Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Cấu trúc và ngữ nghĩa của những phát ngôn thể hiện quan hệ gia đình trong ''tục ngữ mường thanh hoá''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

trần thị xuân

cấu trúc và ngữ nghĩa
của những phát ngôn thể hiện quan hệ gia đình
trong tục ngữ mờng thanh hóa

Luận văn thạc sĩ ngữ văn


2

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

trần thị xuân

cấu trúc và ngữ nghĩa
của những phát ngôn thể hiện quan hệ gia đình
trong tục ngữ mờng thanh hóa
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời híng dÉn khoa häc:



PGS. TS. Hoµng träng canh

Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Cấu trúc và ngữ nghĩa của những phát ngôn thể
hiện quan hệ gia đình trong “Tục ngữ Mường Thanh Hóa”, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Hồng Trọng Canh. Tơi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, Khoa đào tạo Sau Đại học - Trường Đại
học Vinh.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
Cao Sơn Hải đã đóng góp những ý kiến q báu giúp tơi hồn thành đề tài
luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tơi trong quá trình điền dã, khảo sát
đề tài này.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân nên luận văn có những hạn
chế nhất định. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý của các thầy, cơ giáo và
những người quan tâm đến đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Xuân


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU...........................................................................................................
1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................

3.

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................

4.

Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu....................................................

5.

Đóng góp của luận văn..........................................................................

6.

Cấu trúc luận văn...................................................................................

Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài..............
1.1.

Vấn đề tục ngữ.......................................................................................


1.1.1. Các quan điểm về tục ngữ......................................................................
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và tục ngữ với ca dao.......................
1.1.3. Vấn đề phát ngôn và phát ngơn tục ngữ..............................................
1.2.

"Tục ngữ Mường Thanh Hóa" và bộ phận tục ngữ thể hiện quan
hệ gia đình............................................................................................

1.2.1. "Tục ngữ Mường Thanh Hóa".............................................................
1.2.2. Bộ phận tục ngữ thể hiện quan hệ gia đình..........................................
1.3.

Tiểu kết chương 1................................................................................

Chương 2. Cấu trúc của các phát ngơn thể hiện quan hệ gia đình
trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa"........................................
2.1.

Vấn đề cấu trúc của tục ngữ.................................................................

2.1.1. Khái niệm cấu trúc...............................................................................
2.1.2. Cấu trúc của tục ngữ............................................................................
2.2.

Những cấu trúc cơ bản của các phát ngôn thể hiện mối quan hệ
gia đình trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa"......................................


6
2.2.1. Cấu trúc tương đồng............................................................................

2.2.2. Cấu trúc đối lập....................................................................................


2.2.3. Cấu trúc so sánh...................................................................................
2.2.4. Cấu trúc kéo theo.................................................................................
2.2.5. So sánh khái quát những điểm tương đồng và khác biệt về cấu
trúc của bộ phận tục ngữ thể hiện quan hệ gia đình trong tục ngữ
Mường và tục ngữ Việt........................................................................
2.3.

Tiểu kết chương 2................................................................................

Chương 3. Ngữ nghĩa của các phát ngôn thể hiện quan hệ gia đình
trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa"........................................
3.1.

Vấn đề ngữ nghĩa của tục ngữ............................................................

3.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa............................................................................
3.2.2. Ngữ nghĩa của tục ngữ.........................................................................
3.2.

Ngữ nghĩa của những phát ngơn trong "Tục ngữ Mường Thanh
Hóa" thể hiện các quan hệ chủ yếu về gia đình người Mường............

3.2.1. Tục ngữ Mường thể hiện quan hệ cha mẹ - con cái.............................
3.2.2. Tục ngữ Mường thể hiện quan hệ vợ - chồng......................................
3.2.3. Tục ngữ Mường thể hiện quan hệ anh - chị - em.................................
3.2.4. Tục ngữ Mường thể hiện quan hệ dâu rể - họ hàng.............................
3.2.5. So sánh khái quát đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ thể

hiện quan hệ gia đình trong tục ngữ Mường và tục ngữ Việt..............
3.2.6. Sắc thái văn hóa Mường thể hiện qua ngữ nghĩa bộ phận tục ngữ
chỉ quan hệ gia đình.............................................................................
3.3.

Tiểu kết chương 3................................................................................

KẾT LUẬN.....................................................................................................
Cơng trình nghiên cứu khoa học của tác giả liên quan đến đề tài
luận văn.........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................
PHỤ LỤC


MỤC LỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2.1:

Các quan hệ chính trong gia đình người Mường thể hiện qua
tục ngữ

Bảng 2.2:

Các cấu trúc thể hiện quan hệ gia đình người Mường

Bảng 2.3:

Các tiểu nhóm cấu trúc tương đồng

Bảng 2.4:


Các tiểu nhóm cấu trúc đối lập

Bảng 2.5:

Các tiểu nhóm cấu trúc so sánh

Bảng 2.6:

Các tiểu nhóm cấu trúc kéo theo

Bảng 2.7:

Các cấu trúc thể hiện quan hệ gia đình qua tục ngữ người Việt

Bảng 3.1:

Các mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Bảng 3.2:

Các mối quan hệ giữa vợ và chồng

Bảng 3.3:

Các mối quan hệ anh chị em

Bảng 3.4:

Các mối quan hệ dâu rể, họ hàng


Bảng 3.5:

Các quan hệ chính trong gia đình được thể hiện qua tục ngữ
người Việt

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Trong luận văn, các ví dụ tục ngữ Mường được dẫn đều lấy từ cuốn
“Tục ngữ Mường Thanh Hóa”, Cao Sơn Hải, Nxb VHDT, 2002. Để đảm bảo
tính khoa học và tiện cho người đọc tra cứu, sau các câu tục ngữ Mường được
dẫn, chúng tôi đều ghi xuất xứ - thứ tự câu tục ngữ đó và đề trong dấu ngoặc
đơn, kèm theo lời dịch ra tiếng Việt của cùng tác giả cuốn sách trên.


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong
đó có ngành ngơn ngữ học. Tục ngữ gắn bó khăng khít với thực tại đời sống.
Với mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh giao tiếp, mỗi người sử dụng, nghĩa của tục
ngữ có thể biến đổi linh hoạt với những sắc thái riêng tạo nên tính đa nghĩa
cho tục ngữ. Tục ngữ là những bài học kinh nghiệm quý báu nhưng lại được
thể hiện dưới hình thức ngắn gọn, cân đối, có vần, nhịp, dễ nhớ, dễ sử dụng.
Chính những điều đó tạo nên sức sống lâu bền cho tục ngữ. Tục ngữ khơng
chỉ là hiện tượng lời nói mà cịn là ý thức xã hội. Qua tục ngữ, ta có thể hiểu
được phần nào cách tư duy, vốn văn hoá và vốn ngôn ngữ của từng dân tộc.
1.2. Tục ngữ là sản phẩm dân gian, đúc rút kinh nghiệm về mọi mặt
cuộc sống của từng dân tộc. Do ngôn ngữ, mơi trường sống, phong tục tập
qn, văn hóa khác nhau nên mỗi dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam
lại có những vốn tục ngữ riêng. Đối với tục ngữ người Việt (Kinh), đến nay

đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng tục ngữ của các dân tộc thiểu số
nói chung và của dân tộc Mường nói riêng thì ít được quan tâm. Điều này một
phần do công tác sưu tầm biên soạn còn hạn chế. Mặt khác, muốn hiểu được
tục ngữ thì người viết phải có vốn hiểu biết nhất định về ngơn ngữ cũng như
văn hố truyền thống của dân tộc ấy. Dân tộc Mường là dân tộc thiểu số, có
số dân đơng thứ ba trong các cộng đồng người Việt sau dân tộc Tày, Thái.
Theo số liệu điều tra ngày 01/04/2009 thì dân tộc Mường có 1.268.963 người,
phân bố chủ yếu ở Hồ Bình, Sơn La, Phú Thọ, Thanh Hoá và một số huyện
của tỉnh Ninh Bình, Lâm Đồng… Tiếng Mường khơng chỉ là cơng cụ giao
tiếp mà còn là nơi lưu giữ và truyền tải văn hóa Mường. Tiếng Việt và tiếng
Mường có chung một nguồn gốc, thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường, họ


10
Nam Á. Tiếng Mường ngày nay còn giữ được nhiều dấu vết của tiếng Việt cổ,
rõ nhất là ở phương diện ngữ âm và từ vựng. Vì vậy, qua tiếng Mường ta có
thể làm sáng tỏ một số vấn đề về ngơn ngữ và văn hóa của tiếng Việt.
1.3. Ở Việt Nam, dân tộc Mường là dân tộc bản địa, có nền văn hố lâu
đời với nhiều giá trị đặc sắc. Vượt lên trên việc khơng có chữ viết riêng, dân
tộc Mường vẫn lưu giữ được kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú,
trong đó tục ngữ giữ vị trí quan trọng. Người Mường có đặc tính “bẩm sinh”
thật thà, chất phác, giàu tình nghĩa. Họ sống yêu thương, chan hồ, tơn trọng
lẫn nhau và ln có xu thế hướng tới các hoạt động chung của cộng đồng.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở người Mường là họ thường sống chung từ ba đến
bốn thế hệ trong một ngôi nhà sàn tạo nên những gia đình lớn. Hơn nữa, gia
đình là nơi thể hiện rõ nhất quan hệ ứng xử văn hóa của một tộc người. Vì
vậy, mối quan hệ gia đình ở đây vơ cùng phong phú, vừa có nét chung so với
các dân tộc khác lại vừa giữ được những nét khác biệt. Cũng chính vì thế mà
số lượng những phát ngôn tục ngữ thể hiện mối quan hệ gia đình là tương đối
lớn, cấu trúc cũng đa dạng.

Tục ngữ Mường là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của người dân Mường. Tuy nhiên, tục ngữ Mường chưa được nghiên cứu
về mặt ngôn ngữ. Cho nên chọn đề tài “Cấu trúc và ngữ nghĩa của những
phát ngơn thể hiện mối quan hệ gia đình trong Tục ngữ Mường Thanh
Hoá” là việc cần thiết và có ý nghĩa. Bộ phận tục ngữ này khơng chỉ thể
hiện được đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ Mường mà cịn cho
thấy những sắc thái văn hóa gia đình của người Mường. Qua đó, chúng tơi
mong muốn góp phần phát huy giá trị giáo dục của tục ngữ cũng như phục
vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam.


11
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ
Tục ngữ ra đời từ rất sớm nhưng lại được sưu tầm và nghiên cứu khá
muộn. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua những tài liệu cơ
bản liên quan đến vấn đề mà mình đang tìm hiểu.
- Về sưu tầm: Theo Trần Đức Các [9, tr.7], tục ngữ được sưu tầm từ thế
kỷ 17 nhưng thành quả không đáng kể. Đến trước cách mạng tháng Tám năm
1945 chỉ có hai cơng trình đáng chú ý là “Tục ngữ lược giải” của Lê Văn Hoè
và “Tục ngữ phong giao” của Nguyễn Văn Ngọc. Sau cách mạng, có cuốn
“Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan. Đây là cơng trình có
quy mơ và đầy đủ hơn cả. Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát lịch sử
nghiên cứu tục ngữ và đưa ra những nhận định, đánh giá về đặc trưng, chức
năng của tục ngữ. Tác giả cũng đã quan tâm đến nội dung phản ánh qua việc
sắp xếp các câu tục ngữ theo nội dung chủ đề. Về sau, nhiều tác giả sưu tập,
biên soạn riêng thể loại tục ngữ. Đáng kể nhất là bộ “Kho tàng tục ngữ người
Việt” do Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên, xuất bản năm 2002. Đây là cơng
trình bao qt nhất với số lượng 16098 câu.

Sách sưu tầ m và nghiên cứu tu ̣c ngữ thế giới đươ ̣c dich ra tiế ng Viêṭ
̣
đáng chú ý là cuố n: “Từ điển tục ngữ thế giới” của tác giả Gerd De Ley nguyên
bản tiế ng Anh do Lê Thành dich. Trong cuố n sách này, tác giả đã giới thiêu
̣
̣
hàng nghin câu tu ̣c ngữ của nhiề u quố c gia và vùng lành thổ . Tu ̣c ngữ Viêṭ
̀
Nam cũng đươ ̣c giới thiêu 41 câu. Trong cơng trình này, có những câu tu ̣c ngữ
̣
giữa các nước trùng khit nhau hoă ̣c có những câu ý tương tự nhau. Điề u này
́
càng chứng minh tu ̣c ngữ mang tinh toàn cầ u và có sự giao thoa quố c tế .
́
- Về nghiên cứu: Trước tiên, chúng ta phải kể đến cuốn “Tục ngữ với
một số thể loại văn học” của Trần Đức Các. Tác giả khái quát tình hình nghiên
cứu tục ngữ qua hai thời kỳ trước và sau cách mạng. Ông đi sâu thể hiện mối


12
quan hệ giữa tục ngữ và một số thể loại văn học và coi “ tục ngữ là vốn tri
thức thực tiễn về mọi mặt của cuộc sống mà nhân dân đã đúc kết trong một
hình thức ngắn gọn, linh hoạt, tiện cho việc diễn đạt cảm nghĩ của con người
và được xã hội chấp nhận” [9, tr.12].
Tiếp theo phải kể đến cuốn “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp”
của Nguyễn Thái Hoà. Với 259 trang chia làm 3 phần, tác giả lần lượt nghiên
cứu: tục ngữ là gì, cấu trúc của tục ngữ và thi pháp của tục ngữ. Đặc biệt ở
phần 1, tác giả khái quát những vấn đề tục ngữ được nghiên cứu ở góc độ văn
học và ngôn ngữ. Tác giả cũng điểm lại những quan niệm về tục ngữ và đi
đến kết luận, xem tục ngữ là “những phát ngôn đặc biệt” [47, tr.26]. Phần 2,

tác giả khái quát và phân loại các khn hình cơ bản của tục ngữ. Phần 3, tác
giả trình bày một số đặc điểm cơ bản của thi pháp tục ngữ. Đây là cơng trình
quan trọng, là cơ sơ lý thuyết cho những người đi sau khi muốn tìm hiểu về
tục ngữ.
Năm 1999, tác giả Phan Thị Đào giới thiệu cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục
ngữ Việt Nam” gồm 4 chương. Trong chuyên luận này, tác giả đi sâu nghiên
cứu về kết cấu, vần, nhịp cũng như cách tạo nghĩa và một số thủ pháp tạo nghĩa
của tục ngữ. Tác giả đưa ra các dạng kết cấu của tục ngữ như: kết cấu lôgic; kết
cấu so sánh; kết cấu đối xứng và đưa ra cách hiểu về tục ngữ: “là một hiện
tượng ý thức xã hội, phản ánh lối nói, lối nghĩ, lối sống của nhân dân trải qua
bao thời đại. Nó là thể loại ra đời vào loại sớm nhất, có số lượng phong phú
nhất và có sức sống lâu bền nhất trong folklore” [28, tr.23].
Năm 2005, tác giả Nguyễn Nhã Bản xuất bản cuốn “Đặc trưng cấu trúc
- ngữ nghĩa của thành ngữ tục ngữ trong ca dao”. Đây là cơng trình đầu tiên
nghiên cứu đầy đủ và công phu sức sống của thành ngữ, tục ngữ trong môi
trường ca dao (dựa trên tư liệu “Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho
tàng ca dao người Việt” của chính tác giả). Ở đây, tác giả đã trình bày những


13
vấn đề lý thuyết xung quanh thành ngữ, tục ngữ, ca dao và khảo sát sự hoạt
động của thành ngữ trong ca dao, tục ngữ trong ca dao. Tác giả cũng chỉ ra
những đặc điểm về cấu trúc ngữ nghĩa của mỗi đơn vị này.
Năm 2006, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xuất bản cuốn “Tục ngữ Việt Nam
dưới góc nhìn ngữ nghĩa ngữ dụng”. Ở phần đầu, tác giả hệ thống rất chi tiết,
gần như toàn bộ bức tranh nghiên cứu về tục ngữ trên nhiều phương diện. Tác
giả cũng tìm hiểu ngữ nghĩa của tục ngữ qua: quan hệ lập luận; quan hệ so
sánh; quan hệ đối ứng; quan hệ sóng đơi. Đặc biệt, tác giả có dẫn dụ so sánh
giữa tục ngữ Anh và tục ngữ Việt để thấy được sự đồng nhất và khác biệt
trong ngôn ngữ, văn hoá cũng như cách tư duy giữa hai dân tộc này.

Bên cạnh đó cịn có hàng loạt luận án, luận văn, khoá luận nghiên cứu
về tục ngữ. Tác giả Nguyễn Việt Hương (2001) qua luận án “Tục ngữ Việt
Nam - bản chất thể loại qua hệ thống phân loại” đã nhấn mạnh: tục ngữ là
hiện tượng phức tạp về bản chất, vừa là hiện tượng của tư duy, vừa là hiện
tượng của lời nói.
Tác giả Nguyễn Quý Thành (luận án, 2002) lại tìm hiểu “Cấu trúc cú
pháp ngữ nghĩa của tục ngữ Việt”. Tác giả chỉ ra một số kiểu cấu trúc thường
gặp trong tục ngữ Việt.
Tác giả Phạm Hồng Việt (luận văn, 1995) đi sâu vào “Triết lý ứng xử
dân gian qua tục ngữ Việt Nam”. Tác giả cũng khái quát lịch sử nghiên cứu
tục ngữ Việt Nam theo bốn nhóm: theo góc độ ngơn ngữ; thi pháp; văn học và
lịch sử, xã hội, dân tộc học.
Tác giả Mai Thị Hồng Hà (luận văn, 2008) tìm hiểu “Cấu trúc và ngữ
nghĩa của các phát ngôn tục ngữ về mối quan hệ trong gia đình người Việt”.
Dưới sự hướng dẫn của GS TS Đỗ Thị Kim Liên, tác giả đã lần lượt tìm hiểu
các dạng cấu trúc, các mối quan hệ gia đình thể hiện qua tục ngữ người Việt.
Đây cũng là tài liệu quý làm cơ sở cho chúng tôi khi so sánh với tục ngữ dân
tộc Mường.


14
Ngồi ra cịn có nhiều bài báo tìm hiểu về tục ngữ đăng trên các tạp chí
như: Đạo lý trong tục ngữ (Nguyễn Dức Dân); Bác Hồ với nguồn tục ngữ dân
tộc (Hà Châu); Màu sắc dân tộc trong tục ngữ (Nhị Hà)… Nhìn chung, các
cơng trình đều đề cập đến vấn đề cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp của tục ngữ,
tuy mức độ đậm nhạt ở từng cơng trình có khác nhau.
2.2. Về sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ, ngơn ngữ, văn hóa Mường
Vấn đề tục ngữ, ngơn ngữ, văn hóa Mường cũng được nhiều tác giả
quan tâm. Năm 1995, kỷ yếu "Văn hóa dân tộc Mường" được xuất bản với các
bài nghiên cứu đáng chú ý như: Ngôn ngữ và chữ viết của người Mường

(Hoàng Văn Hành); Những giá trị truyền thống và đổi mới trong nếp sống của
người Mường (Nơng Quốc Chấn); Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa và
việc xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Mường (Vương Anh )... Về văn
học và ngôn ngữ Mường cũng được nhiều người tìm hiểu. Tác giả Bùi Văn
Thành quan tâm đến "Thế giới biểu tượng thần thoại trong mo Mường". Tác
giả Đinh Đức Giang tìm hiểu "Hình tượng người phụ nữ Mường trong truyện
thơ về đề tài tình yêu". Tác giả Mai Thị Hồng Hải viết về " Dân ca xường của
người Mường Thanh Hóa - tiếp cận từ góc độ văn học dân gian". Tác giả Lê
Thị Hương " Khảo sát từ ngữ trong sử thi Đẻ đất đẻ nước"...
Qua việc khảo sát trên và trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình,
chúng tơi có thể nói: chưa có đề tài nào tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa
của các phát ngôn thể hiện mối quan hệ gia đình trong “ Tục ngữ Mường
Thanh Hóa”.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện luận văn trên cơ sở khảo sát tài liệu "Tục ngữ
Mường Thanh Hóa", Nxb VHTT, 2002. Đây là cơng trình nghiên cứu cấp bộ


15
về văn hóa dân gian được chính phủ tài trợ của tác giả Cao Sơn Hải. Qua tổng
số 1506 câu tục ngữ, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu những câu
thể hiện quan hệ gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tơi sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:
- Giới thuyết các quan điểm về tục ngữ, tục ngữ Mường, phân biệt tục
ngữ với thành ngữ và tục ngữ với ca dao; giới thiệu khái quát tục ngữ Mường
và bộ phận tục ngữ thể hiện quan hệ gia đình.
- Chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các phát ngôn thể hiện mối quan
hệ gia đình trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa".

- Chỉ ra những đặc điểm ngữ nghĩa và sắc thái văn hóa gia đình người
Mường thể hiện qua các phát ngơn thể hiện mối quan hệ gia đình trong "Tục
ngữ Mường Thanh Hóa".
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại:
Qua việc khảo sát 1506 câu tục ngữ Mường, chúng tôi lựa chọn thống kê
những câu phản ánh quan hệ gia đình và phân theo từng nhóm cấu trúc cụ thể.
Phương pháp này là cơ sở để tiến hành thực hiện các phương pháp tiếp theo.
- Phương pháp phân tích, miêu tả, tổng hợp.:
Sau khi khảo sát, phân loại chúng tơi tiến hành phân tích, miêu tả đặc
điểm của từng cấu trúc và từng nội dung ngữ nghĩa. Trên cơ sở đó, chúng tơi
rút ra những đặc trưng cơ bản và nhận xét, đánh giá chung số liệu thu được về
từng mối quan hệ và từng cấu trúc.
- Phương pháp so sánh:
Chúng tôi so sánh các số liệu thu được về từng mối quan hệ và từng
cấu trúc của tục ngữ Mường trong tương quan so sánh với tục ngữ của các
dân tộc Việt để thấy được điểm giống và khác nhau giữa chúng.


16
- Phương pháp điền dã, quan sát, tham dự, phỏng vấn:
Ý nghĩa tục ngữ không chỉ tồn tại trên văn bản mà cịn có đời sống sinh
động trong lời nói. Vì vậy, kết hợp với việc khảo sát trên văn bản, chúng tôi tiến
hành điền dã, quan sát, tham dự, phỏng vấn để tìm đến cách hiểu đầy đủ nhất,
đúng đắn và linh hoạt nhất của từng câu tục ngữ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Vì tục ngữ là thể loại đặc biệt nên người viết sử dụng kiến thức của
nhiều ngành khoa học có liên quan như: văn học, lịch sử học, văn hóa học,
dân tộc học...
5. Đóng góp của luận văn

Nếu thực hiện thành công đề tài này, chúng ta có thể xem đây là luận
văn đầu tiên tìm hiểu về cấu trúc và ngữ nghĩa của các phát ngơn thể hiện
quan hệ gia đình trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa". Qua luận văn, chúng ta
có thể hiểu thêm về cách tư duy, cách nói cũng như vốn ngơn ngữ của dân tộc
Mường. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý, trân trọng và giữ gìn tục ngữ của các
dân tộc thiểu số nói riêng cũng như tiếng nói của dân tộc Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

Chương 2.

Cấu trúc của các phát ngơn thể hiện quan hệ gia đình
trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa"

Chương 3.

Ngữ nghĩa của các phát ngơn thể hiện quan hệ gia đình
trong "Tục ngữ Mường Thanh Hóa"


17
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề tục ngữ
1.1.1. Các quan điểm về tục ngữ

Dưới góc độ văn học, tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Dạng
tồn tại tự nhiên của nó thường là những câu ngắn gọn, đã được cơ đúc, gọt
dũa, có vần, nhịp. Đó là những câu nói hồn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của
nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục
ngữ được ước đoán đã xuất hiện cách đây từ rất lâu, nhằm đúc kết những điều
quan sát được trong quá trình lao động, những chân lý thơng thường... Trong
xã hội có giai cấp, tục ngữ được nhân dân dùng như một công cụ để phát biểu
những nhận thức về các kinh nghiệm thực tiễn, các hiện tượng lịch sử , xã hội.
Nhân dân lao động dùng tục ngữ thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của
mình. Tục ngữ xuất hiện trong lời nói hàng ngày của nhân dân, trong lao động
sản xuất hoặc trong sinh hoạt gia đình. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống
thực tiễn, do nhân dân trực tiếp sáng tác.
Có thể ban đầu chỉ là những câu xi tai nhưng qua lưu truyền, sử dụng
những tổ hợp đó được chỉnh sửa trở thành tục ngữ nên dễ nhớ, dễ thuộc. Thực
tế cho thấy, tục ngữ là loại phát ngôn đặc biệt, không ngừng được tái hiện và
tái sinh trong lời nói. Về bản chất, tục ngữ là thể loại tồn tại sống động, ln
phát triển như chính cuộc sống. Trong mỗi hồn cảnh sử dụng, nó lại chịu ảnh
hưởng bởi vốn hiểu biết, ngôn từ, cách diễn đạt của người nói. "Mỗi câu tục
ngữ đúng lúc, đúng chỗ thì cả người nói, người nghe đều thú vị như có thêm
một phát hiện mới mẻ, phát hiện về cuộc sống, về chính mình và về ngơn
ngữ" [23, tr.7 ]. Qua tục ngữ ta hiểu được thái độ, dụng ý mà người nói muốn


18
thể hiện. Điều này cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tục ngữ và lời nói.
Muốn hiểu tục ngữ phải dựa vào hoàn cảnh sử dụng.
Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khơn dân gian". Trí
khơn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn
từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Như một phương tiện
ngôn ngữ, tục ngữ thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt,

giao tiếp cộng đồng và xã hội. Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó
chặt chẽ. Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục
ngữ có tính chất đúc kết, khái qt hóa những nhận xét cụ thể thành những
phương châm, chân lý qua các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...
Trong cuố n “Từ điển tục ngữ thế giới”, tác giả Gerd De Ley go ̣i tu ̣c ngữ
là “trí tuê ̣ và kinh nghiê ̣m” mà mỗi dân tô ̣c tích lũy đươ ̣c trong suố t cuô ̣c hành
trình gian lao của sự ra đời, tồ n ta ̣i và phát triể n. Với tính minh triế t đươ ̣c ví
như trí khôn loài người của mình, tu ̣c ngữ có khả năng lan rô ̣ng đế n mo ̣i quố c
gia, không chiu sự chi phố i bởi rào cản ngôn ngữ, lanh thổ hay tín ngưỡng,
̣
̃
phong tu ̣c tâ ̣p quán. Tu ̣c ngữ Nga có câu: “Tục ngữ là sự khôn ngoan của dân
tộc”. Tu ̣c ngữ Arabia la ̣i nói: “Tục ngữ là ngọn đèn của lời nói”. [58, tr.9]. Tu ̣c
ngữ Đức kế t luâ ̣n: “Ngườ i ta có thể đánh giá một quố c gia qua phẩm tính tục
ngữ của quố c gia đó” [58, tr.11].
Tục ngữ giữa các dân tộc trên thế giới cũng có những điểm chung.
Cùng biểu đạt một ý nghĩa, cùng một quan hệ lôgic nhưng mỗi dân tộc lại có
cách diễn đạt khác nhau. Chẳng hạn, để biểu đạt nhận xét khái quát là tinh
thần lạc quan có lợi cho sức khoẻ, nếu tục ngữ Việt nói: “Một nụ cười bằng
mười thang thuốc bổ”, tục ngữ Trung Hoa cho là: “Cười một cái, trẻ mười
năm” thì tục ngữ Anh cũng nói: “Nụ cười là liều thuốc tốt nhất”.
Khi nghiên cứu về tục ngữ, không chỉ các nhà nghiên cứu văn học mà
các nhà ngôn ngữ đều muốn tìm một định nghĩa đầy đủ và chính xác. Chỉ qua
việc khảo sát những cuốn từ điển lớn, chúng ta đã thấy được điều này.


19
Theo "Từ điển Tiếng Việt": "Tục ngữ là những câu ngắn gọn, thường có
vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân
dân" [69, tr.1043 ].

Theo "Từ điển văn học": Tục ngữ là "những câu nói ngắn gọn, có nhịp
điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày... Nội dung
tục ngữ là những nhận xét, phán đoán, kết luận về hiện tượng tự nhiên, xã hội
và đời sống con người" [90, tr.1879].
Theo "Từ điển thuật ngữ văn học": Tục ngữ là "một thể loại văn học
dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình
thức những câu ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ truyền, dễ
nhớ" [44, tr.258 ].
Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học": Tục ngữ là "câu
ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức,
tri thức của một dân tộc" [83, tr.329 ].
Về cách gọi tục ngữ, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số tên gọi
khác nhau như: "câu - thơng điệp nghệ thuật" (Hồng Văn Hành); "một tổng
thể thi ca nhỏ nhất" (R.Jacobson); "cấu trúc mang tính thơ của ngơn từ"
(Hồng Trinh); "những phát ngơn làm sẵn" (J.Lyons); "lời nói mang tính chất
thơ" (R.V.Vinogradov)...
Trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp”, Nguyễn Thái Hoà
dành gần như toàn bộ chương 1 của phần 1 để khái quát các cách hiểu về tục
ngữ ở góc độ văn học, góc độ ngơn ngữ và khẳng định tục ngữ là " những
phát ngôn đặc biệt". Sở dĩ có những cách hiểu chưa thống nhất như vậy là do
các tác giả đứng trên những tiêu chí khác nhau khi định nghĩa. Trong luận văn
này, chúng tơi khơng có ý định đi tìm một định nghĩa mới về tục ngữ mà chỉ
muốn, thông qua việc tham khảo trên để có cách hiểu đúng đắn, chính xác về
cấu trúc, ngữ nghĩa tục ngữ nói chung. Từ đó, có cơ sở để tìm hiểu cấu trúc


20
cũng như ngữ nghĩa của tục ngữ Mường. Cụ thể, để có cơ sở khảo sát, chúng
tơi dựa vào quan điểm của tác giả Nguyễn Thái Hòa, coi tục ngữ là “những
phát ngôn đặc biệt”.

1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và tục ngữ với ca dao
1.1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ đã được rất nhiều nhà nghiên cứu
thực hiện. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu, các luận văn, khóa luận làm về
tục ngữ đều có phần này. Tục ngữ và thành ngữ đều là những sản phẩm nhận
thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan, đều
chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Có thể hiểu, tục ngữ tự thân nó
phải là một câu, thể hiện phán đốn, có ý nghĩa trọn vẹn và có chức năng
thơng báo. Cịn thành ngữ thì ngược lại, chỉ là cụm từ cố định, có chức năng
định danh hoặc thể hiện khái niệm.
Để thấy rõ sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, trước tiên chúng ta
tìm hiểu về thành ngữ. Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học”,
thành ngữ là: “Cụm từ hay ngữ cố định, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo
thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung, khác tổng số ý nghĩa của các
thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ
riêng biệt ở trong câu” [83, tr.271]. Tiếng Việt có nhiều thành ngữ. Trong khi
nói và viết, người Việt chúng ta hay dùng thành ngữ.
Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt hai khái niệm này. Theo
ông, "một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn,
hoặc chỉ bảo một điều gì, cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng
mà diễn đạt một ý gì cho có màu mè".
Trong cuốn “Thành ngữ học tiếng Việt”, GS Hoàng Văn Hành cũng
coi “thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc,
hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng


21
ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ” [38, tr.27]. Có thể thấy, tác giả nhấn mạnh
hai đặc trưng nổi bật của thành ngữ. Thứ nhất là tính ổn định, cố định về
thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ. Thứ hai là tính hồn chỉnh,

bóng bẩy về ý nghĩa.
Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói của nhân dân ta.
Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất là
phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá
nhiều người. Thành ngữ và tục ngữ tuy có một số nét tương đồng có thể
chuyển hóa cho nhau song về bản chất là khác nhau. Muốn phân biệt được
đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, có cơ sở khoa học.
Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống,
kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân dân. Thành ngữ lại mang tính biểu
trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ
hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn các câu: "Hữu danh vô thực. Hồng
nhan bạc phận"... Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với
người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân
thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói.
Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một
câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: “Lời
nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”. Tục ngữ thường
mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, là bài
học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là
một tác phẩm văn học hồn chỉnh. Cịn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, một
thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh nên người ta thường dùng
xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên giận cá chém thớt".
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh trong bài “Về việc xác định ranh giới giữa
thành ngữ và tục ngữ” đưa ra hai tiêu chí nội dung và hình thức để phân biệt


22
thành ngữ và tục ngữ. Về nội dung: nội dung của thành ngữ mang tính hiện
tượng, cịn nội dung của tục ngữ mang tính quy luật. Về hình thức: mỗi thành
ngữ chỉ là cụm từ, chưa phải là câu hoàn chỉnh, còn tục ngữ tối thiểu phải là

một câu [64, tr.18]
Trong "Góp ý kiến về việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ", tác giả Cù
Đình Tú cho rằng, sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ và thành ngữ là sự khác
nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định
danh cịn tục ngữ có chức năng khác hẳn, đảm nhiệm thơng báo một nhận
định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do
vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý
tưởng (tạp chí Ngơn ngữ số1, 1973)
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”
cũng nhận xét: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét,
một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ chỉ
là một phần câu sẵn có, một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng,
nhưng tự riêng nó khơng diễn được một ý trọn vẹn” [67, tr.30].
Trong cuốn “Thành ngữ học tiếng Việt”, GS Hoàng Văn Hành cho
rằng, thành ngữ và tục ngữ khác nhau ở chỗ “thành ngữ là những tổ hợp từ
đặc biệt, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những
câu, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật” [38, tr.31].
Trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa ngữ dụng”, GS
Đỗ Thị Kim Liên đã phân biệt hai khái niệm này dựa trên các tiêu chí: tiêu chí
hình thức; tiêu chí cấu trúc; tiêu chí chức năng; tiêu chí ngữ nghĩa; tiêu chí
đích tác động.
Trong "Thử tìm một giải pháp giản dị để nhận diện tục ngữ" (đăng trên
báo Lao động cuối tuần số 24 và 25/2007), tác giả Nguyễn Đức Dương đã đưa
ra cách căn cứ vào cấu trúc đề - thuyết để xác định câu, từ đó nhận diện tục


23
ngữ là câu còn thành ngữ chưa phải là câu. Tác giả đưa ra và phân tích minh
họa bằng nhiều ví dụ.
Mới đây, trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống số 9, 2009, tác giả Nguyễn

Thị Trung Thành có bài "Cái khó trong việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ".
Tác giả chỉ ra những điểm giống nhau khó phân biệt giữa thành ngữ và tục
ngữ. Tác giả cũng đưa ra ví dụ về những câu trong trường hợp này là tục ngữ,
trường hợp khác lại là thành ngữ và đi đến kết luận: "chỉ có thể căn cứ vào
ngữ cảnh mới xác định được" [72, tr.9].
Trong cuốn “Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ tục ngữ
trong ca dao”, tác giả Nguyễn Nhã Bản cũng trao đổi: "Có một thực tế khác
cũng cần nêu ra, lâu nay các soạn giả "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam"
giải thích gộp chung thành ngữ, tục ngữ theo thứ tự alphabet chứ khơng chú
thích rõ đâu là thành ngữ, tục ngữ". Và tác giả cũng đưa ra câu hỏi "đây là sự
"khôn khéo" hay sự "lúng túng" của các soạn giả" [5, tr.38 ].
Qua những quan điểm trên, ta thấy được cái khó của vấn đề. Theo
chúng tơi, về lý thuyết, trên bình diện nghiên cứu, đứng ở góc độ hệ thống
ngơn ngữ, cần thiết phải phân biệt hai đơn vị thành ngữ và tục ngữ. Song, về
mặt thực tiễn sử dụng, nhất là khi xét ngữ nghĩa của các đơn vị, không thực sự
cần thiết khẳng định câu này là thành ngữ hay tục ngữ mà phải gắn với môi
trường ứng dụng. Nên tiếp cận tục ngữ từ bình diện ngữ dụng học, bởi tục
ngữ (cũng như thành ngữ) là một hiện tượng đặc biệt xét từ tính ứng dụng. Có
thể trên văn bản, cùng một câu cho ta nhiều cách hiểu khác nhau nhưng xét
trong môi trường lưu truyền và tồn tại đích thực thì với mỗi lần sử dụng, phát
ngôn chỉ được hiểu theo một nghĩa, tức là nghĩa đang được ứng dụng theo
mục đích phát ngơn. Bên cạnh đó, chúng ta khơng nên bị phụ thuộc nhiều về
hình thức phát ngơn mà phải căn cứ vào nội hàm ngữ nghĩa. Trong thực tế, số
lượng các đơn vị mang tính “lưỡng khả” làm cho người nhận diện băn khoăn


24
là thành ngữ hay tục ngữ cũng khơng nhiều. Vì vậy, nếu gặp những đơn vị
gây tranh cãi thì chúng ta nên kết hợp sử dụng nhiều tiêu chí và nên đặt trong
từng hồn cảnh sử dụng mới có thể xác định được chính xác.

1.1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Để thấy rõ sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao, trước tiên chúng ta tìm
hiểu về ca dao. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, ca dao là: “danh từ ghép
chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian, có hoặc khơng có
khúc điệu” [44, tr.31]. Đó là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên, thường
diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Trước đây,
người ta cịn gọi ca dao là phong dao. Hình thức tồn tại của ca dao phổ biến
nhất là thể lục bát.
Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khn thước cho lối thơ trữ
tình. Người lao động biểu hiện tình yêu trong ca dao qua nhiều mặt: tình yêu
trai gái, tình u gia đình, xóm làng, u đồng ruộng, đất được, yêu lao động,
yêu thiên nhiên. Ca dao còn là một biểu hiện tư tưởng đấu tranh trong cuộc
sống xã hội, trong quan hệ với thiên nhiên. Chính vì thế, ca dao cịn phản ánh
đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người. Đặc điểm của ca dao là
vần vừa sát, lại vừa thanh thốt, khơng gị ép, giản dị và tươi tắn. Chúng giản
dị như lời nói thường, nhẹ nhàng, gọn gàng, song khơng kém phần sâu sắc.
Ca dao và tục ngữ là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam. Đó đều là
những câu nói do người đời truyền lại trong nhân gian, là những bài học về
kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Ca dao là thơ dân gian cịn tục ngữ là lời nói có vần vè. Như vậy, ca dao là
sản phẩm mang tính nghệ thuật cịn tục ngữ là lời nói đặc biệt mang tính
thơng tin.
Việc phân biệt tục ngữ với ca dao cũng có những điểm cần lưu ý. Đơi
khi, tục ngữ lại khốc áo lục bát vốn là hình thức tồn tại của ca dao. Chúng là


25
hai đơn vị khác nhau nhưng trong một vài trường hợp lại có sự xâm nhập lẫn
nhau. Về độ lớn, ca dao có thể chứa đựng tục ngữ. Có khi nội dung tục ngữ
được thể hiện bằng hình thức ca dao. Ví dụ như:

Tục ngữ:
Ca dao:

Có cơng mài sắt có ngày nên kim.
Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có cơng mài sắt có ngày nên kim.

Các cơng trình sưu tập trước đây thường gộp chung dưới tên gọi "tục
ngữ phong dao", "tục ngữ ca dao". Vấn đề này cũng được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập tới. Tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn "Lịch
sử văn học Việt Nam" quan niệm: tục ngữ thiên về lý trí, cịn ca dao thiên về
tình cảm. Tác giả Nguyễn Thái Hịa trong cuốn "Tục ngữ Việt Nam cấu trúc
và thi pháp” lại cho rằng: "Tục ngữ hình thành trong lời thoại hàng ngày,
trong tình huống giao tiếp cụ thể, nhằm mục đích giao tiếp... Ca dao lại
thuộc một loại khác, đó là giao tiếp nghệ thuật. Ca dao là những văn bản
nghệ thuật thực sự" [47, tr.46].
Theo định nghĩa, ca dao khác tục ngữ ở chỗ ca dao có thể hát lên được
(tục ngữ: câu nói; ca dao: câu hát). Trong ca dao, vần điệu rõ rệt và âm hưởng
êm ái hơn. Nói chung, câu ca dao dài hơn câu tục ngữ, và thường có nhiều câu
hợp lại thành bài. Xét theo nội dung, tục ngữ thường là những nhận xét thuộc
phạm vi lý trí trong khi ca dao là tiếng nói của tình cảm. Tuy nhiên, sự phân
biệt này cũng khơng được chặt chẽ cho lắm: nhiều câu ca dao cũng thuộc
phạm vi lý trí. Vì vậy, để phân biệt hai khái niệm này, ta có thể dựa vào các
tiêu chí sau:
Tiêu chí số lượng: tục ngữ có số lượng tiếng ít, có thể chỉ ba tiếng
"Tham thì thâm", cịn ca dao ít nhất là phải hai dịng trở lên;
Tiêu chí nội dung: tục ngữ thiên về lý trí, ca dao thiên về tình cảm;
Tiêu chí mơi trường sử dụng: tục ngữ gắn với hồn cảnh giao tiếp hàng
ngày, cịn ca dao thường gắn với môi trường diễn xướng.



×