Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại lợn bùi mạnh cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

ĐÀO TÚ TÀI
Tên chun đề:

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI LỢN
BÙI MẠNH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên - năm 2019




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

ĐÀO TÚ TÀI
Tên chun đề:

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG
VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI NUÔI TẠI TRẠI LỢN
BÙI MẠNH CƯỜNG, XÃ NGHĨA ĐẠO, HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47 - TY - N04

Khoa:


Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Nhật Thắng

Thái Nguyên - năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm - Thái
Nguyên lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy giáo ThS. Trần Nhật Thắng người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm
ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị kỹ sư, công nhân
tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập
và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp trong suốt quá trình thực tập tại trại.
Qua công việc thực tập này em học và thực hành nhiều điều mới mẻ và
bổ ích về chun mơn để giúp ích cho cơng này của bản thân.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã ln
ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên

Đào Tú Tài

năm 2019


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện của trang trại .............................................................................. 3
2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 4
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 4
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trang trại ...................................................... 8
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện ............................ 10

2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................. 10
2.3. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn đẻ ................ 16
2.3.1. Những hiểu biết về sinh lý đẻ ............................................................... 16
2.3.2. Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) ............................................. 17
2.3.3. Những hiểu biết về sinh lý tiết sữa của lợn nái các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiết sữa của lợn nái .................................................................... 19
2.3.4. Quy trình phịng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ .... Error!
Bookmark not defined.
2.3.5. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản .......................................... 24


iii

2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 34
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 34
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 35
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .....37
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 37
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 37
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 37
3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi ...................................... 37
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 37
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 37
3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi ......................................... 42
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 42
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại Bùi Mạnh Cường................................... 42
4.2. Kết quả thực hiện quy trình ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con ............. 43
4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại lợn Bùi Mạnh Cường .................. 45
4.4. Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ................................................. 46
4.5. Kết quả cơng tác phịng bệnh cho lợn tại trại .......................................... 47

4.5.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh ................................... 47
4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại ........................... 47
4.6.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái ......................................................... 47
4.6.2. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con .................................................... 48
4.7. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại ............................................. 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


iv


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái ............ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vắc xin áp dụng tại trại ....... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni của trại trong 3 năm (2017 - 2019) ............... 42
Bảng 4.2. Số lợn nái và lợn con theo mẹ trực tiếp chăm sóc ni dưỡng qua 6
tháng thực tập .................................................................................. 44
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái ni tại trại ............................. 45
Bảng 4.4. Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại ....................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập ........................... 47
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái tại trại ................................... 47
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con tại trại .................................. 48

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại.......................... 49
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái tại trại ....... 50


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

cs:

Cộng sự

kg:

Ki lô gam

Nxb:

Nhà xuất bản

STT:

Số thứ tự


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, ngành
chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại thu nhập cho người chăn ni,
góp phần vào ổn định đời sống người dân. Cùng với xu hướng phát triển của
xã hội chăn nuôi lợn cũng chuyển từ loại hình chăn ni nơng hộ nhỏ lẻ sang
chăn ni tập trung trang trại, từ đó đã giúp cho ngành chăn nuôi lợn đạt được
bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Ngồi ra, nước ta
cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn
ni lợn như có nguồn ngun liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu tư
của nhà nước…
Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái
là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công
trong ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là trong việc chăn ni lợn nái ở nước ta
để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, cho tỷ lệ nạc cao, và đây
cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và
chất lượng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự
giúp đỡ của thầy hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em thực hiện chuyên đề:
“Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái
nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh ”.


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chun đề
- Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản.
- Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và

cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai.
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh phổ biến đối với lợn nái sinh sản và
áp dụng biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất.
- Chăm chỉ rèn luyện tay nghề để nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, xã Nghĩa
Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái ni.
- Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và các phác đồ
điều trị.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện của trang trại
2.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại chăn ni lợn Bùi Mạnh Cường thuộc địa bàn thôn Nhiễm
Dương, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí địa lý của
huyện được xác định như sau:
Thuận thành là một huyện nằm ở phía nam sơng Đuống, đồng thời
cũng nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương và
Hưng Yên.
Huyện của huyện là thị trấn Hồ - Thuận Thành - Luy Lâu là một trong
những vùng đất cổ của người Việt, từng là trung tâm văn hóa kinh tế tơn giáo
trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc (sau này vị trí đó nhường cho Thăng
Long khi các triều đại phong kiến độc lập của Việt Nam hình thành).
Thuận Thành nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía đơng
nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km

- Phía bắc giáp với huyện Tiên Du và huyện Quế Võ được ngăn cách
bởi sơng Đuống.
- Phía đơng giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài.
- Phía nam giáp huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và huyện Văn
Lâm tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm của Hà Nội.
Diện tích tự nhiên là 117,3 km², dân số khoảng 176.000 người (năm 2018).
Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ 2 sau huyện Quế Võ.


4

2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ
rệt (xn, hạ, thu, đơng). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè
nóng ẩm và mùa đơng khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15 - 16 °C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm.
Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm: 1.400 - 1.600 mm.
Nhiệt độ trung bình: 23,3°C.
Số giờ nắng trong năm: 1.530 - 1.776 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình: 79%.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của huyện ước đạt 1.200,86 tỷ đồng,
tăng 11,8% so năm 2011; giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 510 tỷ đồng.
Năm 2013, huyện tập trung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng;
sản lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động.
Sáu tháng đầu năm 2012, thu ngân sách toàn huyện Thuận Thành ước đạt
51,483 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong huyện tăng so

với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ, sản xuất
nông nghiệp giữ ổn định.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại
01 quản lý trại
02 quản lý kỹ thuật của công ty Deheus
01 bảo vệ
13 công nhân và 06 sinh viên thực tập


5

Với đội ngũ, kỹ thuật, công nhân trên trại phân ra thành các tổ, nhóm
khác nhau như tổ đẻ, tổ bầu, tổ cai sữa, tổ thịt. Mỗi một khâu trong quy trình
chăn ni đều được giao đến cho từng cơng nhân và sinh viên trực tiếp phụ
trách và quản lý, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển
của trang trại.
Trang trại có cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đều được quan tâm chú trọng.
 Về cơ sở vật chất
- Có đầy đủ các thiết bị máy móc để phục vụ cho cơng nhân và sinh
viên sinh hoạt hằng ngày như: điều kiện ăn ở, bếp nấu, nhà ăn, khu nhà ở tập
thể, khu nhà vệ sinh chung, khu sân bóng vui chơi giải trí tham ra các hoạt
động ngoại khố trong trang trại.
- Những vật dụng cá nhân như: đồ dung vệ sinh cá nhân (kem đánh
răng, dầu gội đầu, xà phòng giặt đồ, xà bông tắm...).
- Trang trại đầu tư sân đá bóng cho kỹ thuật, cơng nhân, sinh viên sử
dụng vui chơi giải trí sau giờ làm.
 Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trang trại chú trọng
đầu tư với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.

- Trong các chuồng đẻ có tổng số của tổ đẻ gồm có 9 chuồng đẻ, trong
đó thì có 6 chuồng đang được hoạt động, mỗi một chuồng đẻ được đánh dấu
thứ tự từ 1 đến 9 bằng bảng số và được gắn ở trên đầu bên ngoài của mỗi cửa
chuồng đẻ, trong mỗi chuồng đẻ thì lại được đánh dấu từ 1 đến 32 ô nái đẻ.
Được thiết kế thành 2 dãy mỗi dãy có 16 ơ đẻ. Ở giữa là đường đi lát bằng các
miếng bê tông chắc chắn được ghép một cách chặt khít.
- Dưới cuối chuồng có hệ thống quạt gió gồm có ba quạt chạy bằng
cơng suất lớn.


6

- Trên đầu chuồng là hệ thống làm mát, và hệ thống nước tưới tự động
luôn luôn chảy nước làm ướt giàn mát, điều hoà và làm mát nhiệt độ trong
chuồng nuôi. Tạo được nhiệt độ phù hợp nhất đới với nái đẻ và chuẩn bị sinh.
- Hệ thống bóng điện sưởi ấm cho lợn con, đặc biệt quan trọng giai
đoạn tuần đầu. Số lượng bóng úm được trang bị đầy đủ trong các chuồng đẻ.
Đặc biệt là số lượng bóng úm sẽ được tăng lên vào mùa đơng. Bởi vì thời tiết
của mùa đơng rất phù hợp cho nái chuẩn bị đẻ và nái đẻ, tuy nhiên lại không
phù hợp đối với lợn con, vậy nên là số bóng úm phải được tăng lại để đảm
bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong chuồng ni.
- Ngồi ra, trại cịn trang bị có trạm máy phát điện, máy phát điện, cơng
tơ để sẵn sàng thay thế khi có các trường hợp bất ngờ xảy ra như: cháy quạt,
cháy máy bơm, mất điện...
- Đặc biệt trong trang trại áp dụng, lợi dụng nguồn nước thải trong chăn
nuôi sử dụng công nghệ, kỹ thuật để chuyển đổi lượng hơi gas thành điện
phục vụ cho chăn nuôi sản xuất. tạo thành chất đốt phục vụ cho mọi hoạt
động đun nấu trong chăn nuôi và trong đời sống. Cung cấp một phần đáng kể
cho toàn trại trong tăng gia sản xuất, nâng cao năng xuất và sinh hoạt đời sống
 Về cơ sở hạ tầng

- Trang trại được xây dựng rất khoa học và hiện đại.
Có 03 cổng vào trước các cổng vào có hố sát trùng bằng vơi được thay,
rửa liên tục đảm bảo sạch sẽ, có bình, vịi phun sát trùng cho con người, các
phương tiện trước khi vào trại lợn. Trang trại được xây dựng gồm các khu nhà
ở, khu sinh hoạt chung, khu chuồng nuôi riêng biệt.
+ Khu nhà ở cho sinh viên và cơng nhân rộng rãi có đầy đủ nhà tắm,
nhà vệ sinh tiện nghi.
+ Khu nhà ở dành cho quản lý và kỹ sư trại có phòng riêng, nhà vệ
sinh, nhà tiếp khách. Tất cả các phịng ở của quản lý, kỹ sư, cơng nhân, sinh


7

viên đều có các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt cá nhân như: gường, chiếu,
đệm, chăn, gối, quạt, màn... ở bên ngồi thì có mái che, hành lang rộng rãi.
+ Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ
+ Bên cạnh các khu chuồng lợn của trại là dãy nhà sát trùng gồm 02
phòng thay đồ: 01 phòng dành cho nam, 01 dành cho nữ, mỗi phòng lại được
chia ra làm 02 ơ phịng nhỏ để thay đồ treo quần áo, để giầy, ủng, dép,... tiếp
đó là hố vơi được thiết kế lối đi rích rắc để cho người tham gia vào công việc
trên trại lợn đi qua. Sau khi đi qua hố vơi thì sẽ đi qua khu vực giặt giũ sát
trùng. khi từ chuồng trở về khu nhà ở sẽ phải đi qua 01 hố vôi nữa trên đầu
các dãy chuồng. Trước khi bước vào mỗi chuồng đều đươc bước qua các
thùng đựng vôi đã được chuẩn bị sẵn bên trong ở cả đầu chuồng và cuối
chuồng nuôi.
+ Khu nhà cám (kho cám) nằm ở bên phải khu nhà sát trùng. Được xây
dựng chắc chắn, cáo ráo, để chứa cám chăn cho lợn con tập ăn và cai sữa
trong vòng 01 tuần cuối sau 21 ngày theo mẹ để chuyển sang khu cai sữa.
+ Đối diện với khu sát trùng là khu chuồng trại chăn nuôi lần lượt được
sắp xếp theo thứ tự như sau: bên phải là dãy chuồng đẻ là đẻ 09, đẻ 08, đẻ 07,

đẻ 06, đẻ 05, đẻ 04, đẻ 03, đẻ 02, đẻ 01. Bên trái là dãy chuồng bầu group 2
(nhà an thai số 02), chuồng bầu group 1 (nhà an thai số 01), chuồng bầu,
chuồng đực, chuồng hậu bị.
- Trang trại được xây dựng trên nền đất trước đây là đồng ruộng, khai
hoang, san lấp, tôn đất được chia làm 02 khu vực rộng lớn, trong 02 khu vực
đó thì khu vực 01 là gồm chuồng đẻ và chuồng bầu, còn khu 02 là gồm cai
sữa và nuôi lợn thịt được ngăn cách bằng việc đi qua 01 hố vôi, bên tay trái
của chuồng cai sữa là khu nhà để cám, tiếp nối là nơi để cầu cân để bán lợn
chuyển lợn ra ngồi ln. 02 Khu chuồng lớn của khu chuồng đẻ và chuồng
bầu, khu chuồng cai sữa và khu thịt hình chữ U. Bên tổ đẻ và tổ bầu được chia


8

làm 02 dãy chuồng lớn chạy dài (01 chuồng bầu, 02 chuồng an thai, 01
chuồng đực, 01 chuồng hậu bị, 09 chuồng đẻ).
Tất cả các khu chuồng được xây dựng khép kín hồn tồn trên một bề
mặt cao ráo , để thốt nước và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt, chuồng
nuôi được đặt theo hướng đông - tây, nam - bắc, đảm bảo thoáng mát về mùa
hè và ấm áp vào mùa đông, chuồng nuôi xây dựng theo kiểu 02 mái gồm 02
dãy chuồng chạy dài
- Chuồng đẻ gồm 32 ô chuồng nhỏ trong 1 chuồng lớn: kiểu chuồng cũi
sắt. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt hệ thống điện chiếu sang và hệ thống
máng ăn, nước uống, dầy chuyền chạy cám tự động cho mỗi ô nuôi nái.
- Trong khu chăn nuôi đường đi lại giữa các ơ chuồng đều được đổ bê
tơng và có hố sát trùng.
- Hệ thống nước cung cấp cho lợn uống đều là nước lấy từ giếng khoan
lên sau đó được đưa vào các lớp lọc của bể lọc nước. Nước tắm, xả gầm, xịt
nền, phun giàn mát, phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác. được bố trí từ bể
lọc và được đưa vào từng chuồng nuôi qua hệ thống ống nước.

2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trang trại
 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Đạo tạo điều kiện
cho sự phát triển của trang trại.
- Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi xa khu dân cư thuận tiện
đường giao thơng.
- Chủ trại có năng lực về mọi mặt, năng động nắm bắt được tình hình
xã hội, ln quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật
và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn vững vàng, nền tảng
kinh nghiệm từng trải qua nhiều năm, cơng nhân nhiệt tình và có tinh thần
trách nhiệm cao trong lao động sản xuất.


9

- Tồn bộ cán bộ cơng nhân viên của trại là 1 tập thể đồn kết có ý thức
trách nhiệm cao và lòng yêu nghề.
- Con giống đạt chuẩn, xuất sứ nguồn gốc chọn lọc, rõ ràng, chất lượng cao.
- Cám sử dụng trong chăn nuôi lợn là cám được mua từ công ty cám
deheus dành cho các loại lợn sau: lợn bầu, lợn đẻ, lợn con, lợn cai sữa, lợn thịt.
- Quy trình chăn ni kép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn
nuôi cao cho trang trại.
 Khó khăn
Vào tháng 2/2019, Việt Nam là nước châu Á thứ ba, sau Trung Quốc
hay Mông Cổ, tuyên bố có dịch tả lợn châu Phi, Lê Quỳnh của BBC cho biết.
Dịch này đã lan sang 63 thành phố và tỉnh thành. Chính phủ cảnh báo
dịch tả lợn là thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi.
Hồi tháng Ba, thủ tướng Việt Nam cấm việc chuyên chở, buôn bán, giết
mổ và tiêu thụ heo và các sản phẩm thịt heo được nhập lậu vào Việt Nam.
Các hộ nuôi heo được nhà nước hứa hẹn đền bù 80% giá thị trường cho

heo bị tiêu hủy vì mắc dịch.
Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, dịch tả heo vẫn rất nghiêm trọng.
Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thời tiết diễn biến
phức tạp, nên khâu phịng trừ dịch bệnh cịn gặp nhiều khó khăn. Năm 2019,
khi trại đang hoạt động ổn định thì dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát làm
thiệt hại về kinh tế nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác giống, thay
đổi cơ cấu vật nuôi. Làm dãn đoạn hoạt động chăn ni trong trang trại.
- Bên cạnh đó, nguồn kinh tế gặp khó khăn, mọi khoản chi tiêu đầu tư cần
phải cân nhắc. Đặc biệt là diễn biến phức tạp, chi phí cao dành cho việc phịng
và trị bệnh. Làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn.
- Số lượng lợn đông, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử
lý nước thải của trại cịn gặp nhiều khó khăn.


10

- Trang thiết bị sử dụng trong trại xuống cấp, sập sệ cần được bảo trì, tu
sửa và thay mới lại.
2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến chuyên đề thực hiện
2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái
2.2.1.1. Chu kỳ động dục
 Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục (chu kỳ tính) là khoảng thời gian giữa hai lần rụng
trứng liên tiếp hay khi gia súc đã thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời
gian nhất định cơ quan sinh dục có biến đổi, đặc biệt kèm theo rụng trứng và
biểu hiện động dục, hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ.
Lợn nái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu có biểu hiện động dục,
lần thứ nhất thường biểu hiện khơng rõ ràng, cách sau đó 15 - 16 ngày lại
động dục, lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính
chu kỳ.

Chu kỳ động dục là một quá trình phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể đã
phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục khơng có bào thai và khơng có hiện
tựơng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có q trình phát triển của nỗn bao,
nỗn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Kèm theo đó là sự thay đổi của
toàn bộ cơ thể và nhất là cơ quan sinh dục về hình thái cấu trúc và chức năng
sinh lý. Tất cả những biến đổi đó lặp đi lặp lại và mang tính chất chu kỳ.
Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên khơng cịn chu
kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ
thuộc vào nhiều yếu tố cả về cơ thể con vật và ngoại cảnh bên ngoài tác động.
 Giai đoạn trước động dục
Đặc điểm chung của lợn cái khi bắt đầu động dục là thay đổi tính cách,
kêu rít, bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, dũi đất, cơ thể bồn chồn, tai đi ve
vẩy, thích gần lợn đực, nếu trong trường hợp nhốt nhiều cá thể trong một


11

chuồng thì chúng có biểu hiện nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi sung
mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho đực nhảy, trong giai đoạn
này dịch nhờn chảy ra với một lượng nhiều, trong và lỗng.
Tính mốc: từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần động dục mới.
Mức độ: Chưa rõ nét chỉ là giai đoạn chuẩn bị môi trường đường sinh
dục, nhung mao của vách ống dẫn trứng đang phát triển, màng nhầy tử cung.
Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày. Đây là giai đoạn cần chú ý không nên
dẫn tinh và phối ép vì trứng chưa rụng, lợn cái khơng có khả năng thụ thai.
 Giai đoạn động dục
Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc
quản lý, thơng thường chỉ kéo dài trong vịng 2 - 3 ngày, giai đoạn này là giai
đoạn quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.
Ở giai đoạn này nếu được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại do sự tồn tại

của thể vàng và chu kỳ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian con vật đẻ xong,
nếu con cái khơng thụ thai thì sẽ chuyển sang một giai đoạn kế tiếp. Giai đoạn
này gồm 03 thời kì tiếp là hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực.
+ Thời kỳ hưng phấn: Lượng estrogen tăng cực đại. Biểu hiện rất rõ
nét, một cách mãnh liệt: Kêu la, phá chuồng, bỏ ăn hoặc ăn kém, nhảy lên
lưng con khác, âm hộ sung huyết đỏ mọng, dịch nhầy tiết nhiều, loãng.
+ Thời kỳ chịu đực: con vật có biểu hiện đứng yên cho con khác nhảy
lên, âm hộ chuyển sang hơi tí, héo đi đơi chút, dịch nhầy ít đi, và keo dần lại.
Cịn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mông lợn nái thì lợn đứng n, đi
cong lên, hai chân chỗi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái són, âm
hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch nhờn. Khi lợn đực lại gần
thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng 02 ngày lợn nội thường
ngắn hơn thường khoảng 28 - 30 giờ. Nếu được phối giống ở giai đoạn này thì
tỷ lệ thụ cao.


12

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] cho biết sau khi động dục
khoảng 24 - 30 giờ lợn cái bắt đầu rụng trứng, trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ.
Vì vậy nên phối giống theo kỹ thuật tối thiểu là 02 lần để đạt kết quả cao.
+ Thời kỳ hết chịu đực: Con vật không đứng yên cho con đực hay con
khác nhảy lên nữa. Các biểu hiện động dục giảm dần.
 Giai đoạn sau động dục
Lợn nái trở lại trạng thái bình thường, ăn uống như cũ, âm hộ giảm độ
nở, se nhỏ, thâm, cụp đuôi khối cho giao phối.
Giai đoạn sau động dục kéo dài 3 - 4 ngày, tồn bộ cơ thể nói chung và
cơ quan sinh dục nói riêng dần dần được khơi phục về trạng thái sinh lý bình
thường. Tất cả mọi phản xạ động dục, tính hưng phấn mất hẳn và chuyển sang
giai đoạn yên tĩnh.

 Giai đoạn yên tĩnh
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 - 12 ngày, đây là giai đoạn dài nhất và
tuỳ thuộc vào sự tồn tại của thể vàng, khi thể vàng tiêu biến thì chu kỳ động
dục mới lại bắt đầu.
Trong thực tế còn gặp trưởng hợp lợn cái sau khi thụ thai thường khơng
có biểu hiện động dục, nhưng cá biệt có những con có biểu hiện động dục,
hiện tượng này gọi là động dục giả, hiện tượng này thường thấy ngay ở ngày
thứ 1 - 2 của chu kỳ thứ nhất hay thứ hai sau khi đã phối giống. Động dục giả
thường biểu hiện khơng rõ ràng và chỉ có trong thời gian ngắn, cần quan sát
kỹ để xác định chính xác.
Ngồi ra có những nái tuy đã phối giống không thụ thai, nhưng đến chu
kỳ động dục lần sau khơng có biểu hiện động dục, gọi là hiện tượng chửa giả.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thể vàng tồn tại quá lâu trong
buồng trứng, hoặc do rối loạn tuyến nội tiết. Cần theo dõi để có biện pháp
kích thích động dục cho những nái này.


13

2.2.1.2. Thời điểm phối giống thích hợp
Việc xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái có một vai trị
rất quan trọng. Vì muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao và lợn nái đẻ nhiều con thì
cần xác định chính xác thời điểm thích hợp cho lợn nái.
Dựa vào chu kỳ động dục, sự vận động và tồn tại của tinh trùng trong
đường sinh dục cái để xác định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái.
Khi phối giống cho lợn nái, nếu những con nào khơng cho cưỡi lên
lưng nó thì khơng nên phối, vì tỷ lệ thụ thai kém. Đối với lợn nái ngoại và nái
lai cho phối giống ngay khi chịu đực và phối lặp lại sau khi phối giống lần
đầu 12 giờ và có thể phối tới 03 lần cho một lợn nái khi động dục, nhất là đối
với lợn ngoại.

2.2.1.3. Sự điều hịa chu kỳ động dục
Chu kì tính của lợn được điều khiển bởi thần kinh và thể dịch theo cơ
chế điều hòa ngược.
Hoạt động của chu kỳ này phụ thuộc vào sự điều tiết của các hc mơn
quan trọng nhất là FSH (follicle stimulating hormone) và LH (lutrinizing hc
mơn). FSH kích thích sự phát triển của buồng trứng cịn LH kích thích q
trình rụng trứng. Hai hc mơn này phải có một tỷ lệ nhất định mới có thể
đảm bảo được cho q trình chín và rụng trứng diễn ra tốt nhất. Trong q
trình bao nỗn phát dục và thành thục, tế bào thượng bì bao nỗn tiết ra
oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn. Hàm lượng này trong máu kích
thích con vật gây hiện tượng động dục. Đồng thời dưới tác động của
hormone, cơ quan sinh dục dần biến đổi, tử cung, âm đạo hé mở, sừng tử
cung, ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này.
Cuối chu kỳ động dục, oestrogen lại kích thích tuyến yên tiết LH, giảm FSH.
Khi LH được tiết ra nó kích thích trứng chín và rụng. Tại vị trí rụng trứng,
mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển tạo thể vàng. Thể vàng tiết


14

progesterone giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung, đồng thời ức
chế tiết FSH và LH của tuyến yên cho trứng không phát triển được.
Thời gian mỗi lần trứng rụng thông thường kéo dài 4 - 6 giờ, ở lợn hậu
bị kéo dài tới 10 giờ. Trứng rụng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thể
vàng bị tiêu biến chuyển sang thể bạch, lúc này không tiết progesterone nữa
và một chu kỳ mới bắt đầu.
2.2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, di
truyền, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc ni dưỡng…
 Các yếu tố di truyền

Các giống khác nhau thì có tuổi thành thục về tính khác nhau. Thời
điểm rụng trứng lần đầu tiên xảy ra vào lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống
lợn thành thục sớm (lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng
tuổi đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển. Lợn lai F1
bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn
ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi
lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Cịn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4
- 5 tháng tuổi.
 Các yếu tố ngoại cảnh
Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc,
ni dưỡng, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ.... tất cả đều có ảnh hưởng tới sự thành
thục của lợn nái.
 Chế độ chăm sóc ni dưỡng
Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái. Thường
những lợn được chăm sóc và ni dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm
hơn những lợn nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém.


15

Nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cần chú ý đến cách thức
nuôi dưỡng. Cho ăn tự do đến khi khối lượng đạt 80 - 90 kg, sau đó cho ăn
hạn chế đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ngày
(14% protein thô). Điều chỉnh mức ăn hợp lý để khối lượng đạt 120 - 140 kg
ở chu kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước phối giống 14 ngày, cho
ăn chế độ kích dục, tăng từ từ lượng thức ăn (1 - 2,5 kg), bổ sung thêm
khoáng và chất điện giải sẽ kích thích lợn nái ăn nhiều hơn và tăng số trứng
rụng từ 2 - 2,1 trứng/ lợn nái.
Trong q trình ni dưỡng chăm sóc cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý
để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho lợn nái. Sau khi phối giống cần chuyển

chế độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình để hạn chế tối
thiểu tỷ lệ chết phôi, chết thai làm giảm số con sinh ra/ổ.
 Mùa vụ và thời gian chiếu sáng
Thành thục về tính phục thuộc vào mùa vụ. Lợn nái hậu bị được sinh
vào mùa thu sẽ động dục sớm hơn so với sinh vào mùa xuân. Mùa hè lợn nái
hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh
hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các
tháng nóng bức. Mùa đơng có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì ngược
lại. Nếu lợn cái được chiếu sáng 12 giờ/ngày sẽ động dục sớm hơn những con
được chiếu sáng trong ngày ngắn.
 Mật độ nuôi nhốt
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt với mật độ cao trên 1 đơn vị diện tích
trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên, nếu
nuôi tách biệt từng cá thể cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính so với ni
nhốt theo nhóm. Bên cạnh đó, đực giống cũng ảnh hưởng tới sự động dục của
lợn cái.


16

2.3. Những hiểu biết về quy trình ni dưỡng và chăm sóc lợn đẻ
2.3.1. Những hiểu biết về sinh lý đẻ
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], gia súc cái mang thai trong một
thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới
tác động của cơ chế thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn
để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngồi.
Đẻ là q trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục của
mẹ ra ngồi. Nếu khơng đủ hai điều kiện trên tức là đẻ khơng bình thường.
Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới
việc đẩy thai ra ngồi như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ

25 - 30% so với bình thường (người ta gọi là hiện tượng sụt lưng), nút cổ tử
cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung
mở, sữa bắt đầu tiết.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia
súc đẻ:
+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 2 - 3 giờ, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần
kinh - thể dịch. Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau
thai khơng cịn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật
trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Khi lợn đẻ tồn thân
co bóp, thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra
ngoài. Khi thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một,
cách khoảng 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình
kéo dài từ 1 - 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện
pháp tác động ngay.


17

2.3.2. Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái ni con)
Mục đích của chăn ni lợn nái ni con là áp dụng các biện pháp khoa
học để tăng sản lượng sữa mẹ, đảm bảo cho lợn mẹ có sức khỏe tốt. Lợn con
sinh trưởng phát triển nhanh, đạt số con sau cai sữa và khối lượng cai sữa cao.
Lợn nái chóng được phối giống trở lại sau khi tách con.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có tác động tốt đến
sản lượng sữa và chất lượng sữa. Đó là thức ăn xanh non như các loại rau
xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm,

cám gạo, bột mỳ, loại củ quả đạm động vật, các loại khống, vitamin…
Khơng cho lợn nái ni con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng.
Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công
nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin,
khoáng chất theo đúng quy định như năng lượng trao đổi 3100 Kcal, protein
15%, canxi từ 0,9 - 1,0%, photpho 0,7%.
- Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con.
Trong q trình ni con, lợn nái được cho ăn như sau:
 Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5 kg)
hoặc khơng cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, thứ 2 và thứ 3 cho thức ăn hỗn hợp với lượng thức
ăn từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho lợn ăn 4 kg thức ăn hỗn
hợp/ nái /ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến ngày cai sữa cho lợn mẹ ăn theo cơng thức tính:
Lượng thức ăn/ nái/ ngày = 2 kg + (số con x 0,35 kg/con)
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng, chiều)


×