5


giống lúa nếp được công nhận giống quốc gia, trong đó 6 giống có nguồn gốc từ
lai tạo và 2 giống có nguồn gốc nhập nội (Bounphanousay C., 2007).
2.2.2. Nghiên cứu và phát triển lúa nếp trong nước
Công tác chọn tạo giống lúa nếp của Việt Nam bắt đầu được chú ý từ
những năm 60 của thế kỷ XX nhưng tập trung chủ yếu vào chọn tạo giống lúa tẻ.
Việc chọn tạo giống lúa nếp được tiến hành nhằm mục đích chính là phục vụ cho
các vùng thâm canh. Phương pháp được áp dụng là: Cải tiến những giống lúa địa
phương, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giới thiệu những giống cải tiến và
lai tạo. Công tác chọn tạo giống lúa nếp năng suất cao đã được thực hiện thông
qua nhiều nghiên cứu di truyền gen nội nhũ (Wx) và gen thơm ở các vật liệu
khác. Kết quả cho thấy gen wx và gen thơm mang tính lặn trong di truyền. Thơng
qua các phép lai hữu tính có thể tạo nên tổ hợp có năng suất cao, thời gian sinh
trưởng thích hợp, có gen thơm và gen Wx. Trong tổng số 156 giống lúa được
cơng nhận từ 2004-2015 có 11 giống lúa nếp. Công tác nghiên cứu chọn tạo lúa
nếp đến nay vẫn chưa chủ động nhiều, với những phương pháp chọn tạo hiện có
cũng đã cho những kết quả khả quan và chúng vẫn còn phát huy khá tốt cho đến
ngày nay (Cục Trồng trọt, 2015).

Phương pháp chọn lọc dịng thuần chủ yếu là từ tập đồn các giống lúa địa
phương như: Nếp Lý, Nếp Xoắn, Nếp trắng Bắc Binh, Nếp Thái Bình, Nếp Khẩu
lếch,… Kết quả là đã có nhiều giống triển vọng được các địa phương chấp nhận
và ở rộng sản xuất. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam và rất có
giá trị trong công tác phục tráng các giống lúa cổ truyền (Cục Trồng trọt, 2015).
Phương pháp nhập nội được thực hiện rất nhiều nhưng với các giống lúa
nếp thì rất ít, ngồi một số giống khơng chính thức được đưa vào sản xuất như:
Nếp Ấn Độ, thì từ năm 1997-2004 chỉ mới công nhận một giống là IRI 352.
Phương pháp lai sử dụng nguồn gen lúa địa phương trong hầu hết các tổ hợp lai
hoặc lúa nếp cải tiến đã chọn tạo ra các giống lúa nếp có triển vọng, cơng nhận
tạm thời, cơng nhận chích thức như Nếp 415, Nếp 97, Nếp ĐS101, OM 208,
N99, N44,…Phương pháp xử lý đột biến phóng xạ trên các giống nếp địa
phương, nếp cải tiến, kết với với phương pháp lai tạo đã tạo ra các giống nếp: PD
2, DT21, DT22, nếp TK106,… bằng khai thác biến dị soma từ các giống lúa nếp
địa phương miền Nam, nếp Thái Lan, Viện lúa ĐBSCL đã chọn tạo ra các dịng,
giống nếp có triển vọng như OM 4661, OM 4662, OM 4672… đang được nghiên

6


cứu và thử nghiệm sản xuất, dòng Nếp cái hoa vàng vừa mang gen mùi thơm,
vừa cấy được cả hai vụ, khắc phục được nhược điểm phản ứng với ánh sáng ngày
ngắn, dễ đổ…Nếp BM9603 được chọn tạo từ tổ hợp lai nếp 415/Chinungsipi và
661020/TK90. Giống có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân là 160-179 ngày và
vụ Mùa là 120-125 ngày, cây cao trung bình, hạt to, bầu, xơi dẻo, thơm, năng
suất 5-6 tấn/ha. Giống lúa nếp N97 do Lê Vĩnh Thảo, Viện Khoa học kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam lai tạo từ tổ hợp nếp 415. N97 và được công nhận giống
quốc gia năm 2004. Cũng trong năm đó giống lúa nếp PD2 do Nguyễn Xuân
Tân, Trường Đại học sư phạm 2 chọn tạo ra bằng con đường gây đột biến giống
nếp 415 và được sử dụng làm dòng bố để lai với TK90, năng suất đạt 5-6 tấn/ha,

có hạt xếp xít, xơi dẻo thơm nhẹ. Nếp DT22 do Nguyễn Văn Bích, Trần Duy
Quý – Viện Di truyền Nơng nghiệp lai tạo, giống có thời gian sinh trưởng ngắn,
xơi dẻo thơm đậm năng suất trung bình 4,5-5 tấn/ha. Nguyễn Thị Trâm, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội lai tạo thành công giống Nếp 44 từ tổ hợp lai Nếp
hoa vàng x (nếp Bầu x VN72), giống có khả năng đẻ nhánh trung bình xơi dẻo,
thơm, năng suất trung bình 5-5,5 tấn/ha. Giống DT21 do KS. Nguyễn Văn Bích
và CTV bộ môn Di truyền và công nghệ lúa lai – Viện Di truyền Nông nghiệp lai
tạo từ tổ hợp lai ĐV2 (nếp cái hoa vàng đột biến) với Nếp N415. Giống nếp
TK106 tạo ra từ đột biến phóng xạ Co60 trên giống TK90. Hà Văn Nhân,
Nguyễn Thành Luân, Lương thị Hưng và CTV - Viện Cây lương thực và Cây
thực phẩm chọn lọc thành công giống P6ĐB bằng phương pháp xử lý đột biến
giống P6 bằng Co60 (Cục Trồng trọt, 2009).
Nguyễn Đức Thành và cs. (2009), đã thu thập 17 mẫu lúa nếp Tú Lệ và 8
mẫu nếp đặc sản khác (nếp Cái hoa vàng, nếp Hương, nếp Cái, nếp Hoa vàng,
nếp Cái nương, nếp Nương thơm, nếp Đập và nếp Cẩm). Kết quả nghiên cứu về
độ bền gel, nhiệt độ hóa hồ và hàm lượng protein cho thấy nếp Tú Lệ thu từ các
địa phương khác nhau đều mềm, nhiệt độ hóa hồ thấp (6,17 đến 7,0) và hàm
lượng protein khá (9,19 đến 10,04). Đã phân tích mức độ biến đổi di truyền ở các
dòng nếp Tú Lệ và 8 giống nếp đặc sản bằng các chỉ thị SSR liên quan đến chất
lượng (hàm lượng amylose, độ bền gel, mùi thơm, chiều dài hạt).
Theo Lê Hữu Hải (2013), kết quả thực hiện đề tài “Chọn lọc làm thuần
giống lúa than đặc sản” đã chọn lọc thuần giống 01 dòng lúa than nổi trội, tỷ lệ
đỗ ngã thấp đưa vào sản xuất và đặt tên là lúa cẩm Cai Lậy. Giống lúa than đặc
sản này có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm cực ngắn ngày 80-85 ngày (đối với

7


gieo sạ) và 90-95 ngày (đối với cấy); năng suất khá cao và ổn định, vụ Hè Thu
đạt năng suất 4 – 5tấn/ha và vụ Đông Xuân đạt 5-6 tấn/ha, trong điều kiện thâm

canh cao có thể đạt năng suất 6-7 tấn/ha; chống chịu sâu bệnh ở mức chấp nhận
như kháng bệnh đạo ôn (cháy lá), nhiễm rầy nâu; lúa này xay ra gạo có hàm
lượng protein cao (9-10%), hàm lượng amylose thấp (13-14%), nhiều chất
khống, chất xơ hịa tan, vitamin nhóm B và đặc biệt có chứa hàm lượng cao nhất
anthocyanin có lợi cho sức khỏe và người ăn kiêng.
Theo Nguyễn Minh Công và cs. (2016), sử dụng chiếu xạ tia gamma
(Co60) với liều lượng 100 và 150 Gy vào hạt lúa nếp TK90 đã chọn được giống
nếp Phú Q. Giống nếp Phú Q có cây cịn hơi cao (trung bình 120-125cm),
thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung bình. Vì vậy, đã tiếp tục chiếu
xạ với phương thức như trên và đã tạo được nhiều dòng đột biến ưu tú, có ý
nghĩa cải tiến giống. Đã tuyển chọn được dịng đột biến PQ3 có cây thấp
(101,43cm ở vụ mùa và 102,61 cm ở vụ xuân), có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ
mùa 111 ngày, vụ xuân muộn 127 ngày) nhưng vẫn giữ được các đặc điểm quý
của giống gốc, góp phần đưa nếp Phú Quý vào nhóm giống ngắn ngày và tăng
khả năng mở rộng trong sản xuất.
Theo Nguyễn Văn Tiếp và cs. (2016), xử lý bằng tia Gamma (Co60), lên
hạt nảy mầm ở thời điểm 69 – 72 h (kể từ khi ngâm hạt) của giống lúa nếp Cái hoa
vàng với các liều xạ 10 và 15 krad. Tiến hành chọn lọc liên tục từ M1 đến M5 đã
thu được một số dịng đột biến có giá trị cải tiến giống. Mỗi dịng đột biến có giá
trị khác nhau trong việc cải tiến giống nếp Cái hoa vàng như: mất cảm ứng quang
chu kỳ (có thể gieo cấy 2 vụ/năm), thấp cây chống đổ tốt, rút ngắn thời gian sinh
trưởng, tăng số hạt trên bơng,…Các dịng có ý nghĩa cải thiện chiều cao cây là:
HV1, HV3, HV7 và HV13. Các dịng có ý nghĩa rút ngắn thời gian sinh trưởng là:
HV2, HV4, HV8 và HV13. Các dịng có ý nghĩa trong việc cải thiện khả năng
chống đổ là: HV1, HV3, HV7 và HV13. Các dịng có ý nghĩa trong việc tăng năng
suất là: HV5, HV7, HV8, HV9, HV10, HV12 và HV14. Các dòng đột biến được
đánh giá về một số đặc điểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất, so sánh chúng với nhau và với giống gốc. Từ đó đã chọn được 2 dịng
đột biến có triển vọng là HV1 và HV13: có mùi thơm, giảm chiều cao cây, tăng
khả năng chống đổ và cải tiến năng suất. Kết quả giải phẫu thân các dòng đột biến

và giống gốc cho thấy nhiều điểm khác biệt trong cấu trúc giải phẫu liên quan đến

8


khả năng chống đổ như: làm thay đổi cách sắp xếp của bó mạch ở nhiều dịng đột
biến theo hướng làm cho cây cứng hơn và kháng đổ tốt hơn.
Theo Nguyễn Thị Lang và cs. (2016), giống lúa nếp OM366 được chọn
lọc từ tổ hợp lai OM2008/ Nếp Sáp. Giống lúa OM366 có ưu điểm là giống lúa
cứng cây, đẻ nhánh khoẻ, năng suất cao (6-7 tấn/ha), gạo tương đối dẻo, ngon
cơm. Kết quả khảo nghiệm qua các vụ cho thấy, giống lúa OM366 thích hợp
trong cả hai vụ đơng xuân và hè thu, phù hợp ở nhiều vùng đất khác nhau. Giống
lúa nếp OM366 có khả năng chống chịu được bệnh cháy bìa lá ở cấp 1, chống
chịu bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở mức độ trung bình khá, hơi nhiễm đạo ơn
(cấp 3-5). Giống lúa OM366 phù hợp cho vùng An Giang, Hậu Giang, Long An,
Cần Thơ và Trà Vinh.
Theo Trần Văn Minh và Đỗ Thị Diệu Hạnh (2016) các giống lúa nếp Ba
tháng, nếp Lân và nếp Ngự được trồng lâu đời và gắn bó với người nơng dân các
dân tộc ở huyện Hồi Ân, tỉnh Bình Định. Nếp Ba tháng và nếp Ngự thuộc nhóm
giống trung ngày (115-118 ngày), nếp Lân thuộc nhóm giống dài ngày (180 –
187 ngày). Cả ba giống được gieo trồng trong vụ hè thu và thuộc loại hình cao
cây. Giống nếp Lân có khả năng đẻ nhánh cao 9,33 nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu
85,42%, chiều dài bông lúa 32,56cm. Các giống khi trổ có độ thốt cổ bơng tốt, ít
rụng hạt, khả năng chống lạnh tốt, sâu bệnh hại không đáng kể. Giống nếp Ba
tháng năng suất 47,67 tạ/ha, nếp Lân 46,67 tạ/ha, nếp Ngự 43,33 tạ/ha. Các giống
lúa có dạng hạt bầu, tỷ lệ gạo nguyên cao (87,76% - 95,89%), chất lượng cơm
ngon, thơm, dẻo. Hàm lượng protein cao (9,76 -10,71%), hàm lượng amyloza rất
thấp (4,22% - 4,67%).
Nguyễn Thị Lân và Nguyễn Thế Hùng (2017) đã phục tráng thành công 2
giống lúa nếp đặc sản Khẩu Pái và Khẩu Lường Ván tại Tuyên Quang trong 3

năm từ 2014-2016. Kết quả chọn được 5 dòng ưu tú/giống; năng suất trung bình
đạt 42,94 tạ/ha (giống Khẩu Pái) và 44,52 tạ/ha (giống Khẩu Lường Ván), cao
hơn so với năng suất của các giống này khi chưa chọn lọc tương ứng là 7,22 tạ/ha
(tăng 16,82%), 8,00 tạ/ha (tăng 18,07%); từ 5 dòng ưu tú/giống, đã hỗn dòng và
tạo được 100 kg hạt giống siêu nguyên chủng (50 kg/giống) có độ thuần và độ
sạch đạt 100%; tạp chất và hạt khác giống là 0%, tỷ lệ nảy mầm 97,5 – 98,2%, độ
ẩm 12%.

9


2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA
2.3.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới
2.3.1.1. Những nghiên cứu về mùa vụ
Ruộng lúa luôn chịu sự tác động của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng và chế độ nước. Tuy nhiên, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng có ảnh
hưởng đáng kể nhất. Tác giả Yoshida (1985) cho biết nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhiệt độ lạnh làm ảnh hưởng đến sức nảy
mầm, mạ ra lá chậm, mạ lùn, lá vàng, đỉnh bơng bị thối hóa, độ thốt cổ bơng
kém, chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao và chín khơng đều. Cây lúa rất mẫn cảm với nhiệt
độ cao vào lúc trỗ bông, khi gặp nhiệt độ trên 35oC kéo dài hơn 1 giờ vào lúa nở
hoa làm cho tỷ lệ hạt lép tăng rõ rệt.
Áng sáng thường ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: cường độ ánh sáng
ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự
phát triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Theo Yoshida (1985) cho
biết nếu muốn đạt 5 tấn thóc/ha cần khoảng 300 cal/cm2/ngày ở thời kỳ hình
thành sản lượng và cần ít lượng bức xạ hơn ở thời kỳ chín. Trong các giống
lúa thì giống địa phương thường dễ mẫn cảm với ánh sáng và có thể trỗ bông
khi giai đoạn ngày dài ở mức độ thấp (thời gian tới hạn của ngày dài từ 12,514 giờ). Tuy nhiên, hiện nay nhiều giống lúa trồng thường khơng mẫn cảm với
ánh sáng và có thể trỗ bơng ở bất cứ vĩ độ nào miễn là điều kiện nhiệt độ

không bị hạn chế.
Nước là yếu tố quan trọng trong đời sống cây lúa, chế độ nước có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa. Thiếu nước ở bất
kỳ giai đoạn sinh trưởng nào cũng có thể làm giảm năng suất lúa, thiếu nước làm
cây có biểu hiện lá cuộn trịn lại, lá bị cháy, hạn chế đẻ nhánh, cây thấp, chậm ra
hoa, hạt lép và lửng. Thiếu hụt nước vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có thể
làm giảm chiều cao cây, số nhánh và diện tích lá nhưng năng suất khơng bị ảnh
hưởng nếu như nhu cầu nước được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, thiếu nước từ
giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trỗ bông (nhất là vào thời gian 11 ngày và 3
ngày trước trỗ bông) chỉ cần hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng
và tỷ lệ hạt lép cao (Yoshida, 1985).

10


2.3.1.2. Những nghiên cứu về phân bón
a) Nghiên cứu về đạm cho cây lúa
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa cho thấy bón đạm với liều lượng
cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó giảm dần, với liều
lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao. Nếu giảm
một nửa lượng phân đạm trong trồng trọt thì năng suất cây trồng sẽ giảm 22%
trong thời gian ngắn; 25-30% trong thời gian dài, thu nhập trang trại giảm 12%,
lợi nhuận của các trang trại giảm 40%, tổng sản lượng hoa màu giảm 10%
(Dobermann et al., 2005).
Nitơ là yếu tố tham gia vào nhiều thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật
như các amino axit, các nucleotit và diệp lục, protein, một vài hormon sinh
trưởng và giúp cho quá trình hình tế bào mới, do đó, q trình sinh trưởng trồng
địi hỏi phải được cung cấp nitơ thường xuyên (Sinclair et al., 2012).
Theo Weon Tai Jeon (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm
khác nhau (0, 50, 70, 90, 110, 130 and 150 kgN/ha) đối với sinh trưởng, năng

suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Goami2, cho thấy giá trị chỉ
số SPAD và hàm lượng N trong cây đều tăng sau 29 ngày gieo nhưng lại giảm
sau 93 ngày gieo. Kết quả nghiên cứu xác định mức 70 kgN/ha thích hợp cho
giống Goami2 đạt năng suất và tỷ lệ gạo xát cao nhất.
Songyikhangsuthor et al. (2014), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
5 công thức phân đạm (0, 30, 60, 90 và 120 kg/ha) trên 6 giống lúa cạn là:
Makhinsoung, Nok, Non, IR55423-1, B6144F-MR-6 và IR60080-46a. Kết quả
cho thấy mức đạm 30 kg/ha làm tăng năng suất của các giống lúa cải tiến và mức
50 kg/ha làm tăng năng suất của các giống địa phương. Các công thức bón phân
có năng suất cao hơn cơng thức đối chứng (khơng bón) từ 29-36% đối với giống
cải tiến và tăng 25-34% đối với giống địa phương.
Theo Sarwa et al. (2011), sức sống của mạ và tuổi mạ khi cấy có vai trị
hết sức quan trọng trong thâm canh lúa. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm
bón và tuổi mạ được tác giả đánh giá sau khi cấy 10, 20, 30 và 40 ngày. Kết quả
cho thấy năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giảm khi cấy ở các tuổi mạ
cao, mật độ cấy dầy hơn và khơng bón phân.

11


Theo Kawasaki et al. (2011), kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến
năng suất của giống lúa nếp RD6 tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan cho thấy với
lượng 75 kgN/ha cho năng suất cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa.
Mazarire et al. (2013), nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến một số giống
lúa cạn ((NERICA 1, NERICA 3, NERICA 7 và Mhara 1) ở Zimbabwe cho thấy
lượng đạm khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều dài bông, tỷ lệ hạt
chắc và năng suất. Năng suất giảm ở mức 1 (0 kgN/ha) nhưng ở mức 2 (39.5
kgN/ha), mức 3 (64.5 kgN/ha) và mức 4 (89.5 kgN/ha) 39,5 kgN/ha thích hợp
nhất cho 4 giống lúa cạn trên.
Boualaphanh et al. (2011), các giống lúa nếp ở Lào có vai trị quan trọng

trong việc đảm bảo lương thực, du lịch và xuất khẩu. Trong đó có 2 giống lúa
nếp được trồng nhiều nhất là Thasano1 (TSN1) and Thadokkham1 (TDK1). Kết
quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất của 2 giống trên và 2
giống lúa địa phương Hom Nang Nouane (HNN) và Kai Noy Leuang (KNL) cho
thấy khi tăng lượng đạm thì năng suất của 2 giống TDK1 và TSN1 tăng nhưng
không tăng đối với 2 giống HNN và KNL. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi
tăng lượng đạm bón khơng ảnh hưởng đến chất lượng của cả 4 giống.
Theo Naing et al. (2010), đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và
phân vô cơ tới năng suất của 05 giống lúa nếp cẩm với 4 cơng thức phân bón là:
1- Đối chứng khơng bón phân; 2- Bón 10 tấn phân chuồng; 3- Bón phân vô cơ
với lượng 50N + 22P205 + 42K20; 4- Kết hợp bón 10 tấn phân chuồng + 50N +
22P205 + 42K20. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức bón kết hợp làm tăng
khối lượng chất khơ của rễ, số bơng/khóm, số hạt trên bơng và năng suất. Trong
số 05 giống lúa cẩm có giống KKU-GL-BL-05-002 có năng suất cao nhất.
b) Nghiên cứu về lân cho cây lúa
Các công trình nghiên cứu của De Datta et al.(1989) và Vlek (1986) về
đặc điểm bón phân cho các giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về
phân bón nhiều nhất là lân, cao hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút
đạm và kali, là cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp
lân của đất cho cây trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân dể tiêu, phân lân bón
cho lúa có hiệu quả đứng thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở
những đất nghèo dinh dưỡng thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm.
Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao

12


của phân lân. Khi cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức
đẻ nhánh giảm và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh
và trịn mình, phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng

của phần trên mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng
của trọng lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả
của phân lân đối với năng suất lúa khơng lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và
tăng khả năng chống đổ.
Theo Sarker (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa
cho thấy: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối
và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng.
Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa”.
Zhang et al. (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến hai giống lúa
japonica (1 giống lúa cạn Zhonghan 3 và 01 lúa nước Yangfujing 8) ở 2 phương
thức cấy khác nhau (cả hai giống cấy ở trên cạn và dưới nước) với 3 mức lân
khác nhau (mức thấp 45 kg P205/ha; mức trung bình 90 kg P205/ha và mức cao
135 kg P205/ha). Khi mức lân tăng thì năng suất tăng của cả giống lúa cạn và
nước đều tăng ở điều kiện cạn nhưng khơng có sự sai khác về năng suất giữa
mức lân cao và trung bình đối với cả 2 giống, cụ thể năng suất của giống lúa cạn
tăng nhẹ còn lúa nước giảm nhẹ. Ở cả điều kiện khơ hạn và có tưới, ở mức lân
thấp, cả hai giống lúa đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn, chất lượng nấu nướng và
ăn tốt hơn ở mức lân cao và trung bình.
c) Nghiên cứu về kali cho cây lúa
Thí nghiệm của Kobayashi (1995) chỉ ra rằng khi bón đủ kali, giai đoạn từ
bắt đầu đẻ nhánh đến phân hố địng có tốc độ hút kali cao nhất sau đó giảm. Bón
kali khi lúa phân hố địng có thể làm tăng số hạt trên bông. hi nghiên cứu về đặc
điểm dinh dưỡng, kỹ thuật bón phân cho lúa lai năng suất cao ở Bắc Kinh cho
thấy: Đối với lúa ngắn ngày, giai đoạn trỗ cây lúa hút 43,1% lượng kali và tổng
lượng kali cần để đạt năng suất cao là 217,7 kg/ha. Còn đối với lúa dài ngày, cây
hút lượng kali tương đối đều ở các giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn lúa trỗ bông
hút 31,9% và tổng lượng cần là 263,75 kg/ha. Tác giả cho thấy, bón kali ở giai
đoạn khác nhau cũng cho hiệu quả khác nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Sarker (2002), từ khi cây lúa bắt đầu bén rễ
đến cuối đẻ nhánh, đối với vụ sớm và vụ muộn đều hút một lượng kali tương


13


×