Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------

NGÔ SỸ NHA

HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN CHIẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

---------------

NGÔ SỸ NHA

HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN CHIẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

Thái Nguyên - 2020




LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu lí
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức quý báu mà
các thầy cô giáo truyền thụ, định hướng đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy
của tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, kính trọng sâu
sắc tới PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại
học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình học tập cũng như trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
Thái Ngun, ngày 30 tháng 11 năm2020
Học viên

Ngô Sỹ Nha


i

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................................................3
2.1. Những nghiên cứu chung về sự nghiệp văn học của Trần Chiến .................. 3
2.2. Những nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong văn chương Trần Chiến ............. 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................7
4.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................7
6. Đóng góp của đề tài..............................................................................................................8
7. Bố cục ....................................................................................................................................8
NỘI DUNG...............................................................................................................................9
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ SỰ XUẤT
HIỆN CỦA TRẦN CHIẾN ....................................................................................................9
1.1. Hà Nội trong dòng chảy của nền văn chương dân tộc ................................... 9
1.1.1. Thăng Long - Hà Nội trong văn học trung đại .......................................... 10
1.1.2. Hà Nội trong văn học hiện đại .................................................................. 17
1.2. Sự xuất hiện của Trần Chiến trong văn học Việt Nam hiện đại .................. 22
1.2.1. Vài nét về nhà văn Trần Chiến .................................................................. 22
1.2.2. Khái quát về văn chương và quan niệm nghệ thuật của Trần Chiến ........ 24
1.2.3. Mảng sáng tác viết về đề tài Hà Nội của Trần Chiến ............................... 26
CHƯƠNG 2: NGƯỜI HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN CHIẾN ..............29
2.1. Đặc điểm và tính cách người Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến.......... 29


ii

2.1.1. Vài nét về đặc điểm và quá trình biến đổi tính cách người Hà Nội .......... 29
2.1.2. Người Hà Nội trong sáng tác Trần Chiến ................................................. 31
2.2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và tính cách người Hà Nội trong sáng tác của
Trần Chiến ........................................................................................................... 55
2.2.1. Cốt truyện, tình huống truyện ................................................................... 55

2.2.2. Giọng điệu, ngôi kể và điểm nhìn ............................................................. 65
2.2.3. Ngơn ngữ, hình ảnh ................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC TRẦN CHIẾN 78
3.1. Hà Nội trong sáng tác Trần Chiến dưới góc nhìn lịch sử............................................78
3.2. Hà Nội trong sáng tác Trần Chiến từ góc nhìn văn hóa vật thể ................... 83
3.2.1. Kiến trúc đô thị Hà Nội ............................................................................. 83
3.2.2. Ẩm thực Hà Nội ........................................................................................ 89
3.3. Hà Nội từ góc nhìn văn hóa phi vật thể ....................................................... 93
3.3.1. Văn hóa ứng xử truyền thống của người Hà Nội……………………….93
3.3.2. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong xã hội hiện đại ......................... 98
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................1


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Hà Nội ngoài yếu tố là một địa phương, cịn là thủ đơ và là trái tim của
cả nước, mảnh đất ghi dấu nhiều sự đổi thay, biến động của dân tộc Việt Nam
qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử.
Giữ vai trị trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, kinh tế của
đất nước qua trường kỳ lịch sử, Thăng Long - Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt
"Hội tụ - Kết tinh - Lan tỏa". Những người tài hoa hội tụ, làm việc ở Hà Nội âu
cũng là điều tất nhiên. Vì thế, thật dễ hiểu khi từ lâu mảnh đất này đã trở thành
nguồn cảm hứng bất tận trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có văn học
nghệ thuật.
Hình ảnh Thăng Long - Hà Nội xuất hiện khá sớm trong văn học viết dân
tộc với Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), dần trở thành một đề tài quan trọng trong
nền văn học dân tộc nói chung và dịng văn chương đơ thị Việt Nam nói riêng.

Có thể điểm qua hàng loạt gương mặt nhà văn, nhà thơ nặng lòng với Hà Nội và
viết về Hà Nội bằng tất cả tình u, lịng tự hào, niềm kiêu hãnh cùng những trải
nghiệm, am hiểu sâu sắc của đời mình như: Đồ Phồn, Tú Mỡ, Thạch Lam,
Nguyễn Tn, Nam Cao, Vũ Bằng, Tơ Hồi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình
Thi, Hà Ân, Nguyễn Khải, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý …
Họ là những nhà văn đã mang vẻ đẹp Hà Nội đến với bạn đọc Việt Nam và thế
giới. Trong những nhà văn ấy, không thể không nhắc đến nhà văn Trần Chiến
với nhiều tác phẩm đặc sắc thuộc các thể loại khác nhau. Ông đã góp phần làm
phong phú thêm mảng văn học viết về Hà Nội trong dòng chảy văn chương
đương đại.
2. Trần Chiến xuất thân là một nhà báo với ba mươi năm kinh nghiệm,
ông bước chân vào nghiệp văn khi khá muộn và có phần lặng lẽ trên văn đàn
Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều đánh giá ông là một


2

cây bút tài năng, sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tản
văn). Hàng loạt giải thưởng văn học mà Trần Chiến được trao tặng trong
thời gian qua đã phần nào khẳng định vị trí, tài năng của ông trong dòng
chảy văn học Việt Nam đương đại. Đặc biệt, độc giả không chỉ biết đến
Trần Chiến là một trí thức nho nhã, nhẹ nhàng, điềm đạm mà người ta cịn
nhắc đến ơng cịn với tư cách một tác giả gắn liền với mảnh đất Hà Nội qua
hàng loạt tác phẩm từ những tập tản văn Hà Nội phố và chợ (1994), A đây
rồi Hà Nội 7 món (2015), tiểu thuyết Đèn vàng (2002), Cậu ấm (2015),
Chín bỏ làm mười (2018) đến một số truyện ngắn in trong các tập truyện,
chẳng hạn: Nỗi sợ, Bốc mộ, Đảo hoang, Những mảnh vụn in trong tập
Đường đua (1997); Táo mèo, Làm sao cứ phải tại sao, Bay lượn thử
nghiệm in trong tập truyện Hoa nước (2010); Khơng gian thích lắm, Thành
phố người đời, Tơ ở trên trời người dưới đất, Làm đẹp cho đời in trong tập

Ốc gió (2016). Trong đó, đáng chú ý tập tản văn A đây rồi Hà Nội 7 món
và tiểu thuyết Cậu ấm đã đạt giải tác phẩm “Bùi Xuân Phái – vì tình yêu
Hà Nội” của báo Thể thao Văn hóa 2015. Qua mỗi trang văn, Trần Chiến
đều gửi gắm trong đó những niềm thương sâu thẳm cùng niềm đau và tình
yêu đầy bản năng ông dành cho Hà Nội.
Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tơi, những cơng trình nghiên cứu
chun sâu về nhà văn Trần Chiến nói chung, về đề tài Hà Nội trong sáng
tác của ơng nói riêng cịn vơ cùng khiêm tốn. Đó là lý do tơi lựa chọn đề tài
Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến nhằm góp thêm một nghiên cứu
chuyên sâu về một nội dung nổi bật, xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác
của ngòi bút tài năng – Trần Chiến.


3

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Những nghiên cứu chung về sự nghiệp văn học của Trần Chiến
Trần chiến là một cây bút xuất hiện khá muộn trên văn đàn văn học Việt.
Nghiên cứu về nhà văn Trần Chiến mới chỉ dừng lại là các bài viết điểm lược
trên một số báo điện tử hoặc một số đề tài nghiên cứu, luận văn. Số lượng các
cơng trình nghiên cứu chun sâu về sự nghiệp sáng tác của nhà văn này còn rất
hạn chế, chưa tương xứng với tài năng nhiều mặt của ơng.
Hiện mới có 2 cơng trình nghiên cứu khá chuyên sâu về phong cách tác
giả và phương diện nghệ thuật trong một mảng sáng tác của ơng đó là: Phong
cách tiểu thuyết Trần Chiến của tác giả Vũ Văn Cương và Nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn Trần Chiến của tác giả Trịnh Thị Nhung.
Trong luận văn Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến, tác giả Vũ Văn
Cương đã đưa ra khái lược về cuộc đời nhà văn, giới thiệu về bộ ba tiểu thuyết
nổi tiếng của ông và những yếu tố cơ bản hình thành phong cách Trần Chiến. Từ

cơ sở lý luận đó, tác giả luận văn bước đầu chỉ ra phong cách Trần Chiến được
thể hiện qua ba khía cạnh nội dung (Cảm hứng chính, cốt truyện và hình tượng
nhân vật) và một số khía cạnh nghệ thuật (Ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trần
thuật, thời gian, không gian nghệ thuật). Tuy nhiên, phạm vi khảo sát mới chỉ
dừng ở ba tiểu thuyết chứ chưa bao quát ở thể loại truyện ngắn và tản văn. Mặt
khác, phần nội dung nghiên cứu chính cũng chỉ hướng vào làm rõ phong cách
của nhà văn Trần Chiến.
Luận văn của Trịnh Thị Nhung về Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
Trần Chiến đã đi vào một phương diện nghệ thuật cụ thể trong thể loại truyện
ngắn của nhà văn Trần Chiến. Trong cơng trình này, tác giả đã chỉ ra các kiểu
nhân vật, các kiểu cốt truyện, tình huống truyện và các phương thức biểu đạt
tương ứng. Luận văn cũng chỉ ra một số đặc trưng về ngôn ngữ và giọng điệu
trong các truyện ngắn của nhà văn Trần Chiến. Tuy nhiên, luận văn này cũng


4

mới chỉ dừng ở một thể loại (truyện ngắn) và dừng ở một phương diện (nghệ
thuật tự sự).
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài hai luận văn trên, các nghiên cứu về nhà
văn Trần Chiến chỉ dừng lại ở một số bài viết tản mạn, chủ yếu có tính chất giới
thiệu, điểm lược hoặc nêu cảm nhận, đánh giá ngắn gọn về nhà văn hoặc một vài
tác phẩm của ông. Chẳng hạn: Nhà văn Trần Chiến – ưa ẩn mình nơi đám đơng,
Nhà văn Trần Chiến ít nhiều tự tại (Nguyệt Cầm); Trần Chiến cùng đèn vàng,
Hà Nội những năm 60 trong tiểu thuyết Trần Chiến; Sách về mặt trái cuộc sống
phố cổ Hà Nội những năm 1960 (giới thiệu tác phẩm Chín bỏ làm mười); Nhà
văn Trần Chiến đi tìm một tính cách Hà Nội (giới thiệu tác phẩm A đây rồi Hà
Nội 7 món); Nhà văn Trần Chiến: Sắc sảo thế nào cũng không bằng tư liệu….
Hai công trình và các bài viết trên tuy cịn ít ỏi nhưng cũng là những gợi
dẫn quý báu để chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài còn bỏ ngỏ này. Luận văn

của chúng tơi sẽ tìm hiểu một cách hệ thống về đề tài Hà Nội (đặc biệt đi sâu
vào hình ảnh con người và văn hóa Hà Nội) trong toàn bộ sáng tác của Trần
Chiến ở cả ba thể loại là tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn.
2.2. Những nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong văn chương Trần Chiến
Đề tài Hà Nội là một mảng lớn trong dòng văn chương Việt Nam. Số
lượng các nhà văn, nhà thơ và các tác phẩm viết về Hà Nội khá đồ sộ trải dài
theo dòng chảy lịch sử văn học nước ta từ Trung đại đến hiện đại và đương đại.
Do đó, các nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong sáng tác của các tác giả tiêu biểu
hầu như đều đã được quan tâm.
Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu tồn diện về đề tài Hà Nội trong toàn
bộ sáng tác của nhà văn như: Hà Nội trong những áng văn của Nguyễn Tuân; Hà
Nội trong tản văn của Nguyễn Trương Quý; Hà Nội - mảng đề tài thời thượng
trong văn chương… Hoặc nhiều nhà nghiên cứu khai thác một vài phương diện
nào đó trong giới hạn phạm vi tác phẩm cụ thể. Có thể điểm qua một số cơng
trình tiêu biểu như: Thăng Long – Hà Nội trong sáng tác của một số nhà văn


5

dịng văn học u nước đơ thị miền Nam (1954 – 1975); Không gian Hà Nội
trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà; Nhận diện nét thanh lịch Hà Nội trong
ẩm thực qua tư liệu văn chương từ hướng tiếp cận văn học – văn hóa; Nhà văn
Thạch Lam và tình yêu dịu dàng với những con phố Hà Nội; Cảnh sắc và văn
hoá ẩm thực hà nội trong sáng tác của Vũ Bằng; Hình ảnh Hà Nội từ tiểu thuyết
Sống mãi với thủ đô đến phim Hà Nội mùa đông năm 46; Đề tài đô thị hiện đại
trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ
Phấn, Nguyễn Trương Quý; Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng:
trường hợp sống mãi với thủ đơ; Hình ảnh con người Hà Nội trong truyện ngắn
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới; Viết lại Hà Nội: Diễn ngôn về thành phố trong
sáng tác của Phạm Thị Hồi và Nguyễn Bình Phương…

Cùng với những nhà văn đương đại như Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn,
Nguyễn Trương Quý, Trần Chiến là một cây bút viết khá nhiều, viết say sưa về
Hà Nội. Có thể nói Hà Nội là một trong những đề tài chủ đạo, có mặt một cách
thường xuyên, phổ biến trong các sáng tác của Trần Chiến trên tất cả các thể loại
từ tản văn, truyện ngắn đến tiểu thuyết. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng trình
nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Hà Nội trong văn chương Trần Chiến. Có
chăng, chỉ có một số bài viết tản mạn trên các báo điện tử có tính chất giới thiệu,
hoặc nhận định khá sơ lược, chẳng hạn: Hà Nội những năm 60 trong tiểu thuyết
Trần Chiến (Ngọc Hà), Một Hà Nội rất khác trong “Chín bỏ làm mười” (Tú
Anh), Nét vẽ đậm về hình ảnh giới thượng lưu Hà Nội qua cuộc đời một “cậu
ấm” (Báo Tiền phong), Nhà văn Trần Chiến đi tìm một tính cách Hà Nội (Lam
Thu); Sách về mặt trái cuộc sống phố cổ Hà Nội những năm 1960 (Trọng
Trường)… Luận văn Phong cách tiểu thuyết Trần Chiến, tác giả Vũ Văn Cương
có đề cập một cách sơ lược về cảm hứng Hà Nội qua những trang viết về lịch sử,
kiến trúc, văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực cũng như một vài tuyến nhân vật
tiêu biểu cho phong cách người Hà Nội. Tuy nhiên, những phân tích của tác giả
cịn dừng lại ở mức khá sơ lược.


6

Điểm qua các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy, mặc dù nhà văn Trần
Chiến là một cây bút viết nhiều, viết khá kỹ về Hà Nội, và có một hệ thống tác
phẩm khá đầy đặn trên nhiều thể loại tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết. Tuy
nhiên hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu về sáng tác Trần
Chiến cũng như mảng đề tài Hà Nội trong sáng tác của ơng. Vì thế, thực hiện đề
tài Hà Nội trong văn chương Trần Chiến, chúng tôi mong muốn khỏa lấp
khoảng trống đó, góp thêm nghiên cứu một cách hệ thống về Hà Nội trong sáng
tác của Trần Chiến. Qua đó, chỉ ra những đóng góp của Trần Chiến trong văn
chương đương đại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành làm rõ đề tài Hà Nội trong sự
nghiệp sáng tác của Trần Chiến ở cả hai phương diện chính là con người Hà Nội
và văn hóa Hà Nội.
- Phạm vi tư liệu khảo sát: Khảo sát ở cả 3 thể loại:
+ Tiểu thuyết: Đèn vàng, Nxb Văn học, 2005; Cậu ấm, Nxb Trẻ, 2014;
Chín bỏ làm mười, Nxb Phụ nữ, 2018.
+ Truyện ngắn: Tuyển tập truyện ngắn Con bụi (gồm 9 truyện ngắn), Nxb
Tác phẩm mới, 1990; Tập truyện ngắn Đường đua (gồm 11 truyện ngắn), Nxb
VHTT, 1997; Tuyển tập truyện giả cổ Gót Thị Mầu, đầu Châu Long (gồm 10
truyện ngắn), Nxb Trẻ 2010; Tập truyện ngắn Hoa nước (gồm 12 truyện ngắn),
Nxb Phụ nữ, 2010; Tập truyện ngắn Ốc gió (gồm 12 truyện ngắn), nxb Trẻ,
2015.
+ Tản văn: Hà Nội phố và chợ, Nxb Hà Nội, 1994; A đây rồi Hà Nội 7
món, Nxb Hội nhà văn, 2014.


7

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát một cách hệ thống các sáng tác của Trần
Chiến ở cả ba thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn) từ đó chỉ ra những đặc
trưng về Hà Nội ở hai khía cạnh chính là: con người và văn hóa Hà Nội cũng
như nghệ thuật thể hiện các nội dung này trong các sáng tác của ơng.
Từ đó, góp phần khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn Trần Chiến
trong dịng chảy văn học Việt Nam đương đại cũng như đóng góp của ơng đối

với mảng văn học viết về đề tài Hà Nội.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về tác giả, tài liệu viết về Hà Nội trong
các giai đoạn văn học và tài liệu nghiên cứu về đề tài Hà Nội trong văn học.
- Khảo sát các tác phẩm của Trần Chiến từ đó chỉ ra những đặc điểm về
con người Hà Nội và văn hóa Hà Nội thể hiện trong các sáng tác ấy.
- Chỉ ra và lý giải về những nét riêng trong các sáng tác viết về Hà Nội
của Trần Chiến so với các nhà văn khác.
- Khẳng định tài năng và vị trí của Trần Chiến trong dòng chảy văn học
đương đại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành


8

6. Đóng góp của đề tài
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống
về đề tài Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến. Bằng những khảo sát với các cứ
liệu cụ thể, luận văn sẽ làm rõ bức tranh phong phú, đa dạng về con người và
văn hóa Hà Nội trong các trang văn của Trần Chiến.
Đồng thời, luận văn cũng làm rõ các hình thức nghệ thuật độc đáo, tài hoa
trong việc thể hiện nội dung trên của nhà văn. Luận văn cịn góp thêm một kết
quả nghiên cứu quan trọng vào lịch sử nghiên cứu khiêm tốn về cuộc đời và sự
nghiệp của nhà văn Trần Chiến cũng như làm phong phú thêm các cơng trình
nghiên cứu về Hà Nội trong các tác phẩm văn học theo suốt chiều dài lịch sử

dân tộc.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được
tổ chức thành 3 chương chính như sau:
Chương 1: Đề tài Hà Nội trong văn học và sự xuất hiện của Trần Chiến
Chương 2: Con người Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến
Chương 3: Lịch sử - Văn hóa Hà Nội trong sáng tác của Trần Chiến


9

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ SỰ
XUẤT HIỆN CỦA TRẦN CHIẾN
1.1. Hà Nội trong dòng chảy của nền văn chương dân tộc
Đề tài là một phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn
học, đề tài là “Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản
ánh trực tiếp trong sáng tác văn học” [13; tr.110]. Cùng nghiên cứu về phương
diện này, Phương Lựu đưa ra khái niệm cụ thể hơn, đề tài chính là “cuộc sống
nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm”. Tìm hiểu về đề tài của tác
phẩm văn học cần phân biệt rạch ròi giữa đề tài - phương diện nội dung tác
phẩm và nguyên mẫu, chất liệu thực đời sống của nó, bởi đề tài của tác phẩm “là
đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập
trường tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của nhà văn” [13; tr.112].
Thăng Long – Hà Nội (tiền thân là huyện lị Tống Bình. Từ năm 679 là trị
sở An Nam đơ hộ phủ (còn gọi là Đại La). Từ 1010, là kinh đô Thăng Long thời
Lý) là vùng đất đế đô ngàn năm văn hiến của nước Đại Việt trải qua các triều đại
phong kiến Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung Hưng (1010 - 1788). Đến triều đại Tây
Sơn, triều Nguyễn, kinh đô di về Phú Xuân (Huế), Thăng Long trở thành cố đô.

Năm 1831, vua Minh Mạng thành lập tỉnh Hà Nội trên cơ sở địa giới kinh đô
Thăng Long xưa và các huyện Từ Liêm, phủ ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ
Thường Tín. Sau khi đặt ách đơ hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, năm 1902, thực
dân Pháp thủ phủ của Liên Bang Đông Dương tại Hà Nội. Ngày 9 tháng 11 năm
1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp, theo đó, Hà Nội là thủ đơ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976, Hà Nội trở thành thủ đơ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đến nay.


10

Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
(Ca dao)
Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, Thăng Long – Hà Nội là thủ đô có niên
đại hơn 1000 văn hiến, trở thành hồn cốt của nước Việt, là ẩn dụ gắn liền với sự
thịnh suy của các triều đại phong kiến, chứng nhân lịch sử cho sự phát triển dân
tộc Việt Nam. Chính vì lẽ đó, hình ảnh về đất về người Thăng Long – Hà Nội
sớm đã xuất hiện trong các thể loại văn học từ văn học dân gian, văn học thành
văn và trở thành nguồn cảm hứng vô tận, là đề tài lớn từ văn học trung đại cho
đến đương đại. Có thể thấy rằng, với vai trị kinh đơ, Thăng Long mang những
đặc trưng đô thị, sớm phát triển mô hình đơ thị phương Đơng. Đến khi thực dân
Pháp đơ hộ, kiểu đô thị chuyển dần sang xu hướng phương Tây. Do vậy, đề tài
Hà Nội trong sáng tác văn học là một điển hình của kiểu đề tài về đô thị.
1.1.1. Thăng Long - Hà Nội trong văn học trung đại
Giai đoạn thế kỷ X-XV, Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền bước
vào thời kỳ xây dựng nền độc lập, tự chủ. Triều đại nhà Lý - Trần - Lê lựa chọn
xây dựng Thăng Long trở thành kinh đơ nước Đại Việt, mở ra khơng gian văn

hóa Thăng Long – Kẻ Chợ hội tụ tinh hoa của mọi vùng miền trong cả nước.
Nền văn học viết dân tộc bước đầu được hình thành phát triển. Tuy nhiên, có
một vấn đề chúng ta cần lưu tâm, nền văn học viết (đặc biệt văn học chữ Hán)
trung đại nước ta mang nặng yếu tố tầm chương trích cú, ước lệ tượng trưng,
ham sử dụng điển cố điển tích. Văn học trung đại giai đoạn này (trừ Chiếu dời
đô của Lý Cơng Uẩn) chưa hình thành đề tài Thăng Long trong văn học. Có
chăng, chỉ là những hình ảnh, đất người Thăng Long xuất hiện một cách ít ỏi,
trong sáng tác Trần Quang Khải, Ngô Chi Lan, các loại truyện truyền kì, chí
qi trong Lĩnh Nam chích qi.


11

Chiếu dời đơ có thể xem là một trong những sáng tác thành văn đầu tiên
viết về Thăng Long, tuy nhiên với tư cách một văn bản hành chính. Ngay từ
những ngày đầu tiên đắp thành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La,
đặt nền móng cho sự hình thành một kinh đơ mới (năm 1010), trong Chiếu dời
đô, thành Đại La tiền thân của kinh đô Thăng Long đã được Thái Tổ Lý Công
Uẩn ngợi ca “Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn, hổ ngồi, chính
giữa nam bắc đơng tây, tiện nghi sông núi sau trước. Vùng này mảnh đất rộng
mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm,
muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa,
thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng lầ nơi thượng đô kinh sư mãi
mãi muôn đời” (Chiếu dời đơ). Ra đời trong thời kì văn – sử - triết bất phân, dù
mang giá trị của một văn bản hành chính, Chiếu dời đơ của Lý Thái Tổ xứng
đáng “áng thiên cổ hùng văn”, hình ảnh kinh đô Thăng Long mới tươi sáng, tràn
đầy triến vọng phát triển, tốt lên khí thịnh vượng của dân tộc. Từ đó, hồng
thành Thăng Long được xây dựng, phát triển gắn với vận khí của các triều đại
phong kiến.
Nền văn học viết phát triển mạnh với lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng

lớp nhà sư (Thời Lý), Nho sĩ (Thời Trần – Lê về sau). Về mặt thể loại, thời kì
đầu của văn học viết chủ yếu là thơ. Dưới thời Trần, ta có thể thấy hình bóng
một Thăng Long hào khí “át sao ngưu” gắn với chiến thắng Chương Dương
trong khúc khải hồn ca chiến thắng qn Ngun Mơng.
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử Quan
Thái Bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử gian san”
(Tụng giá hoàn kinhh sư - Trần Quang Khải)
Thế kỷ XV, nước Đại Việt bước vào thời kỳ đỉnh cao của chế độ phong
kiến Việt Nam, một kinh thành Thăng Long thái bình thịnh trị xuất hiện trong


12

thơ Ngô Chi Lan. Bài thơ Khúc hát hái sen, phía sau vẻ xn sắc của cơ gái hái
sen là cảnh đẹp Tây Hồ thanh sáng, tươi tắn, yên bình.
Tương khan lục mấn niên
Vô sự thái khê liên
Tiểu cô, kiều bất ngữ
Đái tiếu học sanh thuyền
Liên hoa viễn cận hương
Thái thái tổng sơn nương
Mạc khiển phong suy mấn
Băng cơ nguyên tự hương
(Thái Liên khúc – Ngô Chi Lan)
Thế kỷ XVI - XIX, Thời kì suy vi của chế độ phong kiến Việt Nam, kinh
đô Thăng Long trải qua binh lửa chiến tranh, đổi thay triều đại liên miên. Dưới
hai triều đại phong kiến cuối cùng (Tây Sơn, Nguyễn), Thăng Long trở thành cố
đô. Kinh đô hoa lệ một thời trở đã trở thành nguồn cảm hứng, đề tài lớn gắn với

những hoài niệm, niềm tiếc nuối với tác giả từng gắn bó với mảnh đất ngàn năm
văn vật như Đồn Nguyễn Tuấn (Kiếm hồ xạ đẩu, Vũ quán xao nguyệt, Dạ độ
Nhĩ hà…), Phạm Quý Thích (Kiếm hồ), Nguyễn Văn Siêu (Du Tây hồ, Nhị Hà
đối nguyệt), Nguyễn Quang Toản (Vịnh Tây Hồ), Bùi Huy Bích (Quang liệt xã
giang thượng ngâm, Nhâm Dần tuế đán, Dạ tọa thính đỗ quyên), Nguyễn Du
(Thăng Long I, Thăng Long II, Long thành cầm giả ca), Phạm Đình Hổ (Quá
Kim Liên tự, Hữu sở cảm, Hoài cổ…), Phan Huy chú (Độ Nhị Hà), Cao Bá Quát
(Quá Thiên Quang tự, Thương Lê triều cố cung, Đăng Long Thành lãm thắng
hữu cảm, Đề Trấn Vũ quán thạch bi…), Nguyễn Xn Ơn (Tràng An hồi cổ),
Bà huyện Thanh Quan (Thăng long thành hoài cổ, Chùa Trấn Bắc, Cảnh đền
Trấn Võ), Nguyễn Công Trứ (Hồ Tây, Cảnh Hà Nội)… Mỗi tác giả mang một
nỗi niềm tâm sự riêng dành cho Thăng Long nhưng tựu chung lại đều chất chứa
nỗi niềm hoài cổ về Thăng Long xưa và tiếc nuối thuở thái bình thịnh trị Vua


13

Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn của các triều đại trước: Cổ kim đã biến đổi
như thế/ Non sơng có biết khơng/ Những thành trì cịn đó rành rành/ Trời nước
vẫn tự lững lờ (Du Tây hồ - Nguyễn Văn Siêu).
Nguyễn Du từng có thời gian tuổi trẻ gắn bó với Thăng Long khi gia tộc
Nguyễn Tiên Điền còn hưng vượng. Triều đại đổi thay, phiêu bạt gió bụi, sau
vào Huế làm quan cho vương triều Nguyễn. Năm 1813, trên đường đi sứ Trung
Quốc, Nguyễn Du có dịp ghé lại Thăng Long, hồng thành hoa lệ một thời nay
thay vào đó là một tòa thành mới (Nhà Nguyễn xây lại thành Thăng Long năm
1805). Nguyễn Du khơng khỏi chạnh lịng nhớ thương cảnh cũ người xưa: Tân
lĩnh lô giang tuế tuế đồng/ Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long/ Thiên niên cự
thất thành quan đạo/ Nhất phiến tân thành một cố cung/ Tương thức mỹ nhân
khan bão tử/ Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông/ Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy
(Thăng Long – Nguyễn Du). Cùng trong dịng hồi niệm Thăng Long trong

chuyến Bắc hành, Long Thành cầm giả ca bày tỏ niềm xót thương cho kiếp
người con gái tài hoa chốn kinh kì và dường như cũng chứa nỗi hoài niệm cố
triều Tây Sơn nước mắt thầm rơi, tai lắng nghe mà trong lịng đau xót: Thương
tâm vãng sự lệ triêm y (Long Thành cầm giả ca – Nguyễn Du).
Sinh ra tại Thăng Long tận mắt chứng kiến quê hương trải qua cảnh
“thương hải tang điền”, trong Thăng long thành hoài cổ, Bà huyện Thanh Quan
cũng mang chung nỗi niềm hoài cổ, tâm trạng nuối tiếc quá khứ vàng son, xót xa
trước cảnh tiêu xơ hiện tại của cố đô Thăng Long, biết trách ai? đành trách con
tạo xoay vần.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.


14

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
(Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện
Thanh Quan)
Nỗi niềm “Thăng Long thành hoài cổ”, nuối tiếc một thuở huy hoàng tràn
ngập trong thơ ca thế kỷ XVIII – XIX.
Đất Trường An là cổ đế kinh
Nước non một dải hữu tình

Đã mấy độ sao dời vật đổi
Nào vương cung đế miếu ở đâu nào?

(Cảnh Hà Nội - Nguyễn Công Trứ)
Cuối thế kỷ XIX, lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn phức tạp. Sau
khi chiếm được Hà Nội năm 1883, đặc biệt sau hiệp định Patenôtre 1884, toàn
bộ lãnh thổ Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ
phủ lên bang Đông Dương, thực dân Pháp đã cho phá dỡ nhiều phần của Hà Nội
xưa, đồng thời quy hoạch xây dựng một đô thị mới theo kiểu tây phương. Sự va
chạm giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây, sự xuất hiện q trình đơ thị hóa được
phản ánh trung thực trong sáng tác thơ ca về thành Hà Nội của Nguyễn Khuyến
(Hoàn Kiếm hồ, Giáp thân trung thu ngụ Hà Nội hữu cảm ký đồng niên cử nhân
Ngô…), Nguyễn Thượng Hiền (Tức Sự), Dương Khuê (Hà Thành trung thu
tiết), Lê Quả Dục (Ất Dậu niên, vãng Hà Nội cảm tác)…
Không gian kinh thành ánh điện không át nổi ánh
trăng
Dưới cây đèn điện, xe tranh nhau đường đi
Bên hồ Hoàn Kiếm trăng treo trên mái lầu


15

(Hà thành trung thu tiết - Dương Khuê)
Trong bối cảnh Hà Thành đơ thị hóa theo mơ hình phương tây, lớp nhà
nho cuối cùng như Nguyễn Khuyến không khỏi thảng thốt, nuối tiếc. Vấn đề
phủ nhận, chối bỏ đô thị hóa những ngày đầu xuất phát từ tư tưởng phản đối
thực dân xâm lược và sự lạ lẫm với đô thị kiểu phương Tây của lớp nhà nho
phương Đông.
Đáng thương văn vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ!
(Cảm đề -Nguyễn Khuyến)
Cùng với sự phát triển rực rỡ của thơ ca, các thể loại ký sự, tùy bút, văn
xi tự sự cũng dần phát triển. Hình ảnh con người, khơng gian Thăng Long ít

nhiều đã xuất hiện trong các loại truyện truyền kì, chí qi như truyện Rùa vàng,
truyện Hà Ơ Lơi trong Lĩnh Nam chích qi. Hay trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi
cũng nhắc đến vùng đất thượng đô “Thượng kinh là đất đế đô gồm một phủ, hai
huyện, 36 phường. vùng này đất vàng, ruộng vào hạng thượng trung”. Tuy
nhiên, để trở thành một phương diện nội dung đề tài được phản ánh thì phải đến
các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Lê Hữu Trác, Ngô Gia văn phái những địa danh,
con người Thăng Long mới rõ nét hơn.
Với Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ dựa trên cơ sở những truyện xưa, tích
cũ để phản ánh những vấn đề xã hội đương thời. Truyện số mười chín – Cuộc
nói chuyện ở Kim Hoa, Nguyễn Dữ đã dựng lại khơng khí thi ca cung đình nở rộ
dưới thời Lê Thánh Tông, đồng thời ca ngợi tài năng thơ phú của nàng tài nữ đất
kinh kì Ngơ Chi Lan.
Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác viết năm 1782 là thiên phóng sự
hiếm hoi của văn học trung đại Việt Nam viết về người thực việc thực tại cung
vua phủ chúa thời Lê Trung Hưng. Lê Hữu Trác cũng đã nhiều năm gắn bó với
kinh thành Thăng Long thời trẻ, kết hợp với những điều mắt thấy tai nghe trong


16

những lần được vời ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh
Sâm. Điều đó giúp cho Thượng kinh ký sự có những trang viết sinh động và sắc
sảo, phản ánh chân thực cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phong kiến.
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi,
phản ánh chân thực bức tranh sinh động xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối
thế kỉ XVIII, những “bê bối” tranh quyền, đoạt vị cung vua phủ chúa nơi kinh
thành Thăng Long, Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, cuộc chiến chống
quân Thanh giành độc lập của nhà Tây Sơn. Đặc biệt, ở những chương tập trung
miêu tả chiến thắng Đống Đa oanh liệt, ta thấy một niềm kiêu hãnh về mảnh đất
Thăng Long, niềm tự hào dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ, Quang Trung

Nguyễn Huệ nổi bật với sức mạnh và tài trí của bậc anh hùng dân tộc.
Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi chép nhiều chuyện Thăng Long
cuối Thế kỷ XVIII và nửa đầu Thế kỷ XIX. Tựa đề tùy bút, tuy nhiên Vũ trung
tùy bút lại có đặc điểm giống cơng trình nghiên cứu về xã hội học, về chợ Bạch
Mã - Một chợ có lịch sử lâu đời tại Thăng Long, ông viết: “Chợ buôn bán tấp
nập huyên náo. Những quân trộm cắp hay thừa cơ cướp giật, có khi thị tay vào
túi người ta móc lấy hết cả. Có khi chúng cố ý làm chợ ồn ào, đổ xô nhau mà
chạy để rồi cắp bọc quần áo người ta hoặc khuân đồ vật hàng hóa”.
Trải qua gần mười thế kỷ hình thành phát triển (thế kỷ X – XIX), nền văn
học viết nước ta dần hoàn thiện về mặt nội dung phản ánh và thể loại. Trong
suốt tiến trình vận động văn học trung đại, đề tài Thăng Long – Hà Nội đã góp
một nội dung quan trọng trong nhu cầu thể hiện hiện thực xã hội đương thời. Có
thể nói rằng, đề tài kinh thành Thăng Long trong văn học trung đại Việt Nam
liên quan mật thiết đến vận mệnh của các triều đại phong kiến. Thăng Long –
Hà Nội, một mặt là biểu tượng về thời kỳ phồn thịnh của triều đại Lý – Trần –
Lê với nhiều thành tựu rực rỡ, chiến thắng hào hùng. Bước sang giai đoạn nửa
sau thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, Thăng Long trở thành một vùng ký ức,


17

một nỗi niềm hồi niệm khơn ngi về q khứ vàng son. Đến khi thực dân
Pháp đô hộ, đề tài viết về Thăng Long (lúc bấy giờ đổi là Hà Nội) của lớp nhà
nho cuối là sự khước từ văn hóa Pháp và đơ thị hóa theo kiểu phương Tây. Nội
dung phản ánh về thăng Long cũng cho thấy tư tưởng, lập trường quan điểm của
các tác giả với các triều đại, sự kiện của lịch sử - xã hội.
1.1.2. Hà Nội trong văn học hiện đại
Giai đoạn đầu thế kỷ XX – nay, đất nước trải qua nhiều biến động, liên
tiếp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ kéo dài
từ đầu thế kỷ đến 1979, q trình đơ thị hóa, đổi mới phát triển kinh tế, tác động

mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghệ 4.0.
Về mặt văn hóa, q trình tiếp nhận, dung hợpvăn minh phương Tây kết hợp
văn hóa truyền thống tạo thành nền văn hóa Việt Nam mới. Có thể nói, trong
vịng một thế kỷ, Việt Nam đã có bước lột xác ngoạn mục theo hướng hiện đại
hóa so với hành trình mười thế kỷ trước đó. Hà Nội lúc này tiếp tục giữ vai trị
thủ đơ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cả nước. Những biến đổi mạnh mẽ
về mặt cấu trúc, đặc trưng kinh tế, văn hóa (cả mặt ưu điểm và hạn chế) thể hiện
rõ nét ở đơ thị hàng đầu này.
Sáng tác văn học cũng có những bước phát triển mau lẹ, từ buổi tập tành
sử dụng chữ quốc ngữ “Á ớ u ơ ngon bút chì” hay “Vứt bút lơng đi, giắt bút chì”
(Trần Tế Xương), đến nay văn học nước ta đã được hiện đại hóa cả về mặt hình
thức, thể loại, nội dung thể hiện. Trong trùng điệp các sáng tác mảng đề tài về
đô thị, đề tài về Hà Nội giai đoạn này khá đậm nét với những đặc trưng riêng.
Trong đó phải kể đến các sáng tácđậm chất Hà Nội của Thạch Lam, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Tn, Tơ Hồi, Vũ Bằng, Nguyễn Huy Tưởng, Chính Hữu,
Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Trần Đăng, Nguyễn Khải, Chu Lai, Ma Văn
Kháng, Phan Vũ, Trần Chiến, Đỗ Phấn, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý,
Nguyễn Hà, Mai Khôi, Băng Sơn, Di Li, Uông Triều, Trung Sỹ… Tất cả những


18

sáng tác ấy tạo nên hình ảnh “một Hà Nội rất thân quen” gắn với từng bước đi
của lịch sử - xã hội dân tộc.
Thời kỳ 1900 – 1945, đỉnh cao là giai đoạn 1930 -1945, giai đoạn phát
triển rực rỡ của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, khẳng định vị thế
nhiều tên tuổi lớn trong làng văn. Trong hệ thống các tác phẩm viết về Hà Nội,
đặc sắc nhất phải kể đến Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Hà Nội băm sáu phố phường
(Thạch Lam), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân)… Tiểu thuyết Số đỏ (1936)
của nhà văn Vũ Trọng Phụng được giới phê bình đánh giá là đỉnh cao của văn

chương về đô thị Hà Nội một thời. Từ ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung
của tác phẩm đều toát lối sống, những ái, ố, hỉ, nộ của tầng lớp thượng lưu Hà
Thành những năm 30 của thế kỷ XX, tái hiện hình ảnh một Hà Nội ngày đầu bỡ
ngỡ tiếp nhận văn minh phương Tây. Kiểu sính ngoại phong trào, "Âu hóa"
trên bề nổi kết hợp với tư duy phương Đông ăn sâu trong tư tưởng tạo nên
một lối sống nửa tây nửa ta của tầng lớp thị dân “mới”. Những ông, bà, cậu,
mợ, “toa”, “moa”… của phong trào “Âu hóa”, “cải cách” nửa vời được miêu
tả thực sinh động, mang dấu ấn đậm nét của thời đại. Tiếp cận văn hóa Hà
Nội ở một góc nhìn khác, tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943) của
Thạch Lam và Vang bóng một thời (1940) của Nguyễn Tuân hướng người đọc
đến những đặc sắc riêng của Hà Nội về mặt ẩm thực. Những món ăn, những
thức quà, cảnh sắc, con người, lối sống nơi đây vừa mang đậm hồn cốt Việt,
vừa có nét thanh lịch, nét nghệ sĩ riêng rất Hà Thành. Thực mà nói, giữa
những xơ bồ của thời đại nhập nhoạng Đơng – Tây, âu đây cũng là một nỗi
niềm hoài cổ, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Bước sang thời kỳ 1945 – 1975, bối cảnh chiến tranh giành độc lập, cả
nước cùng lên đường, văn học nghệ thuật vận động theo hướng phục vụ, cổ
vũ cuộc kháng chiến của dân tộc. Các sáng tác về đề tài Hà Nội giai đoạn này
có sự thống nhất về tư tưởng, gạt những cảm xúc riêng tư sang một bên, xây
dựng hình ảnh một Hà Nội hào hùng, bi tráng trong chiến đấu. Nhưng đã là


19

Hà Nội, đã ngấm đậm chất thị dân, các sáng tác về Hà Nội trong thời chiến
vẫn có khơng ít những câu thơ lãng mạn, hào hoa. Dù đã một thời những câu
thơ này bị giấu đi hoặc làm tác giả bị quy kết về mặt tư tưởng chủ nghĩa cá
nhân, ủy mị nhưng cái chất hào hoa ấy không thôi chảy trong những câu thơ
về Hà Thành.
Đêm Hà Nội buốt tê

Mái buồn nghe sấu rụng
Nhìn ra cửa ơ, bóng những con đê
Ầm ì tiếng súng
(Đêm Hà Nội - Chính Hữu)
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Cùng với một Hà Thành lãng mạn hào hoa cịn có cả một Hà Nội
rực lửa kháng chiến, một Hà Nội quyết tử cho tổ quốc quyết sinh bi tráng,
hào hùng những ngày đầu toàn quốc kháng chiến trong thơ Quang Dũng
(Những làng đi qua), Chính Hữu (Ngày về)
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
(Ngày về - Chính Hữu)
Trước đau thương Hà Nội khơng buồn
Hà Nội rắn như thanh sắt nguội



20

Ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến
Chín năm rừng lịng vẫn thủ đơ
(Nhớ ngày thủ đơ kháng chiến – Hoài Anh).
Và rồi là một Hà Nội dịu dàng, Hà Nội mất mát, đau thương mà rất đỗi

hào hùng trong cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Là trái tim của
cả nước, trong cuộc đấu tranh trường kỳ giải phóng dân tộc, Hà Nội cũng đau
chung nỗi đau của dân tộc.
Tháng Chạp
Đôi tân hôn chưa kịp nằm chiếu hoa
Đã có tên trong vịng hoa tưởng niệm
Một tháng Chạp
Trắng khăn xơ
khói hương dài theo phố
Một tháng Chạp
Thâu đêm
Mẹ thức hóa vàng…
(Hà Nội phố - Phan Vũ)
Cùng với những rất nhiều những vần thơ hào hùng, hào hoa, các sáng tác
văn xuôi về đề tài Hà Nội cũng nở rộ, tiêu biểu nhất phải kể đến các tùy bút của
Nguyễn Tuân (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi – 1972), Vũ Bằng (Miếng Ngon Hà Nội 1960, Thương nhớ mười hai –1972), Nguyễn Huy Tưởng (kịch Vũ Như Tô 1941, Lũy hoa -1960; tiểu thuyết Cột đồng Mã Viện - 1944, Đêm hội Long Trì 1942, An Tư cơng chúa - 1944, Lá cờ thêu sáu chữ vàng - 1960, Sống mãi với
thủ đô – 1960…). Với những sáng tác mang đậm hào khí, cốt cách kinh đơ
Thăng Long xưa và Hà Thành ngày nay, Nguyễn Huy tưởng được giới nghiên
cứu, phê bình tơn vinh là “nhà chép sử bằng văn chương”, “nhà Hà Nội học”
trong văn chương. Trong đó, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đơ được đánh giá là


×