Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Giáo trình Lý luận và lịch sử múa (Ngành: Nghệ thuật múa dân gian dân tộc) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.41 KB, 38 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG

GIÁO TRÌNH
LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MÚA
NGÀNH: NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

Lào Cai, năm 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Nhảy múa (bao gồm các hoạt động nhảy và múa) hay cịn gọi là khiêu
vũ khi nhảy đơi (Hán Việt: vũ đạo, tùy từng trường hợp còn gọi là nhảy
đầm hay dẩy đầm, là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngơn ngữ hình
thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật
vũ đạo chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá
trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác nhảy múa
có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tùy
tính chất mà một loại hình vũ đạo được gọi bằng các tên khác nhau như: nhảy,


múa, khiêu vũ..., trong đó khiêu vũ thường hướng đến dùng hoạt động cơ thể để
diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý
tưởng.
Đặc trưng của nhảy múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Nhảy múa
cũng thường đi đôi với âm nhạc.
Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của
lồi người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình
thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành
tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa ln phát
triển, ngày một hồn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa
bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với học sinh ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc thì
việc tìm hiểu lịch sử ngành cũng như tìm hiểu các tác phẩm múa kinh điển là
công việc hết sức quan trọng. Khi học sinh tìm hiểu sẽ hiểu sâu hơn giá trị
ngành, nghề lựa chọn cũng như có cái nhìn chi tiết hơn giá trị nghệ thuật múa.
Trong giáo trình này chúng tơi đã sưu tầm biên soạn các nội dung cơ bản về lịch
sử múa, các đặc điểm nghệ thuật múa, đặc biệt học sinh sẽ được tìm hiểu một số
tác phẩm kịch múa kinh điển thế giới (các vở Ballet) và các tác phẩm nổi tiếng
của các nhà biên đạo Việt Nam.

3


Với mong muốn giáo trình là tài liệu học tập, giảng dạy thiết thực cho thầy và
trị, tơi đã cố gắng chắt lọc các nội dung cốt lõi, thiết thực. Tuy nhiên do tài liệu
tham khảo còn thiếu nên giáo trình cịn nhiều khiếm khiếm. Trong q trình sử
dụng rất mong các chuyên gia, giảng viên, học sinh có đóng góp ý kiến để giáo
trình hồn thiện hơn.

Lào Cai, tháng năm 2019

Người biên soạn
Hà Văn Trung

4


MỤC LỤC
Contents
Chương 1: Thực tiễn lý luận trong nghệ thuật múa và những khái niệm cơ bản về
nghệ thuật múa. .............................................................................................................8
1. Thực tiễn lý luận trong nghệ thuật Múa. .................................................................8
2. Những khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa. ...................................................10
2.1 Múa là gì? ........................................................................................................10
2.2 Quan hệ của múa với âm nhạc.........................................................................10
2.3 Đặc trưng của nghệ thuật múa .........................................................................10
2.4 Các kĩ năng múa ..............................................................................................10
2.5 Ballet là gì? ......................................................................................................11
Chương 2: Nguồn gốc nghệ thuật múa; Sự hình thành nghệ thuật múa chuyên
nghiệp. ...........................................................................................................................13
1. Nguồn gốc nghệ thuật múa. ................................................................................13
1.1. Nguồn gốc nghệ thuật múa Cổ điển Châu Âu ................................................13
1.2. Nguồn gốc nghệ thuật múa Việt Nam ............................................................14
2. Sự hình thành nghệ thuật múa chuyên nghiệp. .........................................14
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật múa dân tộc. ..............................................................16
1. Đặc điểm nghệ thuật múa dân tộc Kinh ............................................................16
2. Đặc điểm nghệ thuật múa các dân tộc thiểu số .................................................16
2.1 Đặc điểm múa Thái: ........................................................................................16
2.2. Đặc điểm múa Tày: ........................................................................................17
2.3 Đặc điểm múa Mông: ......................................................................................17
2.4 Đặc điểm múa Dao: .........................................................................................17

2.5 Đặc điểm múa Khơ Mú: ..................................................................................17
2.6 Đặc điểm múa Lơ Lơ: ......................................................................................18
Chương 4: Q trình phát triển nghệ thuật múa. ....................................................19
1. Sự phát triển nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam. .......................................19
2. Sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam từ sau năm 1975. .............................20
Chương 5: Thể loại và hình thức trong nghệ thuật múa. ........................................22
1. Các thể loại trong nghệ thuật múa. ....................................................................22
1.1 Múa sinh hoạt ..................................................................................................22
5


1.2 Múa sân khấu ..................................................................................................22
2. Các hình thức trong nghệ thuật múa. ................................................................ 23
2.1 Hình thức múa Solo .........................................................................................23
2.2 Hình thức múa Duo .........................................................................................23
2.3 Hình thức múa Trio .........................................................................................23
2.4 Hình thức múa tập thể .....................................................................................23
Chương 6: Diễn viên và tác phẩm múa; Nghệ thuật múa với đời sống xã hội. ...............24
1. Diễn viên và tác phẩm múa.................................................................................24
2. Nghệ thuật múa với đời sống xã hội. .................................................................24
Chương 7: Vai trò của huấn luyện múa và biên đạo múa trong sự phát triển của ngành
nghệ thuật múa Việt Nam ..............................................................................................29
1. Vai trò của Huấn luyện múa trong sự phát triển của ngành nghệ thuật múa
Việt Nam. ..................................................................................................................29
2. Vai trò của Biên đạo múa trong sự phát triển của ngành nghệ thuật múa
Việt Nam. ..................................................................................................................30
1. Giới thiệu nội dung chính vở Ballet Hồ Thiên Nga. .........................................31
2. Xem tư liệu băng đĩa hình vở Ballet Hồ thiên Nga...........................................33
Chương 9: Một số tác phẩm múa tiêu biểu của Việt Nam. .....................................34
1. Giới thiệu tác phẩm múa “Cánh chim và ánh sáng mặt trời” ........................34

2. Giới thiệu tác phẩm múa “Mùa ban nở” ..........................................................34
3. Giới thiệu tác phẩm múa “Men say Bắc Hà” ...................................................35
4. Giới thiệu tác phẩm múa “Chơi trống” .............................................................35
5. Giới thiệu tác phẩm múa “Bến Lụy” .................................................................36
6. Giới thiệu tác phẩm múa “Thân phận” .............................................................36
7. Giới thiệu tác phẩm múa “Khoảnh khắc đêm hè” ...........................................37
8. Giới thiệu tác phẩm múa “Nguyệt cơ hóa cáo” ................................................37

6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: Lý Luận và lịch sử múa
Mã mơn học: MH07
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học
- Vị trí: Lý luận và lịch sử múa là môn học bắt buộc và có vị trí đầu tiên
trong chương trình dạy nghề trình độ trung cấp múa
- Tính chất: Lý luận và lịch sử múa thuộc khối kiến thức cơ sở ngành,
trang bị kiến thức về lý luận và lịch sử múa căn bản.
Mục tiêu mơn học
- Về kiến thức:
+ Học sinh trình bày được các khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa
+ Học sinh nêu được thực trạng về ngành lý luận phê bình mùa Việt Nam
hiện nay
+ Học sinh trình bày được các thuật ngữ trong nghệ thuật múa
+ Học sinh trình bày được vai trị của diễn viên, biên đạo, huấn luyện, tác
phẩm múa.
- Về kỹ năng:
+ Học sinh phân biệt được thể loại và hình thức múa

+ Học sinh sơ sánh được sự khác nhau của múa dân gian các dân tộc
+ Học sinh phân tích khái quát được 1 số tác phẩm kịch múa và múa Việt
Nam
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc, chủ động trong học tập,
tính ứng dụng sáng tạo vào thực hành ghiệp ghề cao, hiệu quả chất lượng.
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH

7


CHƯƠNG I: THỰC TIỄN LÝ LUẬN TRONG NGHỆ THUẬT MÚA VÀ
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT MÚA
MỤC TIÊU
Kiến thức: Khái quát được kiến thực về thực tiễn lý luận phệ bình múa và những khái
niệm cơ bản về nghệ thuật múa
Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thực về thực tiễn lý luận và khái niệm cơ bản về
nghệ thuật múa để áp dụng trong quá trình thực hành học tập và biểu diễn múa
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài
NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Thực tiễn lý luận trong nghệ thuật Múa.
Mặc dù nghệ thuật múa ngày càng phát triển và khẳng định chỗ đứng
trong nền văn hóa nghệ thuật nước nhà, nhưng cơng tác lý luận phê bình lại chưa
theo kịp. Trăn trở này được những người làm cơng tác lý luận phê bình múa đề
cập trong hội thảo Cơng tác lý luận phê bình múa do Hội Nghệ sỹ Múa Việt
Nam.
Cùng với sự phát triển của ngành múa, cơng tác lý luận cũng đã có những
bước tiến mới đáng khích lệ. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì hệ thống lý
luận múa của Việt Nam vẫn còn quá mỏng và đang tồn tại nhiều điều đáng suy

ngẫm. Chưa có một con số thống kê chính xác về số lượng các cơng trình lý luận
múa ở Việt Nam nhưng chắc chắn đó sẽ là một con số rất khiêm tốn. Nhà phê
bình lý luận Mạnh Tường cho biết: “Vài năm trở lại đây khó có thể tìm thấy một
cuốn sách viết về nghệ thuật múa mới xuất bản. Lên thư viện, ra hiệu sách tìm
mỏi mắt cũng chưa chắc đã kiếm được cuốn sách nào viết về mơn nghệ thuật
giàu tính sáng tạo này. Chất lượng các cơng trình lý luận cơ bản là tốt nhưng đề
tài chưa phong phú, đa dạng, thậm chí người đọc còn bắt gặp “những anh bạn
mới đã quen biết” trong cuốn sách đâu đó. Nhiều mảng đề tài chưa được nghiên
cứu, tổng kết rút kinh nghiệm như phong cách trong sáng tác múa, công tác đào
tạo huấn luyện, biên đạo, diễn viên múa trong những năm gần đây... Đặc biệt là
8


thiếu những cơng trình nghiên cứu mang tầm cỡ và quy mô lớn”. Không những
thế, đội ngũ làm công tác phê bình lý luận múa lại đang “già hóa”. Tre đã già mà
măng chưa mọc, nhìn đi nhìn lại vẫn là những cây bút quen thuộc đã có tuổi
trong làng múa, thỉnh thoảng xuất hiện một vài bài viết tốt của một cây bút nào
đó làm dấy lên sự kỳ vọng vào lớp trẻ nhưng rồi lại là sự chờ đợi và thất vọng.
Hầu hết các bài phê bình mới chỉ mang tính tổng hợp hoặc ghép một vài đoạn,
một chương trình nghệ thuật múa. Cịn q ít những ý kiến phê bình một tác
phẩm hoặc những tác phẩm của một tác giả cụ thể. Theo NSƯT Bùi Chí Thanh,
chúng ta “thiếu những bài phê bình về sự tìm tịi, khám phá, sáng tạo một phong
cách, một trào lưu nghệ thuật múa. Những luận cứ, lập luận đem ra phê bình
dường như mới dừng lại ở nội dung, tư tưởng tác phẩm, sự kiện, quan điểm”.
Hiện nay, môn lý luận múa mới chỉ được giảng dạy ở các trường Đại học,
Cao đẳng còn ở bậc trung cấp và đào tạo diễn viên, học sinh khơng được học
mơn học này. Chính vì lẽ đó, rất nhiều học sinh múa khơng có kiến thức cơ bản
về loại hình nghệ thuật mà mình theo đuổi. Khi thực tiễn khơng gắn với lý luận
thì tình trạng học sinh “học trước quên sau”, nhầm lẫn tính chất múa của các dân
tộc tất yếu sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, việc học mơn học lý luận múa trong các

trường Cao đẳng, Đại học biên đạo hay huấn luyện cũng mang tính chất chiếu
lệ. Rất nhiều học sinh cho rằng, học múa chỉ cần học chất liệu, ngơn ngữ múa là
đủ cịn lý thuyết thì dành cho các nhà lý luận. Chính vì vậy, dẫn đến tư tưởng
học chống đối, học cho qua sau đó “chữ thầy, trả thầy”. Chính vì những điều này
dẫn đến một thực tế tồn tại lâu nay trong ngành múa, đó là khơng ít tác giả biên
đạo kiêm ln cả cơng việc lý luận, phê bình. Đặc điểm của những người kiêm
nhiệm chủ yếu phê bình nghiêng về khiếu cảm thụ cá nhân. Theo NSND ứng
Duy Thịnh, “Mặc dù những tác giả kiêm nhiệm này có “tấm lịng” khi xem xét,
đánh giá nhưng ít dựa vào các tiêu chí nghệ thuật và tiêu chí khoa học của phê
bình để phân tích. Trong khi đó, cơng tác phê bình cần phải hội tụ cả yếu tố chủ
quan và khách quan. Phê bình, đặc biệt khi đứng trước tác phẩm, khơng chỉ cần
có sự cảm thụ say mê, “tình yêu bao la” đối với đối tượng, tác giả, mà cịn cần
đến lý trí xét đốn, những bình giải tỉnh táo”. Đây là một vấn đề rất lớn đặt ra
9


cho những người có trách nhiệm, tránh tình trạng nghệ thuật múa ngày càng
phát triển, trong khi lĩnh vực lý luận phê bình ngày càng kém đi.
Hiện nay, tạp chí “Nhịp điệu” do Hội nghệ sỹ Múa Việt Nam chịu trách
nhiệm xuất bản là cơ quan ngơn luận chính thống về lý luận và phê bình của
ngành múa Việt Nam.
2. Những khái niệm cơ bản về nghệ thuật múa.
2.1 Múa là gì?
- Múa là một bộ phận nghệ thuật độc lập dùng động tác, tư thế của bảm thân thể
con người, có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm
- Múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người (VH, XH..)
- Ngôn ngữ của múa là động tác điệu bộ, hình dáng chuyển động trên các đội
hình, được hịa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc
- Nghệ thuật múa luôn phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc, tạo hình
2.2 Quan hệ của múa với âm nhạc

- Âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa
- Các động tác, tư thế múa phải tuân theo các quy luật của âm nhạc
- Tính chất đường nét , giai điệu âm nhạc như thế nào thì tính chất , đường nét
của múa cũng phải như vậy
- Múa là sự cụ thể hòa hình ảnh, hịa hình tượng âm nhạc khơng bao giờ tách
khỏi âm nhạc vì âm nhạc là linh hồn của múa
2.3 Đặc trưng của nghệ thuật múa
- Múa là 1 môn nghệ thuật động
- Múa là nghệ thuật không gian và thời gian
- Chất liệu của múa là bản thân người nghệ sĩ
- Quá trình thưởng thức đồng thời là q trình hồn thành tác phẩm
- Tính khái qt và trừu tượng
2.4 Các kĩ năng múa
- Kỹ năng mô phổng
+ Kỹ năng mơ phổng cịn gọi là kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếu bằng
cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo
10


+ Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào yếu tố bẩm sinh
+ Kỷ năng này quan trọng nhất trong quá trình học múa
- Kỹ năng khống chế
+ Là điều khiển cơ bắp, hình thể cho hịa nhập với âm nhạc
+Động tác, tư thế múa có hồn hay khơng chính là nhờ kỹ năng khống chế
+ Muốn có được kỹ năng khống chế phải rèn luyện cách điều khiển cơ bắp theo
ý muốn và mục đích thể hiện
+ Kỹ năng mềm dẻo
+ Kỹ năng này được quan niệm như thuộc tính của múa, kỹ năng mềm dẻo cũng
có 1 phần yếu tố bẩm sinh
+ Kỹ năng này khi múa phải biết cách điều khiển cơ bắp, khớp để đáp ứng với

mục đích biểu hiện
+ Nhưng trong khi múa khơng phải lúc nào cũng địi hỏi phải có kỹ năng mềm
dẻo
- Kỹ năng mở: là hoạt động linh hoạt về biên độ của các khớp
- Kỹ năng nhảy:
+ Nâng toàn bộ trọng lượng thân hình lên khỏi mặt đất
+ Kỹ năng này đòi hỏi phải biết cách lấy đà, nhún đầu gối, dồn sức khống chế
vào bắp chân, bàn chân rồi sau đó bậc lên trong 1 tư thế nhất định, Người thẳng,
đầu thẳng và kế hoạch rơi xuống nhẹ nhàng, cân bằng
+ Sức bật là yếu tố quyết định kỹ năng này
Kỹ năng quay xoay:
+ Xác định hướng và biên độ xoay cả vịng, nửa vịng, ¼ vịng, xoay tại chỗ hay
di chuyển
+ Khi quay xoay phải kết hợp tay, chân, vai và tồn bộ thân hình
2.5 Ballet là gì?
Múa ba lê (hay múa ballet, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ballet /balɛ/) là một
loại hình vũ kịch có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Ý và được phát triển
tại Pháp, Nga, Mỹ và Anh thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ
thuật hình thể với ngơn từ riêng của mình. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh
11


hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên khắp thế giới. Múa
ballet được dàn dựng bao gồm nhạc (được dàn nhạc biểu diễn nhưng đôi khi
được ca sĩ hát), lời ca, và diễn xuất của dàn múa. Loại hình biểu diễn Múa ballet
cổ điển nổi tiếng nhất là ballet cổ điển với động tác uyển chuyển và chính xác.
Sau này biến thể của ballet cổ điển có múa ballet tân cổ điển và múa ballet
đương đại.
Về mặt từ nguyên, từ ba-lê trong tiếng Việt lấy từ tiếng Pháp "ballet", từ tiếng
Pháp này cũng được tiếng Anh vay mượn vào khoảng thế kỷ 17. Nguyên gốc

của ballet là từ tiếng Ý balletto, một dạng nói giảm của ballo (múa). Ballet lại có
từ nguyên sâu xa hơn từ tiếng Latin ballere, có nghĩa là múa.
Ở Việt Nam thuật ngữ Ballet cịn được hiểu là mơn học múa Ballet trong
các trường đào tạo Văn hóa nghệ thuật (Múa cổ điển Châu Âu)

12


CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC NGHỆ THUẬT MÚA; SỰ HÌNH THÀNH
NGHỆ THUẬT MÚA CHUYÊN NGHIỆP
MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu được nguồn gốc của nghệ thuật múa và sự hình thành nghệ thuật múa
chuyên nghiệp ở Việt Nam
Kỹ năng: Phân tích được nguồn gốc và quá trình hình thành nghệ thuật múa chuyên
nghiệp
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Nguồn gốc nghệ thuật múa.
1.1. Nguồn gốc nghệ thuật múa Cổ điển Châu Âu
Múa Cổ điển Châu Âu là loại nghệ thuật múa tinh hoa chung của nhân
loại có nguồn gốc đầu tiên tại một số quốc gia ở Châu Âu cụ thể như sau:
Múa Cổ điển Châu Âu ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Múa cổ
điển Châu Âu hay còn gọi là múa Ballet xuất hiện đầu tiên tại nước Ý. Nước Ý
là quê hương của hát Opera và Ballet thời phục hưng ra đời nhằm phục vụ lễ
cưới hoàng gia của tầng lớp quý tộc. Vua Louis thứ XIV của Ý thành lập học
viện múa hoàng gia đầu tiên nhằm đào tạo vũ cơng chun nghiệp cho triều
đình. Sau đó do biến động của chính trị xã hội múa Ballet được các bậc thầy

mang theo tới Pháp và phát triển tại đây. Tại Pháp Ballet phát triển theo xu
hướng chung của nghệ thuật lãng mạn, chủ đề nội dung của vở múa và các loại
hình nghệ thuật hầu như được khai thác từ các câu chuyện thần thoại mang cốt
truyện hư cấu. Cũng tại đây đôi giày mũi cứng được sáng tạo để tăng thêm sự
bay bống của người vũ công nữ, diễn viên nam đóng vai trị là bệ đỡ cho nữ.
Trường ballet Hoàng gia Nga (Russian Imperial Ballet - hiện nay là Kirov
Ballet) được thành lập năm 1738 tại St. Petersburg sau này trở thành một trong
số học viện ballet vĩ đại nhất thế giới. Nền nghệ thuật Ballet Nga phát triển và
đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, là đỉnh cao của nghệ thuật múa hàn lâm.
13


1.2. Nguồn gốc nghệ thuật múa Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc cùng chung sống trên dải đất hình
chữ S với văn hóa đa dạng như một bức tranh đầy màu sắc. Nguồn gốc ghệ thuật
múa dân gian Việt Nam gắn liền với sự đa dạng trong sự đa dạng về các tộc
người ấy. Trong hệ thống giáo trình múa dân gian các dân tộc Việt Nam hiện nay
được nghiên cứu sưu tầm và đưa vào giảng dạy múa dân gian của 17 dân tộc.
Múa dân gian Việt Nam ra đời từ đời sống sinh hoạt và quan sát thiên nhiên của
nhân dân các dân tộc. Trong đó hệ thống múa dân gian dân tộc Kinh là loại múa
được bao chùm lên sự tổng hịa đó. Các động tác múa Kinh được giảng dạy
xuyên suốt từ đầu khóa đến cuối khóa với rất nhiều phần múa khác nhau. Múa
dân gian dân tộc ra đời từ lao động sản xuất của con người. Những động tác lao
động sản xuất săn bắt đã được nhân dân cách điệu thành những động tác múa
như múa chọc lỗ, tra hạt, xúc tép của dân tộc Cao Lan. Múa dân gian dân tộc ra
đời từ giao duyên tình cảm nam nữ. Cùng với âm nhạc, ca hát thì múa được ra
đời từ những hoạt động giao duyên tình cảm của con người ví dụ múa khèn của
dân tộc Mơng được sinh ra từ những đêm hị hẹn thủ thỉ tâm tình của các chàng
trai cô gái. Múa dân gian dân tộc ra đời từ tín ngưỡng, tơn giáo và lễ hội của các
dân tộc. Với hoạt động tín ngưỡng và tơn giáo đa dạng của nhân dân các dân tộc

Việt Nam đã sinh ra các điệu múa phục vụ cho mục đích tín ngưỡng đó, ví dụ
múa đàn then trong lễ Then của dân tộc Tày, múa chuông trong lễ cấp sắc của
dân tộc Dao.
2. Sự hình thành nghệ thuật múa chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam nghệ thuật múa chuyên nghiệp được hình thành từ những
năm đầu thế kỷ 19 với những yếu tố sơ khai như sau:
Bước đầu có những hoạt động nhảy múa mang tính chuyên nghiệp bởi được đào
tạo múa có người đứng đầu giảng dạy huấn luyện. Những diễn viên múa mang
dáng dấp đầu tiên gọi là chuyên nghiệp bởi họ được trả thù lao bằng vật chất
như gạo, bạc, muối. Đã có đối tượng khán giả thưởng thức múa cụ thể là tầng
lớp quý tộc và tiếp khách. Đã có sân khấu sơ khai để biểu diễn phục vụ khán giả
thưởng thức. Nghệ thuật múa cung đình Huế được coi là tiền thân của hoạt động
14


nghệ thuật múa chuyên nghiệp. Đội xòe Thái Tây Bắc của Đèo Văn Long được
coi là mơ hình hoạt động nghệ thuật múa chuyên nghiệp đầu tiên. Nhà hát ca
múa nhạc Việt Nam ra đời năm 1951 là 1 sự kiện đánh dấu mốc quan trọng
trong việc phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tiếp sau đó
Trường múa Việt Nam ra đời năm 1959 thêm một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp
đào tạo và cung cấp diễn viên múa chuyên nghiệp cho các nhà hát và đoàn nghệ
thuật trên toàn quốc. Hệ thống các nhà hát và đoàn nghệ thuật được thành lập tại
các tỉnh trên toàn quốc càng khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật
nói chung và nghệ thuật múa nói riêng.

15


CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT MÚA DÂN TỘC


MỤC TIÊU
Kiến thức: Biết được đặc điểm của nghệ thuật múa Việt Nam
Kỹ năng: Phân biệt được đặc điểm của múa dân tộc Kinh và múa các dân tộc thiểu số
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Đặc điểm nghệ thuật múa dân tộc Kinh
- Múa dân gian dân tộc Kinh là múa có đặc điểm tính chất mềm mại, trữ tình,
dun dáng và tính chất đồng bằng được sưa tầm chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc
bộ đưa vào giảng dạy múa chuyên nghiệp trong nhà trường. Múa dân tộc Kinh
được dạy đầu tiên làm tiền đề bao quát cho việc tiếp thu hệ thống múa các dân
tộc khác.
- Múa dân gian dân tộc Kinh với sự mềm mại thể hiện trong các động tác nhún
mềm hầu như quán xuyến toàn bộ hệ thống các động tác, chỉ có một số ít động
tác có tính chất nhanh vui.
2. Đặc điểm nghệ thuật múa các dân tộc thiểu số
2.1 Đặc điểm múa Thái:
Múa dân gian dân tộc Thái là một hệ thống múa có số lượng động tác đồ
sộ phong phú trong hệ thống các dân tộc có múa được sưu tầm để đưa vào giáo
trình giảng dạy chuyên nghiệp. Múa Thái với tính chất duyên dáng nhẹ nhàng
thường gắn liền với các đạo cụ và một phần những động tác nhanh nhỏ linh hoạt
khéo léo. Múa dân tộc Thái múa nữ nhiều hơn múa nam. Múa dân gian dân tộc
Thái thường là những bước múa duyên dáng uyển chuyển sử dụng phần tay và
thân trên là chính với những bước chân nhỏ bởi người Thái mặc váy ống và áo
cóm bó sát thân trên.

16



2.2. Đặc điểm múa Tày:
Múa dân gian dân tộc Tày là một hệ thống múa có số lượng động tác lớn
phong phú trong hệ thống các dân tộc có múa được sưu tầm để đưa vào giáo
trình giảng dạy chuyên nghiệp. Múa dân tộc Tày múa nữ nhiều hơn múa nam.
Múa Tày với tính nhanh nhỏ nảy chùm 3 thường gắn liền với các đạo cụ và một
phần những động chậm ở phần đàn tính và hái hoa, rải hoa. Múa dân gian dân
tộc Tày thường là những động tác múa nhanh nhỏ nảy chùm 3 quán xuyến gần
như toàn bộ các động tác với bước chân linh hoạt cùng âm nhạc nhanh có đệm
chùm nhạc.
2.3 Đặc điểm múa Mơng:
Múa dân gian dân tộc Mông là một hệ thống múa có số lượng động tác
lớn phong phú trong hệ thống các dân tộc có múa được sưu tầm để đưa vào giáo
trình giảng dạy chuyên nghiệp. Đây là hệ thống động tác mà nam múa được rèn
luyện xuyên suốt trong tồn bộ khóa học. Múa Mơng thường là múa nam nhiều
hơn nữ đặc trưng chủ yếu là những động tác múa khèn với tính chất múa lom
khom của tư thế vừa thổi khèn vừa múa của những chàng trai vừa khéo léo vừa
kỹ thuật trong những động tác sử dụng sức chân khá nhiều.
2.4 Đặc điểm múa Dao:
Múa dân gian dân tộc Dao gồm 3 phần múa đó là múa chuông, múa chũm
chọe và múa trống với đặc trưng cơ bản là những động tác múa nhịp lẻ phổ biến
với những tư thế tạo hình múa gấp khúc cơ thể, tính chất múa chắc khỏe. Hầu
như các động tác múa trong hệ thống đều là những động tác múa được sưu tâm
trong nghi lễ tâm linh của dân tộc Dao. Phần múa chuông với những động tác
múa khỏe khắn 1 tay phải cầm chuông tay trái cầm phách. Nhịp đặc trưng là
nhịp lẻ và những tạo hình gẫy gập. Phần múa chũm chọe với nhịp chẵn với hai
tính chất nhanh nhộn và phần chậm ở những động tác múa lễ. Ví dụ: bát ba ba,
xua ba ba, khiêng ba ba, …
2.5 Đặc điểm múa Khơ Mú:
Múa dân gian dân tộc Khơ mú là một hệ thống động tác múa không nhiều

chỉ có 9 động tác nhưng trong đó nổi bật lên tính chất múa vui nhộn có phần
17


thoải mái dân dã của một tộc người sống chủ yếu ở Nghệ An và các tỉnh Tây
Bắc.
2.6 Đặc điểm múa Lô Lô:
Múa dân gian dân tộc Lô Lô là một hệ thống động tác múa mang đặc
trưng nhanh hoạt và sâu lắng. Dân tộc Lơ Lơ có 3 phần múa là múa lao động,
múa vui chơi và múa trong nghi lễ.

18


CHƯƠNG IV: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT MÚA

MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu biết được sự phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam qua các thời kỳ
Kỹ năng: So sánh được sự phát triển của nghệ thuật ở giai đoạn múa cách mạng và
múa sau giải phóng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Sự phát triển nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam.
Quá trình phát triển nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam gắn liền với hai
cuộc cách mạng lớn của dân tộc đó là cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1946 đến năm 1950 sáng tác múa mới của Vân
Đơng, Thái Ly, Trần Hồn, Lâm Tơ Lộc, Trương Bỉnh Tòng ca ngợi thiên nhiên

và cuộc sống lao động. Sau chiến thắng biên giới, múa tập thể các nước XHCN
được đưa vào Việt Nam. Phong trào múa này lan rộng ở vùng tự do của ba miền.
Năm 1951 “Bác Hồ dẫn đầu điệu múa “Đoàn kết” tại Đại hội Mặt trận Liên Việt
tồn quốc” là một sự kiện văn hố - chính trị. Hồ bình được lập lại ở miền Bắc
(1954). Ngành múa được phát triển toàn diện về các mặt, trước tiên về tổ chức:
Ban nghiên cứu nhạc vũ ra đời. Năm 1959 trường Múa Việt được thành lập. Lớp
biên đạo do chuyên gia Kim Tế Hoàng giảng dạy, đào tạo biên đạo cho các đơn
vị nghệ thuật trong và ngoài quân đội. Đầu thập kỷ 60 xuất hiện 3 vở diễn
lớn: Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Tấm Cám, Bả Khó rồi thì các thơ múa, tổ khúc. Tác
phẩm múa đi vào đề tài hiện đại, phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Múa dân gian các dân tộc được khai thác và xây dựng
thành múa dân gian sân khấu. Trong các liên hoan thanh niên và sinh viên thế
giới ở Vácxôvi, Matxcơva, Viên những điệu múa Sạp. Múa nón đồng
bằng, múa nón Thái, múa Rông chiêng v.v... được giải thưởng thế giới. Thời
kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc XHCN các sáng tạo múa tập trung biểu hiện
19


chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng hình tượng những công nhân, nông dân anh
dũng trong đấu tranh với thiên nhiên và chống phá hoại của giặc Mỹ.
Trong các đội xung kích các nghệ sĩ múa hăng hái đi vào tuyến lửa phục vụ bộ
đội, thanh niên xung phong. Nhiều tác phẩm về đề tài hiện đại được giải cao ở
các liên hoan Thanh niên và sinh viên thế giới tại Xơphia, Béclin. Có những
nghệ sĩ đã hy sinh anh dũng trong khi thi hành nhiệm vụ ở chiến trường miền
nam. Thời chống Mỹ, hưởng ứng phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” phong
trào múa biểu diễn của các tổ đội không chuyên phát triển rộng.
2. Sự phát triển nghệ thuật múa Việt Nam từ sau năm 1975.
Sau ngày đất nước được thống nhất, các đoàn ca múa ngoài Bắc và ở vùng
tự do trong vào biểu diễn phục vụ các thành phố mới tiếp quản. Công tác sưu
tầm nghiên cứu ở vùng mới giải phóng phục vụ cho việc xây dựng tiết mục mới

và xác minh, bổ sung vốn múa các dân tộc ở miền Nam được sưu tầm trước đây
tại miền Bắc. Hội diễn múa ít người phát triển đội ngũ xơlít của các đồn ca múa
địa phương. Hội diễn ca múa nhạc năm 1985 là đợt ra qn lớn nhất từ ngày hồ
bình đến lúc bấy giờ. Đặng Hùng và Vương Linh tham gia cuộc thi ba lê quốc tế
tại Matxcơva. Trong nửa đầu thập kỷ 80 nhiều sách múa được xuất bản: Nghệ
thuật múa dân tộc Việt, Nghệ thuật múa Chăm, Dạy múa ở trường mẫu giáo, bộ
sách 3 cuốn bài tập hát múa mẫu giáo Xoè Thái. Phong trào múa quần chúng
ghi dấu ấn bằng đại quần vũ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đảng. Nhà nước
phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú đợt I cho ngành múa. Trong
những năm 1975 - 1985 sự thống nhất đất nước và sự lập lại hồ bình đã mở
rộng địa bàn hoạt động múa và phát huy tác dụng của những tài năng sáng tạo.
Từ năm 1986 bắt đầu sự đổi mới về tổ chức hoạt động múa. Các đoàn múa tư
nhân được thành lập đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh. Sự mở rộng phương
hướng đề tài trong lĩnh vực sáng tác dẫn đến những thể nghiệm mới. Các tổ
chức nghệ thuật múa ở hai miền Nam Bắc giao lưu với nước ngoài và ngược lại
các nước mở rộng quan hệ với Việt . Bộ Văn hố Thơng tin cử người đi đào tạo
tiến sĩ khoa học ở nước ngoài. Vào nửa cuối thập kỷ 80 ngành múa đã có học vị
cao và danh hiệu nghệ sĩ cao quí. Năm 1989 hội nghệ sĩ múa Việt ra đời với một
20


tổ chức hoạt động chuyên nôn - Trung tâm nghệ thuật múa và cơ quan ngơn luận
- tạp chí Nhịp điệu. Những cuộc thi như “Hội thi múa dân tộc”, “những đôi nhảy
đẹp” đánh dấu sự phát triển về chất lượng của phong trào múa chuyên nghiệp.
Trong thời kỳ đổi mới sự đa dạng hố các hình thức hoạt động múa làm khởi sắc
phong trào múa chuyên nghiệp và không chuyên. Những sáng tác mới ra đời
theo tư tưởng chung của Đảng là Nghệ thuật hiện đại tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Trường múa Việt và một số khoa múa lên cao đẳng. Việc đào tạo thạc sĩ
và tiến sĩ cho ngành múa có thể được giải quyết trong nước. Đội ngũ cán bộ
nghiên cứu phát triển về chất lượng có nhiều loại cơng trình tham dự việc xét

thưởng hàng năm. Bằng nhiều hình thức tổ chức, Hội nghệ sĩ múa Việt đã thúc
đẩy các hoạt động sáng tạo của ngành mình.

21


CHƯƠNG V: THỂ LOẠI VÀ HÌNH THỨC TRONG NGHỆ THUẬT
MÚA

MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu được thế nào là thể loại múa, thế nào là hình thức múa
Kỹ năng: Phân biệt được các thể loại và hình thức trong nghệ thuật múa
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Các thể loại trong nghệ thuật múa.
Sư phân loại của múa như sau:
1.1 Múa sinh hoạt
- Là loại hình múa phát triển rộng rãi trong đời sống hàng ngày của các tầng lớp
nhân dân
- Các loại múa sinh hoạt:
+ Múa lễ hội
+ Múa trong tang ma
+ Múa vui chơi của thanh thiếu niên, nhi đồng
+ Múa tôn giáo
+ Múa nguyên thủy
+ Múa giao tế, gặp gỡ
+ Múa cung đình

- Múa sinh hoạt là cơ sở , nền tảng của múa sân khấu
1.2 Múa sân khấu
- Là loại hình múa chuyên nghiệp ( hoặc không chuyên) củ một số người biểu
diễn cho số đông người khác xem
- Trong múa sân khấu có nhiều thể loại:
+ Múa biểu diễn: Hay cịn gọi là múa dư hứng có nội dung khái quát như thơ ca
khơng có cốt truyện , chỉ biểu diễn những tính chung khơng có nhân vật
22


+ Múa tình tiết: Là 1 câu chuyện hồn chỉnh như truyện ngắn trong văn học, có
tình tiết , mâu thuẫn có nhân vật mang tính cách nhất định
+ Thơ múa: giống như múa tình tiết , mâu thuẫn nhẹ nhàng , khơng q căng
thẳng chủ yếu là tính chất trữ tình , chất thơ rõ nét
+ Tổ khúc: gồm những tiết mục nhỏ, gộp lại thành tổ khúc theo 1 chủ đề , giống
như 1 tác phẩm múa dài, có nhiều đoạn
+ Cảnh múa: tiết đầu chặt chẽ hơn tổ khúc, có mở đầu, kết thúc giữa các bộ phận
liên quan, nó dựng lên một cảnh sống , có nhân vật, khơng có kịch, giống như 1
bức tranh tun truyền
+ Kịch múa: Là thể loại lớn nhất gồm tất cả có 5 thể loại trên cộng lại, cùng với
kịch căm, nó là đỉnh cao của nghệ thuật múa
- Múa sân khấu: được xây dựng và phát trển trên cơ sở múa sinh hoạt
2. Các hình thức trong nghệ thuật múa.
2.1 Hình thức múa Solo
Solo nghĩa là múa đơn hay múa 1 người. Solo có thể hiểu là hình thức
múa trọn vẹn tác phẩm múa đơn. Solo cịn có thể hiểu là múa đơn trong tác
phẩm múa tập thể.
2.2 Hình thức múa Duo
Duo nghĩa là múa đôi hay múa 2 người. Duo có thể hiểu là hình thức múa
trọn vẹn tác phẩm múa đơi. Duo cịn có thể hiểu là múa đơi trong tác phẩm múa

tập thể.
2.3 Hình thức múa Trio
Trio nghĩa là múa 3 người. Trio có thể hiểu là hình thức múa trọn vẹn tác
phẩm múa 3 người. Trio cịn có thể hiểu là múa 3 người trong tác phẩm múa tập
thể.
2.4 Hình thức múa tập thể
Múa tập thể là múa đơng người. Trong múa tập thể có thể đoạn có múa
đơn, múa đơi, múa ba người. Múa tập thể thường phát huy hiệu quả của tuyến
đội hình và sự đồng đều trong múa.

23


CHƯƠNG VI: DIỄN VIÊN VÀ TÁC PHẨM MÚA; NGHỆ THUẬT MÚA VỚI
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu được vai trò của diễn viên múa, tác phẩm múa
Kỹ năng: Vận dụng để thực hành biểu diễn tác phẩm múa
Năng lực tự chủ và trách nhiệm bản thân: tự giác tiếp thu học tập, chú ý lắng nghe ghi
chép bài và tích cực suy nghĩ đóng góp ý kiến xây dựng để chủ động nắm bắt bài

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Diễn viên và tác phẩm múa.
Người diễn viên trong việc sáng tạo tác phẩm múa của biên đạo vừa đóng
vai trị là phương tiện để tác giả thơng qua đó truyền tải nội dung tư tưởng đến
khán giả. Đồng thời người diễn viên múa lại đóng vai trị là đồng sáng tạo cùng
tác giả để tạo nên kết quả sau cùng của tác phẩm múa. Người diễn viên múa
đóng vai trị rất quan trọng làm cầu nối giữa tư tưởng ý đồ sáng tạo của tác giả

biên đạo với khán giả và cơng chúng. Nếu khơng có diễn viên múa thì sẽ khơng
có tác phẩm múa.
2. Nghệ thuật múa với đời sống xã hội.
Múa đang trải rộng trong đời sống xã hội: Múa sinh hoạt như khiêu vũ
giao tiếp, múa lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa du lịch, múa biểu diễn sân
khấu chuyên nghiệp, sân khấu quần chúng và múa trên đường phố theo nhu cầu
tuổi thanh thiếu niên tiếp thu nhịp điệu hiện đại thế giới.
Về đặc trưng ngơn ngữ múa, có định nghĩa rằng khi lời nói con người
chưa diễn tả hết tình cảm, người ta hát xướng lên, hát xướng lên chưa đủ người
ta phải nhảy lên, múa lên. Vậy ngôn ngữ múa là ngôn ngữ đỉnh cao để biểu hiện
trạng thái cảm xúc con người.
Trong hội nhập, ngơn ngữ múa có giá trị thơng dụng để hiểu biết giao tiếp
lẫn nhau, bởi thế với văn hóa du lịch, nghệ thuật múa được tơn vinh phổ cập.

24


Hiểu điều này để bàn tính việc định hướng, vận dụng bộ mơn nghệ thuật múa
sao cho có hiệu quả đắc dụng với hiện thực xã hội.
Với những thể loại múa sinh hoạt (khiếu vũ), một loại hình múa đáp ứng
nhu cầu, sự định hướng của các cơ quan chức năng là làm sao cho lành mạnh,
cho đúng thuần phong mỹ tục.
Múa trong lễ hội đang ngập tràn về lượng, yếu về chất. Đã đến lúc cảnh
báo về sự nhàm chán qua những chương trình lễ hội giống nhau về bố cục và
ngôn ngữ múa đạo cụ. Riêng múa trong các chương trình biểu diễn văn hóa du
lịch, cần chú trọng bản sắc vùng miền, làm sao cho khán giả đến xem nơi này
phải lạ hơn nơi khác.
Nhân nói đến múa trong văn hóa du lịch năm 2008 hội thảo chuyên đề của
khối ASEAN và Trung Quốc đã khẳng định vai trò quan trọng của múa dân gian
các dân tộc cho tầm cao văn hóa hội nhập của nhân loại. Khơng chỉ vậy, từ giá

trị văn hóa múa cịn nghĩ tới hiệu quả kinh tế du lịch. Nếu chúng ta tổ chức tốt
những chương trình biểu diễn nghệ thuật có sức hấp dẫn.
Đơn cử một ví dụ như Trung Quốc đã làm. Vở múa “Ấn tượng Chị Ba
Lưu” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu xây dựng tại Dương Sóc, Quế Lâm có sức
sống hàng ngàn đêm diễn, mỗi đêm vạn người xem, tính hiệu quả kinh tế lãi gấp
chục lần vốn đầu tư ban đầu.
Có một nhà lãnh đạo địa phương của ta hỏi “Liệu ở Việt Nam có Trương
Nghệ Mưu hay không?” Người được hỏi trả lời: Thế các vị lãnh đạo trung ương,
địa phương đầu tư cho các chương trình nghệ thuật có được như Trung Quốc
đầu tư cho Trương Nghệ Mưu hay không?
Vở “Ấn tượng Chị Ba Lưu” Trung Quốc đầu tư cho đạo diễn Trương
Nghệ Mưu khoảng 9 triệu đơ-la Mỹ. Với kinh phí này đáp ứng hoàn toàn mọi
suy nghĩ sáng tạo của đạo diễn. Còn ở Việt Nam chúng ta một thực tế trong các
chương trình biểu diễn văn hóa du lịch địa phương chỉ là sự góp nhặt những tiết
mục nhỏ lẻ có sẵn của các đơn vị nghệ thuật để ít tốn tiền đầu tư.
Nhiều khán giả đã đi chừng dăm bảy trăm cây số, trong đêm mưa rét, đến
xem vở “Ấn tượng Chị Ba Lưu” để cảm nhận sự kỳ vĩ của tác phẩm nghệ thuật
25


×