ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: AN TỒN LAO ĐỘNG
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP + CAO ĐẲNG
Lào Cai, năm 2017
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
3
-
CÔNG BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
4
-
LỜI NĨI ĐẦU
Giáo trình mơn học An tồn lao động được biên soạn theo chương trình đào tạo
trung cấp và cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại do Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào
Cai ban hành ngày ….. tháng …. năm 2017.
An tồn lao động là mơn học lý thuyết cơ sở bắt buộc, nhằm cung cấp cho
người học những kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, kỹ thuật an
tồn trong gia cơng cơ khí, kỹ thuật an tồn điện, các biện pháp phịng chống cháy nổ
và các phương pháp sơ cứu người bị tại nạn thơng thường… Nội dung giáo trình
được biên soạn với tinh thần phân tích và trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức
trong tồn bộ giáo trình có mối liên hệ chặt chẽ và lơgíc, để gắn lý thuyết với thực tế.
Nội dung của giáo trình được biên soạn gồm 2 chương:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về bảo hộ và an toàn lao động.
Chương 2: Kỹ thuật an tồn lao động.
Trong q trình biên soạn mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót do thời gian biên soạn cịn ngắn và trình độ cịn hạn chế. Rất
mong được sự góp ý của người sử dụng để giáo trình được hồn thiện hơn.
Tác giả
Ths. Hồng Anh Thái
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
5
-
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học.
- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý
thuyết.
- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học, học
sinh cần có kỹ năng nhận dạng và sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ, thiết bị phòng
cháy, chữa cháy và bảo hộ lao động thông dụng.
- Chú ý rèn luyện kỹ năng phân tích và phát hiện được một số tình huống
khơng an tồn trong lao động.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và
điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy
đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.
2. Những trọng tâm chương trình cần chú ý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
và các biện pháp an toàn lao động.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
6
-
MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU
3
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁO TRÌNH
4
MỤC LỤC
5
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về Bảo hộ lao động và an toàn
lao động
6
1. Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động và cơng tác an tồn lao
động.
6
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
10
3. Ảnh hưởng của vi khí hậu, bức xạ ion hố và bụi.
11
4. Ảnh hưởng của Tiếng ồn và rung động.
18
5. Ảnh hưởng của điện từ trường và hoá chất độc.
23
6. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió.
28
Chương 2: Kỹ thuật an toàn lao động.
33
1. Kỹ thuật an toàn trong gia cơng cơ khí.
33
2. Kỹ thuật an tồn điện.
36
3. Kỹ thuật an tồn thiết bị nâng hạ và phịng chống cháy, nổ.
38
4. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
56
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
7
-
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM BẢO HỘ
VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ VÀ CƠNG TÁC
AN TỒN LAO ĐỘNG.
1.1. Mục đích, ý nghĩa của cơng tác BHLĐ.
1.1.1. Mục đích của cơng tác BHLĐ.
Là thơng qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó
cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động, ngăn ngừa
bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại
khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an tồn về tính mạng
người lao động và cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất,
tăng năng suất lao động.
1.1.2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ.
Bảo hộ lao động (BHLĐ) trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu
cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm
vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ
chăm lo sức khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội
và nhân đạo rất cao.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất.
BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải
vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động
của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng giàu có, tự do, dân chủ cũng
là nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy
lao động là động lực chính của sự tiến bộ lồi người .
1.2. Tính chất và nhiệm vụ của cơng tác BHLĐ.
1.2.1. Tính chất.
BHLĐ Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần
chúng.
a. BHLĐ mang tính chất pháp lý.
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những
luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi
tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm,
tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao
động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở
kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
8
-
thực hiện. Đó là tính pháp lý của cơng tác bảo hộ lao động .
b. BHLĐ mang tính KHKT.
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phịng
và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT.
Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ơ nhiễm, giải pháp
đảm bảo an tồn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.
Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái,
muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề
tổng hợp phức tạp khơng những phải có hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật
thơng gió, cơ khí hố, tự động hố v.v... mà cịn cần có các kiến thức về tâm lý lao
động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động v.v...Vì vậy cơng tác bảo hộ lao
động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp.
c. BHLĐ mang tính quần chúng.
Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối
tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào cơng tác
BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người, tham gia sản xuất, công
nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui
trình cơng nghệ v.v... Do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong cơng
tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng, các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia
ý kiến về mẫu mực, quy cách dụng cụ phịng hộ, quần áo làm việc v.v...
Muốn làm tốt cơng tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi
người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành, quan
tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế
độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người và trước hết là
người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và
hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho tồn xã hội. Vì thế BHLĐ ln mang tính
quần chúng sâu rộng.
1.2.1. Nhiệm vụ của cơng tác BHLĐ.
- Đảm bảo an tồn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc
không để xảy ra tai nạn trong lao động.
- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- cham lo Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động
cho người lao động.
1.3. Những khái niệm cơ bản về BHLĐ.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
9
-
1.3.1. Điều kiện lao động và tai nạn lao động.
a. Điều kiện lao động.
Là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội được biểu hiện
thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, q trình cơng
nghệ, mơi trường lao động, và sự sắp xếp bố trí cũng như các tác động qua lại của
chúng trong mối quan hệ với con người tạo nên những điều kiện nhất định cho con
người trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và
tính mạng con người.
Điều kiện lao động nên xét cả về hai mặt: công cụ lao động và phương tiện lao
động. Những công cụ và phương tiện đó có tiện nghi, thuận lợi hay gây khó khăn
nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động cũng ảnh hưởng đến người lao
động rất đa dạng như dịng điện, chất nổ, phóng xạ, ...
Những ảnh hưởng đó cịn phụ thuộc quy trình cơng nghệ, trình độ sản xuất (thơ
sơ hay hiện đại, lạc hậu hay tiên tiến), môi trường lao động rất đa dạng , có nhiều yếu
tố tiện nghi, thuận lợi hay nghược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động lớn đến
sức khoẻ của người lao động.
b. Tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn không may xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn thương, làm ảnh hưởng
sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động hay làm chết người.
Tai nạn lao động còn được phân ra: chấn thương, nhiểm độc nghề nghiệp và
bệnh nghề nghiệp
- Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại
một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động
vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
- Nhiểm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất
độc xâm nhập vào cơ thể ngươì lao động trơng điều kiện sản xuất
- Bệnh nghề nghiệp: là sự làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng
đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động do kết quả tác dụng của
những điều kiện làm việc bất lợi (tiếng ồn, rung,...) hoặc do thường xuyên tiếp xúc
với các chất độc hại như sơn, bụi ,... Bệnh nghề nghiệp có ảnh hưởng làm suy yếu
sức khoẻ một cách dần dần và lâu dài.
1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong q trình sản xuất.
Trong một điều kiện lao động củ thể, bao giờ cũng xuất hiện cac yếu tố vật chất
có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho
người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại,
bụi.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
10
-
- Các yếu tố hoá học như hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ.
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, côn trùng, rắn.
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm
việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh.
- Các yếu tố tâm lý không thuật lợi... đều là những yếu tố nguy hiểm và có hại.
1.4. Cơng tác tổ chức BHLĐ.
1.4.1. Các biện pháp BHLĐ bằng văn bản pháp luật.
a. Hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của Việt nam.
Hệ thống pháp luật BHLĐ gồm 3 phần:
Phần I: Bộ luật lao động và các luật khác có liên quan đến ATVSLĐ.
Phần II: Nghị định 06/CP và các nghị định khác liên quan đến ATVSLĐ.
Phần III: Các thông tư, Chỉ thị, Tiêu chuẩn qui phạm ATVSLĐ.
b. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
Đối tượng và phạm vi được áp dụng các qui định về ATLĐ, VSLĐ bao gồm:
Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao
động kể cả người học nghề, thử việc trong các lệnh vực, các thành phần kinh tế,
trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngồi, tổ chức
quốc tế đóng trên lãnh thể Việt nam.
1.4.2. Biện pháp tổ chức.
- Hội đồng quốc gia về ATLĐ, vệ sinh lao động gọi tắt là BHLĐ có nhiệm vụ
tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành các
cấp về ATLĐ, VSLĐ.
- Bộ LĐTBXH thực hiện quản lý nhà nước về ATLĐ đối với các ngành các cấp
trong cả nước, có trách nhiệm: Xây dựng, chương trình ban hành hoặc ban hành các
văn bản pháp luật, chế độ chính sách BHLĐ, hệ thống quy phạm nhà nước về ATLĐ,
tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động. Thanh tra về ATLĐ, hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực ATLĐ.
- Bộ Y tế thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh lao động, có trách
nhiệm: xây dựng, chương trình ban hành, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống
quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khoẻ đối với các nghề, công việc. Thanh
tra về vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khoẻ và điều trị bệnh nghề nghiệp cho
người lao động. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động.
- Bộ khoa học cơng nghệ và mơi trường có trách nhiệm: Quản lý thống nhất
việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về ATLĐ, VSLĐ. Ban hành hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
11
-
động.
- Bộ giáo dục và đào tạo: Có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung ATLĐ,
VSLĐ vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, các trường kỹ thuật,
quản lý và dạy nghề.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực
hiện quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong phạm vi địa phương mình. Xây dựng
các mục tiêu đảm bảo an toàn, vệ sinh và cải thiện điều kiện lao động đưa vào kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách địa phương.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG.
2.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất.
- Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền
động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến.
- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra: dụng cụ cắt, đá mài, phôI,
chi tiết gia công v.v..
- Điện giật phụ thuộc các yếu tố như cường độ dòng điện, đường đi của dòng
điện qua cơ thể, thời gian tác đông, đặc điểm cơ thể v.v..
- Các yếu tố về nhiệt: kim loại nóng chảy,vật liệu được nung nóng, thiết bị
nung, khí nóng, hơi nước nóng .. có thể làm bỏng các bộ phận của cơ thể.
- Chất độc cơng nghiệp.
- Các chất lỏng hoạt tính: các axít và kiềm ăn mịn.
- Bụi cơng nghiệp: gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra
các bệnh nghề nghiệp, cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch.
- Nguy hiểm nổ: nổ hoá học và nổ vật lý.
- Những yếu tố nguy hiểm khác: làm việc trên cao khơng đeo dây an tồn, vật
rơi từ trên cao xuống, trượt trơn vấp ngã khi đi lại.
2.2. Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.
2.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật.
- Máy, trang bị sản xuất, q trình cơng nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm,
có hại: tồn tại các khu vực nguy hiểm, bụi khí độc, hỗn hợp nổ, ồn, rung, bức xạ có
hại, điện áp nguy hiểm v.v..
- Máy, trang bị sản xuất được thiết kế, kết cấu khơng thích hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của người sử dụng.
- Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo gây sự cố trong quá trình sử dụng.
- Thiếu thiết bị che chắn an toàn: các bộ phận chuyển động, vùng có điện áp
nguy hiểm, bức xạ mạnh..
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an tồn, các cơ cấu phịng ngừa q tải như van
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
12
-
an tồn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình.
- Thiếu sự kiểm nghiệm các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử dụng.
- Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
2.2.2. Các nguyên nhân về tổ chức và vận hành máy.
- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế thao tác khó khăn..
- Bố trí máy, trang bị sai ngun tắc, sự cố trên máy này có thể gây nguy hiểm
cho nhau.
- Thiếu phương tiện đặc chủng cho người lao động làm việc phù hợp..
- Tổ chức huấn luyện, giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu.
2.2.3. Các nguyên nhân vệ sinh.
- Vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp khi thiết kế nhà máy hay phân
xưởng sản xuất.
- Điều kiện vi khí hậu xấu, vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
- Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý, độ ồn rung vượt quá tiêu chuẩn.
- Trang bị bảo hộ cá nhân không đảm bảo đúng yêu cầu sử dụng của người lao
động.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu vệ sinh cá nhân.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHÍ HẬU, BỨC XẠ, ION HĨA VÀ BỤI
3.1. Khái niệm về vệ sinh lao động.
Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có
hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều
kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho
người lao động.
3.2. Vi khí hậu trong sản xuất.
3.2.1. Nhiệt độ, độ ẩm tương đối và bức xạ nhiệt.
a. Nhiệt độ khơng khí.
Nhiệt độ là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào các
nguồn phát nhiệt: lò nung, ngọn lửa, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng
hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời.v.v...chúng có thể làm cho nhiệt độ
0
khơng khí lên đến 50 - 60 C.
Khi nhiệt độ tăng cơ thể người có các hiện tượng: tăng sự mệt mỏi, giảm khả
năng lao động, tim đập nhanh, huyết áp tăng, giảm hoạt động các cơ quan tiêu hoá,
tăng sự phân bổ máu ở da, tăng sự bài tiết mồ hôi. Điều lệ quy định nhiệt độ tối đa
cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa hè là 30 độ và không được vượt quá
nhiệt độ bên ngồi từ 3ữ50C. Nơi sản xuất nóng như đúc, luyện cán thép, ... nhiệt độ
không quá 40oC. Khi nhiệt độ cao hơn sẽ sinh ra các biến đổi về sinh lý và bệnh lý.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
13
-
Lao động ở nhiệt độ lạnh dể gây bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp (viêm phế
quản...) khô niêm mạc gây cảm lạnh...
b. Độ ẩm tương đối.
Độ ẩm tương đối là thương số của độ ẩm tuyệt đối của không khí và độ ẩm cực
đại ứng với cùng nhiệt độ. Độ ẩm là nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của
công nhân.
- Khi độ ẩm quá cao, lượng ôxy mà cơ thể hút vào phổi bị giảm do hàm lượng
hơi nước trong khơng khí tăng, làm cho cơ thể thiếu ôxy, sinh ra uể oải, phản xạ
chậm, dể gây tai nạn. Khi độ ẩm cao còn làm tăng sự đọng nước, làm cho việc đi lại
trên nền xi măng bị trơn, dễ ngã. Độ ẩm cao còn tăng khả năng truyền dẫn điện, dể
chạm mát đối với mạch điện của các máy điện và truyền điện vào môi trường ẩm,
gây ra tai nạn điện giật.
- Khi độ ẩm thấp, khơng khí hanh khơ, da khơ nẻ, nhất là những người tiếp xúc
với dầu mỡ, lớp mỡ trên da bị dầu mỡ hồ tan càng làm mặt da khơ cứng, càng dể bị
khô nứt. Các vết nứt nẻ trên da làm cho chân tay bị đau đớn, giảm độ linh hoạt và đó
cũng là nguyên nhân xảy ra các tai nạn lao động. Độ ẩm tương đối thích hợp khoảng
75 ÷ 85 %. Khi độ ẩm q cao có thể bố trí hệ thống thơng gió với lượng khơng khí
khơ thích hợp để điều chỉnh độ ẩm.
c. Bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiêt là những hạt năng lượng truyền trong khơng khí dưới dạng dao
động sóng điện từ bao gồm tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Khi nung
các vật thể kim loại tới 5000C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung tới 18000÷ 20000C
cịn phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, nung tiếp đến 30000C lượng tia tử ngoại
phát ra càng nhiều.
3.2.2. Tác hại của vi khí hậu và các biện pháp đề phòng.
a. Tác hại của vi khí hậu.
- Tác hại của vi khí hậu nóng.
Biến đổi về sinh lý: Nhiệt độ da đặc biệt là da trán rất nhảy cảm đối với nhiệt
độ khơng khí bên ngồi. Biến đổi về cảm giác của da trán như sau:
0
0
28÷29 C → cảm giác lạnh; 29 ÷ 30 C → cảm giác mát;
0
0
30 ÷ 31 C → cảm giác dể chịu; 31,5 ÷ 32,5 C → cảm giác nóng;
0
0
32,5 ÷ 33,5 C → cảm giác rất nóng; > 33,5 C → cảm giác cực nóng.
0
Thân nhiệt (ở dưới lưỡi) nếu thấy tăng thêm 0,3 ÷ 1 C là cơ thể có sự tích
0
nhiệt. Thân nhiệt ở 38,5 C được coi là nhiệt báo động, có nguy hiểm, sinh chứng say
nóng.
Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường tăng lên gấp đơi so với lúc
bình thường. Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
14
-
chứng co gật, làm cho con người bị chóng mặt, đau đầu, buồn nơn và đau thắt lưng.
0
Thân nhiệt có thể lên cao tới 39 ÷ 40 C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp
nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nơng.
- Tác hại của vi khí hậu lạnh.
Lạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ ôxy
tăng. Lạnh làm các mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay vận động khó
khăn. Trong điều kiện vi khí hậu lạnh thường xuất hiện một số bệnh viêm dây thần
kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu
thơng kém và sức đề khác của cơ thể giảm.
- Tác hại của bức xạ nhiệt.
Trong các phân xưởng nóng, các dịng bức xạ chủ yếu do các tia hồng ngoại có
bước sóng đến 10 μm, khi hấp thụ tia này toả ra nhiệt, bức xạ nhiệt phụ thuộc vào độ
dài bước sóng, cường độ dịng bức xạ, thời gian chiếu xạ, diện tích bề mặt bị chiếu,
vùng bị chiếu, gián đoạn hay liên tục, góc chiếu, luồng bức xạ và quần áo.
Tia hồng ngoại có bước sóng ngắn (đặc biệt là loại có bước sóng khoảng 3 μm)
rọi sâu vào dưới da đến 3mm, gây nên bỏng da, rộp phồng da ngồi ra cịn gây ra
bệnh đục nhân mắt.
Làm việc ngồi trời nóng, im gió, oi bức, tia bức xạ nhiệt có thể xuyên qua hộp
xương sọ vào tổ chức não, hun nóng tổ chức não, màng não gây ra các biến đổi quan
trọng mà ta gọi là say nắng.
Tia tử ngoại có 3 loại:
Loại A có bước sóng từ 400 ÷ 315μm.
Loại B có bước sóng từ 315 ÷ 280 μm.
Loại C có bước sóng nhỏ hơn 280 μm.
Tia tử ngoại loại A xuất hiện ở nhiệt độ cao hơn thường có trong tia lửa hàn,
đèn dây tóc, đèn huỳnh quang; tia tử ngoại B thường xuất hiện trong đèn thuỷ ngân,
lò hồ quang v.v...Tia tử ngoại làm bỏng da, phá huỷ giác mạc thị lực giảm, đau đầu,
chống mặt, ung thư da.
b. Các biện pháp phịng chống vi khí hậu xấu.
- Biện pháp kỹ thuật.
Áp dụng các tiến bộ KHKT như điều khiển từ xa, cơ khí hố, tự động hố các
q trình sản xuất, thực hiện thơng gió tốt điều hồ khơng khí, đảm bảo thơng thống
và mát nơi làm việc.
Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở nơi lao động, bằng cách dùng những
vật liệu cách nhiệt để bao bọc quanh lò, quanh ống dẫn; dùng màn nước để hấp thụ
các tia bức xạ ở trước cửa lò.
- Biện pháp vệ sinh y tế.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
15
-
Trước hết cần quy định chế độ lao động thích hợp cho từng ngành nghề thực
hiện trong điều kiện vi khí hậu xấu. Khám tuyển khi nhận người, khám kiểm tra sức
khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
- Biện pháp tổ chức.
Tổ chức lao động, đảm bảo chế độ ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để
nhanh chóng phục hồi sức lao động. Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như áo
quần chống nóng, chống lạnh, khẩu trang, kính mắt v.v....
3.3. Bức xạ ion hố.
3.3.1. Khái niệm.
Là dịng các hạt và bức xạ, khi đi qua các chất làm ion hố và kích thích những
nguyên tử và phân tử của vật chất. Các dịng hạt trong bức xạ ion hóa là các dịng hạt
điện tử, pozitron, nơtron và những hạt cơ bản khác, cũng như các hạt nhân nguyên tử
những bức xạ điện tử trong bức xạ ion hóa là các tia gamma, tia rơnghen và bức xạ
vùng tần số quang học.
3.3.2 Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa và các biện pháp đề phịng.
a. Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa.
Q trình tương tác giữa bức xạ ion hóa và vật chất, được sử dụng để ghi nhận
và đo đạc các bức xạ khác nhau, nghiên cứu tác hại của phóng xạ đối với sinh vật và
con người, gây đột biến để tạo giống mới, chẩn đoán và điều trị bệnh (vd. bệnh ung
thư), cũng như trong nghiên cứu khoa học và nhiều q trình kĩ thuật và cơng nghệ
khác nhau: thăm dị khuyết tật của các sản phẩm cơng nghiệp, đo đạc và điều khiển
quá trình sản xuất, đánh dấu bằng phóng xạ, vv.
Từ nhiều năm nay nhiều loại phóng xạ (tia gamma, X., nơtron…) được ứng
dụng trong công nghiệp và thương mại. Các phóng xạ này xuyên qua vật chất và làm
thay đổi cấu trúc hoá học. Đặc biệt, đối với các vật sống, chúng có thể tạo ra các
thương tích và gây các đột biến cho bộ phận trong cơ thể.
Bức xạ ion hóa có thể gây ra tổn thương tế bào dẫn đến ung thư. Loại bức xạ
này đến từ các tia bên ngồi đi qua tầng khí quyển của trái đất, bụi phóng xạ, khí
radon, tia X và các nguồn khác.
b. Các biện pháp đề phòng bức xạ ion hóa.
Để đề phịng bức xạ ion hóa, người ta chú ý các biện pháp bảo vệ, để ngăn
ngừa tình trạng chiếu xạ, bằng khoảng cách, màn che chắn, thời gian và cách ly.
- Bảo vệ bằng khoảng cách:
+ Lượng chiếu xạ giảm rất nhanh theo khoảng cách. Thực tế, lượng của một
nguồn phóng xạ, ở một điểm, tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điểm tới
nguồn. Thí dụ cách nguồn 1 mét, người ta đo được cường độ 270 Rem/giờ, thì:
+ Cách 3m, cường độ là 270/32 = 30 Rem/giờ.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
16
-
+ Cách 10m, cường độ còn 270/102 = 2,70 Rem/giờ
Như vậy, cần tránh xa nguồn phóng xạ khi thao tác. Phải dùng các kẹp dài hoặc
các phương tiện điều khiển từ xa.
- Bảo vệ bằng che chắn: Một tia phóng xạ mất đi một phần hoặc toàn phần
năng lượng khi đâm xuyên qua vật chất. Hiện tượng này phụ thuộc vào tia phóng xạ
và màn che chắn.
+ Tia anpha: một màn che rất mỏng cũng giữ lại được.
+ Tia bêta: tia β được giữ lại bởi một màn che có độ dày vừa đủ, bằng các vật
liệu nhẹ.
+ Tia gamma: màn che bằng chì và phải dày (tường bê tơng, kính pha chì, dày
hàng chục centimét). Tuy nhiên, tia γ khơng bao giờ bị chặn giữ lại hồn tồn. Do
đó, có các màn che có độ dày - một nửa, độ dầy - một phần ba, độ dày - một phần
mười… nghĩa là độ dày vẫn để đi lọt qua một liều phóng xạ gamma là một nửa, một
phần ba, một phần mười…
+ Tia nơtron: Các màn che có thể làm giảm tia nơtron. Nhưng nơtron có tính
chất làm cho các màn che chắn phát ra phóng xạ Các chất có hydro như nước,
parafin, hay các chất như bo, cadmi…có tác dụng che chắn tốt
- Bảo vệ bằng thời gian: Hoạt tính của một ngun tố phóng xạ giảm theo thời
gian và do đó lưu lượng liều phóng xạ phát ra cũng như vậy.
- Bảo vệ bằng cách ly với quần áo bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ lao động
và trang bị phịng hộ khác có tác dụng bảo vệ chống sự nhiễm xạ ngoại chiếu và nội
chiếu, ngồi ra cịn có thể phần nào chống sự chiếu xạ.
Cụ thể, để đề phịng những tia phóng xạ từ ngoài vào người ta sử dụng những
tấm che chắn bằng chì, băng bêtơng đối với tia X, tia gamma; bằng chất dẻo đối với
tia β, bằng bo, cadmi đối với các hạt nơtron. Cần phải chú ý thao tác với các chất
phóng xạ từ xa, giới hạn thời gian lao động để tránh hấp thụ quá liều tối đa cho phép.
Mặt khác, nên thường xuyên đo kiểm tra tình hình nhiễm xạ tại nơi làm việc. Công
nhân viên khi làm việc được mang một chiếc máy đo liều phóng xạ, dưới hình thức
bút, phim,...
Để tránh ăn hoặc hít thở phải, người ta thường để các chất phóng xạ cách biệt
một nơi, đeo găng tay cao su pha chì khi thao tác, mặc quần áo không thấm nước và
giặt giũ được sau khi lao động và tắm rửa trước khi về nhà.
Phải có hệ thống thơng gió, hút bụi hoạt động tốt và đeo khẩu trang chống bụi
khi cọ rửa nơi làm việc.
Cần tổ chức khám tuyển cho công nhân, khám sức khoẻ chung và thử máu.
Trong các đợt khám sức khoẻ định kỳ hàng tháng hoặc từ 3 đến 6 tháng, chú ý tiến
hành xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ gây ra.
Xét nghiệm máu là một biện pháp phát hiện bệnh rất thơng dụng. Khơng cần
phải để bệnh nhân nhịn đói. Nên thử vào buổi sáng, bệnh nhân có thể ăn sáng (khơng
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
17
-
ăn thịt) vài giờ trước đó và được nghỉ ngơi.
Ngồi ra, rất cần khám bệnh ngồi da. Phải dặn dị những người tiếp xúc nhất
thiết phải đi khám bệnh khi có biến đổi ở da. Cần chú ý vị trí, điện tích và tính chất
tiến triển của tổn thương.
Như vậy, theo dõi sức khoẻ công nhân tiếp xúc phải dựa chủ yếu vào sự biến
đổi máu tuần hồn, vào tình trạng da và niêm mạc, vào biến đổi tuỷ xương và chức
năng sinh sản.
Nếu phát hiện được bệnh, phải gửi đi điều trị và điều dưỡng. Sau đó, gửi bệnh
nhân đến hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ mất khả năng lao động.
3.4. Bụi.
3.4.1. Phân loại bụi và tác hại của bụi.
a. Định nghĩa.
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong
khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói,
mù; khi những hạt bụi nằm lơ lững trong khơng khí gọi là aerozon, khi chúng đọng
lại trên bề mặt vật thể nào đó gọi là aerogen.
b. Phân loại bụi.
- Theo nguồn gốc: bụi kim loại (Mn, Si, gỉ sắt,... ); bụi cát, bụi gỗ; bụi động
vật: bụi lông, bụi xương; bụi thực vật: bụi bơng, bụi gai; bụi hố chất (grafit, bột
phấn, bột hàn the, bột xà phịng, vơi ...)
- Theo kích thước hạt bụi: Bụi bay có kích thước từ 0,001÷10 μm; các hạt từ
0,1 ÷ 10 μm gọi là mù, các hạt từ 0,001 ÷ 0,1 μm gọi là khói chúng chuyển động
Brao trong khơng khí.
Bụi lắng có kích thước >10 μm thường gây tác hại cho mắt.
- Theo tác hại: Bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen...); bụi gây dị ứng; bụi gây
ung thư như nhựa đường, phóng xạ, các chất brơm; bụi gây xơ phổi như bụi silic,
amiăng...
c. Tác hại của bụi.
Bụi có tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hố, các hạt bụi này
bay lơ lững trong khơng khí, khi bị hít vào phổi chúng sẽ gây thương tổn đường hơ
hấp.
Khi chúng ta thở nhờ có lơng mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà
những hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 μm bị giử lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi
kích thước (2 ÷ 5) μm dể dàng theo khơng khí vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi
được các lớp thực bào bao vây và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi
gây nên bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose,...).
- Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở những công nhân khai thác chế biến, vận
chuyển quặng đá, kim loại, than v.v...
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
18
-
- Bệnh silicose là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ
làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa v.v...Bệnh này chiếm 40 ÷ 70% trong tổng số các bệnh
về phổi. Ngồi cịn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiăng), aluminose (bụi boxit,
đất sét), siderose (bụi sắt).
- Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi
crơm, asen.
- Bệnh ngồi da: bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, làm bịt kín các lỗ
chân lơng và ảnh hưởng đến bài tiết; bụi có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn gây ra mụn;
lở loét ở da; viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
- Bệnh đường tiêu hoá: Các loại bụi sắc cạnh nhọn vào dạ dày có thể làm tổn
thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hố.
- Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy,
nổ rất nguy hiểm.
- Bụi còn gây ra chấn thương mắt: bụi kiềm, axit có thể gây ra bỏng giác mạc
làm giảm thị lực.
3.4.2. Các biện pháp đề phòng bụi.
a. Biện pháp kỹ thuật.
Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất. Cơ khí hố và tự động hố q trình
sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với bụi. Thay đổi phương pháp
công nghệ. Sử dụng hệ thống thơng gió, hút bụi trong các phân xưỡng có nhiều bụi.
b. Biện pháp y học.
Khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi
chức năng làm việc cho công nhân.Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo,
mặt nạ, khẩu trang).
c. Lọc bụi trong sản xuất công nghiệp.
Ở các nhà máy sản xuất công nghiệp lượng bụi thải vào môi trường không khí
rất lớn như các nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy luyện kim v.v... Để làm sạch
khơng khí trước khi thải ra môi trường, ta phải tiến hành lọc sạch bụi đến giới hạn
cho phép. Ngồi ra có thể thu hồi các bụi quý. Để lọc bụi, người ta sử dụng nhiều
thiế bị lọc bụi khác nhau và tuỳ thuộc vào bản chất các lực tác dụng bên trong thiết
bị, người ta phân ra các nhóm chính sau: Buồng lắng bụi: quá trình lắng xảy ra dưới
tác dụng của trọng lực. Thiết bị lọc bụi kiểu quán tính: lợi dụng lực quán tính khi khi
thay đổi chiều hướng chuyển động để tách bụi ra khỏi dịng khơng khí. Thiết bị lọc
bụi kiểu ly tâm - xiclon: dùng lực ly tâm để đẩy các hạt bụi ra xa tâm quay rồi chạm
vào thành thiết bị, hạt bụi bị mất động năng và rơi xuống dưới đáy. Lưới lọc bằng
vải, lưới thép, giấy, vật liệu rỗng bằng khâu sứ, khâu kim loại v.v...Trong thiết bị lọc
bụi kiểu này các lực quán tính, lực trọng trường và cã lực khuyết tán đều phát huy tác
dụng. Thiết bị lọc bụi bằng điện: dưới tác dụng của điện trường với điện áp cao, các
hạt bụi được tích điện và bị hút vào các bản cực khác dấu.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
19
-
4. ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG.
4.1. Tiếng ồn.
4.1.1. Khái niệm và những tiêu chuẩn cho phép.
a. Khái niệm.
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số khơng có
nhịp gây cho con ngươì cảm giác khó chịu. Về mặt vật lý, âm thanh là dao động sóng
của mơi trường đàn hồi gây ra bởi sự dao động của các vật thể, khơng gian trong đó
có sóng âm lan truyền gọi là trường âm. áp suất dư trong trường âm gọi áp suất âm p
đơn vị là dyn/cm2 hay là bar.
Vận tốc lan truyền sóng âm phụ thuộc vào các tính chất và mật độ mơi trường.
Ví dụ ở nhiệt độ 00C vận tốc sóng âm trong khơng khí là 330 m/s, trong nước là 1440
m/s, trong thép, nhôm, thuỷ tinh là 5000 m/s, trong đồng 3500 m/s, trong cao su 40 ÷
50 m/s.
Dao động âm nghe được có tần số từ 16 ÷ 20 Hz đến 16 ÷ 20 kHz. Giới hạn
này ở mỗi người không giống nhau, tuỳ theo lứa tuổi và cơ quan thính giác.
Dao động dưới 16 ÷ 20 Hz gọi là hạ âm tai người không nghe được, dao động
có tần số trên 16 ÷ 20 kHz gọi là siêu âm tai người cũng không nghe được.
b. Phân loại tiếng ồn.
Trong thực tế người ta phân ra nhiều loại tiếng ồn, tuy nhiên theo đặc tính của
nguồn ồn có thể phân ra:
- Tiếng ồn theo thống kê: Là loại tiếng ồn do tổ hợp hỗn loạn các âm khác
nhau về cường độ và tần số trong phạm vi từ 500 ÷ 2000 Hz.
- Tiếng ồn có âm sắc: Là loại tiếng ồn có âm đặc trưng.
- Tiếng ồn theo đặc tính: Đây là loại tiếng ồn do đặc trưng tạo tiếng ồn gây ra
trong đó được phân ra nguồn tạo tiếng ồn bao gồm các loại sau:
+ Tiếng ồn cơ học: sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết hay bộ phận máy
móc có khối lượng khơng cân bằng ví vụ tiếng ồn của máy phay.
+ Tiếng ồn va chạm: sinh ra do một số quy trình cơng nghệ, ví dụ: rèn, tán.
+ Tiếng ồn khí động: sinh ra khi hơi chuyển động với vận tốc cao, như động cơ
phản lực, máy nén khí. Tiếng nổ hoặc xung sinh ra khi động cơ đốt trong làm việc...
- Tiếng ồn theo dải tần số: Tùy thuộc vào tần số âm, tiếng ồn được ra các loại:
+ Tiếng ồn tần số cao:khi f > 1000 Hz
+ Tiếng ồn tần số trung bình khi f = 300 ÷ 1000Hz
+ Tiếng ồn tần số thấp:khi f < 300 Hz
- Các trị số gần đúng về mức ồn của một số nguồn:
+ Tiếng ồn va chạm:
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
20
-
Xưởng rèn
98 dB
Xưởng đúc
112 dB
Xưởng gị, tán
113 ÷ 117 dB
+ Tiếng ồn cơ khí:
Máy tiện
93 ÷ 96 dB
Máy bào
97 dB
Máy khoan
114 dB
Máy đánh bóng
108 dB
+ Tiếng ồn khí động:
Mơtơ
Máy bay tuốc bin phản lực:
105 dB
135 dB
4.1.2. Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
a. Tác hại của tiếng ồn.
Cường độ tối thiệu của tiếng ồn có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với cơ quan
thính giác phụ thuộc vào tần số của nó. Đối với âm tần số 2000 ÷ 4000 Hz, tác dụng
mệt mỏi sẻ bắt đầu từ 80 dB, đối với âm 5000 ÷ 6000 Hz thì từ 60 dB.
Tiếng ồn gây mệt mỏi thính lực, đau tai, mất trạng thái cân bằng, ngủ chập
chờn giật mình, mất ngủ, loét dạ dày, tăng huyết áp, hay cáu gắt, giảm sức lao động
sáng tạo, giảm sự nhạy cảm, đầu óc mất tập trung, rối loại cơ bắp...
Tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp với đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc
không đối xứng và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc với tiếng ồn. Tiếng
ồn tác dụng vào các cơ quan chức phận của cơ thể, lâu ngày làm cho cơ quan này
mất trạng thái cân bằng. Kết quả là cơ thể bị suy nhược, máu lưu thông bị hạn chế,
tai bị ù, đầu óc bị căng thẳng, khả năng lao động sẽ bị giảm, sự chú ý của con người
cũng bị giảm sút và từ đó có thể gây ra tai nạn. Những cơ thể khác nhau thì tác hại
của tiếng ồn cũng khác nhau. Con người có khả năng thích nghi với điều kiện làm
việc có tiếng ồn nhưng mức độ thích nghi này chỉ giới hạn trong khoảng nhất định.
Khi làm việc lâu trong mơi trường có tiếng ồn thì khả năng nghe sẽ bị rối loạn,
mất khả năng nghe những âm thanh có tần số cao, thanh bổng, khả năng phục hồi
thính giác rất thấp.
Tiếng ồn lớn hơn cường độ 70 dB (đề xi ben) thì khơng cịn nghe tiếng nói của
người với nhau nữa và mọi sự thơng tin bằng âm thanh của con ngươì trở thành vơ
hiệu.
b. Biện pháp phịng chống.
Năm 1880 Robert Koch một nhà y học của nước đức đã cảnh báo về tiếng ồn
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
21
-
như sau: Một ngày nào đó con người sẽ phải đấu tranh với tiếng ồn như đã từng đấu
tranh chống lại bệnh dịch tả hay dịch hạch.
Một nhà chuyên môn khác nói: Nếu chúng ta khơng tiêu diệt tiếng ồn thì tiếng
ồn sẽ tiêu diệt ta. Vì vậy chống ồn là nhiệm vụ rất quan trọng. Các biện pháp chủ yếu
có thể là:
- Làm giảm hay triệt tiêu tiếng ồn ngay từ nơi phát sinh.
Đây là biện pháp chống ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp có chất lượng các
máy móc và động cơ, sửa chửa các máy móc đã cũ hay bị rơ. Giảm tiếng ồn tại nơi
phát sinh có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
+ Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi
tần số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng. Thay thép bằng chất
dẻo, tecxtolit, fibrôlit, v.v...mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoăc dùng
các hợp kim ít vang hơn khi va chạm.
+ Tự động hố q trình cơng nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa. Bố
trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc.
- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền.
Áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách
âm. Năng lượng âm lan truyền trong khơng khí
thì một phần năng lượng bị phản xạ một phần bị
vật liệu của kết cấu hút và một phần xuyên qua
kết cấu bức xạ vào phịng bên cạnh (Hình 3-1).
Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số
và góc tới của sóng âm, nó xảy ra do sự biến đổi
cơ năng mà các phần tử khơng khí mang theo
thành nhiệt năng do ma sát nhớt của khơng khí
trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma
sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu
dao động dưới tác dụng của sóng âm.
Hình 3-1. Sự lan truyền sóng
âm trên đường đi
Vật liệu hút âm có các loại: vật liệu có nhiều lỗ nhỏ; vật liệu có nhiều lỗ nhỏ
đặt sau tấm đục lỗ; kết cấu cộng hưởng; những tấm hút âm đơn.
Để cách âm thông thường là làm vỏ bọc động cơ, máy nén và các thiết bị công
nghiệp khác. Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để
giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, liên kết giữa chúng không làm cứng. Vỏ
bọc nên đặt trên đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.
Để chống tiếng ồn khí động người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống
tiêu âm và tấm tiêu âm (hình 3-2; hình 3-3).
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
22
-
- Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Những người làm việc trong các q trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo vệ tai
cần có một số thiết bị sau:
+ Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm
giảm ồn từ 3-14dB trong giải tần số 100-600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len
tẩm sáp giảm đến 30dB.
+ Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB.
+ Dùng nắp chống ồn úp bên ngồi tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là
500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt khơng
được thuận tiện lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn.
- Chế độ lao động hợp lý.
+ Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc
hoặc có thể bố trí xen kẽ cơng việc để có những qng nghỉ thích hợp.
+ Khơng nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có
nhiều tiếng ồn.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được
ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.
4.2. Rung động trong sản xuất.
4.2.1. Khái niệm và tiêu chuẩn cho phép rung cục bộ.
a. Khái niệm.
Khi các máy móc và động cơ làm việc khơng chỉ sinh ra các dao động âm tai ta
nghe được mà còn sinh ra các dao động cơ học dưới dạng rung động của các vật thể
và các bề mặt xung quanh.
Rung động là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc
trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ
hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
Các bề mặt dao động bao giờ cũng tiếp xúc với khơng khí xung quanh nó. Khi
bề mặt dao động sẽ hình thành những sóng âm ngược pha trong lớp khơng khí kề sát
với nó. Mức to của âm này được đo bằng áp suất âm hình thành.
b. Tiêu chuẩn cho phép rung động cục bộ.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
23
-
Theo hình thức tác động, người ta chia ra chấn động chung và chấn động cục
bộ. Rung động chung gây ra dao động cho tồn cơ thể, cịn chấn động cục bộ chỉ làm
cho từng bộ phận cơ thể dao động. khi chịu tác dụng của rung động, thần kinh sẽ bị
suy mòn, rối loạn dinh dưỡng, con người nhanh chóng cảm thấy uể oải và thờ ơ, lãnh
đạm, tính thăng bằng ổn định bị tổn thương. Chấn động cũng gây ra bệnh khớp
xương, làm rối loạn hệ thần kinh ngoại biên và trung ương.
Phạm vi dao động mà ta thu nhận như rung động âm nằm trong giới hạn từ 12
đến 8000 Hz.
4.2.2. Tác hại của rung động và các biện pháp phòng tránh.
a. Tác hại của rung động đối với sinh lý con người.
- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt
như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi...
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động
có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì
gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
+ Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng,
làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
+ Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng
của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ
thăng bằng của cơ quan này.
+ Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức
dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
+ Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ
thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành
bệnh rung động nghề nghiệp.
+ Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di
lệch tử cung dẫn đến tình trạng vơ sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung
động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
b. Các biện pháp phòng tránh rung động.
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
+ Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mịn và hư
hỏng hoặc gia cơng các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.
+ Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị
phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.
+ Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết
giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
24
-
- Biện pháp tổ chức sản xuất.
+ Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca
kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người.
+ Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có
quảng nghỉ dài khơng tiếp xúc với rung động.
- Phòng hộ cá nhân.
+ Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị
số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể
tiếp xúc với vật rung động.
+ Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lị xo.
Chiều dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lị xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế
10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì
độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%.
+ Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động
hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập
trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lịng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm
giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót
cao su đàn hồi giảm sự truyền động rung động đi 10 lần.
- Biện pháp y tế.
+ Khơng nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần
kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
+ Khơng nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc
nhiều.
5. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN TỪ TRƯỜNG VÀ HĨA CHẤT ĐỘC.
5.1. Điện từ trường.
5.1.1. Ảnh hưởng của điện từ trường.
a. Khái niệm điện từ trường: Hiện nay trong nhiều ngành kinh tế, quốc phòng
, trong các phòng nghiên cứu chúng ta sử dụng nhiều thiết bị máy móc liên quan đến
điện trường tần số cao như rađa trong quốc phòng và các sân bay....
Ở nhiều ngành công nghiệp năng lượng của dịng điện tần số cao được dùng để
đốt nóng kim loại như khi đúc, rèn nhiệt luyện, tán nối và còn dùng để sấy, dán thiêu
kết các chất phi kim loại.
Trường điện từ tần số cao thường là trường điện từ của các thiết bị cơng nghiệp
có tần số trong khoảng từ 3.104 ÷ 3.106 Hz.
Ta nhận thấy rằng xung quanh dòng điện xuất hiện đồng thời điện trường và từ
trường. Khi dịng điện là dịng xoay chiều thì điện trường và từ trường liên hệ với
nhau coi chung thành một trường điện từ thống nhất.
Tr-êng Trung cÊp nghÒ Lµo Cai
25
-
Trường điện từ tần số cao có khả năng lan truyền trong không gian với vận tốc
gần bằng vận tốc ánh sáng, và khi lan truyền nó mang theo năng lượng Trường điện
từ có tác dụng bất lợi đến cơ thể con người và đáng ngại là cơ thể con người khơng
có cảm giác g. khi có tác dụng của trường điện từ.
b. Tác hại của trường điện từ đến cơ thể con người: Mức độ tác dụng của
điện từ trường lên cơ thể con người phụ thuộc vào độ dài bước sóng, chế độ làm việc
của nguồn (xung hay liên tục), cường độ bức xạ, thời gian tác dụng, khoảng cách từ
nguồn đến cơ thể và sự cảm thụ riêng của từng người. Tần số càng cao (nghĩa là
bước sóng càng ngắn), năng lượng điện từ mà cơ thể hấp thụ càng tăng:
- Tần số cao 20%
- Tần số siêu cao 25%
- Tần số cực cao 50%
Song tác hại của sóng điện từ khơng chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ bị
hấp thụ, mà còn phụ thuộc vào độ thấm sâu của sóng bức xạ vào cơ thể. Độ thấm sâu
càng cao thì tác hại càng nhiều. Độ thấm sâu cho trong bảng dưới đây và năng lượng
hấp thụ nêu trên có thể làm rị các đặc tính sau đây của sóng điện từ: sóng đêcimet
gây biến đổi lớn nhất đối với cơ thể so với sóng centimet và sóng met. Sóng milimet
gây tác dụng bệnh lý rất ít so với sóng centimet và đêcimet.
Bước sóng
Độ thấm sâu
Loại milimet
Bề mặt lớp da
Loại centimet
Da và các tổ chức dưới da
Loại đêximet
Vào sâu trong các tổ chức 10 ÷ 15 cm
Loại met
Vào sâu trong các tổ chức >15 cm
Dưới tác dụng của trường điện từ tần số cao, các ion của các tổ chức cơ thể sẽ
chuyển động, trong các tổ chức này sẽ xuất hiện một dòng điện cao tần do đó một
phần năng lượng của trường bị thấm hút.
Trị số độ truyền dẫn của tổ chức cơ thể tỉ lệ với thành phần chất lỏng có trong
tổ chức. Độ truyền dẫn mạnh nhất là ở máu và ở các bắp thịt, cịn yếu nhất là trong
các mơ mỡ. Chiều dày lớp mỡ ở nơi bị bức xạ có ảnh hưởng đến mức độ phản xạ
sóng bức xạ ra ngồi cơ thể. Đại não, tuỷ xương sống có lớp mơ mỏng, cịn mắt thì
hồn tồn khơng có nên các bộ phận này chịu tác dụng nhiều hơn cả.
Chịu tác dụng của trường điện từ có tần số khác nhau và cường độ lớn hơn
cường độ giới hạn cho phép một cách có hệ thống và kéo dài sẽ dẫn đến sự thay đổi
một số chức năng của cơ thể, trước hết là hệ thống thần kinh trung ương, mà chủ yếu
là làm rối loạn hệ thần kinh thực vật và rối loạn hệ thống tim mạch. Sự thay đổi đó
có thể làm nhức đầu, dễ mệt mỏi, khó ngủ hoặc buồn ngủ nhiều, suy yếu tồn thân,
sinh ra nóng nảy và hàng loạt triệu chứng khác. Ngồi ra nó có thể làm chậm mạch,
giảm áp lực máu, đau tim, khó thở, làm biến đổi gan và lá lách.
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
26
-
Tác dụng của năng lượng điện từ trường tần số siêu cao có thể làm biến đổi
máu, giảm sự thính mũi, biến đổi nhân mắt.
Sóng vơ tuyến cịn có thể gây rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ. Nói chung phụ
nữ chịu tác hại của sóng điện từ nhiều hơn nam giới.
Trị số cường độ bức xạ giới hạn cho phép của trường điện từ tần số cao tại
chỗ làm việc được xác định như sau: Khi chịu tác dụng cả ngày làm việc thì cường
độ bức xạ khơng lớn hơn 10mW/cm2, khi chịu tác dụng không quá 2h trong một
ngày thì khơng lớn hơn 100mW/cm2, khi chịu tác dụng khơng q 15-20 phút trong
một ngày thì khơng lớn hơn 1mW/cm2 và khi đó nhất thiết phải đeo kính để bảo vệ
mắt.
5.1.2. Các biện pháp phòng chống.
Các cuộn cảm ứng là nguồn điện từ trường cao (cao tần). Trường bên trong
ống nguy hiểm hơn trường bên ngoài ống dây cảm ứng. Đối với tụ điện tạo nguồn
cao tần, để nung nóng các chất cách điện thì trường giữa hai tấm của tụ điện lớn hơn
trường phía ngồi. Nguồn trường cịn có thể là các phần tử riêng của máy phát các
cuộn dây, tụ điện các dây dẫn.... tuỳ điều kiện cơng nghệ có thể đặt trong gian nhà
sản xuất chung nhưng cần che phủ kín luồng cơng nghệ của nó; tốt nhất là đặt chúng
trong các phòng riêng biệt.
Trong khi sử dụng các thiết bị cao tần cần chú. đề phịng điện giật, tn thủ
các quy tắc an tồn. Phần kim loại của thiết bị phải được nối đất. Các dây nối đất
phải ngắn và khơng cuộn trịn thành nguồn cảm ứng. Nước làm nguội thiết bị cũng
có điện áp cần phải tìm cách nối đất.
Các thiết bị cao tần cần được rào chắn, bao bọc để tránh tiếp xúc phải những
phần có điện thế, cần có các panen và các bảng điều khiển, khi cần phải điều khiển từ
xa.
Để bao vây vùng có điện từ trường, người ta dùng các màn chắn bằng những
kim loại có độ dẫn điện cao, vỏ máy cũng cần nối đất.
Diện tích làm việc cho mỗi công nhân làm việc phải đủ rộng. Trong phịng đặt
các thiết bị cao tần khơng nên có những dụng cụ bằng kim loại nếu khơng cần thiết,
vì sẽ tạo ra nguồn bức xạ điện từ thứ cấp.
Vấn đề thơng gió cần được đặt ra theo u cầu về thơng gió, chú ý là chụp hút
đặt trên miệng lị khơng được làm bằng kim loại vì sẽ bị cảm ứng.
5.2. Hóa chất độc.
5.2.1. Đặc tính chung của hố chất độc
Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ
thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra
trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Khi độc tính chất độc vượt quá giới hạn
cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu độc chất sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp.
Các hoá chất độc có trong mơi trường làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể qua
Tr-êng Trung cÊp nghỊ Lµo Cai
27
-