Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo trình Lịch sử âm nhạc thế giới - Trường Cao đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 113 trang )

UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ GIỚI
NGÀNH: THANH NHẠC; ORGAN; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Lưu hành nội bộ
Năm 2019

1


2


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình lịch sử âm nhạc thế giới là một trong các giáo trình được quy định
trong chương trình khung đào tạo âm nhạc cho tất cả các ngành: sáng tác lý luận, chỉ huy
và tất cả các ngành biểu diễn: thanh nhạc, nhạc đàn... bậc đại học. tuy nhiên, giáo trình
này có thể dùng cho sinh viên bậc cao đẳng hay cho học sinh bậc trung học có u cầu


cần tìm hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử, một tác giả hay một tác phẩm nào đó. đồng
thời có thể phục vụ cho các ngành nghệ thuật khác: sân khấu, múa, điện ảnh... và cho tất
cả những ai quan tâm đến vấn đề lịch sử âm nhạc thế giới.
Cuốn giáo trình nhằm giới thiệu khái quát về tình hình tiến triển của nền văn hố
âm nhạc qua các thời đại lịch sử; những thành tựu nổi bật theo trình tự thời gian lịch sử,
để nêu lên nội dung tư tưởng của từng trào lưu âm nhạc do tác động qua lại của các
chuyển biến xã hội; để khẳng định phong cách cũng như thủ pháp của các trào lưu thông
qua các tác giả, tác phẩm.
Cuốn giáo trình âm nhạc gồm có năm chương
Lịch sử âm nhạc thế giới từ nguồn gốc cho tới đầu thế kỷ XX là thời kỳ của âm
nhạc sử sách, ít có những nốt nhạc, băng âm thanh để giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu
thêm; do vậy, nhóm tác giả cố gắng trình bày những nét khái quát nhất, và trong điều
kiện có thể sẽ trích những ví dụ âm nhạc hoặc tranh ảnh nhằm minh chứng cho các nhận
định của các giai đoạn này.
Cách trình bày của từng giai đoạn lịch sử, từng chương, từng tác giả theo trình tự
từ khái quát tới chi tiết; từ những thành tựu chung đến các lĩnh vực riêng biệt. với lối dẫn
giải như vậy, sẽ giúp ích cho sinh viên dễ dàng tự học; đồng thời làm cho cuốn sách đáp
ứng được yêu cầu của từng ngành học riêng biệt, có nguyện vọng đi sâu về từng lĩnh vực
riêng của mình.
Khi sinh viên đã có giáo trình này, việc thay đổi cách dạy bộ môn lịch sử âm nhạc,
cần phải được coi trọng. giáo viên nên theo trình tự như sau:
Sinh viên cần tự đọc và nghiên cứu trước nội dung sắp được học, kể cả những sách
khác do giáo viên gợi ý và cả các tác phẩm sẽ phân tích và chuẩn bị trả lời các vấn đề mà
giáo viên yêu cầu.
Tổ chức cho sinh viên trao đổi, toạ đàm ngay tại lớp, nghe các trích đoạn tác
phẩm. giáo viên hướng dẫn sinh viên cách nhận xét, so sánh để từ đó giúp họ hệ thống lại
những vấn đề thuộc nội dung bài giảng.
Khi viết cuốn sách này, nhóm tác giả đã cố gắng sử dụng các thuật ngữ theo khái
niệm của nhiều người đã công nhận. tên gọi các tác giả, hình thức, thể loại, địa dư, được
ghi theo nguyên dạng (nhưng có phiên âm cách đọc lúc đầu) để giúp sinh viên dễ dàng

tiếp xúc với tổng phổ.
Để môn lịch sử âm nhạc đạt được yêu cầu cao, ngoài việc cải tiến cách dạy của
giảng viên và cách học của sinh viên, còn đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ khác nữa của nhà
trường. trước hết, thư viện của nhà trường cần mua thêm các giáo trình khác của các cơ
4


sở đào tạo khác, kể cả các giáo trình nước ngoài. song song, cần sưu tầm các tổng phổ,
các băng âm thanh... giúp sinh viên đổi mới cách học.
Để hoàn thành cuốn giáo trình này nhóm tác giả đã rất cố gắng; bởi ở việt nam
chưa có cơ sở đào tạo nào viết toàn bộ lịch sử âm nhạc thế giới từ cổ đại đến hết thế kỷ
xx ở bậc đại học.
Cuối cùng, chúng tôi mong nhận được những nhận xét của các bạn đồng nghiệp,
các sinh viên âm nhạc nói riêng và các độc giả nói chung.
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn
Kiều Đức Thăng

5


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI, TRUNG
CỔ ..................................................................................................................................12
Bài 1. Âm nhạc Châu âu thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung cổ ................................ 12
1. Âm nhạc thời kỳ nguyên thủy.............................................................................12
2. Âm nhạc thời kỳ cổ đại. ......................................................................................13
3. Âm nhạc thời kỳ trung cổ. ..................................................................................14
3.1 Âm nhạc dân gian, âm nhạc nhà thờ ................................................................. 14
3.1.1 Âm nhạc dân gian ....................................................................................... 14

3.1.2 Âm nhạc nhà thờ ......................................................................................... 14
3.2. Các trung tâm âm nhạc thời Trung cổ .............................................................. 15
3.2.1. Âm nhạc Trung Hoa................................................................................... 15
3.2.2. Âm nhạc Ả Rập .......................................................................................... 15
3.2.3. Âm nhạc Slaves.......................................................................................... 15
3.2.4. Âm nhạc tây âu. ......................................................................................... 15
CHƯƠNG II. ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG ................................ 17
Bài 1: Âm nhạc thời kỳ Phục hưng ............................................................................17
1. Khái quát Âm nhạc Phục hưng. ..........................................................................17
2. Các trung tâm Âm nhạc nổi bật. .........................................................................17
CHƯƠNG III: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVII - XVIII...................................20
Bài 1: Nhà soạn nhạc G. F. Henden.............................................................................20
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 20
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 21
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 21
Bài 2: Nhà soạn nhạc Giohan Xebaxchien Bắc .........................................................22
1. Tiểu sử. ...............................................................................................................22
2. Ngôn ngữ và thủ pháp âm nhạc. .........................................................................22
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................23
CHƯƠNG IV: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN ....................................25
Bài 1: Khái quát trường phái Âm nhạc Cổ điển Viên ................................................25
1. Sự hình thành và phát triển. ................................................................................25
2. Những thành tựu cơ bản. ....................................................................................25
Bài 2: Nhà soạn nhạc Christophe Wilibald Gluck .....................................................25
1. Cược đời và sự nghiệp ........................................................................................26
2. cuộc cải cách nhạc kịch của gluck ......................................................................27
Bài 3: Nhà soạn nhạc Josepn Haydn ..........................................................................30
6



1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 30
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 31
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 31
Bài 4: Nhà soạn nhạc W. A. Mozart ..........................................................................33
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 33
2. Ngôn ngữ âm nhạc. ............................................................................................. 33
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 34
Bài 5: Nhà soạn nhạc Ludwig Van Beethoven .......................................................... 36
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 36
1.1 Những năm tuổi thơ ở quê hương. .................................................................... 36
1.2 Thời sớm ở Viên (1792-1802)........................................................................... 36
1.3 Giai đoạn thành thục (1803- 1812). .................................................................. 36
1.4 Những năm cuối đời (1816 -1827). ................................................................... 36
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 37
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 37
3.1 Các tác phẩm Sonate cho Piano. ....................................................................... 37
3.2 Các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng. .................................................... 37
CHƯƠNG IV. CHỦ NGHĨA ÂM NHẠC LÃNG MẠN ..............................................39
Bài 1: Chủ nghĩa Âm nhạc Lãng mạn ........................................................................39
1. Sự hình thành và phát triển. ................................................................................39
2. Những thành tựu cơ bản. ....................................................................................39
Bài 2: Nhà soạn nhạc F. Schubert ..............................................................................41
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 41
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 41
3. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu. ....................................................................41
Bài 3: Nhà soạn nhạc C. M. Vêbe (Carl Marie Weber) .............................................44
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 44
2. Sự nghiệp sáng tác. ............................................................................................. 44
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 44
Bài 4: Nhà soạn nhạc Phêlit Menđenxon Batođi .......................................................46

1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 46
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 46
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu. ............................................................. 47
Bài 5: Nhà soạn nhạc Robert Schuman ......................................................................49
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 49
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 49
7


3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................49
Bài 6: Nhà soạn nhạc Giochino Rossini.....................................................................51
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 51
2. Thể loại và các tác phẩm tiêu biểu. ....................................................................51
Bài 7: Nhà soạn nhạc Hector Berlioz .........................................................................53
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 53
2. Ngôn ngữ âm nhạc. ............................................................................................. 53
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................53
Bài 8: Nhà soạn nhạc Federic Chopin ........................................................................54
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 54
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 54
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................54
Bài 9: Nhà soạn nhạc Mikhail Glinka ........................................................................56
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 56
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 56
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................56
Bài 10: Nhà soạn nhạc Frank Liszt ............................................................................58
1. Thân thế sự nghiệp. ............................................................................................. 58
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 58
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................58
Bài 12: Nhà soạn nhạc Johanhs Bramhs ....................................................................59

1. Thân thế sự nghiệp .................................................................................................59
2. Ngôn ngữ Âm nhạc ............................................................................................. 59
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................59
Bài 13: Nhà soạn nhạc Josph Verdi ...........................................................................61
1. Thân thế sự nghiệp .................................................................................................61
2. Ngôn ngữ Âm nhạc ............................................................................................. 61
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................61
Bài 14: Nhà soạn nhạc George Bizet .........................................................................63
(G. bi-dê: 1838 - 1875) ..................................................................................................63
1. cuộc đời và sự nghiệp .........................................................................................63
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 65
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................65
Bài 15: Nhà soạn nhạc Bedrich Smetana ...................................................................69
1. cuộc đời và sự nghiệp .........................................................................................69
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 70
8


3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................71
Bài 16: Nhà soạn nhạc Antonin Dvorak (1841- 1904) ..............................................75
1. cuộc đời và sự nghiệp .........................................................................................75
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 77
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................77
Bài 17: Nhà soạn nhạc Edvard Grieg .........................................................................80
1. cuộc đời và sự nghiệp .........................................................................................80
2. Ngôn ngữ Âm nhạc. ............................................................................................ 82
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu. ......................................................82
3.1. Sáng tác piano; ................................................................................................. 83
3.2 sonate; ................................................................................................................ 83
3.3. concerto piano và dàn nhạc - amoll op.16 ....................................................... 83

Bài 19: Các nhạc sĩ nhóm khỏe của Nga ...................................................................85
1. M.a.balakirev (1836-1910) .................................................................................86
2. césar cui (1835-1918) .........................................................................................87
3. a.p.borodine (1833-1887) ...................................................................................87
3.1. cuộc đời và sự nghiệp ....................................................................................... 87
3.2. tác phẩm ........................................................................................................... 88
4. M. p. moussorgski (1839-1881) .........................................................................89
4.1. Cuộc đời và sự nghiệp ...................................................................................... 90
4.2. tác phẩm ........................................................................................................... 91
4.3. Sáng tác khí nhạc ............................................................................................. 93
5. N.A.Rimsky-Korsakov (1844-1908) ..................................................................94
5.1. Cuộc đời và sự nghiệp. ..................................................................................... 94
5.2. Tác phẩm .......................................................................................................... 95
Bài 20: V. Piotr illitch Tchaikovski (1840-1893) ......................................................97
1. cuộc đời và sự nghiệp .........................................................................................97
2. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu .............................................................. 98
2.1. giao hưởng........................................................................................................ 98
2.2. Nhạc kịch .......................................................................................................... 99
2.3. Nhạc vũ kịch (ballet)....................................................................................... 100
2.4. Sáng tác cho các thể loại khác ....................................................................... 100
CHƯƠNG V: ÂM NHẠC THẾ KỶ XX .....................................................................102
Bài 1. Nhà soạn nhạc Claude debussy .....................................................................102
1. Thân thế sự nghiệp. ........................................................................................102
2. Hoạt động về Âm nhạc. ....................................................................................103
9


CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHUYNH HƯƠNG MỚI CỦA ÂM NHẠC THẾ
KỶ XX. ........................................................................................................................107
Bài 1: Âm nhạc biểu hiện .........................................................................................107

Bài 2: Âm nhạc giảm thiểu ......................................................................................109

10


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Lịch sử âm nhạc thế giới
Mã mơn học: MHT13
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Lich sử Âm nhạc thế giới là học phần trong khối các môn học lý thuyết cơ sở ngành bắt
buộc của chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng Âm nhạc chuyên nghiệp – Chuyên ngành; Thanh
nhạc, Organ, Nhạc cụ truyền thống. Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lịch sử Âm nhạc thế
giới.
- Tính chất: Mơn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Lịch sử Âm nhạc thế giới có ý nghĩa và vai trị
quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những nền tảng kiến thức về các thời kỳ Âm
nhạc và thân thế sự nghiệp của những nhà soạn nhạc tiêu biểu trên thế giới. Từ đó học
sinh có thể nắm được tính chất và tính thể loại Âm nhạc của các thời kỳ cùng với những
đặc điểm sáng tác của các nhạc sĩ, để áp dụng vào bài học chuyên ngành.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức về lịch sử Âm nhạc thế giới ở các thời kỳ; Âm
nhạc thời kỳ Phục hưng, trường phái Âm nhạc Cổ điển viên, trường phái Âm nhạc Lãng mạn, Âm nhạc
thế kỷ XX và một số khuynh hướng khác của nền Âm nhạc thế kỷ XX.
- Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, học sinh nắm được các giai đoạn hình thành và
phát triển của nền âm nhạc Phương tây từ thời kỳ Nguyên thủy đến thế kỷ XX, nhận biết và hiểu được
các thể loại Âm nhạc. Thơng qua đó vận dụng vào việc sử lý các tác phẩm chuyên ngành được tốt hơn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong giờ lên lớp HSSV phải có trách nghiệm tham gia góp
ý xây dựng bài, thái độ học tập nghiêm túc.

11



CHƯƠNG I: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI,
TRUNG CỔ
Giới thiệu:
Tìm hiểu về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, cổ đại, trung cổ và những
thành tựu đạt được ở những thời kỳ này.
Mục tiêu:
Kiến thức: Cung cấp kiến thức về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, Cổ đại,
Trung cổ
Kỹ năng: Hiểu biết về lịch sử Âm nhạc Châu âu thời kỳ Nguyên thủy, Cổ đại,
Trung cổ.
Bài 1. Âm nhạc Châu âu thời kỳ nguyên thủy, cổ đại, trung cổ
1. Âm nhạc thời kỳ nguyên thủy.
Trong sự phân định các quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc, thời nguyên thủy
được coi là âm nhạc sơ khai, âm nhạc nguồn gốc.
Âm nhạc nguyên thủy là âm nhạc của từng cộng đồng, là nghệ thuật tự biên, tự
diễn, chưa có âm nhạc chuyên nghiệp.
Dấu tích đầu tiên của nghệ thuật nguyên thủy được biết đến từ thời cổ đại đồ đá thời đại đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới. Đó là thời kỳ của bộ tộc không giai cấp. Các cuộc
khai quật của ngành khảo cổ đã tìm thấy những chứng cứ và những di tích của các nhạc
cụ âm nhạc thời xa xưa này. Trên các vách đá, trong các hang động, người ta phát hiện
thấy các hình vẽ cảnh săn bắt tập thể, cảnh kịch câm, cảnh có tính nghi lễ tín ngưỡng... và
họ giả định những cảnh ấy có sự phụ trợ của âm nhạc, nhằm phục vụ cho cuộc sống lao
động, trong đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù vì sự tồn tại của cộng đồng. Người ta
cịn tìm thấy những nhạc cụ rất thơ sơ được làm từ xương và từ các vật thể khác nhau như
chiếc còi, chiếc sáo...
Hoạt động nghệ thuật nguyên thủy có đặc điểm tập thể, khơng phân biệt giữa người
sáng tác, biểu diễn và thính giả. Những bài ca cổ nhất khơng chỉ được biểu diễn tập thể,
mà cịn biểu hiện tình cảm chung của cả tập thể xã hội bộ tộc. Muộn hơn, việc biểu diễn
tồn tại hai dạng: đồng ca và đơn ca. Những bài ca có cấu trúc đơn giản về hình tượng

nhưng được đa dạng hố qua các biến khúc hoặc thay đổi về âm sắc, cường độ. Sau này,
các bài ca còn chứa đựng những yếu tố mang tính thể loại khác nhau như: lao động,
phong tục, ngợi ca, trữ tình, anh hùng...
Có thể cho rằng, một trong những thành tựu của văn hoá âm nhạc chế độ khơng giai
cấp cịn cả loại biểu hiện nhiều bè. Ở một số bộ tộc có các dạng nhiều bè khác nhau, đặc
biệt là phỏng mẫu.
Nhạc cụ;

12


Người nguyên thủy dùng nhạc cụ là một phương tiện quan trọng để tạo sự phong
phú về mầu sắc và nhấn mạnh tiết tấu. Tuy nhạc cụ cịn thơ sơ nhưng khá phong phú về
chủng loại.
Sáo được làm từ xương động vật hoặc thân cây.
Nhạc cụ gõ. Xuất xứ là những vật thể vang bằng các chất liệu rắn, dùng gõ vào nhau
hay dậm, đập xuống đất, hoặc các vật thể rỗng, ở trong có các hạt khơ, cứng dùng để
lắc... đệm cho hát, múa.
Nhạc cụ dây. Là phỏng từ chiếc cung dùng để săn bắn tạo thành, qua nhiều q
trình thay đổi để hồn thiện, ở các thời đại sau có tên gọi là harpe (hác-pơ).
Những nét đặc trưng của nền âm nhạc nguyên thủy được kế thừa, tiếp tục, phát triển
ở các thời đại nối tiếp. Đồng thời, những sinh hoạt âm nhạc ấy gần như được tồn tại
nguyên dạng ở một vài cộng đồng người đang sống trên một vài vùng khác nhau của trái
đất.
Qua kết quả và các chứng cứ của các ngành khoa học và quan sát sinh hoạt âm nhạc
của số ít cộng đồng ấy, cho phép các nhận xét về văn hoá âm nhạc thời ngun thủy là có
tính khoa học, logíc.
2. Âm nhạc thời kỳ cổ đại.
Thời cổ đại với chế độ chiếm hữu nô lệ, là bước ngoặt trong sự tiến bộ của loài
người. Tuy nhiên, ở chế độ xã hội này lại phân chia thành đẳng cấp nên sự mâu thuẫn

giai cấp ngày càng sâu sắc, liên tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh giữa nô lệ và chủ nô. Điều
đó được phản ánh trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng.
Nghệ thuật âm nhạc trong chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phân thành hai: của đại đa
số nhân dân và của tầng lớp quý tộc, vua chúa.
Ở thời cổ đại, âm nhạc dân gian vẫn tiếp tục phát triển, đồng thời còn xuất hiện
những nhân tố của âm nhạc chuyên nghiệp. Đầu tiên là âm nhạc chun nghiệp bình dân
của các ca sĩ, nhạc cơng dùng giọng hát, tiếng đàn của mình đi hát rong khắp nơi để kiếm
kế sinh nhai. Tiếp đến, do nhu cầu trong cuộc sống của tầng lớp quý tộc, vua chúa họ
được tuyển chọn vào các dinh thự của chủ nô để thực hiện các nghi thức hoặc thoả mãn
các thú vui để trở thành âm nhạc chuyên nghiệp quý tộc, cung đình. Tất cả những dịng
nhạc ấy là dịng nhạc thế tục.
Thời cổ đại, âm nhạc còn phục vụ các lễ nghi tín ngưỡng tơn giáo trong các đền đài,
nhà thờ, (tuy khơng nhiều), đó là dịng nhạc tơn giáo.
Khác với thời nguyên thủy, âm nhạc thời cổ đại không gắn với những mục đích có ý
nghĩa thực dụng. Âm nhạc thời đại này đã khẳng định vại trò của nó trong cuộc sống,
khiến các nhà triết học đã dùng âm nhạc với mục đích giáo dục.
Thành tựu.
Âm nhạc thời cổ đại đạt được các thành tựu về sáng tác, biểu diễn, kinh nghiệm về
chế tác nhạc cụ, về giáo dục, đào tạo. Đồng thời, đã xuất hiện các môn khoa học về mỹ
học, về lý thuyết âm nhạc và ở một vài quốc gia đã hình thành cách ghi nhạc. Âm nhạc
thời cổ đại phong phú bằng các chủ đề và các thể loại mới. Âm nhạc vang lên trong các
13


đền đài, cung đình và ngồi xã hội. Sáng tác dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú
và là nền tảng cho nghệ thuật chuyên nghiệp cũng như nghệ thuật quý tộc, cung đình.
Những trung tâm Âm nhạc lớn.
Ở Châu Phi có nền văn minh Ai Cập; Châu Á có nền văn minh Lưỡng Hà, Syrie
(Xi-ri), Palestrine (Pa-le-xtrin), Ấn Độ, Trung Hoa và cả nền văn minh Văn Lang, Âu
Lạc...., cịn ở Châu Âu có nền văn minh Hy Lạp, La Mã, Trung, Nam Mỹ là nền văn

minh Andes (Ăng-đex), nền văn minh của người Maya của người da đỏ.
Nền âm nhạc của các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Palestrina, Ấn Độ, Trung Hoa, Hy
Lạp, La Mã rất phong phú, đa dạng. Nền âm nhạc của họ đã tổng kết thành những kiểu
điệu thức, những tổ chức quy luật của tiết tấu, nhịp điệu... khiến giai điệu và tiết tấu âm
nhạc khá hoàn chỉnh. Các quốc gia này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển âm nhạc,
đặc biệt là sự phát triển về nhạc cụ và khoa học nghiên cứu âm nhạc.
Những giá trị nghệ thuật được sáng tạo từ những nền văn minh đầu tiên có ý nghĩa
lịch sử rất lớn cho tồn nhân loại.
3. Âm nhạc thời kỳ trung cổ.
Thời Trung cổ kéo dài gần một nghìn năm. So với thời cổ đại, âm nhạc thời Trung
cổ của Châu Âu có nhiều hiện tượng mới rất đáng lưu tâm. Lịch sử âm nhạc của thời
Trung cổ là lịch sử đấu tranh giữa nhạc dân gian, nhạc bình dân với nhạc nhà thờ và nhạc
quý tộc.
3.1 Âm nhạc dân gian, âm nhạc nhà thờ
3.1.1 Âm nhạc dân gian
Âm nhạc dân gian tồn tại và phát triển trong quần chúng nhân dân, nó khơng chỉ
đem đến niềm vui mà cịn cả sự thơng cảm, chia sẻ những nỗi buồn khổ, mà người dân
đang chịu đựng, mặt khác vạch trần sự tàn ác của giai cấp thống trị. Vì vậy, chính quyền
phong kiến và nhà thờ đã truy đuổi và bóp chết họ bằng những luật lệ cực kỳ dã man, hà
khắc. Nhưng sáng tác dân gian không hề bị tiêu diệt, mà luôn là ngọn nguồn vô tận, tràn
đầy sinh lực.
Lúc đầu, âm nhạc dân gian có vị trí lớn trong các nhà thờ thiên chúa giáo.
Ca sĩ hát rong đã sử dụng những nhạc cụ dân gian đa dạng từ các nơi mà họ đã qua.
Đó là các nhạc cụ dây khơng có vĩ và sau có cả nhạc cụ dây có vĩ, các nhạc cụ hơi và các
nhạc cụ gõ.
3.1.2 Âm nhạc nhà thờ
Âm nhạc nhà thờ ở thời kỳ đầu của thời Trung cổ đã dùng các giai điệu của nhạc thế
tục để phổ lời theo nội dung của họ. Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ để tuyên
truyền tôn giáo, thu hút giáo dân, tạo ảnh hưởng to lớn trong quần chúng.
Từ thế kỷ thứ IV - VII ở Rôm mới hoàn thành việc tuyển chọn và sáng tác, để hệ

thống hoá các lối hát của nhà thờ như:
Đồng ca Grigorie: Đó là loại hát một bè của đồng ca và đơn ca trên nội dung kinh
Phúc âm và tôn giáo, chỉ biểu diễn trong nhà thờ.
14


Messa: là loại hát nghi lễ được hình thành từ các phần của đồng ca Grigorie, nhưng
là một liên khúc gồm năm phần, giai điệu của chúng được hát trên các lời ca không thay
đổi.
Ảnh hưởng của âm nhạc thế tục còn được thâm nhập vào nhà thờ và nẩy sinh một
số loại nữa như Sequentia (Xê-căng-tia), Tropi (Trô-pi) và Dramma liturgia (dra-ma litua-gia).
3.2. Các trung tâm âm nhạc thời Trung cổ
3.2.1. Âm nhạc Trung Hoa
Đến thế kỷ XII - XIII, sân khấu cổ Trung Hoa được hoàn thiện, giống như Opera
hoặc ca kịch. Đó là thể loại tổng hợp phức tạp, gồm có nhảy múa, động tác kịch câm, đối
thoại, hát với phần đệm của nhạc cụ. Chủ đề của các vở được xây dựng từ truyền thuyết
dân gian, các nhân vật anh hùng trong lịch sử đấu tranh với kẻ thù của nhân dân. Tư
tưởng chính của các ca kịch này là cuộc đấu tranh giữa cái thiện, ác.
3.2.2. Âm nhạc Ả Rập
Trên nền tảng học thuyết cổ về âm nhạc, nền mỹ học và lý thuyết âm nhạc Ả Rập đã
đạt tới trình độ cao hơn, từ đó là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc thời Trung cổ ở Tây Âu.
Người dân Ả Rập sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau: các loại trống, nhạc cụ xóc, nhạc cụ
thổi, sáo, gaida, harpe, sixtre và lyth. Tiếp theo các nhạc cụ cổ Ấn Độ, người Ả Rập là
một trong những dân tộc đầu tiên có các nhạc cụ dây dùng vĩ kéo (rabab = vièle).
Âm nhạc Ả Rập là loại nhạc một bè, giai điệu có mối liên quan chặt chẽ tới thơ và
biểu hiện những cảm xúc trữ tình đa dạng. Tiết tấu tự do.
Ý nghĩa và vai trò của âm nhạc Ả Rập trong thời Trung cổ là rất lớn, góp phần là
một luồng mới đem đến bước ngoặt cho nghệ thuật trữ tình thế tục của ca sĩ - hiệp sĩ
(troubadour).
3.2.3. Âm nhạc Slaves

Người Slaves khơng chỉ có nền nghệ thuật dân ca, dân vũ mà họ cịn có rất nhiều
loại nhạc cụ khác nhau và nghệ thuật nhạc đàn khá phát triển như người Tiệp đã có dàn
nhạc gồm nhiều tổ hợp nhạc cụ.
Một thành tựu đáng chú ý của âm nhạc Slaves thời Trung cổ là họ quan tâm đến
việc nghiên cứu và giáo dục âm nhạc như trường Đại học tổng hợp Praha có khoa đào tạo
nghệ thuật tự do trong đó có cả thực hành và lý thuyết.
3.2.4. Âm nhạc tây âu.
Nền âm nhạc Tây Âu trong thời Trung cổ đã đạt được những thành tựu lớn lao trong
lĩnh vực lý thuyết âm nhạc, đặc biệt là đã hoàn thiện lối ghi nhạc, đọc nhạc và hệ thống
hoá các điệu thức.
Lối ghi nhạc và đọc nhạc:
Lối ghi nhạc và đọc nhạc là một trong những vấn đề khó khăn nhất và chưa được
giải quyết của thực tiễn âm nhạc. Cho tới thế kỷ thứ IX, những bản nhạc vẫn dùng ghi
theo lối "nơm" (neuma). Đến thế kỷ XI, Guido d' Arezzo (Gui-đô xứ A-rét-dô: 995 15


1050) ở Ý đã hoàn thiện việc cải tiến và đưa ra lối ghi mới. Để gọi tên các âm thanh, ông
đã dùng vần thứ nhất của sáu câu thơ trong một bài Hymne có thứ tự từ thấp lên cao dần
là: ut, rê, mi, fa, sol, la. Ông dùng bốn đường kẻ ngang, có những mầu sắc khác nhau:
đầu tiên cho âm đô (ut) - màu vàng; cho âm fa - màu đỏ v.v... Do vậy, lối ghi mới này đã
tạo ra cao độ chính xác giữa các âm. Phải đến thế kỷ XVI mới xuất hiện vạch nhịp trong
lối ghi.
Điệu thức thời Trung cổ:
Điệu thức âm nhạc Tây Âu thời Trung cổ gồm tám điệu thức nguyên thể diatonic: 4
điệu thức gốc và bốn điệu thức biến tương ứng, có tên gọi như các điệu thức cổ đại:
Dorien, Phrygien, Lydien, Mixolydien.
Học thuyết về quãng cũng được phát triển trong thời đại này. Bắt đầu hình thành
các quan điểm mới, mở ra con đường đến nghệ thuật mới và tư duy lý luận của thế kỷ
XVI.
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện hà

nội – Hà nội 1983).

16


CHƯƠNG II. ÂM NHẠC CHÂU ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Bài 1: Âm nhạc thời kỳ Phục hưng
`

Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về Âm nhạc Châu âu thời kỳ Phục

hưng.
Kỹ năng: Hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.
1. Khái quát Âm nhạc Phục hưng.
Thời đại phục hưng trong lịch sử nghệ thuật tây âu kéo dài suốt ba thế kỷ XIV, XV
và XVI (XIV tiền PH – XV PH – XVI PH). Đối với văn học thì âm nhạc đi sau gần một thế
kỷ. Âm nhạc thời PH bắt đầu đi những bước non trẻ từ TK XIV và chỉ đạt tới những
thành tựu xuất sắc ở mức độ ngang hàng với lĩnh vực nghệ thuật khác ở các TK XVII và
đầu XVIII với nền nhạc kịch, Violino ở Ý, nhạc Clavexanh ở pháp với Henden ở Anh và
Gi-Bắc ở Đức. Âm nhạc PH bắt đầu từ phong trào “nghệ thuật mới” do nhà lý luận nổi
tiếng Pháp là Ph.vit ri đề xướng khoảng năm 1530 nhằm đả phá kiểu hát nhiều bè theo
lối cũ và thay vào đó bằng lối viết tự do hơn.
Trong suốt ba thế kỷ, âm nhạc PH đã đạt được khơng ít những thành tựu như; Tiếp
thu âm nhạc dân gian ở các thời kỳ trước đồng thời phát triển thêm làm cho nó nảy lộc
đơm hoa.
Vào thời PH âm nhạc dân gian nói riêng và âm nhạc thế tục nói chung đã có vị trí
vững vàng. Bên cạnh đó âm nhạc nhà thờ trải qua hơn một nghìn năm tồn tại, đã tạo nên
những hình thức những thủ pháp trở thành ngôn ngữ âm nhạc quen thuộc với quảng đại
quần chúng như hình thức Mexa, Cantat... Nhiều nhạc sĩ chính phái của nhạc nhà thờ như

Palext rina, Gabrien… không chỉ vết những tác phẩm phục vụ cho nhà thờ mà cịn để
biểu diễn trong các phịng hồ nhạc thế tục.
(Âm nhạc nhà thờ đã tạo nên hình thức Mexa, Cantat…)
Phong trào “nghệ thuật mới” đã được thổi bùng lên và lan rộng ra khơng chỉ ở
Pháp mà cịn ở Ý, Nideclan, Đức, Anh, Tiệp…điều đó chứng tỏ âm nhạc thời PH được
mở rộng hơn rất nhiều so với âm nhạc thời kỳ trung cổ.
2. Các trung tâm Âm nhạc nổi bật.
Âm nhạc Ý thời Phục hưng.
Khái niệm “Nghệ thuật mới” được người Pháp đề ra về mặt lý luận, nhưng lại
được người Ý thực hiện một cách chững chạc và hoàn thiện trước hết. Sở dĩ vậy là do
điều kiện lịch sử của Ý tỏ ra chín muồi hơn pháp.
Nền dân chủ tư sản và chế độ cộng hoà nhân dân ở nhiều thành phố được thiết lập
chống lại chế độ phong kiến và thế lực nhà thờ. Cuộc đấu tranh giữa thế lực cũ và mới rất
quyết liệt dẫn đến nghệ thuật cũng phải đi tiên phong theo cái mới. Bên cạnh đó Ý cịn ở
cạnh và tiếp thu nền văn minh Hy lạp cổ đại làm ngôn ngữ cho âm nhạc.
Nhạc hát.
17


Phloren là trường phái âm nhạc tiên phong cho “nghệ thuật mới” đây là một
trường phái âm nhạc chuyên nghiệp, có trình độ điêu luyện. Mục đích của trường phái
này là chống lại các công thức của nhạc hát nhiều bè nhà thờ, đem lại sức sống mới cho
nghệ thuật dân gian. Họ cho ra nhiêù thể loại nhạc hát mới mẻ như; Catra, Balat,
Madrigan.
Catra (săn bắt, vượt đuổi) là loại bài hát có tính tả cảnh rõ rệt, thể loại này có thể
lấy tiếng kèn, tiếng gọi nhau, nhịp vó ngựa và chân chạy để làm chất liệu cho tác phẩm.
VD35 tr51.
Balat (múa) là loại hát múa thường viết cho đơn ca có nhạc cụ đệm hoặc đơi khi
có cả dàn hợp xướng tham gia.
VD36 tr52.

Mađrigan (dịch la tinh là bài hát bằng tiếng mẹ đẻ) là thể loại hát sâu sắc nhất về
nội dung và tinh xảo nhất về hình thức. Phần lời của loại bài hát này mang tính chất trữ
tình, giãi bày, có khi cả phê phán. Giai điệu luôn được gọt rũa đến từng chi tiết để có thể
kết hợp với bè đệm đàn với kĩ thuật đối vị khá phức tạp.
VD 37 tr53.
Trường phái âm nhạc Phloren có tiếng tăm lừng lẫy ở khắp nước Ý và các nước
khác vào TK XIV nhưng sang đến TK XV thì đã bị lu mờ, duy chỉ có thể loại Madrigan
là có sức sống bền bỉ và được phục hồi lại ở TK XVI.
Nhạc đàn.
Nhạc đàn Ý thời PH cũng phát triển mạnh và nổi bật trước hết là đàn Luyt, nhạc
cụ hầu như có từng trong gia đình (mục đích để thổi những giai điệu hát múa dân
gian)…-> các nhạc sĩ soạn những bản nhạc riêng cho đàn Luyt và dùng làm nhạc cụ đệm.
Sau Luyt là đàn Organ với những trường phái nổi tiếng như Phloren và Vơni. Một
vài thể loại hay dùng để viết cho Organ như; Preluyt (khúc dạo), Ritrecat (tìm kiếm),
Caxon (bài hát).
Một bộ phận quan trọng nữa trong nền âm nhạc thời PH của Ý là nhạc nhà thờ mà
nổi bật là hai trường phái ở Rim và Vơni, đạt tới đỉnh cao ở TK XVI.
Trường phái Rim: Là một trung tâm quan trọng nhất của phong cách phức điệu
nghiêm khắc, dựa trên cơ sở hệ thống điệu thức trung cổ. Đại biểu là Palext rina.
Trường phái Vơni: Là một chi nhánh của nhạc phức điệu Ý TK XVI, Đại biểu cuả
trường phái này là Gabrieli.
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện
hà nội – Hà nội 1983).

18


19



CHƯƠNG III: ÂM NHẠC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVII - XVIII
Bài 1: Nhà soạn nhạc G. F. Henden
Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc G. F. Henden.
Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.
1. Thân thế sự nghiệp.
Năm 1685, Handel chào đời ở Halle Đức cùng năm sinh với Johann Sebastian
Bach. Từ khi còn bé, Händel đã thể hiện mình là một tài năng âm nhạc; 7 tuổi đã là một
nhạc công điêu luyện, 9 tuổi cậu bắt đầu soạn nhạc.
Bố Hendel muốn ông học luật nhưng mẹ ông lại đồng ý cho ông học nhạc, nhờ đó,
Handel được phép học đàn và sáng tác.
Năm 1702, chiều ý cha, Handel đến học luật tại Đại học Halle, nhưng ngay trong năm
sau, khi thân phụ qua đời, cậu liền bỏ ngành luật để theo học âm nhạc, và trở thành người
đàn phong cầm cho Đại Giáo đường Kháng Cách ở Halle. Năm 1704, Handel đến sống
tại Hamburg, nhận đàn violon và hapsichord cho dàn nhạc của nhà hát opera. Hai vở
opera đầu tiên của Handel, Almira và Nero, hoàn thành năm 1705; còn hai vở opera
khác, Daphne và Florindo, viết xong năm 1708.
Năm 1706, Handel đến Ý. Khi ấy do nhạc opera bị cấm đốn theo lệnh của giáo
hồng, Handel quay sang sáng tác nhạc thánh; và Dixit Dominus nổi tiếng ra đời trong
thời gian này (1707). Handel viết nhiều bản cantata mang âm hưởng opera.
Năm 1710, Handel đến Ln Đơn và sống ở đó cho đến năm 1712, Nữ hồng
Anne ban cho ơng khoản tiền 200 bảng Anh mỗi năm. Trong những năm ở Luân Đôn,
một trong những người bảo trợ quan trọng nhất của Handel là nhà quý tộc trẻ tuổi và giàu
có Richard Boyle, Bá tước Burlington, một trong những người đầu tiên yêu thích âm
nhạc của Handel. Ông vui hưởng những ngày hạnh phúc ở đây, và sáng tác một vài tuyệt
phẩm âm nhạc cho bá tước.
Năm 1723, Handel dời đến ngôi nhà mới xây dựng ở số 25 Đường Brook, Luân
Đôn, và sống ở ngôi nhà thuê này cho đến khi từ trần năm 1759. Những sáng tác nổi
tiếng của Handel - Messiah, Zadok the Priest, và Music for the Royal Fireworks – ra đời
tại đây. Ngôi nhà trở thành Bảo tàng Nhà Handel, mở cửa cho cơng chúng vào những dịp

trình diễn nhạc Baroque.
Năm 1726, Handel cho ra mắt vở opera Scipio, năm sau ông trở thành thần dân
nước Anh. Handel nhận làm giám đốc Nhạc viện Hoàng gia từ năm 1720-1728.
Tháng 4 năm 1737, tay phải của Handel bị liệt nên ông phải tạm dừng các cuộc
trình diễn. Sau khi sức khỏe được phục hồi, Handel tập trung soạn các bản oratoria (nhạc
Kinh Thánh) thay vì viết nhạc opera.
Handel chưa bao giờ kết hơn, và ln giữ kín các chi tiết trong cuộc sống riêng tư.
Không giống các nhà soạn nhạc khác, sau khi chết ông để lại một tài sản trị giá 20 000
20


bảng Anh (một số tiền khổng lồ thời ấy), phần lớn được di chúc cho một cô cháu gái
đang sống ở Đức, cùng các món quà cho những người thân, người giúp việc, bạn hữu và
các tổ chức từ thiện.
2. Ngôn ngữ Âm nhạc.
Handel đưa vào sáng tác của ông các loại nhạc cụ ít được bết đến: viola d’amore
và violetta marina (Orlando), đàn lute (Ode for St. Cecilia’s Day), ba loại kèn trombone
(Saul), clarinet hoặc cornet (Tamerlano), đàn dây theorbo, kèn đồng French horn (Water
Music), lyrichord, double bassoon, viola da gamba, bell chimes, positive organ, và harp
(Giulio Cesare, Alexander’s Feast).
3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.
Handel soạn 42 vở opera; 29 oratorio; hơn 120 cantatas, trio và duet; nhiều aria;
nhạc thính phịng; một khối lượng lớn nhạc tôn giáo; ode và serenata; và 16 concerto đàn
organ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Messiah với bài hợp xướng “Halleluja”, là một
trong những bài hợp xướng được yêu thích nhất, trở thành một tuyệt tác trong các
mùa Giáng sinh. Cũng được yêu thích là Opus 3 và 6 Concerti Grossi, cũng như “The
Cuckoo and the Nightingale”, và 16 tổ khúc keyboard, nhất là The Harmonious
Blacksmith.
Sau khi mất, các vở opera Ý của Handel bị rơi vào quên lãng, ngoại trừ những hợp
tuyển aria như Serse, “Ombra mai fu”. Danh tiếng của Handel xuyên suốt thế kỷ 19 và

thượng bán thế kỷ 20, nhất là ở các quốc gia nói tiếng Anh, được vun đắp bởi các oratio
tiếng Anh, thường được trình diễn trong các dịp lễ lớn bởi các ca đoàn lớn quy tụ những
ca sĩ nghiệp dư.
Cũng được hồi sinh trong những năm gần đây là các bản cantata thế tục, và những
vở oratiorio thế tục. Handel chọn các câu truyện thần thoại làm chủ đề cho các vở
oratorio thế tục của mình.
Cho đến nay, Handel là một tên tuổi lớn được các nghệ sĩ sáng tác nể trọng. Bach
từng thổ lộ, “Handel là người duy nhất tôi mong ước được gặp mặt trước khi chết, và là
người duy nhất tôi muốn trở thành, nếu tôi không là Bach.” Mozart đưa ra nhận xét,
“Handel thấu hiểu hiệu quả âm nhạc hơn bất kỳ ai trong chúng ta. Một khi đã chọn lựa,
ông khiến chúng tác động mạnh mẽ như sấm rền, còn đối với Beethoven, Handel là “thầy
của tất cả chúng ta… nhà sáng tác vĩ đại nhất từng sống trên đất. Tôi sẽ ngả mũ và quỳ
trước phần mộ ông.
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – Tập I (Nhạc viện
hà nội – Hà nội 1983).

21


Bài 2: Nhà soạn nhạc Giohan Xebaxchien Bắc
Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc: Giohan Xebaxchien
Bắc
Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.
1. Tiểu sử.
J. S. Bắc sinh ngày 31-3-1685 là một nhà soạn nhạc vĩ đại nghệ sĩ biểu diễn Organ
lỗi lạc người Đức, sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Nếu tính từ cụ tổ
của Bắc cho tới cháu nội của Bắc thì có tới bảy đời với 200 năm cung cấp các nhạc sĩ cho
các thành phố ở Đức và nhiều nước Tây âu. Bắc mồ côi cha mẹ từ nhỏ và suốt đời ơng
gắn liền với nước Đức, vì vậy ông đã ghi chép được những suy tư của người Đức bằng

những tác phẩm âm nhạc.
15 tuổi được nuôi ăn để hát trong một dàn hợp xướng ở Luynebuoc, nhiều lần ông
đi bộ khoảng 60km tới Hăm buốc để nghe các nhạc sĩ đàn Organ nổi tiếng biểu diễn và
hàng 100km tới Xele để tìm hiểu các tác phẩm của Luli do dàn nhạc sở tại trình diễn.
18 tuổi bắt đầu nhận lương bằng vệc ngồi ghế đàn Violino trong dàn nhạc của một
công tước ở Vâyma nhưng chỉ vài tháng sau ơng bỏ tơí Acnơtát làm nhạc sĩ đàn Organ,
sau đó ơng lại bỏ đến Muyngauden và ở đây ông đã cưới Maria Bacbara cô em họ 3 đời
làm vợ. Tới đây coi như chấm dứt đời thanh niên vật lộn với học hỏi và kiếm sống của
Bắc.
23 tuổi vì cuộc sống gia đình Bắc trở lại thành phố Vây ma làm đàn Organ và các
loại nhạc khí khác trong cung đình. Thời kỳ này ơng khơng chỉ viết nhạc giáo hội mà còn
viết nhạc thế tục, nhất là nhạc cho đàn Organ (tập nhạc Organ, 2 tocata và phuga d-moll,
C-dur…). Sau đó vì phản kháng với sự bất công của nhà chức trách nên ông đã phải nghỉ
việc và cả gia đình lại phải lui về một tỉnh lẻ để sống, nơi mà chỉ có một khơng khí âm
nhạc bình thản.
Trên một phần tư cuộc đời mình Bắc gắn liền cuộc sống với Laixich và ở đây ông
đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp, vì Laixich lúc này là một trung tâm âm nhạc lớn có ý
nghĩa với cả nước Đức. Nhưng cũng chính tại đây ơng được chứng kiến nhiều mặt trái
của xã hội và bộc lộ sự phản kháng của mình, gia đình Bắc bắt buộc lại phải rời khỏi
Laixich và bị bao vây bởi cảnh nghèo đói với bầy con đơng đúc. Tài nghệ của ông hiếm
khi được thể hiện, ông mất ngày 28-06-1750 và thi hài của ơng bị chơn cất trong qn
lãng.
Có tài liệu cho rằng tài liệu của Bắc được chôn cất ngay trong một nhà thờ thánh
Phoma ở laixich mà ông đã gắn bó rất lâu. Cuộc đời của Bắc chỉ được nói đến trong hai
bài báo và được khắc in có 7 tác phẩm.
2. Ngơn ngữ và thủ pháp âm nhạc.
Âm nhạc của Bắc khó đồng cảm với người cùng thời, phải đợi đến đầu thế kỷ XIX
khi chủ nghĩa âm nhạc lãng mạn ra đời và khi thân phận của con người là trung tâm miêu
22



tả, thì nhạc của Bắc mới được hồi sinh. Âm nhạc của Bắc dẫu viết cho giọng hát hay bất
cứ loại đàn nào cũng đề mang âm hưởng của Organ (vì ơng là người chơi đàn Organ lỗi
lạc).
Mỗi thời đại đều tạo ra những vinh quang mới, như Henden chủ yếu là người của
thời đại mình, cịn Bắc thì vĩnh cửu với mọi thời đại. Bắc ngày nay được nhắc tới trong
mọi lĩnh vực của âm nhạc, là tác giả của tác phẩm đầu tiên trong chương trình thi cử từ
lớp nhạc của trẻ em tới những phòng thi quốc tế của các nhạc sĩ biểu diễn tài ba khắp
toàn cầu... là sư tổ của các trường phái âm nhạc có giọng điệu và phi giọng điệu, ấn
tượng và hiện thực.
Bên cạnh âm hưởng Organ, thì nhạc hát hợp xướng lại là một mặt khác nữa của
âm hưởng nhạc Bắc. Nhưng đây là dàn hợp xướng mà các bè có vai trị quan trọng như
nhau, từ đó mà sinh ra nhạc phức điệu đạt tới đỉnh cao nhất trong sự nghiệp sáng tác
của Bắc.
Hình thức âm nhạc; Dài lớn.
Giai điệu; là loại giai điệu bắt đầu ngay bằng một chủ đề mang cá tính rõ rệt vừa
nổi bật lên lại vừa cần tới đường chuyển động hầu như không ngừng. Chủ đề ấy giống
như phần lĩnh xướng, sau đó lại hoà vào dàn hợp xướng.
3. Thể loại sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.
Khơng có một lĩnh vực âm nhạc nào mà Bắc lại khơng có cống hiến, và bất cứ ở
đâu ông cũng vĩ đại như nhau.
Cantat; ông viết khoảng 200 bản, 24 cantat thế tục. trong những cantat này ông đã
thể hiện đầy đủ kỹ thuật, kết hợp nhạc hát với nhạc đàn.
Motê (6 bản); là loại nhạc hát thuần t có quy mơ đồ sộ, viết cho dàn hợp xướng
lớn có âm hưởng hùng vĩ.
Bên cạnh cantat, Mote Bắc còn viết 3 Orato, 4 paxion, 1 Macniphicat, khoảng 10
Mexa lướn nhỏ khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là Mexa h-moll.
Phức điệu; Bắc đã hoàn chỉnh lối nhạc phức điệu lên đến tột cùng mà điển hình là
phuga. Trong khi hồn chỉnh phức điệu Bắc đồng thời đưa một số loại nhạc chủ điệu lên
đỉnh cao như;

Preluyt; Đây là một khúc nhạc ngắn, thống nhất về âm hình, thường chỉ diễn tả
một khía cạnh nào đó của tình cảm. Theo đúng nghĩa preluyt là để mở đầu cho một bản
nhạc nào đó lớn hơn như phuga… tuy nhiên Bắc viết rất nhiều preluyt là những tác phẩm
độc lập như tập “Những preluyt nhỏ”. Mặt khác nhiều bản có khi phá bỏ cả quy luật
thống nhất âm hình để đạt tới một nội dung kịch tính như “Preluyt c-moll trong Bình
qn tập I”. Thậm chí có những tác phẩm có mức phát triển gần như Uvectuya.
Toccata; Là một tác phẩm viết theo lối phóng tác tự do, có nhịp độ nhanh, thường
nặng về phần luyện ngón và trưng bày kĩ thuật. Bắc đã hoàn thiện lối nhạc này qua
những bản nhạc viết cho Organ. Mặt khác ông cịn sử dụng nó như một Preluyt cho một
Phuga lớn hơn như trong bản “toccata và Phuga, d-moll”.

23


Phantadi; Là một loại nhạc phóng tác tự do (nhiều khi rất tự do) và có tính chất
phát triển hồn tồn khơng giống với bất cứ loại nhạc nào khác.Tác phẩm tiêu biểu như
bản; “Phantadi và Phuga, g-moll” nổi tiếng viết cho Organ. “Phantadi âm hoá và Phuga,
d-moll” cho Clavoxanh…
Gắn liền với sáng tác và sư phạm Bắc còn là nhà lý luận âm nhạc, nhà lý luận thực
tiễn. Thời bấy giờ các loại đàn phím xây dựng theo hệ thống âm thanh tuyệt đối, chia một
cung bằng 9 coma, từ C -> C# = 5coma, từ D ->Db = 5coma như vậy C# cao hơn Db vậy
nên rất khó để sáng tác và biểu diễn những tác phâm có từ hai dấu hoá trở lên, muốn biểu
diễn được những tác phẩm như vậy thì phải có một loại đàn có hai hàng phím đen; một
hàng chun dấu # và một hàng chuyên dấu giáng. Bắc là người bãi bỏ hệ thống trên và
thay vào đó hệ thống bình qn, chia một cung ra làm hai phần bằng nhau do đó C# và
Db bằng nhau. Với hệ thống này thì đàn phím có thể biểu diễn được tất cả các giọng điệu
khác nhau và hệ thống Bình quân của Bắc được ứng dụng cho tới ngày nay. Để chứng
minh cho hệ thống này Bắc đã viết hai tập “bình quân” mỗi tập gồm 12 cặp Preluyt và
Phuga vào tất cả 24 giọng điệu khác nhau. (Bình Quân tập 1 Phuga c-moll).
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Xinh: Lịch sử âm nhạc thế giới – tập I (Nhạc viện

Hà Nội 1983).

24


CHƯƠNG IV: TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN
Bài 1: Khái quát trường phái Âm nhạc Cổ điển Viên
Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc
Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.
1. Sự hình thành và phát triển.
Thế kỷ XVIII được gọi là thế kỷ ánh sáng: Chế độ phong kiến suy thoái, xuất hiện
nhiều tư tưởng tiến bộ, nền công nghiệp phát triển. Nhiều cuộc cách tư sản nổ ra đặc biệt
là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
Nối tiếp thành tựu của phong cách âm nhạc Barocque.
Hình thành tại Viên - Áo (một trong những quốc gia hùng mạnh và phát triển).
Đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của nhân dân thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.
Người mở đầu là Nhạc sỹ Gluck, người sáng lập là nhạc sỹ haydn, đỉnh cao là
Mozart, Beethoven.
2. Những thành tựu cơ bản.
Đạt được thành thành tựu rực rỡ. Đặt nền móng cho nhiều vấn đề cơ bản của âm
nhạc (hình thức, thể loại, thủ pháp...)
Nội dung tư tưởng: Phản ánh khơng khí sinh hoạt của nhân dân.
Hầu hết có tính lạc quan, tin vào chân lý, phê phán xã hội, ca ngượi chính nghĩa,
tình u chung thủy.
Hịa âm: chủ yếu sử dụng hòa âm chủ điệu.
Giai điệu giữ vai trò quan trọng trong TP.
Hình thức: liên khúc Sonate, giao hưởng được hoàn thiện.
Nhạc kịch 2 lần được cải cách.
TP thường có tính cân phương vng vắn, hài hịa cân đối.

Chủ đề âm nhạc gần gũi có tính khái qt cao. Nhiều thể loại khác xuất hiện.
Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thị Nhung: Lịch sử âm nhạc thế giới – Phần II, chủ
nghĩa Âm nhạc Cổ điển Viên.
Bài 2: Nhà soạn nhạc Christophe Wilibald Gluck
(1714 - 1787)
Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về nhà soạn nhạc Christophe Wilibald
Gluck.
Kỹ năng: Học sinh hiểu biết sâu hơn về lịch sử Âm nhạc.

25


×