Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.02 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh
tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa
học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng hoặc
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thu Hương

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của
các Giảng viên khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệpViệt
Nam. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của Giảng viên TS. Nguyễn Tất Thắng
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt qua trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban Lãnh đạo Chi cục, các Phòng
chức năng, Các Đội Quản lý thị trường đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện và
cung cấp số liệu cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi cả
về vật chất lẫn tinh thần và luôn động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn
không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tơi rất mong nhận được sự thơng cảm và
góp ý của các thầy cơ và độc giả để luận văn hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Thu Hương

ii

năm 2016


MỤC LỤC

Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ...................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết............................................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn....................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về buôn lậu và gian lận thương mại................................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan....................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trị của chống bn lậu và gian lận thương mại.............................................. 6

2.1.3.

Yêu cầu chống buôn lậu và gian lận thương mại................................................... 7

2.1.4.

Nội dung chống buôn lậu và gian lận thương mại................................................. 8

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ...10

2.1.6.

Tác động của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại................................. 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 13

2.2.1.

Kinh nghiệm chống buôn lậu và gian lận thương mại của một số nước
trên thế giới................................................................................................................ 13

2.2.2.

Kinh nghiệm chống buôn lậu và gian lận thương mại ở một số địa
phương của Việt Nam.............................................................................................. 15

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh về chống buôn lậu vàgian lận
thương mại................................................................................................................. 21

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 23
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 23

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.............................................. 23

3.1.2.

Khái quát về thương mại hàng hóa, cơ quan chống bn lậu và gian lận
thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 36

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.................................................................... 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 38

3.2.4.


Phương pháp phân tích............................................................................................. 38

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 40
4.1.

Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........40

4.1.1.

Thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.................................................. 40

4.1.2.

Thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .............................. 43

4.2.

Thực trạng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
49

4.2.1.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại .......49

4.2.2.


Huy động nguồn lực chống buôn lậu và gian lận thương mại........................... 51

4.2.3.

Tổ chức, phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại............................... 54

4.2.4.

Kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại.................................................. 57

4.2.5.

Đánh giá thực trạng chống buôn lậu và gian lận thương mại ............................ 58

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chống buôn lậu và gian lận thương mại
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh....................................................................................... 62

4.3.1.

Chủ trương, chính sách, quy định về chống buôn lậu và gian lận thương mại
62

4.3.2.

Nguồn lực chống bn lậu và gian lận thương mại............................................. 66

4.3.3.


Năng lực, trình độ, phẩm chất cán bộ.................................................................... 67

4.3.4.

Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng ................................ 68

4.3.5.

Sự phối hợp, thanh tra, kiểm tra giám sát của các cơ quan, đơn vị...................69

4.4.

Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu và
gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.................................................. 71

4.4.1.

Hoàn thiện luật pháp, chủ trương, chính sách, quy định .................................... 71

iv


4.4.2.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền....................................................... 73

4.4.3.

Tăng cường nguồn lực.............................................................................................. 74


4.4.4.

Nâng cao trình độ và giáo dục đạo đức cán bộ.................................................... 75

4.4.5.

Tăng cường công tác phối hợp, thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý

vi phạm

77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 81
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 81

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 84
Phụ lục....................................................................................................................................... 86

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa Tiếng Việt

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CC

Cơ cấu



Cao đẳng

CNKT

Công nhân kỹ thuật

ĐVT

Đơn vị tính

GLTM

Gian lận thương mại

HC

Hành chính


HH

Hàng hóa

HSSV

Học sinh sinh viên

KSND

Kiểm sát nhân dân

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NK

Nhập khẩu

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

QLTT


Quản lý thị trường

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SL

Số lượng

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.


Cơ cấu ngành kinh t

Bảng 3.2.

Tình hình dân số Bắ

Bảng 3.3.

Năng lực của các cơ

Bảng 3.4.

Trình độ lao động tỉ

Bảng 3.5.

Tổng mức bán lẻ hà

Bảng 3.6.

Cơ cấu đội ngũ cán
Ninh năm 2013-201

Bảng 3.7.

Phương pháp thu thậ

Bảng 3.8.

Phân bổ mẫu điều t


Bảng 4.1.

Số vụ buôn lậu theo
2013-2015..............

Bảng 4.2.

Một số mặt hàng bu

Bảng 4.3.

Số vụ khai báo sai v

Bảng 4.4.

Số vụ lợi dụngchế đ

Bảng 4.5.

Bảng tổng hợp các hà

Bảng 4.6.

Bảng thể hiện thông

Bảng 4.7.

Kết quả điều tra khả


Bảng 4.8.

Nguồn lực chống bu
2013-2015..............

Bảng 4.9.

Nội dung phối hợp
lượng quản lý thị trư

Bảng 4.10. Bảng điều tra đánh giá sự phối hợp trong công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại
Bảng 4.11. Kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại giai đoạn từ năm

2013-2015..............
Bảng 4.12. Bảng điều tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ...................................

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh........................................................................ 23

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường Bắc Ninh ...........................52
Sơ đồ 4.2. Quy trình kiểm tra, xử lý..................................................................................... 54
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức chống buôn lậu và gian lận thương mại ...................................55


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lê Thu Hương
Tên Luận văn: ‘‘Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh’’.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Về mặt khoa học, việc nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại;
Về thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc
chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đề xuất giải pháp
nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, nghiên cứu đề tài được tiến
hành tại ba địa phương là thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong.
Phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp qua việc điều
tra phỏng vấn. Số liệu được xử lý trên phần mềm excel. Ngồi ra đề tài cịn sử dụng
phương pháp thống kê mô tả kết hợp với bảng biểu và phương pháp chuyên gia.
Kết quả chính và kết luận
Về mặt lý luận, Bên cạnh những lý luận về vai trò, yêu cầu của công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại, nghiên cứu còn làm sáng tỏ các vấn đề khác như nội
dung, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này gồm: Chủ trương, chính sách, quy định

về chống bn lậu và gian lận thương mại; nguồn lực chống buôn lậu và gian lận
thương mại; năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ tham gia nhiệm vụ; nhận thức, ý
thức của người kinh doanh và tiêu dùng; sự phối hợp, thanh kiểm tra của các cơ quan
chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng số vụ buôn lậu và gian lận thương mại
với nhiều thủ đoạn, phương thức hoạt động tinh vi diễn ra ngày càng tăng. Các tang
vật thu được đa dạng từ sản phẩm thiết yếu tới các hàng hóa cấm. Công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang được thực hiện như
sau: Thứ nhất, tổ chức thông tin tuyên truyền; thứ hai, huy động nguồn lực; thứ ba, tổ
chức phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại.

ix


Trong q trình tiến hành hoạt động chống bn lậu và gian lận thương mại tại
Bắc Ninh, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, tỉnh; nguồn lưc; năng lực, phẩm chất cán bộ; nhận thức, ý thức của chính bản
thân người kinh doanh, tiêu dùng; sự phối hợp, thanh kiểm tra của các cơ quan, đơn vị
chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Để công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt
hiệu quả hơn trong thời gian tới, đề tài đề xuất một số giải pháp như sau: Hoàn thiện hệ
thống pháp luật, chính sách, quy định; tăng cường cơng tác thơng tin, tuyên truyền; tăng
cường nguồn lực; nâng cao trình độ, giáo dục tư tưởng đạo đức cho cán bộ và tăng cường
cơng tác phối hợp, thanh kiểm tra, kiểm sốt, giám sát, xử lý vi phạm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thu Huong

Thesis title: ‘‘Solution against smuggling and trade fraud Bac Ninh province’’.

Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Scientifically, the study of the subject will systematize the rationale and practice
of combating smuggling and commercial fraud;
In practice, the subject of assessing the situation, analyze the factors affecting the
fight against smuggling and trade fraud Bac Ninh province; propose measures to
strengthen the fight against smuggling and trade fraud in the province in the coming time.

Materials and Methods
The theme selected using the method of study, study subjects was conducted in
the three provinces of Bac Ninh city, Tu Son town, Yen Phong district. Data collection
methods include collecting secondary data and primary interviews over the
investigation. The data are processed in software excel. Also subject also uses
statistical methods described in conjunction with tables and methodology experts.
Main findings and conclusions
In theory, the theoretical addition of the role and requirements of the fight
against smuggling and trade fraud, the study also shed light on other issues such as
content, factors affecting work these include: policy, policy, regulations on combating
smuggling and commercial fraud; resources against smuggling and trade fraud;
competence, qualifications and qualities of mission staff involved; awareness of
business and consumers; coordination, inspection and examination of bodies against
smuggling and trade fraud.
Research results show that the status of smuggling and commercial fraud with
many tricks, sophisticated mode of operation taking place is increasing. The diversity

of material evidence obtained from essential products to the banned goods. The fight
against smuggling and trade fraud Bac Ninh province is being carried out as follows:
First, the organization of information dissemination; secondly, mobilizing resources;
Tuesday, organize and coordinate fight against smuggling and trade fraud.

xi


In the course of conducting operations against smuggling and trade fraud in Bac
Ninh province, there are many factors affecting such undertakings and policies of the
Party, State, Provincial; power; capacity, quality of staff; awareness, consciousness
itself dealers, consumers; coordination, control and inspection of agencies, units and
combat smuggling and trade fraud.
To the fight against smuggling and trade fraud Bac Ninh province more effective
in the future, subject suggest some solution as follows: Improving the legal system,
policies and regulations; strengthening information and dissemination; strengthening
resources; improve the level, moral and ideological education for staff and enhanced
coordination, audit and control, monitoring and handling violations.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong bối cảnh hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở
thành những xu hướng tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội, thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế - xã hội, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa. Để khơng tụt hậu, dậm chân tại
chỗ so với các nước thì Việt Nam cũng đã và đang tham gia vào những xu thế tất
yếu đó, điển hình là tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 và
đạt được một số kết quả tích cực như đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống

nhân dân được cải thiện ấm no, kết cấu hạ tầng hiện đại, giao lưu bn bán hàng
hóa được mở rộng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó lại tồn tại
những mặt trái xảy ra song song, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của nền
kinh tế và xã hội nước nhà. Trong số đó phải kể đến sự tồn tại và gia tăng tình
trạng bn lậu và gian lận thương mại.
Buôn lậu và gian lận thương mại hiện đang là vấn nạn lớn không chỉ đối với
Việt Nam mà với tồn thế giới. Nó đang diễn biến phức tạp với những thủ đoạn
ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, làm thất thu ngân sách và
gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động trong xã hội cũng như cản trở quá trình
phát triển của nước ta, tác động xấu tới mơi trường (Nguyễn Hồng Dương, 2012).
Việc chống bn lậu và gian lận thương mại có ý nghĩa vơ cùng lớn trên mọi mặt
cả ở hiện tại và tương lai; góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, văn hóa, giữ
vững an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia. Đối với một đất nước đang phát triển
như Việt Nam thì việc chống buôn lậu và gian lận thương mại lại càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội, tỉnh Bắc Giang, Hải Dương. Đây là nơi khá thuận tiện cho việc buôn bán,
giao thương hàng hóa từ các tỉnh biên giới như: Lạng Sơn, Quảng Ninh đi qua Bắc
Ninh tới các chợ đầu mối của Hà Nội và các tỉnh lân cận khác. Ở địa bàn Bắc
Ninh, trong những năm vừa qua công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
đã đạt được một số thành tựu đáng kể như số vụ buôn lậu và gian lận thương mại
được phát hiện và xử lý ngày càng tăng, triệt phá được những đường dây, ổ nhóm
lớn, phát hiện được nhiều vụ vi phạm phức tạp và tinh vi, thu được nhiều tỷ đồng
cho ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được đó, ở Bắc Ninh việc chống buôn lậu và
gian lận thương mại vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế.Tình trạng bn lậu và gian

1



lận thương mại trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh khơng những khơng
giảm mà cịn có chiều hướng tăng lên với phương thức và thủ đoạn ngày càng
phức tạp hơn. Cơng tác điều tra, mua tin cịn yếu; kết quả kiểm tra xử lý chưa được
cao, việc dự báo tình hình thị trường cịn nhiều mặt thiếu sót. Việc kiểm tra, giám
sát và xử lý vi phạm còn chưa triệt để. Cơng tác phối hợp cịn thiếu chặt chẽ, chưa
được thường xuyên liên tục (Chi cục QLTT Bắc Ninh, 2015). Vấn đề đặt ra là cần
tìm giải pháp để phịng, chống tình trạng trên, góp phần ổn định và phát triển kinh
tế xã hội trong thời gian tới của tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung.
Tổng quan các nghiên cứu, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu công tác
chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Từ những lý do
trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng và xuất phát từ thực tế đó mà tơi đã
chọn đề tài: “Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới buôn lậu và gian lận thương
mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chống buôn lậu và gian lận

thương mại.
-

Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới việc chống buôn lậu và gian

lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
-


Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường chống buôn lậu và gian

lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng buôn lậu và gian lận thương
mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
của cơ quan Quản lý thị trường Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2013-2015.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp
tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của cơ quan Quản lý
thị trường tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian làm luận văn: Từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 5 năm (2011-2015).

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
2.1.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.1.1. Khái niệm buôn lậu
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa
(Bộ tư pháp, 1999).
Bn lậu bao gồm các hành vi: Vận chuyển, tiêu thụ trái phép hàng hóa. Vận
chuyển, tiêu thụ hàng hóa bí mật, lén lút, khơng đi qua các cửa khẩu, cố tình trốn
tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý của khẩu.
Tội buôn lậu là tội phạm được tách ra từ tội bn lậu hoặc vận chuyển trái
phép hàng hố, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 97 Bộ luật hình sự
năm 1985, là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nay Bộ luật hình sự năm 1999 coi
tội phạm này là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản
lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá và những vật phẩm khác của Nhà nước.
Động cơ của người phạm tội bn lậu là vụ lợi, mục đích bn lậu là để bn
bán kiếm lời, trong đó, mục đích bn bán kiếm lời là dấu hiệu cần thiết và là căn
cứ để phân biệt “tội buôn lậu” với “tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua
biên giới” (Bộ tư pháp, 1999).
Hành vi buôn lậu gây ra những thiệt hại vơ cùng nghiêm trọng: kìm hãm phát
triển sản xuất nội địa, gây thất thu thuế của Nhà nước, gây mất ổn định thị trường;
gia tăng tỉ lệ tội phạm, tệ nạn xã hội, gia tăng tình trạng tham ơ, tham nhũng; mơi
trường tự nhiên bị suy thối, tổn hại; an ninh chính trị quốc gia bị đe dọa (Nguyễn
Thị Bình Nguyên, 2010).
Các mặt hàng buôn lậu được vận chuyển chủ yếu tập trung vào những nhóm
hàng có giá trị, thuế suất nhập khẩu cao, lợi nhuận chênh lệch lớn như gỗ, động vật
hoang dã, vải, áo quần may sẵn, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, đồ điện, điện tử, phụ
tùng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…và các mặt hàng nguy hiểm khác như
ma túy, vũ khí, thuốc nổ, pháo.
2.1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại
Gian lận là những hành vi dối trá, lừa lọc (Hoàng Phê và cs., 2010).
Khái niệm về gian lận thương mại chưa được định nghĩa một cách cụ thể


4


trong pháp luật Việt Nam hiện nay, nhưng ở một số văn bản, các nhà làm luật đã cố
gắng nhận diện các hành vi rất khác nhau của gian lận thương mại. Tuy nhiên có
thể hiểu đơn giản: “Gian lận thương mại là những hành vi gian lận trong lĩnh vực
thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu với đối
tượng là hàng hóa, dịch vụ và chủ thể là người mua hoặc người bán hoặc cả người
mua người bán nhằm thu lợi bất chính” (Phạm Hiền Trang, 2013).
Tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại do WCO triệu
tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa cụ thể:
“Gian lận thương mại là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật
nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế, phí và các khoản thu khác đối với
việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hồn trả
trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa khơng thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc
cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập
tục cạnh tranh thương mại chân chính”.
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V về
chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels (Bỉ), gian lận thương mại có
những hành vi chủ yếu sau:
Thứ nhất: Khai báo sai hàng hóa: gồm khai báo sai về số lượng, chất lượng,
trọng lượng hàng hóa; khai báo sai tên, chủng loại hàng hóa; khai báo sai về giá trị
hàng hóa;
Thứ hai: Lợi dụng chế độ ưu đãi: gồm lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả
chế độ hạn ngạch thuế), lợi dụng chế độ ưu đãi thuế đối với hàng gia công, lợi
dụng chế độ tạm nhập tái xuất, lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, lợi dụng yêu cầu
về giấy phép xuất nhập khẩu, lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh
để tiêu dùng ở nước hàng đi qua), lợi dụng quy định về mục đích sử dụng, kể cả
bn bán trái phép hàng nhằm được ưu đãi thuế - lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ
về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định;

Thứ ba: Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng;
Thứ tư: Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã;
Thứ năm: Hàng giao dịch bn bán khơng có sổ sách;
Thứ sáu: Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế (kể cả làm chứng
từ giả về hàng đã xuất khẩu);

5


Thứ bảy: Kinh doanh "ma" nhằm hưởng ưu đãi thuế;
Thứ tám: Thanh lý có chủ đích, phá sản có tính tốn.
Để nhận diện hành vi gian lận thương mại, có thể thấy các chủ thể thường sử
dụng các hành vi như lừa dối khách hàng thông qua việc cân, đo, đong, đếm, đánh
tráo nhãn mác...; lấy cắp bí mật kinh doanh; trốn thuế; kê khai gian dối hàng hóa
trong hoạt động xuất nhập khẩu và rất nhiều các dạng hành vi khác nhau nhằm lẫn
tránh sự kiểm soát của Nhà nước để thu lợi bất chính, dối lừa khách hàng.
Mục đích của gian lận thương mại là thu lợi bất chính từ các hoạt động lừa
đảo, dối trá.
Gian lận thương mại đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển
về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị quốc gia. Những hậu quả xấu của
nó có tác động rõ rệt và nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược
lại với lợi ích của Nhà nước, làm tổn hại đến quyền lợi của người dân, vi phạm nền
kinh tế thị trường, phá hoại môi trường cạnh tranh lành mạnh của các doanh
nghiệp chân chính, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời gây tốn kém
không nhỏ cho ngân sách các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp phòng
chống gian lận thương mại.
2.1.2. Vai trò của chống buôn lậu và gian lận thương mại
- Tăng nguồn thu thuế, phí
Các doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng khi thực hiện các hoạt

động kinh tế luôn với mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa cùng mức chi phí thấp
nhất. Để hạn chế chi phí, cá nhân, doanh nghiệp không loại trừ bất kỳ phương án
nào, kể cả thực hiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Hoạt động
buôn lậu và gian lận thương mại thực chất hàm chứa nguyên nhân chính là hành vi
trốn thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Do vậy, công
tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được thực hiện tốt sẽ làm tăng nguồn
thu thuế, phí, giảm thất thu ngân sách của Nhà nước, đảm bảo cho hoạt động chi
có hiệu quả.
-

Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh

Hoạt động bn lậu và gian lận thương mại có tác động không nhỏ đến việc
tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh của Việt Nam, tạo ra môi trường kinh
doanh bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành.Việc tồn tại

6


một lượng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ đủ lớn làm sai lệch thị trường, Những hàng hóa này có lợi thế cạnh tranh,
đặc biệt là lợi thế về giá. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp làm
ăn chân chính, dẫn đến các doanh nghiệp khơng cịn đủ nguồn lực tập trung vào
nghiên cứu, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng lực sản xuất.
Chính vì thế, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có vai trị quan trọng
khơng chỉ trong việc đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp mà còn giữa nền kinh tế nước ta với các nước trên thế giới.
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng u cầu
Hoạt động bn lậu và gian lận thương mại gia tăng đồng nghĩa với việc
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng

rất lớn tới người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất hàng thật, có chất lượng.Cơng
tác ngăn chặn, chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ đảm bảo cho việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được đúng yêu cầu.Người tiêu dùng nhận được sản
phẩm tốt, không ảnh hưởng sức khỏe, đảm bảo quyền lợi của mình. Doanh nghiệp
làm ăn chân chính bán được sản phẩm chính hãng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
2.1.3. Yêu cầu chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thực hiện đúng luật, quy định trong việc chống buôn lậu và gian lận
thương mại
Các lực lượng có liên quan cũng như doanh nghiệp, người dân cần tuân thủ
đúng luật, quy định trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đặc biệt
các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện theo sự chỉ đạo của các Bộ, ngành
Trung ương, ban chỉ đạo 389 quốc gia; triển khai các Kế hoạch, Nghị quyết, công
văn về chống buôn lậu và gian lận thương mại. Các doanh nghiệp cần tuân thủ
pháp luật về thương mại hàng hóa, ký cam kết khơng sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng. Người dân cần thực hiện đúng luật, quy định,
không tiêu thụ, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng vi phạm.
- Giảm việc buôn lậu và gian lận thương mại
Giảm buôn lậu và gian lận thương mại là yêu cầu quan trọng nhất trong công
cuộc chống buôn lậu và gian lận thương mại. Vì vậy, cần tập trung vào các đường
dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh thanh kiểm tra

7


để phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong cơng tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đẩy
mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, điều
kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành để làm
giảm việc buôn lậu và gian lận thương mại.
Các tác nhân tham gia nhận thức, hiểu biết và thực hiện tốt việc chống

buôn lậu và gian lận thương mại
Để thực hiện tốt việc chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng như ngăn
chặn ngay từ đầu những hành vi trái pháp luậtthì yêu cầu đặt ra là các chủ thể liên
quan phải nhận thức, hiểu biết và thực hiện một cách đúng đắn vấn đề này. Người
tiêu dùng, hộ kinh doanh phải nắm rõ được tác hại, hậu quả của hành vi buôn lậu
và gian lận thương mại đối với sức khỏe và quyền lợi của mình để không mua bán,
vận chuyển hàng lậu, hàng kém chất lượng. Lực lượng chức năng phải xây dựng
và thực hiện tốt công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại để đảm bảo ổn
định thị trường, ổn định đời sống nhân dân. Do đó, cần tuyên truyền phổ biến pháp
luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, người tiêu dùng và
người kinh doanh cũng như nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
pháp luật về phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại.
2.1.4. Nội dung chống buôn lậu và gian lận thương mại
mại

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chống buôn lậu và gian lận thương
Tuyên truyền thông tin, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

của cán bộ, công chức và nhân dân về các vấn đề liên quan là một trong những nội
dung chủ yếu và quan trọng của công cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại. Công tác triển khai, tổ chức thông tin, tuyên truyền với nội dung, hình
thức đa dạng, phù hợp sẽ thu hút, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được
quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này.Việc công khai kết quả điều tra,
xử lý trên các phương tiện thơng tin đại chúng góp phần răn đe, phòng ngừa các
hành vi vi phạm.
-

Huy động nguồn lực chống buôn lậu và gian lận thương mại

Một trong những nội dung được xem là quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh

chống buôn lậu và gian lận thương mại phải kể đến là việc huy động nguồn lực
bao gồm nguồn nhân lực và vật lực.

8


Về nhân lực: Công tác huy động, củng cố lực lượng làm công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại được thực hiện theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân
định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng
đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc
có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác. Xây dựng và ban hành chế độ, quy trình
ln chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác cán bộ, công chức trong các lực lượng chức
năng, nhất là tại các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; trên cơ sở
đó thực hiện đúng, đủ chế độ.
Về vật lực: Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng chức năng,
khuyến khích sự đóng góp về vật chất của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh
nghiệp và nhân dân cho cơng tác phịng, chống bn lậu, gian lận thương mại, tạo
nguồn lực để khen thưởng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, kỹ
thuật nghiệp vụ cho công tác này.
- Tổ chức, phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại
Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay cùng với việc mở cửa tự do,
hàng hóa vơ cùng phong phú, chủng loại đa dạng thì cơng tác chống bn lậu và
gian lận thương mại được đánh giá là rất khó khăn. Tình trạng bn lậu và gian lận
thương mại đang ngày càng phát triển một cách chóng mặt với mức độ, quy mơ và
thủ đoạn hết sức tinh vi. Những hoạt động này thường không diễn ra một cách
riêng lẻ mà được tổ chức thành những đường dây lớn, có tổ chức, phức tạp. Việc
tiến hành triển khai nhiệm vụ kịp thời, hợp lý, đúng kế hoạch, bám sát nội dung chỉ
đạo của Chính phủ, ban lãnh đạo các cấp, ngành cùng sự tham gia phối hợp của
các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp địa phương, tổ chức, doanh nghiệp,

người tiêu dùng, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công
tác chống buôn lậu và gian lận thương mại là nội dung vô cùng cần thiết. Các cơ
quan, tổ chức chống buôn lậu: Quản lý thị trường, Hải quan, Cơng an, Qn đội,
cơ quan Thuế… có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để thanh kiểm tra, rà soát
các doanh nghiệp, cửa hàng, tụ điểm cho hiệu quả; phát hiện, phòng ngừa vi phạm,
đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cơng tác đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, tránh trùng lặp, chồng chéo góp phần ngăn chặn,
hạn chế các hành vi vi phạm, làm ổn định thị trường, ổn định đời sống nhân dân.

9


-

Kết quả chống buôn lậu và gian lận thương mại

Trong việc chống buôn lậu và gian lận thương mại, nội dung được quan tâm
nhất chính là kết quả của cơng tác này. Kết quả chính là sự phản ánh rõ nét nhất
việc thực hiện có hiệu quả hay khơng. Từ đó đưa ra những kinh nghiệm, bài học,
giải pháp cho việc chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới đạt
hiệu quả hơn.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

2.1.5.1. Pháp luật, chủ trương, chính sách, quy định về chống buôn lậu và gian
lận thương mại
Đối với một tổ chức hay một vấn đề nào đó thì vai trò lãnh đạo, chỉ huy, định
hướng bằng các chủ trương, chính sách, quy địnhđóng vai trị vơ cùng cần thiết.
Đối với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng vậy. Đây được coi là
một trong những yếu tố quan trọng nhất.Việc đổi mới, hồn thiện các chính sách,
văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác chống buôn lậu và

gian lận thương mại, cũng như hạn chế và ngăn chặn được các đối tượng lợi dụng
kẽ hở của hệ thống pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm.Những chủ trương,
chính sách này được đưa ra kịp thời, hợp lý, đúng đắn sẽ làm cho việc chống buôn
lậu và gian lận thương mại có hiệu quả và đơn giản hơn. Hành
vi vi phạm sẽ được phòng ngừa ngay từ đầu. Ngược lại, những chủ trương, chính
sách khơng hợp lý đưa ra khơng những không giảm được số buôn lậu và gian lận
thương mại mà cịn làm cho cơng tác chống bn lậu và gian lận thương mại càng
khó khăn hơn.Tính đến nay, có nhiều văn bản luật, chính sách, quyết định, nghị
định, công văn, chỉ thịquan trọng liên quan đến công tác này được thơng qua. Các
văn bản này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc hỗ trợ các cơ quan chức năng,
đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường thực hiện công tác xử lý hành
vi vi phạm.
2.1.5.2. Nguồn lực chống buôn lậu và gian lận thương mại
Để chống buôn lậu và gian lận thương mại được thực hiện một cách có hiệu
quả thì việc tập trung cho nguồn lực là rất cần thiết. Nhân lực và vật lực được coi
là yếu tố nịng cốt trong cơng tác này. Nguồn nhân lực đủ, có trình độ chun mơn
nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, cộng thêm các trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật hiện đại, được đầu tư cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ là
yếu tố thuận lợi cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả
cao.

10


2.1.5.3. Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ tham gia chống buôn lậu và
gian lận thương mại
Chủ thể cốt lõi nhất trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
chính là các cán bộ tham gia. Những con người được xem là đàu tầu này , nếu có
trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần thép, khơng bị suy thối,
khơng bị mua chuộc thì việc chống bn lậu và gian lận thương mại diễn ra dễ

dàng hơn. Nhưng ngược lại, người cán bộ khơng có tài, khơng có đức, tiếp tay cho
bọn tội phạm hoạt động thì việc này lại diễn ra rất khó khăn. Phẩm chất, tư cách
nghề nghiệp bị thối hóa còn khiến tệ nạn tham nhũng tăng cao, gây bất ổn chính
trị xã hội và mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
2.1.5.4. Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng
Một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới việc chống buôn lậu và
gian lận thương mại chính là nhận thức, ý thức của người kinh doanh và người tiêu
dùng. Nếu không được nhận thức đầy đủ về pháp luật, thiếu hiểu biết, ý thức kém,
vì lợi nhuận trước mắt mà bn bán hàng giả, hàng kém chất lượng của người kinh
doanh, vì tiết kiệm và tâm lý thờ ơ vẫn mua hàng kém chất lượng, hàng lậu, hàng
giả thì số vụ bn lậu và gian lận thương mại sẽ ngày càng gia tăng. Kéo theo đó
là cơng tác chống tệ nạn này của các lực lượng chức năng càng trở nên khó khăn.
Chính vì vậy, việc tun truyền tới tồn dân, nhân rộng mơ hình phát động phong
trào tiểu thương cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất
lượng đang được các cấp, các ngành chức năng rất quan tâm.
2.1.5.5. Sự phối hợp, thanh kiểm tra, giám sát của các cơ quan chống buôn lậu
và gian lận thương mại
Hiện nay tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại đang diễn biến khá phức
tạp, có quy mơ, kế hoạch.Mọi thứ được bọn tội phạm chuẩn bị khá kỹ. Do vậy, chỉ
riêng lẻ một đơn vị thực hiện chống buôn lậu và gian lận thương mại là không thể.
Sự đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan chức năng có liên quan, các
doanh nghiệp làm ăn chân chính, người tiêu dùng mang lại lợi ích vơ cùng to lớn.
Thơng tin được cung cấp, chia sẻ chính xác, đầy đủ hơn, biện pháp xử lý được đưa
ra kịp thời góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn bn lậu, gian lận thương mại.
Ngồi ra, một yếu tố khác khơng thể thiếu là sự thanh tra, kiểm tra, giám sát
thường xuyên của các cơ quan chức năng. Việc thường xuyên đôn đốc, giám sát
giúp cho công tác chống buôn lậu được xử lý ngay từ đầu một cách dễ dàng. Đây
cũng được coi như yếu tố có sức răn đe tới các tổ chức, doanh nghiệp đang có ý
định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu và gian lận thương mại.


11


2.1.6. Tác động của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại
2.1.6.1. Tác động tới nền kinh tế
Buôn lậu và gian lận thương mại được coi là một trong những nguyên nhân
chính gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia, kìm hãm tốc độ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó làm suy yếu các ngành cơng nghiệp,
hạn chế hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách khiến nhà
nước mất cân đối trong việc thu chi. Bản chất của hành vi buôn lậu và gian lận
thương mại là việc trốn thuế. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước, gây cản trở và làm lệch hướng đối với chiến lược phát triển các
ngành sản xuất trong nước (Trần Thị Phương Kiều, 2011).
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp, tổ chức.Khi xuất hiện những hàng hóa nhập lậu với
một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ.
Nguyên nhân tình trạng này là thị trường của Việt Nam có tốc độ phát triển ngày
càng cao, độ mở của nền kinh tế lớn nên giao thương hàng hóa ngày càng tăng,
kèm theo đó là sự xuất hiện của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn
không đúng đắn, lợi dụng sự sơ hở của pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước
đưa hàng hóa nhập lậu vào tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới quyền lợi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều hàng hóa kém chất
lượng được ồ ạt tuồn về Việt Nam như gà thải loại, bánh kẹo, hàng tiêu dùng, quần
áo, giày dép... Điều này gây bức xúc khá lớn cho người dân và các doanh nghiệp
chân chính.
Ngồi ra, bn lậu và gian lận thương mại cịn làm cho nước ta ngày càng
suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực.Hàng hóa xuất lậu ra nước
ngồi thường là những sản phẩm mà Việt Nam đang có lợi thế hoặc do chính sách
giá trong nước mà xét tương quan giá hàng hóa trong nước nhỏ hơn ở nước ngồi.

Những hàng hóa này lại bị cấm xuất khẩu, nên nếu xuất lậu được mang lại lợi
nhuận rất cao.Lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu nằm ở tài nguyên thiên nhiên
phong phú. Việc xuất lậu những khoáng sản, nguyên liệu thô, các mặt hàng chiến
lược, hàng quốc cấm gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Khi tài nguyên bị
khai thác thiếu quy hoạch, tài nguyên đất nước sẽ nhanh chóng bị suy kiệt, ảnh
hưởng nặng nề tới nền kinh tế đất nước, môi trường và thế hệ tương lai.

12


×