Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đại đồng hoàn sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.6 KB, 143 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIẾT DŨNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CƠNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG - HỒN
SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Sở TN & MT tỉnh Bắc Ninh, cán bộ
BQL KCN tỉnh Bắc Ninh, cán bộ môi trường cấp huyện, cấp xã cùng các cán bộ quản lý
khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Viết Dũng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ......................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................................ 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung................................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................................. 3

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 4

1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN.............................................................. 4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP.............................................................................................................. 5
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về môi trường đối
với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp........................................................... 5

2.1.2.

Nội dung quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp................................................................................................. 10

2.1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường đối với các
doanh nhiệp trong khu công nghiệp.......................................................................... 20

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................................................................... 27

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp ở một số nước trên thế giới....................................... 27

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp ở một số tỉnh................................................................. 31

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn 35

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................37
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................................... 37


3.1.1.

Đặc điểm chung về tỉnh Bắc Ninh............................................................................. 37

3.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.................................................... 37

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................................... 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu..................................................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu.................................................. 44

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu........................................................... 45

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................... 47
4.1.

KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG-HOÀN SƠN, TỈNH BẮC NINH..................................... 47


4.1.1.

Khái quát về các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp..........47

4.1.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh chung của khu công nghiệp................................ 48

4.1.3.

Hiện trạng mơi trường bên trong và ngồi khu cơng nghiệp.............................. 49

4.2.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU
CÔNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG-HOÀN SƠN, TỈNH BẮC NINH......................56

4.2.1.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường............................................................................................................................... 56

4.2.2.

Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường........................ 62

4.2.3.

Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường..................... 66


4.2.4.

Tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường.................................................. 69

4.2.5.

Tuyên truyền, tập huấn phổ biến văn bản pháp luật về môi trường..................72

4.2.6.

Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý môi trường.................................. 75

4.2.7.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ mơi trường................78

4.3.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP Ở KHU CƠNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG-HỒN SƠN, TỈNH
BẮC NINH..................................................................................................................... 82

4.3.1.

Hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và của địa
phương............................................................................................................................. 82

iv



4.3.2.

Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về mơi trường......................................... 86

4.3.3.

Kinh phí đầu tư cho các cơng tác quản lý về môi trường.................................... 89

4.3.4.

Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý về môi trường........................................ 90

4.3.5.

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp............................................................................. 91

4.4.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG KHU CƠNG NGHIỆP ĐẠI ĐỒNG-HỒN SƠN,
TỈNH BẮC NINH......................................................................................................... 94

4.4.1.

Định hướng nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường
đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp


94

Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường
đối với doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn, tỉnh
Bắc Ninh

96

4.4.2.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 107
5.1.

KẾT LUẬN.................................................................................................................. 107

5.2.

KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQL KCN


Ban quản lý các khu công nghiệp

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN

Công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

DNĐTNN

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi


GPMT

Giấy phép mơi trường

KCN

Khu cơng nghiệp

KCN-KCX

Khu cơng nghiệp-Khu chế xuất



Lao động

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN


Quản lý nhà nước

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số đơn vị hành chính, diện tích đất tự nhiên, dân số trung bình và
mật độ dân số 38

Bảng 3.2.

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 2016-2018............................... 38

Bảng 3.3.

Tình hình dân số lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2016-2018............................. 39

Bảng 3.4.


Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2018 của tỉnh Bắc Ninh........................ 40

Bảng 3.5.

Bảng phân loại mẫu điều tra doanh nghiệp theo hình thức sản xuất............44

Bảng 4.1.

Tổng hợp số lượng doanh nghiệp hoạt động 2016-2018................................. 47

Bảng 4.2.

Một số kết quả kinh chung của doanh nghiệp hoạt động 2016-2018...........48

Bảng 4.3.

Tổng hợp lượng nước thải doanh nghiệp hoạt động 2016-2018...................51

Bảng 4.4.

Tổng hợp số DN nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp 2016-2018.................................................................................................... 52

Bảng 4.5.

Tổng hợp kết quả quan trắc mơi trường khơng khí.......................................... 54

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước mặt........................................... 54


Bảng 4.7.

Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường nước ngầm........................................ 55

Bảng 4.8.

Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường đất....................................................... 56

Bảng 4.9.

Bảng đánh giá ý kiến của cán bộ QLNN về công tác phối hợp.....................61

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp số lượng hồ sơ về công tác ĐTM............................................. 63
Bảng 4.11. Bảng đánh giá ý kiến của DN về công tác ĐTM.............................................. 64
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp số lượng hồ sơ được xác nhận theo ĐTM.............................. 67
Bảng 4.13. Tần suất thực hiện và các chỉ tiêu quan trắc...................................................... 70
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ QLNN về công tác quan trắc.......................................... 71
Bảng 4.15. Các hình thức tuyên truyền, tập huấn tỉnh Bắc Ninh....................................... 72
Bảng 4.16. Tuyên truyền, tập huấn các nội dung nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho các doanh nghiệp................................................................................ 73
Bảng 4.17. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền..................................... 74
Bảng 4.18. Kết quả đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ QLNN về môi trường............75
Bảng 4.19. Bảng đánh giá ý kiến của cán bộ QLNN về công tác đào tạo........................77
Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường............................................................................................... 79
Bảng 4.21. Đánh giá của doanh nghiệp về công tác thanh kiểm tra.................................. 80

vii



Bảng 4.22. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật đang cịn hiệu lực liên quan
đến chính sách bảo vệ môi trường........................................................................ 83
Bảng 4.23. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường............................ 84
Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ các cấp và DN về mức độ khẩn trương trong
cơng tác triển khai chính sách bảo vệ mơi trường............................................ 84
Bảng 4.25. Tổng hợp trình độ chun mơn của các cán bộ quản lý nhà nước về
môi trường................................................................................................................. 87
Bảng 4.26. Số cán bộ có bằng cấp chun mơn về môi trường.......................................... 88
Bảng 4.27. Trang thiết bị phục vụ việc lấy mẫu và phân tích mơi trường nước của
trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường tỉnh.............................................. 91
Bảng 4.28. Bảng tổng hợp lĩnh vực sản xuất và nguồn phát sinh chất thải.....................93
Bảng 4.29. Số cán bộ làm công tác mơi trường có bằng cấp chun mơn về mơi
trường trong các doanh nghiệp............................................................................. 93

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh................................................................................................... 37
Hình 3.2. Vị trí khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn........................................................... 42
Sơ đồ 4.1. Phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Bắc Ninh .. 57

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Nguyễn Viết Dũng
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh
nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn, tỉnh Bắc Ninh; từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hồn thiện và tăng cường quản lý nhà nước về môi trường đối với các
doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh nguồn số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc
Ninh; các thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường được thu thập từ Chi cục bảo vệ
môi trường, trung tâm quan trắc thuộc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh, từ các báo cáo
Tổng kết kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ
năm 2016 đến năm 2018. Luận văn còn thu thập nguồn số liệu sơ cấp thông qua khảo
sát 12 cán bộ quản lý nhà nước bao gồm cấp tỉnh 06 người, cấp huyện 01 người, cấp xã
02 người, cán bộ Ban quản lý khu công nghiệp 03 người và 30 doanh nghiệp trong khu
cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn để thu thập các thông tin, ý kiến đánh giá của hộ về
tình hình quản lý nhà nước về mơi trường đối với các doanh nghiệp. Phương pháp thống
kê mô tả, phân tích so sánh là những phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài
nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Khu cơng nghiệp đã có nhà máy xử lý nước thải nhưng vận hành hiệu quả chưa
cao do vẫn cịn một số doanh nghiệp khơng có hệ thống xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung hoặc có nhưng khơng vận hành. Tỷ lệ rò gỉ lượng nước
thải của các doanh nghiệp chiếm khoảng 10,7% so với tổng lượng nước thải đăng ký của
các doanh nghiệp.
Để quản lý nhà nước về BVMT tại KCN của tỉnh Bắc Ninh được tốt UBND tỉnh
đã ra quy chế phối hợp theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2011.

Việc phối kết hợp giữa các đơn vị này là chưa thực sự chặt chẽ, các cán bộ QLNN về
môi trường đánh giá cơ chế phối hợp còn chồng chéo cao (83,33%), nội dung đánh giá
về nhiệm vụ chưa rõ ràng (58,33%), trách nhiệm chưa rõ ràng (75%).

x


Quy trình, thủ tục thẩm định ĐTM được quy định rõ ràng, minh bạch theo hướng
cải cách hành chính, đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định với 100% số DN đã
thực hiện xong. Số các DN đã được phê duyệt ĐTM có giấy xác nhận cơng trình theo
ĐTM là rất ít (dưới 60% số lượng ĐTM được phê duyệt).
Công tác đào tạo nâng cao kiến thức cho các cán bộ QLNN là công tác môi
trường được quan tâm. Một số cán bộ có năng lực được cử sang tham dự các khóa tu
nghiệp về mơi trường tại những nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới và được đánh giá tốt. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và phương tiện
nhưng Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các chính sách BVMT đến các doanh nghiệp trong KCN. Các hình thức tuyên truyền có
tính đa dạng và phù hợp với tình hình phát triển, nội dung tuyên truyền được đầu tư kỹ
lưỡng về nội dung.
Tại hầu hết các doanh nghiệp, hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo vệ
môi trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ
việc vi phạm trên địa bàn từ đó góp phần chấn chỉnh lại ý thức chấp hành các quy định
pháp luật về môi trường đối với các doanh nghiệp.
Tác giả cũng đã chỉ ra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý
nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN bao gồm: Hệ thống các
văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và của địa phương; Năng lực của cán bộ
quản lý nhà nước về môi trường; Kinh phí đầu tư cho các cơng tác quản lý về môi
trường; Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý về môi trường và Các yếu tố thuộc về
doanh nghiệp.
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh

nghiệp trong KCN tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp bao gồm: Nhóm giải pháp
về luật pháp và chính sách; Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ
QLNN về mơi trường; Nhóm giải pháp về tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
BVMT; Nhóm giải pháp về kỹ thuật – cơng nghệ; Nhóm giải pháp về kinh tế; Nhóm
giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Viet Dung
Thesis title: Solutions to strengthen state management of environment for enterprises in
Dai Dong – Hoan Son industrial zone, Bac Ninh province
Major: Economics management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Based on the assessment of state management of environment for enterprises in
Dai Dong – Hoan Son industrial zone, Bac Ninh province, the study propose some
solutions to improve and enhance the state management on environment for enterprises
in Dai Dong – Hoan Son Industrial zone in the coming time.
Materials and Methods
Besides the secondary data on the natural, socio-economic conditions of Bac Ninh
province; Information and data on the current state of the environment are collected
from the Department of Environmental Protection, the monitoring center under the
Department of Natural Resources and Environment of the province, from the reports of
the Summary results of the task of state management of environmental protection from

2016 to 2018. The dissertation also collects primary data sources through a survey of 12
state management officials including 6 provincial staffs, 1 district staff, 2 commune
staffs, 3 officials of the Management Board of industrial parks and 30 enterprises in Dai
Dong-Hoan Son industrial zone to gather information, opinions of households about the
state management of environment of the enterprises. Descriptive statistical methods,
comparative analysis are the mainly used methods in the research topic.
Main findings and conclusions
The industrial zone has already had a wastewater treatment plant, but its operation
is not efficient because there are still some enterprises that do not have a preliminary
treatment system before discharging into the centralized wastewater treatment system or
do have but not operated. The leakage rate of enterprises' wastewater accounts for about
10.7% of the total registered wastewater of enterprises.
In order to improve the state management of environmental protection in industrial
zones of Bac Ninh province, the Provincial People's Committee has issued a Regulation
on coordination under Decision No. 47 / QD-UBND of People's Committee of Bac Ninh
Province on April 6, 2011. However, the coordination between these units is not really
tight, the state management of environment officials assess the overlap of

xii


the coordination mechanism is still high (83.33%), the content of task-evaluation is not
clear (58.33%) and so is responsibility (75%).
The EIA appraisal process and procedures are clearly and transparently defined
that is oriented toward administrative reform, ensuring the quality of the appraisal work
with 100% of the enterprises already done. The number of enterprises that have been
approved for environmental impact assessment (EIA) with project certification under
the EIA is very small (less than 60% of the approved EIA)
The training to improve knowledge for state management staffs is an
environmental concern. A number of competent staffs were sent to attend environmental

training courses in countries with advanced science and technology in the world and
were well evaluated. Although there are still many difficulties in manpower and
facilities, the Department of Natural Resources and Environment of Bac Ninh province
has propagandised and disseminated the environmental protection policies to enterprises
in the industrial zone. The forms of propaganda are diverse and suitable to the
development situation, the content of propaganda is carefully invested.
In most enterprises, the law inspection and examination on environmental
protection has become a regular activity, timely detecting and handling many violations
in the area, thereby contributing to rectifying the sense of compliance with
environmental law for enterproses.
The author also pointed out and analyzed the factors affecting the state management
on environment for enterprises in the industrial zone, including: The system of legal
documents, policies of the State and the locality; Capacity of state management staffs on the
environment; Investment funding for environmental management tasks; Equipment for the
environmental management and factor of the enterprises.
In order to enhance the state management on environment for enterprises in the
industrial zone, the author has proposed a number of solutions including: laws and policies
solutions; Solutions to train human resources for state management on environment;
Solutions for propaganda and education to highten awareness of environmental protection;
Technical - technological solutions; Economic solutions; Solutions to strengthen inspection,
supervision and handling law violation on environmental protection.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang là
chiến lược của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển nhằm
đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiến

lược này được thực hiện ở Đài Loan và Ấn Độ từ những năm 1960, ở Trung Quốc từ
những năm 1970. Ở Việt Nam các Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất được hình thành
và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế và được khởi
xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986
với quan điểm khẳng định Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những nền
tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại. Số lượng các KCN - KCX ở Việt nam tăng lên
nhanh chóng, từ 1 KCN vào năm 1991 lên 33 KCN vào năm 2000, 233 KCN vào
năm 2008, 293 KCN vào năm 2013 và hơn 150 KCN khác đang trong giai đoạn quy
hoạch. Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến
hết tháng 6 năm 2018, cả nước có 325 Khu cơng nghiệp được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó 231 Khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt
động và 94 Khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ
lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 53%, riêng các khu công nghiệp đi vào hoạt
động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 73%.
Đối với Bắc Ninh qua 20 năm hình thành và phát triển, các KCN đã tạo nên
giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất
cơng nghiệp tồn tỉnh, góp phần đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Đến hết tháng 7 năm 2018 năm nay,
các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút 1.278 dự án đến từ 33 quốc gia và vùng
lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 17,43 tỷ USD; trong đó có 848 dự án FDI
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,4 tỷ USD; 430 dự án trong nước với tổng vốn
đầu tư đăng ký 2,03 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất
công nghiệp đạt 500.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu đạt 19 tỷ USD; giá trị nhập khẩu
11 tỷ USD; nộp ngân sách đạt 6.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho trên 282.000
lao động; trong đó 70% là lao động ngoại tỉnh. Các KCN là nhân tố quan trọng nâng
cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp

1



phần đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có giá trị xuất siêu, tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế (BQL KCN tỉnh Bắc Ninh, 2018).
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình trạng ơ nhiễm mơi trường và sự
cố môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
kinh tế nước ta trong trung và dài hạn. Dự báo, giai đoạn 2016-2020, thiên tai và
ô nhiễm mơi trường có thể làm giảm GDP khoảng 0,6%/năm. Theo nghiên cứu
của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia nền kinh tế Việt
Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của
tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, những thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam có khả năng bị đe dọa do chịu tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu
và ơ nhiễm mơi trường. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy, ô nhiễm mơi
trường, ơ nhiễm khơng khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hàng năm.
Trong khi đó, kết quả tính tốn của Trung tâm Thơng tin và Dự báo kinh tế - xã
hội Quốc gia, trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tiêu dùng bình quân mỗi
năm giảm 0,1%; tăng trưởng tổng đầu tư toàn xã hội và việc làm sẽ bị giảm trung
bình mỗi năm tương ứng khoảng 1,2 và 0,08% ( Duy Phương, 2016).
KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn thành lập theo Quyết định số 1179/QĐ-CT của
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 01/7/2005 giao cho Công ty CP Cơng nghệ
Viễn thơng Sài Gịn - thành viên của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
làm chủ đầu tư, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 khởi công xây dựng tháng
7/2005 với quy mô 272 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 553,50 tỷ đồng; giai đoạn
2 đã được phê duyệt với quy mô 96 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 486 tỷ đồng.
KCN Đại Đồng - Hồn Sơn có 232 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 658,58 triệu USD, trong đó FDI là 407,5 triệu USD, trong nước là
5.775 tỷ đồng. Hiện nay, KCN có 173 DN đang hoạt động và giải quyết việc làm
cho khoảng 18.135 lao động trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh những lợi ích đạt được của việc xây dựng KCN thì nó cũng gây
ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường tự nhiên. Công tác QLNN về môi trường

đối với các DN trong KCN đã và đang được tiến hành, tuy nhiên vẫn còn nhiều
tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý đặc biệt là vấn đề quản
lý, phân loại chất thải rắn, cũng như vấn đề xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải
sinh hoạt trong khu công nghiệp, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước
mặt và nước ngầm. Để giảm những tác động môi trường do hoạt

2


động sản xuất của KCN này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý,
đề ra các giải pháp quản lý môi trường đối với những DN nhằm giảm thiểu các
tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Nhiều câu hỏi đã và
đang được đặt ra đối với công tác QLNN về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong các KCN của Việt Nam nói chung, KCN Đại Đồng-Hồn Sơn nói riêng như
thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong KCN hiện nay ra sao? Cịn tồn tại những khó khăn thách thức nào? và làm
thế nào để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các
doanh nghiệp trong KCN? qua đó giải quyết có hiệu quả các vấn đề về quản lý
môi trường đang phát sinh trong KCN. Đây cũng là những vấn đề được chính
quyền các cấp của nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh
hết sức quan tâm. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài "Giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại
Đồng-Hồn Sơn, tỉnh Bắc Ninh".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các
doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện và tăng cường quản lý nhà nước về
mơi trường đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn
trong thời gian tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường
đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp;
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các
doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi
trường đối với các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn;
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện và tăng cường cơng tác quản lý

nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn quản

3


lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại
Đồng-Hồn Sơn (bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi
trường đối với các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn, các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường.
Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu phạm vi trong KCN Đại
Đồng-Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2016 đến 2018. Đề tài được

thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa lý thuyết quản lý
nhà nước về mơi trường đối với các doanh nghiệp. Từ đó khơng chỉ khẳng định
vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong khu cơng nghiệp mà cịn làm sáng rõ những quan điểm, định hướng của
Đảng và Nhà nước ta trong quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh
nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nhanh của
khoa học công nghệ như hiện nay.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là các kết luận khoa học về
thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong khu cơng nghiệp Đại Đồng-Hồn Sơn đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan
trọng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và
hồn thiện chính sách, pháp luật về mơi trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy
tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành và liên quan,...vv.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về môi trường
đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khu cơng nghiệp

KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những
năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định
nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế
giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Theo Hiệp hội khu chế xuất thế giới (Wepza đã định nghĩa khu chế xuất
(KCX) (một dạng đặc biệt của KCN) là “Khu tự do do chính phủ xây dựng để
xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm, đột phá. Các chính sách
này khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa và phần lớn các chính sách áp
dụng cho khu là cởi mở hơn”. Như vậy, “khu tự do” có nghĩa là khu vực được
vây kín bằng hàng rào, với các “chốt” ra vào được kiểm soát và tại địa phận đó
một số ưu đãi về kinh tế được áp dụng. Khái niệm này về cơ bản gần với khái
niệm “khu vực miễn thuế”.
Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì KCN là khu
chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ (Quốc Hội, 2005).
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008, tại điều 2 thì: Khu
cơng nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định (Chính Phủ, 2008).
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về KCN, nhưng khái quát lại, có
thể hiểu KCN theo 2 cách:
KCN là một lãnh thổ xác định được xây dựng cơ sở hạ tầng và pháp lý
phù hợp với sản xuất CN. Trong KCN có thể xây dựng thêm các DN dịch vụ,

5


nhất là dịch vụ sản xuất CN, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ người
mơi trường, khu thương mại, văn phịng, nhà ở cho cơng nhân... Về thực chất,
đây là khu hành chính kinh tế đặc biệt như: KCN Batam Indonesia., công viên

CN ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung
Quất ở Việt Nam.
KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các doanh nghiệp CN,
doanh nghiệp dịch vụ sản xuất CN, khơng có dân cư sinh sống. Mơ hình này
được xây dựng ở một số nước như Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc, Việt Nam.
Dù theo hình thức nào, KCN đều là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác
định, có những điều kiện tương xứng với phát triển CN về tự nhiên, cơ sở hạ
tầng, quản lý nhà nước, tập trung các doanh nghiệp sản xuất CN, các doanh
nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động CN.
b. Quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn Hữu
Hải, 2010).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã
hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước
theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các
văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối
tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà
nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các
cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần


6


chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền
thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
c. Môi trường
Masn and Langenhim (1957) cho rằng môi trường là tổng hợp các yếu tố
tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney (1993) thì
cho rằng mơi trường là tất cả những gì ngồi cơ thể, có liên quan mật thiết và có
ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, khơng khí, ánh sáng mặt
trời, rừng, biển,tầng ozơn, sự đa dạng các lồi. Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging
(Trung Quốc) định nghĩa môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con
người, mà sinh vật và con người đó khơng thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống
của nó. Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa “Môi
trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên
từng cá thể hay cả cộng đồng. Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994),
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Võ Văn Minh, 2007).
Nói cách khác, môi trường là một trung tâm cụ thể với những nhân tố
xung quanh trung tâm đó.Vì vậy, những trung tâm khác nhau thì mơi trường cũng
lớn nhỏ khác nhau. Môi trường lớn của nhân loại là trái đất, bầu khí quyển, lục
địa. Mơi trường nhỏ gắn liền với đời sống hàng ngày của con người: Trường học,
nhà máy, đường phố, cánh đồng”. “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh
con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên
các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các
chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển
của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người” (Quốc hội, 2014).

d. Quản lý Nhà nước về môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện
cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi
trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả,
thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về
mơi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về mơi trường.
Trong đó nội dung thứ 2 có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ

7


thống sản xuất và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực
chịu ảnh hưởng của các hoạt động sả xuất. Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006)
thì “quản lý mơi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ
thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt
động phát triển trong hệ thống môi trường và các khách thể quản lý môi trường,
sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản
lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”; theo Lưu
Đức Hải (2005) “quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã
hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có liên
quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển
bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Quản lý môi trường được thực hiện
bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ,
xã hội, văn hóa giáo dục...các biện pháp có thể đan xen, phối hợp tích cực với
nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi
trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn câu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh,
huyện... (Hồ Thị Lam Trà, 2009).
Quản lý Nhà nước về môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà
nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật

pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
2.1.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nhiệp
trong khu công nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất luôn luôn đặt vấn đề về lợi ích về kinh tế lên
trên vấn đề về bảo vệ mơi trường. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang ở mức nguy hiểm, nguyên
nhân chính của vấn nạn này là cơng tác QLNN cịn nhiều hạn chế và tồn tại.
Trong nền kinh tế thị trường, mặc dù sự can thiệp trực tiếp của nhà nước ngày
càng giảm và không thể thay thế thị trường nhưng nhà nước có thể hồn thiện các
hoạt động thị trường và vai trị ngày càng tăng lên, trong đó có quản lý nhà nước
về môi trường đối với các doanh nghiệp. Trước tiên, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành các hệ thống văn bản pháp luật, nghị định, thông tư để quản lý,

8


trong đó đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mơi trường. Ngồi ra, nhà nước
cũng đóng vai trị là một trọng tài quyền lực cân bằng giữa việc phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường.
2.1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh
nhiệp trong khu công nghiệp
a. Cơ sở quản lý nhà nước về môi trường
Cơ sở triết học: nguyên lý thống nhất của thế giới vật chất, trong đó sự
gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống thống
nhất, yếu tố con người giữ vai trị quan trọng.. Tính thống nhất của hệ thống “Tự
nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và thực
hiện công tác quản lý mơi trường phải mang tính tồn diện và hệ thống. Con

người cần phải nắm bắt cội nguồn của sự thống nhất đó, phải đưa ra được những
phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh trong hệ thống. Bởi
lẽ con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu khách quan là sự
thống nhất biện chứng giữa tự nhiên – con người – Xã hội. Chính vì vậy khoa
học về quản lý mơi trường, hay sinh thái nhân văn chính là sự tìm kiếm của con
người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống
“Tự nhiên – con người – Xã hội”.
Cở sở khoa học, công nghệ của QLNN về môi trường: Khoa học về môi
trường là một lĩnh vực khoa học mới, thực sự nó xuất hiện và được phát triển
mạnh từ những năm 1960 trở lại đây, làm cơ sở cho nghiên cứu, đúc rút kinh
nghiệm, phát hiện những nguyên lý, quy luật môi trường giúp cho việc thực hiện
quản lý môi trường.Nhờ những kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô
nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc
phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi
trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế
giới giúp cho việc Quản lý môi trường hiệu quả hơn.
Cơ sở kinh tế của hoạt động QLNN về môi trường: Hiện nay Quản lý mơi
trường được hình thành trong bối cảnh của nền Kinh tế thị trường và thực hiện điều
tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Trong nền Kinh tế thị trường mọi nguyên
lý hoạt động được dựa trên cơ sở cung và cầu của thị trường, thông qua cạnh tranh,
hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi
hàng hố theo gía trị. Loại hàng hố có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu

9


thụ nhanh, ngược lại những hàng hoá kém chất lượng và giá thành cao thì sẽ
khơng có chỗ đứng. Trên cơ sở những nguyên lý của kinh tế thị trường, người ta
đã đưa ra các chính sách hợp lý và các công cụ kinh tế để điều chỉnh và định
hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho cơng tác bảo vệ môi trường.

Cơ sở luật pháp cho Quản lý môi trường: Cơ sở luật pháp cho quản lý môi
trường thực chất là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi
trường. Luật quốc tế về môi trường thực chất là tổng thể các nguyên tắc, quy
phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức
quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Cho đến nay đã có hàng
ngàn các văn bản luật quốc tế về mơi trường, trong số đó đã có nhiều văn bản
được chính phủ Việt nam ký kết. Trong phạm vi quốc gia, chúng ta cũng đã có
nhiều văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường. Văn bản quan
trọng nhất là Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Các văn bản pháp luật Quốc tế và Quốc gia là cơ sở quan trọng để thực hiện công
tác quản lý Nhà nước vể bảo vệ môi trường (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
b. Đối tượng và mục tiêu của quản lý nhà nước về mơi trường:
Chính là quản lý hành vi cá nhân, tập thể con người trong hoạt động sản
xuất, tiêu thụ, sinh hoạt…là điều tiết các lợi ích sao cho hài hịa trên ngun tắc
ưu tiên lợi ích Quốc gia và tồn xã hội.
Mục tiêu của QLNN về môi trường hướng tới là phải khác phục và phịng
chống suy thối, ơ nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con
người đồng thời xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý về môi trường Quốc
gia và các vùng lãnh thổ sao cho phù hợp với từng địa phương, từng ngành và
cộng đồng dân cư.
2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường đối với các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp
2.1.2.1. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường
Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ban Quản lý các KCN và Sở Tài nguyên
và Môi trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
môi trường về hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng
chính sách pháp luật về mơi trường của Nhà nước đối với các doanh nghiệp


10


tại các KCN, đồng thời cũng để đáp ứng kịp thời các yêu cầu chính đáng của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực này (BQL các KCX và CN TP. Hồ Chí Minh, 2017).

Quy chế phối hợp giữa BQL và các công ty Phát triển hạ tầng thống nhất
công tác phối hợp quản lý trên các lĩnh vực: Thu hút đầu tư và quản lý dự án đầu
tư; quy hoạch và xây dựng; bảo vệ môi trường; lao động, an ninh trật tự, phòng
cháy chữa cháy; hỗ trợ doanh nghiệp; kiểm tra - thanh tra; và thi đua khen
thưởng, qua đó thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, tháo gỡ vướng mắc, đề
xuất cơ chế chính sách trong quá trình quản lý với phương châm “Cơng ty phát
triển hạ tầng thật sự là cánh tay nối dài của BQL đến các doanh nghiệp trong
KCN”. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động ổn định, bền vững (BQL các KCX và CN TP. Hồ Chí Minh, 2017).
Thực hiện cơ chế quản lý một đầu mối, tránh chồng chéo, gây phiền hà
cho doanh nghiệp; trong đó, cơ quan chủ trì có trách nhiệm giữ vai trò đầu mối,
chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong thực hiện trách nhiệm
được giao trong Quy chế, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp (UBND Tỉnh Bắc Ninh, 2011).
2.1.2.2. Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động mơi trường được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Xét dưới góc độ quản lý, nó được coi là biện pháp quản lý Nhà nước về môi
trường, xét dưới góc độ khoa học, nó là những nghiên cứu về mối liên hệ, những
tác động biện chứng giữa hoạt động phát triển và môi trường. Với tư cách là khái
niệm pháp lý, ĐTM là các quan hệ pháp lý hình thành giữa cơ quan quản lý Nhà
nước với các cơ quan, tổ chức đề xuất, thực hiện hoạt động phát triển trong việc
khảo sát và đánh giá tác động của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố
môi trường cũng như các giải pháp giảm thiểu tác động đó. ĐTM là định chế

pháp lý, xét ở khía cạnh chủ quan của pháp lý thì ĐTM là các quy tắc xử sự mà
các chủ thể cần phải thực hiện khi tiến hành dự án phát triển có khả năng tác
động đến mơi trường (Lê Huy Bá, 2006).
Như vậy, bản chất pháp lý của ĐTM thể hiện ở chỗ nó là nghĩa vụ pháp lý
phát sinh từ yêu cầu của quản lý Nhà nước về BVMT, từ nghĩa vụ hiến định của
tất cả cá nhân, tổ chức về BVMT. Bản chất này của ĐTM được thể hiện ở những
yêu cầu sau; bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu thực hiện dự án có thể gây ảnh
hưởng đến mơi trường đều phải thực hiện việc phân tích và đánh giá môi trường

11


×