ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRỪỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MƠN HỌC: Giải phẫu tạo hình
NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH: Hội họa
Lào Cai, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình trên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI NĨI ĐẦU
Tạo hình nhân vật mỹ thuật, bất luận thể hiện khỏa thân, hay mặc quần áo, trong
bài vẽ hình họa, hoặc trong nội dung hình tượng tác phẩm, đều yêu cầu nghệ thuật tạo
hình phải biểu hiện ra được cảm nhận thị giác kết cấu nội tại khách quan của nhân vật.
Đối với biểu hiện của kết cấu, khơng được hạn chế trong miêu tả bề ngồi tác
phẩm, cần phải có thêm cảm nhận và sự nắm bắt của nghệ sĩ đối với nội dung của nó,
khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, nghệ thuật, đầy hàm ý mà khơng lộ liễu.
Giải phẫu tạo hình cơ thể ln là môn học các họa sĩ phải nắm bắt được, nếu
không, sẽ không sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Do vậy, giải phẫu
tạo hình cơ thể là bộ môn không thể thiếu của những nhà sáng tạo mỹ thuật mong muốn
nắm bắt kỹ thuật hội họa.
Do tính hợp lý của bộ mơn này rất cao, đối với những người bắt đầu học thường
cảm thấy khô khan và khó nhớ. Hơn nữa, làm thế nào để người họa sĩ có thể thuần thục
bóc tách và lắp ghép kết cấu ngoại hình cơ thể người, tiến hành vẽ chân thực hoặc phóng
đại, biến dạng, đạt được những mong muốn của họa sĩ, nhằm nhào nặn hình tượng nghệ
thuật cơ thể người để truyền đạt ý nghĩa tình cảm, luôn là đề tài muôn thuở về lý luận
kỹ thuật mỹ thuật và nghiên cứu giáo dục mỹ thuật.
Trong mỗi chương đều lựa chọn một số tác phẩm hình họa điển hình, trình độ
cao, vẽ ra sơ đồ giải phẫu cơ thể người một cách tinh tế, và kèm theo những lời giải
thích ngắn gọn, nêu ra những điểm về kiến thức cơ bản giải phẫu cơ thể người trong
nghệ thuật, minh họa phong phú, dễ học, dễ nhớ, chỉ dẫn là biết ngay.
Giáo trình cũng có thể làm tài liệu cho những người hoạt động trong các lĩnh vực
khác liên quan đến nghệ thuật tạo hình.
Lào cai, ngày tháng năm 2017
Người biên soạn
Hà Thị Minh Chính
MỤC LỤC
Contents
1. Những kiến thức chung .......................................................................................... 7
1.1. Vai trò của giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật ............................................. 8
1.1.1. Bộ môn nghiên cứu cơ sở đặt nền tảng tạo hình................................................. 9
1.1.2. Chi phối trực tiếp tới bộ mơn hình họa ............................................................ 10
1.2.1. Tỷ lệ từng phần cơ thể nam giới trưởng thành ...................................... 12
1.2.2. Tỷ lệ từng phần cơ thể nữ giới trưởng thành: ........................................ 13
1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ ................................................... 16
1.2.4. Tỷ lệ thân thể trẻ em .............................................................................. 17
1.3. Cấu trúc hình thái trên khuôn mặt người ............................................................ 18
Chương 2: Xương , cơ .................................................................................................. 25
2. Xương - Cơ........................................................................................................... 26
2.1. Xương đầu:.................................................................................................... 26
2.2. Cơ đầu: .......................................................................................................... 29
2.3. Xương thân.................................................................................................... 34
2.3.1. Cột sống ................................................................................................. 35
2.3.2.Lồng ngực ............................................................................................... 37
2.4. Các cơ vùng cổ và thân .................................................................................... 39
2.4.1.. Cơ vùng cổ .............................................................................................. 39
2.4.2. Các cơ vùng ngực: ................................................................................. 45
2.4.3. Các cơ vùng bụng .................................................................................. 46
Chương 3. Xương chi và cơ chi .................................................................................... 50
3. Xương chi và cơ chi ............................................................................................. 50
3.1. Xương chi trên .............................................................................................. 50
3.2.. Cơ chi trên:................................................................................................... 56
3.3. Xương chi dưới ............................................................................................. 62
3.4. Cơ chi dưới.................................................................................................... 66
Chương 4: Tư thế động tác của cơ thể người khi vận động ................................................ 74
4. Vận dụng giải phẫu để vẽ dáng động ................................................................... 74
4.1. Tư thế động tác cơ thể người trong bước đi và chạy .................................... 74
4.2. Tư thế của con người trong bước đi ......................................................... 74
4.3. Tư thế người trong bước chạy ................................................................. 75
Chương 5: Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngồi ............................................ 77
5. Ghi chép hình bộ xương, vẽ lớp cơ phủ bên ngoài .......................................................... 77
5.2. Vẽ xương và cơ thân, chi trên ,chi dưới........................................................ 80
Thực hiện vẽ 1 bài xương toàn thân (Hình 5.2), 1 bài cơ tồn thân (Hình 5.5- 5.6)
trên khổ giấy A3 – chất liệu chì. .......................................................................... 80
CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Giải phẫu tạo hình
Mã mơn học: MHT9
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Học trước mơn học thực hành vẽ hình họa chân dung, bán thân tượng người.
- Tính chất: là mơn học cơ sở ngành
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Học sinh trình bày được cấu trúc tỷ lệ con người, cấu tạo của cơ, xương và sự thay
đổi khi con người vận động. Hiệu quả của việc nghiên cứu giải phẫu tạo hình vào các
mơn học khác.
- Về kỹ năng:
+ Vẽ lại được cấu trúc của từng bộ phận cơ thể người, thuộc được tỉ lệ người trưởng
thành, trẻ con, người già.
+ Sử dụng được tỉ lệ đầu làm đơn vị đo để đối chiếu với các bộ phận khác trong cơ thể
mẫu vẽ.
+ So sánh khi dựng hình và diễn tả sinh động, hình thái tư thế và động tác của cơ thể
người sống, xử lý vẽ các khối trong hình họa một cách chính xác.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tham gia tích cực vào các giờ giảng
+ Có khả năng tự đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, vẽ ghi chép lại cấu trúc của từng
bộ phận cơ thể người.
+ Có thái độ tích cực, có cách nhìn đa dạng hơn về nét đẹp cơ thể con người
Chương 1: Khái quát chung
Giới thiệu:
- Giải phẫu người là bộ phận khoa học có từ lâu đời, nghiên cứu về cấu tạo và
sinh lý của cơ thể người. Là khoa học phân tích cơ thể người 1 cách tinh vi, không
những giúp cho chúng ta hiểu tường tận cấu tạo bên trong của cơ thể mà còn hiểu cả tỷ
lệ và các động tác cùng với sự diễn biến tình cảm của con người, đáp ứng yêu cầu của
nhiều ngành khoa học xã hội như: Y học, nhân chủng học, nghệ thuật học.
- Với yêu cầu nghệ thuật tạo hình nhằm xây dựng hình tượng con người trong
tác phẩm việc nghiên cứu giải phẫu có thể cịn so lược khơng đi sâu vào phần sinh lí mà
chủ yếu chú trọng hình thái, tỷ lệ, cấu trúc các bộ phận của cơ thể để vận dụng và diễn
tả con người trong học tập và sáng tạo mỹ thuật. Đặc biệt là bộ mơn hình hoạ.
Mục tiêu:
- Từ những u cầu cụ thể của từng phần học sinh viên phải nhận thức đầy đủ
vai trị của bộ mơn giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật nói chung và hình hoạ nói riêng.
Khơng thể vẽ hình hoạ 1 cách chính xác và sống động cũng như xây dựng nhân vật
trong tác phẩm nếu không nắm vững cấu tạo của cơ thể con người.
- Xác định đối tượng nghiên cứu của bộ mơn đó là hệ xương, hệ cơ, tỷ lệ tồn
thân và tỷ lệ từng bộ phận. Từ đó nhận xét tương quan trong mối liên hệ giữa xương và
cơ của cơ thể. Biết các chuyển biến cấu trúc xương dẫn tới sự thay đổi cấu trúc các cơ
chính trong hoạt động, sinh hoạt của con người.
- Thơng qua các hình minh hoạ chi tiết cùng các dáng hoạt động cơ bản của con
người, sinh viên áp dụng vào các bài hình hoạ nhất là các bài nghiên cứu sâu. Đây là
yếu tố rất quan trọng mà sinh viên Sư phạm mỹ thuật cần nghiên cứu.
Nội dung chính:
1. Những kiến thức chung
- Giải phẫu người là 1 bộ môn khoa học nghiên cứu về cơ thể người sống, về
hình thái, tỷ lệ, cấu trúc đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học trong xã hội như
Nhân chủng học, Y học, Nghệ thuật tạo hình… Tuỳ theo từng ngành cụ thể mà người
ta có những phương pháp nghiên cứu riêng như Giải phẫu học hệ thống, giải phẫu học
định khu…
+ Giải phẫu học hệ thống: là khoa học nghiên cứu các bộ phận trên cơ thể người
nhưng có cùng chức năng. Ví dụ như nghiên cứu hệ thống tiêu hố, hệ thống hô hấp…
+ Giải phẫu học định khu: nghiên cứu từng khu, từng bộ phận riêng biệt của cơ
thể. Ví dụ như tim, gan, phổi…
- Ngoài ra giải phẫu cũng là 1 trong những môn khoa học cơ bản của nghệ thuật
tạo hình nhưng phương pháp nghiên cứu cũng có những đặc điểm khác với nhiều ngành
khoa học khác. Với yêu cầu và đặc thù của nghệ thuật, việc nghiên cứu giảI phẫu chủ
yếu chú trọng vào hình thái, tỷ lệ cấu trúc các bộ phận để tạo hình nên gọi là “ giải phẫu
tạo hình”.
Đây là 1 trong các khoa học có từ rất sớm. Những hiểu biết đầu tiên về cơ thể
sống đã được hình thành do việc mổ xác các thú vật mà con người săn bắn được, cũng
như việc giao chiến với các loài thú dữ đã cho con người hiểu biết đơn giản về chính cơ
thể của mình. Sư tìm tịi nhằm thiết lập 1 định chuẩn ( hay quy lệ cân xứng ) giữa các
kích thước của cơ thể con người đã có từ lâu đời. Trải qua thời gian, các hiểu biết về cơ
thể người hình thành có hệ thống và thở thành khoa học vào thế kỷ thứ IV – III trước
Công nguyên và thế kỷ II tại La Mã. Nhưng phải tới thế kỷ XV giải phẫu người mới trở
thành khoa học độc lập ở các nước Châu Âu thời Phục hưng. Có rất nhiều nhà khoa học
quan tâm về lĩnh vực này nhưng người đầu tiên có cơng đóng góp vào nghiên cứu giải
phẫu người đó là Lê-ơ-na đờ vanh – xi ( 1452 – 1519 ) – một hoạ sĩ thiên tài đồng thời
là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sỹ, nhà tốn học và nhà triết học, bác học tồn năng
người ý. Qua nhiều thế kỷ, khoa học giải phẫu người ngày càng được phát triển và bổ
sung để đáp ứng yêu cầu của nhiều ngành khoa học và phục vụ lợi ích nhân loại.
1.1. Vai trị của giải phẫu tạo hình đối với mỹ thuật
- Giải phẫu người rất cần thiết cho nhiều ngành khoa học. Các nhà nghiên cứu
nhân chủng học căn cứ vào hình thái, cấu tạo của xương để phân biệt được chủng tộc
người này khác chủng tộc người khác qua các thời kỳ lịch sử.
- Đối với y học, người thầy thuốc không thể xác định bệnh, mổ xẻ và chữa bệnh
được cho con người nếu không nắm vững giải phẫu và sinh lý người.
- Trong mỹ thuật nói chung, các hoạ sỹ và các nhà điêu khắc không chỉ dừng lại
với những hiểu biết ở hình dạng bên ngồi con người để miêu tả mà cần phải hiểu tường
tận bản chất của cơ thể càng sâu càng tốt. Dù hoạ sĩ, các nhà điêu khắc vẽ hoặc nặn trực
tiếp mẫu thật bằng xương bằng thịt hay sao chép lại các phác hoạ nhất thiết phải có khái
niệm tối thiểu về giải phẫu học. Nếu khơng người vẽ, nặn gặp rất nhiều khó khăn. Do
vậy người làm công tác mỹ thuật cần phải hiểu cấu tạo của xương và cơ, tỷ lệ các bộ
phận trên cơ thể 1 cách đầy đủ và khoa học để xây dựng các hình tượng trong tác phẩm
dù trong trường hợp muốn đơn giản, cách điệu thậm chí làm biến dạng hình thể con
người.
- Tìm hiểu về lịch sử hội hoạ thế giới chúng ta đã biết các hoạ sỹ thiên tài thờì
Phục hưng ở Châu Âu thế kỷ XV rất coi trọng giải phẫu, họ đã xây dựng trong tác phẩm
các nhân vật sống động và chính xác về hình thái cấu trúc, tỷ lệ con người như Lê- ô na đờ vanh xi với tác phẩm “ Đức mẹ và chúa hài đồng, La Giô - công- đơ…”, Mi –
ken- lăng – giơ với tác phẩm “ Chúa tạo ra Ađam, Ngày và Đêm, Sự phán xét cuối
cùng…”.
Khoảng đầu thế kỷ XX, các khuynh hướng, trường phái nghệ thuật mới hình
thành như: Dã thú, trừu tượng, Biểu hiện, Siêu thực… do trào lưu cách tân của nghệ
thuật và sự đòi hỏi biểu hiện mới trong nghệ thuật hội hoạ mang đậm dấu ấn thời đại,
các quan niệm nghệ thuật thay đổi, yếu tố về hình, về khơng gian và nhân vật khơng ở
cảm nhận thơng thường của cách nhìn thấy mà thiên về đơn giản, cách điệu, biến dạng,
bóp méo… Tuy vậy các kiến thức giải phẫu học vẫn rất cần thiết bởi chỉ có sự hiểu biết
tinh thơng về cấu trúc cơ thể mới có thể đạt tới trình độ cách điệu, làm biến dạng 1 cách
đẹp đẽ và hấp dẫn. Chúng ta xem các tài liệu ghi chép, các phác thảo của danh hoạ thế
giới và nghiên cứu các tác phẩm của Đa-ly, Gơ-ganh, Ma-tít-xơ, Pi-cát-xơ thì thấy rõ
họ là những người rất giỏi về Giải phẫu học.
- Ở Việt Nam môn Giải phẫu học được đưa vào chương trình học tập ngay từ
những ngày đầu thành lập trường Mỹ thuật đông Dương ( 1925). Các hoạ sĩ bậc thầy
như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị là những sinh viên đầu tiên của
trường và rất nhiều thế hệ hoạ sĩ đã rất thành công trong sự nghiệp sáng tác của mình
khơng chỉ về nội dung đề tài, bố cục, màu sắc mà trong tác phẩm ghi chép, ký hoạ đã
cho thấy các hoạ sĩ áp dụng rất nhuần nhuyễn kiến thức giải phẫu học trong việc xây
dựng hình tượng con người như tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa Huệ”, “ đốt đuốc đi học”
của Tô Ngọc Vân, tác phẩm “Em Thuý’ của Trần Văn Cẩn, “ Gia đình thuyền chài” của
Lương Xuân Nhị…
- Ngày nay đối với sinh viên mỹ thuật, “ giải phẫu tạo hình” là cơ sở trực tiếp
giúp sinh viên xây dựng và cảm nhận tốt hơn, đúng hơn về cơ thể người trong khi vẽ
hình hoạ - 1 bộ mơn cơ bản cần thiết chiếm phần lớn thời lượng học tập chun mơn.
Ngồi ra việc ứng dụng các kiên thức căn bản của giải phẫu trong các bài vẽ ký hoạ, bố
cục, trang trí sẽ giúp sinh viên vẽ được những dáng người đúng hơn, đẹp hơn và sinh
động hơn.
1.1.1. Bộ môn nghiên cứu cơ sở đặt nền tảng tạo hình
Đối với mỹ thuật, bộ mơn Giải phẫu tạo hình chủ yếu nghiên cứu các bộ phận
chính của cơ thể người. Đó là xương và cơ ( đây là những bộ phận chính xây dựng nên
vóc dáng của cơ thể), tỷ lệ tồn thân, tỷ lệ từng bộ phận. Bởi lẽ những cử động thân thể
người trước hết phải biểu lộ ở xương và cơ. Nếu xét riêng biệt thì từng xương ở người
trưởng thành là những phần cứng nhắc không thể thay đổi được trong khi tồn thể bộ
xương lại có sự linh động khác thường nhờ các khớp và những cơ. Điều đáng lưu ý là
chiều cao của con người và tỷ số các phần khác nhau của cơ thể xác định bằng bộ xương.
Trái lại những kích thước và độ lớn của bề mặt cơ thể lại phụ thuộc hệ thống cơ và các
mô mỡ. Nhiều phần của xương hiện rõ trên cơ thể ( xương trán, xương nơi khuỷu tay,
xương nơi đầu gối…) với hình thái rõ ràng ngay dưới da, nhưng những hình thù ngay
bên ngồi đó khó có thể xác định đúng nếu ta không biết các xương được cấu tạo như
thế nào.
- Nghiên cứu tỷ lệ của cơ thể con người nhằm hiểu rõ vẻ đẹp hài hồ, giúp sinh viên có
những kiến thức về mối tương quan giữa các bộ phận chính cũng như q trình biến đổi
theo tuổi tác trong cơ thể người. Có như vậy khi muốn vẽ 1 nhân vật trẻ em hoặc nhỏ
tuổi sẽ khơng phải là hình vẽ thu nhỏ của người già. Vấn đề này chúng ta cũng gặp rất
nhiều ở những người vẽ không nghiên cứu bộ môn giải phẫu. Tuy nhiên trong quá trình
học giảI phẫu tạo hình khơng địi hỏi sinh viên phải thuộc và nhớ tên toàn bộ xương và
cơ. Quan trọng là người học nhớ hình dáng, tỷ lệ, thuộc hình khối mọi bộ phận trên cơ
thể, nắm rõ cấu trúc của xương chính và các cơ có cấu tạo ảnh hưởng trực tiếp tới hình
dạng bên ngồi của con người.
1.1.2. Chi phối trực tiếp tới bộ mơn hình họa
Nghiên cứu bộ mơn Giải phẫu tạo hình phải ghi chép và vẽ minh hoạ từng phần,
từng bài học. Ngay cả trong vở phải có ý thức vẽ theo quan niệm nghiên cứu và cách
nhìn tạo hình. Tránh lối vẽ và kiểu vẽ như các minh hoạ môn sinh vật của các trường
phổ thông. Vận dụng thường xuyên các kiến thức về giải phẫu trong những môn học cơ
bản của hội hoạ và điêu khắc. Ngồi việc nghiên cứu xương và cơ ở trên mơ hình, giáo
cụ trực quan, sinh viên phảI áp dụng trong các bài kí hoạ, các dáng hoạt động đơn giản,
từ đó tìm cấu trúc của xương, cơ và sự liên kết của chúng.
Những bài tập tìm vị trí của cơ dựa trên tượng lột da, trên cơ sở đó tìm cấu trúc
của xương và làm ngược lại sẽ giúp cho người hiểu sâu và kỹ hơn nhằm áp dụng trực
tiếp cho các bài hình hoạ.
Lưu ý: Tránh quan niệm học xong để đấy khơng thấy được sự tác động tích cực của
môn học cho các bài nghiên cứu diễn tả sâu, hoặc để nắm hình 1 cách bao quát, vững
chắc. ngược lại cũng cần tránh diễn tả quá tỉ mỉ mọi bộ phận không cần thiết, bỏ mất
cảm xúc trước đối tượng nghiên cứu dẫn đến bài vẽ cứng nhắc và khô khan
1.2. Tỷ lệ cơ thể người
Vào thời kỳ phục hưng ở các nước Châu Âu người ta đã nghiên cứu và tìm thấy quy lệ
của cơ thể con người và đầu người được dùng làm mẫu chuẩn cơ bản ( đơn vị đo ).
Hình 1 cho ta thấy cơ thể con người đo được 8 đầu, trục chạy qua giữa thân người chia
cơ thể thành 2 phần đối xứng. Từ giới hạn của đầu ngón tay giữa bên trái sang giới hạn
đầu ngón tay giữa bên phải bằng chiều cao của cơ thể ( 8 đầu ). Có 1 nhận xét lý thú là
điểm số 3 của trục thẳng đứng tương ứng với lỗ rốn, đó cũng là giao điểm của đường
chéo nối đầu xương đòn bên phải với mấu chuyển xương đùi trái và ngược lại.
Mô tả bằng hình 1/15: Tỷ lệ cơ thể người
Sau đây là nghiên cứu của danh hoạ Lê-ô-na đờ vanh-xi ( chúng tơi đưa ra đây
nhằm mục đích tham khảo)
Hình 1.1
Qua nhiều tài liệu nghiên cứu về con người, ngày nay các nhà giải phẫu học đã
đúc kết 1 số nguyên tắc về tỷ lệ thân thể người và lấy đầu làm đơn vị so sánh với tỷ lệ
toàn thân.
- Nam giới ở tuổi trưởng thành đo được 15/2 đầu.
- Nữ giới ở tuổi trưởng thành đo được 34/5 đầu.
Tỷ lệ này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các trường nghệ thuật châu Âu và châu
á và được coi là hài hoà, cân đối và đẹp nhất của con người. Đó cũng là ý kiến đơng
tình của các nhà mỹ thuật.
Tỷ lệ từng phần của cơ thể trong giáo trình này chủ yếu dựa vào các bộ phận
chính để so sánh như đầu- thân – chân – tay- vai và hơng bởi đây là các bộ phận có đặc
điểm rõ nhất để phân biệt giữa nam và nữ đồng thời cũng là những yếu tố cơ bản giúp
sinh viên áp dụng vào các bài thực hành chuyên môn.
1.2.1. Tỷ lệ từng phần cơ thể nam giới trưởng thành
Hình 1. 2
- Đầu: tính từ đỉnh đầu tới cằm.
- Thân: đo được 4 đầu ( tính cả đầu ) chia ra như sau:
+ Nhìn mặt trước:
_ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới cằm.
_ Đầu 2: từ cằm đến núm vú.
_ Đầu 3: từ núm vú đến khoảng rốn.
_ Đầu 4: Từ khoảng rốn đến hết bộ phận sinh dục.
+ Nhìn mặt sau:
_ Đầu 1: từ đỉnh đầu đến cắt ngang gáy ( trên đốt sống cổ thứ 7 )
_ Đầu 2: đến góc xương vai ( cơ thắt lưng to )
_ Đầu 3: đến cạnh trên hông ( cơ lưng to )
_ Đầu 4: đến ngấn mơng.
- Chân: tính từ mặt đất đến giữa ngấn bẹn: đo được 4 đầu( tính lên phần thân 1/2
đầu).
+ Từ mặt đất đến khớp đầu gối ( chỏm xương bánh chè) bằng từ khớp gối đến
ngấn bẹn: đo được 2 đầu.
+ Từ mặt đất đến ngấn hông: đo được 7/2 đầu.
- Tay: + Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa: hơn 3 đầu (chưa được 7/2 đầu
).
+ Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 2 đầu.
- Vai: chiều ngang vai rộng nhất đo được gần 2 đầu. Nếu đứng thẳng dang 2 tay
sẽ thấy từ đầu ngón tay giữa bên trái sang đầu ngón tay giữa bên phải hơi dài hơn so
với chiều cao cơ thể.
- Hơng: tính từ đầu xương đùi trái sang đầu xương đùi phải bằng 3/2 đầu.
Chú ý: đường ngang hông là đường phân đôi người.
1.2.2. Tỷ lệ từng phần cơ thể nữ giới trưởng thành:
Hình 1.3
- Thân: đo được 4 đầu
+ Nhìn mặt trước:
_ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới cằm.
_ Đầu 2: từ cằm đến núm vú.
_ Đầu 3: từ núm vú đến khoảng rốn.
_ Đầu 4: Từ khoảng rốn đến dưới bộ phận sinh dục.
+ Nhìn mặt sau:
_ Đầu 1: từ đỉnh đầu tới đường cắt ngang gáy
_ Đầu 2: đến góc dưới xương bả vai.
_ Đầu 3: từ góc dưới xương bả vai đến cạnh trên hơng
_ Đầu 4: đến dưới ngấn mơng.
- Chân:
+ Tính từ mặt đất đến giữa ngấn bẹn: non7/2 đầu.
+ Từ mặt đất đến khớp đầu gối ( chỏm xương bánh chè) 3/2 đầu.
- Tay:
+ Từ mỏm cùng vai đến đầu ngón tay giữa: 3 đầu.
+ Từ mỏm khuỷu đến đầu ngón tay giữa: 15/4 đầu.
- Vai: chiều ngang vai của phụ nữ rộng nhất 3/2 đầu ( bằng chiều ngang hông ).
Nếu đứng thẳng dang 2 tay sẽ thấy từ đầu ngón tay giữa bên trái sang đầu ngón tay giữa
bên phải hơi dài hơn so với chiều cao cơ thể.
- Hông: + chiều ngang hông bằng 1 đầu ( bằng chiều ngang vai )
+ Chiều ngang thắt lưng ( eo ) bằng 1 đầu.
Hinh 1.3
1.2.3. So sánh sự khác nhau giữa nam và nữ
Hình 1.4
ở cơ thể nam và nữ giới trưởng thành, đặc điểm khác nhau rõ nhất là tương quan
vai và hông.
ở nam giới: vai rộng hơn hơng, cịn ở nữ giới vai và hơng tương đối bằng nhau.
ở 2 người có chiều cao bằng nhau, nhưng có cấu tạo thân dài ngắn khác nhau thì
có những điểm khác nhau cơ bản như:
- Người thân dài thì chân ngắn, tay để xI, khuỷu tay gần ngang thắt lưng.
- Người thân ngắn thì chân dài, khuỷu tay thấp hơn thắt lưng.
Với dáng ngồi xổm hay ngồi bệt, sự so sánh giữa thân và chân ngày càng rõ rệt.
Người chân ngắn đầu gối không tới nách, tráI lại người chân dài thì đầu gối ngang vai.
Hình 5/21 cho ta nhìn kháI quát về sự khác nhau cơ bản giữa nam và nữ.
1.2.4. Tỷ lệ thân thể trẻ em
Hình 1.5
Sự phát triển các bộ phận trên cơ thể người từ khi sinh đến lúc trưởng thành
không đồng đều. Đối với tỷ lệ của trẻ em, so sánh tương quan giữa thân với chân tay thì
thân dài chân tay ngắn. Qua quá trình phát triển, sự chênh lệch thân và chân tay ngày
càng được cảI thiện. Nếu lấy đường phân đôI thân người qua từng lứa tuổi, chúng ta sẽ
thấy rõ điều này. nhìn chung tuỳ từng lứa tuổi tỷ lệ của trẻ em có những đặc điểm riêng
biệt. Ta có thể thấy rõ ở bảng dưới đây:
độ tuổi
Tỷ lệ so với đầu
đường phân đôI người
Trẻ sơ sinh
3,5 đầu
Nằm ở trên rốn
Trẻ 1 tuổi
4 đầu
Trên rốn một chút
Trẻ 4 tuổi
5 đầu
Dưới rốn 1 chút
Trẻ 9 tuổi
6 đầu
Ngang ngấn bụng
Thanh niên
7 đầu
Trên ngấn mông 1 chút
Trưởng thành
7,5 đầu
Ngấn mơng
1.3. Cấu trúc hình thái trên khn mặt người
Mặt người trưởng thành
Hình 1.6
- Nhìn trực diện ta thấy mắt ở vào đường phân đôi theo chiều ngang của mặt tính
từ đỉnh đầu đến cằm.
- Mặt: từ chân tóc đến cằm được chia làm 3 phần:
+ Từ chân tóc đến lơng mày bằng từ lơng mày đến chân mũi và bằng từ chân mũi
tới cằm.
Đối với chiều ngang của mắt, mũi, miệng có tỷ lệ như nhau.
- Bề ngang của 1 con mắt bằng khoảng cách giữa 2 con mắt.
- Hai đầu mắt dóng thẳng xuống bằng bề ngang của mũi ( trong nhiều trường
hợp mũi rộng hơn 1 chút ).
- Miệng rộng hơn mũi, nếu so sánh giữa mắt và miệng thì tỷ lệ bằng khoảng 2/3.
- Chiều ngang của mặt bằng từ đỉnh đầu tới chân mũi.
- Vị trí của tai nằm giữa lơng mày và chân mũi.
Đối với trẻ em do bộ phận sọ dài và to hơn bộ phận mặt nên đường phân đôi
mặt thường ở vị trí cao hơn mắt. Tuỳ theo từng lứa tuổi tỷ lệ sọ và mặt sẽ bớt chênh
lệch khi đó đường phân đơi mặt cũng biến đổi theo.
Trẻ sơ sinh: đường phân đôI mặt ở trên lông mày.
Trẻ 1 tuổi: đường phân đôI mặt gần chạm lông mày.
Trẻ 4 tuổi: đường phân đôI mặt chạm lông mày.
Thanh niên: đường phân đơi mặt nằm ở mí mắt trên.
Như trên chúng ta đã biết, tuy các cơ trên mặt người không nhiều nhưng chúng
hoạt động vơ cùng phức tạp vì phải thực hiện các chức năng tác động đến giác quan để
biểu lộ tình cảm. Do vậy mọi tình cảm của nhân vật hầu hết đều thể hiện qua nét mặt.
Hiểu biết cấu trúc của các bộ phận trên mặt người đối với các hoạ sĩ là 1 việc khơng thể
thiếu.
Tóc:
Tóc mọc trên da đầu cùng 1 kiểu chung và thống nhất đường chân tóc trên trán.
Bản chất của tóc phụ thuộc vào từng chủng tộc và từng người. Tóc quăn hay thẳng do
cấu tạo của sợi tóc của mỗi người. Màu sắc của tóc thay đổi do tác dụng của khơng khí
và ánh sáng. Tuổi càng cao, lơng và tóc càng phai màu. ở bên thái dương, sau gáy và
trước trán tóc thường mềm mại và nhỏ sợi.
Lơng mày
Lơng mày nằm trên ụ mày có cùng với màu tóc và không mọc theo cùng 1 chiều.
Đầu mày rậm, mọc đứng, càng ra ngồi càng ngả dần, đến cuối thì nằm ngang thưa, nhỏ
lại. Lơng mày: có người cao, người thấp tạo nên bề mặt của mi mắt trên. Da ở khoảng
lơng mày dày, mặt trong có mỡ dễ cử động và có liên quan đến những cơ biểu hiện tình
cảm. Lông mày phụ nữ mọc trong phạm vi tương đối hẹp, đường cong rõ và nhỏ.
Mắt
Hình 1.6
“ ĐơI mắt là cửa sổ của tâm hồn”
Mắt người ta được tạo nên bởi nhãn cầu nằm trong hố mắt, phía trước có mí mắt trên
và mí mắt dưới bảo vệ.
Hố mắt
Hình 1.7
Hai hố mắt có chức năng chứa đựng mắt. Đó là khoảng xương hình 4 cạnh phía
trong có hốc mũi, trên có gờ hố mắt trên, dưới có gờ hố mắt dưới, phía ngồi có gờ cong
lõm và lui về phía sau nên phía đI mắt để lộ nhãn cầu ra ngồi. Vị trí của nhãn cầu
cũng tuỳ từng người. Đối với những người có nhãn cầu lồi, mi mắt bị đẩy ra ngoài nhiều
gọi là mắt ốc nhồi, ngược lại người có nhãn cầu ở sâu thì mắt nhỏ và dài gọi là mắt lá
dăm.
Cầu mắt ( gọi là nhãn cầu )
Vị trí của nhãn cầu tuy ở giữa 2 hố mắt nhưng thiên về giừ trên. ở giữa nhãn cầu
có bộ phận trong vắt và hơi nổi lên như mặt kính đồng hồ gọi là giác mạc. Lòng trắng
khép nổi gờ bao quanh phủ lấy nhãn cầu. Trong giác mạc là mộng mắt, ở giữa mộng
mắt là đồng tử. Mộng mắt thường bị che khuất 1 phần phía trên, phía dưới vừa chạm mi
dưới. Màu của mộng mắt thường đen, nâu hay xanh tuỳ theo chủng tộc. Khi tuổi tác con
người già đI màu của mộng mắt cũng nhạt dần.
Lòng trắng chung quanh giác mạc là bạch mạc. ở trẻ em bạch mạc màu trắng
thường hơI biếc xanh.
Mí mắt
Mí mắt là bộ phận của cơ vịng mi, có nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu. Mi trên rộng
hơn mi dưới che kín 1 phần nhãn cầu. Ngồi mép có lơng mi. Lơng mi trên dài và cong
hơn lơng mi dưới. Khi nhắm mắt lông mi trên đè lên lông mi dưới. Khi mở mắt, mép
mi trên lẩn trong bóng tối của lơng mi. Góc đầu mắt trịn và có 1 thứ hạch mỡ màu hồng
gọi là nhũ phụ. Đuôi mắt nhọn, nhỏ hơn đầu mắt và thường chếch lên, đặc điểm này rõ
nhất ở người châu á. Khi nhắm mắt đI mày có ấn tượng như thấp xuống do mi trên
phủ lên.
Tai
\
Hình 1.8
Tai là cơ quan thính giác của con người nằm giữa 2 đường ngang chạy qua lơng
mày và qua chân mũi. Vành tai hình bầu dục có hình loe như cái phễu để hứng âm thanh.
Đó là 1 mảnh cơ thịt sụn gấp lại hình lồi lõm. Giữa vành tai có lỗ tai.
Vành tai có 4 gờ ngăn cách bởi các rãnh. Vành ngoài đi từ lỗ tai vòng lên ra sau
lỗ tai rồi nối liền với dái tai ở dưới, vành tai trong song song với vành ngoài bao quanh
lỗ tai trên chia thành 2 nhánh. Rãnh ngăn cách vành trong và vành ngoài gọi là rãnh
thuyền. Sau hết là 2 mấu nổi ở phía trước và phía tai có tác dụng thu hẹp lỗ tai, bảo vệ
ống thính giác.
Có 4 loại tai: tai tam giác, tai hình chữ nhật, tai bầu dục, tai trịn.
Mũi
Hình 1.9
Gốc mũi là bộ phận nối tiếp giữa xương trán với những xương sống mũi, phần
dưới là những mảnh sụn hợp lại tạo thành hình mũi. Dưới cùng có lỗ mũi hình bầu
dục, giữa nổi gờ cao là đầu mũi, hai bên là cánh mũi. Da mũi rất mỏng, đầu mũi và cánh
mũi có chất nhờn làm da mũi ln bóng. ậ phụ nữ mũi nhỏ hơn và có ít chất nhờn hơn.
Thường có 4 loại mũi: mũi lồi, mũi lõm, mũi dọc dừa, mũi hếch.
Miệng và môi ( hình 17 )
Hình 1.10
Mơi tựa vào răng tạo nên hình thái của miệng, miệng rộng hay hẹp do bề ngang
của môi dài hay ngắn quyết định. Đường khép giữa môi trên và môi dưới ở vào khoẳng
giữa hàm răng trên. MôI trên gồm 3 đoạn nối liền nhau. Giữa mũi và môI trên là nhân
trung, 2 đoạn bên nằm ngang đăng đối và đều mỏng dần về hai bên miệng. Khoảng dưới
của mơi dưới có 1 chỗ lõm lẫn vào cằm. Môi dưới gồm 2 đoạn ngang nối với nhau ở
giữa và cùng thon về 2 bên mép. Môi trên dài và nhơ ra phía trước hơn so với mơi dưới.
Chiều dày của môi tuỳ theo từng người, từng chủng tộc. ở người già khi răng rụng, mơi
khơng cịn chỗ tựa nên có khuynh hướng thụt vào ta thường gọi là móm.
Như ta đã biết các trạng thái biểu lộ tình cảm của con người được tạo thành do
sự co của cơ. Trên thực tế có rất nhiều cơ cùng phối hợp tác động đến việc thể hiện
này.
Trên hình 21 là những hình vẽ đơn giản để nhấn mạnh các cơ chính biểu lộ tình
cảm nét mặt của con người.
Hình a: nét mặt bình thường các cơ khơng có biến đổi rõ rệt.
Hình b: Góc miệng được kéo lên bởi cơ nanh và cơ mút biểu hiện nét mặt vui
tươI hớn hở.
Hình c: Do cơ tiếp lớn kéo góc miệng lên trên và ra ngoài làm miệng cong lên
tạo thành nếp nhăn 2 bên mép biểu hiện trạng thái vui, hớn hở.
Hình d: là sự kết hợp của cơ mày, cơ tháp mũi và cơ tam giác môI biểu hiện nét
mặt hung dữ, kiêu kỳ.
Hình e: Cơ tam giác mơi kéo mép xuống ( bĩu môi dưới ) biểu hiện người buồn
bã, khinh bỉ.
Hình f: do tác động của cơ búp cằm, nét mặt thể hiện sự nức nở sắp khóc.
Hình g: Kết hợp cơ trán, cơ tam giác môi và cơ ngang mũi biểu hiện sự chán
chường tuyệt vọng.
Hình h: cơ trán bị đẩy lên do cơ mày dướn gây nét mặt ngạc nhiên.
Hình i: cơ trán co cịn cơ mày chau lại tạo cảm giác đang suy nghĩ.
Hình 22 là các nét vẽ đơn giản đặc trưng khi biểu hiện tình cảm của con người
bằng các cơ quan chính như mắt, mũi, miệng.
Đối với mặt trẻ em khi vẽ chúng ta cần nhận xét 1 số đặc điểm như sau:
Khn mặt trẻ em nhỏ hơn so với phần cịn lại của cơ thể.
Phía sau đầu nhơ ra và cổ nhỏ hơn.
Với những trẻ càng nhỏ tuổi 2 mắt càng ở xa nhau hơn.
Lơng mi trơng có vẻ dài hơn trong khi lơng mày lại mỏng hơn.
Tóc thường nhỏ sợi, thưa và mềm.
Mũi trong thời kỳ đầu của trẻ thưòng hếch lên, vách ngăn giữa mũi thường phẳng.
Môi trên nhô ra, khoé miệng tụt vào sâu hơn.
Cằm của trẻ ít lồi hơn và hơi thụt vào ở những trẻ nhỏ tuổi, má thường trịn và
bầu hơn nhìn khơng rõ xương.
Những biểu hiện tình cảm trên khn mặt
Câu hỏi ơn tập và vận dụng:
1. Tại sao bộ môn này là được gọi là Giải phẫu tạo hình. Sự khác nhau giữa giải phẫu
trong các ngành khoa học khác với giải phẫu tạo hình?
2. Những vấn đề chính cần nghiên cứu của bộ mơn Giải phẫu tạo hình là gì?
3. Mối quan hệ mật thiết giữa hệ xương và cơ trong cơ thể con người?
4. Sự cần thiết của bộ môn Giải phẫu tạo hình trong học tập, sáng tác hội hoạ và điêu
khắc.
Chương 2: Xương , cơ
Giới thiệu:
Trong tất cả các loại hình nghệ thuật, con người ln là đối tượng chính cần
nghiên cứu, miêu tả và phản ánh. Trải qua lao động, cơ thể con người dần càng hồn
thiện và ln là hình tượng đẹp nhất. Có thể nói các “ tỷ lệ vàng” trên cơ thể người là
quà tặng của tạo hoá. Trong mĩ thuật, nghiên cứu miêu tả vẻ đẹp hài hồ của con người
ln là những vấn đề đặt ra cho các hoạ sĩ trong mọi thời đại. Đối với giải phẫu tạo
hình, việc nghiên cứu tỷ lệ dựa trên khoa học so sánh các bộ phận của cơ thể người
nhằm ấn định nhưng chuẩn mực về vẻ đẹp hài hồ và cân đối của tầm vóc con người.
Tuy nhiên chúng ta phải hiểu tỷ lệ chỉ là 1 ước lệ, 1 phương pháp lấy bộ phận
này của cơ thể làm đơn vị so sánh với các bộ phận khác giúp chúng ta có 1 khái niệm
về sự cân đối giữa các bộ phận của cơ thể con người. Trong thực tế, do hoàn cảnh sinh
hoạt, điều kiện khí hậu, sự khác biệt mơi trường sống, khác nhau về chủng tộc ( châu á,
châu Âu, châu Phi…) và thời đại mà cơ thể người cao, thấp, lớn, nhỏ khác nhau. Ngay
cả những người có cùng 1 dân tộc cũng như cùng 1 vóc dáng, 1 tỷ lệ duy nhất.
Trong giáo trình giải phẫu tạo hình, việc nghiên cứu cơ thể con người phảI được
nhìn nhận với tính chất 1 thể thống nhất về mặt chức năng tổ chức và hồn tồn đầy đủ
các bộ phận về mặt hình thể. ở chương II chúng ta đã nghiên cứu phần đâu người. Trong
chương thứ III này, phần cấu trúc cơ thể người sẽ nghiên cứu chi tiết xương và cơ của
các bộ phận trong cơ thể, đó cũng là những yếu tố chính giúp tạo nên vóc dáng của con
người. Việc thấu hiểu hình dạng các xương và cơ là vơ cùng cần thiết trong khi vẽ hình
hoạ cũng như xây dựng tác phẩm. Đặc biệt quan trọng hơn nữa đó là mỗi quan hệ giữa
các xương với nhau, giữa xương với cơ trong q trình thay đổi mang tính quy luật.
Mục tiêu:
- Hiểu rõ tương quan tỷ lệ các bộ phận chính trên đầu người.
- Nắm bắt, so sánh và nhận biết tỷ lệ các bộ phận chính của cơ thể.
- Sinh viên xác định được hình dáng, chức năng các khối lớn trong xương đầu.
- Xác định vị trí của hốc mắt, hố mũi và hố miệng trong cấu trúc của mặt và cách vẽ
xương đầu.
- Hiểu biết và xác định các cơ chính của đầu người.
- Nắm vững các cơ có liên quan đến việc thể hiện trạng thái tình cảm của con người.
- Các yếu tố chính và các bộ phận để biểu hiện tình cảm qua khn mặt. Tỷ lệ các bộ
phận chính và đặc điểm riêng của mặt người qua từng vùng địa lý.
- Trình bày được tương quan các phần cơ bản như đầu, thân, chân tay với cơ thể người.
- Các hình dạng đặc trưng của khớp.
- Các hình dạng đặc trưng của cơ.
- Xác định vị trí và cấu trúc của xương người trong cơ thể.