Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thành ngữ tục ngữ hàn quốc nói về động vật và thực vật một vài so sánh với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.33 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

LÊ THỊ HƢƠNG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ
ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
(MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

LÊ THỊ HƢƠNG

THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ HÀN QUỐC NÓI VỀ
ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
(MỘT VÀI SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Mai Ngọc Chừ



Hà Nội, 2015

1


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và thực vật.
(Một vài so sánh với Việt Nam)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của GS Mai Ngọc Chừ - Khoa Đông Phương, Trường Đại học
KHXH&NV, ĐHQGHN. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong
Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được
cơng bố trong Luận văn là hồn tồn chính xác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Lê Thị Hƣơng

2


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
GS. TS Mai Ngọc Chừ – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô khoa Đông Phương học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
dạy bảo tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã đọc, nhận xét và góp
ý về luận văn.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,

bạn bè,… những người đã tạo điều kiện thuận lợi, cổ vũ và động viên tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
Dù người viết đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ,
những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Tác giả
Lê Thị Hƣơng

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Thành ngữ và tục ngữ là những sáng tạo dân gian mang đậm bản
sắc dân tộc, do vậy khi nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa của bất kì quốc gia nào
trên thế giới, người ta khơng thể khơng nói đến thành ngữ và tục ngữ. Thành
ngữ, tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt tri thức và ghi lại
những kính nghiệm quý báu về cuộc sống lao động, sản xuất, đấu tranh…của
con người. Bên cạnh đó, thành ngữ và tục ngữ còn mang những giá trị giáo
huấn rất cao. Thành ngữ, tục ngữ sâu sắc, thâm thúy về nội dung, phong phú,
đa dạng về nghệ thuật biểu hiện, do đó có sức sống lâu bền, có thể truyền từ
đời này sang đời khác.
Trong giao tiếp ngôn ngữ, thành ngữ và tục ngữ chiếm một vị trí vơ
cùng quan trọng. Vì vậy, đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, một trong những
nhiệm vụ hàng đầu là phải giúp người học nắm được và sử dụng được các
thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên để có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ thuần
thục như người bản ngữ là điều không dễ. Do vậy, ngoài việc nâng cao nghiệp
vụ sư phạm, đặc biệt là các thao tác giảng dạy ngoại ngữ, người dạy ngoại
ngữ không thể không tập trung nghiên cứu sâu về các thành ngữ, tục ngữ để
hiểu được cái hay, cái đẹp của chúng, đồng thời nâng cao hiệu quả việc giảng

dạy ngoại ngữ.
1.2. Hiện nay số người học tiếng Hàn ở Việt Nam tăng nhanh, tiếng
Hàn được giảng dạy khơng chỉ cho các sinh viên chính quy ở các trường đại
học mà còn cho rất nhiều đối tượng khác nhau, kể cả công nhân làm việc
trong các nhà máy của người Hàn ở Việt Nam và Hàn Quốc. Quan hệ Việt
Nam – Hàn Quốc nâng lên tầm đối tác, hợp tác chiến lược đã tạo điều kiện
cho Hallyu (Hàn lưu) nói chung và tiếng Hàn nói riêng càng ngày càng được
phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

4


tiếng Hàn cho người Việt Nam đồng thời tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn
ngữ này, chúng ta không thể không chú ý đến thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn.
Cũng giống như thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam, thành ngữ và tục
ngữ của Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú về nội dung, trong đó nhiều thành
ngữ tục ngữ nói về động - thực vật, về cuộc sống, hoạt động sản xuất của con
người. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến động vật và thực vật, thêm vào đó,
gần như chưa có đề tài nghiên cứu về động vật và thực vật. Chính vì vậy,
chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về
động vật và thực vật (Một vài so sánh với Việt Nam)” làm tiêu đề cho luận
văn cao học của mình. Thơng qua luận văn, chúng tơi muốn làm rõ hơn đặc
trưng, tính chất, điểm tương đồng và khác biệt trong thành ngữ, tục ngữ về
động thực vật của hai nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Đề cập đến mảng đề tài này, ở Việt Nam gần đây cũng đã xuất hiện
một số bài báo, luận văn, luận án.v.v… nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Hàn,
chẳng hạn: “Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc thông qua ca
dao, tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại” của PGS. TS Đỗ Thu Hà,

2002; “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật từ góc nhìn ngơn ngữ - văn hóa”, 2009; “Hình ảnh đơi mắt trong
tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc” của Phan Hồng My Thương, 2010; “Một số
tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”, 2013 .v.v…
Tình hình nghiên cứu ngồi nước:
Do đây là mảng đề tài còn khá mới và hiếm nên phần lớn là những cơng
trình nghiên cứu của các học giả Hàn Quốc. Liên quan đến mảng đề tài này
thì chúng ta có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như là:
“Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản ánh qua tục ngữ” của
Yu In Chang” (1981); “Nghiên cứu yếu tố ý nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn”
5


của Kim Chung Hyo” (1983); “Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ
tiếng Hàn” của Kim Ji Man (1986); “Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục
ngữ tiếng Hàn” của Jo Jae Yun (1986); “Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ
chỉ động vật của Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên
quan đến “chó” của Choi Sang Jin (2010) …v.v.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tơi hy vọng góp phần khẳng định được ý nghĩa
biểu đạt, giá trị biểu trưng của thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Qua đó làm sáng
tỏ giá trị ngơn ngữ, văn hóa cũng như lối tư duy của người Hàn, đặc biệt là
những thành ngữ, tục ngữ nói về động – thực vật.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài của chúng tôi hướng đến những
nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ nói về động vật và thực
vật trong tiếng Hàn.
- Phân tích ý nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ, tục ngữ
Hàn về động vật và thực vật.
- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các thành ngữ, tục ngữ nói
về động vật, thưc vật trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thành ngữ, tục ngữ nói về động
vật và thực vật trong tiếng Hàn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sử dụng 181 thành ngữ Hàn Quốc nói về động vật và 85
thành ngữ nói về thực vật; 2.111 câu tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật và
667 câu tục ngữ nói về thực vật được đăng tải trên trang chủ của Viện ngôn
ngữ quốc gia Hàn Quốc (www.korean.go.kr). Bên cạnh đó, luận văn cịn sử
6


dụng từ điển giấy (Từ điển thành ngữ; từ điển tục ngữ; Từ điển thành ngữ bốn
chữ) làm tư liệu cho luận văn thêm phần phong phú.
Ngoài ra, luận văn của chúng tôi dùng 794 câu tục ngữ Việt Nam có
hình ảnh động vật; 635 câu tục ngữ Việt Nam có hình ảnh thực vật dựa theo
cuốn “Biểu trưng trong tục ngữ người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Nở
(2010) để làm tư liệu so sánh; đối chiếu với tục ngữ tiếng Hàn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được 3 nhiệm vụ nêu trên, trong luận văn này, chúng tôi
sử dụng các phương pháp tương ứng như sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có

liên quan đến động vật và thực vật.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp cơ bản chúng tơi sử
dụng trong tồn bộ luận văn, đối chiếu các thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn
với tiếng Việt.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh cũng được sử dụng trong
luận văn của chúng tôi. Qua việc phân tích ngữ nghĩa và ngữ cảnh của các
thành ngữ, tục ngữ đó, chúng tơi thấy được giá trị biểu trưng, lớp nghĩa biểu
trưng.
Để thực hiện luận văn này, chúng tơi có tham khảo một số thành ngữ,
tục ngữ tiếng Hàn trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thùy Dương (2013)
“Một số tín hiệu thẩm mỹ trong tiếng thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn”.
6. Đóng góp của luận văn.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi có những đóng góp như sau:


Cung cấp con số chính xác về thống kê, phân loại một cách có hệ

thống các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn nói về động thực vật.
 Bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị biểu
trưng của các thành ngữ, tục ngữ Hàn nói về động vật và thực vật.

7


 Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng thành ngữ,
tục ngữ của người Hàn Quốc và người Việt Nam.
 Luận văn hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những
người quan tâm đến tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cũng như cho các sinh
viên có chun ngành ngơn ngữ Hàn Quốc hay Hàn Quốc học.
7. Bố cục của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn được triển khai thành 3 chương với các tiết sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về động vật. Một vài so
sánh với Việt Nam.
Chương 3: Thành ngữ, tục ngữ Hàn Quốc nói về thực vật. Một vài so
sánh với Việt Nam.

8


CHƢƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm thành ngữ
Khi nghiên cứu về thành ngữ, nói chung các học giả Việt Nam đã đưa ra
nhiều điểm khá thống nhất. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, việc quan niệm về
thành ngữ giữa các tác giả khơng phải khơng có những ý kiến khác nhau.
Dương Quảng Hàm (1951), trong “Việt Nam văn học sử yếu” quan niệm:
“Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc
một trạng thái gì cho có màu mè.” [20; tr 15]. Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo từ
của tiếng Việt hiện đại” coi thành ngữ là “những tổ hợp từ có tính vững chắc
về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để miêu tả một hình ảnh, một
hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó.” [32; tr 97]. Nhà ngôn
ngữ học Nguyễn Văn Tu (1968) ở “Từ vựng học tiếng Việt hiện đại” thì cho
rằng: “Thành ngữ là từ tố cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến
một trình độ cao, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh. Nghĩa
của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra. Những thành
ngữ này cũng có hình tượng hoặc cũng có thể khơng có. Nghĩa của chúng đã
khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa nguyên do như từ
nguyên đọc.” [46; tr 147 ]. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,

Hoàng Trọng Phiến (2001), trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” xem
thành ngữ là “cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa. Nghĩa của
chúng có tính hình tượng và gợi cảm”. [7; tr 157 ]. Nguyễn Thiện Giáp (2008)
trong “Giáo trình ngơn ngữ học” quan niệm: “Thành ngữ (idiom) là những
cụm từ trong cơ cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính
đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó. Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý
nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.”
Ngồi ra trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”, ông đã định nghĩa thành ngữ

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Phương Châm (1999), Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, Nxb
Văn hóa dân gian.

2.

Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

3.

Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học
của sự kiện văn học, Ngôn ngữ, số 2/1990

4.


Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5.

Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

6.

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7.

Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2001), Cơ sở ngôn
ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8.

Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - sự vận dụng,
Tạp chí Ngơn ngữ, số3/1986

9.

Nguyễn Đức Dân (1999), Dấu ấn văn hóa qua tục ngữ, Kiến thức ngày
nay, số 329, Tr. 3- 6.

10. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt
Nam, Hà Nội.

11. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thơng tin.
12. Lương Dun (1996), Hình ảnh lồi vật trong từ ngữ dân gian, Ngôn
ngữ và Đời sống, 5 (13) tr. 5.
13. Nguyễn Thùy Dương (2013), Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ,
tục ngữ tiếng Hàn, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân Văn.
10


14. Hoàng Minh Đạo (2006), Tiếp cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học, Văn
hóa dân gian, 1 (103), Tr 31 - 35.
15. Nguyễn Xuân Đức (2000), Về nghĩa của tục ngữ, Văn hóa dân gian, Số
4 (72), Tr. 48-52.
16. Nguyễn Xuân Đức (2002), Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ, Văn hóa
dân gian, 3 (81), Tr. 55-58.
17. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngơn ngữ học, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
19. Đỗ Thu Hà (2002),“Quan niệm đền bù về đạo đức của người Hàn Quốc
thông qua ca dao, tục ngữ và những thay đổi trong thời hiện đại”, Kỷ
yếu Hội thảo “Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc”,
Nxb Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
20. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội.
21. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục,
Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gịn.
22. Hồng Văn Hành (Chủ biên) (1998), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, tập
1 và 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Hoàng Văn Hành (2003), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.
24. Hồng Văn Hành (2010), Tuyển tập ngơn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
25. Vương Trung Hiếu (1996), Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn nghệ.
26. Vương Trung Hiếu (1998), Tục ngữ các nước trên thế giới, Nxb Đồng
Nai.
27. Phan Trọng Hịa (2003), Tính nhiều nghĩa hay đa nghĩa của tục ngữ,
Văn hóa dân gian, 03 (87), Tr. 68-70.
11


28. Lê Huy Khảng, Lê Cát An Châu (2005), Tục ngữ - thành ngữ tiếng Hàn,
Nxb trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
29. Lê Huy Khoa (2000), Tục ngữ - thành ngữ tiếng Hàn, Nxb trẻ. Tp Hồ
Chí Minh.
30. Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa.
31. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thời đại,
Hà Nội.
32. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
33. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
34. Đỗ Thị Kim Liên (2006), Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa –
ngữ dụng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
35. Đỗ Thị Kim Liên (2014), Ngôn ngữ học đại cương, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang (1993), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
37. Triều Nguyên (2006), Khảo luận về tục ngữ người Việt, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Nở (2008), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Nở (2010), Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
41.

Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

42. Phan Hồng My Thương (2010), “Hình ảnh đôi mắt trong tục ngữ, thành
ngữ Hàn Quốc”, Hội nghị khoa học sinh viên, Trường Đại học Đà Nẵng.
12


43. Lê Thị Thương (2009), Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có
thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngơn ngữ - văn hoá,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân Văn.
44. Lê Thành Trang (2011), Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ liên quan đến
bộ phận cơ thể của tiếng Hàn và tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Koryo, Hàn Quốc.
45. Hồng Trinh (1997), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Đà Nẵng.
46. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
47. Nguyễn Văn Tu (1978), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và
Trung học chun nghiệp, Hà Nội.
48. Cù Đình Tú (1973), Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ, Tạp
chí Ngơn ngữ, số 1, Tr. 39-43.
49. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

50. Gerd De Ley (2005), Từ điển tục ngữ thế giới (dịch giả: Lê Thành), Nxb
Lao động, Hà Nội.
51. Choi Kyong Bong, Park Yong Jun (1996), Từ điển thành ngữ, Nxb Thae
Hak Sa.
52. Kim Moon Chang (1974), Nghiên cứu về thành ngữ quốc ngữ, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Seoul.
53. Kim Moon Chang (1990), Nghiên cứu biểu hiện thành ngữ quốc ngữ đến
đâu, Nxb DongA, Seoul.
54. Yu In Chang (1981), Quan điểm về cuộc sống của người Hàn Quốc phản
ánh qua tục ngữ
55. Kim Seon Jeong (2007), Thành ngữ tiếng Hàn sống động, Nxb Korea
Language Plus.

13


56. Kim Seon Jeong (2007), Tục ngữ tiếng Hàn sống động, Nxb Korea
Language Plus.
57. Choi Sang Jin (2010), Nghiên cứu so sánh tục ngữ có từ chỉ động vật của
Hàn Quốc và Trung Quốc – trọng tâm là những tục ngữ liên quan đến từ
“chó””.
58. Park Yeon Jun (2001), Thực tế và phương án cải thiện từ điển thành ngữ,
Hội Hàn Quốc học.
59. Kim Chung Hyo (1983), Nghiên cứu yếu tố ý nghĩa của tục ngữ tiếng
Hàn.
60. Choo Kang Hyun (2008), 100 đặc trưng văn hoá dân tộc Hàn, Nxb Hiệp
hội xuất bản văn hoá Đại Hàn, Hàn Quốc.
61. Chon Chea Kuk, (2008), Thế giới thành ngữ bốn chữ Nxb Cty CP Shee
Kong Sha, Hàn Quốc.
62. Lee Chan Kul (2000), 2000 thành ngữ của chúng tôi, Nxb TooSho, Hàn

Quốc
63. Im Dong Kwon (2002), Từ điển tục ngữ, Nxb Dân tộc.
64. Kim Ji Man (1986), Khảo sát về chức năng ý nghĩa của tục ngữ tiếng
Hàn.
65. Park Young Soon (1985), Về thành ngữ, Hội giáo dục học ngôn ngữ Hàn
Quốc.
66. Won Young Sub (2003), Từ điển tục ngữ, Nxb SeChang Media.
67. Kim Seo Yon (2004), Từ điển tục ngữ, thành ngữ 4 chữ, thành ngữ, Nxb
Văn học.
68. Lee Woo Young (2002),

Đại Bách khoa từ điển thành ngữ, Nxb

Sholbitch, Hàn Quốc.
69. Jo Jae Yun (1986), Nghiên cứu phân tích cấu tạo của tục ngữ tiếng Hàn.
70. Hong Chol Won (2006), Thành ngữ bốn chữ, NXB Shan Kwa Bus, Hàn
Quốc.
14



×