Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HƢƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU
CỦA LỢN MẮC HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP
VÀ SINH SẢN (PRRS) THỰC NGHIỆM

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2016
Tác giả luận văn



Trần Thị Hƣơng Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng biết ơn sâu
sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Thú y Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã chia sẻ tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ngƣời thầy kính mến PGS.TS Nguyễn
Hữu Nam–Giảng viên mơn Bệnh Lý khoa Thú y đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tơi trong
suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và anh chị làm việc tại phịng thí nghiệm bộ
mơn Bệnh Lý Thú y Khoa Thú y đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những ngƣời ln
động viên, giúp đỡ tơi vƣợt qua mọi khó khăn trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn
thành tốt khóa luận này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Hƣơng Giang

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục . ...............................................................................................................................iii
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục hình ảnh .............................................................................................................. vii
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ................................................................................................................. x
Thesis abstract...................................................................................................................... xii
Phần 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 3
2.1. Lịch sử và tình hình dịch prrs ở lợn ............................................................................... 3
2.1.1. Khái quát chung ........................................................................................................... 3
2.1.2. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn trên thế giới ..................................................... 3
2.1.3. Tình hình dịch PRRS tại Việt Nam ............................................................................. 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ..................................................................... 9
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ................................................................................ 9
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................. 10
2.3. Căn bệnh ....................................................................................................................... 11
2.3.1. Tìm hiểu về căn bệnh ................................................................................................. 11
2.3.2. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS........................................................................ 11
2.3.3. Phân loại virus PRRS. ............................................................................................... 13
2.3.4. Sức đề kháng của virus PRRS ................................................................................... 14
2.3.4. Đặc tính ni cấy virus PRRS ................................................................................... 15
2.4. Dịch tễ học .................................................................................................................... 15
2.4.1. Loài vật mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh ....................................................................... 15
2.4.2. Chất chứa mầm bệnh và quá trình truyền lây ............................................................ 16

2.4.3. Cơ chế sinh bệnh. ....................................................................................................... 18

iii


2.5. Triệu chứng và bệnh tích .............................................................................................. 20
2.5.1. Triệu chứng của bệnh PRRS ...................................................................................... 20
2.5.2. Bệnh tích của bệnh PRRS .......................................................................................... 21
2.6. Chẩn đốn và phịng trị bệnh ........................................................................................ 22
2.6.1. Chẩn đốn .................................................................................................................. 22
2.6.2. Các biện pháp phịng và điều trị ................................................................................ 26
Phần 3. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 30
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 30
3.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 30
3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 30
3.4. Nguyên liệu ................................................................................................................... 30
3.4.1. Virus........................................................................................................................... 30
3.4.2. Động vật thí nghiệm .................................................................................................. 30
3.4.3. Hố chất ..................................................................................................................... 30
3.4.4. Dụng cụ ...................................................................................................................... 30
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.5.1. Phƣơng pháp gây bệnh thực nghiệm.......................................................................... 31
3.5.2. Phƣơng pháp ELISA .................................................................................................. 31
3.5.3. Phƣơng pháp quan sát, mô tả ..................................................................................... 32
3.5.4. Phƣơng pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể .................................................... 32
3.5.5. Phƣơng pháp làm tiêu bản bệnh lý vi thể .................................................................. 33
3.5.6. Phƣơng pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) .................. 35
3.6. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................................................ 35
Phần 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................................ 36
4.1. Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng virus chủng PRRSV – CG – 03.......................... 36

4.1.1. Kết quả xét nghiệm của lợn trƣớc khi gây nhiễm PRRSV – CG - 03 ....................... 36
4.1.2. Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus PRRSV – CG - 03 ....................... 38
4.2. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bệnh ..................................... 39
4.2.1. Thân nhiệt của lợn sau gây nhiễm virus chủng PRRSV - CG - 03 .......................... 39
4.2.2. Tần số hô hấp của lợn trƣớc và sau gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG – 03. .......... 41
4.2.3. Nhịp tim của lợn trƣớc và sau gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG - 03............... 43
4.2.4. Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bệnh................................... 46

iv


4.3. Kết quả một số chỉ tiêu huyết học của lợn gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG 03 ........................................................................................................................... 50
4.3.1. Kết quả khảo sát chỉ tiêu hồng cầu của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng
PRRSV – CG - 03 .................................................................................................. 50
4.3.2. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng
PRRSV - CG - 03. ................................................................................................. 52
4.4. Kết quả xác định bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn đƣợc gây nhiễm PRRSV thực
nghiệm ................................................................................................................... 54
4.5. Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn đƣợc gây nhiễm PRRSV thực nghiệm. .................... 57
Phần 5. Kết luận và đề nghị .............................................................................................. 60
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 60
5.2. Đề nghị .......................................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 61

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Protein cấu trúc của PRRSV ............................................................................. 13
Bảng 2.2.


Sức đề kháng của PRRSV ................................................................................ 14

Bảng 4.1. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PRRSV bằng phƣơng pháp ELISA
(Giá trị S/P ) ...................................................................................................... 36
Bảng 4.2. Kết quả xét nghiệm sự có mặt của virus PRRS và một số virus khác bằng
phƣơng pháp RT – PCR .................................................................................... 37
Bảng 4.3

Kết quả đo thân nhiệt trƣớc khi gây nhiễm virus chủng PRRSV- CG - 03 ...... 37

Bảng 4.4. Kết quả xác định sự có mặt của virus PRRS bằng phƣơng pháp RT –
PCR ................................................................................................................... 38
Bảng 4.5. Diễn biến thân nhiệt của lợn thí nghiệm PRRSV – CG - 03 ............................ 39
Bảng 4.6. Tần số hô hấp của lợn trƣớc gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG -03. ......... 42
Bảng 4.7. Tần số hô hấp của lợn sau gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG – 03 ......... 42
Bảng 4.8. Nhịp tim của lợn trƣớc khi gây nhiễm virus chủng PRRSV- CG - 03 ............ 44
Bảng 4.9. Nhịp tim của lợn sau khi gây nhiễm virus chủng PRRSV – CG - 03 ............... 44
Bảng 4.10. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng
PRRSV – CG - 03 ............................................................................................. 46
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu ở lợn gây nhiễm virus
chủng PRRSV- CG-03. ..................................................................................... 50
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn gây bệnh ....................................... 52
Bảng 4.13. Bệnh tích đại thể của lợn đƣợc gây nhiễm PRRSV thực nghiệm ..................... 54
Bảng 4.14. Bệnh tích vi thể chủ yếu của lợn đƣợc gây nhiễm PRRSV thực nghiệm ......... 58

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Bản đồ lịch sử xuất hiện bệnh PRRS trên thế giới ................................................ 4
Hình 2.2. Dịch bệnh PRRS tại Việt Nam năm 2007.............................................................. 7
Hình 2.3. Hình thái virus PRRS ......................................................................................... 12
Hình 2.4. Cấu trúc bộ gen của PRRSV ................................................................................ 12
Hình 2.5. Virus PRRS xâm nhập và phá hủy tế bào đại thực bào ....................................... 19
Hình 4.1. Nhỏ PRRSV – CG - 03 ........................................................................................ 38
Hình 4.2. Lấy mẫu máu xét nghiệm ................................................................................... 38
Hình 4.3. Nhiệt độ trung bình của lợn đƣợc gây nhiễm virus chủng PRRSV- CG 03. ...................................................................................................................... 40
Hình 4.4. Tần số hơ hấp trƣớc khi gây nhiễm 7 ngày và 21 ngày sau khi gây nhiễm
virus chủng PRRSV – CG - 03. ......................................................................... 43
Hình 4.5. Diễn biến nhịp tim trƣớc 7 ngày và 21 ngày sau khi gây nhiễm virus chủng
PRRSV – CG - 03 .............................................................................................. 45
Hình 4.6. Lợn mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn ................................................................................ 47
Hình 4.7. Chảy nƣớc mũi ................................................................................................... 47
Hình 4.8. Mắt lợn viêm, có nhử đặc .................................................................................. 47
Hình 4.9. Phân lợn bị táo bón ............................................................................................ 47
Hình 4.10. Lợn tím tai......................................................................................................... 47
Hình 4.11. Lợn tụ máu ở da tồn thân ................................................................................ 47
Hình 4.12. Biểu đồ diễn biến công thức bạch cầu của lợn gây bệnh thực nghiệm ............. 53
Hình 4.13. Biểu đồ diễn biến công thức bạch cầu của lợn đối chứng ................................ 53
Hình 4.14. Phổi thuỷ thũng, tụ huyết, màng phổi viêm tơ huyết ........................................ 56
Hình 4.15. Hạch phổi sƣng, xuất huyết ............................................................................. 56
Hình 4.16. Thận xuất huyết điểm. ...................................................................................... 56
Hình 4.17. Xuất huyết niêm mạc dạ dày............................................................................. 56
Hình 4.18. Lách sƣng, tụ máu ............................................................................................. 57
Hình 4.19. Não sung huyết ................................................................................................. 57

vii



Hình 4.20. Tá tràng, manh tràng sung huyết ...................................................................... 57
Hình 4.20. Hồng cầu tràn ngập trong lòng các phế quản, phế nang ( HE .10x) ................. 59
Hình 4.21. Viêm kẽ phổi (HE.10x) ..................................................................................... 59
Hình 4.22. Thận thâm nhiễm tế bào viêm ở kẽ thận. (HE.10x) .......................................... 59
Hình 4.23. Lách tụ máu, tủy đỏ dãn rộng chứa đầy hồng cầu (HE .20x) ........................... 59
Hình 4.24. Virus có nhiều ở tế bào biểu mơ ống mật gan (IHC.10x) ................................. 59
Hình 4.25. Virus có nhiều ở tế bào đại thực bào trong lịng phế nang (IHC.40x) .............. 59

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

H.E

Hematoxylin & Eosin

IPMA

Immuno – Peroxidase Monolayer Assay

NXB

Nhà xuất bản

OIE


Organisation of International Epidemiology (Tổ chức Dịch tễ học Thế giới)

OD

Optical Density (Mật độ quang)

PBS

Phosphate Buffer Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

RNA

Ribonucleic Acid

RT – PCR

Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction


DMEM

Dulbecco,s Modified Eagle Medium

BED

Blue Ear disease

MSD

Mistery Swine DiseasE

SHFV

Simian hemorrhaghic fever virus

LDHV

Lactate Dehydlogenase – elevating virus

EAV

Equine virus

PAM

Pulmnary alveolar macrophage

PCV2


Porcine Circovirus Type 2

FMDV

Foot-and-mouth disease virus

CSFV

Classical swine Fever virus

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

ORF

Open reading frame (khung đọc mở)

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Trần Thị Hƣơng Giang
Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản (PRRS) thực nghiệm”
Chuyên ngành : Thú y

Mã số : 60.64.01.01

Tên cơ sở đào tạo : Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

I. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu:
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hay còn gọi với cái tên “Bệnh Tai
xanh ở lợn” (là một bệnh truyền nhiễm mới với các biểu hiện đặc trƣng đồng thời ở hệ sinh
sản, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa: sảy thai, đẻ muộn ở lợn nái; viêm tinh hoàn ở lợn đực; tiêu
chảy, viêm phổi và tai xanh ở lợn con theo mẹ; phát ban , sƣng phù mặt, xuất huyết và hoại
tử da ở lợn vỗ béo…)
PRRS là một bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại khủng khiếp về mặt kinh tế do:
- Giảm số đầu con sơ sinh/nái đẻ vì chết thai, sảy thai.
- Chết do trụy hơ hấp và tiêu chảy.
Từ tính chất nguy hiểm của bệnh và yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành:
“Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(PRRS) thực nghiệm”
1.Đối tƣợng nghiên cứu :
- 10 con lợn giống Landrace 6 tuần tuổi, chủng PRRSV – CG - 03
2.Mục đích của đề tài :
- Xác định đƣợc các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh PRRS thực nghiệm.
II. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
1.Phƣơng pháp gây bệnh thực nghiệm
2.Phƣơng pháp ELISA
3.Phƣơng pháp quan sát, mơ tả
4.Phƣơng pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể
5.Phƣơng pháp làm tiêu bản bệnh lý vi thể
6.Phƣơng pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC)
III. Kết quả và kết luận của đề tài.
Hoàn thành đề tài này chúng tơi có một số kết luận sau:

x


1.Chúng tôi đã gây bệnh thực nghiệm thành công trên lợn bằng virus chủng

PRRSV - CG - 03.
2.Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bệnh là: sốt cao, giảm ăn, bỏ ăn, phát ban,
mí mắt sƣng, ho, khó thở, chải nƣớc mũi, tím tai, táo bón, thân nhiệt, nhịp tim và tần số hô
hấp tăng.
3.Khi lợn mắc PRRSV - CG - 03 số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng Hb, tỷ khối huyết
cầu, nồng độ huyết sắc tố bình quân, số lƣợng huyết sắc tố bình quân tăng và thể tích bình
qn hồng cầu giảm; Số lƣợng bạch cầu tăng trong đó có bạch cầu đa nhân trung tính và
bạch cầu ái toan tăng và bạch cầu đơn nhân lớn và tế bào lympho giảm.
4.Bệnh tích đại thể chủ yếu tập trung ở phổi, hạch lympho. Đặc trƣng là viêm phổi
hoại tử, màng phổi viêm tơ huyết. Vùng phổi viêm thƣờng có màu xám đỏ, chắc đặc lại. Ở
hạch lympho hiện tƣợng sung huyết, xuất huyết là phổ biến.
5.Bệnh tích vi thể đặc trƣng trên phổi là: phổi sung huyết, xuất huyết, thâm nhiễm
tế bào viêm, virus có nhiều ở tế bào đại thực bào phế nang và các tế bảo biểu mô.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Huong Giang
Thesis title: “Studies major pathological characteristics of pigs respiratory syndrome
and reproductive (PRRS) empirical”
Major: Veterinary

Code: 60:64:01:01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
I. Research Objectives
Reproductive disorders and respiratory (PRRS), also known as "blue ear disease in
pigs" (as a new infectious disease with specific symptoms simultaneously in the
reproductive system, respiratory system and the system digest: abortion, birth late in sows;

orchitis in boars, diarrhea, pneumonia and PRRSV in piglets, hives, swelling of the face,
skin hemorrhages and necrosis in fattening pigs ...)
PRRS is an infectious disease caused terrible damage in economic terms due to:
- Reduce the number of early newborn / sow lay dying pregnant, miscarried.
- Death from respiratory failure and diarrhea.
From the dangerous nature of the disease and practical requirements, we conduct:
“Studies major pathological characteristics of pigs respiratory syndrome and
reproductive (PRRS) empirical”
1. The object of research:
- 10 Landrace pigs 6 weeks old, PRRSV strains - CG - 03
2. The purpose of the project:
- Identify the main pathological characteristics of experimental PRRS infected pigs.
II. The research methodology.
1. Experimental Methods disease
2. Method ELISA
3. The method of observation, description
4. Method examined by macroscopic lesions
5. A method of microscopic pathology specimen
6. Methods of immunohistochemistry staining (immunohistochemistry - IHC)

xii


III. Results and conclusions of the thesis.
Completion of this subject we have some conclusions:
1. We have successfully cause disease in pigs experimentally with strains of
PRRSV virus - CG - 03.
2. Clinical symptoms of swine mainly are: fever, decreased eating, anorexia, rash,
eyelid swelling, coughing, shortness of breath, runny comb, purple ears, constipation, body
temperature, heart rate and increased respiratory rate.

3. When pigs PRRSV - CG - 03 red cell count, hemoglobin concentration, reducing
blood volume, hemoglobin concentration on average, the amount of increase in the average
hemoglobin and red blood cell volume decreased on average; Leukocyte count rose while
polymorphonuclear leukocytes and eosinophils and monocytes increased large and
decreased lymphocytes.
4. macroscopic lesions mainly in the lungs, lymph nodes. Characterized as
necrotizing pneumonia, pleural inflammation of fibrin. Inflammatory lung regions usually
gray red, make thickens. In lymph congestion phenomenon, dengue is common.
5. The characteristic microscopic lesions in the lungs are: lung congestion,
hemorrhage, inflammatory cell infiltration, cell virus are abundant in alveolar macrophages
and epithelial cells.

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Hiện
nay khi đất nƣớc ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi tỷ trọng giá
trị sản phẩm trong GDP có xu hƣớng giảm đi thì tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn ni
lại có xu hƣớng tăng lên trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là tỷ
trọng giá trị sản phẩm thịt lợn.
Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi khơng mới nhƣng trong điều kiện Việt
Nam hiện nay đó lại là ngành chăn ni có triển vọng nhất. Nhu cầu về thịt lợn trên
thị trƣờng ngày càng tăng lên cùng với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng
suất chăn nuôi đƣợc cải thiện, thời gian nuôi đƣợc rút ngắn. Đây chính là động lực
để thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi, ngành chăn ni Việt Nam gặp khơng ít khó
khăn, đặc biệt là sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Hội chứng rối loạn sinh sản
và hô hấp (PRRS) hay còn gọi với cái tên “Bệnh Tai xanh ở lợn” (là một bệnh

truyền nhiễm mới với các biểu hiện đặc trƣng đồng thời ở hệ sinh sản, hệ hô hấp và
hệ tiêu hóa: sảy thai, đẻ muộn ở lợn nái; viêm tinh hoàn ở lợn đực; tiêu chảy, viêm
phổi và tai xanh ở lợn con theo mẹ; phát ban , sƣng phù mặt, xuất huyết và hoại tử
da ở lợn vỗ béo…)
PRRS là một bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế do:
- Giảm số đầu con sơ sinh/nái đẻ vì chết thai, sảy thai.
- Chết do trụy hô hấp và tiêu chảy.
Ở Việt Nam, riêng tháng 3/2007 tại Hải Dƣơng chỉ trong vòng 5 tuần, bệnh
đã gây chết trên 60.000 lợn, ngồi ra cịn kể thêm các chi phí khác để khoanh vùng
thanh tốn dịch. Năm 2008, cả nƣớc có tới 47/61 tỉnh cơng bố dịch Tai xanh, nặng
nhất là Long An, Quảng Nam, Thanh Hóa kiến hàng trăm ngàn lợn buộc phải tiêu
hủy, gây thiệt hại lớn về kinh tế, làm cho cuộc sống của ngƣời chăn nuôi bị ảnh
hƣởng nặng nề.
Vấn đề đặt ra là sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, ở lợn triệu chứng lâm
sàng của bệnh diễn biến nhƣ thế nào? Các biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể tại cơ
quan, tổ chức sau gây nhiễm thay đổi ra sao? Cơ quan nào bị phá hủy nhiều nhất?

1


Từ tính chất nguy hiểm của bệnh và yêu cầu thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành:
“Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản (PRRS) thực nghiệm”
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xác định đƣợc các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh PRRS
thực nghiệm.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
- Đây là nghiên cứu khá đầy đủ về một số đặc điểm bệnh lý của hội chứng
rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). Những biến đổi đại thể, vi thể ở các cơ
của quan lợn bệnh, những thay đổi về chỉ tiêu huyết học.

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham chiếu cho các nghiên cứu
chuyên sâu khác.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà chuyên môn hoạch định
phƣơng pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
- Luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa phục vụ cho giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH DỊCH PRRS Ở LỢN
2.1.1. Khái quát chung
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS: Porcine Reproductive and
Respiratory Syndome) là một bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm đối với loài
lợn (kể cả lợn rừng) xảy ra trên mọi lứa tuổi, gây ra bởi hai dòng virus: dòng Châu
Âu đƣợc phân lập tại Viện nghiên cứu Thú y Trung Ƣơng ở Lelystad (Hà Lan) trên
tế bào đại thực bào phế nang lợn và đƣợc đặt tên là virus Lelystad (Wensvoort,
Terpstra và cs, 1991) và dòng Bắc Mỹ VRR-2332. Cho đến nay, lợn là loài động vật
duy nhất mắc hội chứng này. Rất nhiều ổ dịch PRRS cho thấy có sự nhiễm trùng kế
phát với các mầm bệnh khác nhƣ: Streptococus suis, Mycoplasma hypneumoniae,
Ecoli, Actinobacullus pleuropneumoniae (APP), Samonela, Dịch tả lợn … làm cho
bệnh càng trầm trọng hơn. Có thể khẳng định rằng PRRS là nguyên nhân gây tổn
thất kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên Thế Giới.
Thời gian đầu do chƣa xác định đƣợc nguyên nhân nên đƣợc gọi bằng nhiều
tên: Bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) ở châu Mỹ hay Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn
(PEARS), hội chứng hô hấp và sinh sản lợn (PRRS), bệnh tai xanh nhƣ ở châu Âu.
Năm1992, Hội nghị quốc tế về bệnh này đƣợc tổ chức tại St.Paul, Minnesota đã đã
thống nhất tên gọi là Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine
respiratory and reproductive syndrome - PRRS) và đƣợc tổ chức Thú y Thế giới

công nhận.
2.1.2. Lịch sử và tình hình dịch PRRS ở lợn trên thế giới
Những ca bệnh dƣơng tính đầu tiên dựa trên phản ứng huyết thanh đƣợc ghi
nhận lần đầu tiên ở Mỹ tại vùng Bắc của bang California, bang Iowa và Minnesota
vào năm 1885-1986 và tăng lên nhanh chóng năm 1988-1989. Triệu chứng thƣờng
biểu hiện bao gồm rối loạn sinh sản nghiêm trọng, viêm phổi ở lợn con sau cai sữa,
chậm lớn, giảm năng suất và tỷ lệ tử vong tăng (Keffaber, 1989; Loula, 1991).
Khoảng năm 1990, báo cáo từ một cuộc điều tra huyết thanh học ở 19 bang nƣớc
Mỹ có hơn 1600 ca bệnh.
Sau đó bệnh lây lan rộng sang các nƣớc nhƣ Canada năm 1988, Đức năm
1990, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh năm 1991 và năm 1992 ở Pháp (Nguyễn Bá
Hiên và cs, 2011).

3


Năm 1998, bệnh đƣợc phát hiện ở châu Á nhƣ Hàn Quốc (tỷ lệ lƣu hành dịch
67,4-73,1%), Nhật Bản.

Hình 2.1. Bản đồ lịch sử xuất hiện bệnh PRRS trên thế giới
Tại Trung Quốc, dịch bệnh PRRS đã xuất hiện trong những năm gần đây và
hiện đang còn tồn tại. Chủng virus đang lƣu hành tại nƣớc này là chủng thuộc dòng
Bắc Mỹ với tỷ lệ lƣu hành là 80% (Yan et al, 2003), chúng đƣợc chia thành hai
dạng, gồm chủng cổ điển (gây chết ít lợn mắc bệnh) và chủng độc lực cao (gây chết
nhiều lợn nhiễm bệnh).Trong vòng hơn 3 tháng của năm 2006, chủng virus PRRS
độc lực cao đã gây ra đại dịch lây lan ở hơn 10 tỉnh phía Nam, làm hơn 2 triệu con
ốm, trong đó có hơn 400.000 lợn mắc bệnh đã chết. Tính từ đầu năm đến tháng
7/2007, dịch bệnh đã xảy ra ở trên 25 tỉnh, với trên 180.000 lợn mắc bệnh và 45.000
con chết. Điều đáng chú ý là virus gây ra đại dịch PRRS vào năm 2006 ở Trung
Quốc đã cho thấy những thay đổi, tăng tính cƣờng độc mạnh hơn rất nhiều so với

các chủng virus PRRS cổ điển đƣợc phân lập ở nhiều địa phƣơng khác nhau tại
nƣớc này từ năm 1996-2006.
Tại Trung Quốc những năm gần đây, dịch bệnh PRRS đã xuất hiện và vẫn
đang tồn tại. Chủng virus đang lƣu hành thuộc dòng Bắc Mỹ. Trong vòng 3 tháng
của năm 2006, chủng virus của thể độc lực cao gây đại dịch lây lan ở hơn 10 tỉnh
phía Nam làm chết 2.000.000 lợn trong đó hơn 400.000 sảy thai, đẻ non. Đến tháng
7 năm 2007, dịch xảy ra trên 25 tỉnh với trên 180.000 lợn mắc bệnh và 45.000 con
bị chết.
Tại Hồng Kông và Đài Loan: đã xác định đƣợc có cả 2 chủng virus
dịng Bắc Mỹ và dòng Châu Âu cùng lƣu hành với tỷ lệ 94,7-96,4% (Cruz et al,

4


2006), đặc biệt trong cùng một con lợn ở Hồng Kông đã xác định nhiễm cả hai
chủng nêu trên.
Tại Thái Lan, một nghiên cứu với quy mô rộng lớn từ năm 2000 - 2003 cho
thấy các PRRSV đƣợc phân lập từ nhiều địa phƣơng thuộc nƣớc này gồm cả chủng
dòng Châu Âu và dịng Bắc Mỹ. Trong đó virus thuộc chủng dòng Bắc Mỹ chiếm
33,58%, dòng Châu Âu chiếm 66,42%. Các nghiên cứu trƣớc đó đã khẳng định
PRRS lần đầu tiên xuất hiện ở nƣớc này vào năm 1989 và tỷ lệ lƣu hành huyết
thanh của bệnh này cũng thay đổi khác nhau, từ 8,7% vào năm 1991 và trên 76%
vào năm 2002. Nguồn gốc PRRS tại Thái Lan là do việc sử dụng tinh lợn nhập nội
đã bị nhiễm PRRSV hoặc do các đàn lợn nhập nội mang mầm bệnh.
Tại Lào, Cam-Pu-Chia và Myanmar: theo những báo cáo mới đây nhất
của Lào, Cam-Pu-Chia thì trƣờng hợp đầu tiên mắc PRRS độc lực cao đều vào năm
2010 nhƣng với quy mơ nhỏ. Riêng, Myanmar vẫn chƣa tìm ra trƣờng hợp dƣơng
tính nào, nhƣng phải chịu các đợt dịch từ các nƣớc láng giềng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lƣu hành dịch ở Philippin và Malaysia cũng rất cao, lần
lƣợt là 90% và 94%.

Theo Cục Thú y (2008), từ năm 2005 trở lại đây, 27 nƣớc và vùng lãnh
thổ thuộc tất cả các châu lục (trừ châu Đại dƣơng) trên thế giới đã báo cáo cho
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) khẳng định phát hiện có PRRS lƣu hành. Kể cả các
nƣớc có ngành chăn ni lợn phát triển nhƣ Mỹ, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, Pháp,
Đức… đã gây ra những tổn thất rất lớn về kinh tế cho ngƣời chăn ni lên đến
hàng trăm triệu đơla.
2.1.3. Tình hình dịch PRRS tại Việt Nam
Tại Việt Nam bệnh đƣợc báo cáo vào năm 1998 (OIE, 2000). Điều tra ở TP
Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh lợn có kháng thể
kháng PRRSV (596/2308 mẫu) và 5/15 trại (chiếm 33%) nhiễm PRRS. Tỷ lệ
nhiễm ở một số trại chăn ni cơng nghiệp tại TP Hồ Chí Minh là 5,97% (Trần
Thị Bích Liên và Trần Thị Dân, 2007). Năm 2003, tỷ lệ nhiễm PRRS trên lợn nuôi
tập trung ở Cần Thơ là 66,86% (La Tấn Cƣờng, 2005). Điều tra huyết thanh học
của các tác giả Akemi Kamakawa và Hồ Thị Viết Thu từ năm 1999 - 2003 cho
thấy tỷ lệ lợn có kháng thể kháng PRRSV tại Cần Thơ là 7,7% (37/478 mẫu
dƣơng tính với PRRSV).

5


Các kết quả điều tra huyết thanh học tại một số trại lợn giống phía Nam đã
phát hiện có sự lƣu hành của bệnh do chủng virus cổ điển, độc lực thấp gây ra
với một tỷ lệ nhất định lợn giống có huyết thanh dƣơng tính với bệnh (Cục Thú
y, 2007).
Nhƣ vậy có thể thấy PRRSV đã xuất hiện và lƣu hành tại nƣớc ta trong một
thời gian dài. Tuy nhiên, kể từ khi xác định đƣợc lợn có kháng thể kháng PRRSV ở
đàn lợn giống nhập từ Mỹ, tại Việt Nam chƣa từng có vụ dịch PRRS nào xảy ra. Sự
bùng phát thành dịch gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi bắt đầu từ tháng 3 năm
2007 (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Dịch xuất hiện từng đợt tại cả 3 miền Bắc, Trung
và Nam, gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn, đặc biệt là ảnh hƣởng đến phát

triển đàn giống. Trong các ổ dịch, ngoài PRRSV đã đƣợc xác định là nguyên nhân
chính, hàng loạt các loại mầm bệnh khác nhƣ: Dịch tả lợn, PCV2, Tụ huyết trùng,
Phó thƣơng hàn, Liên cầu khuẩn, Suyễn lợn…,
Năm 2007: Xảy ra 2 đợt dịch nghiêm trọng
+ Đợt dịch 1: Bắt đầu từ ngày 12/3/2007.
Dấu ấn quan trọng của dịch PRRS tại Việt Nam đƣợc bắt đầu từ ngày
12/3/2007 khi hàng loạt đàn lợn tại Hải Dƣơng có những biểu hiện ốm khác thƣờng.
Ngày 23/3/2007, cơ quan thú y tại tỉnh này đã báo cáo cho Cục Thú y, ngay sau đó
ngày 26/3/2007, trung tâm chẩn đốn Thú y Trung ƣơng-Cục Thú y đã tiến hành lấy
mẫu xét nghiệm và cho kết quả dƣớng tính với virus PRRS (Tơ Long Thành, 2008).
Do lần đầu tiên dịch PRRS xuất hiện tại Việt Nam và do không quản lý đƣợc việc
buôn bán, vận chuyển lợn ốm, dịch PRRS đã lây lan nhanh và phát triển mạnh tại 6
tỉnh thành khác nhau thuộc Đồng bằng Sông Hồng: Hƣng Yên, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Thái Bình, Bắc Giang và Hải Phịng làm hàng nghàn con bị mắc bệnh.
Tổng số con ốm và mắc bệnh ở đợt dịch này là 31.750 con, số con chết và
đem xử lý là 7.296 con.
+ Đợt dịch thứ 2: Diễn ra từ ngày 25/6 đến 11/12/2007. Ngày 25/6/2007,
dịch lại xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam sau lan rộng ra 178 xã của 40 huyện, thị xã
thuộc 14 tỉnh, thành trong cả nƣớc: Cà Mau, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh
Hịa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,
Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình và Hải Dƣơng với tổng số con ốm là 38.827 con, số
con chết và tiêu hủy là 20.366 con.

6


Bắc Giang

Hải Dƣơng
(12/03/07)


Quảng Ninh
Hải Ph ng

Bắc Ninh

Thái B nh
Hƣng Yên

TT- Huế (13/07)
Đà N ng

Quảng Nam (25/06/07)

Quảng Ng i

:
Long An (28/07/07)

Khánh H a
( 16/09/07)

Cà Mau(18/09/7)

Hình 2.2. Dịch bệnh PRRS tại Việt Nam năm 2007
Nguồn:

Năm 2008
Dịch xảy ra đầu tiên tại Bạc Liêu vào tháng 1 năm 2008 với số lƣợng mắc
bệnh ít. Đến tháng 3 năm 2008 dịch tái xuất hiện ở nhiều xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh và

chỉ 1 tháng sau (tháng 4-2008) dịch đã bùng phát ở 775 xã, phƣờng thuộc 57 huyện,
thị của 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Nghệ An, Lâm Đồng, Thừa
Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định với tổng số lợn mắc
bệnh khoảng 255.250 con, số con chết và phải tiêu hủy là 254.242 con. Đây là đợt
dịch lớn nhất từ trƣớc đến nay.
Năm 2009
Trong năm 2009, dịch PRRS xảy ra lẻ tẻ ở nhiều nơi. Theo thống kê của Cục
Thú y, dịch PRRS đã xảy ra tại 14 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Mặc dù tình hình
dịch bệnh có giảm so với năm 2008 nhƣng dịch vẫn xảy ra làm 7030 con lợn bị mắc
bệnh và phải tiêu hủy 5847 con, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, làm ảnh hƣởng tới

7


nền chăn nuôi lợn do cấm vận chuyển, buôn bán ra vào vùng có dịch.
Năm 2010
+ Đợt 1: Tại miền Bắc
Dịch tai xanh xảy ra từ ngày 23/3/2010 tại tỉnh Hải Dƣơng.
Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051 con, trong đó số tiêu hủy là 65.911 con.
+ Đợt 2: Tại miền Trung và miền Nam
Đợt dịch này bắt đầu từ ngày 01/6/2010 tại Sóc Trăng. Sau đó dịch xuất hiện
tại Tiền Giang (ngày 19/6), Bình Dƣơng (ngày 27/6), Long An (ngày 15/7), Quảng
Trị (ngày 01/7), Lào Cai (ngày 11/7).
Trong đợt dịch này, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch lợn tai xanh tại 42.080 hộ
chăn nuôi của 1.517 xã, phƣờng, thị trấn thuộc 215 quận, huyện của 36 tỉnh, thành
phố: Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Long An, Bình Dƣơng, Bạc Liêu, Quảng
Nam, Đồng Nai, Bình Phƣớc, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắc, Hậu
Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Bến Tre, Kiên Giang, Kon Tum, Cà Mau, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bình
Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Lào Cai, Sơn La, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và

Quảng Ninh.
Tổng số lợn trong đàn mắc bệnh là 970.857con, số mắc bệnh là 717.830 con,
trong đó số chết và tiêu hủy là 413.540 con.
Năm 2011
Dịch nổ ra đầu tiên khi tỉnh Quảng Trị cơng bố dịch vào ngày 25/3/2011.
Sau đó Nghệ An cơng bố dịch vào ngày 16/4/2011 tiếp đó các tỉnh Thái Bình, Hải
Dƣơng, Hà Tĩnh, Bắc Ninh đồng loạt công bố. Tổng số lợn mắc bệnh là 14.704 con,
số con chết và tiêu hủy là 13.831 con.
Theo thống kê của Cục thú y riêng tỉnh Nghệ An có 11.858 con mắc bệnh
chiếm tỷ lệ 80.64% so với cả nƣớc. Tổng số con chết và tiêu hủy là 11.816 con
chiếm tỷ lệ 99.64% so với tổng số con mắc của tỉnh và chiếm tỷ lệ 85.43% tổng số
lợn tiêu hủy của cả nƣớc tính đến cùng thời điểm. Sáu tháng cuối năm không phát
sinh thêm ổ dịch mới.
Năm 2012
Dịch tai xanh bắt đầu xảy ra từ 11/01 tại tỉnh Lào Cai; đến những tháng cuối
năm toàn quốc đã ghi nhận 14 tỉnh có dịch lợn tai xanh là Điện Biên, Yên Bái, Nam

8


Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hịa Bình, Lạng Sơn,
Bạc Liêu, Đồng Nai, Nghệ An, Bình Dƣơng. Cục Thú y cũng nhận định dịch tai
xanh năm 2012 có diễn biến bất thƣờng hơn so với năm 2011, tốc độ lây lan rất
nhanh, số lƣợng heo mắc bệnh phải tiêu hủy cao gấp 2,5 lần so cùng kỳ năm 2011.
Tính đến cuối năm 2012 cịn 6 tỉnh: Đăk Lăk, Quảng Nam, Phú n, Khánh Hịa,
Thái Bình và Long An có dịch tai xanh chƣa qua 21 ngày với tổng số lợn mắc bệnh
là gần 6000 con.
Năm 2013
Đầu năm tình hình dịch bệnh tai xanh diễn ra khá phức tạp, tỉ lệ lợn chết và
lợn tiêu hủy đã lên đến 6000 con, bùng phát mạnh thành dịch ở 6 tỉnh (Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình).
Năm 2014 đến đầu năm 2016
Dịch Tai xanh ở lợn đã đƣợc kiểm sốt tốt và khơng xảy ra dịch trên diện
rộng trong phạm vị cả nƣớc, tuy nhiên dịch vẫn xảy ra lẻ tẻ tại một số trang trại, hộ
chăn nuôi gây thiệt hại lớn cho chủ trang trại và ngƣời chăn ni.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc
Kể từ khi PRRS xuất hiện, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên
nhân trƣớc tiên là để lý giải cho căn bệnh bí hiểm, sau là đi sâu nghiên cứu đặc
điểm của bệnh cũng nhƣ virus gây bệnh. Các cơng trình nghiên cứu đã góp phần
làm sáng tỏ bệnh, những nghiên cứu đó cũng góp phần rất lớn trong việc phịng và
chống bệnh đem lại lợi ích to lớn cho ngành chăn nuôi và công tác thú y trên toàn
thế giới.
Theo nghiên cứu của Thanawongnuwech (1998) khi so sánh ảnh hƣởng của
tuổi đã xác định rằng lợn con từ 4-8 tuần tuổi nhiễm PRRS có giai đoạn virus huyết
nhiều hơn dài hơn cũng nhƣ tốc độ bài thải trong đại thực bào cao hơn so với lợn có
lứa tuổi lớn hơn( 16-24 tuần tuổi).
Qua phân tích trình tự nucleotid và amino acid của 2 prototyp VR-2332 và
virus Lelystad của một số tác giả cho thấy virus đang tiến hóa do đột biến ngẫu
nhiên và tái tổ hợp trong gen (Meng, 1995), (Kapur, 1996)
Theo Jonhson, sự nhiễm bệnh của lợn mẫn cảm với các phân lập PRRSV
có độc lực cao dẫn tới thời gian nhiễm virus huyết dài hơn, mức độ nghiêm trọng

9


của triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ chết tăng lên, lƣợng virus trong máu và mô bào
nhiều hơn so với các chủng có độc lực thấp hoặc các chủng thích ứng tế bào.
Khi nhiễm PRRSV, Will cho rằng sẽ làm tăng tính mẫn cảm của lợn đối với
Streptococcus suis type 2 và tăng mức độ nghiêm trọng khi nhiễm Salmonella

cholercsuis.
Collins (1990), Wensvoort (1991) áp dụng định đề Koch đã khẳng định
nguyên nhân của PRRS là do virus, khẳng định có hai dịng virus ngun mẫu là
dịng Châu Âu và dòng Bắc Mỹ gây ra PRRS. Tác giả đã đặt tên cho virus gây ra
PRRS ở Châu Âu là Lelystad.
Sự lây truyền PRRS qua khơng khí cịn nhiều tranh cãi. Các kết quả từ những
thực nghiệm đánh giá sự lây truyền PRRS qua các tiểu phần khơng khí vẫn cịn mâu
thuẫn với nhau, các thí nghiệm trên thực địa và trong phịng thí nghiệm đã cho các
kết quả khác nhau. Theo Wills(1997), lợn gây nhiễm thực nghiệm có thể truyền lây
virus cho các nhóm tiếp xúc gián tiếp và khoảng cách gần nhau, cách nhau từ 46 –
102cm. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng, lợn gây nhiễm thực nghiệm có thể gây
nhiễm cho lợn chỉ báo qua các tiểu phần khơng khí ở khoảng cách 1m (Torremorell,
1997). Hiện nay, ngƣời ta đã chứng minh rằng, Virus sống có thể lây lan đƣợc tới
150 m qua sử dụng mô hình ống thẳng lực âm , dẫn tới lây nhiễm lợn chỉ báo mẫn
cảm (Dee, 2005).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Virus xâm nhập vào Việt Nam cuối năm 1996 qua lợn nhập khẩu, sau đó lƣu
hành chủ yếu ở phía Nam. Tuy lúc đó đã có nhiều thơng báo về đáp ứng huyết
thanh dƣơng tính đối với virus PRRS trên lợn ở một số tỉnh phía Nam nhƣng từ đó
cho đến tháng 3/2007 khơng có thơng báo nào về dịch bệnh do virus PRRS trên lợn
tại Việt Nam. Do đặc điểm của virus gây thể bệnh kinh điển nên từ khi xâm nhập
vào Việt Nam cho đến năm 2007, khơng có nghiên cứu về virus và về bệnh.
Căn bệnh lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại Bộ mơn Hố sinh – Miễn dịch –
Bệnh lý, Viện Thú y vào ngày 19/3/2007, khi virus phân lập đƣợc xác định là
dƣơng tính với PRRSV khi tiến hành kiểm tra bằng phản ứng RT – PCR đặc hiệu,
nhƣng đƣợc Cục Thú y chính thức cơng bố vào tháng 4/2007 trong Hội thảo
chun ngành.
Về chẩn đốn PRRS, trƣớc tháng 3/2007, cả 9 phịng thí nghiệm của Cục
Thú y (trừ phịng thí nghiệm của Cơ quan thú y vùng VI) khơng chẩn đốn bệnh


10


này. Hiện nay các phịng thí nghiệm chẩn đốn đều sử dụng kỹ thuật RT- PCR để
chẩn đoán bệnh PRRS.
Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ƣơng và Cơ quan thú y vùng VI tiến hành
phân lập PRRSV đều đặn từ bệnh phẩm trên tế bào Marc – 145.
Theo Hoàng Văn Năm (2001) khi điều tra huyết thanh học của PRRSV bằng
phƣơng pháp ELISA thấy tỷ lệ nhiễm PRRSV là 1,3-68,29%.
Hiện tại, chƣa có biện pháp hữu hiệu phịng chống dịch PRRS, mặc dù dịch
PRRS đã trở nên khá phổ biến ở các trại chăn nuôi lợn tại Việt Nam.
2.3. CĂN BỆNH
2.3.1. Tìm hiểu về căn bệnh
Khi dịch xảy ra, lúc đầu ngƣời ta cho rằng 1 số virus nhƣ: Parvo virus, virus
giả dại (Pseudorabies), virus cúm lợn (Procine entero virus), đặc biệt là virus gây
viêm cơ tim (Encephalomyo carditis) gây nên. Tuy nhiên, mọi sự nhầm lẫn xung
quanh vấn đề bệnh nguyên học của PRRS đã đƣợc giải quyết vào tháng 6 năm
1991, Wensvoort và cộng sự ở viện thú y Trung ƣơng Hà Lan đã phân lập đƣợc 1
virus trƣớc đây chƣa từng đƣợc công nhận từ những con bệnh mắc PRRS ở thành
phố nơi đặt Viện Thú Y. Họ đặt tên virus mới là “Lelystad”. Virus đƣợc phân lập ở
16 trong 20 lợn con bị bệnh, 41 trong 63 lợn nái bị bệnh, phát hiện thấy 75% trong
số 165 lợn nái mắc bệnh có huyết thanh dƣơng tính, có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng, ngồi ra cịn phát hiện trong bào thai của lợn nái đang có chửa và ở lợn đang
phát triển (Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2007); Đàm Văn Phải (2008)).
Năm 1992 tại Mỹ các nhà khoa học cũng phân lập đƣợc 1 loại virus gây bệnh
PRRS và đặt tên là virus VR2332 (Benfield và cộng sự, 1992).
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản của lợn là một virus
thuộc họ Arteriviridae.
2.3.2. Hình thái và cấu trúc của virus PRRS
Virus PRRS đƣợc xếp vào bộ Nidovirales, họ Arteriviridae, chi Arterivirus

(Collins JE, 1992). Dƣới kính hiển vi virus có dạng hình cầu, có vỏ bọc bên ngồi,
trên bề mặt có nhiều gai nhơ với đƣờng kính của virion vào khoảng 45-55nm và
chứa nhân nucleocapxit kích thƣớc 25nm – 35nm (William T.Christianson, 2000).
Là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn, có những đặc điểm
chung của nhóm Artervirus.

11


×