Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Nghiên cứu xác định giống, liệu lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 145 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG, LIỀU LƯỢNG
BÓN
LÂN VÀ CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC VỤ XUÂN 2018 TẠI GIA
LÂM- HÀ NỘI

Ngành:

Chọn giống cây trồng

Mã số:

8620111

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Ngọc Thắng


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám


ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Ngọc Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Cây công nghiệp và cây thuốc, Khoa Nông học - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Yến

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài...............................2

1.4.1.

Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học .......................................................2


1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam .............................................3

2.1.1.

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ...................................................................3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam .................................................................5

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam ..........6

2.2.1.

Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới ..............................6

2.2.2.

Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc ở Việt Nam ...............................9


2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về bón phân cho cây lạc ....................................... 12

2.3.1.

Vai trị của dinh dưỡng khoáng đối với cây trồng ........................................... 12

2.3.2.

Nghiên cứu bón phân cho cây lạc ................................................................... 13

2.4.

Nghiên cứu về kỹ thuật che phủ cho cây lạc ................................................... 21

2.5.

Những vấn đề rút ra từ tổng quan nghiên cứu ................................................. 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 25

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 25

3.3.


Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.................................................................... 25

iii


3.4.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 27

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27

3.6.

Quy trình kỹ thuật áp dụng ............................................................................. 29

3.6.1.

Thời vụ và mật độ .......................................................................................... 29

3.6.2.

Phương pháp bón phân ................................................................................... 29

3.7.

Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 31


3.7.1.

Thời gian và tỷ lệ mọc mầm ........................................................................... 30

3.7.2.

Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................. 31

3.7.3.

Chỉ tiêu sinh lý ............................................................................................... 32

3.7.4.

Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh ..................................................... 32

3.7.5.

Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................... 33

3.7.6.

Đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc .................................................... 34

3.7.7.

Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 34

3.8.


Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 35
4.1.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng, giống
lạc trong điều kiện vụ xuân 2019 trên đất Gia Lâm- Hà Nội ........................... 35

4.1.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của một số dòng, giống lạc ............... 35

4.1.2.

Đặc điểm hình thái của các dịng, giống lạc ................................................... 37

4.1.3.

Một số các chỉ tiêu sinh trưởng của các dịng, giống lạc ................................. 40

4.1.4.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) .......................................................... 43

4.1.5.

Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống lạc ........................................ 45

4.1.6.


Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống lạc ..................................... 47

4.1.7.

Chỉ tiêu sinh lý ............................................................................................... 49

4.1.8.

Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lạc ............................................ 51

4.1.9.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống lạc ............. 53

4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng và năng
suất lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau .......................................... 61

4.2.1.

Ảnh hưởng của các mức bón lân đến thời gian sinh trưởng của giống lạc
L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ...................................................... 59

4.2.2.

Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ....................................... 60

iv



4.2.2.

Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống lạc
L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ...................................................... 73

4.2.3.

Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh hại
của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ................................. 76

4.2.4.

Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ................. 78

4.2.5.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mức lân bón trên các điều kiện che phủ
khác nhau của giống lạc L14 .......................................................................... 84

Phần 5. Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 86
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 86

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 86


Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 87
Phụ lục ...................................................................................................................... 97

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐC

Đối chứng

LAI

Chỉ số diện tích lá

P100 hạt

Khối lượng 100 hạt

P100 quả

Khối lượng 100 quả

cs


Cộng sự

NSCT

Năng suất lý thuyết

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới giai đoạn 20052016 ..........................................................................................................3

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới
giai đoạn 2014 – 2016 ...............................................................................4

Bảng 2.3.

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam giai đoạn 20062016 ..........................................................................................................5


Bảng 4.1.

Thời gian mọc mầm, tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các
dòng, giống lạc ........................................................................................ 36

Bảng 4.2:

Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống lạc .................................. 39

Bảng 4.3.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dịng, giống lạc ................................. 43

Bảng 4.4.

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dịng, giống lạc ........................ 44

Bảng 4.5.

Khả năng tích lũy chất khơ của các dòng, giống lạc (gam/cây) ở các
thời kỳ ................................................................................................ 46

Bảng 4.6:

Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống lạc .......................... 48

Bảng 4.7.

Chỉ số diệp lục SPAD của một số dòng, giống lạc ở các thời kỳ .............. 50


Bảng 4.8.

Hiệu suất huỳnh quang diệp lục của một số dòng, giống lạc ở các thời kỳ ...... 51

Bảng 4.9.

Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các dòng, giống lạc ............................... 53

Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất của các dòng, giống lạc .............. 54
Bảng 4.12: Năng suất của các dòng, giống lạc ........................................................... 57
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các mức bón lân đến thời gian sinh trưởng của giống
lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau .......................................... 59
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu của giống lạc
L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau................................................ 61
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau .......................... 65
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng tích lũy chất khơ của
giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau ................................ 69
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của mức lân bón đến khả năng hình thành nốt sần của
giống lạc L14 trên điều kiện che phủ khác nhau ở các thời kỳ.................. 71

vii


Bảng 4.18: Ảnh hưởng của mức lân bón đến chỉ số diệp lục SPAD của giống lạc
L14 trên điều kiện che phủ khác nhau ở các thời kỳ ................................ 74
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến hiệu suất huỳnh quang diệp lục
của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau .......................... 75
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến khả năng chống chịu sâu, bệnh

hại của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau..................... 77
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến một số chỉ tiêu liên quan đến
năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau........... 79
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của các mức lân bón đến năng suất của giống lạc L14 trên
các điều kiện che phủ khác nhau. ............................................................. 81
Bảng 4.23: Bảng hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 ở các mức lân bón trên các
điều kiện che phủ khác nhau .................................................................... 84

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Yến
Tên luận văn: Nghiên cứu xác định giống, liều lượng bón lân và che phủ đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội.
Ngành: Chọn giống cây trồng

Mã số: 8620111

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu và u cầu nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số dòng, giống lạc
trong điều kiện vụ xuân 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội.
Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất cho giống lạc L14 trong các điều kiện che phủ khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của 10 dòng,
giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2018 trên đất Gia Lâm – Hà Nội được bố trí theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại, lấy giống lạc L14 làm giống đối chứng.
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến

sinh trưởng và năng suất của giống lạc L14 trên các điều kiện che phủ khác nhau trong
vụ xuân 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội được bố trí theo phương pháp ô lớn ô nhỏ (Split –
plot) với 2 nhân tố. Nhân tố chính là 3 mức lân bón (60 kg P2O5; 90 kg P2O5; 120 kg
P2O5/1 ha). Nhân tố phụ là 3 nền che phủ khác nhau (Không che phủ; Che phủ bằng
nilon; Che phủ bằng trấu).
Kết quả nghiên cứu chính
Tỷ lệ mọc mầm của các dịng, giống tham gia thí nghiệm nhìn chung đều cao,
biến động trong khoảng 87,14-90,07%. Thời gian mọc mầm của các dòng, giống trong
thí nghiệm trung trong khoảng 6-7 ngày sau gieo hạt. Thời gian sinh trưởng của các
dòng, giống tham gia thí nghiệm biến động từ 105– 128 ngày, trong đó ngắn nhất là
giống Cúc Nghệ An (105 ngày). Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dịng, giống tham
gia thí nghiệm từ nhẹ đến trung bình. So sánh giữa các dòng, giống kết quả cho thấy
dòng D19 và giống L27, L23 có sự vượt trội hơn ở một số chỉ tiêu sinh trưởng, chỉ tiêu
cấu thành năng suất và năng suất so với giống đối chứng.
Giống lạc L14 được trồng trong điều kiện che phủ có thời gian sinh trưởng
ngắn hơn tuy nhiên các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng
suất lại cao hơn so với trồng trong điều kiện không được che phủ. Bên cạnh đó, trong
cùng một điều kiện che phủ, khi tăng lượng lân bón thì các chỉ tiêu này cũng có xu

ix


hướng tăng lên. Khi trồng trong điều kiện có che phủ giống lạc L14 có tỉ lệ sâu bệnh hại
cao hơn so với trồng trong điều kiện không che phủ. So sánh hiệu quả kinh tế kết quả
cho thấy lãi thuần đạt giá trị cao nhất trong điều kiện che phủ trấu với mức lân bón là
120 kg P2O5/ha.

x



THESIS ABSTRACT
Name of candidate: Nguyen Thi Yen
Research title: Identification of groundnut varieties, phosphorus fertilizer levels and
mulching types to growth, development and yield of groundnut in Spring season 2018 at
Gia Lam, Ha Noi.
Major: Breeding

Code number: 8620111

University: Vietnam National University of Agriculture
Purposes and requirement:
Evaluation of growth, development and yield of groundnut lines and varieties in
spring season 2018 at Gia Lam, Hanoi.
Effect of phosphorus fertilizer levels on growth, development and yield of
groundnut variety L14 under different types of mulching.
Research methodology:
Experiment 1: This experiment “Evaluation of growth, development and yield
of 10 groundnut lines and varieties in spring season 2018 at Gia Lam, Hanoi” was
conducted in RCB with 3 replications, groundnut variety L14 was considered as control
variety.
Experiment 2: This experiment “Effect of phosphorus fertilizer levels on growth,
development and yield of groundnut variety L14 under different types of mulching in
spring season 2018 at Gia Lam, Hanoi” was conducted in Split-Plot method.
Phosphorus fertilizer levels (60 kg P2O5; 90 kg P2O5; 120 kg P2O5/ha) were the main
factor and mulching types (Without mulching, Rice husk mulching, nylon mulching)
was the sub factor.
Consequence of research:
The result showed that the percentages of germination rate of groundnut lines
and varieties ranged 87.14 - 90.07%. Germination times ranged 6 - 7 days after sowing.
The growth duration of lines and varieties ranged 105 - 128 days, the shortest growth

duration (105 days) was observed in Cuc Nghe An variety. Pest and disease infection
of groundnut lines and varieties was low. Compared to among lines and varieties in this
experiment, growth characteristics and yield of varieties L27, L23 and line D19 were
higher than that in control variety.
Growth characteristics and yield of groundnut variety L14 under mulching
condition were higher than that under non-mulching condition. However, the growth
duration of groundnut variety L14 under mulching condition was lower than that under

xi


non-mulching condition. The growth characteristics and yield of groundnut variety L14
increased with increasing phosphorus fertilizer levels under same mulching or nonmulching condition. The highest value of economic efficiency was recorded at 120 kg
P2O5/ha under rice husk mulching condition

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ngày càng được trồng phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong hạt lạc có chứa 40 - 60%
lipid, 26 - 34% protein, 8 loại axit amin không thay thế và nhiều loại vitamin như
PP, B, E, F, đặc biệt là vitamin B1, B2 và B3. Do đó, sản phẩm của lạc khơng chỉ
cung cấp thực phẩm cho con người, làm thức ăn cho chăn ni mà cịn là nguồn
ngun liệu quan trọng cho nhiều ngành cơng nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, khả
năng cố định đạm của vi khuẩn Rhizobium vigna sống cộng sinh trong nốt sần
của cây lạc là đặc tính tuyệt vời giúp lạc trở thành cây trồng có khả năng bảo vệ,
duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh

tế trên một đơn vị diện tích. Đồng thời cũng tạo ra tính đa dạng trong sản xuất
nơng nghiệp. Do vậy, lạc là cây trồng quan trọng trong hệ thống xen canh, luân
canh với các cây trồng khác.
Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới
đã đạt được những thành tựu to lớn. Bí quyết thành cơng trong chiến lược phát
triển sản xuất lạc của các quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa
học công nghệ mới trên đồng ruộng đã làm tăng sản lượng lên 30-40%. Tuy
nhiên, năng suất lạc giữa các vùng, các quốc gia và lãnh thổ cịn có sự chênh lệch
khá lớn. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc ở nhiều quốc
gia là do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chưa khai thác, tận
dụng hết tiềm năng để tăng năng suất và sản lượng lạc. Vì vậy, ngồi việc quan
tâm bổ sung các giống lạc mới có tiềm năng năng suất, chất lượng tốt chúng ta
cần nghiên cứu áp dụng tổng hợp một số biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Trong đó, việc áp dụng biện pháp bón phân cân đối và tăng khả năng giữ ẩm cho
đất là rất cần thiết để tăng hiệu quả đầu tư phân bón góp phần làm tăng năng suất
lạc. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu xác định giống, liều lượng bón lân và che phủ đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội” góp phần nâng
cao năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho các hộ nông dân
trên cơ sở phát triển nơng nghiệp bền vững tại Gia Lâm- Hà Nội nói riêng và
vùng Đồng bằng sơng Hồng nói chung.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định giống, liều lượng bón lân và che phủ đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2018 tại Gia Lâm- Hà Nội từ đó góp
phần xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất lạc ở Việt Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất một số dòng,
giống lạc trong điều kiện vụ xuân 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển,
mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính và năng suất cho giống lạc L14
trong các điều kiện che phủ khác nhau như: không che phủ, che phủ bằng trấu,
che phủ bằng nilon.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
ĐỀ TÀI
1.4.1. Những đóng góp mới và ý nghĩa khoa học
Xác định giống và liều lượng phân lân bón thích hợp cho giống lạc L14
trong các điều kiện che phủ khác nhau trong vụ xuân 2018 tại Gia Lâm – Hà Nội
sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về giống, kỹ thuật trồng phục vụ cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất lạc trên đất Gia Lâm – Hà
Nội nói riêng và vùng Đồng Bằng Sơng Hồng nói chung.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần tăng năng suất lạc trên đất Gia Lâm
– Hà Nội.
Bổ sung hồn thiện quy trình thâm canh lạc và thúc đẩy việc mở rộng diện
tích sản xuất lạc cho vùng đồng bằng Sông Hồng.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc phát sinh
từ châu Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cũng là cây có dầu
quan trọng. Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc xếp thứ 2 sau đậu tương
về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực phẩm, xếp thứ 4 về

nguồn dầu thực vật và thứ 3 về các loại cây trồng cung cấp protein.
Cây lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho
công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ ngày càng tăng đã và đang khuyến
khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mơ ngày càng mở rộng.
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong giai đoạn 2005 – 2016 được thể
hiện ở bảng 2.1.
Về diện tích: Theo thống kê của tổ chức FAOSTAT (2018), diện tích bình
quân của giai đoạn 2005 - 2008 là 23,31 triệu ha và giai đoạn 2009 - 2016 là
26,21 triệu ha. Như vậy, hiện nay, diện tích gieo trồng lạc trên thế giới có xu
hướng tăng hơn so với các thời điểm trước.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới
giai đoạn 2005-2016
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích
(triệu ha)
24,13
21,58

22,76
24,26
24,15
26,14
25,10
25,56
27,26
26,99
26,80
27,66

Sản lượng
(triệu tấn)
38,56
33,41
37,51
38,76
37,35
43,45
40,86
42,02
46,42
45,47
45,08
43,98

3

Năng suất
(tạ/ha)

15,98
15,49
16,48
15,98
15,48
16,62
16,28
16,44
17,03
16,85
16,82
15,90
Nguồn: FAOSTAT (2018)


Theo FAOSTAT, đến hết năm 2016, cây lạc đã và đang được gieo trồng
trên 112 quốc gia khác nhau trong đó có 15 nước có diện tích trồng lạc lớn là Ấn
Độ, Trung Quốc, Nigeria, Sudan, Senegan, Indonesia, Công gô, Mỹ...Trong các
nước có diện tích và sản lượng lớn, Ấn Độ là nước có diện tích lớn nhất thế giới
(5,8 triệu ha) và chủ yếu phát triển sản xuất ở những vùng đất khô hạn, dựa vào
nước trời. Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Ấn Độ về diện tích trồng lạc với
4,54 triệu ha, chiếm 16,50% tổng diện tích trồng lạc của thế giới nhưng sản
lượng lạc lại đứng hàng đầu thế giới đạt 16,69 triệu tấn, chiếm 37,95%
(16,69/43,98) tổng sản lượng toàn thế giới (FAOSTAT, 2018).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước
trên thế giới giai đoạn 2014 – 2016
Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Nigeria

Indonesia
Mỹ
Sudan
Cameroon
Israel
Nicaragua

Diện tích
(nghìn ha)
2015

2016

4636,4
4560,0
2801,8
454,1
634,2
1464,9
435,6
2,78
44,30

4541,5
5800,0
2680,0
366,3
626,1
2315,0
453,8

3,10
42,28

Năng suất
(tạ/ha)
2015
35,59
14,85
12,38
13,33
44,42
7,11
13,98
55,36
38,79

2016
36,74
11,82
11,30
13,79
41,19
7,89
16,48
51,61
44,08

Sản lượng
(nghìn tấn)
2015

16499,51
6771,00
3467,45
605,45
2817,08
104,20
608,73
15,39
171,80

2016
16685,92
6857,00
3028,57
504,91
2587,50
182,60
747,68
16,00
186,40

Nguồn: FAOSTAT (2018)

Tính đến năm 2016, diện tích lạc trên tồn thế giới khoảng 27,66 triệu ha, sản
lượng 43,98 triệu tấn và năng suất bình quân 15,9 tạ/ha. Năng suất lạc bình quân
trên thế giới còn thấp, tuy nhiên, so với thời điểm năm 1990, năng suất lạc bình quân
trên thế giới của năm 2016 tăng 36,01% (11,69/15,90). Năng suất lạc giữa các quốc
gia trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn. Trong năm 2016, các quốc gia có năng
suất lạc bình qn cao là Israel đạt 51,61 tạ/ha, Nicaragua đạt 44,08 tạ/ha, Trung
Quốc đạt 36,74 tạ/ha. Trong khi đó, các quốc gia có diện tích gieo trồng lạc lớn

nhưng năng suất vẫn cịn rất thấp là Nigeria đạt 11,30 tạ/ha, Ấn Độ đạt 11,82 tạ/ha.
Việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống và biện pháp canh tác để nâng
cao năng suất lạc trên diện rộng phải kể đến Trung Quốc, Mỹ, Ai Cập và Nicaragua.

4


Tại Trung Quốc, năng suất lạc năm 2015 là 35,59 tạ/ha, đến năm 2016 đạt 36,74
tạ/ha (tăng 103,2%). Tại Nicaragua, năng suất lạc năm 2015 là 38,79 tạ/ha, đến năm
2016 đạt 44,08 tạ/ha (tăng 113,63 %). Tại Mỹ, năng suất lạc năm 2015 là 44,42
tạ/ha, đến năm 2016 đạt 44,19 tạ/ha, giảm 5,52 % (FAOSTAT, 2018).
2.1.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Lạc là một trong những cây trồng chính ở nước ta, được người nơng dân
trồng từ lâu đời và có thể trồng trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Diện tích
chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây cơng nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc
lá, đay, cói). Tuy nhiên có 6 vùng sản xuất lạc chính là vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm trở lại đây
việc thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông
nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy người dân có điều kiện chủ
động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây có giá
trị kinh tế. Trong đó lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nơng nghiệp hàng
hóa, cũng góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế
của vùng khí hậu nhiệt đới. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam
được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam
giai đoạn 2006-2016
Năm
2006
2007

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(nghìn ha)
246,7
254,5
255,3
245,0
231,4
223,8
220,5
216,4
208,7
200,32
191,30
195,3

Sản lượng
(nghìn tấn)
462,5
510,0

530,2
510,9
487,2
468,7
470,6
491,9
453,3
451,8
441,8
461,5

Năng suất
(tạ/ha)
18,7
20,0
20,8
20,9
21,1
20,9
21,4
22,7
21,7
22,7
23,3
23,6

Nguồn: Tổng cục thống kê (2018)

5



Qua bảng 2.3 cho thấy giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, diện tích lạc trên
cả nước trong giai đoạn từ 2006 – 2010 biến động trong khoảng 246.700 231400 ha, cao nhất là vào năm 2008 (đạt 255,3 nghìn ha) sau đó lại có xu hướng
giảm, đến năm 2016 diện tích gieo trồng lạc của Việt Nam đạt 191,3 nghìn ha.
Về năng suất, năm 2016 năng suất lạc đạt 23,3 tạ/ha tăng 0,45 tạ/ha so với năm
2015; sản lượng đạt khoảng 441,8 nghìn tấn, tăng khoảng 10 nghìn tấn so với
năm 2015.
Về sản lượng: Sản lượng lạc của Việt Nam tăng từ 462.500 tấn năm 2006
đến 530.200 tấn năm 2008, tăng 14,64%. Sau đó, sản lượng lạc có xu hướng
giảm và đến năm 2016, sản lượng lạc có xu hướng tăng lại và đạt 461500 tấn.
Nguyên nhân là do diện tích lạc trong giai đoạn này có xu hướng giảm mặc dù
năng suất lạc liên tục tăng (năm 2016 đạt 23,3 tạ/ha) (Tổng cục thống kê, 2018).
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LẠC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới
Trên thế giới, công tác phát triển giống lạc trong những thập niên qua đã
đạt nhiều thành tựu nổi bật: Mỹ giới thiệu được các giống lạc mới để phục vụ sản
xuất như: Dixie Runer, Floruner, NC Floria 14, Andru 93, SunOleic 97R, C-99R,
GP-1, DP-1, Georgia 02C, AP-3, VA98R…(Gorbet Dan, 2003).
Nhập nội và thu thập là hai phương pháp được sử dụng trong công tác
chọn tạo giống lạc được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Ví dụ như: từ nguồn
giống nhập nội của ICRISAT Trung Quốc đã chọn được các giống lạc
Zhonghua6, Yuanza9102 và Yueyou200 có khả năng kháng với bệnh héo xanh
(ICRISAT, 2007); Thái Lan đã chọn lọc hai giống lạc chịu hạn ICGV98348 và
ICGV98353 (Songsri et al., 2008); East Timor đã chọn lọc được giống
ICGV86590 đạt năng suất 3,92 tấn/ha và kháng cao với bệnh héo xanh, giống
ICGV86564 đạt năng suất 3,8 tấn/ha và thuộc kiểu hình hạt lớn, giống
ICGV88438 đạt năng suất 4,61 tấn/ha và có khả năng chịu mặn (Nigam et al., 2003).
Bên cạnh đó nước Úc cũng đã chọn được các giống giống ICGV93059,
ICGV94049, ICGV96470 đạt năng suất từ 33,5 đến 4,64 tấn/ha và ICGV94341,

ICGV94299 đạt năng suất từ 4,4 đến 5,9 tấn/ha thích hợp với khí hậu cao nguyên
Papua New Guinea (Johnny et al., 2006; Kuniata, 2006).

6


Tại Nam Phi đã chọn lọc được giống lạc ICGV 98369 và ICGV 96294
thích nghi với vùng canh tác nhờ nước trời, giống ICGV 98369 đạt năng suất
2,48 tấn/ha, cao hơn 27,8% so với giống đang sản xuất đại trà và kháng với bệnh
đốm lá (Mathews et al., 2007).
Tạo giống lạc bằng phương pháp lai hữu tính cũng được cũng được sử
dụng phổ biến và hiệu quả. Ví dụ như: từ phương pháp lai đơn ICRISAT đã chọn
tạo thành công các giống lạc mới TLG45 thuộc kiểu hình hạt lớn, năng suất vỏ là
3,14 tấn/ha, giống TG51 là giống ngắn ngày, chịu hạn (Kale et al., 2008), Trường
Đại học Nông nghiệp Dharwad đã tạo ra giống R8808 năng suất cao, thời gian
sinh trưởng ngắn, giống DH40 ngắn ngày và thịt hạt đỏ, từ phương pháp lai xa
tạo ra giống lạc TxAG-6 kháng tuyến trùng (Holbrook and Stalker, 2003).
Mỹ là nước có tập đồn lạc phong phú nhất (29.000 mẫu giống); sau đó là
ICRISAT (14.310 mẫu giống) thu thập từ 92 nước trên thế giới; Australia cũng là
nước có tập đồn lạc đa dạng (12.160 mẫu giống); Ấn Độ, Trung Quốc hàng năm
vẫn duy trì 5.000 - 6.000 mẫu giống. Từ nguồn vật liệu đa dạng và phong phú, các
nhà chọn tạo giống đã sử dụng trong công tác cải tiến giống theo các mục tiêu
khác nhau: Chọn tạo giống chín sớm cho vùng tăng vụ, né tránh thiên tai; giống
chịu hạn cho vùng nước trời; giống kháng sâu bệnh; giống năng suất cao; giống có
hàm lượng dầu cao... Trong các mẫu giống đã thu thập, bằng các đặc tính hình thái
- nơng học, sinh lý - sinh hố và khả năng chống chịu sâu bệnh ICRISAT đã phân
lập theo các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống
như: nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm
chín trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm… Hiện nay giống lạc ICGV
91114 với ưu điểm cho năng suất cao đang được phát triển rộng rãi ở các bang

AndraPradesh và Chhattisgarh của Ấn Độ (Songri et al., 2005).
Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình Runer,
5 giống thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình Spanish) (M’Bi Bertin
Zagr et al., 2009). Hiện đang có 3 chương trình nghiên cứu sử dụng lạc dại lai
với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu bệnh ở Carolina Oklahoma và
Texas. Kết quả sàng lọc các kiểu gen lạc được lai tạo ở Mỹ giữa giống lạc địa
phương Nama của Burkina Faso với giống lạc Texas bằng phương pháp công
nghệ sinh học nhằm tạo giống kháng bệnh lá. Kết quả kiểm tra trong điều kiện
đồng ruộng ở Burkina Faso cho thấy một số giống trình diễn tốt hơn giống địa
phương, có những giống năng suất tương đương nhưng kháng bệnh tốt (M’Bi
Bertin Zagr et al., 2009).

7


Trung Quốc là nước có nhiều thành tựu trong cơng tác chọn tạo giống lạc.
Trong hai năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc mới, trong đó
điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, 01-2101, Yuznza 9614,
99-1507, R1549 có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha (ICRISAT, 2005). Sử dụng
nguồn gen để mở rộng nền tảng di truyền của lạc trồng, Upadhyaya et al. (2008) đã
sử dụng thành công phương pháp lai hữu tính để cải tiến các đặc điểm nơng học như
chín sớm, tăng khối lượng 100 hạt và năng suất trong tạo giống kháng sâu bệnh.
Các nhà khoa học ở Brazil, ICRISAT, Mỹ, Pháp, Senegal và Đan Mạch
lai hữu tính nhân tạo để đưa các alen của lạc dại vào lạc trồng bằng việc tạo ra
các dịng lạc có đoạn nhiễm sắc thể thay thế (Bertioli et al., 2008).
Nghiên cứu chọn tạo giống chịu hạn, các nhà khoa học ở trường đại học
Kasetsart, Thái Lan cho rằng điều kiện hạn không ảnh hưởng đến kiểu phân bố
hoa nhưng làm chậm sự xuất hiện của những hoa lứa đầu và thời gian hoa nở.
Qua đánh giá 12 dòng lạc cho thấy sự suy giảm năng suất khác nhau ở các dòng
lạc trong điều kiện hạn phụ thuộc nhiều vào tập tính ra hoa khác nhau. Những

giống lạc ra hoa lượng lớn tập trung vào lứa hoa đầu cho năng suất cao hơn
(Songri et al., 2005). Giống lạc mới dạng bụi TMV(Gn)13 đã được các nhà khoa
học Ấn Độ chọn ra từ dòng thuần của giống lạc đỏ địa phương Pollachi. Giống
lạc này có năng suất 16,13 tạ/ha cao hơn giống đối chứng địa phương VRI2
12,8% và kháng trung bình với bệnh lá, ít bị sâu ăn lá (Muralidharan et al.,
2008). Các nhà khoa học của Trường Đại học nông nghiệp Acharya NG Ranga,
Ấn Độ và Trường đại học A&M Florida, Mỹ đã chọn tạo ra giống lạc K1375 qua
lai tạo giữa giống lạc Kadiri 4 X Vemana. Giống lạc này đã giúp bảo đảm năng
suất ổn định trong vùng bị hạn của Ấn Độ (Naik et al., 2008).
Holbrook et al. (2009) đã sử dụng sự chọn lọc có trợ giúp của chỉ thị phân
tử để tạo giống kháng bệnh với tỷ lệ O/L (axit oleic/linoleic) cao. Sự phối hợp
chặt chẽ giữa các nhà chọn giống truyền thống và các nhà di truyền học phân tử
là cần thiết để sử dụng công cụ di truyền hiện đại có hiệu quả trong phát triển
giống lạc. Những cố gắng trong chọn tạo giống lạc bằng kết hợp phương pháp
truyền thống và phân tử ở Ghana nhằm cải tiến các giống lạc địa phương có năng
suất thấp và nhiễm với các bệnh đốm lá, đốm hoa thị (Asibuo et al., 2009).
Đối với lạc bệnh đốm đen là một trong các bệnh hại lá nguy hiểm nhất đối
với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen trên tồn cầu
ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006). Nhiều dòng/giống lạc đã được nghiên

8


cứu và đưa vào trong sản xuất có khả năng kháng bệnh đốm đen như ICGV-SM93531, ICGV-IS-96802, ICGV-IS-96827 và ICGV-IS-96808 (Izge et al., 2007);
LGN123, LGN184, LGN117, GPBD4, VG9816, RHRGS 06083, RHRGS 06092,
ICG 5286, ICG 2273, ICG 111426 và 22 ICG 6022 (Kukanur et al., 2014;
Kahate et al., 2015); CGs 4389, 6993, 11426, 4746, 6022, 11088 (Sudini et al.,
2015) hay các giống như ICGV-SM-93531, ICGV-IS-96802, ICGV-IS-9682,
ICGV-IS-96808, SM-18, ICGV-97153, ICGV-86054, ICGV-86707, KHONKHEN-1, SM-6, ICGV- 91246... (Cook, 1981; Jyosthna et al., 2004; CABI,
2006; Izge et al., 2007; Wambi et al., 2014).

2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1990, các giống lạc được sử dụng phổ biến trong
sản xuất là Sen Nghệ An, Chùm Nghi Lộc, Cúc Nghệ An, Giấy Nam Định, Bạch
Sa, Trạm Xuyên, Mỏ Két, Lỳ, Giấy Kim Long... Các giống trên tuy có ưu thế là
mỏng vỏ, tỷ lệ nhân lớn, hàm lượng dầu cao và một số giống có khả năng chịu
hạn, nhưng lại có nhược điểm là năng suất thấp và khả năng kháng sâu, bệnh hại
kém. Riêng chỉ có giống lạc Sen Lai là có nhiều đặc điểm nổi trội nhất, giống có
năng suất từ 1,6 đến 2,4 tấn/ha, thâm canh đạt 3,5 tấn/ha, tỷ lệ nhân/quả khoảng
72%, hàm lượng dầu 54%, vỏ quả dày trung bình và nhiễm với các bệnh hại lá
(Phạm Đồng Quảng và cs., 2005). Từ năm 1990 đến nay, hàng chục giống lạc
mới đã được công nhận các cấp, bổ sung vào cơ cấu giống chủ lực của các địa
phương và góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lạc trong cả nước. Cũng như
xu hướng chọn tạo giống của các nước trên thế giới, phần lớn các giống công
nhận là giống được tuyển chọn từ nguồn giống nhập nội từ Trung Quốc,
ICRISAT hoặc Úc như: L18 (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2004), L23 (Nguyễn
Văn Thắng và cs., 2010), giống có thời gian sinh trưởng ngắn HL25, L05, VD7
(Phạm Đồng Quảng và cs., 2005); giống kháng bệnh lá cao JL24, TL1, L02, L18
(Phạm Đồng Quảng và cs., 2005). Một số giống nhập nội góp phần quan trọng
trong cơng tác cải tiến giống trong nước. Một số giống khác đã được tuyển chọn
trực tiếp và hiện nay đang phát triển rộng ngoài sản xuất trên quy mô hàng vạn
ha như: L02, L14, LVT, L05, MD7... Hiện nay các giống nhập từ Trung Quốc tỏ
ra có nhiều ưu điểm nổi bật như: có tiềm năng năng suất cao, khả năng chịu thâm
canh cao và chống chịu sâu bệnh khá. Trong đó, từ nguồn vật liệu nhập nội,
nhiều giống mới đã được cải tiến thông qua việc lai tạo và đột biến L12, L16
(Nguyễn Thị Thu Ngà và Lê Trần Bình, 2011).

9


Giống lạc L14 được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng

lạc mang tên QĐ5 trong tập đồn nhập nội của Trung Quốc năm 1996. Giống
L14 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày (110 - 120 ngày), tỷ lệ nhân
73 - 75%, năng suất ổn định từ 30 - 40 tạ/ha trong vụ xuân và 20 - 25 tạ/ha trong
vụ thu đơng, có khả năng chịu hạn khá, kháng bệnh lá cao. L14 được công nhận
giống tiến bộ kỹ thuật năm 2002 (Nguyễn Văn Thắng và cs., 2001).
Giống lạc L18 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn ra từ
tập đoàn nhập nội, đã được cơng nhận giống năm 2009. Giống có thân đứng, tán
gọn, chống đổ tốt; quả to vỏ lụa màu hồng sáng, tiềm năng năng suất quả 50- 70
tạ/ha, kháng bệnh lá và héo xanh vi khuẩn trung bình (Nguyễn Văn Bộ và cs., 2009).
Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn lọc ra
từ tập đoàn nhập nội năm 2001. Giống lạc L23 thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá
xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, kháng bệnh lá (đốm nâu, đốm
đen, gỉ sắt) và kháng héo xanh vi khuẩn (chết ẻo) và chịu hạn khá, tiềm năng năng
suất từ 50 - 55 tạ/ha, chịu thâm canh cao. Giống L23 có thể trồng được cả 2 thời vụ
trong năm (vụ xuân và vụ thu đông) (Nguyễn Thị Chinh và cs., 2008).
Kết quả bước đầu khả quan trong công tác chọn tạo giống lạc bằng cơng
tác lai hữu tính và đột biến ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, năm
2008 đã chọn ra được nhiều dòng ưu tú (từ thế hệ F5-F8) theo các hướng: năng
suất cao, khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, khả năng chịu hạn...Vụ
xuân 2008 đã chọn được 4 dòng (D8, 0401.66, D8.1 và ĐBĐ0401.8) có năng
suất cao hơn giống đối chứng L14 và 02 dòng (0403.1 và ĐBĐ 0301.16.1) năng
suất cao hơn đối chứng L18, 33 dòng ưu tú ở thế hệ thấp hơn có thời gian sinh
trưởng trung bình cho năng suất cao hơn đối chứng L14 và L18. Vụ thu đơng
2008 đã chọn được 16 dịng lạc có năng suất vượt đối chứng (L12, L14 và L18)
đây là những dịng lạc có triển vọng đang đề nghị khảo nghiệm và nghiên cứu ở
các vụ tiếp theo. Đã đánh giá khả năng kháng nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn của
94 dịng giống lạc và tìm ra được 5 giống kháng cao và trung bình.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã tập trung
nghiên cứu lai tạo và tuyển chọn bộ giống lạc có năng suất cao và chất lượng
tốt phù hợp với sinh thái của vùng. Đến năm 2008, đã xác định được bộ giống

lạc thích hợp cho vùng bao gồm các giống: L08, L14, L20, L23 và V79
(Nguyễn Văn Bộ và cs., 2009).

10


Giống lạc LDH.01 được chọn lọc từ đột biến tự nhiên của giống lạc Lỳ địa
phương có dạng cây thuộc loại hình nửa đứng, eo quả trung bình, vỏ quả mỏng,
tỷ lệ nhân/quả bình quân 76,5%, khối lượng 100 quả 142,2 gam, tỷ lệ quả 3 hạt
chiếm trên 40%. Thời gian sinh trưởng của giống từ 86-96 ngày tùy thời vụ và
vùng sinh thái. Năng suất của giống lạc LDH.01 trong thí nghiệm so sánh đạt
37,9 tạ/ha cao hơn so với lạc Lỳ 24,7%, năng suất bình quân tại các điểm khảo
nghiệm thuộc vùng sinh thái Tây Nguyên là 36,1 tạ/ha, trên đất phù sa vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ là 34,6 tạ/ha và trên đất cát ven biển vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ là 28,5 tạ/ha (Hồ Huy Cường và cs., 2011).
Kết quả chọn tạo giống lạc LDH.06 của tác giả Hoàng Minh Tâm và cs.
(2011) cho thấy giống có khối lượng 100 quả từ 57,1 – 61,1 gam, tỷ lệ nhân/quả từ
69,3 – 70,6%, nhiễm vừa bệnh đốm đen, gỉ sắt, héo xanh và thối đen cổ rễ, thời gian
sinh trưởng từ 101-114 ngày tại các tiểu vùng sinh thái thuộc Tây Nguyên. Năng
suất của giống LDH.06 trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản đạt 32,9-47,7 tạ/ha,
ln tương đương hoặc cao hơn L14 từ 19,8-26,0%. Tại các điểm khảo nghiệm
trong điều kiện canh tác 100% nhờ nước trời, năng suất bình quân của LDH.06 đạt
23,4 tạ/ha cao hơn giống lạc Lỳ 29,3%. Trong điều kiện có tưới bổ sung khi gặp
hạn, năng suất của LDH.06 đạt 33,9 tạ/ha cao hơn đối chứng lạc Lỳ 42,4%.
Năm 2015, Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu đã khảo nghiệm giống lạc
VD8 (nguồn gốc là giống L9803-7) và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn công nhận cho sản xuất thử cho các vụ tại vùng Đông Nam bộ và
đồng bằng Sông Cửu Long tại Quyết định số 312/QĐ-TT-VPPN ngày 29/7/2016
của Cục trưởng Cục Trồng trọt. Giống VD8 thích hợp cho khu vực miền Nam
nước ta với các đặc tính về khả năng kháng bệnh thối đen cổ rễ (Aspergillus

niger), bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum), tỷ lệ hạt chắc cao 83-88 %,
năng suất cao và ổn định đạt từ 3,9 -4,0 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng Lỳ địa
phương từ 20-29% (Nguyễn Văn Minh và cs., 2015).
Các tác giả của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã nghiên cứu chọn
tạo giống lạc L27 và được Hội đồng Khoa học và cơng nghệ Bộ NN&PTNT cơng
nhận chính thức theo quyết định số 142/QĐ-TT-CCN ngày 22 tháng 4 năm 2016,
cho các tỉnh phía Bắc. Giống L27 có thời gian sinh trưởng 95 ngày (ở vụ đông) và
125 ngày (ở vụ xuân). L27 có thể gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và trồng
được trong cả vụ xuân và vụ thu đơng. L27 thuộc dạng hình Spanish, thân đứng, tán
gọn, lá xanh, sinh trưởng khỏe, số quả chắc/cây nhiều (13 - 16,0 quả), ra hoa kết quả

11


×