Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.75 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND tØnh Nam §Þnh. Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam. Së Gi¸o dôc VÀ §µo t¹o. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 886 /SGDĐT-TCCB V/v hướng dẫn thực hiện kiểm tra, sát hạch đối với người dự tuyển làm giáo viên năm học 2013-2014. Nam Định, ngày 26 tháng 7 năm 2013. Kính gửi: - Hội đồng tuyển dụng giáo viên năm học 2013-2014 các huyện, thành phố; - Hội đồng tuyển dụng giáo viên năm học 2013-2014 các trường, trung tâm thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; thực hiện văn bản số 256 /UBND-VP8 ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên năm học 20132014, sau khi trao đổi và thống nhất với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Hội đồng tuyển dụng giáo viên về nội dung, phương pháp thực hiện phần kiểm tra, sát hạch đối với người dự tuyển làm giáo viên năm học 2013-2014 như sau: 1. Đối tượng kiểm tra, sát hạch - Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển đặc cách không phải kiểm tra, sát hạch. Đối với những vị trí việc làm có số người dự tuyển thuộc diện ưu tiên xét tuyển đặc cách bằng hoặc lớn hơn số chỉ tiêu xét tuyển thì sẽ không tổ chức kiểm tra, sát hạch đối với những người dự tuyển còn lại thuộc vị trí việc làm đó. - Người dự tuyển không thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển đặc cách được kiểm tra, sát hạch theo từng đợt. Căn cứ tình hình thực tế, Hội đồng tuyển dụng có thể tổ chức kiểm tra, sát hạch theo 03 đợt, cụ thể như sau: Đợt 1: Tiến hành kiểm tra, sát hạch đối với những người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên tuyển trước (theo quy định “thứ tự ưu tiên tuyển dụng về trình độ, chuyên ngành” tại văn bản số 256/UBND-VP8 ngày 03/7/2013 của UBND tỉnh về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên năm học 2013-2014). Đợt 2: Sau khi kết thúc việc kiểm tra, sát hạch của đợt 1, căn cứ kết quả kiểm tra, Hội đồng tuyển dụng sơ duyệt kết quả trúng tuyển đối với từng vị trí việc làm; nếu ở vị trí việc làm nào còn chỉ tiêu xét tuyển thì mới tổ chức kiểm tra, sát hạch đợt 2 đối với những người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên xét tuyển tiếp theo. Đợt 3: Chỉ tổ chức kiểm tra, sát hạch đối với những người dự tuyển thuộc các vị trí việc làm mà sau khi sơ duyệt kết quả trúng tuyển đợt 1, đợt 2 vẫn còn chỉ tiêu xét tuyển. 2. Nội dung, hình thức kiểm tra, sát hạch 2.1. Nội dung Hội đồng tuyển dụng chọn mỗi môn 10 tiết dạy trong chương trình của môn học, cấp học cần tuyển, cụ thể như sau: - Giáo viên tiểu học: Nội dung tiết dạy trong chương trình lớp 3. Đối với giáo viên dạy văn hóa, người dự tuyển được chọn đăng ký thực hành tiết dạy môn Toán.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> hoặc môn Tiếng việt; giáo viên dạy các môn Thể dục, Tin học, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật thực hành tiết dạy của môn học theo đúng chuyên ngành đào tạo. - Giáo viên trung học cơ sở: Nội dung tiết dạy trong chương trình lớp 6; riêng đối với môn Hoá học nội dung trong chương trình lớp 8. Những người đăng ký dự tuyển ở những môn ghép thì dạy môn viết trước (ví dụ: Người đăng ký dự tuyển môn Sinh - Địa dạy môn Sinh học). - Giáo viên trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên: Nội dung tiết dạy trong chương trình lớp 10 (ban cơ bản); riêng đối với môn Kỹ thuật Công nghiệp nội dung trong chương trình lớp 11. - Giáo viên Trường Trung cấp Phát thanh-Truyền hình: Nội dung tiết dạy thuộc các học phần chuyên môn trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. - Giáo viên trường Cao đẳng sư phạm: Nội dung tiết dạy thuộc các học phần chuyên môn trong chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm. 2.2. Hình thức Người dự tuyển chuẩn bị giáo án, trình bày bài giảng trước Ban giám khảo (không có học sinh tham dự) và trả lời các câu hỏi của giám khảo về các vấn đề có liên quan đến bài dạy (nếu có). - Trình bày bài giảng: Thuyết trình nội dung bài giảng, nêu phương án tổ chức các hoạt động của tiết dạy và xử lý các tình huống sư phạm có thể gặp trong giờ dạy... - Thời gian trình bày bài giảng: + Đối với các tiết dạy thuộc chương trình Tiểu học: không quá 40 phút + Đối với các tiết dạy thuộc chương trình THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp: không quá 45 phút. + Đối với các tiết dạy thuộc chương trình cao đẳng sư phạm: không quá 50 phút. 3. Tổ chức thực hiện Các Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; đồng thời thực hiện các công việc sau: 3.1. Công tác chuẩn bị 3.1.1. Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm: - Xây dựng kế hoạch; chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ việc kiểm tra, sát hạch (địa điểm tổ chức kiểm tra, sát hạch, phòng thực hành bài giảng trong đó có phấn, bảng); tổ chức chấm thực hành các tiết dạy theo quy định. - Thành lập Ban kiểm tra, sát hạch: + Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định thành lập Ban kiểm tra, sát hạch gồm: Trưởng ban kiểm tra, sát hạch trong Hội đồng tuyển dụng các huyện, thành phố là lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các thành viên gồm: Thư ký, các giám khảo chấm thực hành (đảm bảo mỗi tiết thực hành có ít nhất 03 người chấm). + Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm tra, sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Tiêu chuẩn của thành viên Ban kiểm tra, sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 23 Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ Ban hành Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; trong trường hợp thiếu nguồn thì được phép vận dụng như sau: Người được cử làm thành viên Ban kiểm tra, sát hạch phải có trình độ đào tạo cao hơn trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu vẫn thiếu nguồn thì mới cử người có trình độ đào tạo bằng trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nhưng phải có chuyên ngành đào tạo đúng với bộ môn được phân công chấm; có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn tốt; riêng đối với giám khảo được chọn từ các cơ sở giáo dục phải là người đã được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện trở lên. - Thông báo cho giám khảo chấm thực hành trước khi đi làm nhiệm vụ không quá 01 ngày; giám khảo chấm thực hành phải cách ly từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ đến khi hoàn thành nhiệm vụ, không được sử dụng điện thoại và các thiết bị liên lạc cá nhân. - Trước ngày tổ chức kiểm tra, sát hạch 07 ngày, Hội đồng tuyển dụng thông báo danh sách những người được kiểm tra, sát hạch của từng đợt (theo từng nhóm đối tượng ưu tiên tuyển trước) trên trang tin điện tử của đơn vị và niêm yết công khai tại nơi niêm yết thông báo tuyển dụng của Hội đồng. - Trước ngày tổ chức kiểm tra, sát hạch 02 ngày: Hội đồng tuyển dụng thông báo công khai tên các bài dạy được sử dụng trong kiểm tra, sát hạch tại nơi niêm yết thông báo tuyển dụng của Hội đồng; tổ chức cho người dự tuyển bốc thăm thứ tự tiết dạy thực hành theo từng đợt (thời gian, địa điểm tổ chức bốc thăm do Hội đồng tuyển dụng quy định). 3.1.2. Đối với người dự tuyển: - Phải tự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc soạn giáo án và thực hành tiết dạy (gồm: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho giảng dạy...). - Không được phép mang điện thoại và các thiết bị liên lạc cá nhân vào phòng chuẩn bị và phòng thực hành. 3.2. Quy trình tổ chức kiểm tra, sát hạch: - Trước giờ trình bày bài giảng 90 phút, Thư ký mời người dự tuyển vào phòng chuẩn bị; người dự tuyển xuất trình phiếu bốc thăm thứ tự tiết dạy, chứng minh nhân dân, bốc thăm bài dạy, chuẩn bị bài giảng và soạn giáo án viết tay trên giấy do Hội đồng tuyển dụng quy định; - Người dự tuyển trình bày bài giảng và trả lời các câu hỏi của giám khảo về các vấn đề có liên quan đến bài dạy (nếu có) tại phòng thực hành; - Kết thúc phần thực hành giám khảo thu giáo án của người dự tuyển; - Từng giám khảo ghi phiếu đánh giá tiết dạy. Ngay sau đó giám khảo niêm phong các phiếu đánh giá tiết dạy vào phong bì thứ nhất, giáo án của người dự tuyển vào phong bì thứ hai rồi nộp cho Thư ký Ban kiểm tra, sát hạch. - Sau khi kết thúc phần trình bày bài giảng của mỗi đợt, Ban kiểm tra, sát hạch tổ chức chấm giáo án của những người dự tuyển đã được kiểm tra, sát hạch..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. 3. Cách tính điểm kiểm tra, sát hạch: - Căn cứ vào kết quả trình bày bài giảng và chất lượng giáo án của người dự tuyển được kiểm tra, sát hạch; giám khảo cho điểm độc lập theo phiếu đánh giá tiết dạy của từng cấp học, thang điểm 100, trong đó điểm kết quả trình bày bài giảng tối đa là 90 điểm, điểm giáo án tối đa là 10 điểm (mẫu phiếu gửi kèm công văn này). - Điểm thực hành của người dự tuyển là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm. Nếu điểm số của giám khảo cho cao nhất và giám khảo cho thấp nhất chênh nhau dưới 10 điểm thì lấy điểm bình quân, nếu chênh nhau từ 10 điểm trở lên thì các giám khảo trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định. Lưu ý: Khu vực kiểm tra, sát hạch được cách ly, người không có nhiệm vụ không được phép vào. Trên đây là hướng dẫn về nội dung, phương pháp thực hiện phần kiểm tra, sát hạch đối với người dự tuyển giáo viên năm học 2013-2014. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Hội đồng tuyển dụng giáo viên phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để xem xét, hướng dẫn giải quyết./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - UBND tỉnh (để báo cáo); - Sở Nội vụ (để phối hợp) - Như trên (để thực hiện); - Lưu: VP, TCCB.. (Đã ký). Nguyễn Văn Tuấn.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>