Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH TRANG

THÀNH PHẦN BỌ TRĨ HẠI RAU HỌ BẦU BÍ; DIỄN BIẾN
MẬT ĐỘ BỌ TRĨ VÀ BIỆN PHÁP HĨA HỌC PHỊNG
TRỪ NĂM 2016-2017 TẠI THANH OAI, HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hồng Thái

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng .... năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Hồng
Thái đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Côn
trùng, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể học viên lớp cao học BVTV –
24C đã giúp đỡ tơi rất nhiều để hồn thành bản luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng .... năm 201.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trang

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................. xi
1.1.

Tính cấp thıết của đề tàı ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu và yêu cầu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu .............................................................................................................. 2

1.2.3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 3
2.1.

Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 3

2.1.1.

Đặc điểm gây hại của bọ trĩ ............................................................................... 3

2.1.2.

Vị trí phân loại của bọ trĩ ................................................................................... 5

2.1.3.

Một số đặc điểm hình thái chung của bọ trĩ trưởng thành ................................. 6

2.1.4.

Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ và diễn biến mật độ bọ trĩ ........... 8


2.1.5.

Nghiên cứu biện pháp hóa học phịng trừ bọ trĩ .............................................. 10

2.2.

Những nghiên cứu tại việt nam ........................................................................ 12

2.2.1.

Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ và diễn biến mật độ bọ trĩ ................ 12

2.2.2

Những nghiên cứu về biện pháp hóa học phịng trừ bọ trĩ .............................. 16

2.2.3.

Tình hình sản xuất rau họ bầu bí tại thanh oai, hà nội ..................................... 18

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................... 19
3.1.

Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................... 19

iii


3.1.1.


Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 19

3.1.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 19

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 20

3.4.1.

Phương pháp điều tra ngồi đồng ruộng .......................................................... 20

3.4.3.

Các cơng thức tính tốn ................................................................................... 26

3.4.4.

Phương pháp tính tốn ..................................................................................... 26


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 27
4.1.

Thành phần bọ trĩ trên một số loại cây trồng thuộc họ bầu bí tại thanh oai, hà
nội năm 2016-2017 .......................................................................................... 27

4.2

Đặc điểm phân loại của các loài bọ trĩ trên một số cây thuộc họ bầu bí tại
thanh oai, hà nội năm 2016-2017..................................................................... 28

4.2.1

Loài Frankliniella Intonsa Trybom, Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera ............. 28

4.2.2

Loài Frankliniella Occidentalis Pergande, Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera........ 30

4.2.3

Loài Thrips Flavus Schrank , Họ Thripidae, Bộ Thysanoptera ....................... 32

4.2.4

Loài Thrips tabaci linderman, họ thripidae, bộ thysanoptera .......................... 33

4.3.


Thành phần bọ trĩ trên một số cây thuộc họ bầu bí tại huyện thanh oai, hà nội
năm 2017.......................................................................................................... 35

4.3.1

Thành phần phần bọ trĩ trên cây dưa chuột...................................................... 35

4.3.2.

Thành phần bọ trĩ trên cây dưa lê tại huyện thanh oai năm 2016-2017 ................... 36

4.3.3.

Thành phần bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại huyện thanh oai, hà nội năm
2016-2017 ........................................................................................................ 37

4.4.

Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột tại huyện thanh oai – hà nội năm
2016-2017 ........................................................................................................ 38

4.4.1.

Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột tại huyện thanh oai, hà nội
vụ đông xuân năm 2016-2017 ......................................................................... 38

4.4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột ................ 39


4.4.3.

Ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại
thanh oai, hà nội năm 2016-2017..................................................................... 41

4.4.4.

Ảnh hưởng của chân đất trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột
tại thanh oai, hà nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ......................................... 43

iv


4.4.5.

Ảnh hưởng của giống dưa chuột đến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại thanh
oai, hà nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ........................................................ 43

4.4.6.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại thanh oai,
hà nội vụ đông xuân năm 2016-2017............................................................... 45

4.5.

Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại huyện thanh oai, hà nội vụ
xuân 2017......................................................................................................... 46

4.6.


Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây dưa lê tại huyện thanh oai, hà nội năm 2017 48

4.7.

Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ bọ trĩ của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
được phép sử dụng trên rau.............................................................................. 49

4.7.1.

Hiệu lực của thuốc bvtv đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột .................. 49

4.7.2.

Hiệu lực của thuốc bvtv đối với bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn .................... 50

4.7.3.

Hiệu lực của thuốc bvtv đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê ........................ 52

Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 54
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 54

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................. 55

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 56
Phụ lục ......................................................................................................................... 62


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CT

Công thức

cs.

Cộng sự

et al.

Và những người khác

NST


Ngày sau trồng

NSP

Ngày sau phun

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

STT

Số thứ tự

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

T1, T2,…

Tháng 1, Tháng 2, ….

TSWV

Tomato spotted wilt virus


USD

United State Dollar

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner .............. 5
Bảng 2.2. Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới ......................... 6
Bảng 2.3. Thành phần loài bọ trĩ hại trên một số loại cây trồng đã được ghi nhận ở
Việt Nam (2006- 2010) ................................................................................ 12
Bảng 4.1. Thành phần bọ trĩ trên một số cây rau thuộc họ bầu bí tại huyện Thanh Oai,
Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ......................................................... 27
Bảng 4.2. Thành phần bọ trĩ trên cây dưa chuột tại xã Xuân Dương, huyện Thanh OaiHà Nội năm 2017 ......................................................................................... 35
Bảng 4.3. Thành phần bọ trĩ trên cây dưa lê tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai năm
2016-2017. ................................................................................................... 36
Bảng 4.4. Thành phần bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Bình Minh, huyện Thanh
Oai năm 2016-2017. ..................................................................................... 37
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột vụ đông xuân năm 20162017 tại xã Xuân Dương huyện Thanh Oai, Hà Nội .................................... 39
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên cây dưa chuột theo các mật độ
trồng khác nhau tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2016-2017 ............................. 40
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên dưa
chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2016-2017 ................................................ 41
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại
Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ......................................... 42
Bảng 4.9. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột tại Thanh Oai – Hà
Nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ............................................................... 44
Bảng 4.10. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các thời vụ trồng dưa chuột tại Thanh

Oai – Hà nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ................................................ 45
Bảng 4.11. Diễn biến số mật độ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Cao Viên,
Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân 2016-2017 .............................................. 46
Bảng 4.12. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê tại xã Cao Viên, Thanh Oai,
Hà Nội vụ xuân 2017 ................................................................................... 48
Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột tại
Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân 2016-2017 .............................................. 49
Bảng 4.14. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại
xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017 ............. 51
Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê ............... 52

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1

Đặc điểm hình thái của Frankliniella intonsa Pergande............................... 30

Hình 4.2

Đặc điểm hình thái của Frankliniella occidentalis Pergande ....................... 32

Hình 4.3

Đặc điểm hình thái của Thrips flavus Schrank ............................................. 33

Hình 4.4

Đặc điểm hình thái Lồi Thrips tabaci Linderman....................................... 34


Hình 4.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Cao Viên,
Thanh Oai, Hà Nội ........................................................................................ 47
Hình 4.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây dưa lê tại Thanh Oai, Hà Nội vụ xuân
năm 2017 ..................................................................................................... 48
Hình 4.7. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trị hại dưa chuột ................................ 50
Hình 4.8. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ hại rau bí ăn ngọn......................... 51
Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ trĩ trên cây dưa lê ........... 52

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Minh Trang
Tên luận văn: “Thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện
pháp hóa học phòng trừ năm 2016-2017 tại Thanh Oai, Hà Nội”.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra, xác định thành phần và diễn biến số lượng bọ trĩ hại rau
thuộc họ bầu bí tại một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội để từ đó đề ra biện pháp
hóa học phịng chống cho hiệu quả cao nhất.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra diễn biến mật độ và thu thập mẫu được tiến hành theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng – QCVN 0138:2010/BNNPTNT.
Mẫu bọ trĩ sau khi thu thập được lên tiêu bản và giám định theo phương pháp
của Mound (2007).

Việc phun thuốc hóa học được tiến hành khi mật độ bọ trĩ vượt ngưỡng được quy
định trong QCVN 01-38:2010/BNN & PTNT.
Kết quả chính và kết luận
1. Thành phần lồi bọ trĩ trên một số cây trồng chính thuộc họ bầu bí ở Thanh Oai,
Hà Nội gồm 4 loài: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande,
Thrips flavus Schrank, Thrips tabaci Linderman đều thuộc họ Thripidae. Trong đó phổ
biến nhất là 2 lồi Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande.
2. Mât độ bọ trĩ trên cây dưa chuột cao nhất vào giai đoạn 35-42 NST với mật độ
trung bình là 13,88 con/lá.
Dưa chuột được trồng với mật độ 1m x 0.6m thì bọ trĩ hại thấp nhất, vói mật độ
trung bình là 12,7 con/lá vào 42NST .
Tưới bằng phương pháp tưới rãnh giúp giảm đáng kể mật độ bọ trĩ trên cây dưa
chuột với mật độ cao nhất vào 42NST là 12,7 con/lá thấp nhất vào giai đoạn cây con với
mật độ 0,6 con/lá.
Bố trí dưa chuột trồng đúng thời vụ cũng khiến cho mật độ bọ trĩ giảm đáng kể so
với bố trí vụ muộn. Mật độ bọ trĩ cao nhất trên dưa chuột trồng ở chính vụ là 12,7 con/lá
và trên vụ muộn là 13,9 con/lá.

ix


Mật độ bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn đạt cao điểm vào 42NST và hình thành một
giai đoạn cao điểm mật độ bọ trĩ từ 42NST đến 63NST với mật độ trung bình lần lượt
là: 15,36 con/lá; 12,3 con/lá; 14,73con/lá.
Trên cây dưa lê, mật độ bọ trĩ cao nhất vào 56NST với mật độ trung bình là
13,6con/lá.
3. Thuốc BVTV dùng để phịng trừ bọ trĩ thì thuốc có hoạt chất sinh học
Abamectin có hiệu lực cao nhất.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Minh Trang
Thesis title:“Component of thrip species in the cucurbit vegetable, population dynimics
and chemical control on thrips at Thanh Oai District, Ha Noi City in 2016-2017”.
Major: Plant protection

Code: 60 62 01 12

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Purposes of study:
Base on the survey, determine the component and population fluctuations of the
thrips sepecies on cucurbit crops in Thanh Oai district, Ha Noi city, from which to
propose the most effective preventive chemical treatments.
Methods of study:
Surveying the density sampling were applied by QCVN 01-38: 2010 / MARD.
Mounting, Identifyting and preventing of thrips samples by Mound (2007).
Chemical spraying is carried out when the density of thrips exceeds the threshold
specified in QCVN 01-38: 2010 / MARD.
Main findings and conclusions
1. The results of this research showed on four cucurbits that there are 4 species of
thrips: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande, Thrips flavus
Schrank, Thrips tabaci Linderman. They almost belonged to the Thripidae family.
There were two species (Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis
Pergande) had been surveyed higer frequently than others.
2. The peak of thrip population fluctuation on cucumber has been on 35-42 NST
with an average density of 13.88 individual/ leaf.
Cucumbers were planted at a density of 1m x 0.6m, the lowest thrips were at
the highest density of 13.5 individual/leaf.

Irrigation by trenching method significantly reduced the thrips density of
cucumber plants.
Cucumber planted in right season and variaties, also reduced the density of thrips.
The thrips density of the toadstool peaked at 42NST with an average density of
15.36 individual/leaf.
On melon trees, the density of thrips was highest at 56NST with an average
density of 13.6 individual/leaf.
3. The most effectiveness pesticides to controlling the thrips was bio –pesticide
Abamectin.

xi


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Họ Bầu bí (tên khoa học: Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm
những cây trồng như: dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngơ, mướp, mướp
đắng… Đây là một trong những họ có vai trị quan trọng nhất trong việc cung cấp
thực phẩm rau trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan năm 2016, trong 9 tháng đầu
năm 2016, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng
31,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. So với xuất khẩu dầu thô – một ngành
mũi nhọn về xuất khẩu, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD. Như vậy xuất khẩu rau
quả của Việt Nam có kim ngạch "vượt mặt" dầu thô, mặt hàng xuất khẩu chiến
lược của Việt Nam trong nhiều năm qua (Nguyễn Tuyền, 2016). Thị trường xuất
khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia,
Singapore, Hàn Quốc, Mỹ..và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất
khẩu rất nhiều cả 3 dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị,
rau muối...trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm.
Chính vì những ngun nhân trên, việc sản xuất rau, nhất là những loại

rau thuộc họ bầu bí ngày càng được ưa trồng trên nhiều vùng diện tích. Từ đó tạo
nguồn thức ăn dồi dào cho những loài sâu, bệnh hại phát sinh gây hại trên cây rau
họ bầu bí ngày càng gia tăng. Một trong những lồi sâu vơ cùng nhỏ bé khơng
nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại chứa đựng nguy hiểm vô cùng đó là bọ trĩ.
Chúng chích hút nhựa làm cho đọt, lá non bị xoăn lại, biến dạng khiến cho bà
con nông dân hoang mang không biết nguyên nhân là do sâu hay bệnh. Điều ấy
dẫn đến việc sử dụng thuốc BVTV không đúng đối tượng, phun tràn lan nhiều
loại thuốc khiến cho bọ trĩ kháng thuốc một cách nhanh chóng.
Để phịng chống chúng, người nơng dân mới chỉ sử dụng biện pháp hoá học
một cách liên tục, thiếu hiểu biết, điều đó dẫn tới hiện tượng bọ trĩ quen với thuốc
hoá học,nhờn thuốc, đồng thời thuốc lại tiêu diệt các loài thiên địch của bọ trĩ, làm
mất an toàn thực phẩm (do còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm).
Các cây trồng thuộc họ bầu bí nói chung và dưa lê, dưa chuột nói riêng đã
và đang mang lại lợi ích kinh tế cao cho nơng dân huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Trên thế giới và trong nước nói chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về bọ
trĩ. Tuy nhiên tại huyện Thanh Oai chưa có nghiên cứu nào được công bố. Xuất

1


phát từ những thực tế trên, được sự phân công của bộ môn Côn trùng, khoa Nông
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp
hóa học phịng trừ năm 2016-2017 tại Thanh Oai, Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở điều tra, xác định thành phần và diễn biến số lượng bọ trĩ hại
rau thuộc họ bầu bí tại một số xã thuộc huyện Thanh Oai, TP Hà Nội để từ đó đề
ra biện pháp hóa học phịng chống cho hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu

- Điều tra thành phần bọ trĩ hại trên các loại rau thuộc họ bầu bí tại Thanh
Oai, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ của bọ trĩ trên 3 loại rau: dưa chuột, dưa lê, rau
bí ăn ngọn thuộc họ bầu bí tại Thanh Oai, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ của bọ trĩ trên cây dưa chuột theo các yếu tố:
giống, thời vụ trồng, chân đất trồng, mật độ trồng và chế độ tưới.
- Thử nghiệm biện pháp hóa học trong phịng trừ bọ trĩ hại rau họ bầu bí
trên đồng ruộng.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: điều tra thành phần bọ trĩ trên phạm vi
huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Điều tra diễn biến mật độ và thử nghiệm thuốc BVTV trên 4 xã Xuân
Dương, Cao Viên, Bình Minh và Thị Trấn Kim Bài.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN CỦA ĐỀ TÀİ
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần lồi bọ trĩ hại
cây rau họ bầu bí cho vùng nghiên cứu, bổ xung thêm kết quả đánh giá tình hình
phát sinh gây hại và biện pháp hóa học trong phòng trừ bọ trĩ ở vùng nghiên cứu
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả điều tra diễn biến số lượng, tình hình phát sinh gây hại từ
đó đề xuất biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại trên cây rau họ bầu bí một cách có hiệu
quả kinh tế, an tồn với mơi trường, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Bọ trĩ là loài đa thực, chúng gây hại nhiều loại cây trồng, ở nhiều nước
khác nhau. Theo Hà Quang Hùng và cs. (2005), bọ trĩ là côn trùng có kích thước

cơ thể nhỏ bé và nhẹ, nên khó phát hiện, ngay cả khi xuất hiện với số lượng lớn.
Chúng phân bố khắp thế giới, số lượng loài phân bố ở các vùng nhiệt đới, ôn đới
nhiều, thậm chí một vài lồi đã lan rộng tới vùng Bắc cực. Bọ trĩ thuộc lớp côn
trùng Insecta, bộ cánh tơ Thysanoptera. Trên thế giới có khoảng 5000 lồi bọ trĩ
được định danh, trong đó chỉ có 1% lồi gây hại (Mound et al., 1973). Bọ trĩ xuất
hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, ..., đặc biệt là ở các
nước Châu Á.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bọ trĩ đã trở thành loài sâu hại
nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi lẽ tuy cơ thể nhỏ bé nhưng bọ trĩ có khả
năng phát tán mạnh và gây hại tất cả các bộ phận của cây trồng như lá, nụ, hoa và
quả non gây thành những vụ dịch hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng
suất, phẩm chất cây trồng; gián tiếp là véc tơ truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây
(Hà Quang Hùng và cs., 2005). Để phịng chống chúng, người nơng dân mới chỉ
sử dụng biện pháp hóa học một cách liên tục, thiếu hiểu biết đã dẫn tới hiện
tượng bọ trĩ quen và kháng thuốc hóa học, đồng thời tiêu diệt hầu hết các loài
thiên địch của bọ trĩ – một lực lượng sinh vật có ích quan trọng góp phần điều
hòa số lượng quần thể bọ trĩ trong mỗi hệ sinh thái nơng nghiệp, điều đó dẫn tới
sự bùng phát số lượng của một số loài bọ trĩ chủ yếu.
Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch
ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục nên việc áp dụng các biện pháp hóa
học khi cây ở thời kỳ thu hoạch sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu
dùng. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về biện pháp làm giảm số lượng bọ trĩ
gây hại trên dưa chuột như sử dụng bẫy dính, qy ni lơng quanh ruộng hay lựa
chọn chân đất trồng... Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này trong thực tế
sản xuất còn rất hạn chế, đại đa số người dân chọn biện pháp hóa học với tiêu chí
đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GİỚİ
2.2.1. Đặc điểm gây hại của bọ trĩ
Bọ trĩ là loài đa thực, chúng hại nhiều loại cây trồng, ở nhiều nước khác


3


nhau. Theo Cermeli et al. (1993), bọ trĩ là loài có kích thước cơ thể nhỏ bé nên
rất khó phát hiện ngay cả khi xuất hiện với số lượng lớn. Bọ trĩ thuộc lớp côn
trùng Isecta, bộ cánh tơ Thysanoptera. Trên thế giới có khoảng 5.000 lồi bọ trĩ
được biết đến, trong đó chỉ có 1% lồi gây hại. (Mound et. al, 1973).
Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết
thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây, đặc biệt chúng là môi giới truyền
bệnh virus từ cây này sang cây khác. Khi nghiên cứu về bọ trĩ trên các cây có củ,
cây họ đậu và ngũ cốc, Chang (1987) đã đưa ra bảng thành phần các loài bọ trĩ
quan trọng và đã chỉ ra rằng bọ trĩ là dịch hại nguy hiểm, là vector truyền một số
bệnh: vi khuẩn, nấm và virus cho cây trồng.
Khi mật độ cao, vết hại của chúng tạo thành các vết màu bạc gồ ghề trên
bề mặt lá của cây, đặc biệt theo gân chính và gân phụ của lá và trên bề mặt
quả(Tappan and Gorbet, 1984). Các lá và đỉnh sinh trưởng bị ức chế sinh trưởng,
trên quả xuất hiện các vết sẹo và quả biến dạng. Nói chung, những lá bị hại xuất
hiện màu tối, bóng lống, giống như ngọc trai (Boulanger,1996).
Những bệnh chết chồi do virus lan truyền rộng rãi ở nhiều quốc gia trồng
lạc trên thế giới mà cho đến nay người ta biết là do bọ trĩ truyền bệnh. Ghnerkar
et al. (1978) cho biết, loài bọ trĩ Scitorthrip dorsalis là vectơ truyền bệnh. Tới
những năm sau đó thì Palmer (1990) đã phát hiện ra lồi Thrips palmi là đối
tượng chính truyền bệnh chết chồi lạc. Điều này Syed et al. (1996) đã kiểm
chứng trên các loài bọ trĩ: Scitorthrip dorsalis, Frankliniella schultzei,
Frankliniella intonsa và Thrips palmi. Bọ trĩ được xem là dịch hại nguy hiểm bởi
sự có mặt và gây hại của chúng buộc người dân phải phun thuốc hóa học mà lẽ ra
khơng cần thiết phải phịng trừ. Hậu quả của nó làm bùng phát dịch hại khác do
mất cân bằng sinh học (Ranga, 1998).
Theo Inoue et al. (2001), virus TSWV được truyền bởi 6 loài bọ trĩ:
Frankliniella occidentalis, Frankliniella intonsa, Thrips tabaci, Thrips setosus,

Thrips palmi và Thrips hawaiiensis, do chúng có khả năng tích lũy protein N của
TSWV trong cơ thể.
Bọ trĩ T. palmi gây hại làm xuất hiện màu vàng của lá, ngọn, những vết
xước trên quả, làm biến dạng của quả, khả năng ra quả ít và chết toàn cây khi bọ
trĩ đạt mật độ cao. Ở Puerti Rico bọ trĩ T. palmi gây hại rất nghiêm trọng trên cây

4


thuộc họ bầu bí và họ cà, trưởng thành và bọ trĩ non có mật độ cao trên lá, thân,
hoa và quả non. Cây hồ tiêu trở nên lùn xuất hiện màu trắng bạc trên lá, trên cà
tím thì quả non bị rụng, chồi bị héo và quả bị biến dạng.
2.2.2. Vị trí phân loại của bọ trĩ
Bọ trĩ thuộc bộ cánh tơ Thysanoptera, lớp côn trùng (insecta), ngành chân
khớp (Arthropoda) (CABI, 2006). Trên thế giới có hơn 5500 lồi bọ trĩ thuộc 750
chi đã được biết đến.
Theo Hà Quang Hùng và cs. (2005), những năm trước đây vị trí phân loại
của bọ trĩ được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner
Bộ phụ
Terebrantia

Họ
Aeolothripidae

Họ phụ

Đặc điểm cơ bản

Erotidothripinae

Melanthripinae

Râu đầu có 9 đốt, cánh rộng có khá
nhiều vân ngang, con đực khơng

Mymarothripinae

có vùng tuyến ở cuối bụng

Aeolothripinae
Merothripidae

Cánh hẹp hơn, có vài vân ngang

Heterothripidae

Con đực thường có vùng tuyến ở
dưới bụng

Thripidae

Thripinae
Heliothripinae

Tubulifera

Phlaeothripidae

Râu đầu có 8 đốt


Phlaeothripinae
Megathripinae

Cánh thường khơng có vân, con
cái khơng có máng đẻ trứng

Urothripinae
Nguồn : Nguyễn Thị Minh Hằng (2007)

Cho đến nay, vị trí phân loại của bộ cánh tơ trên thế giới đều dựa theo tài
liệu của Mound (2007). Ông cho rằng Bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 2 bộ phụ là
Tubulifera và Terebrantia. Số lượng loài và chi bọ trĩ trên thế giới được thể hiện
ở bảng 2.2.

5


Bảng 2.2. Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới
Bộ phụ
Terebrantia

Số lượng
giống

Số lượng
loài

Merothripidae

3


15

Melanthripidae

4

65

Aeolothripidae

23

190

Fauriellidae

4

5

Adiheterothripidae

3

6

Heterothripidae

4


70

Panchaetothripinae

35

125

Dendrothripinae

10

90

Sericothripinae

10

90

Thripinae

235

1800

1

1


Phlaeothripinae

350

2700

Idolothripinae

80

700

Họ

Thripidae

Họ phụ

Uzelothripidae
Tubulifera

Phlaeothripidae

Nguồn: Mound (2007)

2.2.3. Một số đặc điểm hình thái chung của bọ trĩ trưởng thành
Bọ trĩ là cơn trùng có cánh với kích thước cơ thể nhỏ nhất, dao động từ
0,5-1,4 mm, nhờ đó chúng rất dễ ẩn mình, khiến con người bằng mắt thường khó
nhận ra ngay cả khi xuất hiện với số lượng lớn. Phần lớn lồi bọ trĩ có kích thước

cơ thể lớn sống ở vùng nhiệt đới, những loài bọ trĩ phổ biến ở vùng ôn đới
thường không dài quá 1-2 mm. Bọ trĩ khi nhìn bằng mắt thường có dạng thon, có
sắc tố rõ và bóng, phần lưng bụng thay đổi từ trắng đến nâu, nâu đậm hoặc đen.
Mẫu bọ trĩ trên tiêu bản lam dưới sự phóng đại của kính hiển vi có thể
thấy các đốt ngực và bụng rõ ràng, bụng hơi thẳng và phình to thấy rõ các đốt và
các phần màng nối các đốt với nhau, cánh và chân mở rộng, thường có các gai
nhỏ, lông nhỏ, lỗ cảm giác phức tạp và các vết nhăn cutin nổi lên.
Râu đầu có 4-9 đốt nhưng thường từ 7-8 đốt. Đôi mắt kép nằm ở bên trên
hoặc bên dưới của đỉnh đầu và má. Ở những lồi có cánh, 3 mắt đơn nằm ở trên
trán giữa mắt kép tạo thành hình tam giác. Chiều dài, số lượng và vị trí của lơng
trên đỉnh đầu và vùng mắt đơn là các đặc điểm quan trọng cho việc định loại.

6


Kiểu miệng chun hố lồi ra phía dưới đầu và nằm ở gần gốc hoặc giữa
gốc chân trước. Phần phụ miệng của bọ trĩ là kiểu dũa hút không đối xứng cho
nên bọ trĩ gây hại để lại triệu chứng cho cây trồng. Phần miệng ở dưới có một
hàm trên bên trái phát triển đầy đủ và gần như thẳng cịn hàm trên bên phải thối
hố hồn tồn, hai hàm dưới rất phát triển, có mơi trên và mơi dưới.
Cả hai gai hàm trên có bờ và đường rãnh lắp vào nhau để tạo thành dạng
ống hút có lỗ mở ở phần cuối. Hàm dưới dạng mơi có thể di chuyển được một
cách tự do. Mảnh sau cằm và trước cằm của môi dưới nối với nhau ở giữa. Đỉnh
của miệng được che phủ bởi mảnh bên lưỡi. Mỗi mảnh bên của lưỡi có 3 dạng
hình tạo bởi 9-10 tế bào cảm giác giúp bọ trĩ ngửi hoặc nếm được thức ăn. Hàm
trên bên trái khoẻ được sử dụng để tạo thành lỗ chích ban đầu trong mơ cây nhờ
cử động lên xuống của đầu. Sau đó các gai hàm chia đôi đẩy mạnh vào trong cơ
chất, các đường rãnh ở trong của cả hai bên tạo thành các rãnh nhỏ dẫn thức ăn.
Ngực trước: do đầu và ngực trước thường có cùng một chức năng cho nên
có một khớp đặc biệt nối giữa các đốt ngực với ngực trước. Chân trước nối với

đốt ngực trước tạo điều kiện cho sự di động lên xưống của một vùng liên hợp đốt
ngực trước và đầu khi ăn.
Đốt ngực giữa và sau: ở lồi có cánh đốt ngực giữa và sau rộng mang đôi
cánh. Nhờ đặc điểm này, đốt ngực giữa và sau có gai xương và màng ở trên có
thể di động được, nhưng các tấm nối ở phần dưới và bên cứng. Gốc của cánh có
thể di động. Trái ngược lại, các tấm bụng mở rộng. Nhờ đó mà bộ xương ngồi
của lưng ngực giữa và sau thích nghi rất tốt với khả năng bay.
Mảnh gốc của đốt ngực giữa và sau tạo thành tấm cứng nối với các cơ để
bay. Vị trí đốt háng ở ngực giữa và sau, đôi khi cuốn vào giữa cơ thể, điều này
làm cho chân sau có thể đẩy về phía trước, làm cho nhiều lồi bọ trĩ có thể nhảy
rất tốt.
Cả 4 cánh thường dài và thon có lơng tơ ở mép cánh. Một số lồi cánh có
vân, một số lồi lại khơng có vân, một số lồi cánh có sắc tố sáng và một số lồi
thì có màu khơng rõ ràng. Chiều dài của cánh tỷ lệ với cơ thể thường thay đổi
giữa các lồi và giới tính. Cả hai giới tính có thể có dạng cánh dài hoặc ngắn. Ở
một số lồi trưởng thành đực và trưởng thành cái có chiều dài cánh khác nhau và
thậm chí có nhiều dạng cánh trong cùng giới tính của một quần thể. Đơi khi một
hoặc cả hai giới tính hồn tồn khơng cánh (thường bắt gặp ở trưởng thành đực).

7


Chân của bọ trĩ trưởng thành gồm có đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt
ống, một hoặc hai đốt bàn chân. Khi bò chỉ bàn chân tiếp xúc bề mặt cây nhờ đó
mà bọ trĩ có thể bám chặt trên bề mặt mịn và tránh tuột ra khỏi lá cây khi gió
thổi. Ở một số lồi, trưởng thành đực có đốt đùi chân trước phình to hoặc chân có
mấu, cựa hoặc vuốt.
Bụng có 11 đốt. Đốt bụng thứ hai đến đốt thứ tám đều có lỗ thở. Phần bên
của mặt lưng đốt bụng mang cấu trúc đặc biệt, lông xếp thành mảnh lược
(Ctenidia). Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ tám thường có lơng tơ xếp dạng

lược. Trong họ Aeolothripidae, mặt lưng đốt bụng thứ 8 của trưởng thành đực có
một đơi mấu bám và ở một số chi thì các đốt sinh dục cũng có lơng giống như gai.
Ở trưởng thành cái các đốt bụng từ 9 đến 10 của mặt bụng mở rộng tạo
thành máng đẻ trứng. Máng đẻ trứng rộng và rất phát triển, để bọ trĩ đẻ trứng
trong mô cây.
Các đốt sinh dục của trưởng thành đực gồm có: gai giao cấu, bộ phận sinh
dục giữa và thuỳ nằm ở bên. Gai giao cấu kéo dài về phía sau tạo thành một dạng
màng. Túi ngồi, che phủ bộ phận sinh dục đực và khi gai giao cấu khơng hoạt
động thì túi ngồi vẫn ở trong ống.
2.2.4. Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ và diễn biến mật độ bọ trĩ
Cơng trình nghiên cứu của Ananthakrishan (1984) nêu rõ bọ trĩ Scitothrips
dorsalis gây hại nghiêm trọng trên lạc làm thất thu năng suất trung bình 29,3%, gián
tiếp bọ trĩ cịn trở thành vectơ truyền bệnh vius cho lạc và một số cây trồng khác.
Theo Chen and Chang (1987), đã tìm thấy 156 lồi bọ trĩ ở Đài Loan trong
đó có 70 lồi gây hại trên cây trồng. Riêng trên cây rau (Wang, 1989) cho rằng
có 27 lồi bọ trĩ.
Ở Đài Loan, bọ trĩ được coi là một trong các loài dịch hại quan trọng nhất
trên cây họ bầu bí trong đó có cây dưa chuột, nhưng khơng được định loại một
cách chính xác, chúng được xác định loại là Thrips flavus Schrank (Burris et
al.,1989; Carpenter, 1993).
Theo Mau and Matin (1993), và Chang (1987), quần thể bọ trĩ đạt cao nhất
trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa đông. Biến
động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt
là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện ẩm ướt kéo dài không thuận lợi cho sự phát
triển của chúng.

8


Chiu (1987), các loài bọ trĩ rất mẫn cảm với sự thay đổi của mơi trường và

chỉ có thể phát sinh, phát triển dưới những điều kiện khí hậu đặc thù. Sự phổ biến
của chúng có liên quan đến hình dạng cây, đặc biệt là những loài bọ trĩ gây hại
trên hoa, các yếu tố như ẩm độ, nhiệt độ, tốc độ gió, thổ nhưỡng cũng có liên
quan đến mức độ phổ biến của từng loài bọ trĩ.
Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng hàng năm phụ thuộc vào nguồn bọ trĩ trên
các cây ký chủ phụ. Việc vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ cỏ xung quanh ruộng
cây trồng không được chú ý thường dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng. Trái
lại, mật độ bọ trĩ trên các cây trồng ngắn ngày phụ thuộc nhiều vào số lượng con
cái trưởng thành qua đông trong từng vụ (Gilbert, 1990).
Tại khu vực Đông Nam châu Á bọ trĩ đã trở thành sâu hại nguy hiểm trên
rau, các cây trồng khác. Những loài bọ trĩ phổ biến phân bố rộng bao gồm Thrips
palmi Karny hại trên dưa chuột, ớt, cà chua, năm 1977 Philippines công bố vụ
dịch Thrips palmi trên dưa hấu, 1981 Wanjboonkong nêu rõ Thrips palmi trở
thành sâu hại trên cây bông ở Thái Lan. Scitothrips dorsalis, Thrips parvispinus,
Thrips tabaci, Haplothrips floricola và Thrips flavus là những loại bọ trĩ chính
hại rau ở Thái Lan…
Tại Ấn Độ, nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ rõ có tới 82 lồi bọ trĩ chủ
yếu gây hại trên 76 loại cây trồng khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện bọ
trĩ Thrips flavus có mặt và gây hại trên 70 loại cây trồng thuộc 26 họ thực vật
khác nhau (Phạm Thị Vượng, 1998). Mound (1997), chỉ rõ hầu hết các loài bọ trĩ
gây hại trong bộ cánh tơ tập trung trong họ Thripidae với khoảng 1.700 loài,
phân bố khắp thế giới. Các loài bọ trĩ là dịch hại trên cây trồng thuộc 2 giống
Thrips và Liothrips là những giống lớn nhất trong bộ cánh tơ. Trong đó số lồi
của mỗi giống là: Thrips khoảng 275 loài, Liothrips khoảng 255 loài,
Haplothrips khoảng 230 loài và Franklinella khoảng 175 loài.
Theo Cooper (1991), T.palmi được ghi nhận ở Trinidad trong một cuộc
khảo sát vào năm 1989, số lượng lá bị nhiễm bọ trĩ T.palmi vào khoảng 300-700 /
lá được tìm thấy trên cà tím và dýa chuột, dẫn đến mất 50-90% sản lượng.
Chang (1987) tại Ðài Loan cho tới tận năm 1970 thì lồi gây hại chủ yếu
trên họ bầu bí là T.palmi.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết tới sự phát sinh
và phát triển của bọ trĩ, Mound (1997) cho biết, lồi Thrips tabaci thường ít thấy

9


trong điều kiện nhiệt đới ẩm, nhưng khá phổ biến trong những vùng khô ấm,
ngược lại Thrips palmi rất phổ biến ở những vùng ấm, ẩm.
Tại Đông Nam Hoa Kỳ, theo Mound et al. (2007), một danh sách được
trình bày trong 275 loài trong bộ cánh tơ được biết đến từ Florida và 202 loài từ
Georgia và 122 của những loài này từ cả hai quốc gia. Hơn 60 loài ngoại lai
được tìm thấy ở lưu vực Caribbean, với một vài loài được giới thiệu gần đây từ
khu vực phương Đông.
Maria and Sobolewska (2011) cho biết ở Phần Lan, trong cuộc điều tra
thành phần bọ trĩ trên các loại cây thảo mộc ở Vườn thảo mộc – Khoa Nông học
– Trường Nông nghiệp Cracow từ năm 2004 đến năm 2006 và ở Vườn thực vật
Cracow từ năm 2006 đến năm 2008 đã thu thập được 16058 cá thể trưởng thành
bọ trĩ Thysanoptera thuộc trên 37 loài thảo mộc khác nhau. Các lồi chiếm ưu thế
gồm có Thrips fuscipennis, Thrips flavus, Frankliniella intonsa, Thrips
albopilosus và Thrips major. Một số loài bọ trĩ phá hại cây trồng một cách
nghiêm trọng, một trong số đó là Thrips tabaci, lồi này được phát hiện gây hại
trên 27 loài cây thảo mộc.
Theo Tillekaratne et al. (2011), cuộc điều tra về thành phần bọ trĩ hại cây
trồng ở Sri Lanka thu được tổng cộng 72 loài thuộc 5 phân họ gồm: Thripinae,
Phlaeothripinae, Panchaetothripinae, Dendrothrippnae và Idolpthripinae, trong đó
có 25 lồi chưa được ghi nhận là đã xuất hiện tại đất nước này. Trong số 324 loại
ký chủ điều tra, phát hiện Haplothrips gowdeyi là loài phổ biến nhất, có mật độ
cao được tìm thấy trên 44 loại ký chủ, Thrips palmi là loài gây hại phổ biến thứ
hai được tìm thấy trên 43 loại ký chủ.
Theo Tillekaratne et. al. (2011), cuộc điều tra về thành phần bọ trĩ hại cây

trồng ở SriLanka thu được tổng cộng 72 loài thuộc 5 phân họ gồm: Thripinae,
Phlaeothripinae, Panchaetothripinae, Dendrothripipnae và Idolpthripinae, trong
đó có 25 lồi chưa được ghi nhận là đã xuất hiện tại đất nước này. Trong số 324
loại ký chủ điều tra, phát hiện Haplothrips gowdeyi là lồi phổ biến nhất, có mật
độ cao được tìm thấy trên 44 loại ký chủ, Thrips palmi là loài gây hại phổ biến
thứ hai được tìm thấy trên 43 loại ký chủ.
2.2.5. Nghiên cứu biện pháp hóa học phịng trừ bọ trĩ
Từ đầu thập kỷ 90, bọ trĩ Frankliniella occidentallis, Frankliniella intonsa
là đối tượng chính để nghiên cứu các loại thuốc trong việc phòng chống chúng,

10


đặc biệt là trong nhà kính. Helyer et al. (1992) đánh giá hiệu lực của 51 loại
thuốc tiếp xúc thí nghiệm trên sâu non và kết quả cho thấy cả 51 loại đều rất có
hiệu quả đối với bọ trĩ, ngoài ra các dạng hạt nhỏ và nội hấp cũng rất tốt đối với
sâu non, nhộng và trưởng thành bọ trĩ trong nhà kính. 14 loại thuốc được thí
nghiệm có thể tiêu diệt nhiều hơn 75% sâu non sau 3 ngày, trong đó nhóm lân
hữu cơ và Chlorpyrifos là 98,1% và hiệu quả nhất là nhóm Quinalphos là 99,8%.
Theo Cermeli et al. (1993) trên cây đậu côve 11 loại thuốc đã được kiểm
tra, kết quả cho thấy Flufiloxuron 11, Imidaclopid 11, Chlofluazuron và oxamy là
những loại thuốc có triển vọng, đúng yêu cầu và hiệu quả nhất. Nhưng khi quan
sát thì khơng có loại thuốc nào có hiệu quả trên 81.5%. Bọ trĩ ăn trên bề mặt mơ
lá, vì thế các thuốc tiếp xúc, vị độc tỏ ra có hiệu quả hơn các loại thuốc nội hấp
(Kuepper, 2001). Theo tác giả Bounier (1987), thành phần chất hoạt động hiệu
quả nhất trong phòng chống Thrips palmi là Profenofos, Avermectin, Abamectin
và Carbofuran. Theo Hazara et al., (1999) nước nghiền lá thuốc lá và thuốc có
hoạt chất Methamidophose đều có hiệu lực cao với bọ trĩ Thrips tabaci trên cây
hành ở Dhalar.
Biện pháp phịng trừ bọ trĩ bằng thuốc trừ sâu thường khó khăn vì chúng có

cơ thể nhỏ và ẩn náu ở những nơi kín đáo. Bọ trĩ ăn trên bề mặt mơ lá, vì thế các
thuốc tiếp xúc, vị độc tỏ ra có hiệu quả hơn các loại thuốc nội hấp (Kuepper,
2001). Theo tác giả Bounier (1987), thành phần chất hoạt động hiệu quả nhất
trong phòng chống Thrips palmi là Profenofos, Avermectin, Abamectin và
Carbofuran.
Theo Wen and Lee (1982), khi phun thuốc của 9 loại thuốc trừ sâu áp
dụng 4 lần trong khoảng thời gian 7 ngày được đánh giá cho sự kiểm soát của bọ
trĩ trên dưa hấu cho thấy phương pháp điều trị với Deltamethrin (Decis) và
Carbofuran (Furadan) là tốt nhất.
Theo Burris et al. (1989), điều trị bằng phun nước, mật độ bọ trĩ T.tabaci
trung bình từ 36,3 con/ lá còn 14,8con / lá.
Theo Chakravathy et al. (2007), sử dụng thuốc thảo mộc có chiết xuất tỏi
để phịng trừ T.palmi hại dưa chuột tại Karnataka, India.
Theo Messelink (2006), mười loài nhện bắt mồi trong họ Phytoseiidae,
được sử dụng để kiểm soát bọ trĩ (WFT), Frankliniella occidentalis (Pergande)
(Thysanoptera: Thripidae), trên dưa chuột nhà kính.

11


2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ và diễn biến mật độ bọ trĩ
Bảng 2.3. Thành phần loài bọ trĩ hại trên một số loại cây trồng
đã được ghi nhận ở Việt Nam (2006- 2010)
Stt Tên khoa học

Họ

Ký chủ Ðịa ðiểm xuất hiện


1

Haplothrips
aculeatus
(Fabricius)

Phlaeothripidae

Cây lúa

Trung du miền núi Bắc Bộ

2

Stenchaetothrips
biformis
(Bagnall)

Thripidae

Cây lúa

Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb sông
Hồng, Duyên hải Bắc trung bộ, Duyên
hải Nam trung bộ, Tây nguyên, Ðông
Nam Bộ, Ðb sông Cửu Long.

3

Scirtothrips

dorsalis Hood

Thripidae

Cây lạc

Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb. Sông
Hồng

Cây điều Ðông Nam Bộ
Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb Sông
Cây bưởi Hồng, Ðb Sông Cửu Long.
Cây chanh Duyên hải bắc trung bộ, Ðb sông Cửu
Long
Cây quýt Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb Sông
Hồng, Duyên hải Bắc Trung Bộ
Cây xoài Trung du và miền núi Bắc Bộ, Ðb sông
Hồng, Duyên hải Nam trung Bộ, Ðb
sông Cửu Long.
4

Thrips sp.

Thripidae

Cây vải

Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb sông
Hồng.


Cây nhãn Ðb sông Hồng, Ðb Sông Cửu Long.
Cây lạc

Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb sông
Hồng.

5

Mycterothrips
setiventris
(Bagnall)

Thripidae

Cây chè Trung du miền núi Bắc Bộ, Ðb sông
Hồng, Duyên hải Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên.

6

Thrips
hawaiiensis
(Morgan)

Thripidae

Cây điều

Duyên hải Nam trung Bộ, Tây Nguyên,
Ðông Nam Bộ.

Nguồn : Nguyễn Ðức Thắng (2012)

12


Vùng Hà Nội, bọ trĩ xuất hiện trên lạc quanh năm, ngay cả vào vụ
đơng. Có 3 cao điểm trong vụ lạc xuân, đỉnh cao nhất là vào tháng 4, 5 và 2
cao điểm trong vụ lạc thu, đỉnh cao nhất là tháng 9, 10 khi nhiệt độ ơn hồ
trên dưới 25oC. Thành phần bọ trĩ trên lạc gồm 4 loài: Scirtothrips dorsalis,
Frankliniella schultzei, Thrips palmi và Megalurothrips usitatus. Trong đó,
Scirtothrips dorsalis là lồi gây hại chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao nhất trên đồng
ruộng. Ngồi vai trị gây hại trực tiếp cho cây lạc, còn xác định thêm rằng bọ trĩ
Thrips palmi trên lạc là một loại vectơ lan truyền bệnh virus chết chồi (Phạm Thị
Vượng, 1998).
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thiên An (1999), cho thấy tại Cà
Mau, trên dưa hấu lồi sâu hại chính là T. palmi. Hà Quang Hùng (2001) đã
nghiên cứu bọ trĩ T. palmi hại khoai tây.
Trần Thị Tuyết Năm (2005), có 4 lồi bọ trĩ gây hại trên cây bí xanh tại
HTX Tằng My – Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội vụ xuân hè 2005 đó là Thrips
palmi Karny. Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips tabaci Linderman và
Frankliniella intonsa Trybom.
Theo Hà Thanh Hương và cs. (2007), thành phần bọ trĩ
trên hoa cúc có tiềm năng xuất khẩu ở Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội chủ yếu
tập trung ở họ Thripidae, trong đó lồi Thrips hawaiiensis và lồi
Franklinienlla intonsa xuất hiện phổ biến trên cúc trắng và cúc vàng.
Hà Thanh Hương và Phạm Hồng Thái (2008) điều tra thu thập thành phần
bọ trĩ hại cây trồng tại thôn Sưa, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
năm 2008 cho kết quả có 9 lồi bọ trĩ hại cây trồng ở đây thuộc 2 họ Thripidae và
Phlaeothripidae.
Còn trên đậu rau tại vùng Gia Lâm Hà Nội, Yorn Try (2003) đã

xác định được 4 loài bọ trĩ gây hại: Frankliniella sp, Caliothrips sp,
Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny. Trong đó, Thrips palmi
gây hại chủ yếu trên lá, ngọn cây còn Frankliniella sp. bắt đầu có mặt khi cây
bước vào giai đoạn ra hoa.
Cũng theo Yorn Try (2008) đã xác định được 7 loài bọ trĩ gây hại trên dưa
chuột thuộc 2 họ Thripidae và Phlaeothripidae trong đó bọ trĩ T. palmi gây hại
nghiêm trọng nhất.
Nguyễn Việt Hà (2008) đã xác định được 3 loài bọ trĩ hại hoa hồng tại Hải

13


×