Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang của tuyến đường ven biển tỉnh thừa thiên huế thỏa mãn chức năng giao thông và chức năng không gian đoạn qua huyện phú vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.99 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TÔN ĐỨC HÀ

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG CỦA
TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
THỎA MÃN CHỨC NĂNG GIAO THÔNG VÀ CHỨC
NĂNG KHÔNG GIAN ĐOẠN QUA HUYỆN PHÚ VANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TÔN ĐỨC HÀ

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG CỦA
TUYẾN ĐƯỜNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
THỎA MÃN CHỨC NĂNG GIAO THÔNG VÀ CHỨC
NĂNG KHÔNG GIAN ĐOẠN
QUA HUYỆN PHÚ VANG

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng
Mã số: 85.80.205


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tác giả

Tơn Đức Hà


ii
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG
VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỎA MÃN CHỨC NĂNG GIAO
THÔNG VÀ CHỨC NĂNG KHÔNG GIAN ĐOẠN QUA HUYỆN PHÚ VANG
Học viên: TÔN ĐỨC HÀ, chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT giao thơng.
Mã số: 85.80.205. Khóa K36.XGT. Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN.
Đề tài đã chỉ ra được nhưng cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý kết hợp với thực tế
hiện trạng và tình hình giao thơng, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cụ thể của khu
vực để đề xuất được khung nội dung thiết kế mặt cắt ngang đường phố bao gồm các
bước từ quy hoạch tổng thể đến thiết kế cụ thể cho mặt cắt ngang đường thỏa mãn
chức năng giao thông và chức năng không gian.

Trên cơ sở khung nội dung thiết kế mặt cắt ngang đường phố đã đề xuất được 4
dạng mặt cắt ngang cho tuyến đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn qua huyện
Phú Vang thỏa mãn chức năng giao thông và chức năng không gian.
Qua đánh giá và tham khảo các tuyến đường trong khu vực tác giả kết luận
phương án đề xuất là hoàn toàn phù hợp với các quy chuẩn – tiêu chuẩn hiện hành
cũng như tương đồng với các tuyến đường đã được đầu tư và xây dựng trong khu vực.
Từ khóa: Nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang đường, thiết kế mặt cắt ngang của tuyến
đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, chức năng giao thông và chức năng không gian,
đường ven biển huyện Phú Vang.
STUDY ON THE CROSS-SIDE CUTTING DESIGN OF THUA THIEN HUE
ROAD ROAD PROVINCE THE TRAFFIC AND TRAFFIC FUNCTION
PERIOD VIA PHU VANG DISTRICT
Abstract The thesis has shown that the theoretical and legal basis combined with
the actual situation and situation of traffic, socio-economy, national security and
defense in order to propose the content framework. The design of a street cross-section
consists of steps from a master plan to a specific design for a road cross-section that
satisfies traffic and spatial functions.
Based on the content frame of the design of the street cross-section, four types of
cross-sections for the coastal road of Thua Thien Hue province, section running
through Phu Vang district, have been proposed to satisfy the traffic and spatial
functions.
Through the evaluation and reference of the routes in the area, the author
concludes that the proposed plan is in compliance with the current standards standards as well as similar to the roads invested and built in the area field.
Key words: Studying and designing cross-sections, designing cross-sections of
the coastal road in Thua Thien Hue province, traffic and spatial function, coastal road
in Phu Vang district.


iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 2
5. Bố cục luận văn...................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG................................. 4
1.1. Những vấn đề về thiết kế mặt cắt ngang đường thỏa mãn chức năng giao thông và
chức năng không gian............................................................................................................................... 4
1.1.1. Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường – đường đô thị........................................... 4
1.1.2. Thiết kế mặt cắt ngang đường ô tô và đường đô thị.............................................. 5
1.2. Mặt cắt ngang đường ô tô và đường đô thị........................................................................... 10
1.2.1. Vai trò, chức năng mặt cắt ngang............................................................................... 10
1.2.2. Quan hệ mặt cắt ngang với bình đồ và trắc dọc.................................................... 14
1.3. Đánh giá chung vấn đề thiết kế mặt cắt ngang đường phố trên thế giới.................... 15
1.4. Đánh giá chung vấn đề thiết kế mặt cắt ngang đường phố ở Việt Nam..................... 17
1.5. Kết luận............................................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN THIẾT KẾ MẶT CẮT
NGANG THỎA MÃN CHỨC NĂNG GIAO THÔNG VÀ CHỨC NĂNG
KHÔNG GIAN....................................................................................................................................... 20
2.1. Cơ sở lý thuyết thiết kế mặt cắt ngang đường..................................................................... 20
2.2. Các căn cứ thiết kế mặt cắt ngang và nguyên tắc thiết kế mặt cắt ngang đường phố
........................................................................................................................................................................ 20
2.2.1. Các căn cứ thiết kế mặt cắt ngang đường phố...................................................... 20
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế mặt cắt ngang đường phố...................................................... 21
2.2.3. Trình tự thiết kế mặt cắt ngang đường..................................................................... 26
2.3. Thiết kế mặt cắt ngang đường phố liên quan đến thiết kế đô thị.................................. 31
2.3.1. Thiết kế mặt cắt ngang đường phố theo chức năng của đường đơ thị..........31
2.3.2. Các hình thức mặt cắt ngang đường phố................................................................. 32

2.4. Xây dựng khung nội dung thiết kế mặt cắt ngang đường phố thỏa mãn chức năng giao
thông và chức năng không gian.......................................................................................................... 35
2.4.1. Cơ sở đề xuất khung nội dung..................................................................................... 35
2.4.2. Đề xuất nội dung thiết kế quy hoạch........................................................................ 37
2.4.3. Kiến nghị sơ đồ trình tự các bước thiết kế đường phố thỏa mãn chức năng
giao thông và chức năng không gian............................................................................................... 41
2.5. Kết luận............................................................................................................................................... 42


iv
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MẶT CẮT NGANG ĐẠI DIỆN TUYẾN ĐƯỜNG VEN
BIỂN QUA CÁC KHU VỰC CỦA HUYỆN PHÚ VANG................................................. 44
3.1. Hiện trạng địa hình, địa mạo, khí tượng thủy văn vùng ven biển của tỉnh thừa
thiên huế và huyện phú vang............................................................................................................... 44
3.1.1. Hiện trạng địa hình, địa mạo vùng ven biển hiện có của tỉnh Thừa Thiên Huế
.............................................................................................................................................................. 44
3.1.2. Hiện trạng địa hình, địa mạo vùng ven biển hiện có của huyện Phú Vang 45
3.2.1. Hiện trạng dân cư, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất vùng ven biển
của tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................................................................... 45
3.2.2. Hiện trạng dân cư, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất vùng ven biển
của huyện Phú Vang............................................................................................................................... 47
3.3. Hiện trạng mạng lưới giao thông, nhu cầu vận tải vùng ven biển hiện có của tỉnh
thừa thiên huế và huyện phú vang..................................................................................................... 47
3.3.1. Hiện trạng các tuyến giao thông nhu cầu vận tải vùng ven biển hiện có của
tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................................................... 47
3.3.2. Hiện trạng mạng lưới đường bộ huyện Phú Vang................................................ 49
3.4. Tình hình thực hiện quy hoạch và các dự án hạ tầng kỹ thuật đã và đang triển khai
tại huyện phú vang.................................................................................................................................. 52
3.4.1. Các quy hoạch đô thị ven biển và các dự án xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................................... 52

3.4.2. Các quy hoạch đô thị ven biển và các dự án xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội ven biển tại huyện Phú Vang....................................................................................................... 53
3.4.3. Hướng tuyến đường ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế........................55
3.4.4. Hướng tuyến đường ven biển đoạn qua huyện Phú Vang................................. 57
3.5. đề xuất phương án thiết kế mặt cắt ngang tuyến đường ven biển đoạn đi qua huyện
phú vang...................................................................................................................................................... 58
3.5.1. Cơ sở lý thuyết và pháp lý............................................................................................ 58
3.5.2. Các cơ sở thực tế.............................................................................................................. 58
3.5.3. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................................... 69
3.6. Kết luận............................................................................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

Kh

2.2.

Ch

2.3.

2.4.


Kh

trìn

Kh

ngầ

2.5.

Ch

2.6.

Qu

2.7.

Bề

2.8.

Kh

2.9.

Ch

2.10.


Bả

2.11.

Nh

2.12.

Nh


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
1.1.

1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.

1.10.
1.11.
1.12.
1.13.
1.14.


2.1.

2.2.
2.3.
2.4.


2.5.
2.6.
2.7.
2.8.

3.1.

3.2.
3.3.


vii
Số hiệu hình

3.4.

3.5.

3.6.

3.7.


3.8.

3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển nhanh
chóng do đó rất nhiều tập đồn, Nhà đầu tư lớn đang quan tâm và đầu tư vào nước ta.
Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống đường giao thơng nói
riêng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, với chủ trương phát triển thế
mạnh ngành du lịch biển trên chiều dài 3.260 Km đường ven biển, hệ thống đường
giao thông ven biển vẫn chưa được quan tâm và đầu tư hợp lý. Thực tế cho thấy việc
quy hoạch định hướng tuyến và đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tại một số
địa phương, tỉnh thành hiện nay vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu và còn bộc
lộ nhiều bất cập, chưa kết hợp được đặc trưng địa phương và chủ trương định hướng
phát triển nên ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, bảo vệ môi trường và đảm bảo phát
triển bền vững của khu vực.
Ngoài ra, trong vấn đề thiết kế mặt cắt ngang đường phố ở Việt Nam nói chung
và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn cịn nhiều điểm bất cập và không bắt kịp với sự
phát triển chung của xã hội: hè phố chật hẹp, chức năng các bộ phận của đường khơng
được tách bạch rõ ràng, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch đường phố với
kiến trúc cảnh quan, chưa có làn đường riêng dành cho giao thông công cộng, hệ thống
giao thông tĩnh chưa được quan tâm đầy đủ; mức độ phục vụ và khả năng thông hành
chưa được đảm bảo.

Theo Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng chính phủ Tuyến
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài khoảng 127,0Km với điểm đầu tuyến tại
xã Điền Hương, huyện Phong Điền (giáp tỉnh Quảng Trị); điểm cuối tại đèo Hải Vân, thị
trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (giáp Thành phố Đà Nẵng). Trong đó, đoạn đi qua huyện
Phú Vang dài 23,0Km tuyến đi qua khu vực dân cư đông đúc của thị trấn Thuận An và liên
quan trực tiếp đến một số dự án du lịch dịch vụ ven biển như: Sân golf Vinh Thanh – Vinh
Xuân của Tập đoàn BRG với diện tích khoảng 250Ha, chiều dài theo bờ biển khoảng
3,0Km; Quần thể du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp FLC Huế thuộc
địa phận xã Vinh Xuân, diện tích khoảng 225Ha, chiều dài theo bờ biển khoảng 2,5Km;
Khu vui chơi và công viên biển HAB Park thuộc địa phận xã Vinh Thanh – Vinh An, diện
tích khoảng 49Ha, chiều dài theo bờ biển khoảng 1,0Km và một số khu dịch vụ nuôi trồng
thủy hải sản hiện có. Do đó việc nghiên cứu thiết kế mặt cắt ngang tuyến đường ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế đoạn qua huyện Phú Vang phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết
kế hiện hành và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đồng thời
đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, khai thác sử dụng
không gian ven biển hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh, quốc
phịng… là vơ cùng cần thiết. Đó là lý do học viên quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu thiết kế mặt cắt ngang của


2
tuyến đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thỏa mãn chức năng giao thông và
chức năng không gian đoạn qua huyện Phú Vang”.
2.Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát
Đề xuất khung thiết kế mặt cắt ngang và một số mặt cắt ngang đại diện tuyến
đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thỏa mãn chức năng giao thông và chức năng
không gian phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và du lịch cho tỉnh.
* Mục tiêu cụ thể
Phân tích, tìm hiểu nhu cầu vận tải; đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy

văn; hiện trạng dân cư và tình hình sử dụng đất; quy hoạch các dự án hạ tầng kỹ thuật
đã và đang triển khai trong khu vực huyện Phú Vang và đoạn tuyến ven biển qua
huyện Phú Vang.
Xây dựng khung nội dung thiết kế mặt cắt ngang đường phố thỏa mãn chức
năng giao thông và chức năng không gian.
Đề xuất các mặt cắt ngang đại diện cho tuyến đường ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
đoạn qua huyện Phú Vang khi áp dụng khung nội dung thiết kế mặt cắt ngang nêu trên.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Tuyến đường ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế và đoạn qua huyện Phú Vang:
hiện trạng mạng lưới giao thông; nhu cầu vận tải; đặc điểm địa hình, địa mạo, khí
tượng, thủy văn; hiện trạng dân cư và tình hình sử dụng đất; quy hoạch các dự án hạ
tầng kỹ thuật đã và đang triển khai trong khu vực huyện Phú Vang.
- Mặt cắt ngang đường ôtô và đường đô thị của Việt Nam và thế giới.
* Phạm vi nghiên cứu
Vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế với điểm đầu tuyến tại xã Điền Hương,
huyện Phong Điền (giáp tỉnh Quảng Trị); điểm cuối tại đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô,
huyện Phú Lộc (giáp Thành phố Đà Nẵng).
Vùng ven biển huyện Phú Vang: đoạn từ thị trấn Thuận An đi qua các xã Phú
Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và xã Vinh An. Chiều dài tuyến
đường khoảng 23,0Km.
4.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết dựa trên các
luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về mặt cắt ngang đường
kết hợp với các nghiên cứu cùng lĩnh vực đã được công bố ở Việt Nam và thế giới.
Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá:
mạng lưới giao thơng; nhu cầu vận tải; đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn;
hiện trạng dân cư và tình hình sử dụng đất; các quy hoạch và các dự án hạ tầng kỹ thuật đã
và đang triển khai của vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Vang.



3
5.Bố cục luận văn
Bố cục luận văn bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1. Tổng quan về thiết kế mặt cắt ngang
Chương 2. Phân tích các nội dung cơ bản thiết kế mặt cắt ngang thỏa mãn chức
năng giao thông và chức năng không gian.
Chương 3. Đề xuất mặt cắt ngang đại diện tuyến đường ven biển qua các khu
vực của huyện Phú Vang.
Kết luận và kiến nghị


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG THỎA
MÃN CHỨC NĂNG GIAO THÔNG VÀ CHỨC NĂNG KHÔNG GIAN
1.1.1. Thiết kế quy hoạch mạng lưới đường – đường đô
thị Mạng lưới đường
Mạng lưới đường là tập hợp các con đường có mục tiêu trong một vùng hay một
quốc gia. Mạng lưới đường nối liền các điểm dân cư, các khu trung tâm văn hóa, chính
trị, cơng nghiệp, nơng nghiệp, các trung tâm giao thông như nhà ga, bến cảng, sân
bay,... Mạng lưới này phục vụ cho việc đi lại của các đối tượng tham gia giao thơng,
vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa các trung tâm đó. Như vậy, mạng lưới đường
bộ trước hết phải phù hợp với hướng của các dịng giao thơng chính, đảm bảo cho các
dịng này lưu thông thuận tiện với thời gian ngắn nhất, hoặc chi phí ít nhất đồng thời
giảm được tác động xấu đến mơi trường thiên nhiên và với chi phí xây dựng hợp lý.
Cơ sở để tiến hành lập sơ đồ mạng lưới đường chính là việc nghiên cứu kỹ sơ đồ
quan hệ vận tải giữa các điểm dân cư, các điểm kinh tế lớn trong vùng; nghiên cứu kỹ

quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng
trong vùng; đặc biệt là phải kết hợp chặt chẽ với mạng lưới giao thơng vận tải hiện có
(gồm cả giao thơng đường sắt, đường thủy, đường bộ...) ở trong và ngoài vùng lập sơ
đồ mạng lưới đường.
Mạng lưới đường đô thị
Theo tài liệu [17]: Mạng lưới đường đô thị là bao gồm tồn bộ các tuyến đường
nằm trong phạm vi đơ thị có quan hệ vận tải với nhau cho dù trên đó có hay khơng có
xây dựng nhà cửa hai bên để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách,…
của đơ thị.
Mạng lưới đường đơ thị đóng vai trị là hệ thống giao thơng chính của thành phố,
là bộ khung kết nối tất cả các cơng trình dân sinh, xã hội của đô thị tạo thành thể thống
nhất. Hiện trạng và mức độ phát triển của mạng lưới đường đô thị quyết định sự vận
chuyển giao thông, mức độ phục vụ dân sinh. Mạng lưới đường thuận tiện, đảm bảo
cho mọi nhu cầu của người dân được nhanh chóng sẽ là động lực chính thúc đẩy phát
triển kinh tế, văn hóa, chính trị của khu vực.
Để mạng lưới đường đáp ứng yêu cầu giao thông, hạ tầng kỹ thuật và cả yêu cầu về kiến
trúc, không gian khi thiết kế cần đảm bảo một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản như sau:

Tạo nên một mạng lưới đường hợp lý, phục vụ tốt cho việc liên hệ vận chuyển
hành khách và hàng hóa trong đơ thị hiện tại cũng như lâu dài, gắn liền với sự phát
triển các loại phương tiện giao thông chủ yếu của đô thị.
Tạo nên sự đồng bộ, thích hợp giữa giao thơng đối nội và giao thông đối ngoại,
đảm bảo sự liên kết giữa đô thị với các vùng phụ cận và bên ngoài.


5
Đảm bảo mối quan hệ giữa giao thông với quy hoạch đô thị. Các tuyến đường
thiết kế trong mạng lưới đường phải đảm bảo liên hệ được tất cả các khu vực, các điểm
thu hút khách chủ yếu của đô thị như nhà ga, bến xe, sân vận động, viện bảo tàng,
trường đại học …

Mạng lưới đường thiết kế phải đơn giản với sự phân cấp rõ ràng giữa các loại
đường trong mạng lưới nhằm quản lý, tổ chức giao thơng đơ thị an tồn, thơng suốt.
Giúp cho việc định hướng phát triển đơ thị trong tương lai ít nhất là từ 15 ~ 20
năm, có thể lên đến 50 năm.
Đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ
thuật, cũng như cảnh quan môi trường.
Quy hoạch mạng lưới đường phải luôn luôn gắn liền với quy hoạch sử dụng
đất, tiến hành đồng thời với quy hoạch xây dựng chung của đô thị.
Quy hoạch mạng lưới đường phải đảm bảo là nơi thốt nước mặt cho tồn đơ
thị. Đây là yếu tố khác biệt cơ bản giữa đường trong và ngồi đơ thị.
Mạng lưới đường phố phải đảm bảo yêu cầu về nhiệm vụ điều hịa, thơng
thống cho đơ thị.
Đường phố trong mạng lưới đường đô thị không những đảm bảo về mặt giao
thông, tiện lợi đi lại của người dân mà cịn tạo cảm giác gần gũi, sinh động với khơng
gian xung quanh, thể hiện bộ mặt kiến trúc đô thị.
1.1.2. Thiết kế mặt cắt ngang đường ô tô và đường đô thị
Ở Việt Nam đường là tên gọi chung của đường mòn, ngõ, hẻm, đường làng,
đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ, đường cao tốc, đường thành phố,... đồng
thời quản lí theo hệ thống hành chính.
Để phân biệt với đường nói chung, theo Tiêu chuẩn Việt Nam chỉ để gọi các
đường cho ơ tơ đi, vì vậy có tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô (TCVN 4054 : 2005) [2].
Theo TCXDVN 104: 2007 [4] Đường đô thị: là đường bộ trong đô thị bao gồm
phố, đường ô tô thông thường và các đường chuyên dụng khác.
Theo tài liệu [4] Phố: là đường trong đô thị, mà dải đất dọc hai bên đường được
xây dựng các cơng trình dân dụng với tỉ lệ lớn.
Đường ô tô (trong đô thị) là đường trong đơ thị, hai bên đường khơng hoặc rất ít
được xây dựng nhà cửa, đây là đường phục vụ giao thông vận tải là chủ yếu (đường
cao tốc, đường quốc lộ, đường vận tải nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi…).
Như vậy, tất cả các tuyến đường nằm trong phạm vi đô thị (thị xã, thị trấn, thành
phố) đều được gọi chúng là đường đô thị. Đường đô thị có thể bao gồm nhiều tuyến

đường với hướng tuyến, vị trí khác nhau, nằm rải rác khắp lãnh thổ đơ thị, tạo thành
mạng lưới. Mỗi tuyến đường đều có đặc điểm, tính chất và chức năng riêng. Tính chất,
chức năng của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, tính chất của khu vực
chúng đi qua, tính chất và chiều cao của các cơng trình xây dựng hai bên đường, thành
phần, lưu lượng và tốc độ xe chạy, quy mơ vận chuyển hàng hóa và hành khách,…


6
Theo [16] giữa đường ô tô và đường đô thị có những điểm giống nhau là nhằm
phục vụ cho mục đích giao thơng vận tải, có cùng những phương tiện tham gia giao
thông là ô tô, xe máy, xe đạp, các phương tiện giao thông khác và người đi bộ. Vì vậy
trong tiêu chuẩn thiết kế đường đơ thị và thiết kế đường ơ tơ có những điểm giống
nhau. Có thể thấy những điểm giống nhau cơ bản của hai loại đường là những yếu tố
hình học của phần đường xe chạy nhằm đảm bảo tốc độ và an toàn giao thơng.
Ngồi những điểm giống nhau vừa nêu trên, đường đơ thị và đường ơ tơ có rất
nhiều điểm khác nhau xuất phát từ yêu cầu sử dụng khác biệt:
Đường ngồi đơ thị: có mục đích sử dụng chính là phục vụ giao thông vận tải,
được thiết kế sao cho thỏa mãn yêu cầu xe chạy với tốc độ cao, an tồn và êm thuận
cho người tham gia giao thơng.
Đường đơ thị: ngồi mục đích phục vụ giao thơng vận tải cịn có những mục
đích khác rất quan trọng. Dọc theo các đường phố được bố trí các cơng trình công
cộng, nhà ở, các tiểu cảnh kiến trúc và cây xanh. Vẻ đẹp của đường phố chính là sự kết
hợp hài hịa giữa cơng trình và khơng gian đường phố, đường đô thị phải tạo điều kiện
cho con người cảm thụ được vẻ đẹp của đô thị.
Trong đô thị hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cấp nước, thốt nước, cấp
điện, cấp khí đốt, thơng tin liên lạc đều được bố trí ở dưới đường vì vậy ngồi chức
năng giao thơng đường đơ thị cịn là nơi đặt các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Trong các đơ thị mật độ xây dựng thường khá cao, vì vậy đường phố có nhiệm vụ đảm
bảo các điều kiện thơng thống, chiếu sáng cũng như vệ sinh mơi trường.
Đường đơ thị có sự gắn bó với tồn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các

mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị được nghiên cứu một cách đồng bộ trong giai đoạn
quy hoạch xây dựng đô thị (Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị; San nền và thốt
nước mưa đơ thị; Thốt nước bẩn và vệ sinh môi trường đô thị; Mạng điện và cung cấp
năng lượng đô thị; Mạng lưới thông tin liên lạc,…).
Theo TCXDVN 104:2007 [4] đường phố có hai chức năng cơ bản làm công cụ
định hướng cho công tác quy hoạch, thiết kế xây dựng đơ thị đó là “chức năng giao
thông và chức năng không gian”. Điều này cho thấy chức năng giao thơng hay chức
năng khơng gian cịn bao gồm nhiều chức năng nhỏ khác, bên cạnh đó tùy theo loại
đường phố mà chức năng này hay chức năng kia được đánh giá quan trọng hơn.


7

Hình 1.1. Chức năng giao thơng và chức năng khơng gian của
đường Chức năng giao thông của đường ô tô và đường đô thị
Theo [4] đường phố được phân thành 3 loại theo chức năng giao thông, cụ thể:
Đường cao tốc đơ thị, đường phố chính đơ thị; đường gom phố và đường phố nội bộ
và các loại đường phố được nối liên hệ trong mạng lưới đường theo chức năng được
thể hiện như Hình 1-2, việc phân loại này cũng phù hợp với tài liệu Flexibility in
Highway Design [25]

®-êng cao tốc đô thị

đ-ờng phố gom

nút giao thông khác mức

đ-ờng phố chính đô thị

đ-ờng phố nội bộ


khác mức không liên th«ng

Hình 1.2. Sơ đồ ngun tắc nối liên hệ mạng lưới đường theo chức năng


8
Theo [17] chức năng giao thông của đường phố luôn tồn tại 2 đặc tính đó là tính
cơ động và tính tiếp cận, 2 đặc tính này thể hiện cho sự phối hợp và bố trí khơng gian
trong phạm vi của đường, tùy vào chức năng cụ thể của từng tuyến đường để ưu tiên
cho khả năng cơ động hoặc khả năng tiếp cận Vậy tương ứng với mạng lưới đường
cũng được tổ chức đáp ứng khác nhau, khái quát biểu thị chung người ta phân thành
hai loại: giao thông cơ động và giao thông tiếp cận.
Giao thông cơ động: được thể hiện bằng giao thơng có tốc độ cao, liên tục, ít
gián đoạn, tính kinh tế - kỹ thuật được thể hiện cho đường giao thông cơ động là:
chiều dài đường lớn, mật độ xe chạy trên đường thấp, mức sử dụng khả năng thông
hành hay lưu lượng phục vụ thấp nhưng các yếu tố kỹ thuật của công trình ở mức cao.
Các giải pháp để tăng tính cơ động của đường là: Tăng bề rộng làn xe chạy, phân định
tốc độ và chức năng cho các làn xe riêng biệt, ngăn cách các làn xe chạy và các hướng xe lưu
thông bằng dải phân cách cứng, tổ chức nút giao thông khác mức, cầu vượt…

Giao thông tiếp cận: được thể hiện ở giao thơng có tốc độ thấp, dịng xe gián
đoạn, tính kinh tế - kỹ thuật của các loại đường giao thông này là: chiều dài ngắn, mật
độ dòng xe cao, lưu lượng phục vụ cao, các yếu tố kỹ thuật ở cấp độ thấp.
Các giải pháp để tăng tính tiếp cận của đường là: Bố trí các làn xe chạy có tốc độ
thấp, bố trí làn tách nhập và bãi dừng đổ cho các phương tiện giao thơng, mở tăng bề
rộng cho làn đường có xe có tốc độ thấp, xe thơ sơ, bố trí nút giao thơng cùng mức…
Các cơng trình giao thơng địa phương thường là đường ngắn chủ yếu có chức
năng tiếp cận. Các tuyến đường kết nối vùng miền, đất nước, đường trục chính và
đường cao tốc thường là đường dài phục vụ giao thơng liên tục, tốc độ cao thì chức

năng giao thông chủ yếu là cơ động. Đường nối từ cơng trình giao thơng địa phương
với giao thơng thơng suốt, các loại đường này là đường gom thì cân bằng cả hai chức
năng này. Các nội dung này được minh họa ở hình vẽ sau:

Hình 1.3. Minh họa bằng hình vẽ về tính cơ động và tiếp cận


9
Chức năng không gian của đường ô tô và đường đơ thị
Ta có thể thấy tùy vào tính chất của từng tuyến đường có thể sử dụng phạm vi
khơng gian trong đường phố để ưu tiên phục vụ cho phù hợp, cách sử dụng không gian
cho từng trường hợp thể hiện ở việc tổ chức giao thơng như đường chính – đường phụ,
hình thức nút giao thơng cùng mức – khác mức, dải phân cách và hệ thống biển báo
điều tiết giao thơng.
Ngồi ra chức năng khơng gian của tuyến đường cịn thể hiện ở tính kiến trúc
cảnh quan của nó, trong phạm vi chỉ giới của đường dùng để bố trí các cơng trình,
hạng mục phục vụ giao thơng, về cơ bản có thể phân ra thành 3 phần:
Phần trên cao: là phần khoảng khơng gian phía trên mặt đường thường dùng để
bố trí hệ thống cơng trình như đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, biển báo giao thơng, cây
xanh, băng rôn bảng quảng cáo và các dạng cầu vượt giao thơng.
Phần mặt đường: là phần bố trí các làn xe chạy, người đi bộ, hành lang giao
thông, dải phân cách, dải an tồn …
Phần ngầm: là khoảng khơng gian bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật chạy dọc
tuyến đường như hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc cũng như
hệ thống các tuyến đường ngầm từ mặt đường trở xuống.
Đường là không gian dành cho giao thông (chủ yếu cho các phương tiện) với lưu
lượng và tốc độ lớn. Khác với đường, Phố khơng chỉ có chức năng giao thơng, mà cịn
là khơng gian kinh tế, xã hội; là không gian 3 chiều gồm đường, vỉa hè, và cơng trình
hai bên, tạo thành một tổng thể phức tạp hơn nhiều. Như vậy chúng ta cần nhìn nhận
lại một cách đầy đủ chức năng và ý nghĩa của phố:

Là không gian công cộng quan trọng và phổ biến nhất của đơ thị: nhìn chung
đường phố thường chiếm khoảng 30% diện tích đất đơ thị và nó là khơng gian dành
cho tất cả mọi người đi lại và trao đổi hàng hóa.
Là khơng gian 3 chiều, gồm mặt đường (lòng đường và vỉa hè), và các cơng
trình hai bên đường, cùng các vật thể khác như cây xanh, thiết bị, tiện ích,…
Là khơng gian kinh tế - xã hội: nơi diễn ra các sinh hoạt thường nhật đơ thị, các
trao đổi hàng hóa, dịch vụ…
- Là khơng gian văn hóa: là bộ mặt cảnh quan phố phường.
Là không gian giao thông, tiếp cận (đa phương thức): đây là chức năng cơ bản
nhất nhưng không phải là chức năng duy nhất. Bài tốn giao thơng trên phố là để đảm
bảo mọi người, mọi phương tiện đều có cơ hội di chuyển: từ ơ tơ, xe máy, đến xe đạp,
đến người đi bộ, người khiếm thị và người tàn tật.
- Là không gian cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng.


10

Hình 1.4. Bố trí khơng gian trong đường đơ thị
1.2. MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
1.2.1. Vai trò, chức năng mặt cắt ngang
Mặt cắt ngang đường ô tô
Theo [12] mặt cắt ngang là hình chiếu các yếu tố của đường trên mặt chiếu thẳng
góc với tim đường. Đường ngồi đơ thị, mặt cắt ngang thường bao gồm phần đường xe
chạy, dải phân cách, lề đường, rãnh thốt nước mưa. Ở những vị trí cần thiết, mặt cắt
ngang đường có thể có phần hè cho người đi bộ, dải trồng cây. Như vậy mặt cắt ngang
đường ngoài đô thị được thiết kế sao cho thỏa mãn yêu cầu giao thơng, đặc biệt là giao
thơng cơ giới.

Hình 1.5. Cấu tạo mặt cắt ngang đường ô tô



11
Các yếu tố thiết kế trên mặt cắt ngang là:
Bề rộng phần xe chạy: bộ phận tăng cường chịu tác dụng trực tiếp của xe chạy.
Được xác định phụ thuộc vào lưu lượng xe chạy trên đường, thành phần, tốc độ xe
chạy và việc tổ chức phân luồng giao thông.
- Bề rộng nền đường: bộ phận chống đỡ, đảm bảo cường độ của phần xe
chạy.
- Các rãnh biên (sát nền đường) để thốt nước dọc tuyến.
- Mái dốc (cịn gọi là taluy) và độ dốc taluy.
Lề đường: là dải đất song song và nằm sát phần xe chạy. Lề đường có tác dụng
giữ cho mép mặt đường khơng bị hư hỏng. Lề đường phải đảm bảo khi cần thiết ô tơ
có thể tránh hoặc đổ trên lề đường. Khi sửa chữa xây dựng mặt đường, lề đường còn là
nơi dùng để chứa vật liệu.
Trên đường cao tốc, phần xe chạy được chia riêng biệt theo các chiều xe để tăng
cường an toàn và phân cách nhau bằng dải phân cách. Phần lề đường có một diện tích
được gia cố và định hướng bằng dải định hướng (một vạch sơn trắng hay vàng rộng
20cm).

Hình 1.6. Cấu tạo mặt cắt ngang đường cao tốc
1. Phần mặt đường xe cao tốc; 2. Dải phân cách đường xe cao tốc ngược
chiều;
3. Trồng cây xanh lề đường.
Mặt cắt ngang đường đô thị
Theo tài liệu [17]: Mặt cắt ngang đường đơ thị gồm có 3 bộ phận chính là phần
xe chạy (bao gồm cả phần xe cơ giới và xe thô sơ), hè phố (vỉa hè) và dải trồng cây.
Ngoài ra, trên mặt cắt ngang đường đơ thị cịn có thể có các bộ phận khác như dải
phân cách, đường xe đạp, bó vỉa, … Tùy thuộc vào chức năng, ý nghĩa đường, quy mô
mặt cắt ngang đường có thể có đầy đủ hoặc khơng đầy đủ các bộ phận trên. Mỗi yếu tố
trên mặt cắt ngang đều có cấu tạo, chức năng và ý nghĩa không giống nhau.



12

Hình 1.7. Cấu tạo mặt cắt ngang đường đơ thị
1.Phần đường xe chạy; 2. Dải đất trồng cây; 3. Vỉa hè cho
người đi bộ. 4. Dải phân cách; 5. Đường xe thơ sơ; a. Dải an
tồn
Phần xe chạy
Theo [17] phần xe chạy là phần mặt đường dành cho các loại phương tiện đi lại,
bao gồm các làn xe cơ bản dành cho phương tiện xe cơ giới, xe thô sơ và các làn xe
phụ. Các làn xe này có thể được bố trí chung trên một dải đường hay tách riêng trên
các dải đường khác nhau tùy thuộc vào cách thức tổ chức giao thông trên từng tuyến.
Làn cơ bản là các làn xe có chức năng phục vụ các loại phương tiện chủ chính,
chủ yếu trên đường (xe cơ giới các loại).
Làn xe phụ bao gồm các làn xe với các chức năng khác nhau, có thể được bố trí
với các làn xe cơ bản như: Làn rẽ trái, làn rẽ phải, làn tăng tốc, làn giảm tốc, làn trộn
xe, làn đỗ xe, làn dừng xe buýt…
Làn chuyên dụng: gồm có làn đường dành cho xe đạp, làn dừng đỗ, làn dành
riêng cho xe buýt thường, xe buýt nhanh,… với chức năng chuyên dụng dành riêng
cho xe đạp, đậu đỗ xe trên đường hay dành riêng cho xe buýt.
Phần phân cách

Hình 1.8. Cấu tạo phần phân cách


13
Phần phân cách được bố trí để phân cách các yếu tố khác nhau của mặt cắt ngang
đường, phố. Trong phạm vi phân cách có thể trồng cây xanh, đặt thiết bị chiếu sáng,
thốt nước, cáp thơng tin, hệ thống biển báo, trụ các cơng trình…

Phần phân cách có 2 loại: Phần phân cách giữa và phần phân cách bên. Trong
đó, phần phân cách giữa có tác dụng phân cách các phần xe chạy trái chiều và phần
phân cách bên tác dụng phân cách giữa các phần xe chạy cùng chiều hoặc phân cách
giữa phần xe thô sơ với xe cơ giới, giữa giao thơng chạy suốt có tốc độ cao với giao
thông địa phương, hay phân cách xe chuyên dụng với các loại xe khác trên đường.
Phần phân cách gồm có 2 bộ phận: Dải an tồn và dải phân cách.
Dải phân cách (2a): là để đảm bảo an tồn xe chạy, chống chói cho các xe đi
ngược chiều về đêm, là chỗ quay đầu xe, chuyển làn, mở rộng phần xe chạy trong
tương lai.
Dải an toàn (2b): thường được sơn màu trắng liền nét với bề rộng vạch sơn
khoảng 20cm có tác dụng định hướng tia nhìn cho người lái xe, giúp lái xe nhận biết
phần xe chạy và yên tâm khi điều khiển xe, tăng mức độ an toàn.
Lề đường (hè phố)
Lề đường (hè phố) là phần đường dành cho bộ hành đi lại. Ngoài ra, đây cịn là nơi
bố trí các hệ thống thốt nước cho đường và các hệ thống kỹ thuật khác như chiếu sáng,
cấp điện, cấp nước, cây xanh,… cùng với dải mép tạo bề rộng cho bãi đỗ xe dọc đường, là
nơi tập kết vật liệu trong quá trình nâng cấp, cải tạo hay duy tu, sửa chữa đường.

Hình 1.9. Cơng trình ngầm bố trí dưới vỉa hè và dải phân cách.
1.Cáp điện sinh hoạt; 2. Cáp quang; 3. Cáp nước áp lực thành phố; 4. Ống
dịch vụ khu vực; 5. Ống nước thải; 6. Ống nước mưa; 7. Cáp điện đường
Đường xe đạp
Trong đơ thị có thể tổ chức đường xe đạp đi riêng hoặc chung với các loại xe
khác trên đường. Việc chọn hình thức bố trí nào dựa vào chức năng của đường, lưu
lượng của xe đạp. Các trường hợp bố trí đường xe đạp:
Đường xe đạp bố trí dùng chung phần xe chạy với các loại phương tiện khác
hoặc bố trí làn ngồi cùng của phần xe chạy. Trường hợp này áp dụng đối với đường
phố cấp thấp hoặc phần đường dành cho xe địa phương.



14
Sử dụng vạch sơn để tạo một phần mặt đường hoặc phần lề đường để bố trí các
làn xe đạp.
Bố trí đường xe đạp tách riêng ra khỏi phần xe chạy và đường bằng rào chắn
hay dải trồng cây.
- Bố trí đường xe đạp độc lập, cịn gọi là đường chuyên dụng.
Đường dành cho bộ hành
Phần đường dành cho bộ hành có thể bố trí trên vỉa hè, gọi là phần đường đi bộ trên
vỉa hè hoặc có thể bố trí riêng, tách khỏi hồn tồn phạm vi của hè đường và được gọi là
đường đi bộ. Các trường hợp bố trí đường riêng có thể là song song với phần xe chạy hay
khi đường phục vụ riêng cho bộ hành trong nội bộ khu dân cư, khu thương mại, công
viên, đường đi dạo chơi ven sông, hồ, rừng cây, cơng trình văn hóa lịch sử,…
Dải trồng cây
Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải
đất dành riêng ở hai bên đường với tác dụng là tạo bóng mát cho hè đường và phần xe
chạy, giảm tiếng ồn, bụi bẩn đồng thời tạo cảnh đẹp cho thành phố. Trong phạm vi dải
trồng cây thường kết hợp để bố trí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như cột điện, trạm
biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, cơng trình ngầm…
Tóm lại, trên mặt cắt ngang của đường phố ngồi việc bố trí chức năng giao
thơng ra phần cịn lại bố trí chức năng khơng gian đường phố, phần này chiếm tỉ lệ rất
lớn, tạo điều kiện giao thông thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tiếp cận với
việc làm, với các dịch vụ và phúc lợi xã hội, đồng thời đường phố là khuôn viên trước
nhà dân, cung cấp một nơi an toàn để tất cả mọi người khi tham gia giao thơng dưới
bất kỳ các hình thức.
1.2.2. Quan hệ mặt cắt ngang với bình đồ và trắc dọc
Tuyến đường là đường nối giữa các điểm tim đường (các điểm nằm giữa nền
đường hoặc giữa phần xe chạy). Tuyến đường là một đường khơng gian, nó ln ln
chuyển hướng để phù hợp với địa hình và thay đổi cao độ theo địa hình. Tuyến đường
được thể hiện bằng 3 bản vẽ cơ bản: Bình đồ, trắc dọc và mặt cắt ngang.
Theo [2] sự phối hợp các yếu tố bình đồ, trắc dọc và mặt cắt ngang của tuyến

đường nhằm:
Tạo một tầm nhìn tốt, cung cấp đầy đủ thơng tin cho người lái xe để kịp thời xử
trí các tình huống.
Tạo tâm lý tin cậy, thoải mái để người lái có một mơi trường lao động tốt, ít mệt
nhọc và có hiệu suất cao.
Tránh các chỗ khuất, các nơi gây ảo giác làm người lái phân tâm, xử lý khơng
đúng đắn.
Tạo một cơng trình phù hợp cảnh quan, góp phần nâng cao vẻ đẹp của khu vực
đặt tuyến.


15
Việc chọn tuyến và thiết kế tuyến bảo đảm có sự phối hợp tốt giữa các yếu tố của
tuyến (Bình đồ, trắc dọc và mặt cắt ngang), phối hợp tốt tuyến với quang cảnh do đó
đảm bảo được điều kiện xe chạy an tồn thuận lợi, khơng gây mệt mỏi căng thẳng mà
tạo được cảm giác dễ chịu, thoải mái cho lái xe và hành khách, đồng thời tạo khả năng
giữ gìn những giá trị thiên nhiên của mơi trường 2 bên đường. Tuyến đường thiết kế
như vậy ngoài đảm bảo chức năng giao thông sẽ thỏa mãn được chức năng khơng gian
(bố trí vị trí các hạng mục, bộ phận và cảnh quan kiến trúc).
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VẤN ĐỀ THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG
PHỐ TRÊN THẾ GIỚI
Có thể nhìn lại một chút lịch sử ngành quy hoạch nửa đầu thế kỷ 20, Chủ nghĩa
hiện đại đã quan niệm:
“Phố” đã khơng cịn phù hợp với các đơ thị hiện đại vì nó khơng tách biệt được
cơng năng (giao thông ra khỏi các chức năng khác), không cho phép di chuyển với tốc
độ lớn. Vì vậy “Phố” cần được loại bỏ trong các quy hoạch mới và phải được thay thế
bằng “Đường” - có cơng năng giao thơng thuần túy. Đường phải được thiết kế tạo điều
kiện cho việc lưu thơng nhanh chóng, tiện lợi, ưu tiên giao thơng cơ giới. Từ đó mới
dẫn đến sự ra đời của các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn thiết kế mặt cắt đường chỉ quan tâm
đến bề rộng lòng đường với các cấp đường khác nhau, cho phép các mức tốc độ di

chuyển tối đa khác nhau, và được áp dụng rộng rãi bất kể bối cảnh tự nhiên, xã hội ở
khu vực thiết kế.
Nhận thức này đã thay đổi theo thực tiễn. Đến cuối thế kỷ 20, các nhà lý luận hậu
hiện đại đã phản biện lại các nguyên lý thiết kế của chủ nghĩa hiện đại, tái khẳng định
“Phố” là một thành tố cấu thành quan trọng tạo nên đô thị, là một loại không gian công
cộng, không gian dân sự, có ý nghĩa kinh tế xã hội. Phố sá, vỉa hè phải có người sử
dụng, phải có hoạt động. Những quan niệm mới này đã tái khẳng định tầm quan trọng
của “Phố” và đưa “Vỉa hè” trở thành yếu tố nhận được sự quan tâm và ưu tiên hàng
đầu trong công tác thiết kế đô thị đương đại trên thế giới.

các thành phố lớn của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Đức… như New York, London,
Pari, Tokyo, Berlin… cùng với sự phát triển của quy hoạch thành phố là sự phát triển
của hệ thống giao thông thành phố. Nếu những khu phố cổ của Pari, London với mạng
lưới đường phố phần lớn theo dạng ơ bàn cờ, thì những khu vực phát triển mở rộng sau
này là hệ thống đường có các trục hướng tâm kết hợp với các đường vòng vành đai,
bảo đảm tốt sự liên hệ giữa các khu vực. Các thành phố như Pari, London, đều bảo
đảm diện tích đường chiếm trên 20% diện tích đất thành phố. Tỉ lệ này là đáp ứng tốt
cho việc phục vụ của hệ thống giao thông thành phố.
Thành phố Tokyo – nổi tiếng với những tuyến giao thông huyết mạch chạy ngầm
trong lòng thành phố, nhưng trên mặt đất, những con đường trên cao dưới thấp len lỏi
giữa các tòa nhà, biến khu trung tâm thành phố trở thành không gian đa chiều, du
khách có thể đi bộ cả ngày trên các con phố trên cao nối liền với các phố trên cao nữa.


×