Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sang kien kinh nghiem 2013 CSTD cap tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.02 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử của nền giáo dục Việt Nam gắn liền với lịch sử của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với bề dày 68 năm phát triển, trên cơ sở tiếp thu và phát triển những đặc điểm của nền giáo dục truyền thống, phát huy và ứng dụng những tiến bộ của nền giáo dục hiện đại, tiên tiến của các nước phát triển, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện đại, có trình độ khoa học kỹ thuật nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của Khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang trở thành một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và mang lại sự biến đổi sâu sắc, toàn diện trong tất cả mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội trong cả nước. Tuy sự nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đã được nâng cao, việc sử dụng CNTT trong giảng dạy đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung trong toàn xã hôi cũng như trong giáo dục, việc sử dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, của Hội nhập và Toàn cầu hóa. Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu rõ: “ Công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đầu tư cho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết; quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lãng phí”. (Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa), Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 (Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT, ngày 30/9/2008) với nội dung: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại”. Thực hiện các yêu cầu trên, bản thân tôi trong công tác quản lý và giảng dạy, đã cố gắng tự học, ứng dụng các kinh nghiệm đã tích lũy được, học hỏi các đồng nghiêp để từng bước ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy bộ môn tiếng Anh THPT. Mức độ học hỏi, tiếp thu tuy được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn chỉ mới đạt được những hiệu quả nhất định. Trong khuôn khổ của bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày một phần nhỏ trong số những ứng dụng của tôi về CNTT, đó là: “Các giải pháp nâng cao tính tự học, sáng tạo của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh qua Internet ” Điểm mới của giải pháp này là tổng hợp các phương pháp đã sử dụng trong quá trình ứng dụng CNTT trong việc trao đổi chuyên môn, chủ yếu là việc ra đề thi, đề kiểm tra với các giáo viên tiếng Anh thông qua trang web Thư viện trực tuyến VIOLET và việc sử dụng Faceboook, gmail, trang web của trường THPT Đồng Hới www.thptdonghoi.edu.vn nhằm kích thích tính tự học sáng tạo cho các em. học sinh của lớp 11A1 do tôi trực tiếp giảng dạy và một số học sinh có hứng thú với bộ môn tiếng Anh. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đi sâu vào hai hình thức hiệu quả nhất là việc trao đổi chuyên môn qua trang web Thư.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> viện trực tuyến Violet và sử dụng Facebook để ra bài tập cho học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu.. 1. 2. Phạm vi áp dụng các giải pháp nâng cao tính tự học sáng tạo của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh qua Internet: Trong khuôn khổ giảng dạy Tiếng Anh ở trường THPT Đồng Hới và trên địa bàn toàn tỉnh, đây là giải pháp duy nhất sử dụng đồng thời các phần mềm Facebook, Gmail, trang Web của trường và Thư việc trực tuyến Violet để nâng cao hiệu quả phát huy tính chủ động sáng tạo, tự học của học sinh Bản báo cáo này đã đưa ra các biện pháp và hiệu quả thực tế của việc ứng dụng Internet của bản thân trong việc trao đổi đề thi, ra bài tập, bài kiểm tra nhằm thức đẩy việc tinh thần tích cực, sáng tạo cũng như rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh trong năm học 2012-2013. Các số liệu và kết quả của các biện pháp này được học sinh lớp 11A1 và nhiều học sinh tại trường THPT Đồng Hới ứng dụng. Ngoài ra các bài tập, đề thi, đề kiểm tra cũng đã được nhiều giáo viên và học sinh trên phạm vi của tỉnh và toàn quốc download về ứng dụng. (Thể hiện ở phần Phụ lục) 2. PHẦN NỘI DUNG 2. 1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TỰ HỌC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA INTERNET: 2. 1. 1. Cơ sở pháp lý: Ở nước ta, vấn đề ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,…; Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”. 2.1.2 Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập theo hướng tích cực của học sinh được áp dụng mạnh mẽ, tạo ra sự thay đổi rõ rệt cả ở giáo viên và học sinh. Việc học tập không còn bó buộc ở chương trình, sách giáo khoa và kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh. Cùng với sự đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và phương pháp học, thì với sự ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ bó buộc ở cách sử dụng các phần mềm dạy học mà còn ở việc tìm và ứng dụng các nguồn học liệu mở của cả học sinh và giáo viên. Đây là một vấn đề được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên mỗi giáo viên và học sinh cần tìm ra cách sử dụng riêng cho mình. Đặc biệt với học sinh, việc sử dụng internet đã thành nhu cầu thiết yếu nhưng sử dụng như thế nào cho hiệu quả, sử dụng một cách thực sự phục vụ cho nhu cầu học tập thì quả thật rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy đối với môn Tiếng Anh tuy tạo ra sự sôi nổi và hứng thú trọng học tập, rèn luyện đều các kỹ năng nhưng cũng còn một điều hạn chế là việc tự học của học sinh chưa được phát huy. Tất cả các bài tập đều được làm trên lớp nên việc tự rèn luyện của học sinh chưa có tác dụng lớn. Xuất phát từ tình hình trên, bản thân tôi đã có nhiều suy nghĩ về việc làm thế nào để việc học Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Trong năm học 2012-2013 đã có một.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> số ứng dụng trong việc sử dụng Internet để tạo ra sự thay đổi về cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh và đã phần nào đạt được một sô hiệu quả nhất định, xin mạnh dạn trình bày để các bạn động nghiệp tham khảo. 2.2. Các giải pháp nâng cao tính tự học sáng tạo của học sinh qua. internet 2.2.1. Các khái niệm: 1. Thư viện điện tử Violet: Trang web Thư viện điện tử Violet là một trang mạng xã hội của cộng đồng giáo viên Việt Nam, nơi giao lưu kiến thức và chia sẻ tài nguyên dạy học, được ra đời từ cuối năm 2003, với mục tiêu ban đầu nhằm tạo các mẫu bài giảng một cách nhanh chóng cho đội ngũ kỹ thuật của website. Các thành viên cộng đồng là các giáo viên đã đánh giá cao khi sử dụng thử công cụ này, và từ đó, phần mềm đã phát triển theo trở thành công cụ soạn thảo bài giảng cho giáo viên. Gần đây, phần mềm ViOLET đã tham gia vào các dự án lớn trong ngành giáo dục như dự án THCS năm 2004 – 2012, dự án Đào tạo giáo viên Tiểu học năm 2005, dự án THPT từ năm 2006 -2012. Phần mềm ViOLET cũng được các cơ quan của Bộ GD&ĐT, các Viện nghiên cứu, các trường Sư phạm sử dụng và bồi dưỡng cho các giáo viên. Ngoài ra, Violet đã được chương trình giáo dục trên kênh VTV2 phát sóng và bồi dưỡng cho bạn xem truyền hình cách tạo bài giảng. Do những ứng dụng trên, phần mềm Violet đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng uy tín như: . Năm 2005: Đạt giải giải Ba Cuộc thi Trí tuệ Việt Nam,. . Tháng 2/2007, tác giả phần mềm Violet là cá nhân duy nhất trong khối doanh nghiệp được trao giải Quả cầu vàng CNTT vì những thành tích đóng góp cho ngành giáo dục.. . Tháng 4/2007, Phần mềm Violet là 1 trong 3 sản phẩm phầm mềm ưu việt được nhận Giấy chứng nhận “ giải thưởng Sao Khuê 2007”. . Tháng 10/2007, Phầm mềm Violet đạt giải Cúp Bạc “ Lĩnh vực Phần mềm đóng gói - Phần mềm Thương Phẩm”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> . Tháng 4/2013, Phần mềm giáo dục ViOLET 1.7 là sản phẩm được công nhận danh. hiệu. phần. mềm. ưu. việt. Sao. Khuê. 2013.. ( 2. Facebook Theo định nghĩa của Wikipedia: “Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại họcvà cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường. “ ( Trong xã hội hiện đại ngày nay, với số lượng trên 800 triệu người sử dụng, Facebook có sức cuốn hút đặc biệt với giới trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên, Facebook có sức lan tỏa mạnh mẽ. Mạng xã hội này có khả năng giúp người dùng kết nối bạn bè, chia xẻ những suy nghĩ cá nhân, những vấn đề xã hội hay đơn giản là những vấn đề mà cộng đồng các nhóm Facebook quan tâm. Với tính tương tác cao, Facebook rất dễ lôi cuốn những người trong nhóm tham gia vào một hoạt động nào đó. Mặc dù Facebook có thể gây ra một số tác động phụ với những ai dành quá nhiều thời gian nhiều thời gian cho nó, nhưng với những người làm công tác giáo dục chúng ta hiểu rằng khó có thể chống lại một trào lưu dang có sức thu hút ghê gớm đổi với giới trẻ mà chúng ta cần quan tâm và định hướng cho các em sử dụng các công dụng của Facebook theo xu hướng có ích. Chính vì lí do trên, bản thân tôi đã tạo ra một trang Facebook với mục đích giúp các em nâng cao kỹ năng học tập và vận dụng Tiếng Anh bằng phương pháp tự học. 2.2.2. Các biện pháp sử dụng Internet để nâng cao tính tự học sáng tạo của học sinh 1. Sử dụng thư viện trực tuyến Violet:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Như đã trình bày ở trên, Thư viện trực tuyến Violet là nguồn học liệu hiệu quả và thiết thực nhất đối với đội ngũ giáo viên toàn quốc. Việc khai thác nguồn tại liệu ở trang web này luôn luôn cập nhật, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Giáo viên có thể tìm tại đây các tài liệu cần thiết cho việc giảng dạy, đặc biệt là các tài liệu cần thiết cho việc hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ngoài các tiết dạy trên lớp thì riêng ở trường THPT Đồng Hới mỗi tuần học sinh có 1 tiết học tự chọn và 1 tiết học thêm, cộng thêm việc ra bài tập nên hàng tuần cần rất nhiều tài liệu. Bên cạnh đó, việc đưa các tài liệu do bản thân mình sưu tầm và biên soạn lên trang web cũng là một cách để biết được trình độ kiến thức và tài liệu của mình có cập nhật và thực tế không. Số lượng bài đưa lên được giáo viên download về nhiều thì sẽ chứng tỏ hiệu quả của tài liệu do bản thân mình cung cấp. Bên cạnh đó, trong yêu cầu về chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm có yêu cầu về phạm vi và mức độ ứng dụng. Đây chính là nơi để các tài liệu, bài soạn của chúng ta có được cách tiếp cận ứng dụng trên phạm vi toàn quốc. Mỗi một bài viết đưa lên sẽ được tính 3 điểm, mỗi một tài liệu được người khác download về sẽ được tính 2 điểm. Mỗi tài liệu bản thân download về sẽ bị trừ 1 điểm. Mỗi giáo viên khi gia nhập thư viện sẽ có một số điểm đầu tiên là 90 điểm. Trên cơ sở đó số điểm tăng lên hay giảm đi sẽ phụ thuộc vào số tài liệu thành viên đó tải về hoặc đăng lên. Việc cập nhật thường xuyên điểm số giúp giáo viên biết được yêu cầu của người dùng và tự đánh giá bài viết của mình. Dựa trên những cơ sở trên, trong năm học 2012-2013. tôi đã chú trọng vào các công việc sau đây: a. Đưa tài liệu lên: Việc đưa tài liệu lên Thư viện Violet nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các tài liệu về công tác quản lý và công tác chuyên môn. Do đề tài của bài viết này nhằm vào việc trao đổi chuyên môn nên tôi chior tập trung giới thiệu các tài liệu về giảng dạy Tiếng Anh. Đó là các loại tài liệu sau: . Các chuyên đề về giảng dạy: Các chuyên đề bản thân tôi đưa lên chủ yếu tập trung vào các vấn đề mà tôi. đang phụ trách giảng dạy là các vấn đề liên quan đến chương trình Tiếng Anh 11..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đó là các vấn đề về giảng dạy Ngữ pháp: Chuyên đề về Câu điều kiện, chuyên đề về Hiện tại phân từ và Danh động từ, chuyên đề về Sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ, chuyên đề về Câu quan hệ, Câu gián tiếp. Các chuyên đề này thường được upload theo thời điểm tương đối sát trước thời điểm bài giảng được thực hiện theo Phân phối chương trình của Bộ. Khi đưa các chuyên đề này lên, mục dích nhằm giới thiệu các kiến thức ngữ pháp, các bài tập liên quan nhằm giúp cho đồng nghiệp có thể tìm hiểu, lựa chọn những thông tin và bài tập phù hợp với trình độ và đối tượng học sinh để sử dụng. . Trao đổi các dạng bài tập, các đề kiểm tra. Trong tổng số các bài đưa lên (upload) và các bài tải về thì số lượng các bài tập, các dạng đề kiểm tra (kiểm tra 15 phút và 45 phút) chiếm số lượng nhiều nhất. Do bản thân tôi chỉ đảm nhận công việc giảng dạy chương trình tiếng Anh 11 nên đa số các bài tập upload và download đều là các bài tập và các đề kiểm tra khối 11. Số lượng bài tập đưa lên theo từng đơn vị bài hoặc theo từng chuyên đề nữ pháp của từng bài. Tuy nhiên do chương trình Tiếng Anh được xây dựng với hình thức cuốn chiếu nên học sinh và giáo viên các khối 10 và 11 vẫn có thể khai thác sử dụng từng phần nhỏ trong các chuyên đề bài tập. b. Tải tài liệu về Việc download tài liệu về để sử dụng trong việc luyện tập kỹ năng trong các giờ dạy tự chọn và học thêm buổi chiều thứ Tư giúp cho giáo viên có được kho tài liệu đầy đủ, khách quan cho các hoạt động dạy và học. Các tài liệu này cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút. Bên cạnh việc tải bài tập, các chuyên đề ngữ pháp cũng rất đa dạng, giúp cho giáo viên có thể tham khảo và chọn lọc để dạy cho học sinh theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên có thể chọn các chuyên đề được đưa lên theo chủ điểm hoặc nội dung các bài học, theo từng thời gian cụ thể. Các tài liệu mới được upload thường là những tài liệu hiệu quả nhất, tương đối cập nhật với các hệ thống ngữ pháp và giao tiếp hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trang web này được tôi sử dụng từ năm 2010, điểm số hiện nay là 54.545 điểm (riêng trong năm học 2012 - 2013 tăng thêm hơn 34.000 điểm (Khoảng 15000 lượt download). 2. Sử dụng Facebook. Mặc dù hiện nay chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều hình thức học tập hiệu quả trên Internet như website, blog, tuy nhiên các hình thức này thường phải tốn nhiều công sức, hiệu quả truy cập lại ít. Đối với việc tăng hứng thú cho học sinh thì có vẻ như Facebook là nơi hiệu quả nhât. Với tác dụng của facebook đối với cộng đồng mạng thì nếu khai thác được, đây sẽ là nơi thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Nhận thức được điều đó, đầu năm học 2011-2012 tôi đã mở trang Facebook dành riêng cho lớp mình giảng dạy (A1k46THPT Dong Hoi and English). Do đảm nhận công tác Phó hiệu trưởng, tôi chỉ tham gia giảng dạy 1 lớp là 10A1, nay là 11A1nên trang Facebook này chỉ sử dụng cho học sinh 11A1 tuy nhiên hiệu quả của nó đã lan sang một số học sinh lớp khác. Để trang Facebook này hoạt động hiệu quả, hàng tuần tôi đều có bài đăng lên. Nội dung các bài đăng thường là các cấu trúc ngữ pháp, các bài đọc, bài luyện tập theo nội dung của các đơn vị bài học. Trung bình mỗi tuần có một bài được đăng lên. Học sinh có thể dùng các bài này để củng cố các bài học ngữ pháp, luyện tập theo nội dung bài học, phát triển kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết. Tuy nhiên, việc khuyến khích học sinh làm các bài tập không bắt buộc thường gặp nhiều khó khăn do học sinh thường không tự giác, nhất là khi bài tập không nằm trong chương trình. Để khắc phục tình trạng này, tôi thường ra 2 bài tập mỗi tuần, và học sinh được khuyến khích làm bài tập theo 2 cách: 1. Bài tập bắt buộc: Mỗi tuần 1 bài, học sinh làm vào vở bài tập. 2. Bài tập khuyến khích, học sinh có thể làm hoặc không làm, nộp cho giáo viên mỗi tuần 1 bài. Do số lượng bài nộp khá nhiều, nên việc chữa bài thường được làm tập thể, học sinh xem lại bài và so sánh với kết quả mình đã làm để biết thực tế bài làm của mình đúng được đến mức độ nào. Cuối hoc kỳ giáo viên sẽ tổng kết lại, cộng điểm khuyến khích cho học sinh. Điều quan trọng khi sử dụng tiện ích này của Facebook.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> là nếu chúng ta lôi cuốn được số lượng học sinh tham gia đông thì sẽ được hỗ trợ phần thống kê để biết được số lượng học sinh tham gia vào trang của mình từng bài tập cụ thể. Do trang Facebook của tôi có số lượng học sinh ấn like nhiều (trên 120 lượt) nên được hỗ trợ chương trình này để theo dõi số lượng người truy cập theo từng nội dung được đăng tải. Chính tiện ích này làm cho học sinh thích thú, thường xuyên theo dõi và thu hút được một số bạn khác cùng theo dõi và thực hiện. (Xem phụ lục kèm theo) Ngoài hai biện pháp hiệu quả là Thư viện điện tử Violet và Facebook, tôi còn sử dụng một số hình thức khác là Email và trang web của nhà trường. Mặc dù Facebook là một trang web phổ biến, được nhiều học sinh sử dụng tuy nhiên vẫn có một số học sinh không có tài khoản Facebook riêng. Vì thế để tạo điều kiện cho tất cả học sinh có thể cập nhật được các bài tập này, email là một trong những biện pháp hỗ trợ. Cả lớp thống nhất lập một địa chỉ email chung, password dùng chung cho cả lớp. Tất cả các tài liệu trên Facebook đều được gửi qua địa chỉ này. Địa chỉ email dùng chung cho lớp là A1k46thpt Dong Hơi. Tuy nhiên giao viên cần quản lý tốt để học sinh không xóa các bài đã được gửi, không tùy tiện thay đổi password. Bên cạnh đó, mỗi trường THPT đều có trang Web riêng, trong đó có trang riêng dành cho các bộ môn đăng bài. Ở phần này tôi thường gửi đăng các bài mang tính giới thiệu, tổng quát theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên đăng bài lên trang này phải phụ thuộc vào Admin, cá nhân không tự do đăng bài của riêng mình quá nhiều, cần có chỗ để dành cho các giáo viên khác nên số lượng bài đăng lên không được nhiều. 2.2.3. Kết quả ứng dụng:. (Tính đến 10/5/2013). 2.2.3.1. Thư viện trực tuyến Violet: Điểm số năm học 2012 – 2013: Tăng từ 21.000đ (8.2012) đến 54.545 điểm (5/2013) 2.2.3.2. Facebook: Số lượt truy cập năm học 2012-2013: 5.995.000 lượt 2.2.3.3. Gmail: Do tiện ích này chưa có chương trình hỗ trợ nên chưa thống kê cụ thể, tuy nhiên tất cả các bài gửi đều được mở và download..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.2.3.4. Trang web www.thptdonghoi.edu.vn Bài 1:. Danh động từ và quá khứ phân từ. Bài 2:. Sự hòa hợp giữa chủ từ và động từ. Bài 3:. Trao đổi: Cảm nhận Singapore 3. PHẦN KẾT LUẬN. 3. 1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài: Việc sử dụng internet trong dạy và học ở trường phổ thông có thể được ứng dụng ở nhiều mức độ khác nhau, khai thác nhiều tiện ích khác nhau. Trong bài viết này bản thân tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng internet trong việc trao đổi đề thi, bài giảng, chuyên đề ngữ pháp, ra bài tập về nhà. Tuy mới sử dụng trong năm học này, nhưng đã có một số tác dụng đáng kể, tạo ra được kho tư liệu lớn cho bản thân, học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy, ra đề thi, đề kiểm tra, soạn giảng bài giảng điện tử. Bên cạnh đó việc sử dụng các tiện ích của Internet đã phần nào tạo ra được ý thức tự học của học sinh, rèn luyện được phương pháp và thói quen tự học cho các em. Những kết quả đạt được (Trình bày trong phần phụ lục) đã phần nào thể hiện sự thành công của bản sáng kiến kinh nghiệm này, tuy nhiên do mới bước đầu thực hiện, nhiều việc còn mới, đang ở mức độ vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm nên hiệu quả tuy đã rõ ràng nhưng mức độ ứng dụng, mức độ lan truyền cần phải có sự đầu tư hơn nữa để tốt hơn. Trong những năm học tiếp theo, bản thân tôi sẽ cố gắng tìm tòi để có thể sử dụng thêm một số tiện ích khác cũng như phát huy thêm tính ưu điểm của những tiện ích đang sử dụng. 3.2.2 Kiến nghị, đề xuất; Như đã trình bày ở phần kết quả ứng dụng, các giải pháp mà bản thân tôi trình bày ở trên được khá nhiều học sinh và đồng nghiệp ứng dụng. Đa só những giáo viên và học sinh này đều thường xuyên sử dụng các trang web Facebook, Thư viện trực tuyến Violet và trang web của trường THPT Đồng Hới. Tuy nhiên để.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> những cá nhân khác có điều kiện theo dõi nội dung các bài đăng trên, bản thân tôi đề nghị: Sở giáo dục đào tạo giới thiệu các địa chỉ trang web trên đến toàn bộ hệ thống giáo viên Tiếng Anh và học sinh trong toàn tỉnh. Khuyến khích giáo viên học sinh tăng cường sử dụng các trang web hiệu quả trên Internet Trường THPT Đồng Hới cần có hệ thống đăng tải các bài viết của giáo viên lên trang web nhà trường rộng rãi hơn, không hạn chế số bài đăng của cá nhân theo bộ môn. Đồng Hới, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người viết. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Đề tài đã được Hội đồng khoa học trường THPT Đồng Hới xếp loại: ......... Ngày ............. tháng 5 năm 2013 TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> PHỤ LỤC 1: TRANG CÁ NHÂN CỦA NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN TRÊN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ VIOLET (Violet.vn/main/user) Xin chào cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền (Thoát). Trang chủ Tin cộng đồng Violet Các liên kết Trang cá nhân Trợ giúp Thoát TÌM KIẾM.      . Tìm. Tìm ki?m.... Top of Form Họ và tên Nguyễn Thị Thanh Huyền Giới tính Nữ Email Chức vụ Giáo viên Trung học Đơn vị Trường THPT Đồng Hới Quận/huyện Thành phố Đồng Hới Tỉnh/thành Quảng Bình Chuyên môn Ngoại ngữ Xác thực Thông tin chưa được xác thực Đã đưa lên 146 tài liệu (xem danh sách) Đã tải về 64 tài liệu (xem danh sách) Điểm số 54545 (xem chi tiết) Các ý kiến đã gửi. Để chỉnh sửa thông tin, xin mời nhấn vào đây.  . Nhờ xác thực thông tin  Hãy chọn từ 2 đến 4 thành viên đã được xác thực rồi và biết rõ về quý vị, để nhờ họ xác thực các thông tin quý vị đã đăng ký. Hiện tại quý vị đã nhờ 2 người.  Để biết quyền lợi khi được xác thực, xin mời nhấn vào đây...  Nếu không nhờ được ai xác thực, xin mời nhấn vào đây để xem hướng dẫn Cùng Đơn vị Cùng Huyện Tìm ki?m. PHỤ LỤC 2: https//www.facebook.com/pagesA1K46-THPT- Đông Hới and English.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> FACEBOOK FACEBOOK Tất cả ngày và giờ là Giờ Thái Bình Dương Xuất dữ liệu.  o o o o  o. Tổng số người thích. Bạn bè của người hâm mộ Người nói về điều này. ?. ?. Tổng số lượt liên hệ hàng tuần. Bài viết?. Người nói về điều này?. 127 0% 41.460 0,36% 0 95 -12,04%. ?. ?. Tổng số lượt liên hệ hàng tuần?. 28 T4 5 T5 12 T5.  . Bài viết trên trang. (Cập nhật 6 phút trước) Ngày? 10/5/2013. Bài Đăng? Congratulate Tho Le Thao on the third prize! You did rather well. Many. Liên hệ?. Người dùn Nói về Virus? g tham gia? điều này?. 57. 8. 6. 15. 4. 6,15%. 10,53%. thanks to the dancing group, too 8/5/2013. Ai co sdt cua Tho Le Thao dien gap cho co, chaun bi di thi HUNG BIEN TENG 65 ANH cấp tỉnh sáng thu 7 nghe!. 30/4/2013. Practice X (April 30th, 2013). 64. 9. 8. 12,5%. 26/4/2013. 45-minute test 2 result. 278. 26. 7. 2,52%. 43. 5. 2. 4,65%. 98. 17. 10. 10,2%. 25/4/2013. %E1%BA%A3m-nh%E1%BA%ADn-t%E1%BB%AB-singapore 25/4/2013 7/4/2013. EXam Result: Lai Trinh: 4.20 Tu: 4.00 Hang: 3.7 Thao: 3.4 Lan: 2.9. 91. 28. 7. 7,69%. 6/4/2013. 15m test result:. 123. 20. 5. 4,07%. 71. 13. 4. 5,63%. 3/4/2013 31/3/2013. PRACTICE VII (April 1, 2013). 95. 21. 11. 11,58%. 26/3/2013. It is time to do your exams. Good luck, members of A1. Try your best.. 73. 16. 6. 8,22%. 22/3/2013. Ngữ Pháp English 11 Unit 13. 53. 11. 2. 3,77%. 10/3/2013. HOMEWORK IV (March 11th, 2013). 89. 11. 4. 4,49%. 10/3/2013. Điểm Anh 1 tiết bài số 3: (Without bonus). 147. 26. 8. 5,44%. 10/3/2013. The number of handed practices:. 173. 16. 4. 2,31%. 1/3/2013. HOMEWORK IV (MARCH 2nd, 2013). 66. 16. 3. 4,55%. 25/2/2013. PRACTICE : VI Date: February 27, 2013. 90. 22. 8. 8,89%. 15/2/2013. HOMEWORK III February 17, 2013. 74. 21. 4. 5,41%. 14/2/2013. Practice V January 6th, 2013. 85. 19. 6. 7,06%. 27/1/2013. HOMEWORK II Date: January 29th, 2013. 78. 12. 4. 5,13%. 27/1/2013. PRACTICE IV Date: January 29th, 2013. 65. 13. 5. 7,69%. 34. 8. 3. 8,82%. 109. 16. 8. 7,34%. 24/1/2013. .. 22/1/2013. PRACTICE II Date: January 24th, 2013.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 11/1/2013. HOMEWORK I January 12th, 2013. 107. 18. 9. 8,41%. 6/1/2013. PRACTICE 2 Date: January 7th, 2013. 90. 25. 11. 12,22%. 2/1/2013. Điểm tổng kết môn Anh 11A1:. 99. 39. 12. 12,12%. 1/1/2013. Điểm Anh học kỳ:. 96. 30. 7. 7,29%. 1/1/2013. The number of homework done:. 91. 16. 7. 7,69%. 31/12/2012. Điểm Anh chấm vở Bài tập:. 81. 14. 9. 11,11%. 31/12/2012. Practice 1: (January 1rst) CHOOSE THE BEST ASNWER:. 107. 21. 11. 10,28%. 30/12/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 78. 15. 8. 10,26%. 28/12/2012. Đáp án đề Anh 10 Mã đề 01:. 68. 10. --. 0%. 28/12/2012. Mã đề 02: Mã đề 02:. 65. 7. --. 0%. 28/12/2012. Dáp án đề Anh 11:. 102. 20. 11. 10,78%. 28/12/2012. Điểm Anh 15' bài số 2:. 83. 12. 5. 6,02%. 27/12/2012. DAP AN ANH 12 MA DE 02. 78. 17. 1. 1,28%. 22/12/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 72. 15. 10. 13,89%. 17/12/2012. Các dạng bài tập về câu điều kiện (cấp độ cơ bản). 66. 15. 6. 9,09%. CÂU ĐIỀU KIỆN – CONDITIONAL SENTENCES Cấu trúc câu điều kiên. 91. 17. 10. 10,99%. 16/12/2012. (Conditional sentences) 10/12/2012. Thank the 100th person who likes us!. 67. 11. 7. 10,45%. 3/12/2012. Handed Exercise:. 71. 19. 8. 11,27%. 3/12/2012. Điểm 1h số 2. 77. 16. 9. 11,69%. 2/12/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 115. 36. 19. 16,52%. 1/12/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 151. 40. 24. 15,89%. 16/11/2012. 52. 17. 4. 7,69%. 11/11/2012. Homework 6. 86. 22. 10. 11,63%. 11/11/2012. EXERCISE 8. 84. 24. 11. 13,1%. 8/11/2012. 68. 15. 3. 4,41%. 8/11/2012. 58. 9. 2. 3,45%. 6/11/2012. HOMEWORK 5 Date: November 8th, 2012. 86. 19. 8. 9,3%. 5/11/2012. EXERCISE 7 CHANGE THE SENTENCES INTO REPORTED SPEECH. 84. 22. 13. 15,48%. 2/11/2012. CÂU GIÁN TIẾP (Reported Speech). 94. 27. 18. 19,15%. 30/10/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 79. 15. 9. 11,39%. 30/10/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 59. 12. 8. 13,56%. 58. 10. 4. 6,9%. 51. 10. 3. 5,88%. 30/10/2012. nghia-cac-ngay-le.html 30/10/2012. nghia-cac-ngay-le.html 27/10/2012. HOMEWORK 4 Date: October 28th, 2012. 76. 16. 6. 7,89%. 25/10/2012. EXERCISE 6. 76. 24. 10. 13,16%. GERUND AND PRESENT PARTICIPLE DANH ĐỘNG TỪ VÀ PHÂN TỪ HIỆN. 72. 21. 11. 15,28%. 19/10/2012. Diem KT 1h so 1. 96. 41. 12. 12,5%. 18/10/2012. A1K46 THPT Đồng Hới and English đã thêm một ảnh mới.. 68. 19. 10. 14,71%. 23/10/2012 TẠI.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Translated on Goc Yeu Thuong Bài thơ đặt giải hay nhất năm 2005 do 1 em. 15/10/2012. bé Châu Phi viết: Khi tôi sinh ra, tôi màu đen. Khi tôi lớn lên, tôi màu đen. Khi tôi đi dưới nắng, tôi màu đen. Khi tôi sợ, tôi màu đen. Khi tôi bệnh, tôi màu đen. Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen. Còn bạn, hỡi người da trắng. Khi bạn sinh ra, 75 bạn màu hồng. Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng. Khi bạn đi dưới nắng, bạn màu đỏ. Khi bạn lạnh, bạn màu xanh. Khi bạn sợ, bạn màu vàng. Khi bạn bệnh, bạn màu xanh (lá). Và khi bạn chết đi, bạn màu xám. Thế mà bạn gọi tôi là da màu ư !!?. 24. 12. 16%. 14/10/2012. Điểm kiểm tra 15' lần 1. 115. 39. 11. 9,57%. 8/10/2012. EXERCISE 4 (2). 87. 23. 15. 17,24%. 8/10/2012. EXERCISE 4 OCTOBER 8TH. 87. 25. 17. 19,54%. 29. 22. 26,19%. 68. 23. 12. 17,65%. Các em đọc bài thơ này nhé. Ai thấy hay thì LIKE đi!!!! When I born, I black 2/10/2012. 1/10/2012. When I grow up, I black : When I go in Sun, I black When I scared, I black When I sick, I black And when I die, I still black And you white fellow When you 84 born, you pink When you grow up, you white When you go in sun, you red When you cold, you blue When you scared, you yellow When you sick, you green And when you die, you grey And you calling me colored?? Homework 3 (October 3rd, 2012). PASSIVE INFINITIVE AND PASSIVE. GERUND 1/10/2012. Homework 3 PASSIVE INFINITIVE AND PASSIVE GERUND. 63. 16. 6. 9,52%. 1/10/2012. PASSIVE INFINITIVE AND PASSIVE GERUND. 59. 13. 4. 6,78%. 23/9/2012. HOMEWORK 2 Date: September 24th, 2012. 70. 23. 13. 18,57%. 22/9/2012. EXERCISE 3 Date: September 22nd, 2012. 67. 19. 15. 22,39%. 31/8/2012. EXERCISE 2 Date: September 1rst, 2012. --. 20. 15. --. 31/8/2012. EXERCISE 1 Date: September 1rst, 2012. --. 17. 12. --. 31/8/2012. Welcome to School Year 2012 - 2013. --. 6. 3. --. Cộng số lượt tham gia sử dụng : 5.995.000.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, 2. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. 3. Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 07/7/2007 về Định hướng Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 4. Công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10-12-2007về việc đôn đốc triển khai CNTT 5. Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 3/2/2008 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước 6. Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT, ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 7. Hướng dẫn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 20/8/2012 thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013 8. Thông tư 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20-12-2012 quy định về về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX 9. 10. ockhoahoccongnghe 11. ( 12. ( 13. https//www.facebook.com/pagesA1K46-THPT- Đông Hới and English.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×