Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

DE TAI VE SINH RANG MIENG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI CHĂM SÓC VỆ SINH RĂNG MIỆNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như ông cha ta thường nói “ cái răng cái tóc là góc con người” với hàm răng đẹp giúp cho mỗi chúng ta cảm thấy an tâm, tự tin trong giao tiếp, làm tăng thêm vẻ đẹp của con người. Răng khỏe tốt đồng nghĩa với sức khỏe cơ thể tốt, Bởi vậy duy trì thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ có tác dụng giúp cho con người ta khỏe mạnh và trường thọ. Ngoài ra khi răng khỏe thì còn làm giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch, tăng cường trí nhớ, giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm cho toàn cơ thể… Răng mọc đẹp còn góp phần vào việc giúp cho chúng ta phát âm chuẩn. Chăm sóc răng miệng trẻ em là vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm, Răng miệng là sức khỏe, là vẽ đẹp và tương lai của các em. Nhưng hiện nay đa số các cháu trong lứa tuổi mầm non đều vướng phải hàm răng sâu, khi cười làm cho người lớn phải cười theo, những hậu quả ấy là do các cháu chưa có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân mình. Bên cạnh đó có một số phụ huynh cũng chưa thật sự chú ý đến cách chăm sóc và bảo vệ răng cho con em , các bà mẹ thường cho con mình ăn đồ ngọt vào buổi tối mà không hề tập cho con đánh răng, dần dần con mình bị sâu răng phải nhổ sớm, đến khi trẻ bắt đầu thay và mọc răng vĩnh viễn thì răng mọc xô lệch, viêm nứu, răng xỉn màu khiến trẻ thấy xấu hổ khi đứng trước tập thể Vì vậy việc giáo dục giữ gìn vệ sinh răng miệng cho các cháu là diều rất quan trọng. Không những cho ngày nay mà cho cả những ngày sau..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Qua những năm đứng lớp, chứng kiến những cơn đau răng của các cháu khi phải ôm mặt khóc, bản thân tôi đã tìm hiểu và dựa vào tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp tôi đã đưa ra một số “ biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chăm sóc vệ sinh răng miệng” nhằm giúp cho tất cả các cháu có một hàm răng đẹp,nụ cười xin thật dễ thương. II. THUẬN LƠI KHÓ KHĂN - Năm học 2012-2013 bản thân tôi được Ban Giám Hiệu phân công đứng dạy lớp Lá 3 theo chương trình giáo dục đổi mới , tôi thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn sau: * THUẬN LỢI: - Được Ban Giám Hiệu nhà trường thống nhất hỗ trợ , đầu tư mua sắm đồ dùng như tranh, truyện, dĩa CD, các trang thiết bị về mô hình răng, bàn chải và tài liệu về vệ sinh răng miệng… - Được sự hướng dẫn và chỉ dạo của Ban Giám Hiệu về việc lồng ghép giáo dục sức khỏe vệ sinh răng miệng vào các hoạt động giáo dục hàng ngày cho trẻ mầm non. - Lớp tôi được Ban Giám Hiệu nối mạng intenet tạo điều kiện cho tôi có điều kiện lên những trang wesait để tải về những mẩu chuyện, những tài liệu có liên quan dến việc chăm sóc giáo dục vệ sinh răng miệng. - Các cháu dược nhà trường trang bị dầy dủ bàn chải đánh răng hàng ngày. - Có một số phụ huynh rất quan tâm, lắng nghe, phối hợp và chia sẽ với tôi về những vấn đề cần thiết nhằm giúp tôi thuận lợi trong công tác. - Một số đồng nghiệp có con em trong lứa tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn giúp đỡ tôi rất nhiệt tình. - Bên cạnh đó tôi còn được sự nhất trí hướng dẫn nhiệt tình về cách bảo vệ và chăm sóc răng miệng của các Bác sĩ nha khoa “ nụ cười việt”.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * KHÓ KHĂN: - Bên cạnh những thuận lợi đó bản thân tôi cũng như những giáo viên khác chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm cao về răng miệng. - Lớp tôi tổng số học sinh là 49 cháu, đa số các cháu là con công nhân cạo mủ, phụ huynh vì công việc cạo mủ phải đi làm từ 2-3 giờ sáng, con ở nhà với anh chị, ông bà hoặc gởi người hàng xóm đưa đi học, việc con mình ngủ dậy có ý thức tự đánh răng chưa cao, chỉ lấy nước xúc miệng rồi đến lớp. - Một số phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của răng nên còn cho con ăn uống những thực phẩm có hại cho răng, không quan tâm đến việc đánh răng của con sau mỗi bữa ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Một số bà mẹ cho rằng răng sữ không cần quan tâm, chờ khi mọc răng vĩnh viễn rồi hãy tính. - Có những cháu xin nghỉ học 4-5 ngày, có cháu giờ hoạt động thì ôm mặt khóc, có cháu ăn không được, ngủ không được …tất cả những lý do ấy chỉ vì đau răng. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học bản thân tôi đã kết hợp cùng với nhà trường , y tế xã khám và ghi nhận lại những kết qủa sức khỏe về răng miệng của trẻ trong lớp tôi thực tế như sau: Nội dung Trẻ có răng đẹp Trẻ bị sâu răng. số cháu 25 /49 cháu 24/49 cháu. Tỉ lệ chưa đạt 51,03% 48,97%. Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, các cháu lớp tôi chiếm tỉ lệ sâu răng qúa cao, tôi tìm tòi mình phải làm như thế nào để hạn chế các.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cháu không vướng phải bị sâu răng trong suốt thời gian học hết lớp lá và những năm học tới. Tại sao các cháu lại bị sâu răng? Tôi nghỉ ngay đến việc khảo sát thực tế việc chăm sóc răng miệng cho trẻ tại nhà như thế nào? Tôi bắt đầu lập “ Bản khảo sát” gởi về cho phụ huynh như sau: PHIẾU KHẢO SÁT Đễ giúp chúng tôi nắm được một số biện pháp “giúp trẻ 5-6 tuổi chăm sóc vệ sinh răng miệng” trong trường mầm non Tân Hưng- Huyện Bến Cát – Tỉnh Bình Dương. Anh chị vui lòng cho biết: Họ và tên trẻ:…………………………………….. Ngày tháng năm sinh:……………………………. STT Nội dung 1 Trẻ được đánh răng sau mỗi bữa ăn, trước và sau 2 3. khi ngủ dậy. Trẻ được thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần Trẻ được dùng riêng kem đánh răng dành cho trẻ. 4 5 6 7 8. em có chứa chất làm trắng và bóng răng. Trẻ thường ăn bánh kẹo ngọt . Trẻ được di khám răng 6 tháng 1 lần. Trẻ có thói quen uống sữa vào ban đêm. Phụ huynh biết cách chải răng đúng phương pháp Phụ huynh thường kể cho cháu nghe những câu. Có. Không. chuyện mang tính chất giáo dục về vệ sinh răng 9. miệng. Phụ huynh có biết kiến thức về cách chăm sóc vệ sinh răng miệng không?. 10/Ngoài những nội dung khảo sát trên phụ huynh có kiến nghị gì về cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………… Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bậc phụ huynh. - Qua điều tra như vậy tôi nắm bắt được các ý kiến của phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe vệ sinh răng miệng cho trẻ vui chơi như sau: STT Nội dung 1 Trẻ được đánh răng sau mỗi bữa ăn, trước và sau. Dạt 20/49. Tỉ lệ 40,81%. 2 3. khi ngủ dậy. Trẻ được thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần Trẻ được dùng riêng kem đánh răng dành cho trẻ. 13/49 8/46. 26,53% 16,32%. 4 5 6 7 8. em có chứa chất làm trắng và bóng răng. Trẻ thường ăn bánh kẹo ngọt . Trẻ được đi khám răng 6 tháng 1 lần. Trẻ có thói quen uống sữa vào ban đêm. Phụ huynh biết cách chải răng đúng phương pháp Phụ huynh thường kể cho cháu nghe những câu. 45/49 6/49 28/49 6/49 5/49. 91,83% 12,24% 57,14% 6,12% 10,20%. 8/49. 16,32%. chuyện mang tính chất giáo dục về vệ sinh răng 9. miệng. Phụ huynh có biết kiến thức về cách chăm sóc vệ sinh răng miệng không?. Sau khi tôi đã nắm bắt dược những thông cần thiết thì tôi bắt đầu tìm tòi và giáo dục để trẻ có ý thức tự giác đánh răng , phụ huynh thì quan tâm và biết được những tác hại của răng sâu, biết thêm những kiến thức về cách chăm sóc vệ sinh răng miệng cho con mình. 2 . Tìm hiểu kiến thức về cách chăm sóc vệ sinh răng miêng: Để thuận lợi trong công tác tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ thì đòi hỏi bản thân tôi phải hiểu biết được kiến thức về răng miệng, Qua những kiến thức mà tôi tìm hiểu trong tài liệu, qua mạng internet ,những buổi sinh hoạt chuyên môn của trường thì.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> những thời gian được nghỉ tôi đã sắp xếp công việc gia đình và tìm dến các Bác sĩ nha khoa “ nụ cười việt” nhờ tư vấn, giải đáp giúp tôi những vấn đề về răng của trẻ. Sau một thời gian được giúp đở tôi đã biết thêm các lợi ích của việc bảo vệ sức khỏe vệ sinh răng miệng và những hậu qủa của việc thờ ơ với cách chăm sóc răng cho con mình trong lứa tuổi này. 3. Phối hợp cùng phụ huynh: Không phải cha mẹ nào cũng biết cách làm thế nào để cho trẻ có hàm răng khỏe nhất, Chăm sóc răng miệng là điều rất quan trọng mà các bậc cha mẹ phải luôn quan tâm để giúp cho trẻ có hàm răng đẹp cho những ngày sau, vì vậy đối với tôi, công việc tuyên truyền và phối hợp những thông tin này đến với phụ huynh là điều rất quan trọng. Tôi tuyên truyền qua bản tin của lớp về các bệnh của răng: “thời kỳ thay răng vĩnh viễn, cách chăm sóc răng miệng, dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng, các thói quen làm lệch răng và hàm, dạy trẻ đánh răng đúng phương pháp,10 kỷ năng chăm sóc răng miệng cho trẻ, 6 lợi ích của việc vệ sinh răng miệng, tác dụng của việc đánh răng buổi tối…” tất cả những bài tuyên truyền ấy tôi thay đổi hàng tuần để phụ huynh kịp theo dõi. ( ảnh phụ huynh xem bản tin tuyên truyền) Ngoài ra trong những giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện với phụ huynh về răng của cháu, đối với những cháu bị răng sâu tôi khuyên phụ huynh cần hạn chế , không nên cho cháu ăn nhiều bánh kẹo ngọt hay uống những thức uống có ga và lạnh, vì nó có hại cho răng của trẻ sau này. Cha mẹ cần tạo cho trẻ có thói quen đánh răng sau khi ăn ,trước và sau khi ngủ dậy, tôi cho phụ huynh biết đánh răng buổi tối rất quan trọng, nó gấp nhiều lần hơn buổi sáng bởi vì thức ăn bám nhiều giờ trong răng sẽ dư sức lên men, sản sinh không biết bao nhiêu là vi khuẩn tấn công răng miệng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tôi vận động phụ huynh mua bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em, thay bàn chải 3 tháng 1 lần, đưa trẻ đi khám răng 6 tháng/lần. ( ảnh trao dổi cùng phụ huynh) Đa số các phụ huynh không biết cách chải răng đúng phương pháp, cứ cho con đánh đại là xong, vì vậy tôi rất muốn các bậc cha mẹ biết được kỷ năng này. Đối với địa phương tôi, việc mời phụ huynh họp lại để hướng dẫn một số kiến thức và kỷ năng chăm sóc răng miệng là điều rất khó, vì vậy tôi tận dụng những buổi chiều trả trẻ tôi lần lượt trao đổi với từng nhóm phụ huynh về cách chải răng đúng phương pháp và vận động phụ huynh áp dụng để giáo dục cháu đánh răng tại nhà. Tôi hướng dẫn với phụ huynh cách chải răng như sau: Cách chải: + Chải theo thứ tự từ mặt ngoài -> mặt trong -> mặt nhai. Từ hàm trên, hàm dưới. + Chải hàm trên: Chải mặt ngoài -> chải mặt trong -> chải mặt nhai -> chải mặt trong răng cửa. + Chải hàm dưới: Chải mặt ngoài -> chải mặt trong ->chải mặt nhai -> chải mặt trong của răng cửa. ( ảnh hướng dẫn phụ huynh cách chải răng) 4. Thông qua giờ đón, trả trẻ: Tạo môi trường tranh ảnh, thơ, hò vè trong lớp cũng là điều rất quan trọng, Khi đón, trả trẻ tôi thường xuyên cùng trẻ khám phá về nội dung bức tranh xung quanh lớp. Hàng ngày trẻ được xem tranh và tự do trao đổi ,bàn luận với cô và bạn về răng đẹp, răng sâu. Thông qua các buổi trò chuyện tôi nắm bắt được những suy nghỉ, những cảm xúc của các cháu để có biện pháp giáo dục phù hợp hơn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tôi hỏi các cháu buổi tối trước khi đi ngủ con có đánh răng không? Những cháu răng bị sâu tôi hỏi: “con thấy răng như vậy đẹp hay xấu?”con thích có hàm răng như thế nào? VD: cháu thích hàm răng đẹp thì tôi giáo dục cháu không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt, thường xuyên chải răng sau khi ăn, trước và sau khi đi ngủ … Những cháu có hàm răng đẹp tôi cũng hỏi: con có thường xuyên chải răng không? Con chải vào những lúc nào? Những thức ăn nào con không nên ăn? Ngoài ra tôi còn cho các cháu biết bạn có hàm răng đẹp thì khi cười đẹp hơn, ăn cơm dễ dàng , mạnh khỏe , đọc thơ và hát rất là hay. Thời gian khi đón hay trả trẻ tôi thường ngồi với một nhóm cháu và kể cho các cháu nghe các câu chuyện có nội dung về giáo dục vệ sinh răng miệng như câu chuyện “ một cô công chúa, hai chú thỏ con, bạn tí sún răng, gấu con đi chữa răng, hội thi răng đẹp…” VD: với câu chuyện “ Hội thi răng đẹp” tôi đặt câu hỏi tọa đàm cùng với trẻ + Bạn gấu có thói quen xấu gì? ( thích ăn mật ong hàng ngày và lười chải răng) + Thói quen đó có hại ra sao?( răng của gấu đã bị sâu, xiết, sún không còn cái nào nguyên cả) + Bạn thỏ có thói quen tốt gì? ( ăn cà rốt và trái cây tươi ) + Tại sao cà rốt và trái cây tốt cho răng?( có nhiều nước và sơ giúp chà sạch răng nên răng thỏ trắng đẹp không sâu.) + Tại sao miệng bạn dê hôi? ( vì có nhiều răng sâu) + Vì sao? ( thức ăn bám nhiều mà không chịu chải răng).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Phải làm sao để hết hôi? ( Phải chải răng thường xuyên trước và sau khi đi ngủ , sau mỗi lần ăn.) + Bạn heo thì sao? Ta nên bắt chước bạn heo không? Vì sao? + Bạn khỉ thì sao? Tại sao bạn khỉ như vậy? + Bạn hưu sợ gì? Có hại gì? + Bạn mèo có răng ra sao? Các con có nên bắt chước bạn mèo không? Vì sao? ( bạn mèo chăm sóc răng rất cẩn thận,mỗi khi ăn xong bạn mèo chải răng ngay và chải đúng cách) + Để răng các con đẹp thì cần có thói quen gì? ( cháu phát biểu và từ dó tôi hình thành, giáo dục cho cháu có ý thức về chăm sóc răng miệng) 5. Lồng ghép vào các hoạt động giáo dục: Với các hoạt động hàng ngày, ở những chủ dề phù hợp với việc đưa nội dung giáo dục vệ sinh răng miệng thì tôi tận dụng lồng ghép vào. VD: ở chủ đề ngành nghề, Hoạt động tìm hiểu môi trường Đề tài: Quan sát và tìm hiểu công việc của bác sĩ nha khoa Thông qua nội dung và hình thức hoạt động, tôi giáo dục cháu thường xuyên đi khám răng định kỳ, giáo dục cháu ăn nhiều trái cây để tốt cho răng và có lợi cho sức khỏe, chải răng đúng phương pháp và thường xuyên theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa… VD: chủ đề bản thân, hoạt động làm quen văn học Đề tài: Kể chuyện “ em không sợ hãi khi di chữa răng” Tôi giáo dục cháu mạnh dạn khi đi khám răng. VD: chủ đề tết và mùa xuân, hoạt động phát triển ngôn ngữ Đề tài: Kể chuyện sáng tạo “ Bé đi chơi tết” “ Tết năm nay Mai được bố mẹ dẫn về quê ăn tết cùng ông bà, buổi tối ,cả nhà xum vầy ăn tết rất vui với nhiều thức ăn ngon. Sau khi tan buổi tiệc bé Mai tự lấy bàn chải và đánh răng đúng theo hướng dẫn của cô.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> giáo. Cô út cho Mai bánh nhưng Mai không ăn vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ. Sáng dậy Mai cũng đánh răng rồi ra ăn sáng cùng cả nhà, Mọi người trong nhà ai cũng khen Mai ngoan, giỏi . Nhất là Mai có hàm răng rất đẹp và không bị sâu.” Sau khi kể cho trẻ nghe tôi và trẻ cùng nhau đàm thoại về nội dung câu chuyện, tôi giáo dục trẻ học tập theo bạn Mai, không ăn bánh kẹo vào buổi tối, thường xuyên tự giác đánh răng để có hàm răng dẹp… 6. Giáo dục trẻ chải răng đúng thao tác: Với thao tác này thì việc cho trẻ làm quen với cách chải dúng phương pháp là điều vô cùng cần thiết, mặc dù qua lớp chồi cháu đã được hướng dẫn và thực hiện. Thông qua các hoạt động giáo dục tôi đã truyền dạt cho các cháu biết được tên gọi và vị trí của răng, giúp trẻ nắm dược cách chải răng đúng. Tôi hướng dẫn cháu cách chải răng như sau: Cách chải: + Chải theo thứ tự từ mặt ngoài -> mặt trong -> mặt nhai. Từ hàm trên, hàm dưới. + Chải hàm trên: Chải mặt ngoài -> chải mặt trong -> chải mặt nhai -> chải mặt trong răng cửa. + Chải hàm dưới: Chải mặt ngoài -> chải mặt trong ->chải mặt nhai -> chải mặt trong của răng cửa. Qua việc hướng dẫn trên tôi cho trẻ lên vừa thực hành chải răng và nói cách chải, các bạn ngồi phía dưới theo dõi và bổ sung thêm nếu trẻ nói sai, nói thiếu. Hàng ngày khi trẻ chải răng sau khi ăn, tôi theo dõi và tuyên dương những cháu chải răng đúng phương pháp, giúp đỡ những cháu chưa thực hiện đúng thao tác. ( ảnh hướng dẫn cách chải răng).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 7. Thông qua trò chơi: * Trò chơi học tập: Đối với trẻ thơ, học mà chơi, chơi mà học, thông qua trò chơi cháu lĩnh hội thêm được nhiều kiến thức.Việc cho cháu được trực tiếp nhập vai vào những nhân vật trong xã hội thì rất là thích thú, bên cạnh đó cháu được trải nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. VD : Ở chủ đề ngành nghề , góc phân vai tôi hướng dẫn cho cháu vào vai chơi “ bác sĩ nha khoa” tôi phân cho một số cháu làm bệnh nhân, cháu làm bác sĩ và y tá. Qua trò chơi cháu biết cách khám răng, biết được răng sâu, nói cho bệnh nhân biết lý do tại sao răng lại bị sâu và khuyên nên ăn những thức ăn gì tốt, có hại cho răng và sức khỏe. * Trò chơi “bí mật của tranh” (trẻ chơi theo nhóm trong hoạt động vui chơi, giờ đón hoặc trả trẻ). - Cách chơi: Cháu oản tù tì để chọn người đi trước, cháu sẽ đổ cục xí ngầu và đi theo hướng dẫn của mặt tranh. Mỗi lần đỗ xí ngầu chỉ di 1 ô. Sau thời gian chơi cháu nào đi đến tranh trước và nói lên nội dung của bức tranh thì cháu đó thắng. →: rẽ phải ←: rẽ trái ↑: đi lên ↓: đi xuống : Mất lượt VD: Tranh bạn đang đánh răng. Cháu nào đến lấy được tranh trước thì nói lên nội dung bức tranh là gì? Những hành động trong tranh thường được thực hiện khi nào? * trò chơi “ quay dĩa tìm tranh”:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Cách chơi: 2 cháu ngồi chơi oản tù tì và quay dĩa với nhau, cháu nào quay kim chỉ vào số nào thì chọn tranh có số đó. Sau khi chơi cháu nào xếp xong tranh hết trước và kể được câu chuyện theo nội dung tranh đã xếp thì cháu đó thắng. VD: Tranh số 1: bạn ăn trái cây Tranh số 2: bạn đánh răng Tranh số 3: bạn ăn bánh kẹo Tranh số 4: bạn uống nước đá ( còn thêm nhiều tranh ở những số tiếp theo) Khi cháu quay xong thì xếp tranh theo thứ tự và kể thành 1 câu chuyện như: “ Bạn Lan sau khi ăn trái cây xong thì bạn đi đánh răng, bạn không ăn bánh kẹo ngọt, không uống nước đá vì nó sẽ làm cho răng của bạn bị sâu” ( Tranh có thể trẻ xếp không theo thứ tự nhưng trẻ vẫn kể được câu chuyện theo tranh ) * Trò chơi vận động: VD: Ở chủ đề “ gia dình” Chủ đề nhánh: nhu cầu gia đình Hoạt động ngoài trời Trò chơi: “chọn thức ăn tốt cho răng” + Chuẩn bị: mỗi tổ 5 vòng thể dục, 1 rổ đựng thức ăn có lợi và có hại cho răng như: ( trái cây,bánh, kẹo…) 1 rổ để cháu đựng thức ăn khi chọn. + Cách chơi: cô chia lớp ra thành 3 tổ , mỗi tổ 15 cháu và đứng sau vạch mức, khi nghe hiệu lệnh bắt đầu thì 3 cháu đứng đầu hàng bật qua 5 vòng rồi lên phía trên rổ chọn cho mình 1 loại thức ăn tốt cho răng và sức khỏe bỏ vào rổ kế bên, sau dó chạy nhanh về chạm vào tay bạn đứng sau.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> mình rồi ra phía sau hàng đứng, cứ như vậy trong vòng thời gian 5 phút tổ nào chọn được nhiều thức ăn đúng theo yêu cầu thì tổ đó thắng. + Luật chơi: Mỗi lần chạy 1 cháu chỉ được chọn cho mình 1 loại thức ăn, nếu cháu nào bật sai thì phải quay lại bật từ đầu. * Trò chơi: “ tấm tranh thần kỳ” + Chuẩn bị: Tranh nhỏ về những hành động sai cách chăm sóc răng. Tranh lớn về những hành động đúng cách chăm sóc răng. Bảng nỉ + Cách chơi: Chia lớp ra thành 4 tổ có số lượng trẻ bằng nhau và đứng sau vạch mức. Khi nghe tiếng trống vang lên tất cả các bạn đứng đầu hàng bước qua vạch mức và chọn cho mình 1 tấm tranh nhỏ rồi bò chui qua cổng đến bảng nỉ chọn cho mình 1 tấm tranh lớn có nội dung trái ngược với tranh nhỏ và gắn lên bảng, sau đó chạy nhanh về chạm vào tay bạn đứng sau mình rồi ra phía sau hàng đứng, cứ như vậy trong vòng thời gian hết 1 hồi trống tổ nào chọn được nhiều tấm tranh đúng theo yêu cầu thì tổ đó thắng. VD: bạn Hạnh chọn tranh nhỏ bạn ăn kẹo thì lên chọn tranh to là bạn ăn trái cây. Qua trò chơi này cháu biết được những hành động nào tốt và hại cho răng. * Trò chơi dân gian: Hiện nay phong trào đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động hàng ngày là điều rất cần thiết, vào những buổi cuối tuần lớp tôi có tiết sinh hoạt tập thể, tôi luôn tìm tòi và sáng tạo thay đổi các trò chơi liên tục nhằm cho các cháu vui tươi, phấn khởi sau một tuần học tập. VD : Trò chơi: “ bịt mắt chọn qủa” * Trước khi chơi tôi và trẻ cùng nhau tọa dàm:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Muốn cho răng chắc khỏe thì các con phải làm sao? cần ăn những loại thức ăn nào? ( Trẻ kể: trái cây…) - Vậy hôm nay cô và các con cùng nhau chơi bịt mắt và chọn loại thức ăn tốt cho răng và sức khỏe nhé! + Chuẩn bị: gian hàng trái cây, giỏ sách + Cách chơi: tôi chia lớp thành 4 đội lấy khăn bịt mắt lại và đứng sau vạch mức, khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì cháu đầu tiên cầm giỏ và đi theo sự hướng dẫn của tôi đến chọn 1 loại trái cây và tháo khăn chạy nhanh về để trao giỏ cho bạn kế tiếp đi. Sau thời gian 5 phút đội nào chọn được nhiều trái cây thì đội đó chiến thắng. + Luật chơi: Trên đường đi không được kéo khăn bịt mắt ra. VD : Trò chơi “ qua cầu tìm tranh” + Chuẩn bị: 3 cái cầu tre 3 bảng cài có chứa nhiều mảnh tranh nhỏ. + Cách chơi: cô chia lớp thành 3 đội có số lượng trẻ bằng nhau, đứng sau vạch mức, khi nghe tiếng còi vang lên thì tất cả 3 bạn đứng đầu hàng đi nhanh qua cầu và chọn cho mình 1 tấm tranh gắn lên bảng ,sau đó chạy về chạm vào tay bạn kế tiếp cứ như vậy lần lượt chơi trong thời gian 5 phút thì kết thúc, tổ nào xếp xong tranh trước và nói lên nội dung bức tranh đúng thì chiến thắng. + Luật chơi: Bạn nào qua cầu bị té phải đi lại từ đầu. IV. KẾT QUẢ Qua thời gian thực hiện với những biện pháp: 1. Điều tra thực tiễn 2 .Tìm hiểu kiến thức về cách chăm sóc vệ sinh răng miêng 3. Phối hợp cùng phụ huynh 4. Thông qua giờ đón, trả trẻ 5. Lồng ghép vào các hoạt động giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. Giáo dục trẻ chải răng đúng thao tác 7. Thông qua trò chơi Và được sự hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường, sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, bản thân tôi đã đạt những kết quả như sau: a. Đối với trẻ: - Trẻ lớp tôi đã biết cách chải răng đúng thao tác đạt 95% - Trẻ có ý thức tự giác bảo vệ răng miệng cho chính bản thân mình, biết những thức ăn nào tốt và hại cho răng. - Trẻ biết tự kiểm tra răng của mình bằng cách đứng soi gương. b. Đối với phụ huynh: - Các phụ huynh đã quan tâm và biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng cho con mình tại nhà. - Biết thêm những kiến thức về răng trong thời kỳ thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. - Phụ huynh đã kết hợp chặt chẻ hơn với giáo viên trong việc lựa chọn thức ăn cho trẻ, Nhất là việc hình thành cho trẻ có thói quen đánh răng thường xuyên. - Vào đợt cuối năm tôi gởi phiếu khảo sát lần 2 về và thu nhận được kết qủa từ phụ huynh : Kết quả cụ thể như sau: Nội dung - Phụ huynh thường xuyên đưa cháu đi khám răng định. Tỉ lệ 90%. kỳ 6 tháng/ lần và thay bàn chải cho cháu 3 tháng/lần. -Phụ huynh thường xuyên cho cháu đánh răng theo. 100%. hướng dẫn của giáo viên. -Phụ huynh phối hợp cùng giáo viên trong việc chăm. 90%. sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> c. Đối với bản thân: - Bản thân tôi nắm chắc được phương pháp, những kỹ năng về chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ 5-6 tuổi. - Có sự ân cần, trao đổi và mối quan hệ thân thiện, gần gủi hơn với phụ huynh - Biết tận dụng tối đa các nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động. - Làm được nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho mục tiêu giáo dục răng miệng. * Từ tất cả những nội dung trên, sự kết hợp thân thiện giữa bản thân tôi với phụ huynh, với trẻ. Đến giai đoạn này thì lần khám răng cuối năm lớp tôi đã nằm giữ nguyên số liệu đầu năm, không phát sinh thêm cháu nào bị sâu răng, đó là điều mà ngay từ khi tìm biện pháp tôi rất mong muốn. V . BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Qua một số biện pháp thực hiện các nội dung tổ chức hoạt động làm quen văn học cho trẻ bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: + Tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn + Có sổ ghi chép thực trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, nhu cầu của phụ huynh đối với việc phối hợp với tôi. + Cho trẻ được khám phá và trải nghiệm nhằm đáp ứng sự tò mò và hiểu biết của trẻ. +Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, tạo mọi điều kiện để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động cũng như trò chơi. + Thường xuyên tìm tòi và sưu tầm tranh ảnh, các nguyên vật liệu để làm đồ dùng trong việc giáo dục trẻ. + Gần gũi tạo sự thoải mái trò chuyện giữ cô và trẻ nhằm tạo sự tự tin khi trẻ bộc lộ cảm xúc của mình..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Luôn gần gũi thương yêu trẻ , nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ + Khai thác các thông tin trên mạng internet. VI. KẾT LUẬN: Qua thời gian thực hiện những biện pháp trên tôi nhận thấy việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ trong thời kỳ thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn thật sự là một việc rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Trẻ có sự tươi đẹp cho mai sau hay không là nhờ sự quan tâm của cha mẹ, cô giáo, xã hội. Trẻ tự tin hơn trong việc có ý thức tự chăm sóc răng của mình. Bản thân tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm sau khi tìm tòi và học hỏi kiến thức về chăm sóc răng cho trẻ, tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhiều hơn nhằm phục vụ cho việc chăm sóc ức khỏe răng miệng cho trẻ ngày càng có hiệu quả hơn../ Tân Hưng, ngày 10 tháng 02 năm 2012 Người viết. Nguyễn Thị Lệ Hà.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×