Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Luận văn thạc sĩ một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ QUỐC TRINH

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM
TỬ CUNG SAU ĐẺ TRÊN ĐÀN BỊ SỮA NI TẠI
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017


Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Trinh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành báo cáo này tơi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo, Ban
Chủ nhiệm Khoa Thú y, các thầy cô trong bộ môn Ngoại - Sản, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS-TS Nguyễn Văn Thanh
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn tất luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị thú y viên cơ sở, các hộ
chăn ni bị sữa tại các xã thuộc huyện Gia Lâm, Ba Vì, (Hà Nội), Vĩnh
Tường (Vĩnh Phúc) và Tiên Du (Bắc Ninh) đã giúp đỡ cung cấp thông tin
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp đỡ
tơi trong q trình học tập cũng như hồn thành bản báo cáo tốt nghiệp này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn gia đình, người thân là nguồn
động viên tinh thần q báu giúp tơi hồn thành đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Quốc Trinh


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... I
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. II
Mục lục.................................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... VI
Danh mục bảng.................................................................................................................. VII
Danh mục hình................................................................................................................. VIII
Trích yếu luận văn.............................................................................................................. IX
Thesis abstract.................................................................................................................... XI
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 1

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................ 3
2.1.

Hoạt động sinh sản của bò cái.......................................................................3


2.1.1.

Giải phẫu cơ quan sinh dục bò cái...............................................................3

2.1.2.

Đặc điểm sinh lý sinh dục của bò.................................................................5

2.2.

Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng....................................................................7

2.3.

Một số thơng tin về q trình viêm...............................................................8

2.3.1.

Khái niệm viêm...................................................................................................... 8

2.3.2.

Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm....................9

2.4.

Thông tin về bệnh viêm tử cung gia súc sinh sản..............................10

2.4.1.


Viêm tử cung......................................................................................................... 10

2.4.2.

Viêm cổ tử cung (Cervitis).............................................................................. 15

2.5.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa.........16

2.5.1.

Giống........................................................................................................................ 16

2.5.2.

Mùa vụ...................................................................................................................... 16

2.5.3.

Lứa đẻ...................................................................................................................... 16

2.5.4.

Vệ sinh thú y......................................................................................................... 17

2.5.5.

Phương pháp phối giống................................................................................ 17


2.5.6.

Quá trình đẻ........................................................................................................... 17

iii


2.5.7.

Sản lượng sữa..................................................................................................... 17

2.5.8.

Một số bệnh sản khoa......................................................................................18

2.6.

Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung bò trên thế giới và tại Việt Nam. 21

2.6.1.

Trên thế giới.......................................................................................................... 21

2.6.2.

Tại Việt Nam.......................................................................................................... 22

2.7.


Một số thông tin về prostaglandin F2α (PGF2α)..................................23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................27
3.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 27

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................... 27

3.2.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 27

3.2.2.

Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 27

3.3.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 27

3.3.1.

Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung..................................................27

3.3.2.

Xác định biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị viêm tử cung

27

3.3.3.

Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch

viêm tử cung........................................................................................................ 27
3.3.4.

Thử nghiệm biện pháp điều trị..................................................................... 28

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 28

3.4.1.

Phương pháp đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung....................28

3.4.2.

Phương pháp xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị

viêm tử cung........................................................................................................ 28
3.4.3.

Phương pháp xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường

gặp trong dịch viêm tử cung........................................................................ 29
3.4.4.


Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu bằng phương pháp theo dõi các chỉ

tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi

được điều trị lành bệnh.................................................................................. 29
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 30

Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................31
4.1.

Kết quả đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung.................................31

4.1.1.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa ở một số địa phương thuộc khu

vực đồng bằng sông Hồng............................................................................ 31
4.1.2.

Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung
33

iv


4.1.3.


Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung
35

4.1.4.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa ở các giai đoạn khác nhau
37

4.1.5.

Ảnh hưởng của sản lượng sữa đến tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung.39

4.2.

Kết quả xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị viêm tử cung
41

4.3.

Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung

của bò sữa............................................................................................................. 42
4.3.1.

Kết quả xác định sự biến đổi về tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch

tử cung của bị sữa........................................................................................... 42
4.3.2.

Kết quả xác định sự biến đổi về thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong


dịch viêm tử cung của bị sữa..................................................................... 44
4.3.3.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch

viêm đường sinh dục bò sữa với một số thuốc kháng sinh.........46
4.3.4.

Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung tử cung bò sữa..........................48

Phần 5. Kết luận và đề nghị........................................................................................... 50
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 50

5.2.

Đề nghị..................................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 52


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt/Anh


Cs

Cộng sự

E. coli

Escherichia coli

PVD

Purulent vaginal discharge

CYTO

Cytological endometritis

KHKT

Khoa học kỹ thuật

N.X.B

Nhà xuất bản

WST

White Site Test

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu
vực đồng bằng sông Hồng..................................................................... 31
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa trong năm
34

Bảng 4.3. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ.................35
Bảng 4.4. Tỷ lệ viêm tử cung theo giai đoạn sau đẻ và chờ phối..............38
Bảng 4.5. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa...............40
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò mắc
bệnh viêm tử cung 41
Bảng 4.7. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò.........43
Bảng 4.8. Tần suất xuất hiện của một số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung
44

Bảng 4.9. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus
spp phân lập được từ dịch viêm tử cung bò sữa với một số thuốc

kháng sinh...................................................................................................... 46
Bảng 4.10. Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau
khi khỏi bệnh................................................................................................. 48

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Viêm nội mạc tử cung................................................................................12
Hình 2.2. Viêm cơ tử cung........................................................................................... 13

Hình 2.3. Viêm tương mạc tử cung.........................................................................15
Hình 2.4. Bị sữa bị sát nhau...................................................................................... 19
Hình 2.5. Đẻ khó do kích thước của bào thai khơng bình thường...........20
Hình 2.6. Đẻ khó do tư thế thai khơng bình thường.......................................20
Hình 2.7. Von Euler người tìm ra và đặt tên cho Prostaglandin................24
Hình 4.1. Tỷ lệ bị sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu
vực đồng bằng sơng Hồng.....................................................................31
Hình 4.2. Bị sữa bị viêm tử cung dịch viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục
33

Hình 4.3. Kết quả thử phản ứng WST phát hiện bệnh viêm tử cung......33
Hình 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bị sữa theo các mùa trong năm
34

Hình 4.5. Tỷ lệ bị sữa mắc bệnh viêm tử cung qua các lứa đẻ.................36
Hình 4.6. Bị đẻ lứa đầu bị viêm tử cung.............................................................. 37
Hình 4.7. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo giai đoạn sau đẻ



chờ phối

38

Hình 4.8. Bị sữa sau khi đẻ mắc viêm tử cung................................................. 39
Hình 4.9. Bị sữa chờ phối mắc viêm tử cung...................................................39
Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa..40
Hình 4.11. Tính mẫn cảm của vi khuẩn Staphylococcus spp và Streptococcus
spp phân lập được từ dịch viêm tử cung bị sữa với một số thuốc


kháng sinh 47
Hình 4.12. Kết quả điều trị viêm tử cung và khả năng sinh sản của bò sữa sau
khi khỏi bệnh................................................................................................. 49

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Quốc Trinh
Tên luận văn: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bị sữa ni
tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và thực nghiệm điều trị”.

Ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc bệnh
viêm tử cung trên đàn bò sữa tại địa phương nghiên cứu.
Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng và vi khuẩn
học khi bò mắc bệnh viêm tử cung.
-

Đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu bệnh viêm tử cung bò sữa.

Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng bệnh viêm tử cung:
Xác định một số biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị viêm tử cung:
Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm


Thử nghiệm biện pháp điều trị:
Phương pháp:
Xác định tỷ lệ bò sữa bị viêm tử cung bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn
trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi trực tiếp và sử dụng phương pháp
White side test (Bhat et al.,2014) để kiểm tra mẫu dịch lấy từ bò bị viêm tử cung hay bị
khơng bị viêm tử cung: lấy 1ml dịch tử cung cần kiểm tra vào ống nghiệm sạch, sau đó
cho thêm 1ml dung dịch NaOH 5% vào ống nghiệm và đun sôi. Để ống nghiệm trong giá
đựng cho tới khi dung dịch nguội và đánh giá kết quả như sau:
Xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của bò sữa mắc bệnh viêm tử
cung (nhiệt độ, tần số hô hấp) bằng phương pháp đo đếm nhiều lần vào một thời điểm
nhất định rồi lấy số bình quân cùng với phương pháp quan sát thăm khám trực tiếp.

Xác định sự biến đổi vi khuẩn
Thử kháng sinh đồ
Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu bằng phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ
khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi được điều trị lành bệnh.

Phương pháp xử lý số liệu.

ix


Kết quả chính và kết luận:
+

Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bị sữa ni tại một số địa phương

thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng là khá cao, trung bình 23,75% giao động từ
19,72% đến 27,74%. Bệnh thường mắc ở những bò đẻ lứa đầu, những bò đã đẻ

nhiều lứa và những bị có sản lượng sữa cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở các mùa là khác
nhau, cao nhất vào mùa hè 28,35% và thấp nhất là mùa thu 19,63 %, tỷ lệ bệnh ở
giai đoạn sau khi sinh cao hơn nhiều so với giai đoạn chờ phối (14,61/31,69).
+

Các chỉ tiêu lâm sàng: thân nhiệt, tần số mạch, tần số hơ hấp ở bị sữa

viêm tử cung đều tăng so với trạng thái bình thường, đồng thời có dịch rỉ viêm tiết
ra từ cơ quan sinh dục. Đây là dấu hiệu để nhận biết bò sữa bị mắc viêm tử cung.

+

Số lượng vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò sữa bị viêm
8

6

cao gấp nhiều lần so với bò khỏe mạnh (7,70±2,71)x10 /(6,80±2,95)x10 .
+

Trong dịch tử cung âm đạo bò khoẻ mạnh sau đẻ 12-24 giờ 20,00% mẫu

bệnh phẩm có Staphylococcus spp và 13,33%. Phát hiện thấy Streptococcus spp
khi tử cung bị viêm, 100% số mẫu bệnh phẩm xuất hiện 02 vi khuẩn kể trên.

+
Những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của tử cung bị có
tỷ lệ mẫn cảm với thuốc khơng cao. Trong đó những thuốc có độ mẫn
cảm cao nhất là Norfloxacin, Amoxicillin, Kanamycin, và Ceftiofur.
+

Khi bò sữa mắc bệnh viêm tử cung dùng Lutalyze một trong
những dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt vào
tử cung 1.500ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng Norfloxacin 5mg/kg thể
trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần, kết hợp
điều trị toàn thân bằng ADE, B. complex cho kết quả điều trị cao.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Quoc Trinh
Thesis title: “Some factors affect the postpartum Mestritis on dairy cows which
are raised in some localities in the Red River Delta and experimental treatment”.

Major: Veterinary Science

Code: 60 64 01 1

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Assess influence of several factors to the rate dairy cows get in local study.

Determine the transformation of some clinical indicators and
bacteriology when cows get Mestritis.
Introduce effective treatment regimen Mestritis on dairy cows.
Research content
Surveys of Mestritis on dairy cows inflammation
Determine the transformation of some clinical indicators when cows get Mestritis.
Determine the variability of some common aerobic bacteria in inflammation fluids.


Experiment treatment regimen.
Materials and Methods
Determine the rate of dairy cows get Mestritis by investigating and
interviewing farmers directly in combination with direct monitoring.
Use the White side test to check samples from cows get Mestritis
or not get Mestritis cows.
Determine the transformation of some clinical indicators and bacteriology when
cows get Mestritis (Body temperature, respiratory frequency) by counting, multiple
many times at a certain time then take the average with direct observation method.

Method of determine the variability of some common aerobic
bacteria in inflammation liquid.
Method of antibiotic test
Determine effective treatment regimen Mestritis on dairy cows by
the method of monitoring the rate-off indicators, treatment time and
fertility of dairy cows after were treated healed from sickness.
Method of processing data

xi


Main findings and conclusions
The rate of dairy cows get Mestritis in some localities in the Red River
Delta is quite high, average 23.75%, ranges from 19.72% to 27.74%. The disease
usually occurs in first-parity cows, high- parity cows and high-yielding cows.

The incidence of Mestritis on dairy cows in different seasons are
different, highest in summer 28.35% and the lowest in autumn 19.63 %.
The incidence of Mestritis on dairy cows at postpartum period is much

higher than the waiting for delivery period (14.61/31.69).
+
Clinical indicators: body temperature, pulse frequency,
respiratory frequency on cows get Mestritis are all increase compared to
normal state. At the same time, there is inflammation fluid secretes from
the genitals. This is a sign to identify cows get Mestritis.
+

The number of aerobic bacteria in uterine fluids of cows get Mestritis
8

6

are many times more than in healthy cows (7,70±2,71)x10 /(6,80±2,95)x10 .
+

In uterus, vagina fluids of healthy cows after calving 12-24 hours, 20,00%

of specimen have Staphylococcus spp, 13,33% of specimen have Streptococcus
spp When the uterus is inflamed, 100% specimen appear the above 02 bacteria.
+

The bacterias which are isolated from the inflammation uterus fluids of the

cow get Mestritis have not sensitivity rate with antibiotics high. Of which the drug
has the highest sensitivity are Norfloxacin, Amoxicillin, Kanamycin and Ceftiofur.
+

When cows get Mestritis, using Lutalyze ijnect subcutaneous 2ml (25mg) one


time, indenting the uterus 1.500ml Lugol 0.1% solution ; using Norfloxacin5mg/kg
weight mix with 100ml of distilled water pump into the uterus once a day, combining
body treatment with ADE, B. complex, get high treatment results.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội,
nhu cầu sử dụng sữa ở nước ta ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu sữa
ngày một tăng, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu trong nước thay dần
sữa nhập nhằm tiết kiệm ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người dân, Nhà
nước đã có chủ trương phát triển chăn ni bị sữa trong nước bằng những
chính sách như: hỗ trợ vốn, nhập bị và tinh bị sữa cao sản từ các nước có
nền chăn ni bị sữa phát triển, qui hoạch và khuyến khích các vùng có điều
kiện phát triển chăn ni bị sữa trên hầu khắp mọi miền của đất nước và đã
đem lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên chăn ni bò sữa ở nước ta
hiện nay còn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong đó phải kể tới tình
hình dịch bệnh. Bệnh viêm tử cung được xem là một trong những bệnh quan
trọng nhất, gây nhiều thiệt hại lớn cho người chăn ni. Viêm tử cung ở bị sữa
chủ yếu xảy ra vào thời gian sau khi đẻ, bệnh sảy ra quanh năm và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố. Hậu quả của bệnh thường làm kéo dài thời gian động
dục lại sau đẻ, tăng hệ số phối, tăng tỉ lệ loại thải, giảm sản lượng sữa, giảm số
con sinh ra trong một đời bị mẹ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản, gây thiệt
hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi đặc biệt bệnh làm giảm chất lượng sữa
tăng nguy cơ tồn dư kháng sinh trong sữa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của
cộng đồng. Những vấn đề nêu trên chỉ ra rằng: việc nghiên cứu tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung từ đó đề ra các biện pháp
phòng trị viêm tử cung bò sữa là việc làm cần thiết. Với mục đích góp phần làm

giảm thiệt hại do bệnh viêm tử cung gây ra đồng thời bổ sung vào các tài liệu
nghiên cứu về bò sữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số yếu tố
ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bị sữa ni tại một số địa
phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và thực nghiệm điều trị”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ lệ mắc
bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại địa phương nghiên cứu.
Xác định sự biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng và vi khuẩn
học khi bò mắc bệnh viêm tử cung.

1


- Đưa ra phác đồ điều trị hữu hiệu bệnh viêm tử cung bò sữa.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Bổ sung thêm những thông tin và bằng chứng xác thực về
một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn bị sữa
ni tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.
-

Kết quả nghiên cứu là một phần quan trọng để tổng hợp và khuyến

cáo tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa và biện pháp phòng trị.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HOẠT ĐỘNG SINH SẢN CỦA BỊ CÁI

2.1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục bị cái
2.1.1.1. Bộ phận sinh dục bên ngoài
Bộ phận sinh dục bên ngồi là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy,
sờ thấy và quan sát được, bao gồm: Âm môn, âm vật và tiền đình.

+ Âm mơn (Vulva)
Âm mơn hay cịn gọi là âm hộ, nằm ở dưới hậu mơn. Bên ngồi
có hai mơi (labia vulvae), bờ trên của hai mơi có sắc tố đen, nhiều
tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi.
+ Âm vật (Clitoris)
Âm vật của con cái giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại,
bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm vật, ở giữa
âm vật gấp xuống dưới, đây là chỗ tập trung của các đầu mút dây thần kinh.

+ Tiền đình (Vestibulum vaginae sinusinogenitalism)
Tiền đình là giới hạn giữa âm mơn và âm đạo. Trong tiền đình
có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn
hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại thành một nếp. Tiền đình có một số
tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật.
2.1.1.2. Bộ phận sinh dục bên trong
Bộ phận sinh dục bên trong bao gồm: Âm đạo, tử cung, ống
dẫn trứng, buồng trứng.
+ Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là một ống tròn, trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau
là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp:
-

Lớp liên kết bên ngoài.

Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng.


Chúng liên kết với các cơ ở cổ tử cung.
-

Lớp niêm mạc âm đạo: có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc.

3


Âm đạo là cơ quan giao cấu, nơi dịch đọng lại ở đó và chuyển tiếp vào
tử cung, phần lớn chúng được thải ra ngoài và một phần hấp thụ qua âm đạo.

Ngồi ra, âm đạo cịn là bộ phận để thai ra ngoài khi sinh đẻ và
là ống thải các chất dịch tử cung.
Theo Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997); Trần
Tiến Dũng và cs. (2002) âm đạo của bò Việt Nam dài 22 – 25 cm.
+ Tử cung (Uterus)
Tử cung của các lồi động vật có vú gồm hai sừng, một thân và một cổ
tử cung. Đối với bị cái tơ thì tồn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên
là trực tràng, phía dưới là bàng quang. Khi bị đẻ nhiều lứa thì tử cung nằm
trong xoang bụng. Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử phát triển
được là nhờ chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cung cấp thông qua lớp nội mạc tử
cung. Giai đoạn đầu hợp tử sống được nhờ vào nỗn hồng, một phần dựa vào
sữa mẹ thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và thai hình thành hệ
thống nhau thai. Niêm mạc tử cung và dịch tử cung giữ vai trò quan trọng trong
quá trình vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hòa chức năng thể
vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ.

* Cổ tử cung
Là phần ngoài cùng của tử cung, cổ tử cung của bị hình trịn, thơng với

âm đạo. Cổ tử cung dài khoảng 8 – 12 cm, đường kính 5 – 6 cm. Niêm mạc cổ
tử cung gấp nếp nhiều lần làm cho thành tử cung không đồng đều tạo thành
những tầng gọi là các “tầng hoa nở” hay “thùy hoa nở”, có 3 – 5 hoa nở. Tầng
ngồi cùng nhơ vào âm đạo 0,5 – 1,0 cm nhìn bên ngồi tựa như hoa cúc đại.
Khám qua trực tràng cầm vào cổ tử cung tựa như cầm một đoạn cổ gà.

* Thân tử cung
Thân tử cung của bò rất ngắn, chỉ khoảng 2-4 cm nối giữa sừng
tử cung với cổ tử cung (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).
* Sừng tử cung


bị cái có hai sừng tử cung (sừng trái và sừng phải), độ dài mỗi sừng 20-

35 cm, đường kính phần dưới sừng tử cung 3-4 cm, phần ngọn chỉ khoảng 0,5-0,8
cm. Khác với gia súc khác, hai sừng tử cung bò gần với thân tử cung và dính lại
với nhau tạo thành một lõm hình lịng máng. Phía trên của tử cung gọi là rãnh

4


tử cung dài 3-5 cm, rãnh này dễ dàng nhận thấy khi khám qua trực
tràng để chẩn đoán gia súc có thai và bệnh lý ở tử cung.
+ Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng (vòi fallop), nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng
của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược
nhau, một đầu của ống dẫn trứng thông với xoang bụng. Gần sát với buồng
trứng có hình loa kèn, trên loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán
rộng lô nhô không đều ôm lấy buồng trứng. Đối với bị, diện tích của loa
2


kèn thường rộng 20-40 mm và phủ toàn bộ buồng trứng (Hoàng Kim Giao
và Nguyễn Thanh Dương, 1997). Trứng được chuyển qua lớp nhầy đi đến
lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra sự thụ tinh và sự phân chia của phôi. Thời
gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3-10 ngày.

Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua
điểm - phễu - phồng ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng
(Nguyễn Tấn Anh và cs., 1992).
+ Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng,
gần nút sừng tử cung và nằm trong xoang chậu. Hình dáng buồng trứng rất
đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc ovan dẹt, khơng có lõm rụng
trứng. Khi mới sinh buồng trứng có khối lượng khoảng 0,3g, khi trưởng
thành có khối lượng 10-20g, dài 1-2cm, rộng 1-1,5 cm và dày khoảng 1,5cm,
thường có màu trắng (Nguyễn Tấn Anh và cs., 1992). Buồng trứng của gia
súc có chức năng sinh ra trứng và tiết dịch nội tiết.

2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của bò
Đặc điểm sinh lý sinh dục của gia súc nói chung có tính ổn định
với từng giống vật ni. Nó được duy trì qua các thế hệ và ln củng
cố, hồn thiện qua q trình chọn lọc. Ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng
của một số yếu tố như: ngoại cảnh, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc,
sử dụng… Để đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục của bò sữa người
ta thường tập trung nghiên cứu, theo dõi các chỉ tiêu sau đây:
+ Sự thành thục về tính
Gia súc thành thục về tính là thời điểm cơ quan sinh dục cái phát triển
hoàn thiện, trên buồng trứng có nỗn chín, có trứng rụng và trứng có khả năng

5



thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ; biểu hiện ở bên
ngồi của con vật là lơng mượt, tai thính, thường xun chạy nhảy và
nơ đùa với con khác. Bê cái thành thục về tính từ lúc 7 - 10 tháng
tuổi, nhưng chỉ cho phối giống được sau 18 - 20 tháng tuổi.
Qua nghiên cứu, tác giả Nguyễn Văn Thưởng (1995) đã cho
thấy bò sinh sản được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng tại chuồng và
được gặm cỏ ngồi bãi trong vụ đơng xn sẽ có tỷ lệ động hớn và
phối giống có chửa cao trong vụ hè thu. Bị đẻ cuối vụ đơng xn do
có thời gian vận động và gặm cỏ ngoài bãi trong suốt cả hè.
+ Chu kỳ động dục
Từ khi thành thục về tính, các nỗn bao trên buồng trứng phát triển lớn
dần, đến độ chín và nổi cộm trên bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi
nang Graaf vỡ, trứng rụng gọi là sự rụng trứng, mỗi lần rụng trứng con vật có
những biểu hiện tính dục ra bên ngồi, những biểu hiện này diễn ra liên tục và
có tính chu kỳ nên gọi là chu kỳ động dục (Trần Tiến Dũng và cs., 2002). Thời
gian trung bình của một chu kỳ là 21 ngày ở bò cái đã đẻ nhiều lứa và 20 ngày
ở bị cái tơ. Q trình trứng phát triển chín và rụng đều phụ thuộc vào hoạt
động cơ năng của buồng trứng dưới tác động của tuyến yên và vùng dưới đồi.
Sự rối loạn tiết các hoocmon này sẽ dẫn đến viêm tử cung và bệnh lý.
Thời gian động dục của bị ngắn, trung bình 14 - 15 giờ, trứng rụng tự nhiên
sau động dục từ 10 - 14 giờ. Tỷ lệ đậu thai sẽ cao nếu bò cái được phối giống vào
cuối thời kỳ biểu hiện động dục lâm sàng. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng
Phong, 1994), buồng trứng bên phải rụng trứng nhiều hơn buồng trứng bên trái
(60% so với 40%), vòi tử cung bên phải thường hay mang thai hơn.
Khi phối giống có chửa thì bị khơng động dục trở lại. Thời gian có chửa ở
bị cái là 9 tháng 10 ngày (280 - 285 ngày) (Trần Tiến Dũng và cs., 2002). Sau khi đẻ,
thời kỳ động dục trở lại của bò sữa là 35 - 60 ngày, ở bò thịt 50 - 80 ngày. Động dục
xuất hiện ở bò cái vắt sữa sớm hơn ở bị cái ni con, nếu cho bị giao phối khi

động dục sau đẻ 40 ngày thì tỷ lệ đậu thai thấp (Trần Tiến Dũng và cs., 2002).

+ Khoảng cách giữa các lứa đẻ
Khoảng cách giữa các lứa đẻ là thước đo phản ánh khả năng sinh sản của gia
súc. Ở bò, một năm một lứa là khoảng cách lý tưởng, nếu khoảng cách lứa đẻ quá dài
sẽ gây thiệt hại về kinh tế và sẽ hạn chế tiến bộ di truyền của loài. Khoảng cách

6


lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, ni dưỡng, đặc điểm giống, kỹ thuật
khai thác sữa, cạn sữa, kỹ thuật phối giống, các bệnh sinh sản mắc phải.



Việt Nam, điều kiện chăm sóc ni dưỡng chưa đầy đủ nên

khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 18 - 20 tháng (Nguyễn Văn Thưởng, 1984).

+ Thời gian hồi phục tử cung sau đẻ
Khi đẻ tử cung phải co bóp để đẩy thai ra ngoài, sau khi sinh tử cung
co lại như kích thước ban đầu, q trình này gọi là hồi phục tử cung sau khi
đẻ. Đó là giai đoạn sinh lý có ảnh hưởng rất lớn đến khoảng cách giữa hai
lứa đẻ. Đối với bò, thời gian để bộ máy sinh dục hồi phục hoàn toàn sau khi
đẻ là 3 tuần. Những kết quả nghiên cứu sau này chứng minh rằng thời gian
này có dài hơn. Thời gian hồi phục hồn tồn của bị đẻ lứa đầu là 42 ngày,
ở bò đã đẻ nhiều lần là 50 ngày. Bằng phương pháp khám qua trực tràng
cho biết 3 – 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử cung giảm đi 1/2 và vào khoảng
ngày thứ 15 – 17 sau khi đẻ tử cung hồi phục gần như hoàn toàn.
Theo tác giả Nguyễn Trọng Tiến và cs. (1991) cho biết khoảng 60 ngày sau

khi đẻ có 75% và 75 ngày có 87% số bị cái có cơ quan sinh dục được hồi phục. Đối
với bị đẻ khó, sát nhau thời gian này là 4 tháng. Tác giả cũng cho biết

ởbò cái sự hồi phục tử cung phía khơng mang thai trung bình là 14,4
ngày. Sự co dạ con cịn phụ thuộc vào cơ thể, điều kiện chăm sóc
ni dưỡng, q trình đẻ và hộ lý chăm sóc sau đẻ.
Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994) đã khẳng
định: không nên phối bị cái trước 60 ngày sau khi đẻ vì thời gian cần
thiết để tử cung co lại sau khi đẻ là từ 30 - 50 ngày.
2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ LÂM SÀNG
* Thân nhiệt
Nhiệt độ thân thể hay còn gọi là thân nhiệt, là một trị số hằng
định ở các động vật cao cấp như người, lớp có vú, lớp chim.
Trong điều kiện chăn ni giống nhau, thân nhiệt ở gia súc non
cao hơn gia súc trưởng thành và gia súc già; ở con cái cao hơn ở con
đực. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất lúc sáng sớm (1 - 5 giờ
sáng), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ). Mùa hè, trâu bò làm việc
nhiều dưới trời nắng gắt, thân nhiệt có thể cao hơn bình thường 1,0 1,80C. Thân nhiệt dao động trong vòng 10C (Hồ Văn Nam và cs., 1997).

7


Theo công bố của Hồ Văn Nam và cs. (1997) thân nhiệt bình
0

thường của bị là 37,5 - 39,5 C.
* Sốt
Sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ
yếu là cơ thể sốt. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý. Q trình
đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của và những chất khác hình thành

trong q trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải
của nó (Hồ Văn Nam và cs., 1997). Một số kích tố như Adrenalin, Parathyroxyn,
một số thuốc như nước muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt.

Khi bắt đầu cơn sốt, có tăng cường các quá trình sinh nhiệt như
co mạch, dựng lơng, bài tiết adrenalin, run cơ. Khi hết cơn sốt có các
q trình tăng thải nhiệt như giãn mạch, ra mồ hôi (Trịnh Bỉnh Dy, 2000).

* Tần số mạch đập
Tần số mạch là số lần mạch đập trong một phút. Theo Hồ Văn Nam và
cs. (1997) tần số mạch đập ở bò cái trưởng thành là 60 - 80 lần/phút, ở bò
đực trưởng thành là 36 - 60 lần/phút, ở bê là 100 - 120 lần/phút.

Mạch đập liên quan chặt chẽ với hoạt động của phổi; tần số
mạch đập và tần số hô hấp tỷ lệ với nhau, nếu tỷ lệ này thay đổi nhiều
là triệu chứng bệnh (Hồ Văn Nam và cs., 1997).
* Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là số lần thở/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào
cường độ trao đổi chất, lứa tuổi, tầm vóc. Gia súc non có cường độ
trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao hơn. Động vật nhỏ cũng có
tần số hơ hấp cao hơn so với động vật lớn. Ngoài ra trạng thái sinh
lý, vận động, nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến nhịp thở. Tần
số hơ hấp của bị là 10 - 30 lần/phút (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
2.3. MỘT SỐ THƠNG TIN VỀ Q TRÌNH VIÊM
2.3.1. Khái niệm viêm
Hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau của viêm đã được đề cập tới trong y học cổ
đại và những khái niệm về viêm cũng được hình thành từ rất sớm song lại rất khác
nhau. Theo tác giả Vũ Triệu An và cs. (1990), viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ
thể mà nền tảng của nó là phản ứng tế bào. Phản ứng này hình thành và


8


phát triển phức tạp dần trong q trình tiến hố của sinh vật.
Viêm là một q trình phức tạp, ln ln thay đổi, có nhiều
tính chất bảo vệ, nhằm duy trì sự hằng định nội mơi. Phản ứng này
hình thành trong q trình tiến hố của sinh giới và bao gồm ba hiện
tượng đồng thời tồn tại và liên quan chặt chẽ với nhau: Rối loạn tuần
hoàn, rối loạn chuyển hố - tổn thương mơ bào và tế bào tăng sinh.
Theo Nguyễn Hữu Nam (2004), viêm là một phản ứng tồn thân
chống lại mọi kích thích có hại, thể hiện ở cục bộ mô bào.
2.3.2. Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và tế bào trong viêm
Khi cơ thể bị viêm thì tại ổ viêm xảy ra phản ứng tuần hoàn và
phản ứng tế bào gây nên các rối loạn chủ yếu như sau:
* Rối loạn chuyển hoá
Tại ổ viêm q trình oxy hố tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng
nhưng vì có rối loạn tuần hồn nên khả năng cung cấp oxy khơng đủ,
gây rối loạn chuyển hố gluxit, lipid và protein gây ra hiện tượng tăng
độ axit, xeton, lipid, albumoza, polipeptid và các axit amin tại ổ viêm.
* Tổn thương mô bào
Các tế bào bị tổn thương tại ổ viêm giải phóng các enzym cũng làm trầm
trọng thêm quá trình huỷ hoại mơ bào và phân huỷ các chất tại vùng viêm, chúng
tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ pH của ổ viêm.
Theo Nguyễn Hữu Nam (2004) ngồi tính chất bảo vệ thì tổn thương mơ bào
cịn tạo ra nhiều chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các
chất này đã góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong viêm.

* Dịch rỉ viêm
Dịch rỉ viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, thành
phần hữu hình và các chất hòa tan như nước, muối, albumin, globulin,

fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản
viêm lan. Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý như histamin, serotonin,
axetincholin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau.

* Tăng sinh mô bào
Là hiện tượng tăng lên về số lượng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào này có
thể từ máu tới hoặc các tế bào tại chỗ sinh sản phát triển ra. Trong quá trình viêm,

9


giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát
triển của các loại tế bào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của ổ viêm cũng như
tình trạng phản ứng của cơ thể (Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp, 1997).

* Các tế bào viêm
Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm được gọi chung là các tế bào
viêm, bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ưa toan, bạch cầu
ưa kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào
hay tạo ra những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trị quan trọng giúp
cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ mơi trường.

2.4. THƠNG TIN VỀ BỆNH VIÊM TỬ CUNG GIA SÚC SINH SẢN
2.4.1. Viêm tử cung
Theo Sheldon et al. (2006), viêm tử cung là một trong những bệnh sinh sản
thường gặp ở gia súc sinh sản nói chung và bị sữa nói riêng. Đây là q trình bệnh lí

ở tử cung gây ra bởi các loại vi khuẩn làm tử cung chảy dịch, mùi khó chịu, gia
súc sốt, uể oải, mệt mỏi, giảm ăn, nhịp tim tăng và sản lượng sữa giảm. Các tác
giả Overton and Fetrow (2008), Dubuc et al. (2010) cho rằng viêm tử cung sau

đẻ là một trong những bệnh thường xảy ra trên bò sữa, với tỉ lệ mắc bệnh
khoảng 10-20%. Mặc dù bệnh hiếm khi gây chết gia súc, nhưng những thiệt hại
mà bệnh gây ra cho ngành chăn nuôi là rất to lớn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
viêm tử cung làm tăng khoảng thời gian có chửa trở lại sau khi đẻ (Fourichon
et al., 2000). Những bò sữa bị viêm tử cung thường thu nhận thức ăn kém hơn
những bị khơng bị viêm tử cung (Huzzey et al., 2007) và do đó làm giảm sản
lượng sữa (Sheldon et al., 2006). Mức độ suy giảm sản lượng sữa thường chỉ
thấy ở bò đẻ nhiều lứa, biến động từ 2-13kg/ngày, kéo dài trong khoảng thời
gian từ 2-20 tuần (Overton and Fetrow, 2008; Wittrock et al., 2011). Viêm tử cung
còn làm tăng nguy cơ loại thải bị (Grưhn et al., 1990; Wittrock et al., 2011) và
giảm năng suất sinh sản của lứa sau mặc dù nó chỉ gián tiếp thơng qua một số
các bệnh phát sinh sau viêm tử cung như PVD và CYTO (Dubuc et al., 2011).
Viêm tử cung ở bò sữa chủ yếu xảy ra ở khoảng thời gian 7 ngày sau khi đẻ,
tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn khác (LeBlanc, 2008). Bệnh làm kéo dài
thời gian động dục lại sau đẻ, tăng hệ số phối, tăng tỉ lệ loại thải, giảm sản lượng
sữa, giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản,
gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi (Singh et al., 1983; Gilbert

10


et al., 2005; Sheldon et al., 2009; Dubuc et al., 2011). Bệnh viêm tử cung được
cho là làm ảnh hưởng từ 10-20% bò sữa tại Canada và Mỹ (Overton and Fetrow,
2008; Dubuc et al., 2010). Bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả tập trung
nghiên cứu về hệ vi khuẩn trong tử cung bò (Dawson, 1950). Theo Nguyễn Văn
Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) viêm tử cung có thể chia ra ba thể: viêm nội
mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.

2.4.1.1. Viêm nội mạc tử cung (Endomestritis)
Theo Black et al. (1953) viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm

mạc của tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm
suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái.
Viêm nội mạc tử cung phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể
viêm ở tử cung. Samad et al. (1987) theo dõi 17.293 trâu mắc bệnh đường sinh
dục, rối loạn sinh sản cho biết: tỷ lệ trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất và
chiếm 35,9%. Bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh
đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng
cụ làm niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương. Sau đó là do sự tác động của
các vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus, E.coli, Salmonella, Brucella, roi
trùng gây viêm nội mạc tử cung (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007).

Căn cứ vào tính chất, trạng thái của quá trình bệnh lý, viêm nội
mạc tử cung có thể chia ra làm hai loại: viêm nội mạc tử cung thể
cata cấp tính có mủ và viêm nội mạc tử cung có màng giả.
* Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ (Endomestritis Puerperalis)

Bệnh này gặp nhiều ở bò sau sinh đẻ, niêm mạc cổ tử cung và
âm đạo bị tổn thương, xây sát dẫn đến nhiễm khuẩn nhất là khi gia
súc bị sát nhau, đẻ khó phải can thiệp.
Khi bị bệnh, gia súc biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: thân nhiệt tăng
nhẹ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đơi khi
cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch,
niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật
nằm, dịch viêm thải ra càng nhiều, xung quanh âm mơn, gốc đi, hai bên mơng
dính nhiều dịch viêm có khi nó khơ lại hình thành từng đám vẩy, màu trắng xám.
Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và
có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường, kiểm tra qua trực tràng
có thể phát hiện được một hay cả hai sừng tử cung sưng to, hai sừng tử

11



×